Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

SAIGON ĐẸP LẮM SAIGON ƠI


28/4/2015: Tối

SAIGON ĐẸP LẮM, SAIGON ƠI...

Chắc bà con đã thấy trên Bảng Tin FB của TM mấy tấm hình của Sai Gon trước 1975 và sau 2015. TM muốn cho bà con thấy sự thay da đổi thịt của Sai Gon sau 20 năm (chứ không phải 40 năm, vì bị Thằng Mỹ cấm vận hết 20 năm). Và người ta sắp tổ chức rầm rộ để khoe thành tích đối với một số người khỏ chịu...

Có ông bạn trên Facebook (BFB) comment như sau:

"Mấy cái hình thành tựu này 100% là do bọn Nhật xúi làm, sau đó kiêm luôn cho vay rồi làm luôn . Kiểu lấy tiền tay phải bỏ qua tay trái, lời được 1 cục nợ cho con cháu trả dần. Con chả thấy có gì vẻ vang đẹp đẻ cả".

Đọc xong cái comment này, TM có cãm tưởng ông BFB này đang mang cặp kính đen và đang đi với cậy gậy trắng. Và cái lưỡi thuộc loại "lưỡi không xương nhiều đường lắt léo".

Ông bạn BFB muốn nói Nhật cho VN vay quá nhiều ODA, để sau này thành một cục nợ cho con cháu trã dần. Câu comment này là câu nói vu vơ mà ông bạn tưởng minh là người biết chuyện. Thật ra (1) các hình trưng ra là những thay đổi về mặt thay đổi hạ tầng cấu trúc giao thông  của Sai Gon. Phần nợ công của Tp HCM cho những công trình này là bao nhiêu, ông bạn không cho biết, thì làm sao mà nói chuyện. Chắc ông BFB thuộc loại thích tư bản, hay thích Mỹ. Theo kinh tế tư bản, thì NN phải bỏ tiền xây hạ tầng cơ sở đem lại tiện ích cho dân chúng. Việc chi tiền này sẽ đem lại thu nhập cho người lao động, và khi người lao động rũng rĩnh tiền, thì họ tiêu vào cuộc sống. Các xí nghiệp sản xuất đồ tiêu thụ sẽ phát triển. Nói tóm lại TP đã làm theo kinh tế tư bản bản, thì còn chê cái gì nữa. (2) nếu Nhật xúi mình vay tiền ODA, thì mình phải là tay có máu mặt có thể trả nợ đuợc, thì Nhật mới cho mượn tiền, chứ mình là dân khố rách áo ôm, thì Nhật có điên đâu mà cho mình mượn tiền. Hiện giờ, thì TM chưa nghe TP HCM nợ như chúa chỗm, chứ Ukraina bên trời Âu đang bỏ Nga theo EU thì có; (3) cái câu đời cha mẹ ăn mặn, đời con khác nước, không thể đem áp dụng cho hành chính công quyền, vì rằng bao giờ NN chi tiêu cũng phải theo ngân sách, và theo luật, chi tiêu ngân sách không được vượt quá 3-5%. Chưa nghe nói TP HCM tiêu hoang nợ đùm đề để bị NN nhắc nhở. Chỉ nghe nói là TP không biết thu thuế đối với các công ty FDI như Metro, Coca Cola... Do đó TP HCM đang ráo riết xiết mấy công ty trốn nợ thuế như Metro, 600 tỹ. (4) Năm 1975, dân số SG là 2,3 người, bằng dân số Paris, Pháp. Năm 1975, dân vươt biên của SG là 700.000, như vậy còn lại 1,6 triệu. 40 năm sau, dân số SG nay là 7,8 triệu, tăng 6,2 triệu, trong ấy dân nhập cư lên đến 2 triệu. Trong khi ấy Paris dân số là 2,7 chỉ tăng 0,4 triệu. Như vậy ông bạn thấy là hạ tầng giao thông, nhà cữa chung cư, siêu thị, trường học, y tế, viễn thông, và nhãy nhót,  v.v..tại TP HCM.tăng biết bao nhiêu lần, mà tiền là của dân chúng, đâu có đi vay của ngoại quốc đâu; (5) GDP của TP HCM năm 1975 là 200 đô, bây giờ là 4.000 đô (bình quân cả nước là 2.000 đô). Tiền đâu ra lắm thế. (6) có thể nói là tất cả các nhà cữa ở SG đều dược trung tu, sơn sữa mới. (6) khi mới giãi phỏng, SG rất hãnh diện với anh em bộ đội vào tiếp quản SG: nào là bệnh viện Chợ Rẫy, xa lộ biên hoà, đập thuỹ điện Da Nhim, v.v.. Nhưng xem ra thì là những công trình này do Nhật Bản bồi thường chiến tranh, trong khi vào lúc ấy công chức miền Nam đươc Mỹ trã lương mỗi năm 700 triệu đô, ăn gạo viện trợ Mỹ. (do đỏ, vào lúc đầu, tp không còn gạo viện trợ Mỹ, nên phải ăn bo bo nhập khẩu). 

Còn bây giờ người ta bĩu môi chê thế này thế nọ. 

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015



26/4/2015: Chiều...

CHIẾN TRANH VIỆT NAM. GIÃI THÍCH BỞI MỘT DÂN QUÈN. CÂU 1

Có một ông bạn FB (BFB), chưa hề quen biết ngoài đời, thường xuyên đọc FB của tôi, vừa mới viết cho tôi những câu hỏi này:

Đọc những câu chuyện thật của Thầy hiểu thêm nhiều điều về lịch sử ! Em vẫn còn 1 đoạn tù mù trong lịch sử VN đó là thời thanh niên của Thầy với hàng loạt câu hỏi :    1/ Tại sao Người Pháp đã bại trận Điện Biên Phủ bị bắt khoảng 17000 tù binh và đồng ý trả độc lập cho VN mà VN lại bị chia đôi ?  2/ Tại sao phải chờ 2 năm tới 1956 mới tổng tuyển cử mà không phải là Việt Minh lúc đó đương nhiên thành lập chính quyền mới như hồi 1945 mới thành lập Cụ Hồ đã mời tất cả các nhân sĩ trí thức đủ các phe phái ra thành lập CP  như cụ Huỳnh Thúc Kháng , BS Phạm Ngọc Thạch hay "Công dân Vĩnh Thuỵ " .      3/ Tới 1956 tại sao tổng tuyển cử đã không được diễn ra để VN có 1 CP và 1 số phận bình thường như bao quốc gia khác ?        4/ Sự ra đời của Đệ nhất Cộng Hoà của TT Ngô Đình Diệm như thế nào và bằng cách nào ?        5/ Tại sao có cuộc di cư của giáo dân Bùi Chu - Phát Diệm để SG bây giờ vẫn có khái niệm " Bắc 54 " ... Em thắc mắc nhiều quá rồi :) Khi nào Thầy rảnh rỗi cho hậu thế tụi em được đọc thêm về LS giai đoạn này qua "Người thật việc thật " như Thầy để đầu óc nó đỡ tù mù ... Em cám ơn Thầy !


Các câu hỏi của ông bạn, rất rộng lớn, nó kéo dài từ 1945 đến 1975, 30 năm đằng đẵng, nên rất khó trã lời. Thế chiến 2 chĩ kéo dài chưa tới 5 năm, mà tới giờ này, có những ngóc ngách của Hitler mà người ta chưa khám phá hết. Mà cuộc chiến VN với những dư hoạ lại kéo dài đến 50 năm nếu kể thêm 20 năm bị Mỹ cấm vận (1975-1995), thì làm sao trả lời ngắn gọn được. Ngoài ra, phạm trù này thường là của các nhà sữ học như Lê Văn Lan hoặc của Dương Trung Quốc. Nhưng ông bạn BFB sẽ không tin vào các ông này, vì họ thuộc phe "người thắng cuộc". Do đó, ông BFB mới hỏi Thiện Mỗ (TM) làm như TM là nhà sữ học không bằng. Thôi thì TM cũng sẽ cố gắng trã lời trong chừng mực hiểu biết của mình. Và cũng nên lượng thứ cho: TM là nhà kỹ thuật, chứ không phải là sữ gia, do đó có những điều TM nếu có đưa ra là của suy nghĩ riêng của TM, có thể không giống ai.

Trước khi đi vào giãi thích các câu hỏi của ông BFB, TM xin đưa ra 2 nguyên lý có thể giúp hiểu vấn đề về sau: (1) sau thế chiến 2, nước Mỹ tự xem mình là "cảnh sát quốc tế", nên chuyện của bất cứ nước nào Mỹ cũng có thể xen vào giãi quyết, đôi khi qua mặt LHQ sát ván. Do đó, từ "can thiệp" (intervention) là đươc dùng thường xuyên đối với Mỹ. (2) phần lớn dân Mỹ theo đạo Thiên Chúa giáo, nên rất ghét cay ghét đắng chũ nghĩa CS mà Mỹ cho là vô thần, duy vật. Do đó, ở Mỹ tuyệt đối không có đảng CS, còn chỗ nào là nước yếu (kém phát triển) nếu có dấu vết đảng CS thì họ tìm cách "tìm và diệt". Xem đảng CS Phi luật Tân, và đảng CS Indonesia bị tiêu diệt thế nào thì biết.

Bây giờ, xin trả lời câu 1: " Tại sao Người Pháp đã bại trận Điện Biên Phủ bị bắt khoảng 17000 tù binh và đồng ý trả độc lập cho VN mà VN lại bị chia đôi ? ". TM rất ngạc nhiên, một câu hỏi bình thường như thế mà không ai trã lời dứt khoát cho BFB. Trên danh nghĩa, nước Pháp bại trận, nhưng thật ra Mỹ bại trận, vì vào lúc ấy Mỹ đã viện trợ cho Pháp 80% súng ống, đạn dược khi tài. Pháp chỉ là tên lính đánh thuê cho Mỹ. Điện Biên Phủ, vào lúc sắp thất thủ, tướng De Castries đã yêu cầu  TT Mỹ, Truman thả bom DBP, nhưng TT Truman không chịu. Ý đồ Truman đã rõ ràng: (A) Pháp không thể đánh nỗi VM, chỉ Mỹ là có thể, Mỹ nghĩ là như thế. Mỹ đã nói rõ như thế cho De Gaulle, TT Pháp. Nên De Gaulle thù dai Mỹ, rời khỏi NATO. (B): chiến tranh Triều Tiên chấm dứt tháng 7/1953, bởi một hiệp định đình chiến Bản Môn Điếm, một năm trước DBP. Mỹ muốn hất cẵng Pháp, nên thoả thuận với Trung Cộng ép HCM tạm thời chấp nhận một hiệp định tương tự như hiệp định đình chiến Bản Môn Điếm, 2 năm, chia VN làm hai giống như Triều Tiên, rồi sẽ tính sau. Thật ra, Mỹ đã có trong tay lá bài thay thế Bảo Đại của Pháp, đó là Ngô Đình Diệm, đang nằm chờ thời ở một tu viện nữ tu ở New York dưới quyền bảo trợ của Hồng Y Mỹ, Spellman. Ông này chống Cộng khét tiếng.

Nói tóm lại, việc chia cắt VN làm hai là là ý của Mỹ bắt chước mô hình Triều tiên. Pháp thua trận, nhưng nợ Mỹ tiền vũ khí đạn dược trong 10 chiến tranh Đông Dương, sẽ duoc Mỹ bỏ qua nếu giao cho Mỹ giải quyết vấn đề VN, bằng không thì phải trã nợ. Sau TC2, Pháp đã ngữa tay xin viện trợ Marshall của Mỹ, thì tiền đâu trả nợ cho Mỹ. Thôi đành chấp nhận xách nhau qua Geneve, Thuỵ Sĩ để Mỹ giãi quyết cho xong cái của nợ "Hồ Chi Minh".

Như BFB thấy đó: (1) Mỹ biết rõ HCM là CS, nên không muốn VN biến thành CS bởi HCM. (2) nếu Mỹ làm được ở Hàn Quốc, Đài Loan, thì tại sao không làm được ở Nam VN. Rốt cuộc thì Mỹ đâu học được chữ ngờ: là mình cũng sẽ bại trận như Pháp trước đây. A Sao, A Lưới là một DBP thu nhỏ.

Cái vui nhất trong giai đoạn này khi bạn chứng kiến đựợc sự hằn học, tức tối của lính Tây khi buộc phải trao quyền kiễm soát cho lính Mỹ, nhất là trong lĩnh vực an ninh giữa dân phòng nhì (2eme bureau) với CIA. Trên miệng mấy thằng Mỹ khi nói chuyện với mấy thằng Pháp qua thông dịch viên: đồ vô dụng, đánh mấy thằng nhà quê cũng không xong. Mấy thằng Pháp trả lời: ừ cứ ừthữ xem cho biết, có giỏi hơn tụi tao không. 

Có một điểm BFB nên biết qua: sau DBP, năm 1954, thì ở Algerie, phong trào FLN đòi độc lập, giống như HCM năm 1945. Thế mà Pháp không rút kinh nghiệm ở VN, tiến hành chống quân du kích FLN. 8 năm sau, năm 1962, TT Pháp thời ấy là De Gaulle lên đài truyền thanh cho Algerie độc lập vô điều kiện. Một tên sĩ quan nhãy dù tức mình đã tỗ chức một cuộc am sát De Gaulle. Nhưng hụt. Rốt cuộc Algerie duoc cái hên là (1) De Gaulle rất ghét Mỹ kinh khủng. Dưới thời De Gaulle, Phạp không tham gia tổ chức NATO, và từ chối không cho Mỹ tham gia Unesco. Do đó, Mỹ không thể nào xía vào chuyện độc lập của Algerie. (2) Đảng FLN ở Algerie không màu sắc CS, nên Mỹ không có lý do chống đảng này. Do đó, Algerie hoàn toàn được độc lập trọn vẹn lãnh thổ. 

Coi như TM trã bài xong câu 1. Hẹn gặp lại kỳ sau...


**************

27/4/2015: Chiều...

CHIẾN TRANH VIỆT NAM. GIÃI THÍCH BỞI MỘT DÂN QUÈN. CÂU 2 & 5

Bây giờ xin trã lời câu thứ 2: " Tại sao phải chờ 2 năm tới 1956 mới tổng tuyển cử mà không phải là Việt Minh lúc đó đương nhiên thành lập chính quyền mới như hồi 1945 mới thành lập Cụ Hồ đã mời tất cả các nhân sĩ trí thức đủ các phe phái ra thành lập CP  như cụ Huỳnh Thúc Kháng , BS Phạm Ngọc Thạch hay "Công dân Vĩnh Thuỵ ".

