Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

THU HÚT NHÂN TÀI...

THU HÚT NHÂN TÀI...

Đọc báo Việt thấy báo cáo thế này:
TS. Tạ Bá Hưng, Quỹ Đổi mới Công nghệ quốc gia (FIRST) cho biết, theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 400.0000 người Việt Nam có trình độ CĐ, ĐH trở lên đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn về chất xám, trí tuệ và kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, hàng năm chỉ có khoảng trên dưới 200 chuyên gia người Việt ở nước ngoài về nước giảng dạy và làm việc.
Nghe mà kinh: 400.000 trí thức VN đang tha phương cầu thực ở xứ người nhưng lại cho mình là đem trí tuệ VN phục vụ nhân loại. Nhân loại ở đây không phãi dân Phi Châu nghèo đói mà là dân Mỹ, rũng rĩnh tiền đô.
Người ta đang họp bàn: dùng cái bẫy gì để lôi cái đám 400.000 trí thức tự cho mình có thể phát triển đất nuớc. Trong khi ấy, trong một buỗi hội thảo khác: thì người ta ca ngợi là sau 30 đổi mới VN đã phát triển thần kỳ, mà...không cần đến 400.000 trí thức lưu vong tha phương cầu thực kia.
Hai hội thảo vô duyên. Theo OGT đoán mò. Cuôc sống ở Âu Mỹ không còn là thiên đường như người ta chờ đợi, và VN không còn là địa ngục trần gian CS như người ta thường tuyên truyền, nên cái hội thảo bẫy nhân tài chuẫn bị cho người về, nhưng phải được ngồi chiếu trên, vì họ là nhân tài ... Theo OGT, trí thức VN có cái tài chỗ nào ngon ăn thì a vào đòi hưởng thụ, và khi thấy bắt đầu cực khổ tìm về đất Mẹ hát cái bài lá rụng về cội... để làm phân mục bón đất Me.

Bạn BFB nên nhớ: mỗi năm bình quân có 100.000 du học sinh, nhưng chỉ vào khoảng 5% trở về nước khi thành tài. Năm nay 2016 nghe nói có đến 140.000 người. Nói tóm lại mỗi năm có 100.000 người ở lại nước ngoài. Và người ta chưa thống kê bao nhiêu người đỗ đạt ở VN không tìm ra việc xin đi làm ở Mỹ, Singapore hoặc ở Úc. Cho nên hội thảo như Ôn vừa nói trên là vô bổ, vô duyên và vô ích. Chỉ tốn tiền tiếp khách, không đi đến đâu.
Amen A Di Đà Phật.

FB tháng 12/2016

(1) 3
​0​
/11/2016: Sáng

Chào bà con BFB. Chắc là ngủ ngon phải không? Hôm nay là thứ năm, sắp đến cuối tuần xem bóng đá VN-Indo.

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG: 

TRẢ CHO CON LƯƠNG KHỞI ĐIỂM 2000 ĐÔ

OGT: cu DAG ơi
DAG: dạ con đây. Chào Ôn, Ôn mạnh giỏi chứ?
OGT: Ôn vẫn thường. Cu DAG có đọc bài ôn chia sẽ liên quan đến cô sinh viên... DAG: dạ con có đọc rồi, ngắn chứ không dài chi. Kể chuyện cô sinh viên hỏi nhà tuyển dụng học cách nào để có lương khởi điểm $2000. Nghĩa là lương trên 46 triệu VND. 46 triệu cho một người mới ra trường chưa có kinh nghiệm, đúng là mơ ngày, phải không Ôn? OGT: đúng thế. Cu DAG có thấy có chi không ổn không? DAG: dạ, con không thấy chi khác lạ. OGT: Cô nhỏ đang ở VN mà hỏi mức lương tính bằng US$, không thấy là kỳ cục hả? DAG: cái này thì người VN coi như là bình thường. Ôn không thấy là tên các chung cư xây sau 1975 đều mang tên Mỹ: nào là NovaLand, Riverside, vinPearl, vinCom. v..v..
OGT: có chung cư nào mang tên FuckLand, PussyHome, ShitRiver không cu DAG. DAG: dạ con chưa hề nghe nói có những chung cư mang tên Mỹ kễ trên. Chắc là tên bậy bạ ông vừa gợi ý chứ gì: con thấy có mấy chữ Fuck, Pussy, Shit..
OGT: mày giỏi thiệt. Mà ta đang lạc đề thì phải. Cô sinh viên đòi mức lương $2000 mà không thấy ngượng hả. DAG: Ngượng gì Ôn. Trẽ trâu VN bây giờ là thế đấy...
OGT: cu DAG nên biết lương khởi điểm của người trẽ ở Mỹ (thường được gọi là millennial) vào khoảng 20.000-25.000 đô/năm, nghĩa là vào khoảng 2.000 đô/tháng. Như vậy cô nhỏ ở VN mà mong có mức lương như ở Mỹ, thấy có điên không. Thế mà sẽ là trí thức tinh hoa tương lai của đất Việt. DAG: mà Ôn này, mức sống trung bình ở Mỹ khác với VN mà?
OGT: đúng thế. Ôn có một cái thang so sánh mức sống giữa Mỹ và VN. Cái thang này là 1:8, đây có nghĩa là nếu ta ở VN tiêu $1 cho một món hàng gì đó thì ở Mỹ người ta phải trả $8 cho món hàng này. Do đó, nếu ở Mỹ lương của millennial là $2.000/tháng thì tương đương với VN là $250/tháng (=6,5 triệu VND). 6,5 triệu ở VN mà mong được nhận ở VN 46 triệu, cu DAG có thấy cô sinh viên là mơ ngày hay không?
DAG: dạ, đúng thế. Mà con thấy là ông tuyển dụng lại không trả lời cho cô sinh viên như ông đã giãi thích. Ông ta bảo cô sinh viên là: muốn ông ta trả $2000 thì cô sinh viên có thể tạo cho ông ta một thu nhâp trên $10.000 (=230 triệu VND) hay không? Cô ta không trả lời được. Có lẽ cô ta chưa hình dung đến sự việc.
OGT: cô sinh viên không biết là đúng, vì chả có ai giải thích cho biết đâu. Này nhé: thông thường lương trả cho công nhân viên chiếm vào khoảng 30% trong giá thành sản phẩm/dịch vụ. Như vậy, nếu trả cho cô sinh viên $2000 thì giá thành dịch vụ sẽ phãi là $6.000. Đó là giá thành. Nhưng khi bán cho khách hàng thì nhà sản xuất trong lĩnh vực tin học CNTT thì họ tăng 100%, nghĩa là $12.000. Do đó, nhà tuyển dụng bảo cho cô sinh viên là nếu cô đòi $2000 thì cô có khả năng làm ra một sản phẩm trị giá bán là $10.000 là khá gần số ông vừa tính ra $12.000.
DAG: Ôn tài thiệt.
OGT: Thôi, Ôn xin đừng nịnh Ôn quá. Ciao.

Dương Quang Thiện 3
​0​
/11/2016
**************
2/12/2016

Một người nào đó trên FB của họ đã trích một "danh ngôn" của một người Mỹ thành đạt như sau:
You can have everything in life you want if you will just help enough other people get what they want..
(Bạn có thể có mọi thứ trên đời bạn muốn, nếu bạn chỉ cần giúp người khác có được những cái  họ muốn)

Và ai đó đọc câu này thuộc lòng (không cần suy xét), và tự học làm kim chĩ nam cho cuộc sống của họ. Còn bạn, bạn thấy thế nào?.

Còn OGT thì, theo nhãn quan của dân IT thì OGT sẽ viết lệnh ngôn ngữ máy tính như thế này:

nếu (IF)
        bạn chỉ cần giúp người khác có được những cái họ muốn
thì (THEN)
        Bạn có thể có mọi thứ trên đời bạn muốn

Như vậy bạn có thấy một correlation lô gic nào không, trong câu "danh ngôn" kể trên?. Bạn tự tìm câu trã lời lấy.

Bạn nên biết những hành động trong cuộc đời của bạn là do chuỗi lô gic các hành động đi trước gây ra, chứ không gì khác. 

**************
6/12/2016: Trưa

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

ĐẠI HỌC PHI LỢI NHUẬN HAY KHÔNG PHI LỢI NHUẬN.

​​Chắc bạn đã nghe qua chuyện lùm xùm ở ĐH Hoa Sen (DHHS): quy chế phi lợi nhuận hay không phi lợi nhuận. OGT và mấy ông bạn đang tính chuyện mở một ĐH tư thục phi lợi nhuận (PLN) do đó vụ DHHS được đưa lên bàn mỗ. 

Hình như người đọc VN chưa hình dung thế nào là PLN hay không PLN. Nên buộc lòng OGT, một tay IT mà muốn làm tay kinh tế giãi thích vần đề. Nếu OGT hiểu sai thì bà con ai hiểu biết về vấn để sữa lưng giùm cho, để OGT không ai bảo mà tày lay. OK.

VN ta từ 1996 đã chọn chế độ XHCN, nghĩa là trong tạm thời (gọi là thời kỳ quá độ không biết khi nào là chấm dứt) từ bỏ CNCS thuần túy, mà theo một chế độ kinh tế thị trường tạm gọi là XHCN, nghĩa là cho phép hiện hữu xí nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh kiểu lời ăn lỗ chịu và phãi đóng thuế NN. OK? Như vậy, một xí nghiệp bao giờ cũng gọi vốn thông qua các cổ đông góp vốn ban đầu (gọi là vốn điều lệ) để mà làm ăn. Hằng năm, theo sổ sách phải cho biết doanh thu là bao nhiêu, thuế phải cấn đi hết bao nhiêu, cuối cùng lãi phải chia cho cổ đông là bao nhiêu. Tới đây chắc là không có chi khó hiểu phải không các bạn BFB. OK?

Ta sẽ có 2 loại xí nghiệp: (1) loại thứ nhất đóng thuế cho NN thẵng cẵng. Lời bao nhiêu thì đóng thuế bấy nhiêu theo thang thuế; (2) loại thứ hai: là trích một số tiền lãi tặng cho một tổ chức từ thiện hoặc cho một trường DH nào đó mà NN cho phép. TD: số tiền trích là X, và số tiến lãi trước thuế là P. Như vậy sở thuế sẽ dựa trên số tiền (P-X) để mà đánh thuế. 

Tại sao xí nghiệp loại sau trích tiền X tặng cho ngưới ta. Thật ra họ chẵng từ thiện chi đâu như ta tưởng. Bây giờ, lấy trường hợp 1 xí nghiệp không trích tặng, nghĩa là sở thuế dựa trên P để tính ra thuế Y1 phải nộp. Qua trường hợp 2: xí nghiệp trích tặng cho ai đó số tiền X, và sở thuế dựa trên (P-X) để đánh thuế để cho ra Y2. Vấn đề đối với xí nghiệp là tính toán thế nào (P-Y1) bao giờ cũng xấp xỉ bằng (P-X-Y2). Như vậy, bạn thấy xí nghiệp lấy tiền thuế Y1 của NN đề làm từ thiện X, nghĩa là Y1 bây giờ bị mất X để cho ra Y2. Nghĩa là xí nghiệp chã mất chi, khi đem tặng X cho ai đó thì được tiếng, nhưng ai đó hiểu rõ là tiền thuế xén đi cho họ, chứ phải tiền xí nghiệp bỏ ra. Bạn đọc đi đọc lại nhiếu lần cho hiểu đi. Trong nhiều năm, cô em út của OGT ở bên Mỹ sử dụng cơ chế này để lấy tiền cho mỗ mắt ở An Giang, Cần Thơ, và học bổng ở Nha Trang.

Bây giờ ta bước qua chuyện phi lợi nhuận (PLN). PLN là dịch từ non-profit. Theo nguyên tắc, một xí nghiệp bình thường phải đóng thuế hằng năm sau khi tính ra tiền lãi. Còn đối với xí nghiệp PLN thì sẽ không đóng thuế, và tất cả các lãi phải dồn vào vốn, không được chia cho cổ đông. Nói cách khác, một xí nghiệp PLN họ vẫn hoạt động làm ăn có lãi như mọi xí nghiệp bình thường, nhưng lãi không được chia cho cổ đông và dồn về vốn tự có. Nhưng nhìn chung thì xí nghiệp PLN thường không có cổ đông, vì vốn ban đầu đuợc ai đó hiến cho họ không lấy lại, nên xí nghiệp khỏi cần người góp vốn. Đó là ở Mỹ như thế.

Bây giờ các ông con VN muốn bắt chước mô hình Mỹ. Nhưng NN VN không chấp nhận mô hình Mỹ. NN VN cho rằng đã là xí nghiệp thì phải đóng thuế thẵng cẵng không có chuyện trích tiền làm từ thiện hoặc hưỡng cơ chế PLN nghĩa là không chia cổ tức cho cổ đông. Chính cái cơ chế này gây ra việc lùm xùm ở ĐHHS.  

Cái khỗ ở VN là:

1) các nhà giáo có tâm, muốn mở một ĐH tư thục tốt hơn (họ nghỉ thế) so với ĐH NN. Nhưng họ lại không có tiền, vì nhà giáo có tâm thường là nghèo rớt mồng tơi; 

2) các nhà giáo mong có những nhà hảo tâm giàu có, thiết tha với sự nghiệp giáo dục nước nhà, hiến tặng luôn một số tiền làm vốn tự có ban đầu để đáp ứng chi phí vật chất ban đầu khi thành lập trường. Rất tiếc là loại đại gia VN này không có (hoặc rất hiếm) so với Mỹ. Chắc bạn đã nghe nói Warren Buffet đã tuyên bố là sẽ dành 99,9% gia tài của ông ta cho từ thiện. Bill Gates cũng thế. Và người ta ở Mỹ đã lên danh sách trên 200 tỹ phú Mỹ sẵn sàng dành phần lớn tài sản của họ làm từ thiện. Còn VN đốt đuốc tìm khòng thấy, trong khi ấy nghe nói ở VN có đến trên một triệu tỹ phú VND; 

3) vì không kiếm ra những nhà từ thiện như ở Mỹ, các nhà giáo VN đành kêu gọi những đại gia VN có lòng đóng góp vào vốn ban đầu, và ghi vào bảng điều lệ là PLN, mặc dầu ở VN, NN chưa công nhận qui chế PLN kiểu Mỹ. Trong khi ấy, ĐH Fullbright (FUV) Mỹ, có qui chế PLN ở Mỹ, nhưng được hoạt động ở VN, kết quả là gì: FUV có quyền hốt bạc ở VN, không đóng thuế, không chia cổ tức cho ai cả. Như vậy: coi như ĐH tư thục VN (con ruột) thua ngay trong sân nhà so với FUV (con ghẽ); 

4) cái chi cũng vậy: đại học PLN hoạt động tương tự như một xí nghiệp. Đại học chĩ có lãi khi có được một số sinh viên nào đó, mà người ta gọi là ngưỡng, nghĩa là khi thu nạp được số sinh viên trên cái ngưỡng ROI (Return On Investment) nào đó, mới tính chuyện có lãi. Do đó, khi doanh thu của trường chưa vượt qua cái ngưỡng 
ROI, thì trường PLN không gặp vấn đề gì, ngoài cái lo kiếm tiền đâu đó để trụ cho được. 

5) khi trường bắt đầu phát triển vượt qua ROI, nghĩa là trường bắt đầu có lãi, thì những căn bệnh tiềm năng bắt đầu phát ra: (A) NN bắt đầu đánh thuế. Mà người ta, ở VN, thì cứ tưởng là PLN là không đánh thuế. Thế là chữi NN bất công bên vực Mỹ (Đại học FUV) thay vì bên vực công ty nội; (B) sau khi đóng thuế, tiền còn lại ban GD bảo là vì PLN nên không chia lãi, tất cả bảo phải dồn vào vốn ban đầu bù lại những năm ăn thâm vào vốn; dân cổ Đông thì đâu chịu thế. (C) sau khi biết NN không nhân nhượng về chuyện miễn thuế, ban giám đốc buộc phải giải quyết chuyện ăn chia trên cái số tiền lãi. Giờ đây, nhóm cổ đông đòi chia theo số tiền lãi sau thuế. Có 2 cách chia: chia theo lãi cố định của ngân hàng, vào khoảng 7%/năm. Còn cách thứ 2 là chia theo tĩ lệ cổ phần, có thể trên 15%. Ban GD đề nghị chia 7%, theo lãi NH, còn cổ đông đòi chia 15%. Thế là gây ra tranh chấp nội bộ. (Đ) cuối cùng cổ đông thấy là ban giám đốc trường tự ban cho cái quyền tăng lương khi thấy lãi nhà trường bắt đầu tăng. Người ta, cổ đông, hỏi BGD không có đóng góp cổ phần, mà sao lương ngất ngưỡng trên 200 triệu/tháng. Thế là tranh chấp, đòi lật đổ, rồi kiện cáo. 

