Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

FB THÁNG 7/2015


15/7/2015:  Chiều

MƯỜI CHĨ DẪN ĐÁNH GIÁ MỘT NƯỚC CÓ CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC HAY KHÔNG.

OGT vừa đọc một bài báo khá lý thú: ngoài GDP mà ta thường quan tâm, thì ở châu Âu người ta đang để ý đến 10 chĩ dẫn (indicator) mới cho phép đánh giá sự phát triển của một đất nước, nghĩa là một cách gián tiếp, người ta đánh giá một chính quyền là tồi hay không tồi.
OGT sẽ dành một chút thời giờ, hằng ngày giúp dịch bài báo này, mỗi ngày một chĩ dẫn, để bạn đủ thời giờ tiêu hoá và cho những bình luận hay.

Ta bắt đầu:

(1) CÔNG ĂN VIỆC LÀM: TĨ LỆ VIỆC LÀM

VIệc có công ăn việc làm là yếu tố quan trọng phải quan tâm để phản ảnh tình trạng phát triển của một đất nước. Người ta chọn ra những ai trong độ tuổi 15 hoặc 20 và 64 có công ăn việc làm để làm cuộc đo lường liên quan đến tĩ lệ việc làm
« Bằng cách để ý đến những cá nhân nào có thể phãi bỏ cuộc tìm ra một công việc do chán nãn, tĩ lệ việc làm cho phép đánh giá các chính sách tạo ra công ăn việc làm hữu hiệu, thay vì những chính sách khuyến khích ra khỏi thị trường lao động để làm giảm đi tỹ lệ thất nghiệp. "  
Năm 2014, ở Pháp tĩ lệ có công ăn việc làm là 64,2%, Đức là 73,8% còn Anh Quốc là 71,9%, trong khi bình quân EU là 64,9%. Như vậy, Đức là Anh Quốc là giỏi trong chỉ tiêu này, còn Pháp thì "bết" dưới trung bình EU. 


Bình luận:

Comment 1: Các bạn có biết không: bên châu Âu, bạn có biết nước nào tỹ lệ thất nghiệp thấp nhất không?  Xin thưa: nước Thuỵ Sĩ (TS), quê hương của bà vợ quá cố của OGT. Vào khoảng 2% trong khi ở Pháp vào khoảng 10-12%. Dân TS là dân thiên chúa giáo rất sùng đạo. Họ luôn luôn bị ám ảnh trong việc Chúa đuổi Adam khỏi thiên đàng với cái câu: mày và con cháu mày phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm cơm mà ăn. Do đó, từ thuở tấm bé con cái đã được dạy dỗ là sống thì phãi làm việc nuôi vợ con, cha mẹ. Họ rất sợ bị họ hàng chê cười khi không có công ăn viêc làm. Vợ tôi kể cho OGT một câu chuyện: Ông già vợ tôi, là dân kế toán, hằng ngày phải đi xe lữa từ làng quê vào Zủrich làm việc. Năm 1935, công ty ổng vỡ nợ, ổng bị mất việc làm, nhưng ông không cho nhà biết, vì sợ hàng xóm chung quanh chê cười. Sáng nào, đúng 7 giờ, là ông ra ga, lên xe lữa ra Zurich, rồi ngồi ở nha ga đọc báo xem mục tìm kiếm việc làm. Đúng giờ chiều, ông lấy xe lữa về nhà. Không nói gì cả. Ổng làm thế, sau 2 tháng mới kiếm được việc mới. Trong khi chưa có việc làm, ông ra ngân hàng rút tiền tiết kiệm đúng số tiền lương hằng tháng đưa cho bà mẹ vợ tiêu pha cho gia đình. Chỉ khi đi làm nơi chỗ mới, lãnh lương xong, ổng mới kể cho gia đình nghe. Tội nghiệp ông già, chịu đau khỗ một mình.
Trong khi ấy OGT ngán ngẫm: khi sáng này, cô y tá BV Chợ Rẫy, khi săn sóc vết thương của tôi, bảo tôi rằng: con đã tìm việc cho chồng con ở BV, phãi chung chi 100 triệu. Ông cho con mươn số tiền (không lãi) này nhé, mỗi tháng con trã góp 5 triệu. OGT này ghét tham nhũng, nhưng trong trường hợp, bạn khuyên ông làm gì. Cho nên một NN để cho tình trạng này xãy ra là một NN tồi. CS hay TB cũng thế thôi. Bên châu Âu, dân Hy Lạp là dân chuyên về cái vụ cô y tá này. 

Comment 2: các bạn biết không: năm ngoái dân Thụy Sĩ (TS) đã trưng cầu dân ý: hạn chế người ngoại quốc vào làm việc ở TS. Vì sao thế: khi LX tan rã, thì dân khối CS củ (khối Vạc Sa Va) ùn ùn chạy qua tên Tây Âu kiếm việc làm. Ở TS có hiện tượng dân Ba Lan sữa ống cống tràn qua cướp công ăn việc lảm của dân TS. Thật ra, dân TS chê cái nghề sữa ống cống, sữa ống nghẹt, v.v.. vì dơ dáy, nặng nhọc và ít tiền. Nên dân Ba Lan tràn qua là phải. Thế là chính quyền TS trưng cầu dân ý hạn chế người nước ngoài vào làm việc ở TS, đồng thời yêu cầu tăng tiền lương tối thiểu các ngành nghề bị chê, buộc lòng dân TS phải làm việc họ cho là hèn mọn, giảm đi tiền NN trợ cấp thất nghiệp. 
Đấy NN tốt là như thế. CS hay TB thì cũng thế thôi.

(2) ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH : GÁNH NỢ KINH TẾ

Khi nói đến nợ, người ta thường liên tưởng đến nợ công, nghĩa là nợ do các cơ quan hành chánh công (do địa phương và quốc gia mang nợ) gây ra. Người ta cho rằng là chưa đủ, mà phải tính thêm vào nợ do doanh nghiệp, và nợ do tư nhân, nghĩa là toàn bộ các phần tữ kinh tế không thuộc tài chính. 
Ở Pháp, từ năm 2008  (sau khũng hoảng surprime BDS ở Mỹ) thì nợ công tăng mạnh đi từ 67,8% PIB lên 92,2% vào năm 2013. Nợ doanh nghiệp (từ 57% lên 63,3%) cũng như nợ tư nhân (từ 47,7% lên 54,8%) cũng có tăng lên nhưng không nhiều so với nợ công. Nghĩa là, ở Pháp nợ công tăng theo nhịp độ lớn hơn so với phần còn lại nền kinh tế.

Comment 1: 
Lehieu Huu:
OGT thường lấy cây thước 1:8 để so sánh giữa VN và Hoa Kỳ. TD: một ông Bác Sĩ VN thu nhập 100 tr/tháng, thì bác sĩ Mỹ thu nhập 800 tr/tháng = 40.000 đô, là chuyện bình thường. Còn nếu bs Mỹ thu nhập trên 40.000 đô/tháng thì lúc ấy gọi bên Mỹ khoái ở hồn.

Nợ công VN, 2014, là 85 tỹ đô, bằng 47,2% GDP. VN nợ doanh nghiệp hoặc nợ tư nhân không có bao nhiêu, vì dân VN chưa quen sữ dụng credit card như Mỹ.

Nợ công Hoa Kỳ, 2014, là 16.700 tỹ đô, bằng 100% GDP, nợ doanh nghiệp và nợ tư nhân Mỹ bằng 150% GDP, nghĩa là 24.000 tỹ đô, tổng cộng Nợ Hoa kỳ là 40.000 tỹ bằng 250% GDP. 

Nếu lấy thước đo 1:8 thì nợ Hoa Kỳ là 40.000/8=8.000 tỹ, còn nợ VN là 85 tỹ. Nếu dân số HK là 316 triệu ng còn VN là 90 tr, nghia là tỹ lệ 1:3,5. Nếu HK nợ 8.000 tỹ, còn VN nợ 85*3,5=300 tỹ, thì bạn thấy Mỹ nợ như chúa chỗm = 8.000/300=26,6 lần. Mỹ nợ gần 27 lần lớn hơn VN.

Do đó, lo gánh nợ kinh tế VN của cậu Hữu là chuyện lo con bò trắng răng.

Comment 2:

Mấy tuần vừa qua, chắc các bạn đã nghe đến việc Hy Lạp vỡ nợ, và hiện đang được các nước EU ra tay giãi cứu.
Xin lặp lại vài con số:
Dân số HL: 10,7 tr. Dân số VN : 90 tr
Nợ công HL: 370 tỹ đô; nợ công VN: 85 tỹ.
GDP Hy Lạp: 20.000 đô; GDP VN: 2.000 đô. 
Bạn thử tính xem nợ công HL bao nhiêu lần lớn hơn nợ công VN. Do đó, lo lắng chuyện nợ công VN là chuyện lo con bò trắng răng.
Người HL họ giống như con rắn tự cắn vào cái đuôi của mình. Với gói giãi cứu 80 tỹ đô cho HL, trong 3 năm tới, xem như HL mất đi sự độc lập trước các nước EU. Và HL nằm trong khối TB. 