Khi cụ Hồ cho ký hiệp định đình chiến tại Geneve, Thuỵ Sĩ, là sau 1954, khi thắng DBP. Pháp chỉ mới tuyên bố rút lui khỏi VN và chánh phũ VM ở trong rừng ra tiểp quản Hà Nội và miền Bắc. Chính phủ cụ Hồ chưa được thế giới công nhận. Những nhân vật mà ông BFB kể trên là vào đầu cuộc nổi dậy năm 1945, chứ vào năm 1954, thì hoàn toàn khác. Vào đầu 1945, cụ Hồ thành lập một chánh phủ gọi là chánh phủ đoàn kết lương giáo, nghĩa là những nhân vật dân sự có tiếng vào thời ấy thiết tha với vận mệnh đất nước. Tên "công dân Vĩnh Thuỵ" được đưa vào cho vui, vì quyền hành quân chủ đâu còn được công nhận, cho nên "quốc trưỡng Bảo Đại" hiện đang trụ trì ở một khách sạn nào đó ở Cannes, Pháp. Ngoài ra, có những nhân vật tôn giáo như bên công giáo có Ngô Đình Diệm, Giám mục Lê Hữu Từ, vào năm 1954 đã không còn ở miền Bắc.

Khi hội nghi Geneve, nhóm họp vào năm 1954, thì có nhiều bên: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Cộng bên này. Bên kia có VN DCCH, QGVN, Lào, Campuchia. Rốt cuộc thì chỉ có Pháp và VN DCCH đứng ra ký vì là 2 bên vừa đánh lộn xong. Mỹ không ký vì có tham chiến đằu, thêm lại vì ý đồ sâu xa của Mỹ là sau này sẽ không tôn trọng hiệp định. Còn phía cụ Hồ, ông ta nghĩ rằng thì thà được một nữa nước non còn hơn không có gì cả cắm dùi, và cụ Hồ nghĩ rằng 2 năm sau thể nào mình cũng thắng miền Nam. 

Còn thằng Pháp thì được Mỹ khuyên: thôi ký đi cha nội, cho quốc trưỡng Bảo Đại làm tổng thống, còn thủ tướng tao đề cữ Ngô Đình Diệm, hiện tao đang nuôi lão tại một tu viện nữ tu ở New York. Vã lại Pháp tụi bây sắp bị tui FLN (Front Libération Nationale - mặt trận giãi phong quốc gia) ở Algerie quậy đó, thôi để Nam VN tao lo. Thế nào tao cũng sẽ biến Nam VN thành một quốc gia giống như Hàn quốc Đài Loan. Ông Hồ không làm nỗi gì miền Nam đâu. Nói tóm lại, hai bên ký vào hiệp định Geneve là "đồng sàn mà dị mộng".

Nhân dịp này, TM xin trã lời luôn câu thứ 5 của ông BFB: "5/ Tại sao có cuộc di cư của giáo dân Bùi Chu - Phát Diệm để SG bây giờ vẫn có khái niệm " Bắc 54 " ... Nó là như vầy: Theo hiệp định Geneve ký năm 1954, thì 2 năm sau, vào năm 1956 sẽ có tổng tuyễn cữ. Trong thời gian 6 tháng đình chiến, người ngoài Bắc tự do vào Nam, và người Miền Nam tự do ra Bắc. Hiệp định vừa ký xong, thì thằng Mỹ hất cẵng thằng Pháp, đem Bảo Đại về làm quốc trưỡng, và Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, và Cabot Lodge làm đại sứ (nhưng hành động như một quan Thái thú thời Hán). Do đó, Mỹ can thiệp vào việc của Pháp với chánh quyền miền Nam. Có một nhân vật khá quan trọng trong thời kỳ này là tên CIA mang tên Langsdale. 

Chính tên CIA này tổ chức việc di cư qui mô chưa từng thấy 700.000 người từ Bắc vào Nam. Mỹ nghĩ rằng một nước muốn phát triển thì (1) phải có tiền; (2) phải có đội ngũ nhân viên khoa học kỹ thuật; (3) phải có người điều hành đất nước. Nếu Mỹ tuyên truyền cho 3 loại người này rời khỏi miền Bắc, thì miền Bắc sẽ "sụm bà chè" là cái chắc. Cách suy nghĩ này cũng được triễn khai cho miền Nam vào 30/4/75 do đó mới có cuộc vượt biên vô tiền khoán hậu, mà Mỹ tuyên truyền là một cuộc đi tìm tự do bằng đôi chân khỏi hoạ CS trong khi chưa ngủ với CS lấy một đêm. Ai là kẽ cỏ tiền miền Bắc: là những nhà giàu, những danh gia vọng tộc, những bác sĩ kỹ sư, v.v.. Những người này được rĩ tai là nên vào Nam như vậy họ mới bảo đảm đươc là của cải tản sản của họ sẽ không bị tước đoạt đưa vào làm của chung. Để cho nhanh chân, các người giàu đươc di tản bằng máy bay, hoặc bằng xe lữa cao tốc, đi một mạch từ Bắc và Nam không nghĩ tại ga nào cả. Loại người thứ 2, công chức nhà nước Pháp, dân đi lính cho Tây, thì được gợi ý mau mau vào Nam để tránh tắm máu, vì họ sẽ bị xem là phản quốc, nối giáo cho giặc, v.v.. Loại người này đi vào Nam theo tàu hoã. 

Cuối cùng, có loại người thứ 3 chiếm đa số dân di cư: đó là những người theo đạo Công Giáo. Như đã nói, người Mỹ họ ghét cay ghét đắng chũ nghĩa CS. Do dó, bất cứ giá nào cũng phải bứt những người CG VN khỏi miền Bắc sắp sữa vô thần. Có nhiều làng toàn tòng, thì linh mục là người hướng dẫn con chiên vào Nam, được chỉ định định cư đâu đó. Người Mỹ chịu chi mọi việc, kể cả xây mới nhà thờ. Để cho con chiên yên lòng vào Nam, CIA đã cho phao tin là Đức Mẹ Đồng Trinh đã di cư vào Nam rồi. Langsdale đã chuẫn bị tàu bè để chở đám người di cư công giáo vào Nam. Cái ngạc nhiên là bên phía Phật Giáo thì im ru bà rù, không có hiện tượng di cư đám đông như bên CG. Hình như chã ai buồn giãi thích.

Ba loại người Bắc di cư vào Nam kể trên vào năm 1954, vừa sau lúc ký hiệp định Geneve, nên được gọi là "Bắc 54", nghĩa là những người Bắc Kỳ vào Nam năm 1954. Người Việt quen gọi ngắn gọn nên gọi "Bắc 54". Sau này, sau 30/4/1975, thì một số người Bắc "quân quản" vào tiếp quản rồi ở luôn miền Nam thì được gọi là "Bắc 75", để phân biệt với "Bắc 54".

Như vậy, bạn đã biết loại người di cư từ Bắc vào Nam. Trong hiệp định Geneve, thì quân lính VM trong Nam phải rút hết về miền Bắc. Những người này được gọi là dân tập kết. Phần lớn dân tập kết là quân đội VM. Họ đi ra Bắc không đem theo vợ con, vì họ ngây thơ nghĩ rằng trong hai năm nữa họ sẽ trở lại miền Nam. Đâu có dè, 2 năm trở thành 20 năm. Các tàu của Ba Lan lo việc chuyên chở các người tập kết. Không nghe nó phia dân sự từ Nam ra Bắc định cư.

Nói tóm lại, việc di tản từ Bắc vào Nam cũng như từ Nam ra Bắc diễn ra suông sẽ, không người chết, vì đã được tổ chức trong trật tự, có thời gian chuẫn bị. Trái ngược lại với cái cãnh vượt biên năm 1975, vô tổ chức, hỗn loạn với số người chết mất hết gia tài sự sản lên đến vài ba trăm ngàn người. Người ta đã đổ tội là do chánh phủ CS

Tới đây, coi như TM đã trã lời câu 2 & 5. Có một chuyện ngoài lề, thuộc phạm trù của các câu hỏi trên, TM xin kể một câu chuyện thật 100% để bà con đọc cho vui. Bà má TM, thuộc loại bà già trầu, không hiểu sao bà biết được là có 6 tháng đình chiến, 2 miền Nam Bắc có thể đi lại tự do. Thế là bà quyết đi tìm tung tích ông anh cả đi biền biệt 10 năm rồi. Ông anh đi kháng chiến vào thời "xếp bút nghiên, lên đường tranh đấu". Bà già lân la tại các nhà ga Nha Trang, Sài Gòn,  tại các Bến Cãng Cầu Đá Nha Trang, hoặc Khánh Hội Sài Gon, để lấy thông tin xem dân ngoài Bắc thiếu thốn chi bà sẽ mua đem ra bán kiếm lời. Theo tiếng nói thời đại bây giờ, là bà già trầu đang làm marketing. Bà về lại Nha Trang, làm cái liền tù tì 10 dây hụi, có tiền bà mua nào là nước mắm, cá khô, mắm ruốt, tiêu sọ và chiếu. Bà vào Sai Gon thuê tàu chỡ hàng ra Hãi Phòng bán, bán nhanh bán gọn, sau đó bà liền đi tìm tung tích ông anh. Thế mà bà cũng thành công tìm ra nơi đóng quân của ông anh ở Lạng Sơn, cho ảnh it cây vàng, lôi ảnh ra tiệm chụp hình làm kỹ niệm, rồi xuôi Nam. Chúng tôi phục lăng chiên bà già. 

Và cũng nhờ phi vụ ra Bắc, bà già dư một ít tiền,  bà liền mua cho TM một cái vé máy bay cho TM đi du học. Bà bảo tao chỉ mua nổi cái vé máy bay, mày qua Tây xoay xở mà kiếm tiền ăn học, chứ đừng trông vào gia đình, khi còn 6 đứa em phải nuôi.

Tới đây xin kết thúc câu trả lời 2 & 5. Từ 1955 đến 1965 TM du học và làm việc ở châu Âu, nên tình hình liên quan đến chế độ Ngô Đình Diệm, TM không nắm chắc lắm.


**************************
28/4/2015:  Chiều

CHIẾN TRANH VIỆT NAM. GIÃI THÍCH BỞI MỘT DÂN QUÈN. CÂU 3 & 4

Bây giờ, TM xin trã lời 2 câu hỏi cuối cùng 3 & 4, và coi như là bài trã lời chót. "3/ Tới 1956 tại sao tổng tuyển cử đã không được diễn ra để VN có 1 CP và 1 số phận bình thường như bao quốc gia khác ?        4/ Sự ra đời của Đệ nhất Cộng Hoà của TT Ngô Đình Diệm như thế nào và bằng cách nào ? ".

Như TM đã có lần nói là Mỹ ghét cay ghét đắng chũ nghĩa CS. Chỗ nào có dấu tích CS là người Mỹ "tìm và diệt". Bạn cứ thữ lên Google xem Mỹ tiêu diệt 2 đảng CS Phi và Nam Dương (Indo nesia) thế nào thì biết. Có nhiều người đặt câu hỏi, kể cả TM khi biết suy nghĩ, là VN có đem quân xâm lược nước Mỹ đâu, mà tại sao Mỹ can thiệp vào việc của VN và tiến hành một cuộc chiến huỹ diệt VN. Cựu TBT Lê Khả Phiêu đã đặt câu hỏi này, năm 1995, cho cựu TT Mỹ, Bill Clinton, khi ông này đến diễn thuyết ở DHQG Hà Nội, trong dịp Mỹ bình thường hoá với VN, sau 20 năm cấm vận VN. Trước khi lên làm TT, Bill Clinton đã từng tham gia chống chiến tranh phi nghĩa ở VN, nhưng khi đứng trước Lê Khả Phiêu, ông ta là một TT nên khó trã lời nên ông ta ấm ớ trả lời rằng chiến tranh ở VN là chính nghĩa đối với nước Mỹ. Chính nghĩa ở chỗ nào thì ông ta không cho biết. TM hơi dài dòng là muốn anh BFB biết cho người Mỹ rất ghét CS là vì CS là vô thần. 

Có người sẽ bảo, người ta vô thần thì đã sao. Anh tin vào Chúa, vào Phật, thì là quyền của anh, tôi không tin Chúa, không tin Phật tôi vô thần là quyền của tôi. Ông bạn có lý. Nhưng người Mỹ là người rất sùng đạo, phần lớn họ là Tin Lành. Họ đã bỏ sau Châu Âu qua Mỹ tạo lập nước Mỹ bây giờ là để tránh sự đàn áp của người Công giáo. Tuy nhiên, đó chỉ là bề ngoài. Cái sâu xa mà ít ai chịu giãi thích cho bạn. Nó như vầy: người Mỹ rất coi trọng quyền tư hữu (tài sản cá nhân) nền tảng của chế độ tư bàn. Nên nếu chế độ nào lấy đi tài sản ký cóp của họ, là họ chống đối tới cùng. Từ "Cộng Sản" dịch từ "Communist". Trong từ này có từ "commune" là "để chung". Trong các họ đạo CG có một nơi của họ đạo mà người ta gọi là "nhà chung" (maison commune, tiếng Pháp) là nơi gom lại của cải của họ đạo sau đó chia cho các linh mục, các xơ, v.v.. theo nhu cầu của mỗi người. Các Mác là con mục sư tin lành. Ông ta, khi viết quyển Tư Bản Luận, mơ đến thời kỳ mà người Thiên Chúa Giáo bị bách hại bởi các Hoàng đế La Mã phải sống chui sống nhũi dưới những địa dạo thành phố Roma. Thời ấy, cộng đồng bổn đạo TCG sống rất hài hoà: người lành lặn sáng chui ra khỏi địa đạo đi làm thuê kiếm tiền chiều đem về bỏ chung, chia cho những người không đi làm việc được. Ý tưởng của Các Mác: "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" (mà các cậu trẽ VN hiện giờ rất ghét cái ý tưởng chưa bao giờ được thực hành trên toàn thế giới) do đấy mà ra. Cho nên, người Mỹ khi họ tưởng tượng một chế độ CS tước đoạt mọi của cải cá nhân, bỏ chung lại rồi chia theo nhu cầu, thì họ chịu không nổi, nên họ quyết tâm tiêu diệt đến cùng khi chủ nghĩa này đang còn trong trứng nước. Mỹ còn đề ra một lý thuyết rất ư khoa học, gọi là thuyết "domino", do hãng Rank Corporation đề ra. Theo lý thuyết này, thì nếu VN rơi vào tay CS, thì tất cả các quốc gia Đông Nam Á (bây giờ ta gọi là ASEAN) cũng sẽ rơi vào tay CS, bị nhuộm đỏ. Lý thuyết này nghe ra rất lọt tai, nên Mỹ mới cho thành lập liên minh chống cộng SEAMO. Trong chiến tranh VN, bạn thấy các nước DNA theo Mỹ "bề hội đồng" VC: Phi, Đại Hàn, Thái Lan, Úc, Tân Tây Lan, ...vì cái thuyết domino chó chết. Bây giờ, 40 năm sau 1975, xem ra cái thuyết domino là sai, chả có nuớc DNA nào bị nhuộm đỏ, nhưng người ta trước kia bảo thuyết domino là rất khoa học. 

