Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014



 
  
Đàn Bà Việt Nam

 
 


 
 

Tuấn Khanh - Những câu chuyện về đàn bà

 
 

 
 
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
 
Hình ảnh đó đẹp đến mức tôi dừng lại, muốn chụp tấm ảnh làm kỷ niệm thì chị choàng tỉnh. Chị sợ hãi hỏi tôi chụp ảnh để làm gì. Có lẽ những cuộc rượt đuổi hàng rong trên hè phố là cơn ác mộng triền miên khiến chị không bao giờ có được chút thanh thản. Trò chuyện ít lâu, mới biết chị đi từ Quảng Ngãi vào bán hàng rong để gửi tiền về giúp cho gia đình. Tháng nhiều thì được 700-800 ngàn. Tháng ít thì 300-400 ngàn.
 
Người phụ nữ ấy chỉ là một trong hàng trăm ngàn con người đang lưu lạc mưu sinh trên đất nước này. Ẩn trong nụ cười hay lời rao hàng đơn giản đó, là những câu chuyện đời trôi dạt theo miếng ăn, trắc trở hơn những câu chuyện dài truyền hình giả tạo, nhưng buồn thay, chẳng có mấy người xem.
 
Khi chị ngồi giở mẩu giấy ghi lại tiền nong đã buôn bán trong ngày. Những ngón tay lần mò trên con số ngắn và nhỏ hơn biết bao lần những biên lai tính tiền thường nhật trong thành phố. Những ngón tay của chị nhiều ngày tháng không có được hơi ấm của chồng. Bao nhiêu người phụ nữ trên đất nước này đã bước lên chuyến xe đời khốn khó và không biết ngày nào có lại được hơi ấm từ người đàn ông của mình? Một trong những người phụ nữ như vậy mà tôi gặp nói rằng bà đã rời khỏi nhà gần 15 năm, sống một mình, làm lụng gửi tiền về quê nhưng chưa bao giờ có ý định chọn một tấm chồng khác.
 
Khi tôi xin được chụp hình chung với gánh hàng rong của người phụ nữ từ Quảng Ngãi, chị hốt hoảng nói không được. Hỏi mãi, thì chị mới nói thật là sợ chụp hình chung, nếu lỡ chồng đang đi làm ở quê thấy được, tưởng chị “mèo mỡ” sẽ buồn giận, tội nghiệp lắm.
 
Tôi cứ ước mình viết được một bài hát về người phụ nữ này, hay những người phụ nữ tương tự như vậy. Những nốt nhạc không bật ra được, cứ nghẹn lại trong hốc sâu nào đó. Những người đàn bà được mô tả đẹp như cổ tích trong văn chương, hội hoạ… thường thấy, chưa bao giờ có đủ hình ảnh quê mùa và ngọt ngào đến vậy. Không cần cầm súng hay bước ra bục tuyên hô, những người đàn bà vô danh này chống chọi cho một linh hồn đất Việt mong manh, giữa thời phụ nữ đang phải là một cái gì đó rất khác lạ.
 
Nhưng tôi vẫn còn nợ một bài hát khác, về những người phụ nữ Việt vô danh khác.
 
Trên một chuyến đi, may mắn được ngồi cùng vài cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan về thăm quê, tôi bèn xin hỏi chuyện đời sống của họ. Nói về chuyện báo chí Việt Nam vẫn mô tả cuộc sống đi lấy chồng Đài Loan như địa ngục hay nô lệ, các cô nhìn nhau, rồi nhìn tôi cười.
 
“Cũng có những người không may, nhưng không phải ai cũng vậy, anh à”, một cô gái đồng hương Cần Thơ giải thích. Những cô gái rất trẻ nói về cuộc sống mới của mình. Họ nói rằng đã chọn hài lòng với cô đơn, hài lòng với những khó khăn mà họ phải trãi qua, ít nhất để cho mình, cho cha mẹ mình thoát nghèo khó. Ở miền Tây, có rất nhiều nơi được đặt tên là làng Đài Loan, làng Hàn Quốc… chỉ vì những đứa con gái lấy chồng xa xứ tằn tiện chi tiêu chỉ để dựng lại nhà cho gia đình mình.
 
Khi được hỏi về nạn bạo hành gia đình của các cô lấy chồng ngoại quốc. Một người lại nhìn tôi cười, hỏi rằng “bộ anh không không biết là lấy chồng dưới quê xứ mình cũng bị đánh tới chết cũng không ai cứu à?”.
 
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này mở ra cho tôi một góc nhìn khác về những người phụ nữ Việt tìm duyên tha hương. Chắc chắn họ không hoàn toàn những kẻ điên cuồng hay mất nhân cách như báo chí vẫn gièm xiểm. Thật buồn khi có một thời đại mà những người phụ nữ Việt phải chọn cuộc sống khác hơn ở quê hương mình. Rất nhiều người đã phỉ báng họ. Nhưng giữa chọn lựa rất thực tế, có thể tự xoay sở cho đời mình, họ đủ thành thật để không màng một tiếng thơm hảo. Nỗi buồn xin gửi lại cho quốc gia và thời cuộc, họ chỉ là nạn nhân.
 
Có thể rồi những người phụ nữ này bình an, nhưng họ khó mà có được hạnh phúc. Điều mà mọi tôn giáo dạy con người đi tìm, cả thế gian mơ đến thì họ chấp nhận lìa bỏ trong kiếp sống tạm, để có thể làm được gì đó cho gia đình, hoặc không là gánh nặng ở quê nhà. Cũng như người đàn bà mưu sinh đến từ Quảng Ngãi, bao giờ thì những người phụ nữ lấy chồng xa này sẽ có, hay cảm nhận được hơi ấm của hạnh phúc đời mình?
 
Trong những ngày xưng tụng phụ nữ được ghi vào lịch, hình bóng “xấu xí” của những người phụ nữ này chắc không thể có trong diễn văn hay những bông hoa đẹp, dù là phô diễn. Cũng không có những bài ca nào chia sẻ, hát về họ giữa một hiện trạng đất nước thiếu những trái tim biết yêu thật thà. Những bài ca chỉ vang lên lời xảo biện.
 
Một đất nước thật đáng buồn, nếu chỉ còn biết có hot girl hay xưng tụng một giai cấp khoe khoang mua sắm tiền tỉ, thèm khát những vẻ đẹp bề ngoài. Khi trò vui che lấp các số phận, đến một ngày nào đó, tất cả chỉ là mồi thiêu như các loại hàng mã trong niên đại cô hồn. Thật ghê sợ những đêm hoa đăng tranh đua vùi chôn sự thật mà lẽ ra chúng ta cần phải đối diện.
 
Tôi ước mình viết được bài ca để hát về câu chuyện của những người đàn bà vô danh ấy, một ngày nào đó. Những số phận ấy tầm thường mà khác thường. Nhưng những nốt nhạc hiện thực vẫn chưa thể vang lên, vì vừa chớm thì đã chết lặng trong những cuộc vui hoa đăng bất tận trên đất nước này. Những tượng đài tốn kém mọc lên, những bông hoa đủ màu ngập ngụa đất nước, rực rỡ như phấn son, che lấp giọt mồ hôi hay nước mắt con người.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

TỪ ĐIỂN KINH DOANH - ĐỊNH NGHĨA

TỪ ĐIỂN KINH DOANH - Định nghĩa


Định nghiã: MONATERY POLICY - CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chính sách tiền tệ (monatery policy) là một chiến lược kinh tế mà chính phủ sẽ chọn lựa để quyết định cho tăng (expansion) hoặc giảm (contraction) việc cung cấp tiền tệ cho quốc gia. Ngân Hàng Quốc Gia thường áp dụng chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng 3 công cụ chính: (1) thu vào hoặc bán ra các nợ công (national debt), (2) thay đổi những hạn chế tín dụng, và (3) thay đổi tỷ lệ lãi suất bằng cách thay đổi nhu cầu dự trữ (reserve requirement). Chính sách tiền tệ giữ vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát nhu cầu tổng hợp (aggregate-demand) về mặt tiền tệ và một cách nới rộng trong việc kiểm soát lạm phát trong một nền kinh tế. Còn được gọi là monetary regime. 


Định nghĩa :  MICROECONOMICS - KINH TẾ VI MÔ

Đây là việc nghiên cứu hành vi kinh tế của những thực thể cá nhân đơn lẻ (individual unit) của một nền kinh tế (chẵng hạn một con người, một hộ gia đình, một công ty, hoặc một ngành kỹ nghệ) chứ không phải nghiên cứu đến nền kinh tế tổng hợp (aggregate economy) liên quan đến lĩnh vực kinh tế vĩ mô (macroeconomics). Microeconomics chủ yếu liên quan (1) đến những yếu tố ảnh hưởng lên những lựa chọn kinh tế của từng cá nhân, (2) tác dụng của những thay đổi lên những yếu tố trong việc lấy quyết định của các cá nhân, (3) những lựa chọn của họ được phối hợp bởi các thị trường thế nào, và (4) việc giá cả và tiêu thụ (demand) sẽ được ấn định thế nào trong các thị trường riêng lẻ. Các chủ đề chính mà microeconomics sẽ nghiên cứu thường bao gồm lý thuyết tiêu thụ (theory of demand), lý thuyết xí nghiệp và nhu cầu lao động và các yếu tố sản xuất khác.


Định nghĩa : LOGISTICS  -  HẬU CẦN

Đây chỉ hoạt động lên kế hoạch, cho thi hành và đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc thu gom (procurement), cho di chuyển và đổ đậu (stationning) liên quan đến các đối tượng khác nhau như nhân viên, vật liệu, và các nguồn lực khác để hoàn thành những mục tiêu của một chiến dịch, một kế hoạch, một dự án, hoặc một chiến lược. Hoạt động này có thể được định nghĩa như là cuộc quản lý tồn kho đang di chuyển và khi dừng nghỉ. 




Định nghĩa :  MARGINAL COST  -  CHI PHÍ BIĖN

Người ta định nghĩa marginal cost (phí tổn biên) như là sự tăng hoặc giảm của tổng phí tổn (total cost) đối với một mẽ sản xuất (production run) khi làm phụ thêm một đơn vị mặt hàng (item). Phí tổn này được tính ra trong những trường hợp theo đấy điểm hoà vốn (breakeven point) đã đạt được: các chi phí cố định đã được tính trọn vào (absorbed) vào các mặt hàng đã được sản xuất ra, và chỉ những chi phí trực tiếp (còn được gọi là variable cost) là cần phải được tính vào. Do đó marginal cost là những variable cost bao gồm phí lao động, phí vật liệu, cộng thêm một phần ước tính các phí cố định (chẵng hạn chi phí hành chánh và chi phí bán hàng). Trong những công ty nào, theo đấy chi phí bình quân là khá ổn định, thì marginal cost thường bằng chi phí bình quân. Tuy nhiên, trong những ngành kỹ nghệ đòi hỏi đầu tư vốn nặng (chẵng hạn các nhà máy sản xuất xe hơi, hàng không, hầm mõ) và có chi phí bình quân cao, thì marginal cost rất thấp khi so sánh. Khái niệm về marginal cost là đặc biệt quan trọng trong việc cấp phát nguồn vốn vì, muốn kết quả tối ưu, ban quản trị phải tập trung các nguồn vốn vào những nơi mà sai biệt giữa thu nhập biên (marginal revenue) và marginal cost là tối đa. Marginal còn có những tên khác như called choice cost, differential cost hoặc incremental cost.




Định nghĩa :  CUSTOMER SERVICE -- DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Đây là những tương tác giữa một khách hàng và một nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ vào lúc bán hàng và sau đó (được gọi là dịch vụ hậu mãi). Dịch vụ khách hàng thường tăng thêm giá trị đối với một sản phẩm và xây dựng một mối liên hệ (relationship) bền vúng.


Định nghĩa :  CUSTOMER RELATIONSHIP -  QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Đây là việc phát triển một kết nối bền vững giữa một công ty với những khách hàng của mình. Những mối quan hệ này bao gồm những truyền thông tiếp thị, việc hỗ trợ bán hàng (sales), hỗ trợ kỹ thuật, và dịch vụ khách hàng. Mối quan hệ này được đo lường bởi mức độ hài lòng của khách hàng thông qua chu kỳ mua hàng (buying cycle) và theo sau việc tiếp nhận hàng hoá và dịch vụ. Bạn xem tiếp Customer Relationship Management (CRM).