Comment 3:
VN hiện tuyên bố là theo định hướng XHCN, nghĩa là tạm thời không theo chủ thuyết CS, nhưng vẫn bắt buộc sinh viên DH học chủ thuyết Mác-Lê + tư tưởng HCM. Nước Pháp hiện do đãng Xã Hội cai quản. 
Theo lý thuyết CS/XHCN, thì NN phải có những tập đoàn quốc doanh trong những lĩnh vực thuộc lợi ích công cộng của nhân dân, nghĩa là làm thế nào cho ra những sản phẩm rẽ cho đời sống của nhân dân nghèo. Do đó, ở Pháp, những gì thuộc lợi ích của nhân dân đều nằm trong tay các công ty quốc doanh. Ta có thể kể những tập đoàn quốc doanh Pháp: EDF/GDF chuyên về điện/ga, Avira chuyên về điện hạt nhân, phong điện, điện mặt trời, SNCF chuyên về hoã xa, RATP chuyên về giao thông công cộng, tàu điện ngầm, PTT chuyên về bưu điện,viễn thông, Air France chuyên về hàng không, Air Bus sản xuất máy bay, v.v.. Đặc điểm của chánh quyền Pháp là kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của tẩt cả các tập đoàn quốc doanh, phãi có lãi nhưng giá thành sản phẩm/dịch vụ phải rẽ. Nói tóm lại, không có những vụ xì căng đang Vinashine/Vinaline như ở VN. Nếu bạn so sánh Pháp và Mỹ, thì bạn thấy ở Mỹ không có công ty quốc doanh, mà toàn là xí nghiệp tư nhân. Hậu quả, là ở Pháp chĩ có 2 tỹ phú đô la là bà già Betencourt, chũ hãng kem Oreal, và ông già Arnault chủ hãng hàng da dày cao cấp Hermes Vuitton. Còn ở Mỹ thì có đến 600 tỹ phú Mỹ, với số tài sản 30.000 tỹ đô đang trốn ở các thiên đường trốn thuế. Số tài sản 30.000 tỹ đô là tiền móc túi của dân tiêu thụ nghèo ở M.

(3) ĐẦU TƯ :  DI SẢN MANG TÍNH SẢN XUẤT

Đây là một chĩ dẫn kinh tế khá phức tạp: di sản sản xuất (CS gọi là tư liệu sản xuất) cho phép đo lường "việc tích luỹ các phương tiện sản xuất được truyền từ thế hệ này qua thế hệ kia." Một cách cụ thể, chĩ dẫn này nghiên cứu phần tích sản vật lý hữu hình (thiết bị, máy móc, hạ tầng cơ sở, súc sản, rừng lâm nghiệp, v.v..) cũng như phần tài sản vô hình (bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ, công trình nghệ thuật văn học, phần mềm tin học, nghiên cứu & phát triển, v.v..), sau đó liên hệ với PIN (produit intérieur net), đây là con số PIB trừ đi vốn cố định tiêu thụ trong cùng thời kỳ.

Năm 2013, di sản sản xuất của Pháp là 403,2%, tăng đều đều từ 10 năm nay (năm 2004 là 356,9%), nghĩa là trong 10 di sản sàn xuất của Pháp tăng 46 điểm (403,2-356,9).

Comment 1
Như bạn đã biết, cuối cùng Hy Lạp (HL) đã được EU cho vay thêm 82 tỹ euro, với những điều kiện ngặt nghèo. Một trong những điều kiện là trong năm này và trong năm tới, HL phải tư hữu hoá một số di sản lên đến 50 tỹ euro để trả nợ củ 370 tỹ, nói cách khác là HL phải bán nhà, bán gia tài sự sản để trả nợ. Hình như di sản mà các chủ nợ EU nhắm tới là toàn bộ đường sắt của HL hiện là quốc doanh phải đươc bán cho các công ty tư nhân EU. Nên để ý là HL đã bán một phần hãi cảng Pyrea cho TQ cách đây không lâu. Đó chĩ dẫn số 3 là như thế: chính quyền nào đem di sản quốc gia bán đi để trả nợ công là một chính quyền tồi. TB hay CS cũng thế thôi.


(4) SỨC KHOẼ : HY VỌNG SỐNG KHOẼ KHÔNG ỐM ĐAU TẬT NGUYỀN

Chĩ dẫn đối với sức khoẽ là hy vọng sống (tuổi thọ) không ốm đau tật nguyền. Chớ nhầm lẫn với tuổi thọ. Đây là số năm sống khoẽ không ổm đau tật nguyền, làm hạn chế sức lao động sản xuất. Có nhiều quốc gia dân sống rất thọ nhưng chưa chắc là dân sống khoẽ không bệnh tật, tật nguyền. Ở châu Âu, dân Tây Ban Nha (bình quân 83,2 năm, năm 2013) và dân Ý (82,8 năm) là sống thọ hơn dân Anh quốc (64,6 năm sống khoẽ) và dân Pháp (61,35 năm, sống khoẽ), nhưng ốm đau nhiều. Vì sao dân miền Nam châu Âu (Tây Ban Nha, Ý) mức sống thấp nhưng sống lâu hơn dân miền Bắc châu Âu (Pháp, Anh) có mức sống cao hơn?
Cho nên, sống thọ mà ốm đau triền miên chỉ làm cho năng suất lao động toàn xã hội giảm đi, và làm tăng gánh nặng chăm sóc y tế. 


(5) CHẤT LƯỢNG SỐNG :  SỰ BẰNG LÒNG TRONG CUỘC SỐNG

Làm thế nào định lượng chất lượng cuộc sống? So với các chĩ dẫn khác, thì chĩ dẫn bằng lòng với cuộc sống hiện tại này mang tính chủ quan, dựa trên những khai báo chính kiến của người được hỏi. Những người được hỏi thường được yêu cầu trã lời câu hỏi sau: "Bạn thữ hình dung một cái thang gồm 11 bậc: bậc đầu tiên, 0, tượng trưng cho một cuộc sống địa ngục không thể tưởng tượng nỗi, và bậc cuối cùng, 10, tượng trưng cho cuộc sống thiên đàng địa giới. Bạn thữ xem hiện tại bạn đang ở trong bậc thang nào giữa 0 và 10 ?"
Khi được yêu cầu đánh giá như trên, người Pháp xem ra ở mức trung bình 6,5 còn dân Đức tõ ra hạnh phúc nhất ở mức 7.

Còn bạn, dân VN thì xem mình đang trèo leo bậc thang hạnh phúc số mấy?  


(6) SỰ PHÂN BIỆT GIÀU NGHÈO :  NHỮNG CHÊNH LỆCH TRONG THU NHẬP

Để đo lường sự phân biệt giàu nghèo, cũng như làm thế nào giảm phân biệt này, người ta quan tâm đến sự chênh lệch thu nhập giữa giàu và nghèo. Chĩ dẫn này cỏ thể được đo lường dựa trên tỹ lệ giữa thu nhập của 10% những người giàu và thu nhập của 10% những người nghèo nhất, mặc dầu có sự bất tiện là tỹ lệ này bị ảnh hưởng nặng nề bởi thu nhập của vài trăm nhà giàu nhất, không thực sự phản ảnh thực sự sự tiến triễn thu nhập của phần lớn cư dân phia nhà giàu phía 10% trên. Một khả năng khác là để ý đến tỹ lệ nghèo đói như là một chĩ dẫn.
Ở châu Âu, người ta sữ dụng hệ số Gini để so sánh cho thấy cách biệt giàu nghèo. Người ta thành lập một cái thang đi từ bậc 0 lên đến bậc 100. Số bậc thang nào lớn nhất cho biết chênh lệch nghèo giàu cao nhất. Thỉ dụ: Tây Ban Nha (33,7 năm 2013), và Ý (32,5) là hai nước chênh lệch giàu nghèo cao nhất châu Âu. Còn Pháp (30,1), Anh quốc (30,2) và Đức (29,7) là dưới trung bình châu Âu, 30,5 một xí.
Một nghiên cứu vừa qua cho thấy ở New York, chênh lệnh giàu nghèo là 40.

Comment 1:

Tháng 9/2011, ở New York nỗ ra phong trào chiếm phố Wall, với khẫu hiệu:"Chúng ta thuộc 99%",  đồng nghĩa với 99% người lao động phải làm việc để phục vụ cho 1% số người giàu nhất trên thế giới, nghĩa là Mỹ. Thống kê cho thấy, 2% người giàu Mỹ chiếm hết 40% tổng thu nhập nước Mỹ. Nghĩa là, chênh lệch giữa người giàu và nghèo ở Mỹ ngày càng cao, đi ngược lại những gì mong muốn trong hiến chương lập quốc của nước Mỹ cách đây 239 năm.