Tới đây, thì BFB biết người Mỹ họ ghét thế nào chũ nghĩa CS. Cái rũi của VN là cụ Hồ nhà ta lại theo thuyết CS, vì cụ tin rằng chỉ có CS mới giúp cụ chống lại chũ nghĩa thực dân, đòi lại độc lập tự do cho VN. Cụ Hồ có lẽ biết rõ là Mỹ không thích CS, cho nên ban đầu cụ che dấu thân phận CS của mình. Bạn để ý: (1) trong tuyên ngôn độc lập cụ lấy ý của tuyên ngôn của Mỹ và Pháp. (2) thể chế được gọi là VN Dân chủ Cộng Hoà. DC và CH là hai đãng lớc của Hoa Kỳ. (3) trong các công văn hành chánh bao giờ cũng có 3 từ: Độc Lập, Tự do, Hạnh phúc, bắt chước Pháp: Liberté, Égalité, Fraternité. 

Cái rũi thứ 2 của cụ Hồ là: khi cụ Hồ viết thư cho Roosevelt đề nghị TT Mỹ làm áp lực với Pháp để trã độc lập cho VN thì Roosevelt sắp sữa qua đời, nên bức thư của cụ Hồ bị rơi vào quên lãng. Người thay thế Roosevelt là Harry Truman. Ông này là người CG, đứng đàng sau là Hồng Y Giáo Chũ CG: Spellman. Spellman nỗi tiếng chống CS quyết liệt. Ông ta đang nuôi Ngô Đình Diệm, nằm chờ thời, ở một tu viện nữ tu ở New York. Do đó, trong nhiệm kỳ của mình, Truman biết rõ cụ Hồ là CS nên tiếp tục viện trợ khí tài lên đến 80% cho Pháp để dần cụ Hồ. 

Do đó, khi ký hiệp định Geneve, Mỹ có ý đồ không tôn trọng hiệp định, để cho Pháp ký. Vừa ký xong, thì Mỹ hất cẵng Pháp khỏi Nam Việt Nam, đưa Ngô Đình Diệm (NDD) từ Mỹ về làm Thủ tướng, tháng 7/1955. Qua tháng 10/1955, 3 tháng sau, NDD tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại, tư phong mình lên làm tổng thống đệ nhất cộng hoà, và tuyên bố sẽ không có tỗng tuyễn cữ năm 1956, vì NDD không có ký hiệp định Geneve, nên không có trách nhiệm thi hành.

Qua tháng 11/1955, TM đi du học Pháp, nên chuyện NDD từ 1955-1965, TM không rành lắm. Lắm người khen, mà cũng lắm người chê, chả biết ai là người nói ra sự thật. Chỉ biết là vào năm  1963, việc kỳ lạ là Ngô Đình Diệm, Kennedy va Ngô Dình Nhu bị giết trong khoảng thời gian ngắn cùng lúc. Diệm Nhu chết trước, Kennedy chết sau. Có người bảo vui là Kennedy ra lệnh giết Diệm Nhu trước (tới giờ này cũng không biết vì lý do gì) nên khi thiên đàng, Diệm Nhu xin Chúa cho Kennedy lên cho vui.

Hy vọng, là TM đã trình bày rõ mọi việc không thiên kiến.

Có một điều là một ai đỏ trên FB, không phãi BFB, chĩ trích TM hay có lời lẽ chống Mỹ quá trời, sao mà ngu thế. Đôi khi TM cũng tự hỏi không biết mình có ngu không.


**************************

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

FB THÁNG 4/2015



25/4/2015: Chiều

NHÂN DỊP 30/4, MỘT VÀI KỸ NIỆM...

Bạn có thấy cái hình ở dưới không? Đây là hình một ông bạn sĩ quan quân lực CH với 2 cô con gái, hình chụp ở Paris, Pháp. Ông ta vừa qua đời ở Mỹ, cách đây một tháng, thọ 93 tuỗi. Ông ta nguyên là sĩ quan chế độ cũ, Phó phòng Trung tâm An bài Điện tữ, ở Tân Sơn Nhất. Năm 1965, khi Thiện Mỗ (TM) về nước, làm việc cho IBM, thì TM làm việc với ông Hạnh này để thành lập trung tâm điện toán IBM quản lý 1 triệu quân sĩ VNCH, mà không nhờ vã đến MACV. Trung tâm của ông Hạnh này là trung tâm quân đội VNCH tuyệt đối không có cố vấn Mỹ MACV. 

Ông Hạnh này có 2 cô con gái (trên hình) học ở trường Marie Curie. Đầu tháng 4/1975, thình lình 2 cô này uống thuốc rầy nâu, may là chuyển xuống kịp nhà thương Grall ở đường Gia Long (nay là Lý tự Trọng) rữa ruột kịp. Khi tĩnh dậy, hỏi hai cô nhỏ vì sao uống thuốc tự tữ. Thì bảo rằng là ở trường CIA truyền rằng VC sắp vào Sai Gon, các nữ sinh học ở các trường quý phái như Gia Long, Trưng Vương, Marie Curie, buộc phải lấy thương phế binh VC làm chồng. Người ta cho cuộn tròn thương phế binh VC vào những tấm chiếu, rồi nữ sinh nhắm mắt mà chọn. Thế là nghe tin đồn do CIA tung ra, thì ai cũng tin là sẽ có thiệt, do dó các cô rũ nhau tự tữ bằng cách uống trừ sâu.

Do đó, tâm lý hỗn loạn một tuần trươc khi VC vào Sai Gon. Nếu ai nghe BBC,hoặc VOA, thì nghe thiếu gì tin sẽ diễn ra một cuộc tắm máu dộc nhất vô nhị ở Sai Gon. CIA hễ hã phao tin là dân miền Nam đã chọn tự do bằng đôi chân, bằng cách nhãy đại lên bất cứ chỗ nào có trực thăng hoặc ghe tàu, miễn là thoát được cái sợ hãi vô hình mà CIA đã gieo rắc.

Cái kỳ lạ là: lần di cư năm 1954-55 từ Bắc vào Nam được tỗ chức đàng hoàng hơn: người giàu đi máy bay, người trung lưu đi xe lữa, dân đạo công giao ở các xứ Bùi Chu Phát Diệm thì di bằng tàu thuỹ ở Hãi Phòng. Nên không cỏ người chết.

Qua 30/4/1975. Lần này, hình như CIA tính sai nước cờ. Khi Ban Mê Thuột rơi rụng, Ngô Quang Trưởng thề sẽ tữ thủ ở Đà Nẵng. Các tướng ở Xuân Lộc, Phước Long cũng thế: thề tữ thủ, tữ thủ đến cùng. CIA tin vào các tướng này, nên kế hoạch di tản không có, chưa đến lúc lên kế hoạch, vì CIA tưởng rằng VC nếu có thắng thì cũng 6-9 tháng nữa, nghĩa là vào cuối 12/1975, đâu có ngờ là 30/4/1975. Do đó vào những ngày này không có tàu thuỹ sẵn sàng chỡ người di tản như trong trường hợp năm 1955, ở miền Bắc tàu đã nằm sẵn ở Hãi Phòng. Do đó, 2, 3 ngày trước 30/4, thiên hạ ở Sài Gòn ùn ùn xuống Bến Bạch Đằng tìm được tàu nào thì cứ nhảy đại lên. Bạn thấy một màn hỗn loạn. Sau đó, người ta dùng mấy cái màn hỗn loạn này để tuyên truyền là dân chúng sợ VC thế nào. Ai cũng muốn đi tìm tự do bằng đôi chân. Kể cả đại sứ Mỹ Martin. Ông ta hốt hoảng rời toà đại sứ chưa kịp xõ quần chạy lên sân thượng để lấy trực thăng thoát khỏi Sai Gon. Chỉ khi vào trong trực thăng đại sứ Martin ta mới bận quần xong. Một tay phóng viên xõ lá vừa kịp ghi hình đại sứ, để rồi sau đó tung hình. Do thiếu tổ chức, nên kỳ này dân vượt biên chết nhiều, do đũ thứ lý do, nhưng cuối cùng thì mọi tội lỗi là do VCCS mà ra. Còn Người Mỹ rất trong trắng trong vụ này.

image.jpeg

****************
24/4/2015: Tối...

TỊ NẠN VÀ ĐỊNH CƯ

"Thằng khôn thì đã vượt biên,
Còn lại trong nước vừa điên vừa khùng.
Thương cho các vị vua Hùng,
Đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên."


Đây là một bài thơ lục bát mà Thiện Mỗ (TM) tìm thấy trong một blog của một nhà khoa học VN nỗi tiếng hiện đang định cư ở Úc.

Bà con là những người chọn ở lại VN, không vươt biên qua Mỹ xin tị nạn, sau 40 năm có cãm thấy mình vừa khùng vừa điên không? 

Chắc các bạn đã nghe nói đến trong tuần qua vụ chìm tàu ở Địa Trung Hãi, miền Nam nước Ý, 800 người chết chỉ còn 28 người sống sót. Phần lớn người chết đến từ Syrie, Somalie, Erythryee, Lybie. Chắc bạn chả bao giờ để ý đến những con người xấu số này: đi tìm nơi có thể sống an bình khi mà nước họ đang sống trong chế độ phi cộng sản, nghĩa là trong chế độ gọi là tư bản "nữa mùa".

Ngày hôm nay, 28 vị lãnh đạo 28 nước châu Âu nhóm họp tại Bruxelles, Bĩ, để bàn giãi quyết vấn đề người tị nạn đến từ châu Phi và Trung Đông. Nếu bà con biết là 25 năm qua, số người tị nạn (kinh tế) từ các nước vừa kễ trên đã lên đến 20 triệu người. Dòng người tị nạn này phần lớn là dân Hồi Giáo. Các nước châu Âu, đang trong vòng suy thoái kinh tế, lại phải nuôi cái "đám báo cô" này theo tiêu chuẫn sống châu Âu. Rồi bây giờ lại thêm cái nạn khũng bố hồi giáo quá khích vừa rồi ở Paris, Pháp, làm cho các lãnh đạo châu Âu lên dây thần kinh.

Bạn thữ làm một cuộc so sánh 700.000 người Việt vượt biên qua Mỹ sau biến cố 30/4/75 và 20 triệu người Phi châu trung Đông vượt địa trung hãi xin tị nạn ở châu Âu, 25 năm qua.

Chắc bạn chả hề quan tâm. Chuyện của thiên hạ mà.

**************

18/4/15: Sáng...

Tới giờ này, anh em SAMIS đã chuyễn ngữ xong 5 chương trên 8 chương tập sách Warnier, chỉ trong 3 tuần lễ. Hy vọng là giữa tháng 5/2015 là xong.
Nhưng Thiện Mỗ tính thêm 3-4 chương nữa cho thích ứng với những thay đổi do lập trình thiên đối tượng đem lại.

****************

9/4/15: Sáng...

Bà con cỏ để ý không: vừa rồi VN ký với Nga là việc thanh toán thương mãi giữa hai nước Việt Nga sẽ bằng nội tệ của hai nước là VN đồng và Rúp. Như vậy khỏi dùng đến đồng đô la Mỹ, chi phí chuyển đổi ngoại tệ sẽ giảm đi, và nhu cầu đô cũng bớt đi. Và hình như bước tới là giữa Nhật và VN. Nhưng giữa VN và TQ thì vừa rồi VN đã từ chối. Sao thế?

******************
8/4/15: Trưa rồi...

Mỹ và EU cấm vận Nga vì chuyện Ukraina, nay được một năm. Những tưởng Nga "sụm bà chè" trong năm nay. Putin liền trã đủa bằng cách tẩy chay không mua đồ nông sản và thực phẩm của châu Âu, trong một năm, và bảo dân Nga thôi chịu khó thắt lưng buộc bụng cố gắng phát triển nông nghiệp, trong 2 năm thì hết cơn bĩ cực, rồi sẽ ca khúc khãi hoàn thời thái lai. Xem ra cái cấm vận của Mỹ và EU thuộc loại pháo xịt. 

Melvedev qua thăm VN, chà phải là thăm suôn: muốn VN học cách làm nông nghiệp Nhật Bản xuất khẩu qua đồ nông sản thay thế nông sản châu Âu, cho châu Âu vỡ mặt theo đuôi Mỹ. Luôn tiện bán cho VN vũ khi đạn dược. 

Để xem Mỹ-EU làm gì trong năm nay, giãi quyết vấn đề Ukraine ra sao. 

Không biết sao mà từ 3 tuần lễ nay, blog của Thiện Mỗ bị dân Việt ở Ukraina vào đọc quá trời, từ số không nhảy vọt lên đứng thứ 4, sau VN, Mỹ, và Đức? Chả hiểu nỗi. TM có viết nhiều bài về Ukraina, chỉ trích Mỹ khá nặng.

****************************
6/4/2015: Tối rồi thì phải.

TRÃ LỜI ANH BẠN EMAIL

Thiện Mỗ (TM) xin lần lượt giãi đáp 2 email mà cậu có nhã ý gởi cho TM.

(1) TM không dám và chưa bao giờ xưng với ai là thầy cả, nên chả có trách nhiệm gì với ai cả. Cho nên câu nhắc nhỡ: "Bác là thầy mà như vậy thì dân đen bọn cháu biết  thế nào mà lần" không có hiệu lực. Quan điểm của TM là tự trau dồi kiến thức theo kiểu : đắc nhân tâm của Dale Carnegie. Còn nếu có cơ hội viết sách cho người ta đọc, thì phải viết thế nào cho người ta hiểu, người ta thực hành, tránh kiểu sách Mì Ăn Liền. Từ 1989, ông bắt đầu viết sách phổ biến vi tính, tin học trong chiều hướng giúp người ta trau dồi kiến thức. Ông viết 3 serie sách từ 1989 đến 2007. Từ 2007-2012, bà đầm ông ngã bệnh rồi qua đời, nên ông dành 5 năm săn sóc bà và ngưng viết. Mãi cho đến 2014, ông mới bắt đầu lại. 

(2) Trong 3 serie sách, thì nhóm thứ 3, chì còn thiếu UML, Database, và phân tích thiết kế OOP thì ông đã viết và biên tập xong 3 quyển sách này, thì bà đầm ông ngã bệnh. Ông không có tâm trí và tiền bạc nào để lo xuất bản 3 tập sách này. Vã lại, vào năm 2008, cty FAHASA, nơi ông giao sách phát hành, có triệu chứng in sách lậu của ông, nên doanh thu trở nên âm, do đó ông thu hồi lại sách đã in, và quyết định sẽ phát hành 3 tập chót theo dạng ebook. Nói tóm lại, ông viết sách theo kế hoạch của ông, khg nghe theo khuyên bảo của ai hết kiểu "đẽo cày giữa đường", hay bõ nữa chừng kiểu "bán đồ nhi phế". 