Màn kịch tới đây bắt đầu. Sinh viên chứng kiến hành động của những người lớn, của những người tự xưng là trí thức, là tinh hoa của đất nước đâm ra chán nãn, nghi ngờ người đi trước.

Tới đây, OGT xin kết thúc. Bạn thử hỏi xem nhà toán học VN nỗi tiếng Ngô Bảo Châu có thể giãi bài toán này được không?

Dương Quang Thiện 6/12/2016
***************

7/12/2016:  Chiều rồi bà con ơi.

O Gái mới cho Ôn ăn một chầu ốc luột sả. Vừa ăn vừa viết bài

IoT là cái gì thế?

Bạn xem ông Trương Gia Bình giải thích về một thành tố làm nên một cuộc cách mạng CNTT, CM 4.0, mà người ta đang làm ầm ỷ, kể cả ông thủ tướng NX Phúc nhà ta:

IoT là gì?
Theo ông Bình, thế giới mà chúng ta quen sống là thế giới vật lý, những hệ thống nhà máy công nghiệp, máy bay… bây giờ chúng ta phải xóa loại IT ấy đi để lập loại mới là Predix. Thế giới vật lý luôn có cái bóng của mình, một anh em sinh đôi với anh em vật lý. Với tất cả dữ liệu thời gian thực ấy, máy tính có thể dự báo được những gì xảy ra ở tương lai để chuẩn bị trước những giải pháp ứng phó.
IoT trong lĩnh vực công nghiệp đang xảy ra, Amazon, Microsoft đang làm điều đó. Ở IBM chỉ toàn tiến sĩ, rất nhiều nhà nghiên cứu tầm Nobel làm việc ở đây. Tất cả tập trung làm việc với máy. Công nghệ về dự báo thời tiết liên quan đến từng ki-lô-mét bán giá vô cùng đắt. Các tập đoàn đang tiến về phía trước. Các doanh nghiệp không theo kịp làn sóng IoT chắc chắn sẽ bị đào thải.​

Trước tiên, người ta khoái vất cho bạn một cái từ kỹ thuật mà Mỹ chế ra và bạn chã hiểu là gì, đó là từ IoT. Cái oai ở chỗ là người ta biết, còn bạn nghe như vịt nghe sấm. IoT viết tắt là Internet of Thing. Có người dịch là Internet vạn vật. Bạn hiểu chi không? Không. OGT xin tạm dịch là các "vật dụng kết nối", nghĩa là những đối tượng (object) được kết nối qua mạng Internet về một đối tượng nào đó chuyên theo dõi các đối tượng khác. Bây giờ, ta thử lấy một thí dụ: một bệnh nhân là một đối tượng phải theo dõi, bởi một y tá. Thông tin phải theo dõi là huyết áp, và giờ giấc phải cho bệnh nhân uống thuốc. Như vậy bạn thấy có hai đối tượng (object) được kết nối bởi một dòng thông tin: huyết áp, thuốc men. Bệnh nhân có vô số thông tin, mỗi thông tin sẽ có một đối tượng nào đó, y tá, theo dõi. Công việc của y tá xem ra nhàm chán, nhưng lại rất quan trọng. Những tai nạn nghề nghiệp xảy ra khi số đối tượng phãi theo dõi là quá tải. Do đó, với thời buổi CNTT, với sự xuất hiện của Internet, của smartphone, của... người ta muốn trực tiếp kết nối thông tin của đối tượng bị theo dõi (bệnh nhân) và đối tượng lo theo dõi (y tá) thông qua các bộ cảm biến điện tử và mạng internet, và phần mềm chuyên biệt. Ta đi tới một IoT. Cho nên giờ đây, ở các bệnh viện Âu Mỹ, bệnh nhân được điều trị, săn sóc tại nhà không cần đến bệnh viện. Người ta gắn những thiết bị đặc biệt (gọi là bộ cảm biến) cho từng loại bệnh, hay cho  từng loại thông tin cần đo: thí dụ huyết áp, nhịp tim, v..v... thông tin này qua mạng Internet về bệnh viện để theo dõi. Tất cả các vật dụng đo lường của bệnh viện kết nối từ bệnh nhân, về bác sỉ & y tá được gọi là IoT. Một thí dụ thứ 2 là nhà tù: từ tội nhân về ban bảo vệ/giám quản là những cái còng điện tử theo dõi tù nhân bất cứ lúc nào 24/24g. Nếu bạn biết bên Pháp 2 tù nhân phải được theo dõi bởi 1 cảnh sát. Chi phí quản giáo tù nhân rất cao. Nếu không có còng điện tử (một loại IoT) thì chi phí quản lý rất cao.

Bạn thử đọc lại bài của ông Bình và bài giải thích của OGT thì bạn thấy thế nào? Bạn mà đọc cái câu chót: " Các doanh nghiệp không theo kịp làn sóng IoT chắc chắn sẽ bị đào thải" thì bạn sẽ rùng mình. Bạn bị hù dọa một cách vô duyên.

Trong cái phần IoT, ông Bình nhà ta có câu: "Thế giới vật lý luôn có cái bóng của mình, một anh em sinh đôi với anh em vật lý. Với tất cả dữ liệu thời gian thực ấy, máy tính có thể dự báo được những gì xảy ra ở tương lai để chuẩn bị trước những giải pháp ứng phó.". 

Thật tình mà nói OGT chã hiểu mẹ cái gì:  "thê giới vật lý luôn có cái bóng của mình, một anh em sinh đôi với anh em vật lý".. Lần đầu tiên OGT nghe như thế, chưa thấy sách vở nói đến cái bóng vật lý, anh em sinh đôi.... Chắc là ông ta bịa ra để kiếm cách nói chuyện. Nhưng nghe ra càng tối tăm.

Sau một hồi OGT động nảo thì hình như ông ta muốn nói: "thế giới vật lý" có thể được gọi là "đối tượng". Mà theo lập trình theo đối tượng (OOP) thì một đối tượng bao giờ cũng mang theo những thông tin mà người ta gọi là thuộc tính (attribute). Đồng thời đối tượng phải có thêm những thông tin đặc biệt được gọi là method (mà OGT dịch là hàm hành sự).TD: con chó là một đối tượng. Con chó có những thuộc tính nhu: 1 cái mõm, 4 cái chân, một cái đuôi, và da vàng. Còn những method của con chó là chó biết sủa, biết cắn, Nói tóm lại ông Bình nói thế giới vật lý thì dân IT nên hiểu là đối tượng (bệnh nhân, tù nhân, học sinh, ...) và anh em sinh đôi là tất cả các thông tin liên quan đến đối tượng (thuộc tính và methods). 

Nói cách khác: mỗi loại thông tin attribute của  đối tượng IoT sẽ kết nối theo mạng về một thông tin method ở phía kia và nó sẽ kích hoạt (trigger) một hành dộng gì thế đã viết sẵn trong method. Hồi xưa ta viết chương trình kết nối , bây giờ nhà sản xuất IoT nối sẵn. Rất đơn giản và hiệu quả.

Thôi xin chấm dứt ở đây.

Dương Quang Thiện 7/12/2016

***************

8/12/2016:  Sáng qua trưa

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ THẾ NÀO?

Lối này, người ta nhắc đi nhắc lại nào là CM 4.0, nào là IoT, nào là FinTech, nào là startup. Hình như bà con bị ngợp trước những cơn sóng công nghệ. Trên FB này, trong thời gian qua, OGT đã giãi thích cho bạn IoT, FinTech và startup là gì? Trong bài này, OGT cố gắng giãi thích thế nào là CM 4.0.

Nếu đã có CM 4.0, thì trước đó phải có CM 1.0, CM 2.0, và CM 3.0. Cách Mạng 1.0 là việc khám phá ra hơi nước, và năng lương do than đá đem lại. Như vậy, việc chế tạo những tàu hoả, tàu thuỷ, xe hơi coi như là CM 1.0. Các nước Âu Mỹ họ làm xong CM 1.0 vào những năm 1955. Còn VN thì sao. Pháp nó xây cho ta đường sắt xuyên Việt, nhà máy Ba Son để sữa chữa tàu thuỹ thế thôi. Từ 1945 đến 1955, ta đang đánh lộn với Pháp cho tới chiến thắng Điện Biên Phủ, thì ta không có kiến thức chi về CM 1.0, nghĩa là ta không biết chế một đầu máy xe lữa, hay một chiếc tàu thuỹ. Nhà máy Ba Son chỉ biết sữa chữa tàu thuỷ, nhà máy Dĩ An chỉ biết bảo trì đầu máy xe lữa. Nói tóm lại, đối với CM 1.0 thì ta trễ tàu, trong khi ấy thì châu Âu đã kết thúc.

Ta bước qua CM 2.0, được đánh dấu bởi sự phát minh điện tữ, vi mạch, và phương pháp sản xuất hằng loạt (xe hơi, TV, tủ lạnh, máy giặt) theo phương pháp Taylor. CM 2.0 khởi đi từ 1940 đến 1965 là kết thúc. Bạn để ý là trong CM 2.0 người ta chủ yếu cải thiện đời sống cùa người dân qua những tiện nghi vật chất: TV, tủ lạnh, máy giặt, xe hơi, v.v.. Ngoài ra, người ta tìm cách quản lý tối ưu các xí nghiệp. Do đó, trong CM 2.0 người ta đặt nặng vào tối ưu hoá sản xuất và quản trị xí nghiệp. Ở Âu Mỹ, CM 2.0 kết thúc vào 1965. Vào lúc ấy CM 3.0 bắt đầu chớm nở từ 1960. 

Còn ở VN thì CM 2.0 thế nào? CM 2.0 khởi đi từ 1940 kết thúc 1965, như vậy bạn thấy là VN bị vướng trong chiến tranh chống Pháp, và bắt đầu chiến tranh chống Mỹ. Một lần nữa, Nam cũng như Bắc lại trễ tàu đối với CM 2.0. Bạn có thấy một nhà máy nào sản xuất xe hơi, TV, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hoà không? Không. Nói tóm lại, ta trễ tàu CM 1.0 và 2.0, nên chã sản xuất được sản phẩm công nghiệp nào cả. Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà NN VN cỗ vũ là không có cơ sở, vì từ 1945-1965 vì bận chiến tranh ta không thu thập được một kiến thức nào của hai cuộc CM1.0 và 2.0. Bạn thữ xem lại cuối 1965, thì Âu Mỹ họ thế nào: các nhà máy sản xuất phần lớn các sản phẩm tiêu thụ, đem lại ấm no hạnh phúc, còn VN thì chưa thoát khỏi chiến tranh.

Bây giờ, ta thữ xem CM 3.0, mà người ta gọi là cách mạng tin học.  Trong giai đoạn này, người ta phát minh ra máy điện toán cỡ lớn (mainframe),  rồi máy vi tính, rồi Internet. CM 3.0 này khởi đi từ 1960 đến 2015 là kết thúc vào 2015, năm ngoái. Vào những năm 1965, có thể xem Âu Mỹ đã đạt tột đĩnh của sự sung túc, hạnh phúc, nhà máy chạy hết công suất. Giới TB không còn làm gì thêm trong việc sản xuất để kiếm thêm tiền. Mà TB là phải kiếm đủ mọi ngóc ngách gì đó để sản xuất kiếm thêm tiền, nếu không đi gây chiến tranh đâu đó để sản xuất vũ khí súng đạn kiếm thêm tiền cho khối công nghệ quân sự. Thế là người ta chế ra máy điện toán cỡ lớn để tin học hoá việc quản trị xí nghiệp: đây có nghĩa là người ta sử dụng các máy điện toán để giảm đi chi phí xữ lý thông tin, cũng như rút ngắn thời gian đi lại giữa các thông tin. TD: khi làm bằng tay một hoá đơn, hay một phiếu lương cho nhân viên, ta mất 15 phút. Nhưng khi đưa qua máy vi tính thì thời gian rút xuống còn 1 phút. Đây là chưa nói đến việc tổng hợp số liệu, tra cứu số liệu. Một thí dụ khác là trong ngân hàng, hoặc trong xây dựng, thì việc thực hiện những giao dịch tiền bạc, hay số liệu hinh vẽ trong xây dựng, thì CM 3.0 tiết kiệm rất nhiều trong những chi phí gián tiếp. Nói tóm lại, đến 2015 thì coi như các thông tin trước kia làm bằng tay thì nay đều được thực hiện bằng máy tính. Những thông tin, dữ liệu bằng tay nay đã đưa vảo máy tính, và được trữ đâu đó gọi là đám mây và được gọi là Big Data. Kết quã của CM 3.0 là Big Data.

Còn VN thì sao trước CM 3.0. CM 3.0 bắt đầu từ 1960 và kết thúc 2015, trong 55 năm. Ở miền Bắc, đến 1975, thì chả có CM 3.0 gì ráo trọi, ngoài cái máy tính cỗ lỗ xĩ Minsk của Ba Lan viện trợ, mà các nhà toán học miền Bắc rất hãnh diện. Còn miền Nam thì từ 1955-1975 CM 3.0 được thể hiện bởi 23 dàn máy mainframe IBM 360/370 đã xữ lý phần lớn dữ liệu của 23 tổ chức tài chính kế toán và hành chính của chánh quyền miền Nam, cũng như các công ty tư nhân như BGI, CEXO, SIPH. 

Năm 1975, VN được thống nhất. Chiếc máy tính Minsk ở Miền Bắc xem như chã có việc chi đễ làm, vì trong thời chiến chỉ để tính đường bay của phi đạn. Còn ở miền Nam thì vì bị cấm vận từ 1975 đến 1996, nên 22/23 dàn máy IBM thiếu linh kiện điện tử nên để cho chết dần chết mòn. Một cuộc lãng phí kinh khủng. Chì có một dàn máy duy nhất còn hoạt động cho đến 1996, khi Mỹ bắt đầu bỏ cấm vận bình thường hóa ngoại giao với VN, là dàn máy tính mainframe IBM 360/20 của công ty bia BGI của Pháp (nay là SABECO) do OGT thiết đặt năm 1969. Chỉ sau khi Mỹ gỡ bỏ cấm vận năm 1996, thì máy vi tính từ Đài Loan thâm nhập vào VN. Từ 1996 đến nay 2016 là tròn 20 năm, VN tin học hóa các xí nghiệp cũng như cơ quan hành chính không ra sao cả (?). Thế giới đã làm xong CM 3.0 trong năm qua 2015, mà VN thì loay hoay chưa bắt đầu chi bao nhiêu mà nói là đã kết thúc CM 3.0 như trên thế giới. VN chưa có Big Data của CM 3.0 thì làm gì mà nói đến CM 4.0, vì CM 4.0 chỉ dựa trên Big Data của CM 3.0 để lại để mà làm việc.

Nói cách khác, ai ở VN mà bảo VN phải làm CM 4.0 để theo kịp thế giới là "đồ điên". Họ nói là phãi đi tắt đón đầu.Nói mà không hiểu mình nói gì.

Bây giờ, CM 4.0 là gì? Trên FB của OGT, Ôn đã có một bài báo lướt qua CM 4.0, khi người ta ở Davos, Thụy Sĩ đã đề cập đến vấn đề này trong Diễn Đàn Kinh tế Davos. Người ta định nghĩa ngắn gọn CM 4.0 là cách mạng CNTT. CM 4.0 này sẽ làm biến mất khỏi trái đất 60% các nghề nghiệp, và gây ra 50% thất nghiệp trong phân khúc dân thiếu kỹ năng KHKT. Bạn có hiểu chi không? Chắc là mờ mờ ảo ảo. 