(7) GIÁO DỤC: PHẦN CÁC THÀNH PHẦN CÓ VĂN BẰNG

Xem ra, tiến bộ (phát triển) của một đất nước cũng từ vào việc đo lường được chất lượng của hệ thống giáo dục đất nước này. Ở các nước phát triển, tổ chức OCDE (Organisation de coopération et de développement économiques - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) sữ dụng  chĩ dẫn PISA để đánh giá các hệ thống giáo dục của các nước thuộc OCDE (34 nước). Người ta cho thấy, nhỏm người ở độ tuổi 25-34 có bằng cấp đại học trở lên là tiêu biểu cho chĩ dẫn về nền giáo dục của một quốc gia. Ở châu Âu, người ta nghiên cứu trên nhóm người từ độ tuổi 30-34, thì thấy là Anh Quốc (47,7%) cao hơn Pháp (44,1%). Nhưng ngược lại Đức (31,4%) và nhất là Ý (23,9%) là yếu trong chĩ dẫn này.




*******************
18/7/2015: Chiều

ỐM ĐAU LÀ CHUYỆN CỦA BÀ CON TA

Ai cũng biết người ta xây dựng bệnh viện để có chỗ chữa bệnh. Ai cũng biết người ta đào tạo ra nhiều bác sĩ, y tá điều dưỡng, dươc sĩ, tất cả là vì bệnh nhân. Ai cũng biết người ta chế sản xuất thuốc hoặc nhập khẩu thuốc cũng chỉ vì bệnh nhân. Nói tóm lại, tất cả vì bệnh nhân thân yêu. Người ta còn cho ra bảo hiểm y tế để bệnh nhân khỏi cực khổ vì chi phí săn sóc thuốc men v.v...

Rồi vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, người ta bắt chước bên kinh tế, bên sản xuất kinh doanh làm thống kê, cho ra những con số về bệnh nhân, về đầu tư số giường bệnh, số tiền thu nhập của bác sĩ, y tá, điều dưỡng,dược sĩ, v.v.. Nếu con số tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái, thì người ta vỗ tay vỗ chân ăn mừng, và tự hứa cố lên, cố lên giống như bên bóng đá.

Bạn thấy có vô duyên thúi ỏm không? Một cái quốc gia gì mà làm thế nào bệnh nhân càng nhiều, chi phí cho y tế càng ngày càng cao, mà tất cả vô tâm mở tiệc ăn mừng, chúc nhau cố lên cố lên giống như trong bóng đá, coi như là một thành tích.

Chừng nào người ta mới coi bệnh tật, tai nạn gây ra chết chóc bệnh hoạn là những thứ ô nhiễm cuộc sống (thay vì ô nhiểm không khí), mà tìm cách giảm thiểu,hạn chế, thay vì ca bài ca: nắng mưa là chuyện của trời, ốm đau là chuyện của bà con ta. 

*************

18/7/2015: Chiều

GIÁO DỤC VS KINH DOANH: AI LỪA ĐÃO AI.

Bạn là một nhà sản xuất kiêm kinh doanh một mặt hàng nào đó. Bạn có một bí quyết sản xuất một món hàng nào đó không có trên thị trường. Bạn phãi tập hợp vốn liếng đầu tư vào nhà xưỡng, vào nguyên liệu vật tư, vào lực lượng lao động, tất cả để sản xuất ra mặt hàng. Nếu bạn kinh doanh luôn, thì bạn phãi dồn tiền vào cữa hàng, nhà kho, và lực lượng bán hàng, và PR. Nếu mặt hàng thuộc loại thực phẩm thì trên bao bí có ghi "Nutrition Fact" , thành phần dinh dưởng cho biết gồm những nguyên liệu gì: đường, calci, ...nếu sản phẩm thuộc loại thiển bị thì phải có catalog cho biết còng năng, tiêu thụ điện năng, ... Rõ ràng minh bạch phải không?

Bạn là một nhà giáo dục đại học: nghĩa là (nói theo kiểu một nhà sản xuất) nguyên liệu đầu vào của bạn là một học sinh mới đậu xong lớp 12. Bí quyết của bạn là giáo trình những môn học trong 4 năm học DH chẵng hạn. Nghĩa là qua 4 năm học (trong sản xuất người ta gọi là công đoạn chế biến) từ một sinh ngơ ngơ ngáo ngáo, bạn cho ra một kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ đầy tự tin vào đời. Văn bẳng bạn cấp nó tương đương với cái bao bì sản phẩm trong sản xuất. 

Nói tóm lại: nhà sản xuất/kinh doanh hay nhà giáo đều theo một qui trình rất phỗ biến trong tin học, đó là qui trình: I P O: I là Input (đầu vào), P là Process (chế biến), và O là Output (đầu ra). I trong sản xuất là nguyên nhiên vật liệu, bên giáo dục là học sinh lớp 12. P bên sản xuất là bí quyết sản xuất, bản vẽ chế tạo, còn bên giáo dục là các giáo trình giãng dạy lý thuyết và thực hành. Cuối cùng O bên sản xuất là thành phẩm, còn bên giáo dục là kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ.

Giống là thế, nhưng cũng có những khác biệt: 

(1) ở đầu vào O, bên sản xuất phải bỏ tiền ra để mua nguyên nhiên vật liệu, với những rũi ro hàng bán không được thì nhà sản xuất phải gánh chịu; còn bên giáo dục thì lấy tiền trước, đào tạo sau, nếu người tốt nghiệp không kiếm ra được việc làm thì ráng mà chịu rũi ro, nhà giáo dục phũi tay không chịu trách nhiệm sinh viên ra trường thất nghiệp. Do đỏ, ta có thể suy luận theo kiểu thương trường là ai (nhà sản xuất hay nhà giáo dục) cho ra một output mà không xài đựơc là một nhà lừa đảo, phải bị truy tố trước pháp luật. Đúng không. 

(2) Trong sản xuất, trên bao bì hiện đại bây giờ bao giờ cũng có một khoãng trống ghi Nutrition Fact, cho biết thành phần cấu tạo sản phẩm, người sữ dụng biết mà tìm hiểu. Còn bên giáo dục, người ta cấp cho một cái bằng, nhưng người tuyển dụng, là nhà tiêu thụ sản phẫm giáo dục, thì mù tịt trong 4-5 năm sinh viên học cái gì không ai biết. Như vậy, thiếu minh bạch. TD: OGT này phải tự tìm hiểu: sinh viên Hà Lan họ học 3 năm tối đa, mỗi năm 2000 giờ/10 tháng. Còn sinh viên tin học VN, học 4,5 năm, mỗi năm chỉ 700 giờ, trong ấy mất bao nhiêu giờ vô ỉch về môn Mac-Lê. Do đó, kiến thức sinh viên VN so vớI sinh viên ngoại quốc chỉ bằng 30%, như vậy làm sao làm viêc ngoài đời được. 

(3) trong sản xuất, để tránh rũi ro,  người ta đề ra một phòng gọi là Marketing (Tiếp Thị) để nghiên cứu thị trường, và phòng tinh giá thành sản phẩm. Khi nghiên cứu cho ra một sản phẩm mới chưa có trên thị trường, thì phòng marketing và phòng tỉnh giá thành phối hợp để xem ra sản phẩm mới có thể bán đươc không, v.v.. Còn bên giáo dục, thì NOTHING. Giáo dục đào tạo VN hiện theo kiểu "Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi".

Nói nhiều, buồn phải không bạn. Tạm ngưng ở đây.

******************
19/7/2015: Tối

Thế là Mỹ đã gở bỏ cấm vận chống Cuba sau 56 năm, đồng thời cũng vừa bỏ cấm vận chống Iran sau 15 năm. Tài phiệt Mỹ đang xoa tay trước viễn ảnh có thể làm ăn với 2 nước này. Mỹ buộc phãi giãi toả 100 tỹ đô của Iran, còn Pháp phải giãi toả 200 triệu đô cũng cho Iran. 

Chỉ tội anh gấu Nga là đang còn bị Mỹ và EU cấm vận vì vụ lình xình ở Ukraina. Những tưởng kinh tế Nga sẽ sụm bà chè đầu năm nay, nhưng không, anh chàng gấu gồng mình cũng giỏi, chỉ cục thịt 120 tỹ đô mỡ dự trữ bị xơi tái, không sao. Cú knock out của O Ba Phải đối với Putin chưa đủ đô. Con lật đật Putin trồi lên liền

Thôi ráng đợi bà con nhé.

****************
20/7/2015: Trưa

HY LẠP: CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP

Sau 3 tuần lễ đóng cữa, các ngân hàng Hy Lạp (HL) mới mở cữa ngày hôm nay, để cho dân hưu trí có thể rút tiền hạn chế ra xài. Ngân Hàng TU Châu Âu vừa mới rót tiền của gói cứu trợ cho các ngân hàng HL. Mang tiếng là được cứu trợ, nhưng thật ra 80% tiền cứu trợ chỉ để thanh toán các gói nợ sắp đến hạn trong 2 tháng tới. Nên chỉ còn 20% để đắp vá chi đó. Nói tóm lại, nghèo đúng là cực, bị người ta hành nhục đủ đường. 