Định nghĩa : CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGEMENT (CRM)
                     QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Định nghĩa 1  :  Một triết lý quản lý theo đấy các mục tiêu của một công ty có thể được thực hiện tốt nhất thông qua sự nhận diện những nhu cầu và mong muốn được phát biểu rõ ra hoặc không của khách hàng cũng như sự hài lòng của khách hàng

Định nghĩa 2 :  Một hệ thống máy tính giúp nhận diện, đặt mục tiêu, thu thập và giữ lại "pha trộn" (mix) tốt nhất các khách hàng. CRM giúp nhận dạng (profiling) các khách hàng tiềm năng, hiểu thấu các nhu cầu khách hàng, cũng như giúp xây dựng những mối quan hệ mật thiết với khách hàng, bằng cách cung cấp những sản phẩm thích hợp nhất và nâng tầm dịch vụ khách hàng lên cao. CRM sẽ cho tích hợp các hệ thống văn phòng hậu cứ và tiền phương (back and front office) để tạo ra một căn cứ dữ liệu (database) liên quan đến những mối tiếp xúc khách hàng, các vụ mua sắm, và những vụ hỗ trợ kỹ thuật, cũng như các việc linh tinh khác. Database giúp công ty cho phép trình làng một bộ mặt hợp nhất trước các khách hàng, cũng như cải tiến chất lượng mối quan hệ, trong khi có thể cho phép khách hàng tự mình quản lý một vài thông tin.



Định nghĩa :  DIVIDEND  -  CỔ TỨC


Để chỉ phần chia lời sau thuế của một công ty, được phân phối cho cổ đông (shareholder) dựa theo số lượng và loại cổ phiếu (share) mà cổ đông nắm giữ. Điển hình là các công ty nhỏ thường phân phối cổ tức (dividend) vào cuối năm kế toán, trong khi ấy các công ty lớn hơn (nghĩa là công ty được niêm yết ra thị trường chứng khoán) thường lại phân phối cổ tức theo quý. Số tiền mỗi cổ tức cũng như thời gian chia cổ tức sẽ do hội đồng giám đốc quyết định. Ngoài ra, người ta sẽ quyết định tiền chia cổ tức sẽ được trích từ lợi nhuận hiện hành hay là lợi nhuận dự trữ trong quá khứ. Các cổ đông có cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) sẽ nhận cổ tức theo tỉ suất cố định và được trả trước tiên. Còn các cổ đông có cổ phiếu phổ thông  (common qstock) sẽ nhận được bất cứ số tiền cổ tức nào, dựa trên mức độ lợi nhuận, và trên nhu cầu tiền mặt của công ty trong việc khuếch trương hay mục đích gì gì đó của công ty. Điều lệ của công ty thường nghiêm cấm việc chia cổ tức trên lợi nhuận ước tính chưa thực thụ nhận được. Thông thường, tất cả các cổ tức sẽ bị đánh thuế, và thường bị khấu trừ thuế ngay tại nguồn.

Định nghĩa : SHARE. -  CỔ PHẦN

Được xem như là một đơn vị sở hữu tượng trưng cho một phần bằng nhau trên vốn của công ty. Nó cho phép người chù sở hữu (cổ đông,  shareholder) yêu cầu hưởng lợi nhuận của công ty cũng như có nghĩa vụ đối với những nợ nần hoặc mất mát của công ty. Có 2 loại cổ phần: (1) loại cổ phần phổ thông (common stock) cho phép cổ đông chia sẽ lợi tức của công ty nếu có, cũng như bỏ phiếu vào những kỳ họp cổ đông thường niên hoặc bất thường khác, và (2) loại cổ phần ưu tiên (prefered stock) cho phép cổ đông hưởng một lợi tức cố định định kỳ (lãi suất) nhưng thường lại không có quyền bỏ phiếu.
  

Định nghĩa:  SHAREHOLDER. -  CỔ ĐÔNG

Đây chỉ một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ chức chủ sở hữu một hoặc nhiều cố phiếu (share) trong một công ty, theo đấy một chứng chỉ được phá hành theo tên của cổ đông. Là hợp pháp khi một công ty chỉ có một cổ đông. Còn được gọi là stockholder ở Mỹ.




Định nghĩa  :  STOCK  -  CỔ PHIẾU, CHỨNG KHOÁN

2 định nghĩa.

1. Vốn chủ sở hữu (equity capital) được tăng lên do việc bán cổ phần (share).
2. Một phần tỉ lệ của vốn chủ sở hữu của một công ty được tượng trưng bởi những cổ phần hoàn toàn được trả.




Định nghĩa: LABOR FORCE -  LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

2 định nghĩa

1. Số công nhân trong một công ty.
2. Số cá nhân trong một nền kinh tế (economy) đang có việc làm (employed) hoặc đang tìm việc làm (employment.


Định nghĩa : PONZI SCHEME  -  MÁNH KHOÉ KIỂU PONZI

Một kiểu lừa đảo (scam) theo đấy những người dân cả tin bị thu hút bởi lời hứa trã lãi cao trong một thời gian ngắn, nhưng thưc chất người ta lấy tiền mặt của những nhà đầu tư đi sau trả cho người đầu tư đi trước, với hy vọng là số người đầu tư ngày càng tăng. Toàn bộ cấu trúc sẽ sụp đổ khi tiền mặt trã ra (cash outflow) vượt quá tiền mặt thu vào (cash inflow). Tuy nhiên, người chủ mưu (originator) vụ lừa đảo, bao giờ cũng biến mất với sổ tiền rất trước khi hệ thống sụp đổ. Kiểu lừa đảo này mang tên một người Ý di cư qua Mỹ mang tên là Charles Ponzi (1882-1949). Ông này từ năm 1919-20 đã thu gom được hơn 15 triệu đô của 40.000 người mà ông ta gạ gẫm hứa tăng xấp 2 tiền đầu tư của họ trong 90 ngày.
Ở VN, chắc các bạn đã biết vụ nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai vào đầu 1990. Cũng như ở Mỹ, năm 2009, vụ lừa đảo kiểu Ponzi của Bernard Madoff nỗi tiếng với số tiền thiệt hại lên đến 67 tỹ đô. Madoff bị kêu án 150 năm tù.


Định nghĩa :  UNEMPLOYMENT INSURANCE - BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Đây ám chỉ chánh sách phúc lợi của NN theo đấy những người nào trong độ tuổi lao động nhưng bị thất nghiệp không phải lỗi tại mình (nhưng sẵn sàng làm việc và trong vòng tìm kiếm việc làm mới) thì hằng tháng sẽ nhận được một số tiền (được gọi là phúc lợi thất nghiệp) để sống cho qua ngày. 


Định nghĩa :  COPYRIGHT  -  BẢN QUYỀN

Đây chỉ sự độc quyền về mặt pháp lý (legal monopoly) cho phép bảo vệ những công trình đặc thù (original) đã được phát hành (publised) hoặc chưa (trong suốt thời gian sống của tác giả cộng thêm 50 năm) khỏi sự sao chép không được phép mà không trả một số tiền thù lao và đền bù. Bản quyền không chỉ bao gồm sách mà còn bao gồm quảng cáo, báo chí, thiết kế đồ hoạ, nhãn, thư từ (bao gồm luôn email), nhạc kịch, bản đồ, thiết kế sản phẩm, v.v.. Dựa trên những hiệp ước quốc tế liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ (Berne Convention, Universal Copyright Convention, và WIPO Copyright Treaty), cỏ 5 quyền được gắn liền với một bản quyền: quyền được (1) sao lại công trình bất cứ dưới dạng nào, ngôn ngữ nào, hoặc medium nào; (2) thích nghi hoặc chuyễn hoá (derive) nhiều công trình hơn từ bản quyền; (3) sao ra nhiều bổn và phân phối phát tán; (4) trình diễn trước công chúng; (5) cho triễn lãm trước công chúng. Tuy nhiên, điều được bảo vệ bởi bản quyền là sự diễn tả (expression) hoặc sự hiện thân (embodiment) của một ý tưởng, chứ không tự thân ý tưởng. Một bản quyền sẽ không tương đương với sự cấm đoán đạo văn về mặt pháp lý (là hành vi phi đạo đức, nhưng không phải là một xúc phạm) và không áp dụng cho thông tin thực tế.




Định nghĩa:  INFLATION  -   LẠM PHÁT

Một sự tăng nhanh giá cả được duy trì, được đo lường rộng rải bởi một vài chỉ số (index, chẵng hạn Cónumer Price Index - CPI) theo năm tháng, và được phản chiếu như là một sự sụt giảm tương ứng của sức mua của đồng tiền. Lạm phát có một tác động rất xấu đối với người ăn lương cố định, làm chán nản sự tiết kiệm.
Nguyên nhân lạm phát mà mọi người chấp nhận thì không chỉ có một mà là nhiều, và lý thuyết kinh tế hiện đại chỉ cho thấy có 3 loại lạm phát: (1) lạm phát bị thúc đẫy bởi giá phí (Cost-push inflation) theo đấy tiền lương tăng làm cho kinh doanh tăng giá để bù đắp việc giá cả lao động leo thang kéo theo việc đòi hỏi lương cao hơn, ta gọi  là vòng xoáy tiền lương (wage-price spiral) - do thiếu hụt lao động có tay nghề cao, nên tăng lương để chèo kéo lao động hiếm. (2) Lạm phát bị thúc đẫy bởi tăng nhu cầu (demand-pull ìnlation) do việc tăng nhu cầu tiêu thụ được tài trợ bởi tín dụng có sẵn dễ dãi. (3) Lạm phát tiền tệ (monetary ìnlation) do việc tăng cung cấp  tiền tệ (do việc nhà nước in thêm tiền trang trải chi tiêu để bù đắp thiếu hụt ngân sách).




Định nghĩa :  MARKETING - TIẾP THỊ

Đây là tiến trình quản lý theo đấy hàng hoá và dịch vụ đươc biến chuyển từ khái niệm (ý tưởng ban đầu) qua hàng hoá dịch vụ để cuối cùng đến tay khách hàng. Tiến trình này bao gồm sự phối hợp của 4 thành tố được gọi là bốn-P của tiếp thị: 
(1) Product: nhận diện, chọn lựa và phát triển sản xuất một mặt hàng.
(2) Price: ấn định giá cả mặt hàng. 
(3) Place: chọn ra một kênh phân phối cho phép nắm bắt chỗ ở cùa khách hàng. 
(4) Promotional strategy: phát triển và thi công một chiến lược khuyến mãi (promotional strategy).
Thí dụ, các sản phẩm mới của Apple được phát triển để cho bao gồm những ứng dụng và hệ thống cải tiến, được tính giá khác nhau dựa trên việc khả năng khách hàng mong muốn được cung cấp bao nhiêu, và được bán tại những nơi nào Apple được trưng bán. Để khuyến khích việc tiêu thụ thiết bị, công ty trình làng sự có mặt ban đầu thông qua những buổi sự kiện kỹ thuật được quảng cáo rầm rộ trên trang web và trên truyền hìng.
Marketing được dựa trên việc suy nghĩ về mặt kinh doanh liên quan đến nhu cầu của khách hàng cũng như sự hài lòng của họ. Tiếp thị khác với bán buôn, vì buôn bán bản thân chỉ liên quan đến những thủ thuật lôi kéo khách hàng trao tiền mặt lấy hàng, và không quan tâm đến trị giá của cuộc trao đổi. Khác với tiếp thị, việc buôn bán không nhìn thấy trọn tiến trình kinh doanh (business process) là một cố gắng tích hợp rất chặt chẽ để khám phá, tạo dựng, khêu gợi và thoả mãn những nhu cầu của khách hàng. Nói cách khác, marketing ít liên quan đến việc lôi kéo khách hàng trả tiền hàng mình mua, mà chỉ chú trọng đến việc phát triển một nhu cầu đối với mặt hàng này và thoả mãn trọn vẹn nhu cầu của khách hàng. 