Như đã nói, CM 3.0 đi trước đã tin học hóa các nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh và quản trị xí nghiệp cũng như quản lý hành chính. Khi hoạt động như thế CM 3.0 đã tập trung vô số dữ liệu và thông tin được gọi là Big Data, được cất trữ đâu đó một cách an toàn gọi là đám mây (cloud). Ngoài những dữ liệu có cấu trúc của xí nghiệp, của cơ quan hành chính, thì còn có những dữ liệu không cấu trúc do tư nhân phát ra từ các điện thoại di động, gọi là một smartphone, hoặc từ email. Một cú điện thoại bạn gọi cho ai đó, thì công ty truyền thông ghi đâu đó trên đám mây dữ liệu của cú điện thoại này. Đối với bạn dữ liệu cú điện thoại này (mã số DT đi và đến, ngày giờ, địa điềm nơi phát đi nơi nhận đến...) không nghĩa lý gì, nhưng nếu cú điện thoại này là của một tên khủng bố này nói chuyện với tên khũng bố kia thì sao. Dó đó, ngưới ta tìm cách khai thác cái mớ dữ liệu thông tin hỗn độn để cho ra những "thông tin vàng". Trong cuộc chiến ở Afghanistan, tụi CIA Mỹ có tất cả các big data của Afghanistan trong một thời gian dài. CIA đã tuyển những kỷ sư tin học, bây giờ mang danh là data scientist (nhà khoa học dữ liệu) hoặc data analysis (phân tích viên dữ liệu) để viết chương trình tinh vi để "đãi dữ liệu" trích ra những dữ liệu cần thiết cho việc chống khũng bố. Một thí dụ khác: là sử dụng dữ liệu của Big Data để phát hiện tham nhũng một cách lặng lẽ không chiên trống và khỏi đập vỡ bình. 

Nói tóm lại, CM 4.0 sữ dụng những dữ liệu Big Data của CM 3.0 để tiết kiệm chi phí quản lý xí nghiệp & cơ quan  công quyền khi thực hiện CM 3.0. Ngoài ra, đặc điểm của CM 4.0 là làm thế nào giảm tối đa chi phí tiếp xúc giữa 2 đối tượng của một giao dịch. TD: khi bạn vô siêu thị mua hàng, chọn hàng xong, bạn ra quầy trả tiền, thì bạn gặp phải nhân viên tính tiền. Nhân viên này dùng một phần mềm tính hóa đơn, tính tồn kho, và thủ tục thanh toán. Phần mềm này thuộc CM 3.0. Bây giờ CM 4.0 làm bước kế tiếp là bỏ qua cô nhân viên quầy tính tiền để tiết kiệm chi phí nhân công. CM 4.0 làm như thế này: khách hàng mua hàng thì máy smartphone của khách hàng tự động gọi phần mềm của siêu thi để ghi nhận dữ liệu giỏ hàng đồng thời yêu cầu chương trình tồn kho của siêu thị cấn đi món hàng. Khi chọn xong hàng thì khách hàng thông qua smartphone mình báo cho biết là siêu thị phải làm hóa đơn và thủ tục thanh toán, và khi ra cửa siêu thị, phần mềm của siêu thị sẽ kiểm tra tự động khách hàng đã thanh toán chưa. Nếu chưa thì cữa tự động đóng không cho khách hàng ra. Như vậy, bạn thấy là CM 4.0 trong siêu thị sẽ loại bỏ bảo vệ (hoặc giảm nhân viên bảo vệ), nhân viên quầy vé, nhân viên kiểm tra kệ hàng, nhân viên tiếp tế kệ hàng, v.v.. TD này đã dược Amazon thực hiện qua Amazon Locker, hoặc sắp tới Amazon Go, một chuỗi 2.000 siêu thị không nhân viên. Nói tóm lại CM 4.0 sẽ lần lượt thay thế con người tiếp xúc với đối tượng thụ hưởng: giảm tiếp xúc y tá với bệnh nhân, giảm thầy giáo với học sinh, giảm quản giáo với tù nhân, (không biết có app nào giảm chồng sex với vợ không???) v..v... Những thủ tục nào tới giờ này làm bằng vi tính nhưng vẫn còn con người điều hành thì ra sức dẹp bỏ con người điều hành để giảm chi phí mà còn giảm quan liêu tham nhũng. TD: ở phòng địa chính nếu các số liệu liên quan đến sổ đỏ của bạn đã ghi đầy đủ trên đám mây, thì CM 4.0 sẽ tạo ra một phần mềm tương tư như ATM cho phép bạn bán nhà bán đất cho ai đó, cắt thữa, thừa kế, tất cả hoàn toàn không có nhân viên địa chính. Nhưng phía sau số liệu địa chính, CM 4.0 sẽ biết rõ ai trong chính quyền có nhà ở đâu, trị giá bao nhiêu, mua vào thời điểm nào, trả băng tiền hay nhận biếu của ai, nhà có cho con 3-4 tuổi đứng tên hay không, như vây khỏi bắt các nhà lãnh đạo kê khai, v.v..

Bây giờ, bạn thử tưởng tượng như thế này: ông già Thiện ngày Y đi mua một cái quần slip tại siêu thị Amazon. Máy tính của Amazon ghi đầy đủ chi tiết về ông Thiện, cũng như hàng slip đã mua ngày Y. Theo hồ sơ sản xuất thì sau 2 năm cái quần ấy sẽ mòn nếu không bị mất cắp. Như vậy máy tính của Amazon sẽ đúng 2 năm sau sẽ gởi email cho ông Thện bảo ông là cái quần slip màu gì đó mua ngày Y nay đã hai năm nên bỏ cho rồi mua cái khác. Đó, CM 4.0 là như thế. 

Để kết luận OGT phát biểu lại: ai ở VN mà bảo VN phải làm CM 4.0 để theo kịp thế giới là "đồ điên". Nói mà không hiểu mình nói gì.

Thôi xin chào.

Dương Quang Thiên 8/12/2016
*************
(4) 9/12/2016: Sáng qua trưa

SUY NGHĨ LTLT: MUỐN LÀM GIÀU HẢ.?

OGT: OGT nhận xét, nếu muốn làm giàu nhanh thì chỉ cỏ 3 cách.

DAG: 3 cách gì thế Ôn.

OGT: (1) cách thứ nhất là chơi chứng khoán, như tay Waren Buffet bên Mỹ. Mà theo Ôn, chơi chứng khoán giàu cũng nhanh mà sạt nghiệp cũng nhanh. 
Trong nhóm SAMIS của ôn, có anh Ơn rất giỏi toán. Ngày đầu VN có chứng khoán, anh Ơn hăm hở lắm, anh ta cũng gia nhập vào đội quân ngồi chờ chơi chứng khoán như ta thường thấy trên TV. Ôn khuyên anh ta không nên chơi, nhưng anh ta bảo là sẽ sử dụng các thuật toán mà anh ta rất rành, thì thế nào cũng thắng to. Bẵng đi một thời gian khá lâu, gặp lại anh Ơn, hỏi anh ta chơi chứng khoán thế nào, thì anh ta bảo : thua nặng. Anh ta chơi chứng khoán tại Canada, thông qua cô con gái. Anh mất toi 28.000 đô, là gần 600 triệu.

(2) cách thứ hai: là làm BDS. Giống như ông TT tương lai của Mỹ: ông Donald Trump. Cách làm giàu này được xem như là loại đầu cơ tỉch trữ. Bên châu Âu, phần lớn là dân Thiên Chúa Giáo, họ xem giàu bằng BDS là giàu bất chính, giàu đầu cơ, nên luật lệ bên châu Âu hạn chế đầu cơ BDS. Nên khủng hoảng BDS chỉ xảy ra ở Mỹ năm 1928, và 2007. Còn ở châu Âu không có. Còn ở VN thì từ 1989 đến nay giá đất tăng vô tội vạ lên đến 50-100 lần. 
Năm 1989, Ôn có giúp một cặp KS nông nghiệp, khởi nghiệp bằng cấy mô phong lan chưa ai làm cả. Ông cho mua 4700 m2 đất ở quận 2, lúc ấy là nơi khĩ ho cò gáy. Cho đổ đất, làm hàng rào, kéo nước, v.v.. giá thành 40k/m2. Bây giờ là 40 triệu/m2 tăng gấp 100 lần. Kinh. Không làm gì cả, nằm chờ sung rụng là tiền vô ào ào. Những tay tỹ phú VN như Phạm Nhật Vượng, bầu Đức HAGL, hay Trinh Văn Quyết, FLC toàn làm giàu trên BDS. Có thể nói là làm giàu bất chính. Thế mà lại xãy ra trên cái nước theo CS, chống bóc lột. Hay phãi không bà con?

DAG: còn cách thứ 3?

OGT: nóng ruột hả? Cách thứ 3 là cách cổ điển: làm giàu từ sản xuất ra của cải vật chất, tạo hạnh phúc cho nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người dân. Nếu hạn chế tỹ lệ lãi trên một đơn vị sản phẫm thì ta làm giàu chậm hơn và bền vững hơn. Do đó, muốn làm giàu bằng cách làm ra sản phẩm thì ta phải chọn cái ngành sản xuất hằng loạt, và có khối lượng tiêu thụ rất lớn. Ngành nào mà tiêu thụ cò con thì không nên a vào. Đó là bí quyết mà các sách dạy làm giàu không chỉ cho bạn.

DAG: nói như Ôn, nghe đơn giản thế. Chắc không ai tin đâu.

OGT: ôn đâu có đăng đàn dạy ai đâu. Ôn bàn chuyện buỗi Sáng trà dư tữu... ai muốn đọc thì cứ vào mà đọc...

DAG: dạ con đọc rồi đó, nhưng xem ra chưa sáng lắm, nghe quá đơn giản.

OGT: ôn đâu có mong mầy làm giàu đâu, nên khỏi lo, thôi được rồi. Ciao.

************

10/12/2016 :  Chiều tối

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG: KHỞI NGHIẾP THẾ  NÀO, HẢ BÀ CON?

OGT: cu DAG ơi

DAG: dạ con đây. Ôn dậy sao sớm vậy?

OGT: có ngũ nướng thì cũng vậy thôi.

DAG  Sáng nay ôn có chuyện chi bàn với bàn dân thiên hạ không?

OGT: không biết sao mà lối này ngươi ta vào cám ơn về những bài viết của ông. Nhất là mấy cậu trẽ. Tức cười thiệt.

DAG: thế là ông nổi tiếng rồi đấy. Ông định làm thương hiệu không? Con có quen mấy tay tư vấn thương hiệu đó ôn.

OGT: giống như : Hà Nội bê bối quá trời mà ông Chủ Tịch tỉnh định nhờ truyền hình CNN, Mỹ, tạo thương hiệu, với chi phí 65 tỹ, nghĩa là 2 triệu đô.

DAG: đúng là vô duyên, chi tiền vô lối.

OGT: thôi dẹp chuyện đó đi. Hôm này ông muốn nói thêm chuyện khởi nghiệp.

DAG: lại chuyện khởi nghiệp. Ôn chưa ớn tới càng cổ hả.

OGT: Ôn có khởi nghiệp đâu mà ớn với không ớn. Thôi, con cho phép Ôn vào đề rồi sau đó có muốn xĩa xói chi thì tha hồ xĩa xói. Nó như vậy: Như Ôn đã viết trong những bài trước đây là muốn khởi nghiệp phải hội tụ 3 yếu tố then chốt: (1) có ý tưởng độc đáo khác thiên hạ; (2) phải có vốn ban đầu thanh toán việc nghiên cứu và thiết kế; (3) môi trường hoạt động thích hợp.

DAG: dạ, cái này thì ôn đã nói qua, nhưng không biết người đọc có thấm hay không và những điều ôn nói có đến tai mấy ông lớn hay không?

OGT: chuyện này Ôn không quan tâm. Bây giớ Ôn nói tới môi trường.

DAG: dạ, môi trường. Con dòi, nếu không có môi trường hôi thúi của nước măm thì nó không sống được phải không Ôn?
OGT: ừ, mà mầy cái chi cũng giỡn được, Ta đang nói chuyện khởi nghiệp nghiêm túc đàng hoàng, mà mầy lại đem chuyện dòi vào đây. Chán mầy quá.

DAG: dạ, con thiệt đáng chán.

OGT: Môi trường cho các vụ khởi nghiệp hôm nay, là môi trường CM 4.0. Ôn đã giải thích thế nào là CM 4.0 trên FB của Ôn rồi.

DAG: dạ, con có đọc rồi. CM 4.0 là CM CNTT nghĩa là khai thác tiếp những dữ liệu mà CM 3.0 cho ra được gọi là Big Data. Và theo Ôn đã nói là : nếu không có Big Data của CM 3.0 thì đừng hòng làm CM 4.0, đúng không Ôn.

OGT: đúng thế. Và Ôn cũng đã bảo là ai bảo là VN  phải làm CM 4.0 khi chưa xong CM 3.0 nghĩa là chưa có Big Data, thì đúng là thằng điên, nói mà không hiểu gì mình nói...

DAG: ôn có nặng lời với người ta không?

OGT: không có chi nặng lời. Nếu ai điên nói thế, và nếu người này ở vị trí lãnh đạo, và cấp dưới nhắm mắt thi hành, và sau một thời gian không làm được thì mọi chi phí ai chịu, hay người đó tuyên bố là "tôi chịu trách nhiệm vì..." là xong hả?

DAG: dạ, ôn nói cũng đúng. Nhưng gọi người ta "điên" là quá nặng.

OGT: thôi ta qua chuyện khác. Như Ôn đã bảo là muốn khởi nghiệp là phải có những ý tưởng độc đáo, trước đây chưa có ai nghỉ tới. Mỡ một tiệm phở hay một quán cà phê là không phải khởi nghiệp. Người ta để ý, khởi nghiệp chỉ có thể phát động khi dữ liệu Big Data đã có sẵn. Thường phạm trù của khởi nghiệp là những lĩnh vực đã được tin học hóa, nghĩa là làm xong CM 3.0, và đặc điểm của khởi nghiệm là HTTT mà họ muốn hoạt động là rất nhỏ: gồm vài file và gồm 1-2 chương trình con gọi là app (tắt của application). Mỗi app tương đương với một IoT. Báo Business Insider cho biết trong tương lai sẽ có vào khoảng  2-3 tỹ IoT, như vậy sẽ có 2-3 tỷ app, và sẽ có bao nhiêu công ty khởi nghiệp.

DAG: nhiều thế hả ông? Như vậy dân IT VN tha hồ di cư qua Mỹ kiếm việc làm.

OGT: dân Hồi giáo có  câu nói:: "nếu ta không lên núi được để gặp tiên tri Mohamed, thì tiên tri Mohamed sẽ hạ sơn đến gặp ta". Vì Mỹ và châu Âu đã làm xong CM 3.0, nên bây giờ họ khai thác Big Data, sữ dụng những IoT.

DAG: mà với 2-3 tỹ IoT thì họ lấy đâu người IT làm việc cho họ.

OGT: do đó đang có trào lưu tiên tri Silicon Valley Mỹ, Nhật, Hàn quốc đến VN, Ấn Độ, Ukraina để tìm dân IT làm IoT cho họ, sữ dụng Big Data CM 3.0 của họ.

DAG: Hay!  "nếu ta không lên núi được để gặp tiên tri Mohamed, thì tiên tri Mohamed sẽ hạ sơn đến gặp ta". Như vậy dân IT lên hương.

OGT: Khoan ăn mừng con ơi. Đừng bắt chước dân hâm mộ bóng đá VN, lần nào cũng mừng hụt cúp Suzuki AFF
.
DAG: Ôn làm con cụt hứng

OGT: Ôn nói lại là CM 4.0 dựa trên Big Data của CM 3.0. Dùng dữ liệu của Big Data, dưới dạng những file chuyên biệt, và sữ dụng kết nối thông tin của các file để thực hiện ý tưởng của mình. Lấy một thí dụ: chắc nghe nói taxi Uber. Đây là một phần mềm tin học cho phép tạo một hệ thống taxi ảo. Ta có file những người cần đi taxi, file những người có xe muốn cho thuê giờ chỡ khách, file các tài khoản người cho thuê xe và người cần đi taxi. Như vậy, với chỉ 3-4 file và hệ  thống mạng và smartphone, ta có thể viết chương trình làm thế nào cho ra một hệ thống cho thuê xe taxi ảo về mặt tiền bạc hoạt động theo kiểu máy ATM, nhưng người vá xe là thật. Bạn có thể thấy tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho người tham dự hệ thống.

DAG: như theo ông nói, thì con cũng có thể tạo một sở địa chính không cần nhân viên địa chính, chính xác vè nhanh gọn và khọng tham nhũng.

OGT: thì là đúng như vậy. Mầy có thể làm một hệ thống chống tham nhũng ảo qua những thông tin (dưới dạng file) của toàn bộ hồ sô nhân dân, của tất cả các sở ban ngành, Ở mỗi nơi đụng đến tiền bạc, mấy gắn trên máy tính nghiệp vụ một IoT theo dõi các nghiệp vụ có đính đến tiền, thì máy tính sẽ tự động ghi nhận, rồi phân tích rồi đưa ra ý kiến đối tượng nào đó có tham nhũng hay không.