Điều kiện của gói cứu trợ được thưc hiện ngay lập tức ngày thứ 2 hôm nay là thuế VAT phải đươc tăng từ 13% lên 23%. Nghĩa là vật giá leo thang ngay lập tức 10%. Muốn sống qua ngày thì giảm ra quán cà phê 10%, giảm tiêu thụ thực phẩm 10%. Và cuối cùng buôn bán ế ẫm, doanh thu sụt 10%, và thuế thu cũng sụt theo 10%. Và con mèo lại trở thành con mèo ốm o gầy mòn. Không biết HL lấy tiền đâu để trả nợ, khi vừa nhận gói cứu trợ, làm cho nợ tăng lên thì có. Khống mấy cha kinh tế gia EU làm kinh tế cái kiểu gì thể.

Thôi bà con chờ xem nhé. Nhưng bản thân các bạn nên bớt nhậu, bớt xem hài nuôi báo cô giới showbiz.

*******************

21/7/2015: Sáng.,,

OMEGA 3, DHA, GLOSSAMINE.. TÉ RA RỨA...

Một ngày nọ, một cậu trẽ Quãng Trị ra Hà Nội đến nhà ông anh cả tôi xin làm rễ. Bà chị dâu chiêu đãi lễ ra mắt gồm có một dĩa cá, và rau muống xào. Cậu rễ tương lai vô tư gắp miếng lườn cá ăn ngon lành. Ông anh cả, nóng mũi, bảo cậu rễ tương lai là: sao, cậu không biết lườn cá bao giờ cũng dành cho các trưỡng thượng không? Cậu ta xin lỗi rối rít bảo là không biết cái qui luật này.

Nghe câu chuyện, ôn bắt đầu cười bảo cậu cháu rễ rằng: làm chi có cái qui luật này. Chẵng qua, là hồi nhỏ ông bố tôi gởi ra học ở quốc học Huế, ở nhà trọ của một ông giáo. Ông anh chắc nghe ai đó nên ăn lườn cá cho óc thông minh ra, nên ổng bao giờ cũng dành ăn lườn cá. Có thể từ đó ông đặt ra cái qui luật kỳ quái đó. 

Bây giờ, xem ra là ổng có lý: các bạn lối sau này có thấy người ta quảng cáo sữa cho con nít không. Người ta ra rã quãng cáo: Muốn cho con thông minh thì sữa phải có chất DHA, Omega 3. Té ra các chất này có trong dầu cá, trong cá mòi, cá cơm, cá trích. Trong lườn cá vừa kể trên. Trong mỡ cã ba sa, cá tra.

Té ra rứa: hồi nhỏ bố tôi làm y tá bệnh viện Nha Trang, một thời ổng bắt tôi và chị tôi uống dầu cá, mỗi ngày một muỗng canh xúp, bảo là khỏi tránh còi xương. Không biết có thật không, nhưng lại rất ghét uống. Rốt cuộc phải uống trong nhiều năm. Hàng bệnh viện, miễn phí. Bây giời, xem ra trong gia đình mình và bà chị cả có thể thông minh do uống dầu cá hồi nhỏ không chừng. Và cũng xem ra dân miền Trung ăn cá và nước mắm cá cơm nhiều nên thông minh hơn dân Bắc và dân Nam (xin lỗi, không có đầu óc miền đâu nhé..). Dân miền Nam có cá sặc, DHA nhiều đấy nên ăn cho nhiều. 

Cuối cùng xin kết luận: ông cha ta không làm khoa học, nhưng biết cách đúc kết các điều quan sát để đưa ra những quan niệm ăn uống cũng như sống mà các cô cậu trẽ bây giờ hay chê bai.

**************
22/7/15: Sáng...

GLOSSAMINE...ĐẦU TÔM NẤU VỚI RUỘT BẦU... RỨA HẢ?

Chắc bạn cũng đã biết một thời các Việt kiều Mỹ khi về thăm gia đình bà con ở VN, ai cũng xách biếu các lọ thuốc to tổ bố gồm 100, 200 viên thuốc Glossamine. Nói là để phòng ngừa bệnh sụn đầu gối bị thoái hoá. Loại thuốc này bán trong siêu thị Mỹ, không cần toa bác sĩ. OGT này chưa hề đau bệnh này, nhưng mấy đứa cháu Việt kiều Mỹ con bà chị mỗi lần về là đem cho vài hủ. Thế là phải kiếm bạn bè già nào, tống khứ bớt đi.

Sau đó OGT tìm hiểu ra là ở đại học Huế đã chiết xuất chất Glossamine từ đâu các bạn có biết không: từ võ tôm và đầu tôm. Xem ra, "râu tôm nấu vớt ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon" đã cung cấp cái chất Glossamine này cho hai vợ chồng nghèo hạnh phúc này. Rồi xem ra cái món tôm rim thịt ba chĩ đem lại không biết bao nhiêu là Glossamine mà mình không hề biết. Rồi món tôm chua củ kiệu của dân Huế trong mỗi dịp xuân về, rồi hủ mắm ruốt Quảng Trị cũng đâu thiếu Glossamine. 

Nỏi tóm lại, cái dân miền Trung khôn thiệt...Ăn uống cái chất glossamine mà không cho bà con biết. Té ra rứa...
*******************

22/7/2015: Sáng..

THẤT NGHIỆP: THỐNG KÊ THẾ NÀO...

Mỗi khi Sở Lao Động Thương Binh VN cho ra con số lao động thất nghiệp, thì lúc ào ào ai cũng nghi ngờ con số, lúc thì hít hà sao thất nghiệp nhiều quá ta. Mà nghi ngờ cũng đúng thôi...vì thống kê chạy theo thành tích, nên đôi khi tô hồng con số. Năm ngoái, người ta bàn lên bàn xuống con số thất nghiệp quá lý tưởng của VN: 1,8%. Cả cái xã hội VN CS này, ai cũng muốn có thành tích mà..., nó trởnthành quán tính. Thôi ta, ta thữ xem..

Khi thống kê lao động, để biết tỹ lệ lao động thất nghiệp là bao nhiêu % để từ đó người ta suy ra là tình hình kinh tế của một nước đang trên đà phát triển hay suy thoái. Như vậy, người ta phải biết chính xác số người trong tuỗi lao động là bao nhiêu, người già ở tuổi hưu trí là bao nhiêu, con nít và sinh viên đang đi học là bao nhiêu, và cuối cùng các bà nội trợ ở nhà là bao nhiêu. Như vậy, muốn biết số người trong tuổi lao động, ta phãi lấy tổng dân số, trừ đi người hưu trí, trừ đi con nít, học sinh, sinh viên, trừ đi người nội trợ. Khi đã có con số người trong tuổi lao động, ta trừ đi số người trong các xí nghiệp, trong lực lượng QD & CS, và công chức thì lòi ra số người thất nghiệp. Trong số người mà ta cho là thất nghiệp, thì có người khai báo thật sự thất nghiệp do xí nghiệp cơ quan sa thãi, và lãnh trợ cấp thất nghiệp, nhưng cũng có người có việc làm nhưng không hề khai báo (thí dụ: chị bán trái cây trước nhà ông, chị thu mua ve chai trúng tỹ đồng, v.v...), và cũng có người không làm gì cả (thí dụ: di ăn xin, đi tù, bọn du đãng đi buôn ma tuý....). Hai loại người chót này, chưa có ai thống kê.

Nói tóm lại, nếu bạn không có phương tiện thu thập số liệu một cách chính xác, và phân loại rõ ràng thì bạn không thể đưa ra một con số thống kê chính xác, minh bạch. Số thống kế nó giống như đo tăng xông trên cơ thể con người. Đo sai, có ngày chết đột quỵ mà không biết.

Thời buổi này, chỉ có CNTT là có thể giúp thống kê nhanh, ít tốn kém và chính xác. Và loại thống kê này thường phải là những phó sản (by product) từ hoạt động bình thường của các loại nghiệp vụ kinh tế hành chánh tại các xí nghiệp và cơ quan công quyền. Thường thông qua các database đã có sẵn tại các xí nghiệp và cơ quan công quyền. Nghĩa là viện thống kê không nên tạo một kênh thu thập thông tin riêng cho mình, mà theo pháp lệnh, các cơ quan công quyền cũng như các xí nghiệp phải trích số liệu tổng hợp từ database của mình tự động truyền về cho viện thống kê, đế viện thống kê xào nấu theo các chỉ tiêu yêu cầu đối với thống kê. Nói tóm lại, viện thống kê phải sữ dụng triệt để CNTT, nhưng không theo lối truyền thống: tốn kém, chậm trễ và không chính xác.