(3) Ở Mỹ hoặc ở châu Âu, người ta viết sách tin học, cũng chỉ là phố biến cấu trúc của ngôn ngữ lập trình, cú pháp, v.v.. Với những thí dụ nho nhỏ giúp chứng minh các công năng của ngôn ngữ lập trình. Thế thôi. Còn việc ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế quản lý của xí nghiệp là tuỳ nghi ứng dụng của xỉ nghiệp. Ơ các xí nghiệp Mỹ ng ta có system Engineer lo việc ứng dụng, vì ngành nghề áp dụng tin học rất rộng lớn, không thể nào viết sách dạy ứng dụng, Ở VN không có loại kỹ sư hệ thống này. Xin đi hỏi các dại học và bộ GD vì sao như thế. Do đó, sách ở Mỹ cũng như ở châu Âu, bạn thữ tìm ra một quyển ứng dụng C# vào ERP, thì bạn sẽ như mò kim đáy bễ. Do đó, câu nói của cậu: "Rốt cuộc ứng dụng tin học vào quản lý xí nghiệp vẫn mèo lại hoàn mèo, bết bát.", là một câu than thở vô căn cứ vì có biết áp dụng đâu mà trách. Tuy nhiên, có 3 trường hợp mà nhóm SAMIS đã áp dụng Ngôn ngữ FoxPro cho quản lý xí nghiệp từ hơn 20 năm nay, đã thành công và đang chạy: (A) tại  cty SABECO, trước đây là cty BGI của Pháp do TM thành lập phòng điện toán năm 1969;  (b) nhà máy thuốc lá Saigon; (3) cải cách hành chánh huyện Bình Chanh. 

(4)  Ba công ty thành công vừa kể trên sở dĩ thành công, là vì TM đã cho áp dụng phương phap
Warnier. Ở Mỹ pp này mang tên Warnier-Orr. TM đã biết pp này năm 1972. Nếu những ai sữ dụng Ngôn ngữ RPG của IBM thì khỏi dùng pp Warnier, vì IBM đã có một logic flowchart (lưu đồ lô gic). Nhưng khi TM sữ dụng FoxPro, thì buộc lòng áp dụng pp Warnier, vi pp này có những định luật xây dựng một chương trình, cho ra một flowchart logic (FL) như bên IBM. Nói tóm lại, pp Warnier cho phép tạo một FL, đồng thời cho ra một đoạn mã chương trình dc goi là pseudo-code. Tư pseudo code ta chuyễn ngữ ra loại ngôn ngữ ta muon sữ dụng. Vào năm 1992, TM đã viết ra pp Warnier dược chuyễn ngữ theo ngôn ngữ thời ấy là dBase/FoxBase, bây giờ gọi là FoxPro. Sách được phát hành theo dạng Lưu Hành Nội Bộ, chỉ phát cho sinh viên SAMIS, không bán ra ngoài. Năm 1996, SAMIS giãi tán, sau 7 năm hoạt động, đào tạo được. 370 sinh viên tin học FoxPro. Và bộ sách Warnier cũng đi vào quên lãng.

(5) Tháng 5/2012, bà đầm người Thuỵ Sĩ của tôi qua đời. Mãi tới tháng 11/2013, TM mới ngọai nguôi trước sự ra đi của người thân, và bắt đẩu nghí đến dự án ERP. Dự án này TM đã trinh bày trong Dương Quang Thiện blog, tới nay số lươt vào xem gần 900 lần.  Đầu tháng 11/2013, có một nhóm 3 giãng viên tin học (1 TS, 1ThS, 1 KS) xin tham gia làm dự án. TM đồng y xây dựng dự án sữ dụng ngôn ngữ Access 2013. Vì TM muốn nhắm tới các xí nghiệp vừa và nhỏ, nên chọn Access để dễ làm việc. Người sữ dụng không cần phải học nhiều. Các vị giãng viên này vẫn được nhận thù lao như theo trên thị trường. Họ làm việc 5 ngày/tuần, 3h30 mỗi ngày tại nhà riêng của TM. TM giao viết module Sales. Sau 7 tháng làm lại 3 lần vẫn không thành công, trong khi ấy các cậu này nói là đã làm hết sức. TM đành cho ngưng chấp nhận "đứt gánh giữa đàng" và mất toi 105 triệu tiền lương 7 tháng. Và còn bị cho là đánh giá sai tài năng của người ta. Hồi làm cho IBM TM chỉ mất 1 tháng cho module Sales, với ngôn ngữ RPG. Còn bây giờ sau 7 tháng, 3 người, nghĩa là 21 tháng / ltv, mà không xong. 

(6) TM dem công trình của nhóm 3 giảng viên cho 5 người khác xem, cũng toàn là giãng viên, sau 6 tháng không ai trã lời vì sao công trình không chạy, và vì sao họ không sữa được. TM phải mất 4 tháng để tìm ra nguyên nhân và đi đến cái kết luận kinh khủng: GIÃNG VIÊN TIN HỌC KHÔNG BIẾT VIẾT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, CHO DÙ ĐÃ ĐƯỢC PHÂN TÍCH RÕ RÀNG. Như vậy, thì sinh viên tin học cũng không biết viết chương trình là lẽ đương nhiên. Bây giờ, TM phải làm gì ông bạn. Làm sao giải cái mớ mà cậu gọi là mớ bòng bong. Thật ra chả có bòng bong gì cả. Đó là đường dây lô gic phải đi qua để mà giãi thôi.

(7) Vì phát hiện ra giãng viên không biết giãi bài toán tin học vì xem ra chã ai dạy họ cả, hoặc họ nhác không chịu tìm tòi xem vì sao mình không giãi dược bài toán. Năm 1986, khi TM đi tu nghiệp tin học lần chót ở IBM FRANCE, TM đã bỏ ra 10.000 đô để nhập cái máy vi tỉnh của Olivetti, Y, với pm dBase. Và là máy vi tính đầu tiên ở VN. Lúc ấy TM đã bắt đầu nghiên cứu pp Warnier ap dung cho dBase. Bây giờ dBase được Microsoft mua lại đổi thành FoxPro. Vì ap dung pp Warnier qua dễ dàng với FoxPro, nên TM không để ý đến việc chuyễn ngữ qua C# như anh bạn đặt câu hỏi. Bây giờ, thì đã rõ là kỹ sư tin học VN không biết viết chương trình. Do vậy, TM đã eureka là đã tìm chỗ tịt ngòi: họ không được dạy pp Warnier. Rồi khi một VK IT viết cho TM là ở Mỹ những ltv COBOL sữ dụng rất nhiều pp WARNIER. Thế là TM cảm thấy mình không sai.

(8) TM đi tìm quyển sách cũ trong thư việ ở nhà. Không có. Hỏi lại mấy ông giãng viên SAMIS củ. Ai cũng bảo là mất tiêu rồi. Cho ai mươn mất tiêu rồi. May là gọi cho thằng học trò cũ, nó còn giữ, giấy vàng ỏ, muốn vở vụn. Thế là TM cho photo, trả lại nguyên bản cho cậu học trò, và bắt đầu khõ lại. Khõ tới đâu, thì cứ trách mình sao không nghĩ sớm hơn, và sao mà trước đây mình nghĩ ra những bài toán quản lý hay như thế. Phải mất đúng 30 ngày khõ vào 200 trang liền tù tì. Bây giờ tìm người chuyễn ngữ ra VB. Access, C# và Java. Chỉ có mấy ông giãng viên cũ SAMIS là sẵn sàng và có kinh nghiệm. Anh Chuong lo VB và Access, anh Giao lo Java. Chĩ có C# là hơi trục trặc. Lúc đầu cô Loan, SaTra, chịu nhận chuyễn ngữ C#. Nhưng sau chị xin rút lui vì chi cho C# là object language. TM thấy vô lý,nên nhờ anh Thành. Anh Thảnh OK và đa giao nộp bài mà chi Loan chê khg viết dược. Thế là ổn. Chả còn bòng bong gì hết trọi.

Hy vọng là trong 2 tháng là xong, và pp Warnier sẽ biến thành Ebook, do nhà sách TT lo. 


**************
Bác Thiện,
 
Lần trước trên FB bác có hỏi cháu là ai thì FB lại khóa tài khoản của cháu hơn 10 ngày cháu mới phục hồi lại được. Khi quay lại thì cháu không còn trong danh sách friend của bác nữa. Cháu cũng không thích dùng FB.
 
Nếu có trả lời thì cháu cũng chỉ nói lại: Cháu là một độc giả các sách của bác. Những thông tin mà cháu trao đổi với bác về Lê Trường Tùng v.v cháu chỉ biết là do Google mà thôi.
 
Cháu e rằng bác mới là người thiếu minh bạch. Tại sao cháu lại liên lạc với bác vì cháu mua mấy quyển sách bác viết mà không thể hiểu nổi là bao giờ mới viết được một hệ thống thông tin nho nhỏ để quản lý xí nghiệp. Bác có ra 8 quyển về C#. Cháu mua một quyển nhưng không mua 7 cuốn kia vì chưa thấy ứng dụng đâu. Cháu mua trọn bộ ERP, hí hửng đọc nhưng không biết thi công ra làm sao? Cháu cứ mong sách về UML và thiết kế database rồi thì lại biết bác thay bằng sách về Access rồi lại biết tin bác đang soạn sách thi công ERP bằng Access. Lại chờ tiếp... Nay lại biết tin bác đả kích UML, OOP,bỏ Access quay lại vời phương pháp gì đó của Warnier. Rồi lại chuyển ngữ tranh cãi tùng phèo. Nói chung là rối bòng bong, chả có phương hướng gì cả. Có chắc là phương pháp của Warnier thành công? Bác cũng chẳng công khai, minh bạch lại sử dụng người Samis cũ. Đúng là đẽo cày giữa đường.
 
Bác là thầy mà như vậy thì dân đen bọn chá biết  thế nào mà lần. Rốt cuộc ứng dụng tin học vào quản lý xí nghiệp vẫn mèo lại hoàn mèo, bết bát.
 
Kết luận: Bác mới là người thiếu minh bạch, đẽo cày giữa đường. Tại sao bác không dùng phương pháp Warnier từ hồi viết sách C#?
 
Trầm Tư
 
Nếu có thể, cháu phải kiện bác vì làm mất thời gian và hy vọng của cháu,


************

Bác Thiện,
 
Người ta công nghiệp hóa một đất nước không phải bằng cách xây dựng các nhà máy mà là tạo ra những thị trường. Vấn đề nào cũng có hai mặt: cung và cầu. Phẩm chất của các kỹ sư tin học rất kém có nhiều nguyên nhân nhưng cũng chỉ là phía cung. Còn về phía cầu thì sao? Tin học hóa thành công cần tới sự minh bạch. Cháu nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng và nhiều người trong chính quyền không muốn khai thuế trên máy tính như ông François Hollande ở Pháp đâu. Tham nhũng thành công thì phải mờ ám chứ. Nếu Việt Nam tin học hóa thành công việc quản lý nhà nước và dịch vụ công thì tham nhũng sẽ giảm thiểu hay là ngược lại? Vấn đề con gà và quả trứng? Đề án 112 thất bại không phải chỉ vì năng lực của kỹ sư tin học mà còn vì từ đầu người ta đã không muốn thành công.
 
Đối tượng cần tin học hóa nhất ở VN nếu có là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ để có thể cạnh tranh hiệu quả khi thị trường ngày một mở toang. Doanh nghiệp lớn FDI hay quốc doanh, liên doanh cháu nghĩ họ có đủ tiền để mua trọn bộ ERP của Oracle hay SAP.
 
Thẳng thắn mà nói thì hiện giờ đào tạo tin học ở VN không thu hút được người tài, cả người dạy lẫn người học.
 
Tin học hóa thành công thì nâng cao phẩm chất của kỹ sư tin học chưa đủ mặc dù là yếu tố rất cần.
 
Trầm Tư,
 
*****************************
5/4/2015: Chúa Nhật sáng...

CÁC NƯỚC BỊ CHIA CẮT TRONG CHIẾN TRANH LẠNH, GIỜ NÀY RA SAO RỒI....?

Chắc bạn đã biết sau thế chiến thứ hai, là chiến tranh lạnh giữa khối TB (Mỹ) và CS (Liên Xô) làm cho 5 nước bị chia cắt: (1) Cuba với phần lãnh thổ Guantanamo bị Mỹ chiếm đóng; (2) Bắc Việt CS với Nam VN theo TB; (3) Bắc Triều Tiên CS với Hàn Quốc theo TB; (4) Đông Đức theo CS với Tây Đức theo TB; (5) TQ Đại Lục theo CS với Đài Loan theo TB. 

Trong 5 nước này, chỉ còn 3 bị chia cắt, còn 2 nước là Đức và VN mới được đoàn tụ lại, VN sau 30/4/1975, Đức ngày 9/11/1989. Trong 2 nước Đức và VN, thì Đức "bất chiến tự nhiên thành" được hợp nhất không mất một sinh mạng, một giọt máu, còn VN thì phải 30 năm (1945-75) thư hùng với hai thế lực TB hùng mạnh Pháp và Mỹ, với bao nhiêu mất mát đau thương của cả một thế hệ mới có được thống nhất. Theo thống kê các cuộc chiến trong thế kỷ 20, thì thời gian một cuộc chiến kéo dài từ 4 năm đến 10 năm, nhưng VN phãi mất 30 năm, một thế hệ vàng mới có được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và tự do.

Ba nước còn lại là: Cuba, Bắc Triều Tiên và Đài Loan. Cuba, thì từ đầu năm 2015, Mỹ đã loan báo là sẽ bỏ cấm vận đối với Cuba, và hy vọng là cuối năm nay, toà đại sứ Mỹ sẽ mỡ cữa ở Havana. Nhưng việc Cuba đòi lại Guantanamo mà Mỹ chiếm đóng bất hợp pháp từ hơn 50 năm nay, thì Mỹ bảo đừng có hòng. Đúng là miệng lưỡi dân giàu lắm quyền. Thôi xem như Cuba trở về đời thường thế giới. Chắc là Fidel Castro đang chuẫn bị về gặp Chúa.

Còn Bắc Triều Tiên và Đài Loan thì sao? Xem ra hai anh chàng này không muốn châu về hiệp phố với Hàn Quốc và Trung Quốc. Họ rất bằng lòng với hiện tại. Anh Hàn Quốc giờ đây sung sướng giàu có thì dại gì đi ôm cái cục nợ đói nghèo của Bắc Triều tiên. Mà ông chủ Bắc Triều Tiên, Kim young un, quen thói gia đình trị thì dại gì chọn dân chủ kiểu Hàn quốc. Còn ông Đài Loan, trung hoa dân quốc, sống sung túc đâu có thiếu thốn gì mà phải hợp nhất với lục địa TQ sống Gò bó. Còn ông TQ, thì lâu lâu nỗ sung ở Kim Môn Mã Tố cũng vơi dần. Hình như cũng không mặn mà đỏi Đài Loan sáp nhập. Mọi việc đều tốt, trong cái thế giới hỗn loạn ở Trung Đông do ông Cả Đỏ Cao Bồi đang quậy tưng bừng với IS, cặp đôi hoàn Hảo.


