Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

BÀI FB THÁNG 11/2014



19/11/2014

DỰ ÁN ERP: DƯ ÂM

Một người quen, sau 5 tháng, vừa mới biết tin Thiện Mỗ đứt gánh giữa đàng về dự án ERP, nên viết cho TM cái thư an ủi, như sau:

"Còn về việc ông hợp tác với giảng viên viết dự án ERP, con đã không ưng ý ngay từ đầu vì con biết thực trạng của giảng viên VN, nói thôi, chứ làm không được mô. Trên khắp đất nước VN này, ông tìm giảng viên, đâu đâu cũng giống nhau, vì họ chẳng sáng tạo, họ là các máy dạy.

Nhưng ông nói phải từ từ, nếu không đi thì khi nào cho tới đích. Nên con nghĩ họ cũng đi được và cọ xát được những bước đầu tiên, sẽ có ích cho việc dạy và học của họ về sau.

 Nên 105 triêu, theo con, cũng đáng để mất.

Ông phải tự hào là ông dám làm việc mà 90 triệu người dân VN ko ai dám làm.

Nước mình cần dân chủ, và điều cốt yếu nhất trong dân chủ là tính minh bạch trong tiền bạc. Nếu đấu tranh cho dân chủ mà chỉ nói miệng, đấu tranh bằng miệng thì chẳng đi đến đâu. Dân chủ cần tính minh bạch. Và dự án ông làm nếu thành công là một cuộc cách mạng thực sự để tiến đến dân chủ nên con mong ông đừng bỏ cuộc."

Các bạn thấy không, chưa chi mà người ta đã gán cái dự án ERP của TM vào một phạm trù chính trị, mà chưa bao giờ TM liên tưởng đến. 

Ai nói chi thì nói, ý của TM thì nhất quyết làm cho xong dự án, trước khi nghẻo.

********************************************************************************

15/11/2014:  Chiều

Năm ngoái, ngày  22/11/2013, nước Mỹ đã kỹ niệm 50 năm tổng thống Hoa Kỳ Kennedy bị một tên vô danh tiểu tốt ám sát, với lý do không thể biết đến. Trong lịch sữ nước Mỹ, đây là lần thứ 4 một tổng thống đương nhiệm bị ám sát. Trong lịch sữ các nước trên thế giới, Mỹ là nước rất nguy hiễm đối với những nhà lãnh đạo: họ dễ dàng bị ám sát, bởi một tên vô danh nào đó, và với một lý do không giãi thích nỗi một cách hợp lý. Có lẽ đây, là nơi có truyền thống cow boy và mafia Ý. Và nước nào dính sâu với Mỹ, các tổng thống nước đó cũng sẽ bị ám sát dễ dàng. Miền Nam VN đã có kinh nghiệm với sự ám sát của Ngô Đình Diệm. Các nước châu Mỹ La tinh thì vô số ca, Allende nước Chili chẵng hạn. Fidel Castro, với 170 lần thoát khỏi ám sát bởi CIA. 

********************************************************************************

7/11/2014: Trưa trầy trưa trật
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM. BẠN CHỚ MƠ NHIỀU..
Một ông GS TS phát biểu như sau: ở VN trong giới các nhà nghiên cứu khoa học thì 30% "sáng vác ô đi, tối vác ô về" (nghĩa là có mặt hay không của những người trình độ nghiên cứu khoa học không thay đồi chút nào), 50% không có năng lực nghiên cứu (nên công trình toàn là đạo văn đem cất vào hộc tủ. Vì nếu đem ra ứng dụng thì sẽ gặp rắc rối to về mặt bảo hộ sở hữu trí tuệ, hoặc không khả thi), còn lại 20% thì biết nghiên cứu. Nói tóm lại 80% các nhà mang tiếng là nghiên cứu khoa học nhưng lại vô tích sự. Do vậy, số báo cáo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, VN có rất ít, và chả có chi là nỗi trội đáng được giải Nobel. Nghe nói người ta đang chờ đợi Đàm Thanh Sơn, nhưng lại dưới danh nghĩa người của Hoa Kỳ. Giống như Ngô Bảo Châu là người của Pháp.
********************************************************************************
5/11/2014:  12.25 AM
SÂN BAY LONG THÀNH SO VỚI WTC ONE CỦA NEW YORK
Trung tâm Thương Mại Thế Giới WTC ONE ở New York vừa mới khánh thành, sau 8 năm xây dựng, với 26.000 nhân công. Và bạn có biết trị giá tổng xây dựng là bao nhiêu không: 3,8 tỹ đô. Và bạn thấy nó đồ sộ thế nào, phức tạp thế nào. 
Thế mà, khi nhìn lại dự toán sân bay Long Thành, người ta hét lên 18,7 tỹ đô. Và sau khi xây xong thì chắc chắn người ta kêu là đội giá xấp đôi, như theo thường lệ ở VN, lên 35 tỹ đô. Lúc ấy QH phản ứng thế nào ta. Giống như vụ in SGK, từ 64.700 tỹ xuống còn 670 tỹ. Một sân bay hàng không có gì: vài đường bay, một toà kiểm soát không lưu, một nhà ga hành khách, vài kho sữa chữa máy bay. Hết. So với WTC ONE thì đâu có chi phức tạp. Mà giá hét trên mây: 18,7 tỹ đô chưa xây so với 3,8 tỹ đô xây xong rồi.
Đúng là VN thời hậu chiến
********************************************************************************
2/11/14:  12:35 khuya rồi, ngủ không được