Theo bạn, người ta có muốn áp dụng CNTT, như OGT đề nghị không?. Chắc chắn là không. Vì rằng, số liệu do các xí nghiệp/cơ quan cung cấp trực tiếp cho viện TK, thì họ không có dịp có tiền bạc và thời gian để thu thập thông tin, nên khó lòng eo xèo. Bao giờ, người ta cũng nại lý do khó khăn tốn kém tiền bạc để yêu sách, kéo dài thời gian, v.v..

Như vậy, bạn sẽ đề nghị làm gì đây?. Vừa qua, cũng như bao lần trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sữ dụng CNTT trong mọi hoạt động của NN, nghĩa là ông ta muốn có một Chánh phủ điện tữ như ở các nước tiên tiến khác. Nhưng ông Dũng đâu có biết là hiện có 400.000 kỹ sư tin học bất tài không xây dựng nỗi những HTTT quãn trị xí nghiệp cho các doanh nghiệp, thì lấy đâu cho NN. NN bị cú sốc chương trình 122, giống như mèo bị phõng, nên 7 năm nay từ khi chừơng trình 122 bị trật đường rầy, không tiến triển chút nào về CNTT. Ông Dũng kêu gào giống như hét trong sa mạc.

Thôi, Hãy đợi đấy!!!

*****************
Ông là dân CNTT thuộc IBM. Trước 1969, ông phải tin học hoá các cơ quan NN VN chế độ cũ, như Ngân Hàng Quốc Gia, Điện Lực, Thuỹ Cục, vân vân..đụng đến tiền bạc nên phãi mua sách kinh tế mà học lấy mới có thể tạo các HTTT kinh tế xí nghiệp cũng như NN. Do đó phải tìm hiểu kinh tế vi mô và vĩ mô của chế độ TB cũng như CS.
Về Nợ Công, thì theo chế độ TB NN bao giờ cũng phải vay nợ công ở ngọai quốc cũng như trong nước ( phát hành công khố phiếu) để xây dựng hạ tầng cơ sỡ (đường sá, cầu cống, Phi cãng...) vì cần vốn lớn. Như vậy nhân dân xây dựng có công ăn việc làm có tiền chi tiêu cho cuộc sống, và nhà máy sẵn xuất có cơ hội bán hàng kiếm lới dóng thuế, v.v... Đó la theo lý thuyết TB. Nếu NN VN có máu mặt, có khả năng trả nợ thì ng ta mới cho minh vay. Nguoi ta xem mình vay cỏ dem có hiệu quả hay không ng ta mới cho muon tiền, nếu khg thì mất tiẻn. Do đó, các ông muốn đánh giá tài năng NN CS này giỏi hay không thì phải xem từng dự án vay tiền có hiệu quả hay không hay vung tay quá trán. TD NN Hy Lạp, năm 2011, vay 11 tỹ đô đế làm Olympic hoành tráng. Rốt cuộc cái nợ vay, khg trã lại dc vì hạ tầng cơ sở khg sữ dụng lại dc cho ra tiền. VN ta cái vụ ông HA Tuấn muốn đi vay để làm Asiad. May là NN bảo thôi. 
Nỏi tóm lại, ta phải phân tích: nợ công dùng làm việc gì. Nếu dùng nợ công mà mua xe siêu hạng cho các quan CS đi cúng chùa tìm Lộc, thì không xong phãi ngăn chặn. Nếu vay nợ đế xây metro thì chả có chi là xấu. Đó là một di sản (patrimoine) dành cho thế hệ sau. 
Theo nguyên tắc người ta đề ra một tỹ lệ trả nợ (lãi + vốn) trên tiền thu nhập thuế là bao nhiêu. Người ta chỉ cần kiểm soát có vượt quá tỹ lệ này không. Nếu quá, thì phải ngưng, liệu cơm mà gắp mắm. 

****************

Thế là một con cá mập lại bị sa lưới, Nguyễn Xuân Sơn, Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN, sau khi con cá mập Hà Văn Thám, chủ tịch Ngân Hàng Ocean Bank bị cho đi tù. Tên là ngân hàng Đại Dương nên toàn là cá mập tuổi trẽ tài cao giống như những tay oligarchy thời Eltsine bên Nga. 

Mấy tháng nay, toàn là những scandal ngân hàng sau vụ Huyền Như lừa đảo hơn 4.000 tỹ đồng.  Hình như các vụ scandal ngân hàng này là dư âm (echo) của vụ khũng hoản BDS năm 2008 nay mới nỗi mụn ghẽ khắp nơi.

Hãy đợi đấy.

**************
23/7/15: Sáng

MICROSOFT, MỘT THỜI ĐỂ NHỚ...MỘT THỜI ĐỂ QUÊN...

Thế là Microsoft vừa tuyên bố quý vừa rồi lần đầu tiên họ lỗ 3,2 tỹ đô, trong khi tài khoá 2014-15 họ lãi 12 tỹ đô, 45% ít hơn so với tài khoá trước. Sỡ dĩ xui xẻo, là vì họ mua lại hãng Nokia, chuyên sản xuất DT di động hết 7,8 tỹ đô. Mua xong mới biết là "đồ lạc xon" phãi vất bỏ hoàn toàn và phải sa thãi 7.800 công nhân thuộc bộ phận này. Microsoft đảnh bó giấc mơ có mãng DT di dộng cạnh tranh với Apple và Samsung.

Ông già công nghệ Microsoft đang chuẫn bị sắp sữa vào bảo tàng viện. Ông ta giàu là nhờ ăn cắp công nghệ của IBM (và của Mac Kintosh của Apple) khi ông ta hợp tác với IBM cho ra chiếc PC đầu tiên với hệ điều hành MS-DOS mua cùa phòng thí nghiệm Lab Pablo Alto. Nhờ công nghệ ăn cắp mới cho ra lò hệ điều hành Windows, trước sự chưng hững của IBM. Thế thôi. Thế hệ máy tính để bàn cũng sắp qua, nên MS cũng di theo vào bảo tàng viện.

Nói tỏm lại, trong ngành CNTT, không phãi chỉ có tiền mà phãi có ỏc sáng kiến liên tục liên tục như Steve Jobs (tội nghiệp cho ông này, "hồng nhan bạc mệnh") của Apple mới có thể trụ lâu. Suốt cuộc đời CNTT của mình, Microsoft bao giờ cũng trễ hẹn:  Web browser, Search Engine, Internet, mạng xã hội, mobile phone, ERP, v.v..
**************

Các bạn có biết không: trước 1975, theo OGT biết thì miền Nam chỉ có 4 ngân hàng ngoại quốc và 2 ngân hàng VN. Ngân hàng ngoại quốc gồm: BFA, BFC, SHBC và Bank of America. Ngân hàng VN là Việt Nam Thương Tín và NH Đại Nam. Chĩ sau 1995, mới có thành lập những ngân hàng mới. Tính đến 2011, có đến 50 ngân hàng VN. Ngân Hàng xuất hiện như nấm sau cơn mưa. Người ta nói : trong số 50 ngân hàng kể trên có đến 40 là ngân hàng sân sau của các ông lớn bà lớn. Từ đó có từ "lợi ích nhóm" mà ra. Từ 1995, sau khi Mỹ bình thường hoá với VN, thì việc làm ăn xuất nhập khẩu, kinh doanh đầu cơ BDS phát triển, do đó đủ loại ngân hàng phát triển. 
Qua 2008 BDS bị khũng hoảng. Các ngân hàng đã cho vay trên 40% số tiền bỏ vào BDS. Thế là trở thành nợ xấu. Từ đó, năm 2011, Ngân Hàng NN buộc phải tái cơ cấu các ngân hàng bị kẹt trong BDS, qua M&A. 

********************

23/7/15: Chiều

Ô BA PHẢI ĐANG NẰM TRÊN CON VỤ, XOAY XOAY...

6 tháng nay, EU bận túi bụi vì vụ vỡ nợ của Hy Lạp (HL)  nên quên cha vụ lình xình với Ukraina, làm ông thủ tướng Ukraina nỗi doá chưỡi HL đã giựt mất sân khấu biễu diễn của ông ta. 
Trong khi ấy, hình như Ô Ba Phãi, nhận ra rằng khó lật đổ Putin trong nhiệm kỳ của mình, và cũng muốn giữ trọn vẹn cái giải Nobel Hoà Bình cùa mình, ông ta (1) thủ thì thụt thịt với Putin thoả thuận hoà bình với Iran, làm mấy cha tài phiệt Mỹ, EU cỏ triễn vọng làm ăn với Iran một khi các tài khoản của Iran ở Âu Mỹ được gỡ bỏ phong toả; (2) Ô Ba Ma đã làm lành với Cuba. Toà đại sứ Cuba ở Mỹ đã được mỡ lại sau hơn 50 năm bị đóng; (3) Ô Ba Ma chuẫn bị đóng cữa nhà tù khét tiếng dã man vi phạm nhân quyền Guantanamo. Các tù nhân hồi giáo djihad sẽ ra sao chưa nghe nói, nhưng Cuba đang đòi lại lãnh thỗ Guantanamo mà Mỹ đã chiếm đóng bất hợp pháp từ 56 năm nay; (4) Mỹ xem ra sai lầm khi ũng hộ hai ông Pôro chocolat, và Yat yes sir ở Ukraina, nên có thể O Ba Phãi sắp chuyễn hướng đường lối sai lầm khi ũng hộ Ukraina chống Nga. 

