Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

KHỦNG BỐ LÀ GÌ.


26/1/15: TỐI..

KHỦNG BỐ LÀ GÌ?  - Phần 1

Ngày 7/1/15, tại Paris, Pháp, hai tên được gọi là khủng bố, xông vào một toà soạn báo Charlie Hebdo, dùng súng AK 47, giết đi 11 nhân viên toà soạn chỉ trong vài phút, rồi biến khói hiện trường trong một chiếc xe bị cướp. Sau đó, một tên khủng bố khác đã bắt cóc một số con tin tại một siêu thị Do thái. Thế là 100.000 cảnh sát được tung ra để truy nã và tiêu diệt 3 tay khủng bố. Cuối cùng chúng cũng bị thủ tiêu. Bilan là 17 người chết.

Thế là chúa nhật vừa qua, 11/1/15, gần 4 triệu người Pháp đã được huy động tuần hành trên toàn thể nước Pháp để phản đối việc một nhóm 3 người khủng bố (những người này mang quốc tịch Pháp, sinh ra ở Pháp từ những gia đình di cư hồi giáo), cho rằng họ vi phạm đến quyền tự do ngôn luận của nước Pháp. Cuộc tuần hành có 40 nguyên thủ quốc gia tham dự: thủ tướng Anh Cameron, bà thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Pháp Francois Hollande, thủ tướng Israel Netayahou, và tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, v.v.. Kỳ lạ là tổng thống Mỹ Obama, vắng mặt, cũng như một số lãnh đạo cao cấp Mỹ, như phó TT Mỹ Biden hay ngoại trưỡng Mỹ, John Kerry.  Người ta đã chĩ trích sự vắng mặt của Obama. Cách đây 50 năm, tại Dallas, Texas, cố tổng thống Mỹ JF Kennedy đã bị bắn tĩa chết trong một cuộc diễu hành. Obama chắc không muốn chết như thế, khi vừa rồi an ninh Pháp bị chĩ trích là lõng lẽo.

Tuần hành chống khủng bố. Mà khủng bố là ai? Vừa rồi, cơ quan tình báo Mossad của Israel và CIA của Mỹ đã cho biết 4 nhóm khủng bố đang chuẩn bị khủng bố tiếp các nước châu Âu, Mỹ, Canada và Úc.  Đó là: (1) NN tự xưng hồi giáo gọi là IS, hiện chiếm cứ một phần lãn thổ Syrie và Irak. Nhóm này mới nổi dậy gần đây, có tiền bạc thực lực nhất, với 40.000 quân tự xưng là thánh chiến (djahdist). (2) Nhóm thứ 2 là Hezbollah, là một tổ chức giải phóng dân tộc Palestine chống Israel, hiện trú tại Liban. Nhỏm này bị Mỹ và Israel liệt vào danh sách khủng bố. (3) nhóm thứ 3 hiện ở Yemen, gọi là Al Qaida bán đảo ả rập (AQPA). Chính nhóm này đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ phát động vụ khủng bố vừa rồi ở Paris. (4) nhóm cuối cùng gọi là Al Qaida Maghrebian (AQMI) nằm rãi rác trên 3 nước Algerie, Tunisie và Maroc và sa mạc Sahara. 

Một nhà nghiên cứu triết lý và chính trị gia Pháp, tên là Edgar Morin, đã tóm lược tình hình xã hội Pháp vừa qua. Ông ta bảo, mọi việc có cái nguyên nhân của nó là: nước Mỹ học đòi làm phù thũy (apprenti sorcier) đã quậy mấy chục năm qua, từ 1975, sau khi thất trận ở VN, ở cái vùng Trung Đông, với sự phụ tá của Israel. Hai thầy trò Mỹ/Israel đã quậy cái tổ ong vò vẽ là dân hồi giáo á rập. Các cuộc chiến dài ngắn tại Palestine, Jordanie, Koweit, Iran, Irak, Syria, Libia, Yemen, Afghanistan, v.v.. đều có Mỹ nhúng tay vào trực tiếp hoặc gián tiếp. Rồi các cuộc cách mạng màu ở Ai cập, Algerie, Maroc, Tunisie, .. chưa nói đến Serbie, Ukraine, Tchenia, v.v..