CÁC BÀI BÁO TRÊN FACEBOOK -  10/2014

28/10/2014: Chiều về...

HÔM NAY, MỸ RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN, CHUYỆN GÌ SẼ ĐẾN SAU...

Nghỉ cũng lạ! Ngày hôm nay, 28/10/2014, Mỹ chính thức rút lui khỏi Afghanistan, sau 11 năm tàn phá, cày xéo đất nước này, vì lỡ cho ông nội khủng bố Osama Ben Laden trú ngụ sau khi ông này cho phá tan toà tháp đôi, ngày 9/11/2001 tại New York, Mỹ, làm 3.000 chết tức tưỡi trong 30 giây. Thế là kết thúc cuộc chiến thứ 2 không thành công như ước mong, sau cuộc chiến thứ nhất ở Irak cũng thất bại nốt. Cựu TT Bush (con) đã gây ra hai cuộc chiến Irak/Afghanistan này trong cùng năm 2003, thành "đống cứt" to mà TT đương nhiệm Obama phải lo hốt. Mỹ phải rút lui "trong danh dự" (như với VN năm 1972) để lại hoang tàn cho 2 đất nước bất hạnh này. Từ ngày Obama cho quân rút khỏi Irak, thì nội chiến hoành hành. Bây giờ, lại thêm NN khủng bối IS.  Còn Afghanistan, thì Talliban không bị tiêu diệt, mà chế độ Kazai do Mỹ dựng nên cũng không có sức chống lại Talliban (nó giống như chế độ Thiệu Kỳ miền Nam VN sau 1972) mà lại tham nhũng quá mức, nên trước sau gì Talliban cũng trở lại cầm quyền khi Mỹ rút lui. Nhưng TT Obama, lỡ đã nhận giãi Nobel Hoà Bình, nên buộc lòng lo dọn cho xong 2 đống cứt do Bush để lại, nên ra gì thì ra, tới đâu thì tới. Chỉ tội các nước trong liên minh chống khủng bố Al Qaeda cùng tham gia chiến dịch với Mỹ, ngoại trừ Nga, thì cãm thấy vô duyên lặng lẻ rút lui không kèn không trống. 

Sau hai trận chiến bất thành Irak & Afghanistan, hình như Mỹ ngứa tay, đang chuẩn bị một cuộc chiến khác với Nga, bắt đầu là Ukraina. May là NN khủng bố IS xuất hiện vừa đúng lúc, nên tạm thời Mỹ lo dứt điểm IS, do đó Nga cỏ thể thở chút đỉnh. 

Hãy đợi đấy. Hãy chờ xem.

*******************************************************************************
27/10/2014: Trưa

NỢ CÔNG LÀ CÁI CHI CHI?

Có một cái đồng hồ nợ công thế gới gọi là GDC (Global Debt Clock) cho biết nợ công của VN xấp xỉ 84 tỉ đô (năm 2013 là 76 tỉ) chiếm 47,3% GDP. Với dân số 91 triệu dân, mỗi người VN phải gánh hơn 930 đô (= 20 triệu đồng) từ bé sơ sinh đến người già sắp xuống lỗ. Tư nhân VN không có nợ, nếu có không đáng kể, vì có bao giờ xài thẻ tín dụng nhiều như ở Mỹ. Ngoài ra, người dân VN còn có một dự trữ vàng trong tay tư nhân ước tính vào khoảng 40 tỉ đô. Đây là  chưa kể 80% người VN có nhà riêng không mắc nợ ngân hàng, được xem như là một tài sản  BDS (patrimoine) khỗng lồ.

Còn nước Mỹ, nổi danh là nợ như chúa chỗm thì sao? Tới thời điểm 25/10/2014, thì đồng hồ GDC cho biết nợ công của Mỹ đã lên đến 17.888 tỉ đô. Còn tổng số nợ toàn quốc Mỹ (gồm nợ công, nợ doanh nghiệp và nợ cá nhân) lên tới gần 59.466 tỉ USD, bằng 300% GDP. Với dân số 319 triệu người, mỗi người Mỹ, từ sơ sinh cho đến hấp hối trên giường bệnh, đang gánh 186.327 USD (= 4 tỉ VND) và mỗi gia đình gánh tới hơn 730.000 USD (15 tỉ VND) tiền nợ.

TM có một thước đo mức sống so sánh giữa VN và một nước phát triễn, Mỹ chẵng hạn, là 1:8, nghĩa là nếu VN là 1 thì nước phát triển là 8. Nghĩa là nợ công VN là 930 đô (=20 triệu VND) thì nợ công tương đương ở Mỹ 7.500 đô (160 triệu VND), nhưng ở đây là 186.327 đô (= 4 tỉ VND) nghĩa là người Mỹ nợ nần 25 lần nhiều hơn VN. Đúng danh là nợ như chúa chỗm. 

Do đó, ở VN, người ta lặng lẽ đang chứng kiến hiện tượng NN cũng như dân chúng bỏ CS (= nghèo nàn) theo TB Mỹ (= giàu sang, vay nợ mà tiêu) học đòi xài sang nên nợ công ở VN càng ngày càng tăng, từ 2013 qua 2014 tăng 1,8 triệu VND/ một đấu người.  Đúng như bà má TM thường hay chưỡi : nghèo mà xài sang, con nhà lính tính nhà quan. Giống như bộ GDDT đòi chi thay đổi SGK là 70.000 tỉ lúc ban đầu, sau xuống 34.700 tỉ, bây giờ chốt 670 tỉ. Kinh khủng một bộ giáo dục dạy con em tính trung thực, biết tính toán mà sao lại không trung thực, đầu óc tính toán để đâu mô rồi. 

******************************************************************************

19/10/2014: Tối, gà lên chuồng đây...
Ta chơi ghép thơ của hai người..
Ngày xưa, ta chào mẹ ta đi
Mẹ ta thì khóc, còn ta thì cười
Mười năm, rồi lại mười năm
Ta về ta khóc, mẹ ta lại cười
Thành người, hoá lục bình trôi
Nở vài hoa tím, cho người khỏi quên

********************************************************************************
19/12/2014:  Chiều chiều
Nghĩ cũng lạ! Khi vi rút Ebola xuất hiện, Mỹ không bận tâm, mắc lo thọc gậy bánh xe kinh tế của Nga bằng cách xúi EU hợp với Mỹ cấm vận Nga, lấy lý do Nga chiếm cứ lại Crimea và xúi dân miền Đông Ukraine đòi ly khai. Tiếp theo, bùng phát NN khủng bố IS gây thiệt hại lợi ích của Mỹ ở Irak, thế là Obama lập liên mính chống khủng bố IS, trong khi vỉ rút Ebola bành trướng gây thiệt mạng 4.500 người Phi châu thì Mỹ chả nhúch nhích, vì sinh mạng dân Phi Châu không hơn con ruồi. Chỉ khi Ebola lây nhiễm 2 nữ y tá Mỹ, thì Obama mới bắt đầu phản ứng, bằng cách gởi 3.000 lính Mỹ qua Liberia xây những bệnh viện dã chiến để cách ly bệnh nhân, cũng như tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhân đạo chăm sóc bệnh nhân. Nhưng không một y tá hoặc bác sĩ nào cả đựợc gởi tới từ các nước giàu. Các nước giàu châu Âu, như Pháp, Anh, Đan Mạch, hăm hở sai không quân thả bom Irak chống IS, hơn là gởi bác sĩ y tá giúp bệnh nhân bị nhiễm Ebola. Bây giờ, khi Ebola đã vào Mỹ, Pháp, và Tây Ban Nha, thì các nước giàu yêu cầu kiểm soát khách du lịch tại các phi trường, từ Phi Châu vào, hoặc từ châu Âu qua Mỹ. WHO than là thiếu 600 triệu đô để chống Ebola, trong khi Bill Gates cho được 50 triệu đô (quỹ từ thiện của Bill Gate có đến 28 tỹ đô), còn Mark Zuckenberg cho đươc 25 triệu đô, trong khi WHO cần đến 600 triệu đô. Do đó, việc phòng chống Ebola bị bỏ rơi. WHO đã thừa nhận sai sót này, vì Ebola xảy ra trên một nước nhược tiểu, thân phận bèo bọt không đáng quan tâm.
Bây giờ, thình lình Cuba, mặc dù khó khăn kinh tế và nghèo rớt mồng tơi, cũng vừa quyết định gởi qua Liberia 500 nữ y tá và bác sĩ để giúp Liberia săn sóc ngăn ngừa Ebola, và hình như Cuba có cách chống Ebola mà không sợ bị nhiễm. Mạng sống của người Âu Mỹ quý hơn những dân nhươc tiểu, nên mới thấy cách hành xữ kỳ cục này. Do đó, hơi mắc cở, lần đầu tiên ngoại trưởng Mỹ J. Kerry, đã hạ mình cảm ơn sự giúp đở nhân đạo chính phủ Cuba, thay vì như thường lệ chưỡi bới Cuba và cấm vận Cuba gần 60 năm.
Có lạ không bà con.
********************************************************************************

VỀ NGỒI BẾN SÔNG XƯA

Ta về ngồi bến sông xưa
Buông cần câu cá – cá chưa bắt mồi
Ừ thôi, ta cứ việc ngồi
Ta câu kỷ niệm cũng lời chán chê

Dễ gì về giữa trời quê
Nghe con tu hú tỉ tê gọi buồn
Biển ơi, đã có cá chuồn
Răng không chịu gánh lên nguồn, nẫu mong?

Đồng xanh lúa mới ngậm đồng
Như em thuở ấy – vừa trong dậy thì
Suốt thời trai trẻ mãi đi
Khi về, em chẳng còn gì tuổi xuân

Bến sông nước cứ xà quầng
Như dòng ký ức tần ngần quanh ta
Thương cây rau dớn thật thà
Để cho mẹ hái nuôi ta thành người

Thành người – hóa lục bình trôi
Cái câu danh phận lỡ rồi mẹ ơi!
Chẳng dâng chi được cho đời
Nở vài hoa tím cho người khỏi quên…                                   

********************************************************************************
16/10/2014: Tối, chuẩn bị gà vào chuồng..

LÀM THẾ NÀO BIẾT ĐANG PHÁT HAY ĐANG XUỐNG DỐC...

Bạn có biết không: trong một quốc gia phát triển hài hoà, không phân biệt là TB hay CS, thì cấu trúc thường như sau: ở thượng tầng là giai cấp nhà giàu thượng lưu chiếm 5-10%; ở trung tầng là giai cấp trung lưu chiếm 70-80%, và cuối cùng là hạ tầng gồm dân nghèo, chiếm 15-20%. Và người ta bảo rằng chính dân cấp trung lưu 70-80% làm cho quốc gia phát triển. Họ cung cấp nguồn nhân lực giúp phát triển, đồng thời là khối người tiêu thụ sản phẩm xã hội làm ra. Nếu cấp thượng lưu và dân nghèo tăng, và nếu phân biệt giữa giàu và nghèo ngày càng tăng, và cấp trung lưu giảm đi xuống 50-60% thì coi như xã hội đang xuống dốc. 

Người ta khuyên bạn nên đo lường các chỉ số vừa kể trên thì biết quốc gia đang trên đà phát triển, hay trên đà xuống dốc. 

Thí dụ, bạn thấy người giàu cũng như công ty giàu có ở Mỹ đang kiếm cách tuồn tài sản trốn ra ngoại quốc tại các thiên đường trốn thuế như Luxembourg, Áo,  Thuỵ Sĩ. Người ta ước tính có vào khoảng 40.000 tỹ đô của các công ty giàu có Mỹ đang bay nhảy ngoàii nước Mỹ, làm cho Mỹ thiếu vốn đầu tư, do đó số lượng công ăn việc làm giảm di. GDP giảm theo.

Thí dụ 2 cũng ở Mỹ: việc ứng dụng tin học thành công ở Mỹ, làm cho số người trung lưu mất việc, vì một số việc sẽ biến đi. Thí dụ kế toán viên ở Mỹ sẽ bị biến mất theo thời gian, vì phần mềm ERP làm cho kế toán viên mất viêc. Dân trung lưu giảm đi, mức độ tiêu thụ giảm đi. 

Thí dụ 3: bạn thử xem ứng dụng MOOC thế nào? Chúc bạn khám phá thành công.