Thôi ráng ngồi xem con tạo xoay vòng...ra sao.

**************
23/7/2015

APPLE: 200 TĨ ĐÔ QUỸ TIỀN MẶT

Nhờ thương vụ iPhone, nên quỹ tiền mặt của Apple nay lên đến 200 tĩ đô. Theo lý thuyết, với số tiền mặt này Apple có thể mua đứt Walt Disney, IBM, Coca Cola, và AT&T mà khỏi mượn một xu ten nào. Quỹ tiền mặt của Apple như thế lớn xấp 2 Microsoft (96,5 tĩ), xấp 3 Google (69,8 tĩ), và xấp 4 Samsung (51 tĩ). 

Tuy nhiên 90% quỹ tiền mặt này nằm ở ngoại quốc, chỉ 10% ở Mỹ. Apple không chịu chuyễn số tiền khỗng lồ về Mỹ, nếu về thì sẽ bị thuế nuốt hết 35%, vào khoảng 60 tĩ thôi. Và cũng tuy nhiên, Apple phãi vay ở Mỹ một số tiền 54 tĩ để trã cỗ tức cho cổ đông. 

Vui phải không bạn. Mấy thằng cha nhà giảu nước nào cũng vậy, mất hết lòng yêu nước, chỉ biết yêu tiền.
**************
24/7/15: Sáng...

KINH DOANH NGÂN HÀNG GIỐNG NHƯ ĐÁ BÓNG...

Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch ngân hàng Eximbank tuyên bố: "kinh doanh ngân hàng giống như một trận đá bóng, thắng làm vua, thua làm giặc". Các bạn xem ông ta tuyên bố như vậy xem có được không.

Ngân Hàng là cái nơi người ta đem tiền đến gởi, nhờ anh đem cho người khác vay lấy lãi, rồi trã cho người ta ít lãi sau khi anh trừ đi chi phí hoạt động và lãi công lao của anh. Nếu khách hàng không đem tiền đến gởi anh, thì anh không là cái gì cả, một tên khố rách áo ôm như mọi tên trí thức thất nghiệp. Nhưng khi người ta bỏ nhiều tiền vào ngân hàng mà anh là chủ tịch, thì tự nhiên anh trở nên oai với những người đến vay tiền (các xí nghiệp sản xuất kinh doanh) đòi ăn huê hồng lung tung. Như vậy, sao gọi kinh doanh ngân hàng là một trận đá bóng. Trong đá bóng có hai đội. Như vậy nói kinh doanh ngân hàng là làm đá bóng, thì đội A là ai, đội B là ai. Không lẽ đội A là những người gởi tiền, còn đội B là người đi vay tiền. Nếu đúng thế thì A và B chưa hề gặp nhau thì làm sao mà đá được. Chính ngân hàng là người nhận tiền của A rồi đem cho B vay. Rũi cho ngân hàng là B vay tiền, làm ăn phá sản, thì đâu có phải là lỗi của A, mà là lỗi của ngân hàng. Anh cho vay tiền đâu phãi là trò may rùi, hồ đồ ngẫu nhiên như bóng đá. Anh đã được đào tạo có bài bản ở Đại học Ngân hàng, chứ đâu phải là tay tơ lơ mơ được bơm lên làm Chủ tịch Ngân Hàng.

Nói tóm lại, câu tuyên bố của ông Lê Hùng Dũng là vô duyên, và hình như muốn trốn tránh trách nhiệm
***************
24/7/15: Trưa

KARL MARX: The Fragment On Machines

Nếu bạn rãnh thì bạn tìm đọc bài tựa đề: "thời kỳ hậu tư bản chũ nghĩa đã bắt đầu" trong Tuổi Trẽ Cuối Tuần. Cái tức cười, là theo tác giả Hải Minh người đã tiên đoán thời kỳ hậu TBCN này không khác ai ngoài... Karl Marx (Các Mác) với quyển sách The Fragment On Machines, xuất bản năm 1858. Hay!

***************
24/7/15: Chiều tối...

Đâu có ngờ lại thêm 2 con cá mập ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GP Bank) Tạ Bá Long, Đoàn Văn An lại được mời vào khám chuẩn bị bóc lịch.  Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank): chưa biết sẽ được gã cho ai.

Chắc sẽ phãi đề nghị NN thành lập một cái ngân hàng mới đế mấy con cá mập này thi thố tài năng xuất chúng.

*****************
25/7/15: Tối

Ngày hôm nay Ai Cập khánh thành kênh đào Suez thứ 2 song song với kênh thứ nhất đươc xây dựng cách đây 148 năm. Kênh thứ 2 này được đào trong vòng 12 tháng với tổn phí 8 tĩ đô. Với việc đưa vào sữ dụng kênh 2 này sẽ đem lại cho Ai Cập hằng năm doanh thu vào khoảng 15 tĩ, trong khi kênh củ chỉ đươc 5 tì. Thời gian qua lại kênh chỉ còn 12 giờ thay vì 24 giờ với kênh củ. 

Sao, bạn thấy thế nào? Chừng nào thì sẽ đào kênh băng qua miền Nam Thái Lan và sẽ đem lại phồn vinh cho Phú Quốc của ta. Chắc là phãi chờ khi nào Singapore mua đứt Phú Quốc thì mới nói chuyện, phãi không bà con.

Thôi hãy đợi đấy? Sao, bạn có đồng ý bán Phú Quốc cho Singapore để trả nợ công 110 tỉ đô.?
******************
26/7/15: Sáng
18.000 TĨ ĐỒNG ĐỘI NÓN RA ĐI.
Ái chà chà, một vị nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng rút 18.000 tĩ đồng cho riêng mình. Đúng là tiền chùa. Mà cái ngân hàng này đang có một tổ giám sát theo dõi mọi động tịnh về tiền bạc. Thế mà tại sao một khối tiền khổng lồ, 18.000 tỉ đồng, đội nón ra đi. Không biết Tôn Ngộ Không có tham gia phi vụ này không.
Bạn thữ tưởng tượng: nếu mỗi lần mà rút một tĩ đồng, thông qua quỹ tiền mặt, là cũng đã quá nhiều. Thủ tục giấy tờ ký lung tung lang tang. Nó khó như con voi đi qua lổ kim may. Thế mà viêc này lặp đi lặp lại 18 ngàn lần. Giống như cã dàn voi diễu hành qua lỗ kim may. Thế mà tổ giám sát ngồi đó không phát hiện chi hết. Chắc phãi đưa vào Guiness. 
Bà con thấy thế nào? Hãy chờ xem ông anh NN xữ lý thế nào đây? Hãy đợi đấy.
**********************
27/7/15: Sáng...

Báo chí Pháp vừa đăng cái tin: chánh quyền Hungary, Đông Âu,  vừa thông báo là cuối tháng 8/2015 này, họ sẽ hoàn tất hàng rào sắt dài 170km ngăn cách giữa Hungary và Serbie. Vì sao thế?. Vì muốn ngăn chặng dòng người tị nạn từ Irak, Afghanistan và Syria đổ qua. Hiện Hungary phãi định cư 40.000 người mà chưa hết năm. Các người di cư này sẽ lần qua Áo và tiến về Anh Quốc. 

Như vậy, cũng từ Irak, Afghanistan và Syria, cỏ 2 đường di cư vào châu Âu: đường bộ qua Hungary, và đường biển Địa Trung Hãi qua Ý. Từ 20 năm nay, châu Âu đã định cư trên 30 triệu người từ các nước kể trên. Trong 30 năm qua, kể từ khi Mỹ thất trận ở VN thì Mỹ quay qua phối hợp với Israel với Al Queda và IS quậy tưng bừng các nước trung đông và Phi châu, làm cho dân các nước này sống không yên phái di tản qua châu Âu kiếm đường sống.

Trong khi ấy, dòng người di tản từ Bangladesh và Myanmar qua Úc (qua trung gian Indonesia và Thailand) thì bị Úc ngăn chặn giam người tị nạn ở một đão ngoài khơi, và cũng trong khi ấy Úc lại chấp nhận vào khoảng 10.000 Hy Lạp vào định cư ở Úc, khi HL vừa tuyên bố vỡ nợ chờ EU cứu trợ. Và thêm việc 30.000 người Pháp vừa ra trường qua các nước châu Á (như Singapore, VN, ..) kiếm việc làm, làm cho dư luận Pháp tự đặt câu hỏi vì sao?

Và thữ nhìn lại, cách đây 40 năm, 1975, VN vừa thoát ra một cuộc chiến tranh dai đẵng do ngoại bang áp đặt, thì một cuộc vượt biên vô tiền khoáng hậu của 700.000 người Việt bỏ nước ra đi, nói là sống không được với CS, và họ chưa sống 1 ngày với CS. Thế này là thế nào?