Một người quen trên Facebook, Việt kiều Mỹ vượt biên, khi hỏi ý kiến về NN hồi giáo IS, đang nổi lên như cồn ở Irak/Syrie, anh ta viết như sau: "Thưa bác, đến giờ thì con vẫn chưa tìm hiểu nhiều về nhà nước IS.   Nhưng có một điều mà đa số người dân thế giới (không hồi giáo) đều bị truyền thông tây phương tẩy não (hoặc thông tin một chiều) nên cứ mặc nhiên viện trợ giúp đỡ Isarel đàn áp dân tộc Palestine.  Bao nhiêu đất đai của Palestine cứ bị Do Thái ủi từ từ để thành lập những khu định cư (settlements). Palestine từ vùng westbank cho đển Gaza đã bị khoanh thành từng làng nhỏ như sống trong ngục tù (người do thái bắt chước Hitler đã giam hãm họ trong những ghetto ở Ba Lan, hồi thế chiến 2, nay áp dụng cho dân Palestine). Từ làng này qua làng kia phải bị lính Do Thái khám xét hết sức tủi nhục.... 

Nước Mỹ mỗi năm bỏ ra cả chục tỷ Mỹ Kim giúp cho vài triệu người nước Do Thái.  Nước Mỹ cho dân Do Thái (chia đều đầu người) còn nhiều hơn cho dân nghèo đói nước Mỹ, như Mỹ Da Đen chẳng hạn.  Ứng cử viên tổng thống nào cũng phải đến new-york mà ra mắt các đại gia Do thái này.. Có thể nói rằng 6 triệu dân Do Thái tại Mỹ ảnh hưởng vô cùng đến chính sách của Mỹ.

Người dân xứ Hồi Giáo, nhất là trung đông, thấy xứ xở mình: từ Saudi Arabia, Kuwait, Dubai, Iraq, Jordan... Arab Emigrate...  bị phương tây lũng đoạn tạo thành chính quyền bù nhìn, kêu đâu đánh đó, kêu đâu nghe đó...vì nếu không sẽ bị lật đổ tức khắc.  

Người Hồi Giáo thấy một sự phân biệt lạ lùng.  Israel thì có quyền làm tất cả mọi chuyện, chết một mạng thì la oang oảng, hằng ngày ủi nhà, ủi vuờn của người Palestine xây settlement thì không một Phương Tây nào lên tiếng. Người Palestine chết hàng ngàn cũng không mảy may ngó ngàn tới.  

Những cái bất công này làm người Hồi giáo rất phẩn nộ, và một số đã theo con đường cực đoan khủng bố.  Họ cho rằng khủng bố là vũ khí của người nghèo, người bị đàn áp. Bởi vì nếu họ có máy bay xe tăng tối tân thì ngu gì ôm bom tự sát.

Có lẻ nhà nước IS ra đời trong bối cảnh này, muốn người Hồi Giáo đoàn kết lại, đuổi những chính quyền bù nhìn.. bảo vệ quyền lợi của người Hồi Giáo.  Tuy nhiên có lẽ họ xuất phát từ những thành phần khá cực đoan, ít học, dạng như Khơ Me Đỏ, nên họ đã hành xử khá bạo tàn mà chúng ta không chấp nhận.  Đôi khi họ lại nghĩ rằng phải bạo tàn như thế mới thống nhất, quy về một mối được." (Hết trích).

Đó, bạn thấy một người Việt ở Mỹ, đứng ngoài cuộc, nhìn vào vấn đề đang nỗi cộm ở trời Âu.
Còn bạn thì bạn đang nghỉ gì. Chắc phần lớn các bạn sẽ bảo rằng: ối xì, chuyện thiên hạ ở đâu xa xôi bận tâm làm cái quái gì cho mệt óc. 

Khi nào rãnh TM sẽ tiếp tục phần 2

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015


Khi bậc lão thành IT Việt Nam hỏi


Hầu hết người VN trong nước, nhất là sinh viên và những người theo học công nghệ thông tin (IT) đều biết đến bậc lão thành  Dương Quang Thiện.  Ông và phu nhân người Thụy S(đã qua đời cách đây một năm rưỡi), từ bỏ cuộc sống và công việc bên trời tây, về nước từ năm 1965, thành lập biết bao qũy học bổng cho học sinh nghèo khắp nước. Không chỉ là một  mạnh thường quân nổi tiếng, kỹ sư Dương Quang Thiện (tốt nghiệp kỹ sư điện tử tại Đại học Bordeaux năm 1961, là người VN đầu tiên được IBM tuyển vào làm kỹ sư tin học) còn là tác giả nổi tiếng chuyên về sách tin học với số lượng hơn 50 cuốn.  Chúng ta có thể nói rằng ông đã góp phần tạo dựng nền móng công nghệ thông tin (IT) tại VN.