***********************************************************************************
16/10/2014:  Chiều sắp tối

Chắc bạn còn nhớ cách đây không lâu, không quân Israel trong chiến dịch bảo vệ biên cương đã giết chết 3.000 người dân ở Gaza, phá tan và làm hư hại gần 6.000 căn nhà thiệt hại trên 6 tỹ đô, và tạo ra một dòng người tị nạn 300.000 người mà các nước châu Âu Mỹ không một lời phê bình Israel. Obama không hề lấy roi nét đít Netayahou.

Bây giờ, vi rủt Ebola đang hoành hành Liberia, Phi châu, giết chết 4.500 người. Hai người Mỹ (trong ấy có một nữ y tá việt kiều) bị nhiễm Ebola và 2 người khác ở châu Âu, EU. Thế là Obama đang la toáng lên, bảo châu Âu phải ngăn ngừa vi rut ở phi trường đừng cho lây qua Mỹ. Ai cũng lo sốt vó. Một histerique de masse. Xem ra 3.000 người Gaza chết không là gì cả đối với hai trường hợp lây nhiễm Ebola. Đúng là người giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. 

***********************************************************************************

16/10/2014:  Sáng

(1) Có một cái hội NGO gọi là HUẾ HIẾU HỌC, chuyên săn các mạnh thường quân giúp đóng góp tiền cho quỹ để cho học bổng, xây trường học, và tiếp sức đến trường. Chúa nhật vừa rồi, HHH tổng kết nhiệm kỳ củ, bầu nhiệm kỳ mới. Có mời Thiện Mỗ đến dự, nhưng vì liệt giường vĩnh viễn nên nhờ một cô giáo đến dự nhân tiện nhận cái gì đó... Sáng nay cô giáo đến đem cho cái giấy chứng nhận TM đã đóng góp 355 triệu trong thời gian qua. Không ngờ đóng góp nhiều dữ vậy...

(2) Nobel Kinh tế 2014 năm nay trao cho một nhà kinh tế học người Pháp. Tại sao, người ta lại chú tâm đến sự độc quyền của Google, hay của các công ty CNTT nói chung. Độc quyền là một hình thức siêu bóc lột của TB. Một anh bạn BFB nói là tư bản bây giờ dễ thương hiền như ma xơ, và mức độ bóc lột bây giờ xuống 50%. Nhưng tại sao, các nhà cầm quyền châu Âu Mỹ đang kiếm cách sờ gáy Microsoft, Google, Apple, Starbuck, v.v.. Toàn là công ty Mỹ.

(3) Tại sao, bây giờ người ta khuyến khích các công ty xã hội (social enterprise)? 

(4) Có cái link về Nobel Kinh Tế. Các bạn chịu khó đọc.


***********************************************************************************

15/10/2014:  Chiều...

TƯ BẢN HIỀN NHƯ MA XƠ, VÔ SẢN BIẾN THÀNH TƯ BẢN ĐỎ... TẤT CẢ NHỚ CÁC MÁC


Trong FB của Thiện mỗ, có một ông bạn trẻ gọi BFB, hình như sinh sau 1975, chưa bao giờ sống dưới một chế độ thuần tuý CS (như ở miền Bắc VN, vào những năm 1954-1975), cũng như dưới một chế độ thuần tuý TB (Mỹ). Cậu ta hiện đang sống trong một chế độ lai căng, đầu là CS, nhưng đít là KTTT. Nhưng cậu này bao giờ cũng có những câu mĩa mai, châm biến rất hay đối với chế độ CS hay XHCN. Vừa rồi cậu ta viết: "Con thấy công lao lớn nhất của ông Mác đó là biến tư bản bóc lột thành tư bản dễ thương và cái tệ nhất là biến mấy thằng vô sản thành tư sản đỏ." 
Khi Các Mác minh chứng các chủ tư bản là những tay bóc lột, thì không ai phản đối cả, vì đó là sự thật không chối cải được. Các Mác là con một mục sư Tin Lành, sinh sống tại Đức tại một vùng mõ than, sắt có tổ hợp công nghiệp nổi tiếng Krupp. Ông ta viết quyển Das Kapital trong tinh thần thiên chúa giáo, yêu người là chính. Thấy sự đau khổ của dân vùng mỏ, nên ông ta viết ra quyển sách nổi tiếng. Vào thời ấy, ông ta còn bị ảnh hưởng bởi văn hào nổi tiếng Pháp, Victor Hugo khi ông này cho ra đời cuốn Les Miserables (những kẽ bần cùng). Tinh thần XHCN đã nổi dậy ở Pháp Đức, do đó quyển Tư Bản Luận chỉ là tóm tắt suy nghĩ của người thời cuộc. Còn việc đấu tranh giai cấp, chẵng qua là cách giãi quyết vấn đề làm thế nào loại bỏ tư bản,mà Các Mác đề ra. Hay là phân phối lại tài sản cho nhân dân một khi giai cấp tư bản bị triệt tiêu. Còn khi giai cấp tư sản đã bị triệt tiêu, thì tổ chức chánh quyền ra sau, dân vô sản làm việc thế nào, thì Các Mác chưa trù liệu, vì ông ta có chính quyền trong tay đâu mà suy nghĩ giải quyết vấn đề. Do đó, những người đi sau lo việc này. Đỏ là công việc của Lenine và của Staline sau này. Nhưng cách tổ chức kinh tế theo CS hay XHCN ra sao sau Cac Mac thì chả ai biết. Do đó, do nhiều cách giải quyết khác nhau trong chủ thuyết CS nên mới cỏ các nhánh: Lenine, Staline, Trosky, Tito. CS có CS đệ nhất, đệ nhị, .., đệ tứ. Đây là chưa kể kiểu Mao, kiểu Kim và kiểu Hồ. 

Nói tóm lại, Các Mác chì có công tóm lược tư bản là bóc lột, và phải đấu tranh giai cấp để nắm chánh quyền. Thế thôi. Còn chuyện tư bản trở nên hiền lành như ma xơ,  hay những ông CS cầm quyền trở thành tư bản đỏ, thì Các Mác không trù liệu, do đó mĩa mai ông ta là không có cơ sở.

Các nước châu Âu (trừ Mỹ) chấp nhận định nghĩa tư bản là bóc lột, nhưng không chấp nhận hình thức đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực như ở LX, TQ hoặc VN. Các nước châu Âu này, chấp nhận cho các xí nghiệp tư bản hoạt động bình đẳng như với mọi xí nghiệp khác, nhưng dùng những chánh sách thuế (thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập, thuế VAT) chánh sách chống độc quyền cạnh tranh để hạn chế sự bóc lột của tư bản. TD: cải cách ruộng đất. Nước Pháp sau cuộc CM 1789, thì chuyện giải quyết các gia tài sự sản của các nhà quí tộc, của các vua chúa bị truất phế, của các nhà giàu tiểu tư sản, các nhà chung của giáo hội sẽ sao đây? Người Pháp họ lý luận: họ đã lật đổ một chế độ quân chủ chuyên quyền để theo một chế độ mang tôn chỉ "tự do - công bằng - bác ái" (liberté - égalité - fraternité). Họ không muốn tạo một bất công mới bằng cách tước đoạt của cải của những người giàu củ. Sở dĩ họ giàu là vì họ ở trong một môi trường cho phép họ làm giàu. Không phải lỗi tại họ. Bây giờ chĩ có cách triệt tiêu môi trường làm cho người làm giàu một cách bất công. Do đó, chánh quyền mới Pháp quyết định: khi một gia chủ qua đời, thì 50% tài sản của họ ( tiền mặt, BDS, vàng đá quý) sẽ thuộc NN như là thuế thừa kế, phần còn lại mới có thể chia cho con cái. Như vậy, qua 3 thế hệ thì tài sản khổng lồ ban đầu sẽ teo lần, tất cả sẽ vào tay NN, mà không ai phải than phiền. Còn ở Miền Bắc VN thì người ta đem ra đấu tố, xữ tữ hoặc cầm tù địa chủ, rồi chia tải sản địa chủ cho nông dân. Người ta tạo một bất công mới nhân danh một sự công bẳng CS. Còn miền Nam hồi thời Ngô Đình Diệm, người ta thực hiện chương trình Người Cày Có Ruộng, bằng cách ngữa tay xin tiền viện trợ Mỹ mua lại tất cả các ruộng đất của địa chủ miền Tây với giá rẽ, rồi chia cho dân nghèo, rồi lùa dân nghèo vào ấp chiến lược để thoát khỏi ảnh hưởng của VC. Kết quả thể nào bạn đã biết. Tóm lại, theo người Pháp không nên nhân danh sự công bằng mà tạo ra một bất công mới. Cũng như nguyên lý: không nên nhân danh sự hạnh phúc của nhóm người này, mà tạo ra sự đau khổ đối với một nhóm người khác. Thời buổi này là đa dạng sinh học, nghĩa là chấp nhận có người giàu và cỏ người nghèo, tuyệt đối không bao giờ có toàn người giàu hoặc toàn người nghèo. Mẹ tôi hay dạy: không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời. Mẹ tôi lại hay bảo: đừng bao giờ cay cú khi mình nghèo đứng trước thằng giàu, mà cũng đừng huênh hoang khi mình giàu đứng trước một thằng nghèo.

Ông BFB bảo nhờ Các Mác mà nhà tư bản trở thành hiền như ma xơ, và dân CS cầm quyền trở thành tư bản đỏ. Không biết có thiệt không, chứ theo Thiện Mỗ thì các nhà tư bản giống như con tắc kè thay đổi màu theo môi trường. Đã là tư bản, thì tánh chất cố hữu vẫn là bóc lột. Trong "Dương Quang Thiện blog" TM có một bình luận : "Đôi điều về bóc lột", viết cách đây cũng đã 7 năm, được bạn đọc gần xa khá nhiều. Tư bản là cái gì dính đến tiền. Tiền không có mùi. Tiền nằm trong tay TB là tiền (không nên kêu là tiền xanh) mà nằm trong tay CS cũng là tiền (không nên gọi là tiền đỏ). Mà một khi đã có tiền, thì nó kéo theo quyền. Và khi có quyền thì đẽ ra tiền. Tiền kéo theo quyền, quyền đẽ ra tiền. Đó là cái vòng ma lực, ai vào đấy là sanh ra bóc lột không tài nào tránh khỏi. Do đó, không thể gọi là tư bản xanh hay tư bản đỏ. Chỉ có tư bản phiên bản 1 (thời Các Mác phôi thai), phiên bản 2 (thời kỳ công nghiệp sau TC2), phiên bản 3 (thời CNTT). Bây giờ đã đến tư bản phiên bản 4 (thời kỳ tài chính toàn cầu, 2008 trở đi..). Bạn thử đọc lại các bài báo về cơn khủng hoảng subprime ở Mỹ năm 2008. Các ngân hàng Mỹ đã bóc lột thế nào dân nghèo Mỹ, trong vụ BDS. Dân Mỹ đã mất hơn 700 tỹ trong vụ này. Chánh phủ đang cố gắng bắt các ngân hàng Mỹ mữa ra tiền phạt. Tới nay mới chỉ mới thu hồi được 43 tỹ đô (trên 700 tỹ mất tiêu). Các chánh phủ Âu Mỹ đang cố gắng đưa ra những đạo luật giúp cắt bớt những cái vòi bạch tuột bóc lột của giới tài chính toàn cầu. Mỹ là tên thủ phạm nặng ký trong vụ nảy. Nói tóm lại bóc lột là bản chất của kẽ lắm tiền nhiều quyền, CS hay TB cũng như nhau. 