********************

3/4/2015: tối mịt...

Bài viết dưới đây, TM viết cách đây một năm, chưa xong, cho nó nằm xó bếp, nhân đọc một bài báo của bs Sơn trên VietNamNet. Bác sĩ này chuyên về thần kinh nỗi tiếng ở BV Y Dược Tp HCM. Thành thật xin lói bà con: một bài viết chưa xong giống như ổ bánh ga tô nưởng chưa chín. Bà con tạm thời dùng qua, trong thời buổi cái chi cũng thiếu thốn. Ngàn lần xin lỗi bà con.

CHUYỆN BÁC SĨ 

Như bạn đã thấy: BS Sơn bảo ở Mỹ lương hằng năm 55.000 đô, còn ở VN chỉ có 2.000 đô, để rồi từ đó bảo lương bác sĩ ở VN rẽ như bèo, chỉ bằng 1/27. Nhưng bác sĩ Mỹ thì ở Mỹ, còn bác sĩ VN thì ở VN, như vậy hỏi mức sống ở Mỹ có khác với VN không. Lẽ dĩ nhiên là không bằng nhau, do vậy con số 1/27 phải được chỉnh lại, lúc ấy mới có thể so sánh một cách công bằng. Bạn nào thử tìm một hệ số điều chỉnh kể trên. 

Nhưng trong thực tế, ở Mỹ lương bác sĩ công vào khoảng 200.000-300.000 đô/năm, còn bác sĩ tư thu nhập vào khoảng 300.000-400.000 đô/năm, do đó con số 55.000 mà BS Sơn đưa ra có lẽ là GDP của Mỹ năm 2013. Còn con số 2.000 đô/năm đối với BS Việt theo chúng tôi cũng là GDP của VN năm 2013. Trong thực tế, BS Việt thu nhập vào khoảng 80 triệu DVN/tháng (thu nhập ở bệnh viện công và phòng mạch bên ngoài) nghĩa là 1 tỹ DVN/năm nghĩa là vào khoảng 50.000 đô/năm, cho nên trong thực tế tỹ lệ giữa VN:Mỹ là (50k:400k) nghĩa là 1:8 chứ không phải 1:27 như theo BS Sơn. (Cái kỳ lạ là Thiện Mỗ -TM cũng tìm ra cái thước đo tỹ lệ cách biệt giữa mức sống ở VN so với nước phát triển như Mỹ chẵng hạn. TM tìm thấy 1:8).

Ngoài ra, thu nhập 300.000-400.000 đô/năm kể trên là thu nhập của BS giãi phẫu, gây mê, chứ BS khám bệnh thông thường (medecin general) thì thu nhập vào khoảng 160.000 đô/năm, nghĩa là 20.000đô/năm, (theo thước đo 1:8), nghĩa là gần 40 triệu/tháng ở VN. Nếu bạn đi hỏi bạn bè BS thì chắc là con số ấy không xê xích chi bao nhiêu, và từ đó dựa trên mức sống của mỗi xã hội, BS VN thu nhập không thua thu nhập của BS Mỹ hay BS các nước khác. Thành thử, con số BS Sơn đưa ra là con số ảo tưởng. 

Điểm 2: Trong một xã hội, bất kỳ là TB hay CS, thì mức sống của mỗi giai cấp xã hội phải phù hợp với môi trường sống của xã hội đó. Nếu một ngành nghề nào đó khan hiếm, thì người ta sẽ tranh dành "món hàng hiếm" bằng cách trả lương ngất ngưỡng một cách quá lố, gây ra cơn sốt, và người ta gọi cơn sốt này là lạm phát. Mà bạn cũng đã biết là không NN nào chịu có lạm phát. Và vì lạm phát, lương được treo giá cao, nên người ta có ảo tưởng là ngành của mình là nghề cao quí hơn các ngành khác. Ở các nước TB, nhất là ở Mỹ, những ngành nào liên quan đến y tế là lương được coi như phải cao: như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ. Còn một ngành ở Mỹ cũng đã được trã lương rất cao, đó là ngành CNTT (IT). Tuy nhiên, ở châu Âu, phần lớn người ta theo  ít nhiều XHCN, nên người ta kìm hảm mức lương của giới y, để tránh sự cách biệt giàu nghèo quá cao. Ở Mỹ, vẫn còn thuộc loại TB sauvage, nên ở New York cách biệt giàu nghèo đã là 40%, còn ở châu Âu, chưa tới 20%. Để kết luận điểm này, giới bác sĩ ở VN ảo tưởng là mình phải có một lương cao hơn thiên hạ, hơn các ngành nghề khác.

Điểm 3: người ta bảo học bác sĩ cực lắm, trầy vi tróc vãy. Phải học đến những 7 năm, trong khi các ngành nghề khác chĩ mất 3-4 năm. Tóm lược, học cực thêm lại lâu, nên người ta bảo phải đầu tư cao. Và như thế phải "khấu hao" cao và nhanh. Lô gic. Nhưng khi nhìn kỹ, sở dĩ phải mất nhiều thời giờ học là vì có quá nhiều chi tiết trên cơ thể, ruột gan phổi phèo của con người mà bác sĩ phải nhớ, phải học thuộc lòng. Rồi các bệnh tình phải nhớ kỹ những triệu chứng, cách chữa trị, loại thuốc nào phải kê ra. Có nhiều triệu chứng, sốt chẵng hạn, liên quan đến nhiều bệnh lý, do đó bác sĩ nhiều kinh nghiệm, giỏi chẫn đoán, là do gặp nhiều trường hợp, biết mối tương quan giữa các triệu chứng để lần ra đúng bệnh. Bây giờ, thì có nhiều máy móc hỗ trợ, bác sĩ phãi biết cách đọc các kết quả xét nghiệm, nói tóm lại phải có trí nhớ tốt. Chớ bác sĩ bình thường chả có phát minh ra chi mới để phải đề cao vai trò của bác sĩ. Cũng như các nhà toán học, toàn là học thuộc lòng các công thức giống mấy bác sĩ. Thời đại số học bây giờ, người ta phân tích cách làm của bác sĩ, rồi viết ra phần mềm. Một cô y tá bình thường, chỉ cần hỏi bệnh nhân đau ở đâu, triệu chứng ban đầu ra sao, y tá khõ vào vài keyword, rồi phần mềm đưa ra một câu hỏi kế tiếp, bệnh nhân trả lời, y tá khõ tiếp keyword, rồi cứ thế phần mềm sẽ đưa ra chẫn đoán sơ bộ. Do đó, công việc chẫn đoán rất tĩ mĩ, bác sĩ sẽ được giãm công việc. Khi bệnh nhân đến trước bác sĩ, thì bản chẫn đoán sơ bộ đã có, bác sĩ phải tự quyết định dựa trên chẫn đoán sơ bộ, mà làm quyết định cuối cùng. Sự tương tác giữa phần mềm máy tính và bác sĩ là phương pháp hiện đại bây giờ. Và tin học cho phép theo dõi việc chữa bệnh của bệnh nhân ở nhà, để phản hồi sự chẫn đoản của bác sĩ/phần mềm, ra sao, và giám đốc có thể biết ông bác sĩ của mình lảm ăn ra sao. Những điều TM nói ra ở đây, thì ở Pháp người ta làm đã lâu rồi. 

Điểm 4: tại sao ở Mỹ lương cao hơn lương bác sĩ ở Pháp. Tại sao ở Pháp ít cỏ bệnh viện tư so với bệnh công? Tại sao, các quan chức lớn ở Pháp (tổng thống, thủ tướng)  không có bệnh viện riêng cho họ. Trước đây ở Paris có bệnh viện quân y Val de Grace, có vài giường dành cho TT và ThT nay sắp dẹp. Các quan lớn giống như bình dân. Chỉ có thêm là an ninh trong khi ông lớn bệnh. Tại sao, ở Pháp dân chúng nghèo giàu chi cũng được BHXH 100%, còn ở Mỹ chĩ 60% dân giàu được mua BHYT ở ngân hàng, cỏn dân nghèo 40% không có BHYT. Bill Clinton cũng như Obama chật vật cho biểu quyết luật BHYT cho số 40% dân nghèo (chương trình Obamacare) mà không thành công? Không biết bao nhiêu là câu hỏi. Câu chuyện là sau thế chiến thứ 2, mặc dù Mỹ và Pháp nói là thuộc khối TB, nhưng Pháp qua nhiều đợt thay đổi lãnh đạo lần hồi chọn con đường XHCN (một biến thể của CSCN), còn Mỹ thì kiên trì theo CNTB chống CS một cách cương quyết. Do đó, Pháp chọn:

(1) phát triển giáo dục toàn dân miễn phí cho đến thi tú tài 2 (gọi là baccalaureat, gọi tắt là bac). Trường tư thục rất nhỏ, phần lớn là trường đạo công giáo, nhà giàu. Hệ thống đại học phần lớn công lập, với chi phí đăng ký học rất thấp, vào khoảng 1.000 đô/năm. Pháp cỏ hệ thống ký túc xá, và căng tin rẽ tiền, nên chi phí ăn học đại học rất thấp, vào khoãng 10.000 usd/năm. Do đỏ rất ít sinh viên nghèo vay tiền ngân hàng đi học, khác với Mỹ. Ngoài ra, Pháp có cả một hệ thống trường dạy nghề miễn phí dành cho những người trẽ không thi đổ bac, hoặc không đủ sức học đại học, và một tổ chức được gọi là CNRS (Centre National de Recherche Scientifique - Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học) là nơi đào tạo tiến sĩ chuyên nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho phát triển (R/D). 


*****************

3/4/2015: Trưa

WARNIER: MỘT CHÚT TRỤC TRẶC, NHƯ THƯỜNG TÌNH

Cách đây mấy ngày, chị Thanh Loan đồng ý giúp một tay chuyễn ngữ phương pháp Warnier theo C#. Thế mà ngày hôm qua, chị xin rút lui khỏi dự án, lý do theo chị C# là ngôn ngữ thiên đối tượng, còn pp Warnier là theo thủ tục, nên cô Loan cho là bất tương thích. Nói theo Shakespeare là object or not object. TM đành nhờ một cựu chiến binh IT của SAMIS là anh Vỏ văn Thành thay thế. Hú hồn là anh Thành không sữ dụng đến những reporting tool như cô Loan để làm việc này. Cô Loan bảo rằng, vì là lập trình thiên đối tượng, cô ta sử dụng công cụ ReportViewer để tạo báo cáo, nên không biết dùng lệnh nào trong C# để xuất báo cáo ra màn hình hay ra file Text. Nó giống như, hồi xưa anh thợ mộc làm một cái bàn, anh ta biết cưa, biết bào, biết làm mộng. Còn bây giờ, người ta dùng máy bào, máy cưa, v.v. một cách tự dộng thế là quên tất cả các động tác làm bằng tay. 
Sao, bạn thấy thế nào? Có nên tiếp tục hay không? That is the question!!!

*****************
1/4/2015: Trưa

CHUYỆN LẠ IT VIỆT NAM

Hơn một tuần, một vài anh chị em SAMIS bỏ sức ra chuyễn ngữ phương Pháp Warnier. 

Có một cậu sinh viên IT của DH KH tự nhiên sắp ra trường trong tháng tới, nghĩa là sau 4 năm dùi mài IT. Cậu ta xin tham gia chuyễn ngữ, theo Java. TM đồng ý, và cho cậu ta thữ sức xem. TM đưa cho cậu ta Chương 2 với bài toán : in ra danh sách nhân viên của phòng lao động tiền lương. Dữ liệu gồm Mã số, tên họ, chức vụ, ngày vào xí nghiệp và mức lương cơ bản. Trong tập tin có bao nhiêu record thì cứ in ra bấy nhiêu. Danh sách không in tiêu đề  (header) không đem sang khi sang trang. 

Sau 10 ngày, TM hỏi cậu ta, bài toán giãi tới đâu rồi. Cậu ta trã lời: dạ con đọc đề bài rồi. Nhưng con chưa biết tính giãi sao đây. Con đang suy tính.

Cách đây 50 năm, tôi làm việc cho IBM, và tôi tự đào tạo lấy lập trình viên ngôn ngữ RPG cho các cơ quan xí nghiệp miền Nam. Bài toán vừa kể trên, học sinh của tôi, trong mấy ngày đầu lớp học chỉ cần 15 phút là giải xong bài toán theo RPG. Còn bây giờ, sau 4 năm dùi mài IT, mà bài toán như thế, dân IT ngày nay 10 ngày giãi chưa xong. Thiệt là kỳ lạ.

Bên Pháp, bắt đầu từ ngày hôm nay, 1/4, tất cã mọi người có ăn lương, kể cả tổng thống, bộ trưởng, phải lên mạng kê khai thu nhập để tính thuế. Điều đặc biệt là người đối diện với bạn trong việc tính thuế là phần mềm máy tính, chứ không phải là nhân viên thuế. Phần mềm máy tính sẽ đặt câu hỏi, và bạn phãi trà lời. Số liệu bạn đưa ra, máy tính sẽ đối chiếu với số liệu của máy tính. Nếu dúng, thì đi tiếp, nếu không đúng thì máy tính yêu cầu bạn ghi ra chi tiết. Mày tính sẽ đối chiếu từng chi tiết một với số của máy tính. Nếu có sai biệt mà bạn cho là bạn đúng, thì lúc ấy máy tính mới yêu cầu nhân viên thuế vụ lo hồ sơ của bạn xem xét, trả lời cho máy tính đế đi tiếp. Do đó, 99% công việc là do máy tính làm hết. Nhân viên thuế chỉ can thiệp, khi giữa bạn và máy tính bất đồng. 

Bạn thấy không, ng ta sữ dụng máy tính như thế đấy. Hãi quan cũng thế. Bảo hiểm y tế cũng như thế. Bây giờ, thấy mà buồn, dân IT của mình sau 4 năm dùi mài sách vở, mà viết một thí dụ dễ ẹt mà 10 ngày không xong.

********************

25/2/2015 : Sáng

LƯU ĐỒ RPG CỦA IBM VÀ PHƯƠNG PHÁP WARNIER

Hình như người ta chưa vào công việc, sau một kỳ nghĩ Tết dài ngày kinh khủng. Khi người ta bảo năng xuất lao động của VN chỉ bằng 1/15 so với Singapore thì giãy nãy bảo là vì cái chính phủ CS này cả.