Nay dù đã 80, ông vẫn còn quan tâm đến việc phát triển IT cho quê hương.   Cá nhân tôi vô cùng xúc động  khi biết được những ưu tư của ông và rất cảm động khi  ông hỏi:


Nếu anh biết là ở VN có vào khoảng 500.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, có nối mạng, nhưng hệ thống thông tin quản lý chưa được hiệu quả.  Người ta chỉ đào tạo programmer,  không biết analyst, developer và  architect là gì. Nhin chung, người ta xử lý dữ liệu bằng tay, với sự hỗ trợ cua Excel. Có vài nơi sử dụng Access. Bây giờ anh làm gì đây?

Tôi xin được chia sẻ hiểu biết hạn hẹp mình như sau:

Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (IT) vào điều hành/quản lý xí nghiệp (tư lẫn cơ quan nhà nước) để có hiệu quả cao vẫn là một thách thức ngay cả những nước tiên tiến như  Hoa Kỳ.  Không ít xí nghiệp phài đương đầu với vấn nạn:  xử dụng những phần mềm khác nhau, dùng ngôn ngữ (programming language) và nền tảng khác nhau (framework), không liên kết dữ liệu (data integration), không tạo ra được hình ảnh (dashboard)  tổng thể hoạt đông của xí nghiệp để ban điều hành (CEO) đưa ra những quyết định tối trọng hoặc kế hoạch lâu dài.

Trước khi được góp ý sẽ làm gì, tôi xin lược qua tình hình chung tại Hoa Kỳ, những giải pháp hiện có, từ đó chúng ta có thể rút ra những điểm ứng dụng then chốt cho hoàn cảnh Việt Nam.

Hầu hết các dự án IT cho xí nghiệp tại Hoa Kỳ (nhất là trong lãnh vực công) đều trễ hẹn, chi phí cao hơn dự tính, không ít trong số đó phải hủy bỏ sau khi tốn bạc triệu usd.  Thông thường nguyên nhân thất bại hoặc không đúng dự tính ban đầu:
  • Quy trình hoạt động, quy tắc của xí nghiệp chưa thống nhất và tinh gọn  (need to standardize and streamline business processes and business rules)
  • Không nắm vững và đúc kết rõ ràng các quy tắc/yêu cầu, (need to capture and document the business rules & business requirements)
  • Đội ngũ IT thiếu sự phối hợp chặc chẽ với nhân viên xí nghiệp để kiểm tra các quy tắc nhẳm bảo đảm phần mềm sẽ được tạo ra đúng yêu cầu ban đầu.  (Business team and IT team coordination and verification)
  • Thiếu người đóng vai kiến trúc sư IT (Solution Architect) để nhìn tổng thể bức tranh mà từ đó điều phối lập trình viên (developer/programmer) và nhân viên IT đặc chủng (User interface designer,database designer, application security specialistr..)
  • Thiếu quản lý dự án tài giỏi (project manager) để nắm bắt những nảy sinh mà bất cứ công trình nào cũng gặp và từ đó đưa ra những bước đi thực tế.
  • ….và rất nhiều trở ngại khác

Từ những khó khăn chồng chất trong việc phát triển/duy trì phần mềm và do công nghệ internet/đám mây (cloud computing) ngày càng hiện đại,  các xí nghiệp tại Hoa Kỳ đang có khuynh hướng sử dụng những phần mềm có sẵn và giảm thiểu hạ tầng cơ sở IT tại cơ quan (reduce IT infrastructure foot print).  Có nhiều xí nghiệp mới thành lập hầu như không có hạ tầng IT hoặc nhân viên IT.  

Sử dụng công nghệ internet/cloud giúp xí nghiệp khỏi bảo trì máy chủ (server) như chống mã độc, sao-lưu/phục hồi (backup/recovery) v.v. Ngay cả máy tính cá nhân cũng được tiết giảm chi phí vì không phải cài đặt nhiều phần mềm.  Chỉ cần công cụ trình duyệt (internet browser:  Firefox, Chrome, IE) là người sử dụng có thể chạy những phần mềm đám mây.