Bây giờ, ta thử điểm xem những "tư sản đỏ" VN là những ai. Hiện chính thức không cỏ một danh sách giàu kiểu Forbes ở VN. Người ta chỉ biết Forbes công bố số tỹ phú đô la VN chỉ có 2 người là Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Đăng Quang. Còn hai tay Đặng Thành Tâm và Đoàn Nguyên Đức thì không có trong danh sách, nhưng cũng là những đại gia đáng nể. Thay vì tỹ phú đô, ta chọn lấy triệu phú đô la (= 25 tỹ DVN) thì theo TM cũng không bao nhiêu: tối đa 100.000 người trên 100 triệu dân, nghĩa là 1/1.000. Nếu bây giờ ta gọi những tay CS đỏ là những tay có nhà cao cữa rộng,như ông Truyền nào đó, thì ta thữ xem ở cái thành phố Sai Gòn. Người bói đi vưot biên vào khoảng 700.000 nghĩa là họ để lại vào khoảng 200.000 căn nhà. Thế là tự nhiên có 200.000 tên CS bần cố nông được có nhà khỏi trả tiền, trở thành tư sản đỏ. Hãng bia BGI của Pháp mà TM làm việc, có 4 cái biệt thự 400m2  ở đường Thi Sách mỗi cái dành cho các giám đốc người Pháp ở. Sau 1975, các giám đốc CM tập kết tiếp thu BGI vào ở các biệt thự này. Sau đó các biệt thự này được hoá giá rẽ mạt. Rồi thì một công ty chiu mua 3.000 cây vàng/biệt thự. Một ông GD chiếm một biệt thự, một bà PGD chiếm một biệt thự, 4 trưởng phòng chiếm 2 biệt thự còn lái. 6 người chia nhau 12.000 lượng vàng, nhiều nhất 3.000, ít nhất 1.500. Tự nhiên có 6 tên CS đỏ bất đắt dĩ, một đêm sáng ngủ dậy bị nhuộm đỏ màu tư bản. TM có thể kể cho bạn hằng chục trường hợp như thế. Nếu bạn diểm danh những đại gia ở tp này, hay ở toàn quốc thì bạn thấy toàn là đại gia từ BDS mà ra, chứ không phải từ sản xuất. Trong tp SG này, bạn thữ vòng quanh các khu Tú Xương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phùng Khắc Khoan, Mạc Đĩnh Chi những nơi mà người Pháp gọi là quartier residentiel, những biệt thự từ 500 đến 3.000 m2, đều được hoá giá, và ai ai cũng bị nhuộm tư bản đỏ, bất bon chen tự nhiên thảnh. Những ai, dính đến BDS đều tham gia vào một cuộc đầu cơ khổng lổ, một đầu cơ bất đắt dĩ. Ngay TM cũng vậy. Cuối 1973, TM mua miếng đất 600 m2, qua đầu 1975 TM xây một cái biệt thự 200m2. Tiền đất và tiền xây tỗng cộng 200 cây. Bây giờ cái villa hiện giá 3 triệu đô, 2.000 cây vàng. Như vậy, tự nhiên giá đất 1974 từ 100 cây, bây giờ 40 năm sau giá tăng lên 2.000, gấp 20 lần. Cái tăng giá này là do CNCS hay là do KTTT. Trong trường hợp của tôi nên gọi là gì: tư bản đỏ, tư bản xanh hay là tư bản trắng.

Cuối cùng, từ "tư bản đỏ" do báo chí châu Âu sữ dụng để chỉ trích các đãng viên CS TQ làm giàu như mọi tay bản. Tư bản đỏ là một từ dè biểu. Người châu Âu thường quan niệm các linh mục công giáo tuyên thệ, thì thường hứa phải tránh nhục dục, trai gái. Với người CS thì họ cho là các người này phãi lo quyền lợi cho dân nghèo, tránh bóc lột, đầu cơ trên đầu trên cỗ dân nghèo. Bây giờ, phát hiện ra các linh mục ở Mỹ can tội pedophile, các người CS cầm quyền đầu cơ làm giàu, thì làm sao họ không chĩ trích dè biểu. Nhưng như TM đã cho biết ở trên sự giàu có của các cán bộ có nhà hoá giá là một sự giàu có bất đắt dĩ chứ không phải trong sản xuất, dịch vụ. Do đó, kêu họ là tư sản đỏ là không căn cứ. Nỏi Các Mác biến họ thành những tư sản đỏ cũng vô căn cứ. Họ đâu có giống như những ông thầy chùa bị ép xác không được mê sắc dục, hoặc tham vật chất (như ông thầy chùa Hãi Dương đập hộp iPhone6). Họ không bị cấm làm giàu, miễn là lảm giàu trong luật pháp. Họ được khuyên là dân giàu nước mạnh, thực hiện xoá đói giảm nghèo làm gì, sao biểu họ bao giờ cũng phải là vô sản. 

DƯƠNG QUANG THIỆN


HO NHAN viết:

Bài viết của ông cung cấp nhiều thông tin mở mang tầm mắt quá, lâu rồi mới thấy ông viết nhiều như thế.

1/. Ông tách biệt để hiểu thế nào là Marxism thế nào là Leninism, qua VN mình các bác đã nâng cao quan điểm gộp dạy cho SV DH môn Mác - LeNin chứ ko tách ra làm hầu như ai cũng nghĩ nó là 1.Tóm lại,  vận mệnh của 1 dân tộc ko cần phải theo lý thuyết của bất cứ thằng cha nào, cứ thuận theo tự nhiên tuỳ tình hình thực tiễn mà vận dụng cho phù hợp để có dc phồn thịnh...

2/. Ngày nay cái ý " tư bản là bốc lột" chỉ đúng 50%, vì rõ ràng quan hệ giữa chủ và người làm công là quan hệ " thuận mua vừa bán", tất nhiên Tb có vốn đầu tư, có ý tưởng KD thì phải có lời, người làm công có sức trí tuệ thì dc trả công. Nếu có đủ tài, ý tưởng thì tự build up làm tư bản, ông chủ... Công bằng đối với mọi người thôi, lớn như nokia, motorola còn phá sản,bị thâu tóm hay tay trắng như bill gate, Mark juckerbeger còn bổng chốc thành tì phú .

3/. Còn vụ tư bản đỏ xanh gì thì mọi phân tích đều mang quan điểm cá nhân nên sẽ đi tời1 vô cùng vô tận, con chỉ xin kể 1 câu chuyện có thật.

Con có biết 1 ông bác ngoài 60 tuổi trước giải phóng có 1 căn biệt thự khoảng 500- 600 met vuông trên đường An Dương Vương Q.5. sau giải phóng cả gia đình đi tị nạn ở Canada chỉ còn duy nhất 1 mình ông ấy ở lại giữ căn biệt thự vì đó là từ đường. Sau đó ông ấy bị bắt đi học tập, cải tạo. 1 thời gian vài năm sau quay về thì căn biệt thự bị CS trưng dụng , ông ấy phải ở tạm 1 ngôi nhà nhỏ khoảng vài chục met vuong trên miếng đất đó. Phần còn lại của miếng đất chia làm 2, 1 phần làm nhà trẻ mầm non của Phường, 1 phần ông Công An khu vực xía 100 met vuông trước mặt tiền xây nhà, kéo vợ con vào ở...

Sau này gia đình bác ấy ở bên Canada làm ăn lên có tiền gửi về, đi khiếu kiện khắp nơi để đòi lại miếng đất từ đường, sau mấy chục năm ròng kiện tới TW thì thắng kiện, nhà trẻ mầm non được dời đi chỗ khác , còn gia đình ông CA bắc kì kia đã xây lên 1 ngôi nhà 4 tấm mặt tiền An Dương Vương sừng sững với đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp... Căn từ biệt thự hình vuông nay thành hình L.

THIỆN MỖ TRẢ LỜI HỒ NHÂN:

Chuyện ông bác của cậu, gia đình ông cũng đã có nhiều trường hợp. TD: ba má ông ở Nha Trang có một căn nhà 200 m2, 2 mặt tiền. Ông già trước 1975, cho một gia đình thuê một căn phòng nằm một mặt tiền. Cách mạng vào, thì người ta tuyên bố ông bố là địa chủ (một y tá bệnh viện???), nên tịch thu cái phần nhà cho thuê. NN thay ông bố tôi làm địa chủ thu tiền thuê, rồi sau đó hoá giá nhà bán cho người thuê. Ba má tôi không được phép mua lại, sợ ổng thành địa chủ đỏ. Ông có một thằng em ruột, một thằng em rễ, cả hai thằng trước 1975, là hiệu trưởng trường làng nhưng thuộc diện "biện phái". Cái dốt của CM Nha Trang xem từ biệt phái là biệt động tình báo nên bị cho học tập cải tạo, rồi 2 thằng không được đi dạy lại, nên 2 đứa này thất nghiệp từ 40 năm nay. Không sao, chúng vẫn sống bình thường không làm gì cả. Thằng em rễ tìm cách vượt biên, nhưng bị bắt, thế là con em gái tôi, nữ y tá bệnh viện Nha Trang bị đuổi khỏi nhiệm sở. Thất nghiệp, nó đi làm nước mắm, mắm ruốc, nhưng kiếm tiền không bao nhiêu để nuôi một chồng 3 con. Thế là phong trào mua bán BDS đến. Đứa em gái thấy có nhiều người di tản qua Mỹ, họ kêu bán villa, giá rẽ như bèo. Thế là nó vào xin ông cho nỏ mượn 100 cây, mua 3 miếng dất, sau đó cho thuê bán cà phê. Nghĩ cũng lạ, ông bố cho nhà thuê bị tịch thu, còn con gái mua nhà cho thuê làm quán cà phê, không sao cả. 3 miếng đất trị giá 3.000 cây. Trước khi đứa em gái qua đời vì ung thư, khi tuổi đời mới 65, nó chia cho chồng và 2 đứa con còn lại (một đứa con trai chết trong một tai nạn đường sắt) 3 miếng đất kể trên, nghĩa là trong tay mỗi người có 1.000 cây. Bây giờ HN kết luận ra sao? 

Hồi xưa, ông đọc trong sách Pháp, khi họ kể về những xáo trộn theo sau CM 1789, hoặc những cuộc thế chiến 1 và 2. Sau CM 1789, có một thời gian được gọi La Terreur, là thời gian người ta chém giết nhau, nhân danh CM. Họ bảo rẳng: CM tương tự như sự gặp nhau của hai dòng sông. Nơi hai dòng sông hợp nhất bao giờ cũng có một vùng xoáy đục ngầu. Họ bảo chính ở cùng xoáy đục ngầu nên những bất công, những xáo trộn, những hận thù giữa các gia tộc nhân dịp này bùng nổ. Rồi sau đó, dòng sông đi ra sẽ trở nên trong trẽo lại. 

Do đó, có chĩ NN trích thế này thế kia chả đi tới đâu. Nếu không có CM thì không có cách gì con em gái ông có 3 BDS trị giá 3.000 cây, hoặc thằng em không làm chi cả mà vẫn sống thoải mái. 


***********************************************************************************

14/10/2014: Chiều

EVO MORALES, TT BOLIVIE

Hôm nay đọc được một cái tin sau đây:

Chắc bạn đã biết ở Nam Mỹ, có một cái nước tên là Bolivie, và TT của nó tên là Evo Morales, được mệnh danh là tên khiêu khích bình thản (provocateur tranquille). Một cái gai mà các đời TT Mỹ mong muốn nhổ tận gốc, nhưng chưa tài nào nhổ được.

Chắc bạn cũng đã biết là trước những thập niên 1970, các nước Nam Mỹ được mệnh danh là sân sau của Mỹ. Nhưng từ khi có Cuba của Fidel Castro cạnh nách, và những thắng lợi của đảng CSVN sau Điện Biên Phủ, ... các nước Nam Mỹ bắt đầu rục rịch tách rời khỏi Mỹ, và chọn con đường phục vụ người lao động nghèo, con đường XHCN thoảt khỏi cảnh bị bóc lột bởi tư bản Mỹ. 

Lẽ dĩ nhiên, Mỹ đâu chịu ngồi yên. Năm 1970, Salvador Allende, chủ tịch đảng XH nước Chilie lên nắm quyẻn đã quốc hữu hoá các công ty kỹ nghệ do tư bản Mỹ chiếm giữ. Thế là CIA phối hợp với một tướng quân đội tên Pinochet, làm đảo chánh lật đổ, thủ tiêu Allende. Pinochet lên nắm quyền Chilie từ 1973 đến 1990, và một cuộc truy nả, thủ tiêu không xét xữ những ai có cảm tình đối với đãng XHCN của Allende, người Pháp gọi lại là chasse aux sorcieres (săn đuổi phù thuỷ). Lần hồi, theo thời gian, các nước theo CNXH ở Nam Mỹ cảng nhiều, nỗi trội nhất là Venezuala với Hugo Chavez, Brazil với Lula De Silva, và Bolivie với Evo Morales, ngoài Fidel Castro của Cuba sống dai dách. Vừa rồi Hugo Chavez qua đời vì bệnh ung thư, nên Evo Morales nhảy lên thay thế vai trò của Chavez.