DAG: Ôn làm như dễ làm vậy.

OGT: dễ hay không là tùy ở mấy. Mầy thấy không: Ấn Độ vừa đổi tiền những mệnh giá trên 500 rupi, tượng trưng cho 86% tiền lự động trên thị trường. 1,300 triệu dân: phải đổi tiền, phải mở tài khoản ở ngân hàng, phải mua smartphone. Các bà ngoài chợ bây giờ giao dịch qua smartphone với khách hàng và với nhà cung cấp hàng hóa. Bây giờ người Ấn chỉ dùng tiền lẽ đê trả tiền xe xích lô, tiền đánh giày hoặc cho ăn mày. Qua việc đổi tiền, Ấn Độ loại bỏ phần lớn tham nhũng.

DAG: Ôn nói như dễ ợt. Con không tin.

OGT: Ừ, không tin cũng không sao. Ôn đâu có mất mát chi. Ấn Độ đổi tiẻn được và bắt buộc người dân mở tài khoản và thu nhập chi tiêu đều thông qua smartphone, là một bước tiến quan trọng. Cái quan trọng là mọi giao dịch bằng tiền bây giờ được gán thêm một ý nghĩa của giao dịch. Thí du, một số tiền X của công ty Z trả cho ông A. Thì chương trình phải phân biệt số tiền X là tiền lương. Do đó, máy tính (ở đây là smartphone) được xem là thông minh có thể hiểu ý nghĩa của giao dịch. Từ đó máy có thề phân loại giao dịch nào là bình thường, và giao dịch nào bất bình thường. Nhờ môn trí tuệ nhân tạo (artificial Intelligence) mà chương trình có thể phân loại giao dịch.

DAG: dạ, bây giờ con hiễu ra rồi. Một cô osin mà ngày nào đó nhận được một số tiền to kinh khủng so với lương bình thường, mà lại từ tài khoãn ông chủ, thì đúng là có chi bất bình thường, phải không Ôn?. Và nếu máy tính thông minh chuyển thông tin này cho bà chủ thì sao ta?

OGT: mày đi mà hỏi ông chủ và bà chủ xem họ nói sao. Chắc là họ đồng thanh đập nát cái máy tính, vì biết đâu ông chồng cũng đã gài một cái IoT trong túi xách bà vợ để theo dõi bả vợ có ngoại tình hay không?

DAG: dạ có lẽ như thế.

OGT: như vậy để tóm lược: muốn làm CM 4.0 thì phải có dữ liệu Big Data của CM 3.0. Không có Big Data của CM 3.0 thì không làm được CM 4.0. Hiểu chưa.

DAG: dạ hiểu rồi Ôn.

OGT : nhưng có một biệt lệ: nếu một lĩnh vực nào đã được tin học hóa hoàn toàn rồi, nghĩa là có sẵn Big Data cho lĩnh vực này, thì ta có thể tiến hành CM 4.0 đi trước đối với lĩnh vực này. TD: công việc của địa chính.

DAG: chắc người ta không chịu đâu. Chỗ làm ăn ngon lành thì dại gì CM 4.0 với CM 5.0.

OGT: Bây giờ ông đến phần chót. Theo báo Business Insider, Mỹ, thì tiền đầu tư cho một khởi nghiệp dao động từ US$2.000 đến US$20.000. Nếu so với các xí nghiệp truyền thống, không nhiều lắm. Vì họ cần đầu tư vào 1-2 cái máy tính, và chuyện thuê phòng làm việc.  Thông thường, một startup chỉ bắt đầu khi ý tưởng độc đáo của họ đã làm xong 60-70% một mình hoặc với người bạn. Vào thời điểm này họ chỉ có thể uống nước để mà làm việc, nên chã có tốn kém chi. Nhưng khi thấy ý tưởng mình có thể khả thi, lúc này họ mới bắt đầu nghĩ đến startup.Cho nên tiền đầu tư chỉ là chi phí cho giai đoạn chót của sự ra đời của sản phẩm.

DAG: như vậy, tới đây Ôn kết luận thế nào?

OGT: những gì ông trình bày ở trên là những gì ôn đọc được trên các báo ngoại quốc: (1) phần lớn startup nằm trong lĩnh vực máy tính, nên dân IT là dân khởi động startup; (2) chi phí đầu tư ban đầu không cao, nên chỉ những công ty đầu tư rũi ro mạo hiễm mới đầu tư. Tỹ lệ thất bại khá cao, nên các ngân hàng truyền thống không thích đầu tư; (3) startup chỉ có thể bắt đầu khi xã hội đã qua CM 3.0. Bằng lòng chưa?

DAG: ôn hỏi mấy người BFB, chứ con thì cần chi hỏi ý kiến ôn. Tuy nhiên cũng cám ơn ôn, bỏ công tán dóc với tụi con. Con chào Òn.

OGT: thôi chào cu DAG.

Dương Quang Thiện 10/12/2016
*************
(2) 11/12/2016: Sáng...
Đọc báo thấy: Để chuẫn bị "chơi Giáng Sinh", một công
ty cho nhập cây thông tươi từ Mỹ để cho dân nhà giàu VN vui Giáng Sinh. Có người sẽ tiếc số ngoại tệ phung
phí bèn lên tiếng chữi đổng: "tổ cha bọn CS tham tiền, bây giờ cho nhập thông ngoại bán cho bọn nhà giàu kiếm tiền. Cái bọn chơi GIáng Sinh này đâu phải là công giáo chân chính, mà phần lớn dân ngoại đạo, trưỡng giả học làm sang". Bà đầm Thuỵ Sĩ của Ôn nếu còn sống bà sẽ bảo : "chơi thông ngoại như thế là chữi cha dân nghèo". Hồi thời bà còn sống, bà từ chối ăn nho nhập khẩu, mà ăn nho Ninh Thuân. Bà nói trái cây VN rất phong phú, ngon hơn trái cây Âu châu nhiều. Bà không hiều sao lại nhập nho, táo, cerise ngoại vào..

************
(3) 11/12/2016 : Trưa
Trưa nay, O Gái cho Ôn ăn bánh canh cua, làm lấy ở nhà. Cua người ta ráy lấy ở Nha Trang đem vào Saigon bán. Bột bánh canh, O Gái tự nhồi lấy theo công thức của Ôn: 50% gạo, 50% bột sắn. Ở ngoài chợ 100% bột gạo không ngon; O Gái mua thị bò + thịt heo xay nhỏ, trộn với chã cá, trộn với tiêu và hột nén (do một ông BFB Quảng Trị đem vào cho), trộn tất cả rồi vắt từng vắt nhỏ bỏ vào nồi bánh khi đang còn sôi. Thế là một tô canh cua hấp dẫn ngơn hơn ở cà phê Du Miền, Hồ Biểu Chánh.
Xem TV sáng nay: bàn về NATO. NATO đang lo lắng cho số phận của mình trong viễn ảnh ông Trump lên ngai vàng ở Mỹ. Trong khi tranh cữ, thì ông Trump bảo là sẽ giảm đi vai trò sen đầm quốc tế của Mỹ, nghĩa là sẽ không chi tiền nuôi NATO, mà lý do tồn tại của NATO là : Nga sắp tấn công EU. Do đó, theo lời Trump thì trong tương lai, EU sẽ chi tiền cho NATO sống, nhưng các nước EU xem ra không mặn mà, họ bảo rằng sẽ dồn quân đội của mỗi nước vào một giỏ, rồi gom chi phí quốc phòng cũng vào chung thay thế NATO. Trong khi ấy Putin vừa rồi tuyên bố công khai là Nga không có ý đồ tấn công nước nào cả ở EU. Trong mấy tháng qua Nga tập trận này nọ là vì NATO áp sát Nga, nên Nga phải lên gân cốt cho vui mà thôi. Trong khi ấy Thổ Nhĩ Kỷ, thành viên của NATO ở sườn phía nam EU lại đi chơi với Nga, mà NATO không làm gì được. Kết luận: có vài người mất ngủ...
*************
(4) 11/12/2016 : Trưa không ngủ
Đọc báo Pháp biết: quân đội Syrie + Nga đã chiếm xong 95% thành phố Aleppo. Coi như là Nga đã hoàn thành việc giúp Assad lấy lại toàn bộ lãnh thỗ Syrie bị quân nỗi dậy FSA do Mỹ yểm trợ và IS chiếm gần 3/4 lãnh thổ vào cuối 2015. Mỹ đã cảnh cáo Nga là coi chừng sa lầy ở Syrie. Nhưng bây giờ xem ra Obama mất trắng, nên để gỡ gạc sai ngoại trưởng Kerry tuyên bố với LHQ là Syrie + Nga vi phạm tội ác chiến tranh trong mặt trận Aleppo. Cũng như trong vụ bà Hillary đo ván ở cuộc bầu cữ TT vừa qua, để gở gạc, Obama ra lệnh điều tra việc Nga xen vào cuộc bầu cữ ở Mỹ giúp Donald Trump đánh bại Hillary Clinton. Vui phải không bà con.

*************
(5) 11/12/2016: Chiều tối chuẫn bị lên giường.
Đọc báo biết: Nga vừa tuyên bố: nhờ ơn cấm vận của Mỹ đối với Nga, năm nay 2016, Nga có bội thu lúa mạch. Sau khi thu hoạch xong thì dư 30 triệu tấn nên cho xuất khẩu qua EU. Lúa mạch của Nga không có biến đổi gen như của Mỹ, nên bán được giá. Nga tính ra xuất khẩu nông nghiệp của Nga vượt quá doanh thu bán vũ khí. Và giá dầu cũng sắp lên.
Tóm lại, Nga sắp thoát khỏi suy thoái kinh tế do cấm vận của Mỹ. Như OGT thường bảo Putin là con lật đật. Obama tưởng là Putin sẽ bị knock out do cấm vận của Mỹ, nhưng anh chàng judo Putin đã ngóc đầu lên làm Obama bàng hoàng.
Thôi đành chuẫn bị lo về nhà đuỗi gà cho Michele.
OGT xin chúc bà con một đêm an lành. Những ai nhậu thì nên nhanh nhanh về với vợ con.
*************
(2) 12/12/2016: Sáng qua Trưa
Trong sản xuất thực phẩm người ta thường có một qui trình biến đối tượng này thành một hoặc 2 hoặc nhiều đối tượng khác nhau: TD : người ta biến cá cơm hoặc cá nục thành nước mắm.
Hình như lối này nghe nói đến nhiều khái niệm bắt đầu từ "chuyển biến" mà đi: TD : chuyển giá, tự chuyển hoá, tự diễn biến, tự...
Sao thế? Chắc là nếu cá có thể biến thành nước mắm, thì CS cũng có thể biến thành TB. Theo OGT từ "tự" không bao giờ là tự nguyện cả, mà là ai đó muốn biến mình từ CS qua TB một cách êm thắm không tốn tiền, không tranh chấp, không bạo lực. Người đó đã thử trên 30 năm không thành, bây giờ thữ cách khác, kiểu "lấy mỡ nó ráng nó".
*************
(3) 12/12/2016: Chiều rồi
Đọc báo Việt biết được: năm 2016 số xe hơi nhập khẩu vào khoảng 300.000 chiếc, tăng 26% so với 2015. Nhớ lại, sau 1975, miền Nam để lại 200.000 chiếc xe hơi cà tàng (kể cả xe jeep) và 300.000 chiếc Honda. Coi như là chiến lợi phẩm của miền Băc. Bây giờ chỉ trong 1 năm sắm mới 300.000 trị giá vào khoảng 3 tỹ đô. Thế mà có cha trí thức dõm nào đó vừa than van (và vừa chữi thầm NN CS) là VN cực kỳ nghèo so với các nước Asean. Bạn thấy có buồn cười không? Chắc phải bắt thằng cha trí thức dõm này lái 100 chiếc xe/ngày trong một năm để cho nó thấm thía VN nghèo VN thế nào...