Bất cứ xí nghiệp nào cũng có một số cơ cấu căn bản và sau đây là những giải pháp công nghệ đám mây mà các xí nghiệp có khuynh hướng đang tiến đến áp dụng để giảm thiểu chi phí và phiền toái.

  • Phần mềm văn phòng (office suite):  Đây là phần mềm dùng hằng ngày để lập văn bản, spreadsheet, email.v.v  Google Apps For Business (tương tự google doc/drive miễn phí):  Tuy không thể làm những việc phức tạp như Microsoft Office nhưng hầu hết những việc thường làm có thể dùng Google Apps (bao gồm những phần tương tự như word, excel, powerpoint… + email).  Microsoft cũng có sản phẩm đám mây tương tự được gọi là office 365, tuy nhiên chưa mấy trưởng thành bằng giải pháp của Google.     

  • Phần mềm quản lý xí nghiệp (Enterprise Resource Planning ERP):  Phần mềm này là bộ não của xí nghiệp bao gồm nhiệm vụ:  Kế toán, hoạch định ngân sách, quản lý nhân viên (lương, chế độ), quản lý sản xuất.  Một số sản phẩm đám mây về ERP:  Oracle For E-Business, SAP,  Microsoft Dynamic.

  • Phần mềm quản lý khách hàng (Customer Relationship Management CRM):  Phần mềm này dành cho xí nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng, bao gồm:  kinh doanh sản phẩm, quản lý và phục vụ khách hàng, tiếp thị.  Một số sản phẩm đám mây về CRM:  SaleForce,  Microsoft CRM


Giải pháp nào cho 500,000 xí nghiệp vừa và nhỏ của VN:  

Việc thuê / mua phần mềm của các công ty nước ngoài hiện tại cũng có nhiều giới hạn:  Giá cả chưa chắc phù hợp với các xí nghiệp vừa và nhỏ trong nước.  Phần hỗ trợ người sử dụng cũng không dễ dàng.

Điểm khó khăn nhất cho VN và cho cả thế giới khi ứng dụng công nghệ thông tin là việc tiêu chuẩn hoá, đơn giản hoá quy trình, quy tắc và nguồn máy vận hành.  Không làm được việc này thì khi tạo phần mềm sẽ rất tốn kém, phức tạp  và khó sử dụng đại trà.  
  1. Tiêu chuẩn hoá cho 500,000 doanh nghiệp là điều không thể: tuy nhiên có thể phân loại xí nghiêp, tiêu chuẩn hoá từng nhóm một, tạo phần mềm cho những quy trình đơn giản nhất:  Ví dụ như phần quản lý nhân viên, lương bổng..rồi từ từ tiến xa hơn.

  2. Chú trọng vào việc phát triển phần mềm có thể chạy trên mạng trước (internet/cloud based application).  Việc này giúp xí nghiệp khỏi tốn chi phí duy trì IT bên trong xí nghiệp, hoặc sử dụng IT cho những phần mềm chỉ cơ quan mình mới sử dụng.

  3. Thành lập trung tâm dữ liệu đám mây (cloud VN), nơi đó những máy chủ đã được ảo hoá (virtualize), khả năng bảo mật, sao lưu, khôi phục được tập trung.  Những phần mềm ở mục 1 sẽ được chạy tại đây. Xí nghiệp sử dụng nó chỉ cần máy tính đơn giản có duyệt trình là được.  Chi phí sử dụng sẽ giống như xài điện, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

  4. Để thực hiện mục 1 và 2, VN cần có:
    1. Đội ngũ IT chiến lược:  Giải Pháp Công Nghệ Kiến Trúc Sư (IT Solution Architect), Công Nghệ An Ninh/Bảo Mật KTS (IT Security Architect), Công Nghệ Dữ Liệu KTS (IT Data Architect), Công Nghệ Đám Mây KTS, Server Farm and Network architect…
    2. Đội ngũ IT quản lý công trình (IT Project Manager) và Business Analyst chuyên nghiệp
    3. Highspeed internet connection (đường truyền mạng băng rộng)

Nếu giải pháp IT chưa chín muồi để thực hiện thì việc tiêu chuẩn hoá/ đơn giản hoá vẫn phải tiến hành vì sẽ đem lại lợi ích hiện tại lẫn tương lai.  Làm được điều này sẽ giảm thiểu rất nhiều chi phí và rủi ro khi ứng dụng IT sau này.  Đó là chưa kể đến biết bao tiết kiệm hiện tại dù chưa ứng dụng IT.