Chúa nhật vừa rồi, 11/10, Morales được tái đắc cữ TT ngay vòng đầu với 60% số phiếu. Cái tánh cách đặc biệt của ông TT không giống ai này là Morales vừa ký một hợp đồng đá bóng, với thu nhập hằng tháng là 200 đô. Lý lịch của Morales cũng khá ngộ: xuất thân từ một gia đình nông dân người indien, bỏ học nữa chừng, đi làm thợ xây dựng, làm thợ hồ, thợ làm bánh mì, đôi khi chơi nhạc trompette. Năm 1980, một cơ quan Mỹ, tên là DEA (Drug Enforcement Agency), nhân danh chống ma tuý, ép chính phủ Bolivie thời ấy, phá bỏ tất cả các vùng trồng cây coca của nông dân, vì cho rằng cây coca là một loại ma tuý. Thế là Morales nhảy ra thành lập nghiệp đoàn nông dân trồng cây coca (gọi là colaleros) để đấu với DEA. Khi trở thành TT, Morales liền tống cỗ DEA khỏi Bolivie. Lẽ dĩ nhiên, Mỹ không bằng lòng chút nào. 

Khi Evo Morales lên làm TT thì ông ta cho quốc hữu hoá tất cả các công ty dầu lữa, điện lực, viễn thông, hàng không, mỏ khoáng sản, có vốn ngoại quốc, phần lớn của Mỹ. Thế là Morales đụng tới tổ ong vò vẽ. Tuy nhiên, ông ta cũng thoát được những khó khăn của một người chưa qua trường lớp mà phải điều hành một đất nước nghèo khổ trong một thế giới hiện đại. Rốt cuộc, người ta phải công nhận, dưới thời TT của ông ta, tăng trưởng hẳng năm là 5%, mức nghèo khổ đã giảm từ 30% xuống còn 20% (nên nhớ mức nghèo khổ ở New York hiện là 20%). Chỉ trong 8 năm, từ 2005 đến 2013, GDP của Bolivie đã tăng 3 lần đi từ 9,5 qua 30,3 tỹ đô. 

Năm 2009, Evo Morales đã công khai tuyên bố là Whasinghton tìm cách giết ông ta. Vì ông ta vài tháng trước đã phát hiện một nhóm khủng bố, được trả tiền, chuẩn bị ám sát ông ta. 

Có lẽ các bạn trẽ VN sẽ tự hỏi một kẻ không được đào tạo ở trường lớp, quê một cục, xuất thân từ bần cố đông, thế mà chọn CNXH làm cơ chế lãnh đạo với các tập đoàn quốc doanh...thế mà vẫn thành công, trong khi các bạn trẽ tin rằng chỉ theo Mỹ là thành công. Các bạn trẽ cũng nên xem trường hợp Brazil, Venezuela, Chilie, v..v.. đi theo XHCN trong khi Argentine theo TBCN đang trên bờ vực phả sản (nước này trước thế chiến thứ 2 là nước thứ 3 giàu nhất thế giới, bây giờ ra nông nổi này...). 


***********************************************************************************
12/10/2014: Trưa

TT Mỹ, Barack Obama, vừa mới làm PR cho nước Mỹ với câu "mồi chài" sau đây:

America deserves a raise right now. And America should forever be a place where your hard work should be rewarded. (Barack Obama).

Hy vọng tiếng Anh của bạn đủ hiểu câu ấy nói gì, bằng không nhờ thằng cháu nội nó học trường quốc tế gì đó nó dịch ra cho.

Tóm tắt, là không biết tình hình nước Mỹ ra sao, mà trong buỗi diễn văn hằng tuần, ông Obama tự nhiên quảng cáo cho nước Mỹ. Bạn nào có những đam mê, những khát vọng làm giàu (như theo Trương Gia Bình, FPT, gợi ý khuyên nhủ) những ý tưởng táo bạo, những sáng kiến khác người, thì nên qua Mỹ thực hiện. Mọi nỗ lực công lao của bạn sẽ được đền đáp. American dreams của bạn sẽ được thực hiện. À mà quên, nếu bạn muốn có nhanh thẽ xanh, thì nên chuyển thêm 500k đô đầu tư chi đó của Mỹ.

***********************************************************************************

10/10/2014: Sắp trưa rồi..

ÔNG FPT CHÚC MỪNG NGÀY DOANH NGHIỆP TRẼ

Ông Trương Gia Bình, người sáng lập ra FPT, một công ty chuyên về CNTT, nhân dịp ngày doanh nghiệp trẻ, có lời khuyên: 'Các bạn doanh nhân trẻ phải khát vọng và khát vọng hơn nữa'.

Bây giờ, TM xin hỏi các bạn trẻ, khi nghe nói đến FPT bạn nghĩ đến gì...Khi gọi Nokia thì người ta nghĩ đến điện thoại di động, khi nhắc đến Toyota thì bạn nghĩ đến chiếc xe hơi. Sau 30 năm thành lập công ty chuyên về CNTT, FPT gợi lên bạn cái gì? Thiện mỗ đã hỏi nhiều cậu trẽ tin học thì họ chịu thua không trả lời được.

Bây giờ, ông TG Bình, một thời tuyên bố cầm thượng phương bảo kiếm qua Silicon Valley để chinh phục American Dreams (rồi sau đó lặng lẽ đem kiếm về nhà), một thời bảo một kỹ sư tin học sẽ đem lại GDP bằng 1.000 nông dân, bây giờ ông Bình cho không gian hoạt động CNTT ở VN quá chật chội (trong khi ấy 500.000 xí nghiệp VN có đầy đủ máy tính nhưng lại không có một HTTT ERP mini để quản trị xí nghiệp) nên nghe nói đem bầu đoàn thê tử (do đại học FPT đào tạo ra) tin học qua Nhật làm outsourcing. Bây giờ nghe ông Bình đang xúi bọn trẽ tin học qua Nhật làm nông nghiệp (trong khi nông dân Nhật đang thuê đất trên Đà Lạt làm nông nghiệp cao).

Theo Thiện mỗ, khát vọng mà ông Bình khuyên là khát vọng làm tiền, nhưng nói trắng ra thì nghe kỳ cục, nên phải cho một cái võ bọc là làm cho VN sánh với năm châu bốn bể, thoát khỏi thân phận một nước nghèo nàn lạc hậu.

Bạn ráng mà nghe theo lời ông Bình đi...

***********************************************************************************

8/10/2014: Tối mịt...

Nghe nói, ngày hôm qua là sinh nhật TT Nga Putin. Cô thư ký toà bạch ốc Mỹ từ chối chúc mừng sinh nhật Putin. Không biết thực hư thế nào? Nếu đúng thế, thì Mỹ cay cú Putin vì chuyện gì ta? Chúc mừng sinh nhật các giới lãnh đạo chỉ là một thủ tục ngoại giao.

***********************************************************************************

7/10/2014: Tối

Các bạn đã thấy người ta dùng container phế thải để làm nhà rẽ tiền và nhanh gọn khi xây dựng. Theo Thiện mỗ, có 3 nơi có thể ứng dụng: (1) làm các cầu tiêu giá rẽ, không phải loại cầu tiêu 600 triệu như ở Quãng Ngãi; (2) ở vùng đồng bằng SCL các dòng sông bị lở hai bờ do khai thác cát quá lô. Một số nhà bị cuốn trôi do hàm ếch. Tại sao không dùng container với phao ở dưới gầm nền. (3) các vủng miền trung có thể sữ dung container làm nơi trú ẩn.
Phải vận dộng các KTS và kỹ sư xây dựng và nhà thiết kế nội thất nghiên cứu vấn đề này.


***************************************************************************************************
7/10/2014:  Sáng sớm tinh sương

Bầu cữ ở Brazil. Rốt cuộc bà TT Dilma Roussef, mặc dầu dính vào nhiều chuyện tham nhũng, nhưng vẫn dẫn dầu cuộc đua, theo sau là một ông kinh tế gia có khả năng. Còn bà Marina Silva mà dư luận cho là sẽ đánh bại đương kim TT Brazil thì bị loại. Tới giờ chót, cữ tri xem ra Marina Silva không có đề cương chính trị nhất quán, thay đổi ý kiến xoành xoạch. Thế là qua 26/10 này, dân Brazil lại phải đi bầu lần 2. Tất cả 3 ứng cữ viên TT đều thuộc các đảng lao động, hoặc XHCN màu sắc khác nhau. Không thấy bỏng dáng phe thân Mỹ, tư bản. Brazil vẫn còn cay cú trong việc Nữ TT Dilma Roussef bị Mỹ nghe lén, do Snowden tiết lộ.

***************************************************************************************************
6/10/2014: Sáng..

TT Mỹ Obama vừa mới tuyên bố: "không có vấn đề gì trên thế giới mà không cần đến tay người Mỹ". Nghĩa là, nểu anh không biết đi cầu tiêu hoặc không có cầu tiêu, thì cứ phone cho chánh phủ Mỹ hoặc ông Obama họ sẽ đến dạy cho cách đi cầu hoặc họ sẽ đến xây cầu tiêu cho. Yên tâm. Người Mỹ rất đáng tin cậy hơn Nga hay TQ.

***************************************************************************************************
5/10/2014: Tối

Ngày hôm nay, Brazil đi bầu tổng thống. Cái mới lạ, kỳ này ngoài việc bà TT đương quyền ra tranh cữ, thì có một gương mặt nữ mới lạ tên là Marina Silva, năm nay chỉ 28 tuổi, và tranh đấu cho Đảng XHCN Brazil. Đặc điểm của nhân vật nữ này là cô ta mới bắt đầu đi học chữ vào lúc 16 tuổi, và trước tuổi 16, nghề của cô ta là osin. Theo dư luận, Marina Silva có thể đánh bại bà TT Dilma Roussef. Marina Silva được mệnh danh là évangelique, nghĩa là một nhà truyền giáo. Bạn hiểu thế nào rồi: XHCN đối đầu TBCN trong thời buổi này, đối với các cậu trẽ VN là vò tưởng.
Hãy đợi đấy.

***************************************************************************************************

4/10/2014: Chiều

THẤT NGHIỆP, ÔI LÀ LÀ THẤT NGHIỆP

Chắc bạn đã nghe lãi nhãi, theo báo cáo của ILO (International Labor Organization), thì năng suất lao động của VN là 1/15 so với công nhân Singapore. Khi nghe như thế, chắc là tự ti lắm phãi không,vì cho rằng quốc tế phán là không sai. Rồi bạn lại nghe cái loa của Bộ Lao Động bảo rằng tỹ lệ thất nghiệp ở VN, tính theo chỉ tiêu ILO (lại ILO...) là 1,84%, một con số rất lý tưởng so với 12% ở Pháp, hoặc 9,7% ở Mỹ. Có người định kiến về những phát biểu của chính quyền, thì cho là con số đánh sai dấu phãi, 18,4% thay vì 1,84%, hoặc là con số tô hồng. Thế là bạn lại đâm ra nghi ngờ. Nghi ngờ chuyện này, tự ti chuyện kia, ... chả bao giờ tin vào cuộc đời. Đúng không?

Chắc có lần bạn đã nghe nói một báo cáo của WB (World Bank) bảo rằng VN phải mất 50 năm mới bắt kịp Thái Lan, hoặc phải 150 năm mới bắt kịp Singapore. Chẳng khác nào bảo bạn phãi 1.000 năm mới giàu bằng Đặng Thành Tâm, hoặc 500 năm mới bằng bầu Đức. Đúng không? Theo Thiện mỗ (TM) thì những báo cáo của ILO, WB, IMF về VN dều là vớ vẫn, muốn làm cho dân VN tự ti, NN ta tự ti để họ có thể dễ dàng tư vấn VN đi theo con đường họ muốn dắt đến.