Bây giờ, họ lục tục xin về lại VN mua nhà để sống cuộc đời hưu trí trong bình yên. Nghĩ cũng lạ. Họ biện minh: lá trở về cội. 

*******************

29/7/2015: Trưa...

PHÁP ĐAU ĐẦU VÌ TỊ NẠN...

Nước Pháp đang đau đầu với dân nhập cư từ Irak, từ Afghanistan, từ Syria. 4.000 dân nhập cư đang bao vây đường hầm Eurotunel đi từ Pháp qua Anh dưới lòng biểni Manche, chực nhập cư bất hợp pháp Anh Quốc. Anh chưỡi Pháp sao không ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp này. Pháp lắt vai, chịu thua.

Ý cũng đang đau đầu vì dòng người nhập cư từ 3 nước kể trên qua biển Địa Trung Hãi. Các trại tị nạn chật cứng, thiếu tiền nuôi dân báo cô này, vì EU chậm gởi tiền cứu trợ. Dòng người nhập cư ngày càng nhiều, chết trên biển có lúc 6.000 người, tệ hơn hồi người Việt vượt biên qua Mỹ.
Báo chí Pháp vừa đăng cái tin: chánh quyền Hungary, Đông Âu,  vừa thông báo là cuối tháng 8/2015 này, họ sẽ hoàn tất hàng rào sắt dài 170km ngăn cách giữa Hungary và Serbie. Vì sao thế?. Vì muốn ngăn chặng dòng người tị nạn từ Irak, Afghanistan và Syria đổ qua. Hiện Hungary phãi định cư 40.000 người mà chưa hết năm. Các người di cư này sẽ lần qua Áo và tiến về Anh Quốc. 
Chánh phủ Pháp đang than phiền, 100.000 người lính Pháp rão quanh Paris để ngăn ngừa khủng bố hồi giáo cực đoan. Rứa là ngân sách an ninh phình lên, trong khi kinh tế đang trong vòng suy thoái, nghĩa là đủ thứ vấn đề đau đầu. Thêm lại, nông dân Pháp đang nỗi loạn vì giá thịt bò bán quá rẽ dân chăn nuôi Pháp không đủ sống. Vân..Vân.

Trong khi ấy, Putin, TT Nga, vừa mĩa mai tuyên bố: các vấn đề của châu Âu đến không phải từ châu Âu, mà từ chỗ khác... Ông ta nói bóng nói gió, là mọi rắc rối của châu Âu trong thời gian qua (nhập cư, khũng bố) là do nước Mỹ đã gây ra từ 15 năm nay kể từ Bush lên cầm quyền. Mỹ cùng Israel đã quậy tưng bửng ở Trung Đông và Phi châu, Afghanistan, với Al Qeada và IS, làm cho dân chúng sống không được yên ổn nên đành di cư qua châu Âu, đem theo tinh thần hồi giáo cực đoan. Anh, Tây Ban Nha, và Pháp đã bị hồi giáo cực đoan tấn công. Đến khi nào là Đức, Thuỵ diễn, Đan mạch.

Bây giờ, là đến phiên Thỗ Nhĩ Kỳ. Dân Kurd ở Irak được tự do dưới thời Mỹ chiếm đóng Irak (Mỹ cố tình chia Irak ra làm 3 nước nhỏ: Shiit, sunni, và Kurd) bây giờ phối hợp với dân Kurd ở Thỗ Nhĩ kỹ lập thảnh với nhánh Kurdistan ở Afghanistan thảnh một quốc gia Kurdistan. Anh Quốc khi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan và Irak độc lập thì cố tình chia cắt dân Kurd ở 3 nơi để chuẫn bị mầm mống bất ốn đối với 3 nước này như họ mong muốn. 

Thôi, ta hãy chờ xem...

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

HY LẠP, LẠI CHUYỆN HY LẠP


8/7/2015: Trưa

LẠI CHUYỆN DÀI HY LẠP


Ngày 30/6 Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ, không thể trả nỗi 1,7 tỹ đô cho IMF. Ngày CN 5/7, 61% dân Hy Lạp chọn từ chối gỏi cứu trợ của EU kèm theo điều kiện thắt lưng buộc bụng. Dân EU, nhất là Đức bực mình, chữi dân Hy Lạp không lo cày trã nợ, mà chĩ lo ăn chơi. Cái tức cười nhất là: dân bỏ phiếu YES (39%) và dân bỏ phiếu NO (61%) sau khi cỏ kết quả trưng cầu dân ý (TCDY) hai phe ôm nhau nhảy nhót đi uống rượu coi như không có gì đó. Dân EU không hiểu gì cả. Còn bạn, bạn hiểu chi không. Chắc chắn là không. Đúng hay sai, OGT sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề, trình bày cho bạn biết rõ ràng. Nó như thế này.

(1) Trước tiên OGT xin nhắc lại vài con số của Hy Lạp so với Tp HCM, vì dân số Tp HCM gần bằng dân số Hy Lạp: (a) Dân số HL: 10,7 triệu (tp HCM: 8,3 triệu)--> 10:8; (b) Tổng thu nhập GDP HL: 242 tỹ đô (tp HCM 878.000 tỹ dvn= 40 tỹ đô, 2014)--> 6:1; (c) GDP theo đầu người HL: 22.600 đô (tp HCM: 5.160 đô = 113 triệu dvn, 2014)--> 4:1; (d) Nợ công hL:  370 tỹ đô (tp HCM: 11.000 tỹ dvn = 500 triệu đô) --> 740:1. Thu nhập của nước Hy Lap cao hơn tp HCM đến 6 lần, nhưng thu nhập theo đầu người chỉ hơn 4 lần (hơi kỳ cục hai con số này). Nhưng nợ công của Hy Lạp lại cao hơn nợ công Tp HCM những đến 740 lần. Kinh khủng. Sao nợ như chúa chỗm thế? Không thấy báo nào nói vì sao?.

(2) Dân HL biết là mình nợ 370 tỹ đô, nhưng tại sao họ vẫn vui mừng khi họ bỏ phiếu NO. Đơn giản là họ coi nợ 370 tỹ đô là nợ công của chánh phủ chứ không phải nợ của họ. Các cậu trẽ VN thường hay khuyên NN VN không nên vay nợ quá nhiều, vì họ bảo đời cha ăn mặn đời con khát nước. Còn dân HL thì bảo NN mượn tiền thì NN lo xoay xở mà trả nợ, chứ họ dân ngu khu đen đứng ngoài, không thể thắt lưng buộc bụng hơn nữa, vì họ đã ăn mắm mút dòi 5 năm rồi. Họ bảo là quá đủ. Tại sao họ bành chân như vại.

(3) Người HL biết rất rõ, nếu họ bỏ phiếu YES. thì đám chủ nợ EU (mà dân Argentine gọi là bọ cú vọ) sẽ ra những điều kiện khắc khe, chẵng hạn : (a) phãi tăng thuế TVA lên 26%, như vậy hàng hoá sẽ khó bán; (b) phải tư nhân hoá các công ty quốc doanh: nghĩa là bán giá bèo các công ty quốc doanh cho các công ty tư nhân EU để thu hồi tiền trả cho chủ nợ. HL đã bán cãng biển Pyree cho TQ trong thời gian qua; (c) tuỗi hưu phãi nâng lên 67 tuổi, và tiền hưu phãi giãm đi. Thật ra, lực lượng hưu trí quá cao (dân HL khoái làm công chức), và từ 5 năm nay tiền hưu đã bị giảm 50%, nhưng EU vẫn cho là còn quá cao so với các nước EU; (d): EU đòi hỏi HL giảm tham nhũng trong cơ quan công quyền, và phải cải cách cấu trúc công quyền, Đây là khối u mà NN HL khó cắt giảm; (e) phải siết chặt việc thu thuế, tránh thất thu thuế. Nhưng dân HL có một hệ thống trốn thuế rất tinh vi, qua mặt NN HL cái vù, không sao tuýt còi được.

(4) Như vậy, qua điểm (3) ở trên, bạn thấy toàn là những điểm mà chánh quyền HL, nhất là thủ tướng Tsipras, phải tự tay giải quyết với đám chủ nợ cú vọ EU. Các kinh tế gia EU bảo thủ tướng HL xỏ lá: giao cho dân chúng  quyền quyết định qua TCDY. Cũng may là dân HL bỏ phiếu NO nên ông thủ tướng HL giờ đây mạnh miệng trước các chủ nợ. Ông ta sẽ yêu cầu xoa nợ 30% trên số nợ 370 tỳ, cho lãi xuất giảm xuống còn 1,2% thay vì 3,7%. Nghĩa là toàn chuyện động trời. Và khi HL có viễn ảnh mượn được tiền của Nga và của nhóm BRICS, nếu EU từ chối. Chưa có trường hợp nào như HL, con nợ mạnh miệng hơn chủ nợ EU. Cũng hay.