Các trường đào tạo IT nên chú trọng đào tạo nhân viên trong mục 4 bên cạnh đào tạo lập trình viên.

Phần mềm nguồn mở miễn phí cho quản lý xí nghiệp (ERP) và quản lý khách hàng (CRM) hiện đang có trên mạng.  Đội ngũ IT VN không cần phải thiết kế từ đầu mà có thể dùng phần mềm mở, tách lọc, thay đổi cho phù hợp với môi trường trong nước.  Hoặc ít ra cũng nắm bắt được những vận hành xung yếu của các phần mềm này.

Thiết nghĩ đây là những ý kiến đơn giản và không tránh phần sai lầm, thiếu sót.  Hy vọng được sự chỉ giáo của độc giả.


Huyền Lam
Mùa thu 2013

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

CUỘC CHIẾN AFGHANISTAN ...


CUỘC CHIẾN AFGHANISTAN KẾT THÚC SAU 13 NĂM QUẦN THẢO VỚI TALIBAN


Trong 30 năm qua, đạo Hồi là đồng minh khách quan của Chú Sam ở Trung Đông. Chính đây là lý do chính đáng cho phép Mỹ can thiệp sâu vào các nước á rập, hoặc là để giúp đở những "người anh em hồi giáo ngoan đạo" đi tìm sự tự do của họ, hoặc ngăn chặn tiêu diệt những "người hồi giáo xấu xa" nguy hiểm đối với sự an toàn của hành tinh. 

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hồi giáo thủ cựu là đồng minh với Mỹ, cho phép Mỹ ngăn cản sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và ảnh hưởng của LX trong thế giới á rập. Ngày 27/4/1978, một cuộc cách mạng (CM) nổ ra ở Afghanistan, với kết quả là Đảng Dân Chủ Nhân Dân Afghanistan lên cầm quyền, kéo theo việc hình thành nhà nước Afghanistan Dân Chủ Cộng Hoà (hơi hướng CS). Những cố gắng cải cách của nước cộng hoà non trẻ cho phép thoát khỏi sự lạc hậu của đất nước Afghanistan bị phe đối lập hồi giáo thủ cựu cản trở chống đối một cách quyểt liệt. Một cuộc nội chiến bắt đầu. Cuối năm 1979, LBXV can thiệp quân sự giúp đở chánh phủ đang nắm quyền. Mỹ không nằm yên. CIA hỗ trợ các nhóm hồi giáo, sử dụng hồi giáo cực đoan để hợp nhất các người hồi giáo chống lại cộng sản LBXV. Người ta ước tính, dưới thời chính quyền Reagan, trong cuộc nội chiến Afghanistan, chính phủ Mỹ đã viện trợ 3,5 tì đô cho phe đối lập hồi giáo. Tới đây, trong cuộc nội chiến 1979, xem như Mỹ đứng về phe hồi giáo cực đoan bảo thủ hữu thần chống lại ảnh hưởng của CS vô thần của LBXV.

Tuy nhiên từ 1979 đến 1989, thì LBSX cũng đã can thiệp quân sự vào Afghanistan, dựng lên một chánh phủ thân CS điều khiển bởi Najibulah. Trong thời gian này, từ 1979-1989, Mỹ đâu nằm yên: họ cũng tích cực giúp đở, hỗ trợ các nhóm được gọi là moujahidine, trong ấy có Talliban. Ngạc nhiên, phải không các bạn. Người Mỹ thua trận ở VN, nhưng họ rút tiã, học được chiến tranh du kích của VC. Lúc này họ truyền nghề chiến tranh du kích học được từ VC cho nhóm Talliban, và trong dịp này Ben Laden cũng đã đươc tuyển dụng đào tạo huấn luyện bởi CIA ở Mỹ. Chiến tranh du kích ở VN xảy ra trên đồng bằng sình lầy sông Cữu Long, nhưng chiến tranh du kích ở Afghanistan thì lại xảy ra trên các đồi núi khô cằn và hang động hiểm nghèo. Ngoài ra, Mỹ đã trang bị cho những phiến quân hồi giáo này những súng phóng lựu Stinger làm cho các trực thăng LX mất tác dụng. Thế là suốt 9 năm trời quân đội LX bị Talliban quần cho tơi tả (tương tự như quân Mỹ ở VN từ 1965-1972 bị VC quần tơi tả), nên qua 1989, Gorbachev ra lệnh cho quân đội LBXV rút khỏi Afghanistan, chấp nhận thua cuộc. Sau khi quân đội LX rút lui, thì Talliban cũng thành công lật đổ và xữ tữ Najibulah. Talliban lên cầm quyền Afghanistan dưới sự hễ hã của người Mỹ. Sau khi LX rút lui khỏi Afghanistan vàTaliban, thì Mỹ ngưng cung cấp vũ khí, nhưng vẫn giữ liên lạc với các nhóm moujahidine. Mỹ cùng với Ả rập Xê út và Pakistan tiếp tục giúp đở Taliban.