Ba tuần vừa qua, Thiện Mỗ (TM) lợi dụng không khí Tết nên cũng nghỉ xã hơi không làm gì cả. Nói thế, chứ đầu óc TM vẫn cứ bị ám ảnh bởi cái vụ "ERP, nữa đường đứt gánh" của TM. 7 tháng trời mà 3 giãng viên tin học không làm nổi module Sales của ERP. Tại sao?  Câu trã lời giãi đáp vẫn chưa có. Trong khi ấy, TM suy nghĩ: ở Mỹ, TM có 6 đứa cháu, hai người quen có 3 đứa con trai, tổng cộng 9 đứa học tin học, ra trường có ngay việc làm tại các công ty tin học lớn như IBM, Google, Sun, v.v.. Còn ở VN, TM cũng có từng nớ cháu và con người quen học tin học ở Bách Khoa (SG và HN) và KHTN ra, không đứa nào làm tin học cả. Bỏ đi làm nghề khác: Sales, làm chả mực, v.v.. Tại sao thế? Xem lại chương trình học bên Mỹ và tại VN, thì đâu có khác xa chi lắm. Thế tại sao ở Mỹ, người ta kiếm được việc làm, còn ở VN có chỗ nhưng vào làm không được, tại sao, tại sao?  Đó là câu hỏi mà TM đặt ra trong mấy tháng vừa qua. 

Năm 1989, TM thôi việc tại công ty Rượu Bia (BGI củ của Pháp), rồi ra mở một trung tâm đào tạo tin học mang tên là SAMIS. Từ 1990 đến 1996. Chuyên đào tạo lập trình viên về dBase, rồi FoxPro dùng trên các máy vi tính. Khoá học chỉ kéo dài 6 tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngũi 7 năm SAMIS cũng đã đào tạo được khoảng 300 người. Cái điều kỳ lạ, là những người được SAMIS đào tạo đều kiếm được công ăn việc làm trong ngành tin học. Có một cậu bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đã theo học khoá lập trình SAMIS. Sau khi học xong, cậu ta xin định cư tại Pháp, ở Marseille. Cái bằng bác sĩ thì không dùng được ở Pháp, còn cái bằng lập trình của SAMIS thì lại được. Vì thời ấy, trình độ dạy lập trình của SAMIS không thua gì so với Pháp. Do đó, cậu cựu bác sĩ mới có thể kiếm việc dễ dàng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao, SAMIS chỉ trong thời gian 6 tháng có thể cho ra lập trình viên làm việc được, còn kỹ sư tin học do các đại học VN đào tạo trong 4 năm trời lại không làm được việc, bỏ nghề như TM đã kể trên. Câu hỏi vẫn chưa có trả lời. 

28 Tết vừa rồi, TM làm vệ sinh cái bàn giấy làm việc của TM. Thì tìm thấy tập tài liệu về bản lưu đồ (flowchart) của ngôn ngữ RPG của IBM. TM có cãm tưởng như tìm thấy được vàng. TM đã dạy lập trình ngôn ngữ RPG cho hệ thống máy IBM 360/370 vào những năm 1966-1969 tại Sài Gòn, dựa trên lưu đồ này. Hình như đây là tài liệu duy nhất TM đem theo về khi rời khỏi IBM. Bây giờ, TM nhớ lại là trong thời kỳ dạy lập trình ở SAMIS, TM đã yêu cầu giãng viên FoxPro giảng bài theo tinh thần lưu đồ của IBM. Ngoài ra, TM cũng đã đưa phương pháp WARNIER vào  học trình, vì phương pháp này cũng gần giống lưu đồ RPG của IBM. Bây giờ, mới ló ra câu trả lời cho thắc mắc của TM. Chính do việc dạy lưu đồ RPG, đươc lược giản và phương pháp Warnier nên SAMIS mới có thể cho ra những lập trình viên làm việc được. Do đó, bạn có thể suy ra là tại sao kỹ sư tin học VN do đại học VN đào tạo ra không xài được.

Vấn đề đặt ra, là các ngôn ngữ C#, Java, Python, Access, v.v.. phải làm thế nào tạo ra một lưu đồ riêng cho từng ngôn ngữ để giãi quyết các vấn đề quản trị xí nghiệp ERP. 

Do đỏ, TM đang chuyển hướng: nghiên cứu áp dụng lưu đồ RPG và phương pháp Warnier cho ngôn ngữ Access 2013. Nếu thành công thì mới nói chuyện ERP. 

Thôi, hãy đợi đấy...


******************

24/2/2015: Trưa

SUY NGHĨ VỀ: MUÔN NĂM HAY KHÔNG MUÔN NĂM

Không biết các bạn có thuộc sữ không? Thiện mỗ, hồi nhỏ ở Nha Trang, ở bậc tiểu học, trung học bị thực dân Pháp cấm học sữ địa VN, mà phải học sữ địa Pháp. Thiện mỗ phải học: "Nos ancêtres sont des Gaulois", nghĩa là "tổ tiên chúng tôi là dân Gô Loa". Ba má Thiện Mỗ, không muốn con cái con rồng cháu tiên này trở thành mất gốc, vong quốc trên đất của mình, nên đã mua sách sữ của Trần Trọng Kim bắt anh em Thiện mỗ, mỗi ngày vài trang, đọc theo kiểu một quyển truyện tàu. Không cần nhớ kỷ ngày tháng năm, mà chỉ tìm ý nghĩa của những sự kiện trong quá khứ. Học cái kiểu "ôn cố tri tân". Sau khi thi xong tú tài 2, Thiện mỗ không những rành lịch sữ Pháp, mà còn rành lịch sữ VN và lịch sữ thế giới. Nên bây giờ mới có dịp nói chuyện với

Ta thường thấy những khẫu hiệu, chẵng hạn :  "Ngô Tổng Thống muôn năm", thời kỳ Ngô Đifnh Diệm ngự trị, hoặc tại các hội trường câu "ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MUÔN NĂM", v.v.. Trong khi ấy, ai cũng biết con người phần lớn không sống quá 100 năm, các đãng phái chính trị cũng thế. Do đó, những khẫu hiệu "Đảng XYZ muôn năm" là những câu nâng bi rỗng tuếch.
Nếu ta nhìn vào lịch sữ VN, qua các triều đại Đinh, Lê (Tiền), Lý, Trần, Lê (Hậu), Nguyễn, thì ta thấy số năm trị vì của các triều đại như sau:

Nhà Đinh: 22 năm
Nhà Tiền Lê: 29 năm
Nhà Lý : 216 năm
Nhà Trần : 175 năm
Nhà Hậu Lê: 109 năm
Nhà Nguyễn Tây Sơn: 24 năm
Nhà Nguyễn Phước : 143 năm

Ta thấy triều đại trị vì ngắn nhất là nhà Đinh 22 năm, và triều đại trị vì dài nhất là nhà Lý 216 năm. Do đó, có thể kết luận là một triều đại ở VN không thể kéo dài trên 200 năm, nên khi ta hoan hô "muôn năm" đối với một triều đại hiện đang trị vì ở VN là một việc nâng bi lố bịch.

Trong thế giới, chỉ những tôn giáo nào có thánh thần phù hộ, thì mới hiện diện từ đời này qua đời nọ, trãi qua hàng ngàn năm. Chẵng hạn, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái Giáo là những tôn giáo có đời sống kéo dài hàng ngàn năm. Chứ những đãng phái chính trị, hoặc các chủ nghiã nghĩa triết lý, chính trị kinh tế, (chẵng hạn, đãng CS, đãng XH, v.v..) thì không bao giờ kéo dài trên 100 năm, vì chúng bị chi phối bởi lý thuyết tương đối, hạn chế theo thời gian. Do đó, những ai là con người mà muốn đề xuất một lý thuyết gì mà mình cho là mới, thì chớ nên xem là một lý thuyết vĩnh cữu, trường tồn trên ngàn năm. Đó là ảo tượng, mộng tưởng của những thằng điên, thằng khùng, chẵng hạn Nã Phá Luân, Hit Le, Staline, Mao Trạch Đông, v.v.. Và sắp tới ai đây?

**********************************

THỐNG KÊ: AI GIÀU HƠN AI

Ngân hàng Thuỵ Sĩ Credit Suisse vừa công bố, tổng số tài sản các hộ trên thể giới nói chung đã tăng 8,3% năm 2013 lên đến 263.000 tỹ đô (1 tỹ đô = 22.000 tỹ VND), trong ấy gia đình TQ chĩ chiếm 715 tỹ đô (tăng 3,5% năm). 
Nếu ai có tài sản trên 50 triệu đô (= 1.000 tỹ VND) thì sẽ được gọi là nhà giàu nứt khố đổ vách (ultra rich, NKDV). Theo ngân hàng CS thì trên thế giới có cả thảy 128.200 nhà giàu NKDV, trong ấy Mỹ chiếm 62.900 người (50%), còn TQ chỉ có 7.600 người, còn VN bao nhiêu... Không biết. Nhưng có một thông tin vừa rồi ngân hàng HSBC chi nhánh Thụy Sĩ cho biết có 26 người VN có một số tiền tổng cộng là 37,5 triệu đô (= 900 tỹ đồng), nên chưa thuộc loại NKDV. Chưa có số. Xem ra TQ đứng thứ 2 về nhà giàu NKDV. 

Nếu tính theo mức nghèo khó 375 đô/năm (8 triệu/năm) nghĩa là 1 đô một ngày, thì TQ có 82 người sống dưới mức nghèo khó, trên dân số 1,360 tỹ người. Nếu tính theo mức 1,25 đô/ngày của LHQ thì TQ có đến 200 triệu người. Ở VN người ta định mức nghèo khó là 6 triệu/năm, do đó VN có vào khoảng 3,8 triệu người trên dân số 90 triệu.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015


VIET NAM TẠI SAO.?

Chế Cẫm Đình

(Dương Quang Thiện comment sau...)

(viết cho những ai muốn làm gì đó cho Việt Nam, thì cũng có vài ba thông tin hữu ích, ngõ hầu quý vị áp dụng và khoách trương cái sở năng của người mình, làm hẹp đi cái hạn chế, nhằm giúp cho dân tộc mình được tươi sáng hơn)