*************
(4) 12/12/2016: Chiều sắp qua tối
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG:
GIÀU VỚI NGHÈO QUA GDP
Để Ôn kể cho nghe chuyện giàu nghèo. Hình như người Việt ta bị ám ảnh bởi tiền bạc, rồi đem so sánh chuyện giàu nghèo, để rồi chữi nhau một cách vô duyên.
Cách đây 55 năm ông ra trường ở Pháp, rồi qua Thụy Sĩ (TS) cưới một cô giáo làng tiểu học. Ở Thụy Sĩ được 3 năm trước khi vào tập đoàn máy tính IBM. Khi ở TS thì hay nói chuyện kinh tế và chính trị với bà đầm. Mặc dầu là giáo viên nhưng kiến thức về kinh tế chính trị của bà giỏi hơn ông nhiều. Thường hay bàn chuyện giàu nghéo của TS so với VN và với các nước khác. Và người ta, thường đem GDP ra so sánh. 55 năm sau cũng như thế, người ta dùng thước đo GDP để đánh giá nước giàu, nước nghèo. Mỗi lần nói chuyện như thế bà đầm hay cười, và cuối cùng bà bảo dùng GDP so sánh giàu nghèo là sai. Một cô giáo làng mà dám bác bỏ luận điểm của các kinh tế gia, xem ra cả gan thiệt. Bỏ đi cái tự ái của tay trí thức (tự cho mình là trí thức mà...) Ôn đề nghị bà giãi thích xem. Bà giải thích như vầy: (1) người ta định nghĩa GDP dựa trên 2 con số: A là tổng thu nhập hằng năm do sản xuất hoặc dịch vụ mà ra; và B là tổng số dân, rồi lấy A chia cho B là ra GDP, nghĩa là GDP=A/B. Như vậy, khái niệm này thì ai cũng biết. (2) nhưng cái mà người ta không biết (hay không muốn cho biết) là trong con hai số A và B người ta cho vào những tập đoàn giàu có, các đại gia như Bill Gates. (3) Chính việc đưa số liệu các tập đoàn và đại gia giàu có làm cho con số GDP của người dân bình thường cao hơn thực tế. (4) cuối cùng bà đầm nói Thụy Sĩ là nước giàu nhất châu Âu, chính là nước có nhiều nhất tập đoàn giàu có, cũng như các ngân hàng, các hãng bảo hiểm, các hãng dược phẩm, thực phẫm, v.v.. Ở châu Âu là Thụy Sĩ, Luxembourg còn ở chây Mỹ là Mỹ và Canada. Ở châu Á là Nhật và Singapore. Bạn thử kiễm kê xem bao nhiêu tập đoàn giàu có là ngân hàng, bão hiểm, ở Singapore, ở VN, Thái Lan, Phi luật tân v.v.. thì bạn sẽ thấy GDP bị đẫy lên do số liệu của các tập đoàn và đại gia.
Chắc bạn biết câu chuyện tiếu lâm: một ông nhà giàu ăn một con gà, ông hàng xóm nghèo rớt mồng tơi không ăn con gà nào cả, nhưng khi tính ra "GDP gà" thì cho ra 1/2 con gà. Đó là câu chuyện giàu nghèo ông muốn nói.
Để kết luận, theo Ôn, VN hiện chi có 2-3 tỹ phú đô la gì đó, và vào khoản một triệu triệu phú đô la (từ 1 triệu đô đến 999 triệu đô) thì GDP $2,400 là hợp lý vì các đại gia và ngân hàng bảo hiểm không có bao nhiêu.
Thôi chào bà con, Ôn lên giường đây
Dương Quang Thiện 12/12/2016
*************
2) 13/12/2016 : Sáng sáng
Đọc báo Pháp biết: Thành phố Aleppo, Syrie, hoàn toàn được giải phóng. Mỹ không buồn chúc mừng gì hết, mà còn đệ trình lên LHQ tố cáo Nga và Syrie vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh. Lẽ dĩ nhiên nghị quyết này chỉ là gỡ gạc của Mỹ.
Trong khi đó, hạ viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy "ôn hòa" Syrie (PSA) nói là để chông IS, đồng thời gởi 300 lính đặc nhiệm giúp phe nổi dậy. Gởi lính đặc nhiệm vào Syrie mà không xin phép TT Assad thì Mỹ gọi là gì, và quốc tế gọi là gì? Không ai trả lời đâu. Mỹ (Obama) và EU vẫn ngoan cố tiếp tục gây rối loạn để lật đổ cho được Syrie. Do đó, chớ vội mừng sau chiến thắng Aleppo.
Thôi, hãy đợi đấy.
*************
(4) 13/12/2016 : Chiều qua tối
Sáng nay có cô nhà báo TT, qua cho một cuốn sách "Nhân văn và Kinh tế" của GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm.
Từ trước đến giờ cái dân Việt hay tếu táo: cái dòng họ mệ Tôn Thất hay đem chọc cười, thì dụ Tôn Thất Nghiệp gán cho Bộ Lao Động, Tôn Thất Trinh gán cho Bộ Y tế, Tôn Thất Học gán cho bộ Giáo dục...
Bây giờ ông GS tên là Tôn Thất Nguyễn Thiêm là thiên hạ hết tếu, Họ cha là Tôn Thất, họ mẹ là Nguyển theo kiểu đặt tên mới là dân Việt hết tếu vớ họ Tôn Thất. Vui phải không bà con.
Số là người ta đang làm cách mạng công nghiệp 4.0 báo động kết thúc thời kỳ TB. Mấy ông ghét TB thích CS cho là "TB đang giãy chết", đang chuẫn bị ăn mừng. Ôn thì không cãm tính như thế.
OGT thì suy nghĩ như vầy: nếu CM 4..0 thành công và kết thúc trong vòng 10 năm tới thì coi như TB đã vét tiền hết của nhân loại, và TB biến khỏi trái đất khỏi cần chết giãy nãy, 50% dân lao động không tay nghề cao cấp sẽ bị thất nghiệp, và 60% các ngành nghề cấp thấp sẽ biến khỏi trái đất.Forum kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vừa cảnh báo. Và cái tệ hại là bao nhiêu lãi được thu thập vào 1% dân số, những người giàu và số tiền dự tính 50.000-60.000 tỹ đô sẽ đem giữ tại các thiên đàng né tránh thuế, không tái đầu tư sinh của cải cho phần còn lại 99% của thế giới.
Do đó, người ta đang định lại khái niệm kinh tế TB. Và có thể kinh tế CS sẽ lại được đào xới lại để cho ra một triết lý kinh tế mang tính nhân văn hơn. Ôn chưa đọc cuốn sách, nhưng ôn thử đoán mò...
*************
(1) 14/12/2016 : Sáng
Chào bà con BFB sáng thứ tư
Đọc báo biết: chính phủ Syrie vừa thông báo là hoàn toàn giải phóng Aleppo. Thế là cuộc chiến ũy thác (proxy war) mà Obama tiến hành chông Syrie hoàn toàn thất bại. Mỹ và EU đang cay cú khi phải công nhận là TT Putin đã thắng thế.
Tuy nhiên, khoan vội mừng. Nghị viện Mỹ vừa cho phép Mỹ cung cấp súng đạn cho nhóm nỗi dậy ôn hòa FSA ở Syrie nói là để chống nhóm khủng bố IS nhưng thực tế là tiếp tục quấy nhiểu chính phủ Syrie để tạo một quốc gia trong lòng Syrie. Ngoài ra, Mỹ vừa gởi 200 lính đặc nhiệm Mỹ vào Syrie không xin phép chính phủ Assad nói là để chống IS. Bây giờ Syrie đã thu hồi toàn bộ lảnh thổ của mình thì chuyện chống IS là do chính phủ Syrie lo lấy, sao Mỹ lai lo chuyện này. Vô lý phải không bạn
*************
(1) 15/12/2016: Sáng
Xin chào bà con BFB. Một ngày, một ngày, lại một ngày.
Chỉ còn 10 ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh của đạo Thiên Chúa. Cái kỳ kỳ của dân Việt là một ngày lễ tôn giáo của người ta rồi bắt chước dân Mỹ đè ra ằn lễ...
Bà đầm tôi, người Thuỵ Sĩ công giáo, nói bên Thuỵ Sĩ ngày lễ Giáng Sinh là ngày đoàn tụ gia đình. Người ta đi lễ khuya rồi về nhà ăn cái chi nhẹ nhẹ rồi đi ngủ. Sáng hôm sau là chính thức ngày đòan tụ gia đình. Giống như mồng một Tết ở ta nhưng chĩ một ngày thôi. Bây giờ biến tướng, người ngoại đạo cũng bắt chước ăn Giáng Sinh kiểu xô bồ của người Mỹ.
*************
(3) 15/12/2016 : Chiều
Chắc bà con BFB đã đọc cái bài ở dưới : "FBI và các ...", không hiểu bà con có hiểu cái nực cười của câu chuyện hay không?
Nó như vầy: cái bọn Mỹ nó tổ chưa bầu cữ rầm rộ trong một thời gian dài để chứng tỏ cho thế giới thấy, bầu cử ở Mỹ rất tự do, dân chũ và minh bạch. Và rất ngây thơ trong trắng. Các tay độc tài CS Putin, Kim Joun Un, ...), quân phiệt (Thái Lan, Pakistan, ...) nên học hỏi bắt chước. Kể cả VN, các trẽ trâu VN đồng thanh hô hào như thế...
Một tuần trước ngày bầu cữ, ai ai cũng tin chắc là bà Hi sẽ thắng thế. 3 tháng trước người ta hỏi Ôn, ai sẽ thắng; bà Hi hay ông Trùm. Ông bảo ông Trùm, vì bề ngoài có vẽ du côn nhưng bên trong ông ta thật tình đối với dân nghèo. Do đó, ai cũng tin bà Hi thắng, đến nỗi tờ báo Times đã cho in sẵn 150.000 tờ báo, với đầy đủ hình hân hoan của bà Hi và bộ sậu tranh cữ. Nếu bà Hi thắng thì Times sẽ tung ra số báo kể trên. Trong thời gian ấy, việc nói ông Putin ra lệnh tấn công mạng để bênh ông Trùm không hề nhắc tới.
Một tuần trước ngày bầu cữ, thì anh cháng Assenge, chủ WikiLeaks, đang bị giam lỏng ở Anh trong tòa đại sứ Equateur, gởi cho FBI mấy trăm ngàn email "đen" của bà Hi, và Giám đốc FBI cho biết sẽ cho nghiên cứu trong những ngày tới, chỉ một tuần trước bầu cử.Thế là tình thế bị đão ngược: tỹ lệ trúng cữ của ông Trùm vượt lên bà Hi.
Và bạn đã biết kết quả nào rồi: bà Hi đành chấp nhận thua tức tưỡi. Báo Time đành thủ tiêu 149.994 tờ báo. Có 6 tờ không thu hồi được. Chũ nhân các tờ báo này sẽ đem bán đấu giá kiếm lãi vì sự hiếm có. Biết đâu bà Hi sẽ sai người đi mua cho bằng được...
Khi bị đánh bại như thế, lần 2, bà ta sanh ra cay cú, nên đã (1) yêu cầu kiểm phiếu lại; (2) xúi Obama yêu cầu điều tra việc Nga có xen vào bầu cữ giúp ông Trùm thắng thế. Bạn đã biết vụ kiểm phiếu không thành. Bây giờ là vụ CIA khẵng định là Putin ảnh hưởng lên bầu cữ của Mỹ.
Ban có thấy nực cười không? Từ sau thế chiến 2, không biết bao lần Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của quốc gia nào Mỹ không thích. Lần chót là ở Ukraina. Bây giờ, nếu Putin có xen vào nội bộ chính trị của Mỹ thí có chi là lạ mà la bài hải. Cái nực cười là ở chỗ đó. Bạn nên cười cho thỏa thích. Mỹ đang xen vào Brazil và Venezuela để lật đổ 2 nước cái gai trước mắt của Mỹ.
Thôi ngừng ở đây nhá.
DQT 15/12/2016
************
(3) 16/12/2016: Sáng.
Đọc báo Pháp biết: TT đắc cữ Mỹ D. Trump vừa thành lập một tổ chức tư vấn mang tên "Diễn đàn chiến lược" giúp tư vấn TT về những biện pháp kinh tế mà ông ta sẽ chọn ra sau này. Nhóm này gồm vào khoảng 20 người. Những công ty hàng đầu của Mỹ, phần lớn CNTT, như IBM, Microsoft, Tesla, Apple, ... đều được mời tham dự. Thí dụ: Elon Musk (Tesla) và Travis Kalanick (Uber) vừa mới được mời tham dự.
Cái nực cười, trong vụ bầu cữ vừa qua, các công ty hàng đầu của Mỹ ũng hộ bà Hillary, nhưng bây giờ Trump chọn tư vấn các công ty này. Đó là cái đặc biệt của Trump.

*************
(5) 16/12/2016 : Chiều qua tối
Cã ngày bị cúp điện, ngồi chơi với iPad đẽ ra một bài chưa đâu vào đâu, nhưng cũng cho bà con đọc chơi cho vui.
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG
BÀI CHƯA CÒ ĐẦU ĐỀ, CHỜ XONG SẼ CÓ ĐẦU ĐỀ...(PHẦN 1)
OGT: cu DAG dậy chưa?
DAG: dạ con chào Ôn buỗi sáng, con dậy lâu rồi, khi chuông nhà thờ Ba
Chuông đổ, đánh thức bổn đạo đi lễ sáng. Sáng nay, Ôn có chuyện chi kể
cho bà con thiên hạ nghe không?
OGT: chã có chuyện chi to tát để mà kễ. Hình như nguồn suối chuyện cũ
chuyện mới đã bị cạn kiệt.
DAG: dạ, chuyện chi cũng vậy: khai thác nhiều quá, sinh ra cạn kiệt
giống như trong đánh cá vậy. Thêm lại bây giờ, chi cũng đổ tội cho El
Nino, cho biến đổi khí hậu, vân vân và vân vân.
OGT: kể chuyện to không có thì mình kể chuyện nhỏ, không chuyện nhỏ
thì chuyện bé tí. Ôn thấy trên FB hình như người chơi đầu óc họ trống
rỗng thế nào, nên họ kể toàn những chuyện bé tí teo... Rồi cuối cùng
đi chia sẽ những bài báo ai đó viết, cho xôm tụ cái "tường" nhà mình,
kèm theo vài cái hình cho thấy họp bạn, bàn nhậu ê hề món ăn (vậy mà
cứ than nghèo, than đói, than không có tự do dân chủ).
DAG: sao mà sáng nay ôn nổi hứng chữi người ta thế?
OGT: ôn chữi gì đâu. Ôn nói chuyện đàng hoàng. Đây nhé: khi ông Các
Mác (Karl Marx) bảo TB là bóc lột thì ai cũng giãy nãy, nhưng cuối
cùng thì phãi đồng tình phía dân tình, còn phía TB bảo ừ thì cho là
đúng. Ta bóc lột đó. Nhưng làm gi ta đây.
DAG: vâng, tụi bây cần việc làm. Không làm thì đói, lấy tiền đâu mà mua gạo.
OGT: cuối cùng thì các cuộc biễu tình của giới lao động chống giới chủ
nhân cũng phãi đi đến những nhượng bộ mỗi bên một ít, vì nếu căng quá
thì chã có ai thắng, mà hai bên đều thua.
DAG: à bây giờ con mới hiểu: những nhượng bộ của phe TB là những tiện
nghi vật chất, những phúc lợi xã hội (y tế miễn phí, bảo hiễm xã hội,
giáo dục miễn phí..) mà dân các nước TB hiện có là do kết quả của
những biễu tình trong quá khứ.
OGT: đúng thế.
DAG: nhưng ở VN thì ta cũng có BHYT, có giáo dục phần nào miễn phí, có
quỹ hưu như bên TB mà khỏi biễu tình đối đầu với NN.
OGT: dân trẽ trâu VN thì cứ tưởng phe TB cấp miễn phí nhiều hơn phe CS
nên mới đòi thế... Nhưng thật ra, nhân dân lao động các nước TB phãi
tranh đấu gian khổ mới có được những cái ngày hôm nay. Nhưng có cái mà
trẽ trâu VN không biết...
DAG: chuyện gì thế Ôn?
OGT: chuyện là như thế này: sau mỗi lần TB nhượng bộ nhân dân lao
động, thì giới chũ nhân tìm cách nghiên cứu phát triển những công cụ
sãn xuất, những phương pháp quản lý làm thế nào : (1) thay thế con
người bởi robot; (2) tin học hoá việc quãn lý thông tin. Nghĩa là làm
thế nào thay thế công việc của người bởi những con người máy, bởi máy
tính, như vậy giãm đi những biểu tình đòi hỏi của nhân viên cổ xanh
cũng như cổ trắng, và tăng năng suất tăng lợi nhuận.
DAG: À ra là thế. Do đó, mình cứ tưởng bọn TB đem lại ấm no hạnh phúc
cho nhân dân là chúng muốn thế, để cho bọn CS thèm rõ dãi.
OGT: dân trẽ trâu VN hiểu lầm là ở chỗ ấy. Ngoài ra, bên CS cũng sai
lầm ở nhiều điểm mà người ta không chịu phân tích.
DAG: sai lầm gì thế Ôn. Bên CS họ cho là họ không bao giờ sai lầm mà.
OGT: ôn lấy một thí du: bên ta miền Bắc có cho ra đời hợp tác xã (HTX)
và nông trường, bắt chước ý tưởng kolkoze của LX. Miền Nam thời VNCH
không có những tổ chức ấy. Hồi ông du học ở Pháp, ông có tìm hiểu HTX
nông nghiệp ở Pháp và ở Hà Lan, và kitbutz của Israel. Xem ra HTX,
Nông trường, kolkoze hay kitbutz trong nông nghiệp chẵng qua là hình
thức sản xuất theo giây chuyền Taylor trong công nghiệp sản xuất xe
hơi, thực phẫm, dược phẫm v.v.. Bên TB người ta chú trọng năng xuất
của từng khâu sản xuất. Còn bên CS thì sữ dụng vô tội vạ số cán bộ
quản lý kế hoạch, cho nên cuối vụ thu hoạch thì cái dàn quản lý nó
chia ăn gần sạch trơn thành quả vụ mùa, nông dân HTX, nông trường
không còn chi ăn.
DAG: do đó nông dân không thiết tha với HTX và nông trường.
Dương Quang Thiện 16/12/2016

*************
(2) 17/12/2016: Sáng.
Nè bà con, Nhật vừa vượt qua TQ trong việc mua công khố phiếu của Mỹ. Nhật có 1.132 tỹ đô, còn TQ có 1.116 tỹ đô.
Hình như lối này công khố phiếu Mỹ không còn hấp dẫn, vì người ta lo ngại Mỹ sẽ bị vỡ nợ trong tương lai nên lần lần bán công khố phiếu Mỹ lấy tiền tươi mua vàng dự trữ như Nga, TQ, và Ấn Độ đã làm trong năm nay. Do việc TQ bán công khố phiếu mua vàng dự trữ nên Nhật vượt lên TQ về công khố phiếu Mỹ. Nga hiện giờ buôn bán với ngoại quốc không qua đô la Mỹ để giảm chi phí.