Trong đầu TM sao cứ lởn vởn 3 trái banh, tung lên tung xuống, không chịu đá vào... : (1) sao người Việt ta cứ bị ám ảnh bởi việc làm sao phát triển như Hàn Quốc, và cứ nghĩ rằng trong 40 năm nữa mới có thể bắt kịp Hàn Quốc. Đúng là ảo tưởng. Nằm mơ ban ngày mà không biết. Hàn Quốc bắt đầu phát triển từ 1961 trở đi, trong khi VN mởi bắt đầu phát triển từ 1996 trở đi khi Mỹ bỏ cấm vận. Trên đường đua phát triển, anh đã đi trễ đến 35 năm. Bây giờ anh bắt đầu chạy thì người ta cũng chạy, chứ đâu có bắt chước thỏ con nằm nghĩ chờ anh bắt kịp.  Do đó, nên bỏ cha cái ý nghĩ bắt kịp Hàn Quốc. Và cũng nên bỏ mẹ cái ý nghĩ đi nhờ một ông bộ trưởng Hàn Quốc nào đó qua dạy (cố vấn) trong vấn đề phát triển, như người ta vừa làm thì phải. Có một điểm khác mà ít ai biết hoặc không để ý. Nhật Bản đô hộ Triều Tiên trong 30 năm (1915-1945). Trong thời gian này, Nhật có xây dựng cả một hạ tầng kỹ thuật để khai thác khoáng sản đất đai rất lớn, so với những gì người Pháp để lại là zero. Do đó, khi Nhật Bản rút lui, Hàn Quốc có một cơ sở khoa học kỹ thuật khá tiên tiến để bắt đầu. Còn những gì Pháp để lại là con khố không. Ngoài ra, 30 năm bị Nhật đô hộ, người Hàn Quốc hận Nhật tới xương tuỹ, tới giờ này cũng chưa lảm hoà, nên lòng yêu nước của người Hàn Quốc thúc đẩy họ phát triển chế tạo bất cứ những mặt hàng nào giống như Nhật và tốt hơn Nhật. Còn VN đối với Pháp và Mỹ thế nào, sau cuộc chiến. Chắc bạn đã biết câu trã lời. (2) các ông ngị nhà ta, vừa than là tại sao mà ta vẫn nghèo. Cái điệp khúc ăn mày cứ lặp đi lặp lại, chán bò mẹ. Nếu có thời giờ TM sẽ chứng minh cho thấy là VN chả cỏ nghèo gì cả. Chẵng qua than cho vui để xin ODA. Chứ cái cô nữ hoàng nội y gì đó thể bỏ vài chục triệu đồng mua cái xú chiêng bé tí teo. (3) năng suất lao động VN 15 lần thua Singapore. Người ta nói thế mà cũng tin được, bàn ra tán vào ngay tại nghị trường. 

Thôi khuya rồi, xin hẹn lại khi khác.


************************************************************************************************
1/11/14: Trưa trữa...

THUỴ ĐIỂN CÔNG NHẬN NN PALESTINE SAU 65 NĂM CHẦN CHỪ...


Hôm qua, Thuỵ Điển là nước Âu Mỹ đầu tiên công nhận sự hiện hữu của NN Palestine. Lẽ dĩ nhiên là NN Israel không bằng lòng chút nào. Bảo Thuỵ Điển hành động như ráp đồ gỗ nội thất Ikea.
NN Israel đươc công nhận năm 1948, nhưng NN Palestine thì không. Chĩ mãi đến tháng 11/1988, 40 năm sau tổ chức PLO của Palestine đơn phương tuyên bố sự độc lập của Palestine, mặc dầu Israel quyết liệt ngăn cản. Vào năm ấy, 1988, chỉ có 82 trên 193 nước công nhận quốc gia mới này, phần lớn các nước châu Phi, Trung Đông và khối Sô Viết. Lần lượt các nước châu Á và Nam Mỹ cũng công nhận NN Palestine. Số nước công nhận nay lên đến 135, nhưng tuyệt nhiên các nước châu Âu và Bắc Mỹ và khối anglo saxon nói tiếng Anh thì không. Nay Thuỵ Điển là nước châu Âu đầu tiên phá vở tình trạng này. Có thể nước Pháp là nước thứ 2 rón rén công nhận NN Palestine. Đủ thấy anh hưởng của cặp bài trùng Hoa kỳ - Israel rất nặng lên các nước Âu Mỹ.