Tôi chỉ là hạt cát nhỏ trong biển người Việt Nam nối nhau mấy nghìn năm. Mà cứ trăn trở hoài vì sao dân tộc mình, một giống người rất được tiếng thông minh, gan dạ nhưng lại chưa bao giờ vươn vai trỗi dậy, như những xứ như Xiêm, Sing, Mã hay Cao Ly, Phù Tang cũng đều nòi máu đỏ da vàng như nhau?
Hết Hán, Tần, Tống, Nguyên, Minh rồi đến Pháp, hết Pháp đến Nhật, rồi Mỹ và đồng minh. Hết đồng hóa đến cai trị, hết chiếm đóng đến chiến tranh. Hết ngoại xâm đến nội chiến. Hết chiến tranh biên giới phía Bắc đến chiến tranh biên giới Tây Nam. Yên yên ổn ổn thì họa bành trướng lại phát, trong bờ ngoài biển dậy sóng căm hờn. Cả mấy nghìn năm thật không khi nào ngơi nghỉ được dài hơi.
Dân tộc cứ lầm lũi đi trong lận đận, long đong…
Lần lại nguồn gốc dân tộc, truyền thuyết con Rồng cháu Tiên hơi mơ hồ nhưng cũng chỉ ra được nơi khởi thủy của dân tộc là từ phương Bắc xuống. Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm đồ sộ “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt”, minh chứng hợp lý bằng phương pháp đo sọ và đối chiếu ngôn ngữ cho thấy con dân Việt chung với các dòng nói trên, tản ra khắp nơi từ triền đông dãy Himalaya (núi của người Malaya – Mã Lai, lúc này chưa di cư mà còn định cư bên dãy núi đó). Đối chiếu với địa lý và khí hậu thì sự di cư của chúng ta từ Phương Tây Bắc xuống cũng là hợp lý. Trừ khi có sự lấn át hoặc chiến tranh, thông thường sự di cư sẽ xuôi từ miền cao xuống miền thấp, từ đồi núi ra đồng bằng, rồi ra ven biển. Theo yêu tố khí hậu, sự di cư sẽ theo phương từ xứ lạnh sang xứ ấm, như chim bay trú rét trên trời gọi là thiên di.
Chúng ta từ Phương Bắc, vậy chúng ta có phải là Hán hay Nguyên hay Mãn? Không, chúng ta là một giống dân thuần Mã Lai tương đối khác biệt những giống kia, cho dù đồng hóa ít nhiều trong ngàn năm Bắc thuộc. Trong khi đó Hán tộc là giống Mongoloid di cư xuống từ cao nguyên Gobi hội chủng với các nhánh Mã Lai di cư ngược lên.
Ngụ trên vùng đồng bằng sông Hoàng Hà và sông Dương Tử rộng lớn, Hán tộc mạnh dần và lấn át các dân tộc khác. Người Tạng bị đẩy lùi hướng Tây; Hồi, Mông bị đẩy lên phương Bắc; người Nhữ Chân dạt ra Đông Bắc; người Bách Việt bị đẩy về phía Nam. Dưới thời Tần Thủy Hoàng chúng ta còn vùng đất rộng lớn từ Động Đình hồ trở xuống. Hán vương Triệu Đà cai trị nước ta vẫn còn đất ấy sau chiến tranh với An Dương Vương. Năm 111 trước Tây lịch, Vũ Đế nhà Hán cho Lộ Bác Đức qua đánh lấy sạch đất ta, mở đầu hơn ngàn năm Bắc thuộc. Sau này, chúng ta có dành lại được tự chủ thì vùng Lĩnh Nam (là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh, ranh giới giữa Hán – Việt ngày trước) cũng đã vĩnh viễn mất đi rồi. Mà đất ấy, theo Ngô Sĩ Liên thì "Ngũ Lĩnh đối với nước Việt ta là ải hiểm cửa ngõ của nước cũng như Hổ Lao của nước Trịnh, Hạ Dương của nước Quắc. Làm vua nước Việt tất phải đặt quân chỗ hiểm để giữ nước, không thể để cho mất được. Họ Triệu một khi đã không giữ được đất hiểm ấy thì nước mất dòng tuyệt, bờ cõi bị chia cắt. Nước Việt ta lại bị phân chia, thành ra cái thế Nam-Bắc vậy. Sau này các bậc đế vương nổi dậy, chỗ đất hiểm đã mất rồi, khôi phục lại tất nhiên là khó. Cho nên Trưng Nữ Vương tuy đánh lấy được đất Lĩnh Nam, nhưng không giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh, rốt cuộc đến bại vong. Sĩ Vương tuy khôi phục toàn thịnh, nhưng bấy giờ còn là chư hầu, chưa chính vị hiệu, sau khi chết lại mất hết; mà các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần chỉ có đất từ Giao Châu trở về Nam thôi, không khôi phục được đất cũ của Triệu Vũ Đế, cái thế khiến nên như vậy".
Tuy rằng sau này dân gian ta có sáng tạo ra truyền thuyết con Rồng cháu Tiên để đề cao nòi giống dân tộc, lấy Phong Châu làm đất tổ nhưng không thể phủ nhận rằng yếu huyệt Lĩnh Nam mất đi đã ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh dân tộc, từ lúc đó trở đi, dân tộc ta như chỉ còn cư ngụ trên một dãi đồng bằng hẹp men theo bờ biển Đông. Hãy nhìn người Do Thái, tán loạn khắp nơi đến gần hai nghìn năm vẫn tái hồi lập quốc trên cái mảnh đất bé tý trong lòng các nước Ả Rập, mới thấy đất tổ thiêng liêng như thế nào đối với một dân tộc. Những Trùng Khánh, Tô Châu, những Nam Kinh, Thượng Hãi, những Thâm Quyến, Hồng Kông, Quảng Châu sầm uất và rực rỡ tầm cỡ thế giới, đều trên đất Lĩnh Nam ấy cả! 
Nhưng sao chúng ta chỉ mất đất đến bắc Giao Chỉ ngày xưa, mà không mất sạch? Cả ngàn năm Bắc thuộc nòi Việt vẫn không mất đi. Làng xóm còn, tiếng nói còn, văn hóa của dân tộc vẫn còn, và quan trọng hơn là tinh thần tự chủ luôn luôn còn, cứ có thời cơ là dật lấy cơ đồ tự chủ. Từ góc độ nguồn gốc dân tộc, trên thực địa địa lý và khí hậu thì tiến sâu về phương Nam sự sinh tồn của nòi Việt cao hơn Hán tộc. Cũng vì trước đó trong mấy nghìn năm đã thao dượt nhiều bận hành Nam hồi Bắc khi đi xuống từ Tây Tạng. Trong khi đó Hán tộc vốn quen khí hậu vùng Ôn đới mát mẻ hơn, không ngụ lâu dài được ở cuộc đất Giao Chỉ ngày xưa là chốn lam sơn chướng khí. Người Hán gây chiến tranh bắt xứ Nam lệ thuộc thì được chứ tràn sang cư ngụ thì sống không nổi với xứ này. Giải pháp của họ là cử Thái thú sang cai trị theo nhiệm kỳ, cũng có nhiều lần phải thay kẻ chết bịnh khi đang lĩnh chức ở đây, chứ đất Giao Chỉ thuận hòa như đất Lĩnh Nam thì có mà ngày nay chúng ta còn một mống!
Đến thế kỷ 13, Mông Cổ hung hãn hùng bá đến tận phương Tây, như người Nga phải quy phục đến 80 năm; Hán tộc hùng mạnh bao đời cũng cùng số phận sau đó, chịu để cho họ vào Trung Nguyên làm Hoàng đế cai trị gần một thế kỷ. Nhưng khi Nguyên Mông muốn khuất phục Đại Việt bằng chiến tranh thì ba lần đều chuốc thất bại nặng nề. Ngoài sự gan dạ và anh dũng của dân tộc, thì địa hình và khí hậu là trở ngại quá lớn cho đại quân giặc Thát. Có thể sang đánh Việt thì sử dụng binh linh người Hán nhưng tướng quân của họ hẳn nhiên là người Mông Cổ. Vốn là dân du mục, ăn thịt gia súc nhiều hơn ăn tinh bột, uống huyết và sữa thay nước nên có sức khỏe vô biên, cưỡi ngựa bắn tên trăm phát trăm trúng, nhưng là trên đất của họ. Đánh theo Vĩ tuyến, tức phương ngang qua tới Âu châu cùng đồng dạng địa hình và khí hậu thì phát huy được hết cái sở năng đó. Đánh theo Kinh tuyến, theo phương dọc xuống nước ta, đất vườn đất ruộng chứ không như thảo nguyên bát ngát nên ngựa đâu phi cho được? Khí hậu nóng ẩm khó chịu, gia súc đem theo làm lương thực không sống nổi, quân tướng ở lâu ngày sinh sài bệnh. Quân đội mình chờ họ tự suy yếu rồi đánh tất thắng! Rõ là ông trời cho người cắt bớt địa đồ nhưng vẫn còn chừa lại cho dân tộc ta một khe hẹp đủ lách qua để tồn tại vậy! 
Có hai yếu tố làm cho các vương triều Trung Hoa thời cổ đại cứ lăm le nuốt trửng Giao Chỉ, đó là họa Phương Bắc đến từ Hồi, Mông, Hung Nô và Kim cứ đe dọa xâm lấn họ nên họ xâm lấn về Phương Nam như hiệu ứng domino; thứ hai, xứ Giao Chỉ và Lâm Ấp rất lắm sản vật mà quý tộc của họ mê muội như vàng, Châu sa (thủy ngân – làm thuốc Bắc), tiêu, quế, hồi, ngọc trai, đồi mồi, ngà voi…
Thời nay, cũng hai yếu tố nhưng khác đi, mà nhà cầm quyền Bắc Kinh bị chi phối để lăm le Việt Nam, đó là thành trì CNXH ở phương Nam làm phên dậu cho ý đồ chính trị của họ; và thứ hai, cái vựa cá biển Đông làm nguồn thực phẩm cho hơn tỷ hai dân của họ, chưa kể nhiều bể dầu bể khí dưới đáy biển là nguồn lợi vô cùng lớn đối với một đất nước đang phát triển như cộng Trung.
Từ nguồn gốc dân tộc đến yếu tố địa lý, chúng ta đã cơ cực với tên hàng xóm khổng lồ rồi. Nhưng nội tại chúng ta cũng bị chi phối bởi yếu tố này. Nó hình thành luôn tính cách của dân tộc ta trong lao động và sáng tạo, là nguồn tạo ra của cải cho xã hội. 
Sinh sống trên dãi đồng bằng hẹp, ít đất đai canh tác so với lượng dân cư thuộc hàng mắn đẻ. Mỗi năm chỉ làm nông nghiệp một vụ đến hai vụ tùy giống cây, tùy thời tiết và thổ nhưỡng, thì thời gian còn lại gần như không làm gì cả, gọi là “nông nhàn”, biểu hiện của việc thừa thãi nhân lực trong xã hội nông nghiệp. Mà khi đã thừa năng lực để sản xuất, thì chẳng việc gì phải sáng kiến sáng tạo ra phương thức sản xuất mới, hay công cụ làm gia tăng năng suất. Nông dân ta chỉ tìm cách gia tăng sản lượng trên một diện tích trồng trọt bằng cách thâm canh, xen canh, rồi phó mặc kết quả cho thời tiết vụ mùa, được chăng hay chớ theo trời. Như vậy, cùng lúc hình thành hai tính cách ăn sâu trong người Việt qua hàng ngàn năm: lười (do nhàn) và không chịu suy nghĩ sáng tạo hay cải tiến một cái gì. Điều này khác biệt hoàn toàn với Châu Âu cùng thời. Cũng là sản xuất nông nghiệp nhưng vì đất quá rộng người lại thưa, không đủ nhân lực cho sản xuất nên người ta luôn tìm cách gia tăng kết quả trên một đơn vị thời gian lao động, thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo ra các phương thức, phương tiện sản xuất cải thiện năng suất lên cao hơn. Đây là tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp, điển hình như cuộc cách mạng trong ngành dệt ở Anh hồi cuối thế kỷ 18, khi máy hơi nước đầu tiên ra đời. Nên đối với người Việt là nhận lương năm, lương tháng chứ với phương Tây là theo tuần, theo ngày và thậm chí là tính theo giờ. Đó là vì người ta coi trọng năng suất hay hiệu suất lao động trên một đơn vì thời gian chứ không như mình, khi nào làm xong cũng được, việc gì phải gấp! So với các nước trong khu vực chúng ta kém rất xa, thấp hơn Thái Lan đến 6 lần, Mã Lai 8 lần và Sing đến 15 lần. Thì có phải, từ yếu tố địa lý đến thói quen sản xuất nông nghiệp mấy nghìn năm không thay đổi, mà ngày nay trong công việc, chúng ta kém nhiều thiên hạ, từ việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đến các phát minh, sáng tạo ứng dụng vào cuộc sống. Đặc điểm này cốt lõi nhất cho sự kém phát triển của đất nước chúng ta.
Ở phương diện tư tưởng xã hội, Khổng giáo với tuổi đời hơn 2.500 năm được gói kèm theo sự cai trị hay bành trướng của phương Bắc. Nó làm cho đại đồng giống nòi ta, từ ngôi cao đến dân đen, từ xã hội đến gia đình tin hẳn vào một trật tự quân thần, lễ nghĩa không rứt ra được. Thì sự thần phục ngu muội theo quyền hành hơn luật pháp có đất nảy đất nỡ, xã hội khó canh tân. Người ta sống chỉ muốn yên thân chứ không dám mạo hiểm điều gì. Bộ máy cai trị càng lợi dụng sự thần phục đó để duy trì ưu thế của mình đối với số đông còn lại trong xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Hội An và và Quảng Nam là một minh chứng cho thấy khi thoát Khổng thì bùng nỗ như thế nào. Nơi đây 400 năm về trước đã là một thương cảng sầm uất của Đàng Trong. Những chuyến tàu buôn từ Hòa Lan, Nhựt Bổn đã cập bến mang đến những hàng hóa có tính kỹ thuật của nước ngoài, rồi ăn hàng thổ sản, khoáng sản, tơ lụa về nước họ. Ngoài sự buôn bán, cùng các chuyến tàu còn có các nhà truyền giáo Đạo Thiên Chúa, các nhà thám hiểm...Những người đó mang theo những thông tin hoàn toàn mới về một thế giới bên ngoài xứ An Nam, như là những ánh dương tươi tắn rọi thẳng vào chốn âm u về tri thức dưới mấy ngàn năm ngự trị của đạo Khổng. Thế nên, người xứ Quảng duy tân rất sớm, có thể nói là nơi đầu của cả Đàng Trong. Đặc điểm này về sau biểu hiện rất rõ trong khí tiết của con người nơi đây. Những nhà cách mạng, những người con cách mạng, những vùng quê cách mạng không đâu trên Việt Nam này có thể nhiều bằng. "Quảng Nam hay cãi", một câu vè dân gian mô tả rõ cái khí tiết biện chứng của họ, trên một nền tảng tri thức hơn hẳn các xứ khác, biểu hiện bằng "Ngũ phụng tề phi", tức cả năm người đỗ đầu trong một kỳ thi ngoài triều đình Huế, đều là người Quảng Nam.
Về mặt chế độ cai trị xã hội có ảnh hưởng lớn đến hiện trạng của dân tộc. Kể từ khi Tần Thủy Hoàng cho lập quận, lập huyện để cai trị, tập trung quyền lực về trung ương thì chế độ phong kiến bị bãi bỏ. Bách Việt hiển nhiên cũng bắt chước, nhà Triệu cũng chia quận chia huyện ra cai trị. Về sau khi tự chủ, vua quan ta cũng theo đó thực hành chế độ quân chủ tập quyền. Phong kiến là phong tước và kiến địa cho người có công với đất nước, hoặc có họ hàng với vua. Người được phong tước sẽ được cấp cho đất đai tùy theo bực (như bên châu Âu là công; hầu; bá; tử; nam) mà cấp nhiều hay ít. Họ được tùy ý mộ dân làm ăn trên đất đó và đóng thuế cho mình, cũng được mộ binh lập quân đội riêng nhằm bảo về đất đai và người sinh sống trên đất ấy. Khi đất nước có chiến tranh thì họ sung quân của mình để bảo vệ đất nước. Ở Nhật cũng duy trì xã hội phong kiến cho đến thời Nhật Hoàng Minh Trị mới thay đổi. Điểm khác biệt giữa trong xã hội của chế độ phong kiến với chế độ quân chủ tập quyền là một bên tầng lớp quý tộc được toàn quyền trong phạm vi lãnh thổ được cấp của mình, họ thúc đẩy và phát triển lực lượng sản xuất để làm giàu cho mình, cạnh tranh với các quý tộc khác để mạnh hơn đối thủ, do đó sức sản xuất đẩy lên cao nhất kèm theo sự sáng tạo cải tiến không ngừng. Nhờ đó xã hội tiến bộ và dồi dào của cải. Cũng vì sự giàu có và tinh hoa trong lãnh đạo được truyền đời mấy ngàn năm phong kiến của giới quý tộc nên đến lúc loài người bước vào xã hội công nghiệp, thì họ làm cách mạng tư sản thành công ngay, lên nắm quyền dẫn dắt đất nước đi lên rực rỡ. Bên quân chủ tập quyền thì quý tộc chủ yếu là quan lại ăn lương và bỗng lộc do vị thế đem lại, họ không hề có một đội ngũ nào tham gia sản xuất tạo ra của cải cho xã hội mà chỉ là con hầu đứa tớ phục vụ họ. Và để có nhiều của nãi, thay vì sản xuất kinh doanh thì họ ra sức tham nhũng, vơ vét của dân. Từ người làm nghề thủ công đến phường buôn bán, từ con đỏ đến dân đen đều phải nộp đủ thứ thuế cho vua cho quan mới được tồn tại. Một xã hội như vậy không có cơ sở để phát triển bền vững, đi đến chỗ cường thịnh mà ngược lại, luôn tạo ra sự nổi loạn, khởi nghĩa và nội chiến. Soi lại lịch sử dân tộc, chặng nào yên thân với bên ngoài thì tự loạn bên trong. Trần Độ soán ngôi nhà Lý; Hồ Quý Li đoạt ngôi nhà Trần; cái thảm cảnh vua Lê chúa Trịnh; nội chiến Trịnh – Mạc; Đàng Trong – Đàng Ngoài; khởi nghĩa Tây Sơn… 
Rủi cho dân tộc mình, chế độ hiện thời lại giống chế độ quân chủ tập quyền hơn bất cứ mô hình cai trị xã hội nào khác. Cũng tập quyền về trung ương chứ không như mô hình liên bang hoặc hợp chúng quốc. Cũng con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa cứ việc quét lá đa! Cũng tỉnh cũng huyện, cũng quan lại theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ, ăn bổng ăn lộc ăn lợi ăn lậu chứ không như xã hội tư bản kế thừa thành quả của cách mạng tư sản, người làm kinh tế tư nhân giỏi thường mới được bầu bán vào bộ máy công quyền, cho xã hội được ân hưởng từ tài năng của họ.
Về mặt xã hội, từ thời Bắc thuộc, nhà Hán qua cai trị tuy rằng khó sống với đất Giao Chỉ nhưng cũng có chiêu mộ, lưu đày nhiều thành phần người Hán qua làm ăn sinh sống với dân ta. Mà bọn này, được sự bảo vệ che chắn của nhà cầm quyền nên tận sức tận lực vừa buôn bán vừa trấn lột dân ta. Miếng mồi ngon nhất quan trên hớt. Miếng ương ương có đám thân cận quan lại hứng. Cơ hội vừa vừa có hội buôn phường bán của chúng phỗng mất, nào đến tay dân ta mà làm ăn cho khá nổi. Đến cái đám tù đày, cùng đinh qua cũng vét cơm vét cháo bằng các việc lao công, xây dựng. Tận cái lông gà lông vịt nhổ ra cũng có người Khách thu mua lấy thì ngõ hầu việc gì có lợi đều bị vốc sạch. Thôi thì dân ta yên trí làm nông và lấy làng xóm làm thành trì cuối cùng để bảo vệ nòi giống. Ai ra ngoài thành trì ấy thì chỉ biết đi làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm như mò trai, bắt đồi mồi dưới biển, săn cọp, săn voi cho chúng lấy da lấy ngà. Tinh lực xã hội của nòi mình bị hút sạch, làm cho người mình thấp bé về thân phận và nhân cách, chấp nhận mọi thứ khổ sở mà chẳng dám làm điều gì để thay đổi trật tự ấy, hay là nghiên cứu khám phá cho tường cho tận một việc gì cũng không, mất hết khả năng sáng tạo của dân tộc và có lẽ đã chuyển hóa nếp nghĩ nếp hành động thành “gen” truyền đời, đến tận thời nay. 
Cũng về mặt xã hội, khía cạnh tôn giáo cũng có ảnh hưởng lớn số phận dân tộc. Tây Sơn cấm đạo thì vỡ sớm; nhà Nguyễn triệt đạo chóng mất nước; họ Ngô đàn áp Phật giáo bị lật đổ và giết hại. Sau 75 tuy không cấm nhưng Nhà nước không có chủ trương cổ vũ phát triển tôn giáo, dẫn đến thế hệ trẻ bây giờ không có đức tin. Làm điều hay không thấy tích đức, làm điều ác không sợ bị diệt nên nảy nòi đủ thứ cảnh tang thương của thời mạt pháp!