*************
(1) 18/12/2016: Sáng Chúa nhật
Chào bà con BFB.
AMAZON ĐANG CHUẪN BỊ PHÁ ĐÁM MỘT NGẢNH DOANH THU $800 TỸ.
Bạn có biết không:
Ngành chuyên chở hàng hoá từ nhà máy sản xuất, từ cảng biển, từ xe lữa, hàng không, về kho bãi, mà ta gọi là logistic (hậu cần) ở Mỹ có một doanh thu 800 tỹ đô. Nếu bạn so với GDP cả năm của VN vào khoảng 170 tỹ đô, thì bạn thấy chỉ ngành logistic của Mỹ là 800 tỹ đô, thật là khủng.
Người ta tính ra tiền cò (commission) của ngành này là 15%, nghĩa là 120 tỹ đô. Bây giờ, anh chàng Amazon chuẫn bị "phá bĩnh" (disrupt) ngành logistic này. Amazon bí mật xây dựng một ứng dụng được gọi là "Uber for truckers". Theo ứng dụng này, các tài xế lái xe tải, đầu kéo sẽ liên lạc trực tiếp theo thời gian thực
với các hãng tàu giống như bên taxi Uber giữa người lái xe và khách đi xe. Như vậy sẽ cắt bỏ những tay trung gian ăn tiền cò lên đến 15%. Ứng dụng đi sâu vào ngành logistic, như khuyên tài xế nên ngưng nghĩ ở đâu ăn cơm và nghĩ dưỡng sức...nhất là giảm đi giá thành chuyên chở.
Amazon tính chuyện đem ứng dụng này phủ lên toàn cầu. Hãng đang thưong lượng mua các hãi cãng, các đội tàu vận tãi biễn, xe lữa, hàng không, kho bãi để tạo một hệ thống hoàn chinh logistic thế giới. Người ta gọi Amazon là tay phá đám (disruptor).
Bây giờ, đọc xong đoạn tin ngắn trên, bạn có suy nghĩ chi không, bạn có mơ tưởng cái chi không, để tạo một startup mà NN đang khuyến khích.
Bạn thấy là ứng dụng "Uber for trucker" là một ứng dụng thuộc thế hệ CM 4.0. Thiết bị liên lạc giữa tay lái xe và hãng tàu là một smartphone, một loại IoT. Chỉ chừng nớ thôi. Trong ứng dụng, điều cốt tữ là cắt đi thằng trung gian ăn tiền cò 15%. Không có chi là rắc rối như trong một HT quản trị xí nghiệp ERP.
OGT có thể gợi ý là các bạn IT đọc FB của ông có thể áp dụng cho việc hình thành một HTX Nông Nghiệp Cánh Đồng Lớn kiểu SCM (Supply ChainManagement) chỉ dùng smartphone và laptop để tạo một ban quản lý ảo (CEO ảo).
Bạn bắt đầu khởi nghiệp đi.
Trong Duong Quang Thien blog, năm 2014, OGT có 3 bài viết SCM liên quan đến HTX nông nghiệp với đầy đủ chi tiết. Bạn có thể đọc tham khảo.
*************
(2) 18/12/2016 : Sáng qua Trưa
Một vài số thống kê của OGT
* Số lượt người đọc blog của OGT vào khoảng 80.000. Đầu năm là 25.000, coi như trong năm 2016 số lượt đọc là 55.000, bình quân 5.000/tháng.
* trong năm 2016, OGT đã phát hành dưới dạng ebook 3 quyển sách tin học:pp Warnier, ERP-2 và ERP-3. Cả năm bán được Warnier : 53 cuốn, ERP-2 : 38 cuốn và ERP-3 : 18 cuốn.
************
(3). 18/12/2016: Trưa rồi
Vào FB của Ôn thấy: một bài nói chuyện so sánh đồng hồ Nhật và Thuỵ Sĩ, bạn có biết không: có 2.300 like, 300 comment, 12 chia sẽ.
2.300 like, 10 giây cho một like, 23.000 cho cái đồng hồ. Một giờ có 3,600 giây. Như vậy 23.000/3.600 là vào 6 giờ ngồi bàn phiếm cho cái đồng hồ. Như vậy dân VN làm chi còn thời giờ mà lo khởi nghiệp. Không biết cái ông IT OGT có tính sai không với cái tuổi 83 của ông, hả bà con.
Tưởng chi, chỉ là một cái đồng hồ mà người VN quan tâm đến thế. Còn chuyện nước non thì: kệ cha bọn CS.
Hay phãi không bả con.
************
(4) 18/12/2016 : Trưa
Ông Obama vừa trực tiếp tố ông Putin là can thiệp vào việc bầu cữ tại Mỹ làm cho Trump thắng cữ. Chuyện khá nực cười ông Ô. Bà Hi thất trận theo mong đợi của ông Ô nên để vớt vát ông yêu cầu kiểm phiếu lại. Kiểm lại lần 2 thì không có gì.Bực mình ông Ô bây giờ công khai tố ông Pu can thiệp vào việc tranh cữ. Làm ai cũng cười!!!

*************
(2) 19/12/2016 : Sáng sáng
BỐ ƠI: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ GÌ THẾ..?
Có người hỏi ôn: họ hay nghe người ta dùng công nghệ thông tin (CNTT) đễ làm gì đó... Họ không hiểu CNTT là cái gì, họ tưởng tượng như là bùa chú gì đó giúp giải quyết một vấn đề đau đầu gì đó. Tội nghiệp! Thiệt là tội nghiệp !!!
CNTT dịch từ Information Technogy, trong ấy có từ kỹ thuật. Theo nguyên tắc phải dịch là kỹ thuật xữ lý thông tin, nhưng người ta bây giờ chi cũng công nghiệp, chi cũng công nghệ nghe cho nó oai. Nên khi người ta gọi CNTT, thì nên hiểu là những kỹ thuật xữ lý thông tin, hay có thể gọi là công nghệ chế biến thông tin. Tóm lại, CNTT là một ngành kỹ thuật có nhiệm vụ chế biến thông tin ra thành một cái gì đó. Thời buổi này là thời buổi chế biến. Thông tin bây giờ là nguyên liệu đầu vào chế biến ra một cái gì đó, nhưng cũng thuộc loại. Khi bạn làm toán: 2 + 3 cho ra 5. 2 và 3 là thông tin nguyên liệu đầu ra chế biến thành 5 là đầu ra. Dấu cộng (+) là hoạt động chế biến cộng. Nói tóm lại bạn làm một bài toán cộng trừ nhân chia gì đó, là bạn đang làm CNTT. Oai chưa. Do đó, ông IT nào bảo ổng làm IT (là CNTT, vì IT là tắt cụm từ Information Technology), thì đừng có chi mà sợ cả: ổng cũng giống như đi hốt rác: gom rác khắp nơi về một chỗ thì ổng gom thông tin chi tiết (rác) về thành một con số tổng hợp (đống rác).
Duong Quang Thiện 19/12/2016
*************

*************

(3) 19/12/2016 : Đang là Sáng
Đọc báo Việt thấy:
Một GS ngoại quốc ngạc nhiên tại sao một nước nghèo như VN mà lại có những học sinh đạt điểm PISA cao ?.
Thế nào là học sinh giỏi, và thế nào là nghèo. Vừa rồi ôn có nhắc đền việc ông nội trí thức nào đó than rằng VN đầy người giỏi nhưng sao vẫn cứ nghèo. VN cực kỳ nghèo ! ! !
Tại sao cái điệp khúc NGHÈO, GIỎI...GIỎI, NGHÈO cứ lỡn vỡn hoài mà người ta chã bao giờ tìm cách lý giãi và đưa ra những giãi pháp giãi quyết vấn đề...
Than vãng liên tục... Hay phãi không bà con?
*********
(1) 20/12/2016: Sáng
Chào bà con BFB. Chúc bà con sức khõe bình yên. Chắc là đang tổng kết thành tích năm 2016: thắng lợi hay bết bác.
Ôn thì tổng kết lại là đã phát hành 3 cuốn sách IT. Và tự dưng TP lại cho một cái huy chương đóng góp vào ngành tin học của TP.
Như vậy cũng đã là khá giỏi đối với một ông già 83 tuổi, không thích nghe người ta gọi là Cụ.
Thôi, không dám mèo khen mèo dài đuôi.
*********
(2) 21/12/2016 : Sáng
Trong tuần qua đọc báo thấy:
EU trãi qua hằng loạt vụ khũng bố: (1) Thụy Sĩ, cái xứ yên bình của bà vợ Ôn; (2) Pháp, phá vỡ âm mưu khũng bố; (3) Đức, ở Berlin. (4): Đại sứ Nga ở TNK bị ám sát tại một phòng triễn lãm. Dân châu Âu họ tự hỏi họ đã làm gì trong quá khứ mà nên nỗi này.
Dận Việt thì có câu: ác lai thì ác báo. Nên dân Việt bảo là dân châu Âu chắc là trong quá khứ đã làm chi không tốt nên bây giờ bị ác báo. Còn BFB, bạn nghĩ thế nào?
*********
1) 22/12/2016: Sáng
Chào bà con BFB. Thế là thứ 5 rồi. Thủng thẵng rồi cũng đến ngày Giáng Sinh.
Ngày hôm qua, ở một phiên chợ bán đồ Giáng Sinh tại Berlin, Đức, một chiếc xe tải khủng bố đã chạy vào nổ tung làm 12 người chết. Giáng Sinh chá vui vẽ gì ở khắp châu Âu. Người Việt mình không biết là mình may mắn không. Hay lại đi than.
*********
(2) 22/12/2016: Sáng qua Trưa
Sáng nay chã có chi làm, nên ngủ.
Hình như tụi khủng bố IS chúng tìm ra một phương pháp nhanh để giết người là cướp xe tãi, nạp chất nỗ, rồi lái xe vào những chỗ đông người rồi cho nỗ. Bây giờ cãnh sát buộc lòng cho dừng xe tãi để kiểm soát làm tăng bất mãn trong giới xe tãi.
Cuộc đời ở Âu Châu ngày càng rắc rối.
Còn bạn, bạn thấy là tp HCM than là ngày càng kẹt xe, vì mua xe mới càng nhiều. Càng có nhiều trưởng giả học làm sang, rồi lại than nghèo...
Hay phải không bạn?
*********
(3) 22/12/2016: Chiều
Chiẻu nay có một ông bạn BFB đem cho Ôn 1/2 trái mít. Hỏi mít gì. Trả lời: mít Thái. Ôn kêu trời mít nghệ Quãng Trị sao không trồng, lại trồng mít Thái. O Gái nói: ôn kỳ ghê, người ta cho chi thì ăn nấy. Ai lại đi phê bình làm buồn lòng người cho. Xem ra thì O Gái đúng. Cho một điểm. Thế là dài dài ôn ăn mít.
Trong tờ báo Business Insider ông đọc: tụi Mỹ, mấy nhà khoa học, phát hiện là trái mít có nhiều công dụng rất bổ dường. Không biết người Việt có đọc tin này chưa. Nếu chưa, thì nên khởi nghiệp ngay bây giờ. Lên Trường Sơn mà mua đất trồng mít và chuối rồi xuất khẩu qua Mỹ là lời to hơn là làm IT với FPT của Trương Gia Bình.
Mít nghệ Quảng Trị (vùng Hướng Hóa) nổi tiếng hơn là mít Thái. Ngoài ra, ở Caribee, chuối bị bệnh sắp bị hũy diệt. Người Việt mình nhân cơ hội này trồng chuối Quảng Trị mà xuất khẩu qua thị trường Âu Mỹ đi. Làm nông nghiệp cao cấp thời nay vẫn còn hơn làm IT cho FPT.
********
23/12/2016

Từ 7 tháng nay, Nga và Syrie muốn dứt điễm với Aleppo bị chiếm bởi dân nỗi loạn từ 2012 đến nay. Nhưng Mỹ và phương Tây tìm mọi cách trì hoản. Nhưng cuối cùng Aleppo được giãi phóng, thì mới vỡ lẽ quân đội Syrie đã tóm được 140 sĩ quan Mỹ và NATO. Bây giờ, mới hiểu lý do. Mỹ và NATO đã xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ Syrie và huấn luyện quân nỗi dậy hòng lật đỗ chánh quyền hợp pháp Syrie. Cái kỳ cục LHQ lại hùa vào phe Mỹ vả EU. Bây giờ, để gỡ gạc Mỹ và LHQ đang bày trò tố Nga và Syrie vi phạm tội ác chiến tranh.
Vui phải không bà con.
*********
(2) 23/12/2016 : Chiều tối...

Ông Putin, ngày hôm nay trong buỗi nói chuyện với 1700 phóng viên: trong năm 2016 vừa qua, Nga đã xuất khẩu 14 tỹ đô vũ khí, 17 tỹ đô sản phẩm nông nghiệp và 7 tỷ đô phần mềm CNTT. OGT rất ấn tượng về con số 7 tỷ. Nên nhớ sau 1975, trình độ CNTT của Nga và VN hầu như bằng nhau. Bây giờ bạn xem lại VN, FPT bảo là họ xuất khẩu phần mềm 350 triệu đô, còn Nga 7 tỷ :20 lần trong khi dân số Nga chỉ bằng 1,5 dân số VN.
Hay phải không bạn.
**********
(3) 24/12/2016 : Trưa
Đọc báo Le Monde:
Từ năm 2001, khi Bush khai mào cuộc chiến chống khủng bố Al Queada ở Afghanistan, đến nay 2016 là 15 năm người phương Tây (EU) thống kê là khủng bố đã giết chết 2000 người ở châu Âu. Và, cái nực cười là báo chí phương Tây giả bộ quên trong thời gian 15 năm ấy Mỹ và liên quân Anh Pháp Canada Úc đã giết bao nhiêu triệu người hồi giáo (triệu người chứ không phải ngàn người...) ở Irak, Afghanistan, Syrie, Lybie, ... cộng lại. Đúng là mạng người hồi giáo ở Trung đông không đáng giá bao nhiêu xu so với mạng người phương Tây.
Hay phải không bạn BFB thống kê ơi hởi thống kê?
*********
(4) 24/12/2016: Trưa qua chiều
Đọc báo Pháp biết :
Báo Pháp đăng tin là quân đội Syrie và Nga đã chiếm lại (investir) thành phố Aleppo của Syrie. Rồi trưng ra 2 cái hình: hình Aleppo năm 2012 tráng lệ khi còn thuộc Syrie, và hình Aleppo tan hoang sau khi bị thất thủ. Còn quân đội Syrie thì báo cho thế giới biết là Aleppo đã được giải phóng hoàn toàn khỏi quân nỗi dậy khi bị chiếm đóng từ 2012. Bạn thấy 2 cách nói: một bên là chiếm đóng lại, một bên là giải phóng.
Aleppo, từng là một thành phố kinh tế huy hoàng của Syrie bị chiếm đóng từ 2012 bởi quân nỗi dậy Syrie, được Mỹ và Liên minh hỗ trợ ngoài mặt nói là chỉ hỗ trợ súng đạn mà thôi. Ngoài ra, Mỹ tuyên bố là chỉ gỡi các máy bay không người lái để đánh dẹp bọn khũng bố IS.
Bây giờ, sau khi Aleppo được giải phóng hoàn toàn thì quân đội Syrie mới tóm được (bắt sống) 140 sĩ quan đặc nhiệm Mỹ và NATO trốn bất hợp pháp ở trong nội thành Aleppo để huấn luyện quân nỗi dậy. Bây giờ, mới vỡ lẽ ra Mỹ + NATO +EU ngăn không cho Nga và Syrie chiếm lại Aleppo từ 7 tháng nay. Rồi cách đây 2 tuần LHQ họp khẩn cấp về vấn đề nhân đạo đòi Syrie phải cho phái đoàn LHQ đền Syrie tổ chức phái đoàn cứu trợ. Nga và Syrie không đồng ý,liền cho tấn công mạnh dứt điểm : bây giờ lòi ra lý do can thiệp của LHQ là muốn cứu thoát 140 sĩ quan đặc nhiềm. Và phương tây đã xác nhận vụ bắt sống 140 sĩ quan đặc nhiệm này.
Thế là rõ ràng: từ 2012, Mỹ muốn lật đổ Syrie, gây ra một cuộc chiến ũy thác (proxy war) mà dân nỗi dậy với sự yểm trợ súng ống và bính lính đào tạo sẽ tiến hành lật đổ. Aleppo, giống như Sai Gon trong chiến tranh VN, là thủ phủ của chánh phủ tương lai pro american. Tới 10/2015 thì thình lình Putin a vào cuộc chiến khi 3/4 đất đai Syrie bị vào tay quân nỗi dậy. Vừa đúng 1 năm Syrie mới thoát khỏi nội chiến Syrie. Obama đã thất bại, cũng như đã thất bại ở Ukraina. Cho nên đứng hỏi lý do vì sao Obama ghét Putin: vì Putin là tay kỳ đà cản mũi trong mọi việc làm của Obama. Làm cho cái giải Nobel Hòa Bình của Obama không trọn vẹn. Bí quá,Obama đang đòi điều tra Putin ảnh hưởng lên vụ thất bại của bà Hillary Clinton. Vui phải không các bạn.
*********
(6) 24/12/2016: Chiều qua tối
Trong năm 2016, Ôn đã phát hành dưới dạng ebook, 3 tập sách mới (Warnier, ERP-2, ERP-3), và chuyển một số sách giấy in của Ôn lên ebook. Sách giấy in đã có trả tiền giấy phép XB nên khi chuyễn lên ebook, mình không chịu chi phí gì thêm. Còn 3 quyển mới chưa có giấy phép nên phải trả tiến. Tiền trả cho 3 cuốn hiện và 5 cuốn tương lai tổng cộng là 34 triệu.
Tổng doanh thu ebook trọn năm 2016 là 20 triệu. Phần Ôn, 40%, nên chỉ lãnh: 8 triệu.
Như vậy các BFB có thể tổng kết giùm là trong 2016: ông chi ra 34 triệu, ông thu vào 8 triệu cho cả năm. Như vậy ông còn thu lại 26 triệu. Phải không bà con.
Nói tóm lại: ông phải uống nước lã và ăn cơm gạo lứt trong 3 năm tới để thu hồi 26 triệu phải không bà con.
Hoan hô giáo dục, phải không bà con. Ông đang viết sách không vô được xu nào bản quyền.
*********
(2) 25/12/2016 : Sáng Giáng Sinh
Năm 2001, Bush phát động chiến dịch tiêu diệt khũng bố Al Quaeda. Bây giờ 2016. 15 năm rồi mà Mỹ và Liên quân không dẹp nỗi khũng bố: chưa xong Al Queada bây giờ đến phiên IS.
Vì sao khũng bố phát sinh? Vì sao 15 năm rồi, với sự hùng mạnh lực lượng quân sự của mình mà Mỹ dẹp không xong khủng bố,vì sao vậy?.
Bây giờ khũng bố lan qua châu Âu và Mỹ. Giáng sinh không yên lành ở những nơi ấy. Người ta sống trong sợ hãi. Trong khi ở VN thì sao? Sao? Sao?: Vui tư phải không?
*********
Đức Giáo Hoàng Francis nổi danh là Giáo Hoàng của người nghèo, nên nhân dịp Giáng Sinh này ngài phải lên tiếng là người nghèo bị bỏ lại sau. Chắc Ngài cũng đã biết là CM 4.0 trong tương lai sẽ làm cho 50% dân lao động thất nghiệp, và 60% ngành nghề bây giờ biến mất khỏi trái đất. Như vậy người nghèo sẽ tăng lên kinh khủng trong 20 năm tới. Và nếu Ngài còn sống tói đó thì mỗi khi Giáng Sinh về Ngài sẽ ca cái điệp khúc này. Tư Bản sẽ không bao giờ nghe theo Ngài từ chối làm giàu và tiếp theo sau là làm nghèo dân lao động.
Amen.
*********
(2) 26/12/2016: Sáng
Sáng đọc báo Le Monde:

Đức Giáo Hoàng Francis tuyên bố: "Đã đến lúc tiếng súng phãi ngừng ngay ở Syrie". Sao lại chỉ ở Syrie. Còn Lybie, Congo, Irak, Afghanistan, thì sao... Ở Syrie, thì nhờ ơn Chúa, Syrie đã thu hồi lại Aleppo, thì coi như tiếng súng đã kết thúc phia chính quyền Syrie, nhưng còn phe tàn quân nỗi dậy và IS thì DGH Francis nghỉ thế nào? Ngài có quyền hành chi trên quân khũng bố hay không, hay trên Obama người đã chống lưng cho phe nổi dậy đề lật đổ chính quyền hợp pháp Assad, trong suốt 5 năm trời.
**********
(3) 26/12/2016 : Sáng qua trưa
Đọc FB có thấy:
Một ông trí thức tộc Việt (người ta gọi thế) trong bài viết cho rằng "2 tên độc tài Assad và Putin...". Lần đầu tiên trên báo VN ông nghe người ta gọi Putin là tên độc tài. TT Syrie, ông Assad thì Mỹ đã gọi ông ta là độc tài nên Mỹ và đồng minh Phương Tây yêu cầu ông này phãi ra đi không thì họ sẽ tìm cách lôi ông ta ra khỏi Syrie. Hình ảnh Saddam Hussein, Irak, và hình ảnh Ghadafi, Lybie cả hai bị Mỹ ám sát từ 5 năm nay làm cho thiên hạ sợ cho số phận của Assad. Cụm từ "Assad, tên TT độc tài Syrie, phải ra đi" không ngớt văng vẵng trên miệng các lãnh đạo và báo chí phương Tây... Bây giờ, không biết ông trí thức Việt (không biết có học ở DH FUV ra hay không?) tự nhiên lần đấu tiên đi đầu báo chí Phương Tây, gọi "Putin là tên độc tài" một cách ngon ơ. Có phải là bắt đầu chiến dịch bôi nhọ Putin để đòi lật đổ ông này trong năm tới, bắt đầu từ VN?
Hay ta... mà độc tài là gì nhỉ: có giống Hitler, có giống Staline, hay là Ngô Đình Diệm một thời đã qua, hay không ta...
Hãy đợi đấy...
*********
(4) 26/12/2016: Trưa

Một ông trí thức tộc Việt than trong báo mạng rằng VN cực kỳ nghèo. Thế mà trong báo mạng này, từ hơn 2-3 tuần nay kể đi kể lại : (1) chuyện tình của ông đại gia tỷ phủ $ VK 72 tuổi với nữ hoàng nội y gốc Việt 32 tuổi; (2) chuyện đám cưới xa hoa 2 tỷ VND của cặp diễn viên showbiz, cô gốc Hàn, chàng gốc tộc Việt; (3) cuộc than vang của ông hoàng ca sĩ buộc phải chi 20 tỹ cho mẹ ghiền đánh bạc. Nghĩa là toàn những chuyện của đám dư tiền lắm bạc, thế mà ông trí thức than là VN cực kỳ nghèo...
*********
(5) 26/12/2016: Trưa qua Chiều

Đọc báo Pháp Le Monde, biết được

LHQ vừa cho ra một nghị quyết chĩ trích Israel đã thuộc địa hoá vùng Cisjordanie của Palestine. Nghĩa là Israel cướp đất trắng trợn của dân Palestine, đẫy dân này vào sống những trại tị nạn. Những tĩ phú Mỹ cúng hằng trăm triệu đô để cho xây những khu định cư cho người Do Thái đến từ các nước Đông Âu và Nga. Việc làm của Israel đã xãy ra từ hằng chục năm nay dưới sự
chống đở của Mỹ. Trong thời gian qua, đã xảy ra những vụ tấn công (mà Israel gọi là khũng bố) của những trẻ nít 10-12 tuổi từ trại tị nạn qua Tel Aviv giết dân Do Thái chỉ với những vũ khi là những con dao nhíp. Lính Israel bắn ngay tại chỗ không thương tiếc. Tỹ lệ: một do thái chết là 40 mạng con nít Palestine chết theo.

Thế là cách đây vài ngày, LHQ ra nghị quyết chống việc colonisation của Israel. Lần này Obama bỏ phiếu trắng. Thế là Netayahou nỗi doá chữi Obama, và gọi nghi quyết cũa LHQ là nỗi xấu hỗ, và doạ không chi tiền niên liễm cho LHQ.

Vui phải không bà con. Nếu bạn so sánh lời kêu gọi độc lập của cụ Hồ đối với Pháp-Mỹ, và vụ Palestine hiện đòi thành lập nước trước HD LHQ trước sự phản đối của Mỹ và Israel thì bạn phải thấy công lao của cụ Hồ là rất lớn.
*********
(2) 27/12/2016: Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

ÔN ƠI : UBER LÀ CÁI GÌ THẾ?​ (Phần I)

OGT : cu DAG có biết Uberisation là chi không?

DAG: ​dạ không a. Mà con nghe trong giới taxi hay nói tới một cái tên Uber gây tranh cải gì đó, hoặc nghe lai rai gì đó NN VN yêu cầu Uber phải đóng thuế.

OGT: đúng từ uberisation lấy gốc là từ UBER một công ty xuất phát từ Mỹ, và đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới, trên gần 50 quốc gia, trong ấy có VN.

DAG: thế Uber là gì thế Ôn?

OGT: UBER là một công ty startup nổi tiếng ở Silicon Valley, chuyên trong vận tải thay thế hầu như hệ thống taxi truyền thống của nhiều nước. Có thể nói loại công ty khởi nghiệp UBER này thuộc CM 4.0.

DAG: CM 4.0 mà ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn các thanh niên VN khởi nghiệp phải không Ôn?.

OGT: đúng thế.UBER sử dụng chủ yếu smartphone, điện thoại thông minh làm phương tiện liên lạc theo thời thực (real time) giữa người tài xề xe và người khách đi xe, và nhất là việc thanh toán tiền xe giữa hai đối tượng này rất linh hoạt, chính xác, trong tíc tắc. Không có trao đổi tiền mặt khi thanh toán mà qua tài khoản ngân hàng. Điếm quan trọng khác là hầu như UBER không có ban quản lý, mà tất cả hoạt động trao đỗi thông tin giữa các máy tính của ngân hàng, của UBER và smartphone của tài xế xe và khách đi xe. Xem như ta có một xí nghiệp ảo không có người của UBER can thiệp vào. Máy tính làm việc với máy tính và với đối tượng bên ngoái.

DAG: hay thiệt là hay. Thế Ôn có biết nó hoạt động thế nào không?

OGT: Ôn không có tiếp xúc vời công ty Uber, nhưng nằm trên giường, dôc trên Business Insider, ông có thế hình dung nó hoạt động thế nào? Ông còn biết nguyên lý Uber được áp dụng trong ngành cho thuê nhà ở Mỹ, như của công ty Airbnb, hay trong ngành logistic "Uber for Drucker" cùa Amazon mà ông vừa viết bài rồi.

DAG: Ôn ở nhà nằm trên giường, mà ông nói thánh nói tướng, hay thiệt.

OGT: làm chi có chuyện nói thánh nói tướng. Chỉ có mấy tay bóng đá VN mới nói thánh nói tướng, chứ cái nghề IT biết sử dụng lô gic đúng đắn thì không sai chút nào. Thôi để ông giải thich cho mà nghe, rồi bắt chước mà làm startup trong một ngành nào đó: như xây dựng HTX Nông nghiệp, hoặc công ty cho thuê đĩ.

DAG: Ôn già đầu rồi mà ăn nói gớm thế, không sợ người ta cười cho: công ty cho thuê đĩ, ai đời làm thế.

OGT: Chi mà gớm. Cu DAG cứ xem con đĩ như là chiếc xe taxi, thì Uber Taxi cũng có thể áp dụng cho Uber Chơi Đĩ Đi

DAG: thôi, con chịu thua Ôn. Thôi ôn giải thích cho bà con BFB nghe đi về Uber. Ôn biết không, ai cũng khoái nghe ôn kể chuyện, kể cả chuyện khoa học kỹ thuật khó nhai.

OGT: Bây giờ Ôn kể cho mà nghe: trong mọi hệ thống gì gì đó, trước tiên bao giờ ta cũng phải điểm danh những thực thể (entity) nghỉa là tập hợp những đối tượng tham gia vào hệ thống. Có loại nội nằm trong hệ thống, có loại ngoại, nằm ngoài hệ thống. TD: trong thí dụ Uber này, ta có 5 loại thực thể: (1) Khách đi xe, nội; (2) Tài xế & chiếc xe, nội; (3) Tài khoản ngân hàng, nội; (4) Công ty UBER, nội; (5) thuế vụ, ngoại. Thực thể có thể là con người (khách, tài xế) mà cũng là một cái gì ảo ảo nhân tạo (tài khoản ngân hàng, công ty UBER, thuế vụ). Và mỗi thực thế phải được nhận diện bỡi một mã số nhận diên (ID_CODE). Hiểu chưa? Có chi khó hiểu không? Ông đang dạy phân tích về một vấn đề gì đó.

DAG: dạ con thì rõ rồi. Nhưng bà con BFB ta thì sao, con không biết. Thôi tạm xem như bà con BFB không đến nỗi gì.

OGT: Bây giờ Ôn qua bước thứ 2, đó là phân tích rõ từng thực thể. Như đã nói ta có 5 thực thể. Thông tin cũng như dữ liệu (data) của mỗi thực thể sẽ được thể hiện bởi một hoặc nhiều tập tin (file) Tất cả những file của 5 thực thể này sẽ được lưu trử trên một database (căn cứ dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu). Mỗi đối tượng trong thực thể nào đó sẽ được thề hiện bởi một mẫu tin (record) duy nhất đối với thực thể này. TD: file khách hàng đi xe sẽ có một file, và trong file này sẽ có nhiều record, mỗi record chứa đầy đủ thông tin của một khách hàng nào đó. Như vậy trong file này, mỗi record ghi nhận dữ liệu liên quan đến một khách hàng. Nói tóm lại trong bước 2 này ta phải tạo tất cả các file làm nền tảng cho HTTT Uber.

DAG: chắc là mệt lắm trong bước 2 này.

OGT: đúng thế. Trong một nước, việc đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước viễn thông là quan trọng. Trong IT, cũng vậy. Việc thiết kế các file database phải tĩ mĩ chính xác, không được thiếu dữ liệu mà cũng không được thừa dữ liệu. Khi đã xong bước 2, ta qua bước 3.

DAG: lẽ dĩ nhiên xong bước 2 thì qua bước 3. Bước 3 thế nào ôn?

OGT: trong phân tích IT thì trong bước này ta phãi vẽ ra một biểu đồ được gọi là DFD (Data Flow Diagram) nghĩa là giống như bên đông y vẽ hình các kinh lạc chạy thế nào trên thân thể con người để châm cứu. DFD cho thấy dữ liệu chạy thế nào giữa các thực thể để các thực thể hoạt động theo ý muốn. Ta ở trong giai đoạn phân tích nên biểu đồ được gọi là DFD, nhưng khi qua viết chương trình thì các biểu đồ này sẽ biến thành "lưu đồ chương trình" (program flowchart), giống như bản đồ đi tìm kho báu vậy. Cu DAG có hiểu chi không?

DAG: dạ hơi ù ù cạc cạc một chút. Chưa hiểu rõ cho lắm, nhưng không sao. Những gì đi sau chắc sẽ làm rõ những ù ù cạc cạc đi trước.

OGT: đúng là khó hiểu. Bây giờ Ôn biểu mầy ra chỗ bà Trang mua cho Ôn một tô bún bò giò heo, mày sẽ làm thế nào?

DAG: dạ con chưa lần nào đi ra quán bà Trang mua bún bò cả. Thường thì O Gái đi mua mà.

OGT: ai mà không biết. Tao muốn mầy đi mua bún bò bà Trang, mà mầy thì không biết chi hết, thì tao buộc phải chỉ cho mày đường đi nước bước để mua cho được tô bún bò con ạ. Cái từ "đường đi nước bước" nó là "lưu đồ chương trình" của dân IT đó.

DAG: à ra là thế. À trong từ lưu đồ là biểu đồ nước chãy thì cũng như là đường đi nước bước.

OGT: như vậy tao phải bảo mầy: (1) lấy 100 đồng bỏ vào túi; (2) lấy gà mèn để đựng bún bò (3) lấy chía khóa cữa chính; (4) mở cửa, đi ra rồi đóng cữa lại; (5) đi ra chợ phía tay phải độ 50 mét là tới cổng chợ; (6) quán bà Trang nắm bên tay trái qua khỏi cỗng chợ; (7) kêu mua một tô bún bò đem về giá 45 dồng; (8) đưa tờ bạc 100 rồi chờ bà thối lại 55 đồng, bỏ túi tiền thối còn lại; (9) về lại nhà, mỡ cữa, vào nhà, đóng cữa lại; (10) vào bếp đưa gà mèn cho O Gái. Đó dân IT gọi 10 điều tao vừa bảo là flowchart. Dân phân tích gọi là DFD cấp cao hơn. Sao mày thấy đọc cái đường đi nước bước mà các cậu lập trình viên viết cho máy tính, cu DAG có thấy cực không.

DAG: dạ, con không biết ạ. Phải làm thực tế mới biết cực hay không cực. Thôi, Ôn kể tiếp đi.

OGT: ừ Ôn đi tiếp. Tới đây, như đã nói ta có một biễu đồ DFD, hay là một biểu đồ "đường đi nước bước". Biểu đồ này tùy mức độ phức tạp sẽ được chia thành nhiều công đoạn như trong một dây chuyền chế biến thực phẩm. Mỗi công đoạn như thế sẽ theo nguyên lý của IT gọi là IPO, tắt của cụm từ Input-Process-Output,

DAG: nghĩa là dữ liệu đầu vào (I) được xữ lý (P) cho ra dữ liệu đầu ra (O).

OGT: giỏi. Ai dạy cu DAG thế.

DAG: dạ Ôn viết đâu đó trên FB hoặc trên blog rồi mà...

(xin tạm ngừng ở đây, cho bà con đọc lại, còn ông sắp xếp ý tứ đi tiếp sau. Ráng chờ một tí, hai tí...)