************************************************************************************************

29/10/2014:  Chiều

NOAM CHOMSKY NỎI GÌ KHI MỸ RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN...

Ngày hôm nay, 29/10/2014, nhà ngôn ngữ học Mỹ nỗi tiếng, Noam Chomsky, nhân dịp quân lực Mỹ chính thức rút khỏi Afghanistan, sau 13 năm quần xé nát tan nước này với lý do đơn giản là nước này chứa chấp Ousama Ben Laden, bảo rằng chiến tranh Afghanistan mà Mỹ đã phát động là bất hợp pháp và là một tội ác chiến tranh. Ông ta bảo việc "khủng bố" toà tháp đôi tại New York ngày 11/9/2001 được gán cho Ousama Ben Laden và Al Qaeda là một chuyện dựng đứng (vì FBI không đưa ra bằng chứng sau 6 tháng điều tra) và chính quyền Bush đã biết trước vụ này. Mỹ nhân dịp biến cố 11/9 này yêu cầu chính quyền Taliban giao nộp Ben Laden cho họ, Taliban yêu cầu đưa ra bằng chứng, nhưng Bush không đưa ra (vì đơn giản là không có) và đã tuyên chiến với Taliban. Thế là chiến tranh Afghanistan bắt đầu. Noam Chomsky, cho biết 11/9 chỉ là một cái cớ "cho danh chính ngôn thuận" cho việc khai chiến, chứ thật ra Bush và Tony Blair, thủ tướng Anh, hai người này đã chuẫn bị 3 tháng trước đó một cuộc xâm lăng Afghanistan, lý do rất đơn giản: Taliban đã từ chối dự án đường ống dẫn dầu của Uconal (hãng dầu khí Mỹ) xuyên Afghanistan cho phép chở dầu từ biển Caspienne của các nước 
Kazakhstan, Ouzbekistan  và Turkmenistan (các nước LX củ) xuống bán cho Pakistan, Ấn độ, v.v.. Nghĩa là chỉ vì dầu lữa mà Mỹ làm mưa làm gió khắp nơi. Tuyên bố của Noam Chomsky đang làm khuấy động dư luận. Thật ra, từ trước đã có một dư luận như vầy,mà người ta gọi là thuyết âm mưu (complotism). Người ta nghi rằng, chính quyền Mỹ đã chơi trò "khổ nhục kế" theo cách dạy của người Tàu. Nghĩa là tự mình tổ chức cho máy bay thương mãi của mình đâm vào toà tháp đôi, giết 3.000 dân mình rồi đổ lỗi cho Ben Laden, để có cớ mà chiến tranh với Taliban, và với bất cứ nước nào mà Mỹ tuyên bố có chứa chấp AlQaeda. Bây giờ, toàn Trung Đông, nơi nào có dầu lữa, thì cỏ Al Queda, và nơi đỏ có quân đội Mỹ, bất chấp LHQ có bằng lòng hay không. Người ta rất ngạc nhiên là kịch bản khủng bố ngày 11/9 hầu như quá hoàn hảo hơn một phim Holywood. Hai máy bay trúng đích dân sự, còn máy bay thứ 3 tấn công Ngũ Giác Đài (có lẽ cố ý) trật chìa. Noam Chomsky đã nói lên nghi vấn này. 

Trung Đông hiện còn hai nước là Syrie và Iran chưa dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Từ 3 năm nay Mỹ hỗ trợ phiến quân hồi giáo lật đổ TT Syrie, nhưng bị Nga cản trở. Iran cũng thế. Do đó, 
những người ác mồm ác miệng (qua nhiều bài báo mà bạn có thể đọc trên Internet) cũng đang nghĩ rằng NN khủng bổ IS cũng do Mỹ dựng lên để giúp Mỹ lật đổ chính quyền hợp pháp Syrie và Iran. Người ta tự hỏi, NN IS tự nhiên ở đâu mà hiện ra, giống như Al Qeada. 

Thôi, hãy đợi đấy và hãy căng mắt chờ xem.

***********************************************************************************************

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT Ở HÃI NGOẠI KHÔNG ĐOÀN KẾT.?