Dân tộc ta vẫn đang lầm lũi đi!
(bài viết thể hiện quan điểm của tôi, kiến văn hẹp hòi nên không khỏi nhầm lẫn sai sót, mong được góp ý thêm)
11/01/2015
**************************

Dương Quang Thiện comment từ đây đi...

Chế Cẩm Đình: cái bài của cậu sao không có tựa. Cha mẹ sinh ra còn cho ta một cái tên cúng cơm, bài của cậu sao lại thiếu tên. Phần lớn bài này cậu đã cho tôi đọc, tôi cũng đã comment nhiều rồi. Chỉ có một điều tôi chưa kể ra: là dân trí thức miền Nam từ 1955 cho đến 1975 đã suy nghĩ về cái "lầm lũi" của dân tộc Việt rất nhiẻu. Họ bàn cãi trong những lúc trà dư tữu hậu, chưa bao giờ lên báo, nên chả ai biết ngoài những kẽ tham gia bàn luận. Trong ấy có tôi. Và bây giờ chắc chả còn ai. Mới nghe một ng thế đã bị bại nảo nằm chờ chết ở Mỹ. Không biết tôi nó nên kể cho "đám hậu sinh" nó hiểu không. Thôi hã đợi đấy.

Dạ ông hãy kể, con rất muốn được nghe người sống ở Miền Nam nói về vận mệnh dân tộc, hẳn sẽ có nhiều điều hay. Con chờ ông viết bài theo ý ông nói đó.
Chế Cẩm Đình: khởi đầu bài văn của cậu, cậu đặt câu hỏi: cũng là dân da vàng máu đỏ (đúng ra là mũi tẹt) tai sao các dân Xiêm, Sing, Mã, Cao ly & Nhật bản đã vươn vai trỗi dậy ra khắp thế giới, còn dân Việt nỗi tiếng thông minh, gan dạ, sao mà mãi lận đận lầm lũi mà đi. Để rồi cậu thở vắng than dài.
Cậu nên nghỉ lại cái việc so sánh hơn thua. Ông thì nghỉ như vầy: cứ lấy mốc 1945, sau thế chiến 2 để mà so sánh. Từ 1945 đến 2015 nghĩa là 70 năm sau TC2, các nước da vàng mũi tẹt nước nào cũng được có hoà bình không chiến tranh, không khủng bố (chỉ trừ Triều tiên có cuộc chiến ngắn ngủi 1950-53). Còn VN thì sao: 30 chiến tranh với Pháp rồi Mỹ (1945-1975) và 20 năm bị cấm vận bởi Mỹ (1975-1995). Mỹ thua trận, nhưng đâu có bồi thường chiến tranh. Ngược lại, VN thắng trận, nhưng muốn Mỹ bình thường hoá bỏ cấm vận, năm 1993, Mỹ yêu sách bắt VN phải trả tiền Thiệu Kỳ là 2,8 tỹ của Thiệu Kỳ mươn trong chiến tranh. VN đanh nuốt hận vay tiền của IMF để trả cho Mỹ, và qua 1995, Bill Clinton mới chịu bình thường hoá ngoại giao với VN, và trong những ngày này ng ta kỹ niệm 20 năm làm dâu nước Mỹ. 
Nói tóm lại, các nước Xiêm...Nhật Bản có 70 yên bình phát triễn, còn ta chỉ có 20 năm (1995-2015), như vậy không thể so sánh. Nếu so sánh để mà tự ti, mà than vãng là so sánh quá khập khểnh. Cỏn việc xây dựng lại sau chiến tranh bị tàn phá, rà soát bom mìn, giúp đở các nạn nhân dioxine, có ai giúp đở không. Không. Tự minh lo liệu lấy. Những việc xậy dựng lại chiến tranh cũng làm hãm đi cả cục năm phát triển. Ng ta có kể vào không. Nếu lặy di 10 năm do hậu quả chiến tranh để lại, thì tóm lại VN chỉ có 10 năm phát triển. Bây giờ dem so với các nước kể trên, thì ta chả thua kém gì. Do đó dừng nên bi luỵ than van làm gì, hả các cậu trẽ.


Chế Cẩm Đình:cuối bài văn của cậu có đoạn như thế này: "Tây Sơn cấm đạo vỡ sớm, nhà Nguyễn triệt đạo chóng mất nước, họ Ngô đàn áp Phật giáo bị lật đổ và bị giết hại." Nói cách khác, tôn giáo ảnh hưởng lên số phận dân tộc. Ông thì không cho là đúng. Theo ông như vầy: (1) sau khi hai ông Diệm Nhu bị giết thì dư luận cho rằng CIA Mỹ phát hiện là ông Nhu đang đi đêm với Bắc Việt muốn thoả hiệp với BV. Như vậy, chương trình chống Cộng của Mỹ bị sụp đổ, Mỹ bắt buộc phải thay ngựa giữa đường. Mỹ lợi dung chuyện đem bàn thờ xuống đường ở Huế và chuyện sư Thích Quảng Đức tự thiêu ở SG để lật đổ chế độ Ngô. Thế thôi. (2) vua Tự Đức nhà Nguyễn vì cấm đạo mà bị mất nước. Thật ra, việc làm của các vua cuối đời triều Nguyễn là việc làm bình thường. NN Pháp chủ trương dùng các linh mục thừa sai, nói là đem phổ biến văn hoa, nhưng thực chất là dùng đạo làm con ngựa thành Troie (troyan horse). Các nước Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha khi đi chinh phục các nước châu Mỹ La Tinh thì họ cũng đưa các linh mục đi trước, giãng đạo, rồi mở đường cho quân xâm lược vào. Ở Nhật họ cũng ở trong tình trạng tương tự. Nhưng tại ta không khôn bằng ng Nhật, nên ta mắc bẫy, và bị Pháp chiếm đóng. Bảng điều trần của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức không chịu nghe. Nói tóm lại, mất nước là cái ngu của 3 vua Tự Đức, Minh Mạng, Thiệu trị, chứ chả dỉnh dáng chi với đạo cả. Nước Nhật và VN đều trong cùng hìan cảnh thời đó, tại sao Nhật thoát còn VNbij kẹt. (3) Nguyển Huệ, cấm đạo bị vỡ sớm. Gia Long đã nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc dem con minh la hoàng tứ Cảnh qua Pháp làm con tin để xin viện binh về đánh Nguyễn Huệ. Thì Nguyễn Huệ cấm đạo là phải. Hồi đó làm chi có cái khái niệm tự do tín ngưỡng. Ng Huệ là do Càn Long Nhà Thanh đã cho Ng Huệ một cái áo long bào tẩm thuoc độc mà Quang Trung không biết. Sau khi vua Quang Trung băng hà, thì ông con khong tài cán gì, mới bỊ Gia Long đánh bại.  Chuyện Nguyễn Huệ nó cũng tương tự như chuyện của Napoleon (Nã Phá Luân) ở Pháp. Hai nhân vật sống chết và hinh như chết cùng năm. Sau khi Napoleon chết, thì ông con quá yếu nên cũng mất ngôi vàng, qua ông cháu Napoleon 3 cũng tiêu tan sự nghiệp. 
Nói tóm lại, sự hưng vong của mỗi triều đại không dinh dang gì với tôn giáo, theo ôn nghĩ như thế. Mà người ta nghĩ theo tâm linh: nguyễn Huệ chết sớm là vì ông ta đã tiêu diệt Chiêm Thành. Đúng hay sai thì bắt thang lên hỏi ông Trời. Và dân trí thức Miền Nam hồi trước tin rằng vận mệnh hẫm hiu của VN từ thời Nhị Nguyển dến nay, là do cái tội ác đã diệt vong Chiêm Thành, và Kmer Nam bô (dân Thuỹ Chân Lạp). Tin hay không tin thì tuỳ các cậu.

Chế Cẩm Đình:cuối bài văn, cậu viết:"Sau 75 tuy không cấm, nhưng NN không có chủ trương phát triền tôn giáo, dẫn đến thế hệ trẻ bây giờ không có đức tin...."  Dẫn đến cảnh tang thương của thời mạt pháp. Lại một lần nữa, các cậu đổ tội cho cái NN VN về những xuống dốc đạo đức ở VN. 
Thật ra, cậu biết rất rõ là chủ nghĩa CS, mà NN ta theo đuổi, là chủ nghĩa vô thần là một, xem các tôn giáo là thuốc phiện có hại cho nhân dân là hai. Như vậy, NN VN không cỗ vũ bành trưởng của  các tôn giáo phật giáo cũng như thiên chúa giáo là lẽ lô gic đương nhiên. Cho nên đừng trách NN. Cậu bảo lớp trẻ bây giờ không có đức tin. Cái từ "đức tin" (la foi, tiếng Pháp), nếu ông không lầm là từ của dân công giáo: tin vào Chúa. Đãng viên đảng CSVN thì thường đựợc kêu gọi tin vào đảng. Mà theo nguyên tắc đảng CSVN đâu phải là một đạo giáo nên không thê kêu gọi một lòng tin như tin vào Chúa của người Công giáo. Và vì không có lòng tin, nên xã hội VN bây giờ đạo đức xuống dốc trong giới trẻ. Ta phải suy nghĩ tìm lý do theo hướng khác, chứ khg thể đổ tội lỗi lên đầu NN.

Chế Cẩm Đình: ông viết tiếp về chuyện suy dồi đạo đức củ lớp trẽ cũng như của lớp lãnh đạo hiện thời, theo suy nghĩ của ông. Nó như thế này: ai cũng biết, căn bãn đạo đức làm người bắt đầu từ gia đình, chứ không phải từ trường học hoặc từ đại học. Nhưng vì thời cuộc, ở thế giới cũng như ở VN, ành hưỡng giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên ngày càng teo tóp. Ta thử đi ngược dòng: (1) ngày càng nhiều ng ta dung công nghệ cao càng nhiều: internet, mobiphone, smartphone. Người trong gia dinh mỗi ng sống trong một ốc đảo riêng, không còn nói chuyện, tranh cải. Thế là cha mẹ khong tài nào biết con cái minh suy ngũi gì đẽ hướng dẫn. Bên Pháp, ng ta mới phát hiện là mấy đứa trẽ hồi giáo 17-18 tuổi, chúng học những khoá huấn luyện nhồi sọ khủng bố trên Internet. Và một ngày nào đó chúng đi kiếm súng, tìm những con mồi, rồi nả súng trước sự bàng hoàng của cha mẹ. (2) hồi xưa, những buỗi ăn sáng, trưa chiều là nhúng lúc gia đình cha mẽ con cái vừa ngồi ăn chung vừa nói chuyện bàn cải, và chính là nơi cha mẹ dạy dỗ những điều cơ bản về đạo đức làm người. Bây giờ, thi sao? Không còn nữa. Chỉ còn buổi ăn tối, vì trưa ăn ở cantine. Tối ăn vội cho nhanh rồi ai về phòng nấy, với cái smartphone, laptop, mỗi ng trong cái thế giới ảo riêng của mình. Cái nền dao đức nó đi xuống ống cống rồi. (3) hồi xưa, cha đi làm, mẹ ở nhà làm nội trơ, có thời giờ dạy dỗ con cái. Trưa tối có thời giờ ăn chung với nhau. Còn bây giờ, cha cũng như mẹ cả ngày ngoài đường lo chạy theo tiền làm ăn, con cái bỏ cho trường mầm non, trường học lo. Thinh thoang cho chung tiền tiêu cho chúng sướng hơn thời nhỏ của minh, cha mẹ nghỉ thế. Như vậy, tụi nhỏ biết học chữ, không biết lễ nghĩa phép tắc chảo hỏi gì cả. Ôn gặp bây giờ không biết bao nhiêu đứa nhỏ vào nhà ông với cha mẹ mà khg biết một câu chào hỏi. Viết thư cũng không biết viết sao, mặc dù là sinh viên năm 3,nàm 4, rồi phải theo học một khoá kỹ năng gì đó. (4) thời buổi này, ng ta khuyến khích làm tiền, làm tiền bất cứ giá gì. Các cô thì được khuyến khỉch dơ mông dơ vú để kiếm tiền hằng tỹ. Do đó, những ngành trước kia là kỵ về chuyện tiền bạc như giáo dục, y tế và tư pháp. Thì ngày nay các ngành này tay đã nhúng chàm rất đậm không biết bao giờ mới gột sạch. Nói tóm lại, tất cả vì tiền. Cách đây 70 năm, mẹ tôi đã dạy con cái là "đửng vì tiền mà quên nghĩa tào khang", nói theo kiểu cải lương. Hồi ấy 10 tuổi, thì biết gì ý nguiax của câu ấy, nhưng vẫn nhớ nằm lòng, để sau mà lởn lên hiểu mẹ nói gì.
Nói tóm lại, cái thế hệ F3 bây giờ (cụ Hồ là F1, V V Kiệt là F2, NT Dũng là F3) là lo nghĩ xã hơi và làm tiền, nên không có thời gian dạy dỗ con cái, nên bây giờ thế hệ F4 dang tự hỏi mình đang làm gi đây. Thế là lầm lũi mà đi, phải không cậu Chế.