Bây giờ, TM xin thử phân tích vấn đề, như vậy TM mới có gan tuyên bố các báo cáo của ILO, WB, IMF về VN đều là vớ vẫn.

(1) bạn thử hỏi các bạn bè Việt kiều khắp tứ xứ, năng suất lao động của họ ở ngoại quốc có thua gì dân bản địa hay không. Họ sẽ trã lời là không cho mà coi.

(2) nếu năng suất lao động VN chỉ bằng 1/10-1/15 so với Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mã Lai thì tại sao các nước này chấp thuận cho lao động VN sang làm việc. Tại sao Nhật Bản có chương trình đào tạo nữ điều dưỡng VN qua làm việc tại Nhật. Bạn trã lời giùm TM. Đừng bảo người ta thương hại VN hoặc cảm phục VN là đã đánh Tây đuỗi Mỹ nên tuyển lao động VN.

(3) bạn nào quen làm kế toán giá thành trong các xí nghiệp chắc biết chi phí công lao động nhân viên chiếm 30-35% giá thành sản phẩm. Do đó các công ty FDI thường quan tâm đến tỹ lệ này để quyết định đầu tư ngoài yếu tố thuế, giá thuê mặt bằng, hoặc ổn định chính trị v.v.. Do đó, ta thường nghe đến câu FDI chịu đầu tư vì "giá nhân công rẽ", và tình hình chính trị ổn định. Nếu năng suất lao động VN mà thua 15 lần so với Singapore, trong khi GDP Singapore là 25 lần hơn VN, thì Singapore dại gì qua VN đầu tư.

(4) bình quân lương nhân viên ở Singapore vào khoảng 2.500 đô/tháng. Theo thước đo của TM là 1:8 thì lấy 2.500 chia cho 8 thì tìm ra lương bình quân của nhân viên VN, là xấp xĩ 300 đô, nhân cho 22.000 đồng thì lương VN bằng khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Bạn thữ hỏi xem bạn bè bạn lương họ bây giờ là bao nhiêu khi thời hoàng kim của ngân hàng đã qua. TM đoan chắc là trên 6 triệu đồng.  6 triệu tương đương với 2.500 đô ở Singapore, và nếu năng suất bằng 15 lần thua, thì công nhân viên VN chỉ nên nhận 400.000 đ/tháng, bằng chỉ tiêu nghèo ở nông thôn. Vô lý phải không bạn.

(5) bây giờ nói qua chuyện thất nghiệp. Ở các nước phát triển Á Âu Mỹ, thì chỉ tiêu thất nghiệp cho phép đánh giá tài nghệ lãnh đạo của một đảng cầm quyền trong việc phát triển đất nước. Thất nghiệp bết bát thì xã hội mất ổn định,thì qua kỳ bầu cữ kế tiếp đãng cầm quyền chỉ có nước về nhà đuổi gà (nếu có) cho vợ. Do đó, vấn đề thống kê thất nghiệp là rất quan trọng. Đảng đối lập bao giờ cũng ngó chăm bẵm con số tỹ lệ thất nghiệp để mà có cớ chỉ trích đảng đương quyền.

(6) như vậy, người ta đề ra một quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ này được hình thành bởi tiền bảo hiểm do cơ quan NN, do công nhân viên, và do xí nghiệp đóng hằng tháng. Quỷ sẽ do bộ Lao Động quản lý. Như vậy, ai đi làm cho NN, cho một xí nghiệp, v.v... đều có thẽ bảo hiểm xả hội. Khi bị thất nghiệp thì đến bộ LĐ để lãnh tiền thất nghiệp, và được đề nghị một việc làm mới. Nói tóm lại, thì các thông tin thất nghiệp, quỹ bhtn rất chính xác vì bị quản lý bởi máy tính. Đó là chuyện của người ta ở nước ngoài. Còn chuyện của mình, thì khỏi phải nói là có vấnđề.

(7) ở VN, theo TM biết thì chỉ 40% công nhân đi làm cho NN, cho xí nghiệp tư nhân, còn 60% thì làm nghề tự do: lái xe ôm, bán xôi chè, bán chè trái cây, bán đủ thứ thượng vàng hạ cám. Như vậy, chỉ 40% công nhân có thẻ BHTN, còn 60% còn lại là không có trong thống kê. Nếu bạn tạm cho tỹ lệ 1,84% như BLD khai báo đối với tỹ lệ 40% áp dụng cho 60% còn lại, thì bạn sẽ có tỹ lệ 4,6% cho toàn bộ 100% công nhân, xem ra cũng hợp lý. Bạn nên biết, người VN rất năng nổ. Người Pháp hồi trước hay khen là dân VN có một "hệ thống D" (systeme D, D do tắt chữ débrouillard, là xoay xở), nghĩa là "xoay xở" rất giỏi, không chịu ngồi yên chờ chết. Cách tổ chức xã hội ở ngoại quốc sẽ không cho phép người dân chạy xe ôm, sáng bán xôi chiều tối bán chè, bán trái cây dọc lề đường, thu mua ve chai, v.v.. như ở VN. Do đó, tóm lại, việc thất nghiệp không hề là vấn đề đối với VN. Mà phải nói phụ nữ VN rất giỏi xoay xở hơn đàn ông.

(8) nếu có một nơi năng suất lao động không cao, rất tồi tệ là: đó là trong giới công bộc NN. Hình như công chức ta bây giờ đang làm việc trong các quán cà phê,nhà hàng, khách sạn, v.v.. Các cơ sở này hình như bao vây trụ sở UBND đủ mọi cấp. Công văn, hợp đồng, kế hoạch sẽ được bàn luận, ký kết.. trong các quán, nhà hàng, khách sạn. Do đó, khi nói khai thuế ở thuế vụ phải mất 500 giờ (hay ngày ?) thì đúng là năng suất thua Singapore mấy trăm lần. Và cũng do đó, từ 20 năm nay người ta hằng năm đòi cải cách hành chánh lên, cải cách hành chánh xuống. Làm TM nhớ đến danh ngôn miền Bắc đang chinh phục miền Nam. Dân Bắc dạy dân Nam rằng: "chuyện nhỏ không làm khó (khó dễ), lấy chó mà ăn". Rất thấm thía phải không bà con. Thôi, hãy đợi đấy.

****************************************************************************************************

4/10/2014: Sáng, trưa

Bạn có tin nổi không: ở Pháp, một báo cáo chính phủ cho biết: 5 triệu gia đình (=11,5 triệu người, 20% dân số) không đủ tiền để trã những hoá đơn điện gaz, nghĩa là việc sươi ấm vả chiếu sáng trong gia đình sẽ không được bảo đãm. Thế là, chính phủ Pháp đang tự hỏi lấy tiền đâu để tài trợ cho những gia đình khốn khỗ này, trong khi nợ công của Pháp đã vượt quá 100% GDP (VN là 57%, theo báo cáo của chính phủ).

****************************************************************************************************

3/10/2014:  Sáng chưa ăn sáng

BIỂU TÌNH Ở HỒNG KONG

Mấy ngày nay, chắc bạn đã theo dõi cuộc biểu tình ở Hồng Kông (HK). Một cuộc biểu tình, thông qua Internet, điều khiển bởi một cậu sinh viên 17 tuổi và một ông linh mục công giáo già 81 tuổi. Lý do: không chấp nhận danh sách do Bắc Kinh đề cữ đối với chức vụ đứng đầu HK. Bắt chước chiếm phố Wall của Mỹ, người trẻ hô hào chiếm trung tâm thương mãi thành phố. Do đó, Nga mĩa mai nói vụ này là do Mỹ xúi bẫy giống như Mỹ đã làm ở Ukraina vào đầu năm này. TQ đang lo, không muốn lập lại vụ Thiên An Môn năm 1989, nên tạm thời chỉ dùng lựu đạn cay, cảnh sát cấm dùng súng đạn. Mà cũng vui: dân biểu tình, phần lớn sinh viên, họ chỉ nằm lỳ hoặc ngồi bệt xuống đường chận các ngỏ đường váo trung tâm, tay nhìn vào điện thoại di động để thông tin liên lạc với cơ quan đầu não. Tuyệt đối không phá phách, không gây hấn với cảnh sát và giữ vệ sinh đường phố sau khi ăn uống. Mùa này là mùa mua sắm ở HK của dân TQ đại lục. Trung tâm mua sắm bị sinh viên phong toả, thế là tiểu thương, siêu thị mất cơ hội buôn bán, nên cũng bắt đầu hậm hực chống người biểu tình. NN HK thất thu thuế nhưng biết làm sao. Bắc Kinh ra lệnh án binh bất động, chờ xem đối phương vờn nhau thế nào, chuẩn bị gởi "khâm sai" dàn xếp vụ việc. Vì ở Tân Cương, dân đang chuẩn bị nổi loạn, và dân thánh chiến IS ở Trung Đông cũng đang rục rịch chơi TQ. Trong vụ này, Nga là người được lợi theo thời gian, tạm thời được giãi vây khỏi sự phá rối của Mỹ trong vụ Ukraina. Hiện thì dân biểu tình sợ phong trào xì hơi, và Bắc Kinh cũng chỉ chờ có thế thôi: lựu đạn xịt.

Sao, mấy cậu trẽ VN, thấy thế nào? Ngó người lại ngẫm đến ta, đi đến kết luận gì cho mình chưa? Hay lại chưỡi đỗng vài câu rồi lặng lẽ rút lui.


HO NHÂN: Con đã đọc 1 bài phân tích trên BBC, VN mình chẳng qua là chưa tới lúc chín mùi ông ạ. Ông nhìn vụ bạo loạn ở Vn vừa rồi là 1 VD , dân trí còn ngu dốt, còn nghèo, còn tham thì sẽ có phá phác cướp bóc, hôi của thôi ông. Thêm nữa số lượng giới trẻ Vn giờ số đông ngoài quan tâm showbiz, hotboy,hotgirl , vật chất thì họ ko quan tâm mấy đến chính trị ông ạ

Ho Nhan: nhìn lại lịch sữ cận đại của VN, thì ôn tin rằng tự nguyện dân VN không thích biểu tình. Hồi trước, ở miền Nam, thường chỉ có sinh viên biểu tình do VC giật dây đàn sau. Những LV Nuoi, HT Mẫm là người của VC. Vì suy bụng ta ra bụng người,chính phủ hiện thời không bao giờ cho phép biểu tình, vì sợ bọn phản động, nhất là từ Mỹ, xách động người biểu tình theo ý đồ của mình. Trường hợp nhãn tiền là ở Ukraine. Các nhân vật chóp bu củ chánh quyền Kiev là những ng cầm đầu biễu tinh ở maiden do Mỹ tài trợ. Còn vụ bạo loạn ở Bình Dương vừa rồi, theo suy nghĩ của ông, là do NN giật dây dể dằn mặt các cty TQ, đồng thời chịu bồi thường là để xoa diu dư luận ở TQ. Chính trị là ma quỷ.

TRẦN HƯƠNG: Giới trẻ VN ngày nay có một LÝ TƯỞNG SỐNG khác thời trước,họ thực tế hơn(cháu tránh từ thực dụng vì nó có vẻ hơi nặng nề và cũng không hẳn như vậy,theo cháu nghĩ),vì quá khứ đã cho họ 1 bài học giá trị,và họ sợ mình lại theo vết xe đổ của 1 số tiền bối - không muốn trở thành 1  quân bài cho bất kỳ ai!Thưa chú,tùy môi trường trưởng thành mà người trẻ tuổi có nhận định và định hướng khác nhau về cuộc sống,cháu nghĩ thế ạ!