Các anh chị cãi lộn nhau về việc người VN ở hãi ngoại không đoàn kết thương yêu nhau, nhất là ở Mỹ, rồi so sánh với cách cư xữ của hai dân Nhật, Hàn, để cuối cùng than là: tánh cách của người Việt là như thế thiếu đoàn kết, với cái nhún vai kiểu tây và cái đôi môi chìa ra khinh khĩnh.

Bây giờ, ta thử xem xét số người Việt ở Mỹ. Theo Thiện Mỗ, dân định cư Việt ở Mỹ, mà ta ở đây quen gọi Việt kiều Mỹ (VKM) chia làm nhiều giai tầng (không dám dùng từ giai cấp, vì VKM họ dị ứng từ giai cấp) giống như cái bánh da lợn ngoài chợ. Chắc các bạn không quên cái bánh da lợn. Nếu không biết lên Google mà tra. Cái khối VKM chia làm nhiều tầng giống như bánh da lợn nhiều lớp. Lớp đầu tiên, ta gọi VKM F1, là những sinh viên du học Mỹ trước 1975. Họ tự cho mình là lớp trí thức trẻ miền Nam, bị kẹt ở lại Mỹ vì VN đã trở thành CS. Lớp VKM F1 này mõng vào khoảng 10.000 người, có học thức, kiếm việc làm dễ dàng nên chen chân hội nhập không khó khăn vào xã hội Mỹ. Do đó, họ có thái độ tự tôn đối với đám dân di cư qua sau 1975. Tiếp theo là làn sống dân di cư 1 tuần trước ngày 30/04/1975. Số người lớp VKM F2 này khá đông, vào khoảng 100.000 người trên tổng số 700.000 người di tản vào lúc 75. Họ được phi cơ, trực thăng và các chiến hạm Mỹ chở đì. Họ chưa bao giờ sống với VC một ngày, nhưng được báo chí phương Tây hoan hô là những người đi tìm tự do bằng đôi chân trần, thoát khỏi địa ngục VC.  Nghĩ cũng lạ: chưa bao giờ sống với VC một ngày, mà đã biết địa ngục trần gian VC. Lớp VKM F2 này là ai: họ gồm dân công chức chính quyền VNCH, dân quân đội VNCH, dân tư chức làm việc cho những sở Mỹ, như IBM World Trade, RMK, Hamilton, Shell, Esso, NCR, v.v.. Lớp người này thuộc lớp trung lưu, cỏ tiền bạc. Nhất là dân quân đội. Từ 1955-1975 dân quân đội nắm quyền điều hành, trong thời kỳ Mỹ can thiệp ở VN, họ là lớp người xây dựng nhà cữa cho Mỹ thuê, nên hốt bạc cũng khá nhiều. Nói tóm lại, lớp VKM F2 là may mắn nhất, họ có thể đem đi toàn bộ tài sản, trừ đất đai nhà cữa, qua Mỹ mà không bị cướp giựt. F1 coi F2 bằng nữa con mắt, vì F1 cho rằng Mỹ đã viện trợ quân lực, tiền bạc, vũ khí đạn dược cho F2 mà F2 bất lực không diệt nổi VC, bỏ chạy khỏi VN, giờ đây F1 trở thành vĩnh viễn là kẽ tha phương cầu thực chả khác nào dân Do Thái trước 1945. Dân VKM F2, có tiền bạc, nhưng nghề ngỗng không thể thi thố ở Mỹ, họ đành đầu tư vào những ngành cần ít tri thức, như mở nhà hàng, tiệm nail, tiêm chạp phô, và những nghề không cần học vấn, hoặc có học vấn mà không hành nghề được như cắt cỏ, làm móng tay, v.v.. Nói tóm lại F1 khinh F2. F2 bất cần, vì có tiền họ có thể mua nhà cữa khỏi đi thuê, chỉ cần 15 năm học tập con cái họ sẽ có những địa vị đáng nễ.
Bây giờ, ta qua lớp VKM F3. Họ gồm những ai: những người kinh doanh, nhúng tư sản (như dân người Hoa, Chợ Lớn) bị đánh tư sản mại bản, những quân nhân VNCH không hân hạnh được di tản như dân F2, những người đi kinh tế mới, nói tóm lại những người đã sống với VC một thời gian đủ dài, tự thấy không sống được, nên tự kiếm cách vượt biên. Một cuộc vượt biên không tiền khoáng hậu. Những người này đem theo không biết bao nhiêu tiền bạc, nhưng một phần bị trấn lột bởi những CA vô lương tâm khi bắt họ vượt, một phần bị đúng cướp. Số người VKM F3 này khá đông, vào khoảng 400.000, tới Mỹ thì không còn xu nào.