(5) Bây giờ, ta qua xem tình hình kinh tế của dân ngu khu đen HL. Có nhiều chuyện khá "lú thí". Có một bài báo EU viết rằng, có một khũng hoảng trong chánh quyền HL, nhưng ở HL có một thế giới không bao giờ bị khủng hoảng: đó là thế giới chui (lao động đen). Chỉnh cái thế giới này bỏ phiếu NO cho vui chơi. 

Báo viết: ""Mọi người ở Athènes, ít nhất trong đời mình, đều làm chui (lao động đen) một lần." Thí dụ, một người làm công ăn lương tại một cữa hàng bán đĩa ở trung tâm tp Athènes. Năm 2014, trong 6 tháng, anh ta đồng thời lại dạy âm nhạc tại một trường tư không khai báo (nghĩa là làm chui). Anh ta bảo: "Tại cữa hàng băng đĩa, tôi hưởng chế độ bảo hiễm y tế, và tham gia vào chế độ hưu trí tại cữa hàng. Công việc phụ dạy âm nhạc không khai báo cho phép tôi tăng thêm thu nhập, nhất là trong thời buổi gạo châu cũi quế này." Người ta bảo rằng là hơn 30% chủ nhân các xí nghiệp vừa và nhỏ đều tuyển lao động chui trong năm.

Một chính quyền, TB hay CS gì gì đi nữa, muốn tồn tại đều phãi thu thuế, tận gốc và triệt để. Nếu 30% dân lao động làm chui, và nếu 30% xí nghiệp thuê lao động chui không khai báo, thì sẽ thất thu thuế 30%, cho nên NN HL thâm hụt ngân sách lên 12,7% (theo chỉ tiêu EU là 3,5% tối đa) là chuyện bình thường. Cái tức cười là năm 2008, thanh tra EU phát hiện là chính quyền HL làm sổ sách giả để nhận tiền vay nợ của EU. Nói tóm lại, từ người dân, qua xí nghiệp, đến chính quyền ai ai cũng gian dối, làm chui không khai, trốn thuế và làm kế toán hai sổ. Giống như ở VN ta. Do đó, 70% dân lao động HL ở ngoài cực hơn một chút nhưng có thể sống thoãi mái do trốn thuế, làm chui, còn dân trí thức có tay nghề thất nghiệp có thể dễ dàng qua Đức hoặc qua các nước Bắc Âu mà kiếm ăn ngon lành. Còn lại dân hưu trí, 30%, thì NN phãi chi thôi, vì NN HL nắm giữ quỹ hưu trí của họ, và theo tiêu chuẩn EU, NN HL không thể quịt được như phía CS. Nói tóm lại, dân HL họ cứ sổng phây phây, vì tiền trong ngân hàng là tiền hưu trí, còn dân ngu khu đen thì họ cất tiền mặt ở nhà, nên ngân hàng có đóng cữa, các cột ATM cho ra tiền nhỏ giọt (60 euro/ngày) thì dân ngu khu đen không hề hấn gì.

Tới đây, OGT xin tạm ngưng, để bà con có thời giờ tiêu hoá. Chuyện HL còn nhiều, nó giổng như chuyện dài nhân dân tự vệ của miền Nam VN trước 1975.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

HY LẠP, VỠ NỢ - TO BE OR NOT TO BE


30/6/2015: Chiều

HY LẠP: NHỮNG CON SỐ... KHÔNG BIẾT NÓI SAO

Chắc các bạn đã đọc báo. Hy Lạp đang chuẫn bị vỡ nợ. Hy Lạp đang nằm trong khối TB (đang giãy đối với một số người). Sau đây là vài con số:

(1) Dân số: 10,7 triệu (tp HCM: 8,3 triệu)--> 10:8

(2) Tổng thu nhập GDP: 242 tỹ đô (tp HCM 878.000 tỹ dvn= 40 tỹ đô, 2014)--> 6:1

(3) GDP theo đầu người: 22.600 đô (tp HCM: 5.160 đô = 113 triệu dvn, 2014)--> 4:1

(4) Nợ công :  370 tỹ đô (tp HCM: 11.000 tỹ dvn = 500 triệu đô) --> 740:1

Bạn thấy là tổng số dân Hy Lap lớn hơn dân số tp HCM một tí : 10:8

Thu nhập của nước Hy Lap cao hơn tp HCM đến 6 lần, nhưng thu nhập theo đầu người chỉ hơn 4 lần (hơi kỳ cục hai con số này). Thôi chấp nhận 5:1.

Nhưng nợ công của Hy Lạp lại cao hơn nợ công Tp HCM những đến 740 lần. Kinh khủng. Sao nợ như chúa chỗm thế? Không thấy báo nào nói vì sao?

Và Hy Lạp đang chuẫn bị vỡ nợ. 

***************
1/7/2015: Sáng

HY LẠP TUYÊN BỐ VỠ NỢ

Ngày hôm qua, 30/6, theo nguyên tắc Hy Lạp phãi trả cho IMF, 1,7 tỹ đô tiền nợ đáo hạn. Nhưng Hy Lạp chả còn xu teng nào trong ngân sách để thanh toán cho IMF, nên IMF đành tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ. Một nước phát triễn nằm trong khối tư bản (mà dân CS mong cho nỏ giãy chết đành đặc như Hy Lạp) tuyên bố vỡ nợ. Nghe nói một số nước khác trong EU cũng lăm le tuyên bố vỡ nợ tiếp theo là: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ý Đại Lợi, và có thể là Anh Quốc. 

Năm 1961, vừa ra trường là tôi lấy vợ, một cô giáo người Thuỵ Sĩ. Tôi đem theo về một chiếc xe Renault 4, loại xe taxi con cóc rất thịnh hành ở Sài Gòn thập niên 60. Hai vợ chồng tôi liền tổ chức tháng trăng mật ở Hy Lạp. Vì tôi lái xe không giỏi, nên phãi nhờ 2 thằng bạn VN du học ở Pháp, một thằng làm tài xế, một thằng làm lơ xe. Vào thời ấy, Hy Lạp rất nghèo nàn lạc hậu hơn miền Nam VN, mặc dầu thế chiến 2 đã qua đi gần 20 năm.  Đường không trãi nhựa, khách sạn không có nhiều, nhưng được cái bãi biễn rất đẹp. 

Phải đi từ Thuỵ Sĩ, băng qua Ý, xuống tận phía Nam Ý, lấy tàu há mồm có thể chở xe hơi qua biển đến đảo Corfou của Hy Lạp là dừng nghỉ tuần trăng mật, trong hai cái lều trại di động. Một cuộc trăng mật kỳ quái. Một cậu bạn làm lái xe, một cậu khác lo đi chợ, giúp dựng lều khuôn vác đồ đạc, tôi là chuyên viên nấu ăn, còn bà đầm thì phụ nấu ăn và rữa chén. Hai tuần ở Corfou, chúng tôi thằng tiến vào Athenes, xem các thành cổ. Rồi sau đó quay về Thuỵ Sĩ.

Xem ra, dân Hy Lạp không cần cù chịu khó làm ăn như dân Thuỵ Sĩ, thích ăn nhậu, uống cà phê hàng giờ, ngồi tán dỏc. Chính cái cách làm ăn kiểu tà tà, chờ sung rụng, nên hậu quả ngày nay là vỡ nợ. Dân Hy Lạp thích làm công chức, nên thường bỏ tiền ra mua chức vụ giống như bên ta bây giờ, nên nạn tham nhũng nhiều nhất trong khối EU. Ngoài ra, trốn thuế kinh khủng giống như bên ta. Cuối cùng là rất ít công ty công nghiệp tạo công ăn việc làm, nên nạn thất nghiệp lên đến 26%. 

Do đó, TB hay CS gì cũng thế thôi. Không chịu khó làm ăn, chạy theo kiểu làm giả mà ăn thật, tìm cách trốn thuế dài dài, mua quan bán tước, phung phí tiền bạc với những siêu xe, v.v... Thì cũng có ngày giống Hy Lạp. 

(Tiếp theo...)
OGT vừa phát ra bài về Hy Lạp. thì một lúc sau Bao Nguyên Quang gởi lên FB của OGT một bài báo do một phóng viên người Anh viết: "Đằng sau vụ ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp". Hầu hết những điểm nêu ra đều giống những nhận xét của OGT, nhưng có 2 điều OGT không để ý đến: (1) chủ nghĩa tiêu thụ của Mỹ thâm nhập quá sâu vào giới trẽ thông qua thẽ tín dụng với lãi suất giao động từ 19-29%/năm. Do đó, nợ tín dụng rất cao. Những ai khuyến khích giới trẽ VN sống tiêu thụ như ở Mỹ nên xem lại trường hợp Hy Lạp. (2) tham nhũng rất cao trong giới chính trị gia Hy Lạp. Do đó, những ai cỗ vũ đa đãng, đa nguyên như ở Hy Lạp, thì tham nhũng cùng không giảm đi so với VN.