DQT trả lời Tran Huong: "giới trẻ VN ngày nay có một LÝ TƯỞNG SỐNG", theo ông từ "lý tưởng" là hơi cường điệu. Đúng ra một cung cách sống khác với thế hệ các ông. Mà phải thế, nếu không thì sao gọi là tiến bộ. Người xưa đã có câu "con hơn cha là nhà có phúc", nhưng còn tuỳ là hơn ở cái gì mới được chứ. Tôi có ông anh cả đi kháng chiến hồi 1945. Như mọi gia đình thời ấy con trai ai cũng bị kêu gọi "gát bút nghiên, lên đường tranh đấu". Không biết học làm tham nhũng, nên khi về hưu chả có xu ten nào ngoài tiền hưu và một căn nhà chung cư tiền chế kiểu LX. Cũng may là tôi biết tình thế, 10 trườc khi anh về hưu, tôi đã tặng anh tiền mua đất và mua nhà. Đảng bộ hỏi lấy tiền đầu mà mua nhà, tham nhũng hả. Ông anh phải trình ra thư từ của tôi năn nỉ anh nhận tiền mà xây nhà. Anh có thằng con trai, cháu đích tôn quý lắm. Khi ra trường ngành IT, nó cũng như bao cô cậu trẽ khác ở miền Bắc đã chưỡi cha mẹ mình sao chọn cái chũ nghĩa gì mà con cái cứ mạt vận, nghĩa là không cho nó làm ăn theo kiểu TB. Thế rồi, đổi mới của ông Ng V Linh đến. Ai nấy tha hồ bung ra làm giàu, bắt chước mấy tay ở LX, Ukraine về. Thằng con trai bỏ ngành IT, ra làm ăn. Xin bố cho mượn cái nhà ra cầm ở ngân hàng dể có vốn làm ăn, để chứng tỏ là mình hơn cha minh cù lần theo cái đảng mắc dịch. Làm ăn thế nào, nợ ngân hàng lên đến 7 tỹ. Thế là ông anh đành phải gạt nước mắt cho thẳng con bán nhà, trả nợ ngân hàng, còn lại chút ít di cư vào Phan Thiết, xây lại nhà mới về hưu. May là cái nhà bán được giá, chi trong gang tấc trước khi nổ khủng hoảng BDS. Kể ra câu chuyện, để cho biết là thế hệ chúng tôi khi trước tranh đấu là tranh đấu dành độc lập, chứ không nghỉ gì khác. Bây giờ trách chọn sai chế độ là không công bằng (tôi ở miền Nam, nên không phải CS). Thằng con ông anh đi làm kinh tế kiểu thị trường, rốt cuộc làm dc trò trống gì không, hơn cha nó gì không. Và khi nó đi làm kinh tế, thì nó biết trước con đường nó chọn, chứ ông anh tôi đi kháng chiến đâu có biết là phải mất 30 năm mới kết thúc. Sao trách thế hệ đi trước bảo là chọn lầm đường. Bây giờ thằng con đã tự do chọnđường nhưng đã làm được gì. Do đó, nhận định và định hướng khác nhau về cuộc sống của tuổi trẽ là điều phải làm, vì con hơn cha là nhà có phúc, nhưng đừng đánh giá sai hành động của ng đi trước. Thế thôi.

TRAN HUONG: Vâng!Cháu chỉ nói lên nhận định của mình về "quan niệm sống" của một số (khá lớn) giới trẻ ngày nay và có một chút "biện hộ"cho họ,cháu không có ý đánh giá ai đúng,sai...vì môi trường trưởng thành - mà xã hội có ảnh hưởng rất lớn - sẽ tác động đến quan niệm,hành vi của con người rất nhiều ạ!
Chúng ta vẫn thường nêu những tấm gương "ý thức cao,trách nhiệm lớn" của công dân Nhật Bản,cháu nghĩ đó chính là hệ quả của sự giáo dục mà gia đình và xã hội đã đặt lên công dân của họ từ tấm bé,và giáo dục ở đây còn là nêu gương chứ không chỉ là lý thuyết đâu ạ!
Cháu rất hiểu và cảm ơn những điều chú đã chia sẽ ở trên ạ!

DQT trả lời Ho Nhan:: cậu nói: "giới trẻ VN giờ đây số đông, ngoài việc quan tâm đến showbiz, hotboy, hotgirl, vật chất, thì họ không quan tâm mấy đến chính trị". Ông hiểu vấn đề.
Không biết HN có thuộc dân IT không. Bên IT có một nguyên lý duy nhất là IPO: I là input, P là process, còn O là output. Ông Đổ Mười, không biết dân IT nào mớm cho ông ta, quen gọi I là đầu vào, O là đầu ra, còn P là hộp đen (black box). Nếu ta muốn O là gì, thì phải tìm ra cách xữ lý P dựa trên những I nào đưa vào. Nói nôm na, muốn ăn cơm, thì phải có gạo, có nước, có lữa. Nếu nước nhiều hơn gạo thì lo mà ăn cháo. Nếu đủ nước, đủ gạo, nhưng lữa nhiều quá thì chờ ăn cơm khê cơm sượng. Nói dùng đúng cách xữ lý, P, thì mới có cơ hội ăn cơm ngon. Theo ông, P là chính trị. Chọn đúng I, đúng O và P là làm chính trị. P là cách coding với nhiều logical path, nhiều decision phãi chọn đi theo nên nó làm điên đầu con người ta, do đó người ta không thích làm chính trị.
Thử suy ngẫm xem ông nói có đúng không.

****************************************************************************************************

2/10/2014: Tối, gà đang lên chuồng...

Ngân Hàng HSBC, Anh, vừa cho biết chi phí học tập hằng năm cho sinh viên ngoại quốc tại các nước này. Có vài nước Thiện mỗ đánh dấu hỏi là không có báo cáo của HSBC. Bạn thử sưu tầm, rồi cho anh em biết.
Trên bảng này, con số đầu tiên là chi phí học tập sinh sống do HSBC cung cấp. Các con số đi sau là Thiện Mỗ sưu tập trên Google. Dấu ? cho biết là số tìm chưa ra.

Úc: 42.093 đô; du học sinh VN ở Úc là 22.462 (2013) đứng thứ 4 trên 462.411 sv ngoại ở Úc
Singapore: 39.929 đô; du học sinh VN ở Sin là 10.000 (2013) đứng thứ ? trên ? sv ngoại ở Singapore
Mỹ: 36.656 đô; du học sinh VN ở Mỹ là 16.098 (2013) đứng thứ 8 trên 820.000 sv ngoại ở Mỹ
Anh: 36.564 đô
Hong Kong: 35.000 đô
Canada: 29.957 đô
Pháp: 16.777 đô; du học sinh VN ở Pháp là 2.500(2013), đứng thứ ? trên 220.000 sv ngoại ở Pháp
Malayia: 12.945 đô
Đức, Tây Ban Nha: 6.285 đô
Ấn Độ: 5.642 đô
Nhật: ?; du học sinh VN ở Nhật là 3.590 (2010) đứng thứ thứ 4 trên 141.700 sv ngoại ở Nhật.
Hàn quốc: ?
Nga: ?; du học sinh ở Nga là 6.000 (2013), đứng thứ ? trên ? sinh viên ngoại ở Nga.

Xem ra số sinh viên VN du học nước ngoài là 100.000 người chứ không phãi là 40.000 như Thiện Mỗ đã viết trước đây trên FB của TM. Số sinh viên VN ở Úc là nhiều nhất. Rứa mà người ta than nghèo. Nghĩ cũng lạ, người VN.

****************************************************************************************************

2/10/2014: Sáng

SOẠN SGK THẾ NÀO CHO TỐI ƯU BÀ CON.

Vừa rồi theo tổ chức đánh giá PISA, dân ta giỏi toán lắm, nhất là ta đã có bữu bối toán học, ông Ngô Bảo Châu. Tên ông ta đã là một châu báu toán học. Thế mà sao cái vụ tính giá phí thay đổi biên soạn SGK mà bộ GDDT đề nghị từ 37.000 tỹ bây giờ xuống còn 800 tỹ, còn lại thòng thêm một câu: là những chi phí sẽ phát sinh trong tương lai chưa tính đến. Không thấy ông NB Châu lên tiếng. Bây giờ ông Văn Như Cương, mặt mày phương phi với bộ râu bạc trắng như một đạo sĩ từ trên núi xuống phán như sấm rền là 800 tỹ còn quá cao, 200 tỹ là vừa đúng. Nhưng ít nhất ông này còn đưa chi tiết giá phí từng hạng mục. Còn Bộ thì đưa ra một cái cục 800 tỹ cho đại biểu QH biểu quyết. Có một chi tiết kỳ cục của ông Cương làm Thiện mỗ giật mình: chi phí soạn một tiết là 1 triệu đồng. Nó giống như xây cái cầu tiêu 20m2 ở Quảng Ngãi 600 triệu. Thể mà ta có không biết bao nhiêu nhà toán học rất giỏi về bài toán tối ưu. Xem ra nếu bài toán soạn SGK giao cho các nhà toán học tham gia thì còn gì để ai đó chấm mút, phải không bà con.

***************************************************************************************************

30/9/2014: Chiều

Trong suốt 21 năm trời, Bill Gates vẫn là người giàu nhất thế giới, với tài sản lên đến 81 tỹ đô. Muốn vào danh sách Forbes 400 người giàu nhất ở Mỹ, phải có một tài sản 1,55 tỹ đô.  Trong năm này, người giàu nhanh nhất là Mark Zuckerberg. Tài sản của anh ta tăng 15 tỹ chỉ trong năm 2014 (trong khi ấy, Bill Gates chỉ giàu thêm 9 tỹ đô) làm Mark Zuckerberg nhảy vọt lên bậc thứ 11 với 34 tỹ đô. Năm nay có 143 tỹ phú Mỹ rời khỏi danh sách Forbes 400, trong khi có 43 người lọt vô danh sách. Nhìn chung, năm 2014 này, tỹ lệ tăng trưởng tài sản của người giàu ở Mỹ là 15% trong khi GDP của Mỹ ước tính vào khoảng 2,5%. Ở Mỹ, bây giờ Giàu thì giàu thêm, nghèo cũng lại nghèo thêm.

***************************************************************************************************
Chưa viết xong

Có người gởi lên FB của Thiện mỗ (TM) một câu (không biết có phải là thơ hay không) như sau:

Tiền bạc nhà cữa rồi cũng là của con cái
Địa vị là tạm thời, vẽ vang là quá khứ
Chỉ có sức khoẽ là của mình

Cũng có người gởi lên FB của TM một câu nói là của Bill Gates, đại khái như sau:

Nếu anh sinh ra là một người nghèo hèn (nghĩa là không xu dính túi), đó không phải lỗi tại anh,
Nhưng nếu khi anh lìa khỏi đời này không để lại xu ten nào, thì đúng là lỗi tại anh.

Không biết bạn nghĩ gì khi nhận được hai câu nhắc nhở kể trên vào những thời điểm khác nhau, bây giờ kết hợp lại để suy gẫm. TM suy nghĩ như thế này, mặc dù đang bận tụng chân kinh ERP. Bạn thử đọc xem.

Bạn cứ xem hai câu kể trên như là hai nguyên lý của cuộc đời, một câu do ai đó viết ra không biết, một câu do ông nhà giàu nứt khố đổ vách ngành tin học, Bill Gates, phán ra. Đúng hay sai, thì chưa biết, nhưng dân VN ta, người xưa, có câu: "Vai mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá, người nghe rầm rầm". Do đó, các cô các cậu trẽ VN ta thì sẽ khoái câu của Bill Gates, biểu tượng của sự thành đạt của thời @, Bill Gates mang một túi bạc nặng đến 83 tỉ đô.

Cái câu đầu tiên ám chỉ loại người VN đang bị ám ảnh dày vò bởi đồng tiền, lo kiếm tiền như điên, chạy theo danh vọng tiền tài, không kể đến sức khoẽ (vì thâu đêm suốt sáng dự các bàn tiệc ký hợp đồng hợp tác) để rồi khi lăn ra bệnh, mới suy ra là câu nói này chí lý.
Sau biến cố 1975, người trẽ miền Nam ở lại (không di tản vượt biên ra ngoại quốc) hoà nhập với dòng người từ Bắc vào, được cỗ vũ lối sống vì tiền là mục đích tối hậu. Trước 1975, dân miền Nam không hề biết cái phong bì là gì cả. Một cô cháu, người Hà nội vào Nam tránh tham nhũng, vừa mới đi đẽ ở Từ Dũ. Trước khi đi phải chuẩn bị sẵn 4 cái phong bì. Sao mà lắm thế, TM hỏi. Cô cháu cười không trả lời. Ôn biết rồi mà cứ hỏi, chọc cháu.

**************************************************************************************************