Từ 1989, khi quân đội LX rút lui, Najibulah bị lật đổ, cho đến 11/09/2001, ngày toà tháp đôi ở New York bị khủng bố tấn công, Afghanistan nằm dưới quyền kiểm soát của Talliban. Khi toà tháp đôi bị tấn công, thì Mỹ tuyên bố trùm khủng bố Bin Laden (tay sai cũ của CIA) là chủ mưu với sự giúp sức của Talliban. Mỹ bảo có chứng cứ là hiện Talliban nuôi dưỡng bao che Bin Laden ở Afghanistan, nhưng không chịu trưng chứng cứ cho LHQ, giống như với Irak. Thế là Mỹ  huy động một số nước liên quân cùng với NATO gây chiến với Talliban thề quyết bắt cho bằng được Bin Laden. 

Mỹ tuyên bố, chiến tranh ở Afghanistan do Mỹ cầm đầu là một cuộc chiến tranh chống khủng bố. Mục tiêu là bắt cho bằng được Bin Laden, hiện được Talliban che chở nuôi dưỡng ở trong nội địa Afghanistan. Cuộc chiến bắt đầu từ tháng 10/2001, chỉ sau một tháng xãy ra biến cố 11/9/2001 ở New York. Người ta rất ngạc nhiên là việc chuẫn bị cho một cuộc chiến tranh qui mô như thế mà chỉ mất 1 tháng, cuộc chiến kéo dài đến cuối năm 2014 vừa rồi, là 13 năm, với sự tham gia 150.000 quân liên quân (Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, ...) với chi phí 1.000 tỹ đô, và với bao nhiêu người chết, làng mạc tàn phá, v.v.. cuối cùng cũng giết đươc một người là Bin Laden ở... Pakistan, nước láng giềng với Afghanistan. Hay!!! Người ta tự hỏi, quốc tế có Interpol để truy nã tội phạm trên toàn thế giới, sao không nhờ đến Interpol truy nã Bin Laden,và phải mất 13 năm với chi phí 1000 tỹ. Hay! Hỏi thì phải trã lời.

Một nghị sĩ người Pháp tên Jean Luc Mélenchon, đã viết trong blog của ông ta tóm lược như sau: nói chiến tranh Afghanistan là chống khủng bố tiếp theo sau 11/9 tại New York chĩ là cái cớ nói cho vui chơi, chứ thật sự cuộc chiến này chủ yếu là vì dầu mõ từ các nước LX cũ (Turkmesnistan, Afghanistan, và Pakistan). Ông ta viết: "Thật ra, nguyên do việc chuẩn bị quân sự xâm chiếm Afghanistan đã được Mỹ Anh thực hiện nhiều tháng trước ngày 11/9. Vào mùa hè 2001, Mỹ đã gởi những toán quân commandos vào Afghanistan và đã bố trí lực lượng quan trọng ở Ai Cập, trong khi ấy quân đội Anh đã tập hợp lực lượng hãi quân ở biển Oman, chuẩn bị xâm chiếm Afghanistan.  Lý do thực sự xâm chiếm Afghanistan là ở nơi khác chứ không phải vì Bin Laden. Bin Laden không dỉnh líu chi với Afghanistan, mà chỉ trốn chui nhủi trong rừng núi nước này mà thôi. Chắc cũng chả có ai nhớ đến thời ấy, chánh quyền Taliban ở Kaboul đã tuyên bố sau ngày 11/9 là họ sẽ bắt giao nộp Bin Laden cho Mỹ để được xét xữ nếu chính quyền Mỹ trưng ra chứng cứ.  Nhưng bất kể, Collin Powell, đại diện Mỹ trước LHQ đã tuyên bố là Mỹ có chứng cứ là Afghanistan đã dính líu trong việc khủng bố 11/9 tại New York, và sẽ đệ trình chứng cứ lên LHQ. Nhưng những chứng cứ này chả bao giờ tới tay LHQ, và cuộc chiến đã bắt đầu, nên chả ai buồn hỏi tới." (Bạn đế ý việc trưng chứng cứ là Saddam Husein cỏ vũ khí giết người hằng loạt của Powell trước LHQ cũng tương tự như với Afghanistan).

Như vậy, lý do thực sự của cuộc chiến Afghanistan là gì? Ta xem tiếp đoạn văn bản của nghị sĩ Morin, trong blog của ông ta:

"LẼ DĨ NHIÊN LÀ DẦU 
Trong vùng này, diễn tiến các biến cố  cho thấy là lý do là nặng mùi dầu lữa. Sau khi quân đội LX rút khỏi Afghanistan vào năm 1991, thì Hoa Kỳ làm mọi cách để triệt tiêu ảnh hưởng của LX và của Iran trong vùng Trung Á này. Đặc biệt là làm giảm đi sự kiểm soát của 2 nước này trên các dự trữ quan trọng về dầu và gaz đi từ biển Caspienne đến biển Oman đi ngang qua Afghanistan và Pakistan. Muốn thế, Hoa Kỳ thượng với một công ty dầu lữa mang tên UNOCAL, trụ sở tại California, Mỹ. 
Từ tháng 1/2001, phó tổng thống Mỹ , Dick Cheney tự thân hành theo dõi diễn tiến thương lượng này, và bị chính quyền Taliban cản trở. Bạn để ý là khi chính quyền Taliban vừa bị lật đổ, ngày 27/12/2001, thì các nước Turkménistan, l’Afghanistan và  Pakistan đặt tay vào ký thoả thuận tiếp tục dự án ống dẫn dầu. signaient un accord relançant le projet de pipeline. Ngay liền lập tức, Bush gởi qua Kaboul một nhân vật đặc biệt, một cựu cộng tác viên của tổ hợp Unocal, nhà ngoại giao Zalmay Khalizay và tổng thống Hamid Karzaï, ông này cũng là tư vấn của tổ hợp dầu lữa, kể cả bộ trưởng Mõ và Kỹ nghệ tương lai, ông Mir Sediq."

Tới đây, thì bạn hiểu sự thực cuộc chiến vì dầu hoã ở Afghanistan. Tin hay không tin là quyền của bạn.

Cách đây hai tuần người Mỹ đã tuyên bố rút quân sau 13 năm quậy tưng bừng hoa lá, mà không đạt được mục tiêu kễ trên. Một chính quyền bù nhìn của Mỹ đang vật lộn với Taliban, tương tự như ở VN năm 1972, Mỹ rút lui trong danh dự để lại cho Thiệu Kỳ một bộ máy thế nào thì bạn đã biết.

Sau đây là các con số thống kê chưa đầy đủ của cuộc chiến Affghanistan, không biết các con số có biết nói hay không.

(1) 140.000 là số quân nhân khối NATO hiện diện tại Afghanistan cho đến năm 2011. Sẽ chỉ còn lại 12.500 vào đầu 2015 để giúp quân đội Afghan huấn luyện đào tạo.

(2) 350.000 là quân số afghan bảo đảm an ninh trước thù địch Taliban.

(3) 3.485 là quân nhân khối NATO chết tại trận từ 2001 trở đi. Mỹ chết 2.216, bị thương 19.500. Quân nhân afghan chết là 13.700. Dân sự afghan chết 17.000 người.

(4) 1.000 tỹ đô là chi phí chiến tranh do Hoa Kỳ phải chịu. 

Cái vô duyên ở đây là người ta chi 1.000 tỹ đô, cho chết 3.500 người âu Mỹ, cho chết 30.000 dân afghan và 13 năm tàn phá một đất nước nghèo để tìm giết được một trùm khủng bố Bin Laden, không phải ở Afghanistan, mà là ở Pakistan cạnh bên. Mà chả thu chi thêm. Như vậy hiệu năng của cuộc chiến vô duyên 13 năm này là gì. Chịu, không trả lời đươc.