Dương Quang Thiện 27/12/2016
*********
28/12/2016:  Sáng

Một bài của ai đó, trích đọc xem cho biết trong quá khứ Mỹ Anh TQ đã làm gì đối với VN

rung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc: tòng phạm của khơ me đỏ

Nhân dịp Toà Án Quốc tế xét xử tội ác Khờ Me Đỏ mở ra tại Phnom Penh, và những kẻ phạm tội diệt chủng lần lượt ra trước vành móng ngựa, các tuần báo Pháp đã nhìn lại thời kỳ đen tối của lịch sử Cam Bốt, để tìm hiểu và đưa ra ánh sáng những tòng phạm, đã từng đứng sau lưng hỗ trợ chế độ này
Tạp chí Le Courrier International đặt câu hỏi : Những kẻ đồng lõa với Khmer Đỏ sao không không thấy đâu cả ? Nêu bật thắc mắc của một chuyên gia về Khmer Đỏ, ông John Pilger, đã không thấy nhắc đến những lãnh đạo phương Tây, đã từng hỗ trợ cho chế độ Pol Pot nhân phiên tòa, Le Courrier Inetrnational đã trích đang bài viết của chuyên gia này trên tờ báo anh ngữ độc lập, Phnom Penh Post xuất bản ở thủ đô Cam Bốt.
Nixon và Kissinger đã gián tiếp giúp Pol Pot lên cầm quyền

Tác giả bài báo có vẻ lấy làm tiếc là hiện nay chỉ có các lãnh đạo Khmer Đỏ bị đem ra xét xử, trong lúc thảm kịch Cam Bốt bao gồm 3 giai đoạn, trong vụ diệt chủng chỉ là một giai đoạn, và duy nhất được ghi lại trong ký ức chính thức. Theo John Pilger, Pol Pot không thể nào lên nắm quyền nếu tổng thống Mỹ thờI đó Richard Nixon và cố vấn của ông là Henry Kissinger đã không mở chiến dịch tấn công tại Cam Bốt, vào thời nước này còn là một quốc gia trung lập.
Năm 1973, pháo đài bay B.52 đã dội xuống Cam Bốt một lượng bom còn cao hơn số bom mà Nhật Bản hứng chiụ trong suốt Đệ nhị Thế chiến. Theo Pilger, số người Cam Bốt bị chết ước tính khoảng 600.000 người. Một số hồ sơ đã cho thấy là cơ quan tình báo Mỹ CIA đã đo lường đươc hậu quả chính trị của chiến dịch. Họ đã cảnh báo : thiệt hại do B.52 gây ra là trọng tâm tuyên truyền của Khmer Đỏ, mà theo CIA, ''đã tuyển mộ đươc một số lớn thanh niên, trong số những người chạy lánh nạn chiến sự".
John Pilger kết luận miả mai là Khmer Đỏ đã hoàn tất những gì mà Nixon và Kissinger đã bắt đầu. Thế nhưng Kissinger sẽ không ngồi vào ghế bị cáo ở Phnom Penh vì ông đang bận cố vấn cho tổng thống Barack Obama trên các vấn đề điạ lý chiến lược.
Nước Anh của Thatcher bí mật tiếp tay cho Khmer Đỏ

Nhưng không phải có Hoa Kỳ và Henry Kissinger bị lên án. John Pilger còn nêu tên một người khác : cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, và những viện chức cao cấp của Anh, nay đã về hưu. Họ đã bí mật hỗ trợ cho Khmer Đỏ, sau khi chế độ này bị Việt Nam đánh đuổi. Đây là giai đoạn 3.
Năm 1979, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã áp đặt cấm vận đối với một nhà nước Cam Bốt bị kiệt quệ. Vì là người giải phóng Cam Bốt, Việt Nam đã không đứng về phe tốt trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Pilger còn nhận thấy là chưa bao giờ một chiến dịch do bộ ngoại giao Anh tổ chức lại trắng trợn và dữ dằn như thế. Anh Quốc đòi hỏi là chế độ không còn nữa của nước Kampuchéa Dân chủ, được giữ ''quyền'' đại diện cho nạn nhân của họ ở Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc, đã biạ đặt ra một liên minh ''không cộng sản'' lưu vong, mà thật ra chủ yếu gồm phe Khmer Đỏ. Ở Thái Lan, các cơ quan tình báo Mỹ CIA và DIA (tình báo quốc phòng) đã duy trì quan hệ mật thiết với Khmer Đỏ.
Năm 1983, chính quyền Anh của bà Margaret Thatcher, còn cử lực lượng đặc biệt SAS đến huấn luyện cho các thành phần này, đặc biệt là các kỹ thuật gài mìn. Khi trả lời dân biẻu đối lập Neil Kinnock, bà Thatcher khi đó đã hoàn toàn phủ nhận, khẳng định rằng chính quyền Anh không hề dính líu vào việc huấn luyện, trang bị, hay một hình thức hợp tác nào, với lực lượng Khmer Đỏ hay đồng minh của họ. Có điều là năm 91, chính phủ kế nhiệm là John Major đã phải thú nhận trước Quốc Hội Anh là lực lượng đặc biệt SAS đã thực sự tham gia huấn luyện một cách bí mật cho lực lượng Pol Pot.
Tác giả bài báo kết luận, nếu công lý quốc tế không phải là một tấn hài kịch, thì phải gọi những người đồng hành với kẻ phạm tội ác ra trưóc toà án Phnom Penh. Ít ra là phải ghi tên họ vào ‘’danh sách nhục nhã’’. John Pilger là một chuyên gia về thời kỳ Khmer Đỏ, từng là phóng viên chiến trường, đồng thời là nhà văn, nhà đạo diễn phim. Ông là tác giả 2 bộ phim về thời kỳ Khmer Đỏ.
Hoa Kỳ đẩy Sihanouk vào vòng tay Khmer Đỏ
Le Monde 2, tạp chí hàng tuần của nhật báo Le Monde, đã ghi nhận một hệ quả khác của chiến dịch Mỹ tiến hành ở Cam Bốt : đẩy quốc vương Sihanouk đến với Khờ me đỏ.
Dưới tựa đề ‘’Sihanouk trong bóng Khmer Đỏ’’, tạp chí đăng lại một số bức ảnh ông Sihanouk chụp với các chiến sĩ trẻ hoặc bên cạnh các lãnh đạo Khmer Đỏ như Khiêu Samphan, trong bức ảnh đến tham quan thác Phnom Kulen ở vùng giải phóng, hay ảnh hoàng hậu Monique đứng bên cạnh vợ của Pol Pot. Theo lời chú thích, hai tấm ảnh này chụp vào tháng 3 và tháng tư năm 1973.
Một bức ảnh nữa cũng chụp Khiêu Samphan và Sihanouk ở Siem Reap, gần đền Angkor, chụp thời kỳ ông trở lại Phnom Penh, sau tháng 4 năm 1975. Hàng chú thích dưới bức ảnh giải thích : đây là một trong nhũng lần hiếm hoi mà ông Sihanouk rời cung điện ở Phnom Penh. Ông là nguyên thủ quốc gia nhưng không có quyền hạn gì và thật ra là tù nhân của Khmer Đỏ, từ tháng tư năm 1975 cho đến đầu năm 1976 (lúc ông từ chức).
Tạp chí Le Monde 2 cho biết là các bức ảnh trên nằm trong tài liệu lưu trữ cá nhân mà cưụ quốc vương Cambốt đã tặng cho Trưòng Viễn Đông Bác Cổ vào năm 2004. Hàng trăm ngàn tài liệu mà công việc kiểm kê, sắp xếp lại số tài liệu này chỉ vừa mới kết thúc. Tạp chí hoan nghênh thái độ minh bạch hoá lịch sử hiếm thấy của một nguyên thủ quốc gia.
Về bức ảnh đầu tiên, Francis Deron, tác giả bài báo dài lược qua thời kỳ này, và giải thích rằng : vào một ngày tháng 3 năm 1973, ở một góc rừng Cam Bốt, những chiến sĩ Khmer Đỏ đươc chọn lựa kỹ càng, đã được đưa đến chào người Cha đất nước, trước ống kính của một nhiếp ảnh gia do Trung Quốc đào tạo và trang bị.
Do đâu ông Sihanouk đã đến với Khmer Đỏ ? Dĩ nhiên là do chiến dịch của Hoa Kỳ ở Cam Bốt, việc dựng lên chính quyền Lon Nol, năm 1970. Bị quân đội lật đổ, không còn đươc hậu thuẩn của phưong Tây, Quốc vương Sihanouk, lánh nạn ở Bắc Kinh, đã không còn con đường nào khác là nghe lời của Trung Quốc liên minh với du kích quân Khmer Đỏ, mà trước đó ông vẫn cho săn đuổi.
Trong bài lược lại tình hình, Francis Deron nêu bật trở lại sự thay đổi thái độ của Henry Kissinger. Theo bài báo khi Pol Pot lên nắm quyền ở Phnom Penh, các nhà phân tích của CIA đã cố cảnh báo về chế độ độc tài đang đươc thiết lập ở đây. Nhưng CIA không phải là một nguồn tin đáng tin cậy. Chỉ có một người lắng nghe họ : Henry Kissinger, nhưng không phải là để ngăn chặn .
Bài báo trích lại lời của Kissinger, ngày 26 tháng 11 năm 1975, trong buổi ăn trưa ở bộ Ngoại giao với một đoàn đại diện Thái Lan : ‘’Chúng tôi nghĩ là mối đe doạ lớn nhất đối với Đông Nam Á hiện giờ, đến từ Miền Bắc Việt Nam. Chiến lược của chúng tôi là, là lôi kéo Trung Quốc đến Lào và Cam Bốt để ngăn chăn Việt Nam. Hãy nói với những người ở Cam Bốt rằng chúng tôi sẽ là bạn của họ. Họ là những tên côn đồ sát nhân, nhưng nói riêng giữa chúng ta thì điều đó không quan trọng. Chúng tôi sẳn sàng cải thiện quan hệ với họ. Hãy nói lại vớI họ phần cuối những gì tôi vừa nêu, đừng lập lại phần đầu’’.
(Những lời lẽ này nằm trong số tài liệu giải mật ngày 27 tháng 7 năm 2004). Và dĩ nhiên phía Thái Lan đã tường thuật lại cho Trung Quốc, và Bắc Kinh lập lại cho Khmer Đỏ.
Francis Deron nhận định là để trừng phạt Việt Nam, Henry Kissinger không ngần ngại sử dụng mọi phương cách. Việc Khmer Đỏ thù ghét Việt Nam là một công cụ tốt. Vả lại từ năm 1972, Bắc Kinh và Washignton không còn là kẻ thù nữa. Năm 1976, Trung Quốc ở vào một thờI điểm then chốt. Mao Trạch Đông qua đờI, Đặng Tiểu Bình sẽ cầm cương Trung Quốc. Đặng Tiều Bình, theo Deron, thù ghét Việt Nam không kém gì Kissinger.
Bài báo cũng nhắc lại là từ 1975 đến cuối 1978, Khmer Đỏ thực hiện kế hoạch thảm sát. Được sự hổ trợ của Trung Quôc và sự đồng ý ngầm của Phương Tây.
Như trả lờI thắc mắc của đồng nghiệp John Pilger, không thấy nhũng nguời bạn của Khmer Đỏ ở đâu trong vụ xét xử hiện nay, Deron cho là đã có những cuộc mặc cả gay go và thoả hiệp để chỉ xét xử những hành vi Khmer Đỏ trong giai đoạn từ năm 1975 đến ngày mùng 7 tháng giêng 1979. Phần còn lại, lịch sử sẽ phán xét.
Thái Lan chưa thoát khỏi quá khứ phong kiến
Tiếp tục nhìn sang Châu Á, le Courrier International chú trọng đến Thái Lan. DướI tựa đề ‘’Bất bình đẳng như là nền tảng của xã hội’’, tạp chí trích dẫn tờ Bangkok Post, lấy làm tiếc là khái niệm nhân quyền chưa thâm nhập thực sự vào xã hội Thái, và sở dĩ Thái Lan vẫn là đứa học trò kém cỏi về nhân quyền, đó là vì chưa thóat ra khỏi quá khứ phong kiến.
Bài báo nhắc lại là sau khi bị tố cáo ngược đãi ngườì tỵ nạn sắc tộc Rohingya (Miến Điện), chính quyền Bangkok đã mở cửa cho Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, và cho các tổ chức phi chinh phủ để vào điều tra.
Nhưng câu hỏi được nêu ra là chính quyền có thực sự giải quyết tận gốc vấn đề hay không ? Theo bài báo, người Thái Lan không chia sẻ khái niệm nhân quyền như người ta thấy ở phương Tây, ví dụ như đối với người hồi giáo Thái Lan. Việc họ bị đẩy ra bên lề xã hội là một thực tế, và phần lớn xã hội không thấy đoái hoài, tỏ cảm tình đối vơí thành phần này.
Suy nghĩ là mọi người đều có những quyền bình đẳng như nhau không có ở Thái Lan. Xã hội được xây dựng trên một nền tảng tôn ti trật tự. Thời phong kiến, mỗi tầng lớp xã hội có những quyền lợi khác nhau, trong mỗi tầng lớp thì đàn ông vẫn có quyền hơn đàn bà.
Cho đến nay thì người ta cũng không thực sự đòi hỏi quyền bình đẳng, Mọi người có vẻ an phận với chỗ đứng của mình bất kỳ là trong tầng lớp xã hội nào. Người Thái đã không thoát khỏi cơ cấu xã hội cứng nhắc dù quyền lợi của họ bị chà đạp. Không ai muốn thay đổi, kể cả giới chính trị.
Bài báo kết luận nếu thủ tướng Abhisit muốn thật sự cải thiện, tìm giải pháp cho vấn đề nhân quyền hiện nay thì ông phải thay đổi cả hệ thống xã hội, chính trị Thái, cách quan hệ giữa con người và con người. Tóm lại điều khó thể hay chưa thể làm được.

Trung Quốc : từ đại nhảy vọt đến đại hoài nghi
Tạp chí Anh The Economist tuần này chú trọng đến việc Bắc Kinh kềm hãm Tây Tạng với bàn tay sắt, trong lúc tạp chí kinh tế Pháp l'Expansion thì nhìn kinh tế Trung Quốc, và tóm lược tình hình trong hàng tựa hóm hỉnh : "Trung Quốc đi từ đại nhảy vọt đến đại hoài nghi". Tất cả các vùng miền, các vùng phát triển nhất cũng như tầng lớp trung lưu, không ai thoát khỏi tác động khủng hoảng kinh tế.
Năm nay theo l'Expansion, tình hình càng nguy hiểm với những lễ kỷ niệm lịch sử, 60 năm ngày Mao Trạch Đông nắm quyền ở Trung Quốc, 50 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, 20 năm ngày đàn áp phong trào sinh viên Thiên An Môn.
L'Expansion ghi nhận yếu tố đáng ngại đối với chính quyền là người dân không còn sợ xuống đường để đấu tranh cho quyền lợi của mình. Năm 2005, theo số liệu chính thức, đã có 87.000 cụôc biểu tình, phần lớn do các do vụ trưng thu đất đai. Nhưng bây giờ tình hình càng nguy hiểm do nạn thất nghiệp, đặc biệt trong số các dân công, ước tính có 20 triệu người mất việc làm. Ngày càng nhiều các công ty bị lỗ lã phải đóng cửa, và thường khi là không trả đươc lương công nhân. Tình cảnh bị sa thải, lại không tiền, họ là một thách thức lớn lao về mặt xã hội đối với chính quyền.
Trở lại vớí tạp chí Anh the Economist, nhận định về đối sách của Bắc Kinh đối với Tây Tạng, Tạp chí này nhìn thấy Trung Quốc chọn biện pháp mạnh vì có nhiều thuận lợi : tình hình êm xuôi, Tây Tạng không còn được thế giới quan tâm như vào năm ngoái. Trong chuyến công du vừa qua, tân ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không đặt nặng vấn đề nhân quyền và Tây Tạng.
Nhưng the Economist cảnh báo là đàn áp không phải phương thức dẫn đến thành công chính trị. Theo tạp chí Anh, cái gai đối với chính quyền Bắc Kinh vẫn là Đức Đạt lai Lạt Ma. Lãnh đạo Trung Quốc nghĩ là mọi vấn đề sẽ đươc giải quyết khi ngài mất đi. Nhưng theo the Economist hệ quả có thể ngược lại, và Bắc Kinh có thể sẽ tiếc nuối ảnh hưởng ôn hoà của ngài.
_______________
Những đồng minh của Polpot ở Mỹ và Anh
Tác giả: John Pilger (nhà báo và nhà làm phim tài liệu điều tra đoạt giải Pulitzer người Australia)
Nguồn: http://www.freerepublic.com/forum/a3902258f0b7b.htm
17 tháng Tư năm nay (2000), là 25 năm từ khi Khmer Đỏ của Polpot tiến vào Phnom Penh. Trong lịch của sự cuồng tín, đó là Năm Số Không; khoảng hai triệu người, một phần năm dân cư của Campuchia, sẽ chết như một hệ quả của ngày hôm đó. Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, tội ác của Polpot sẽ được nhắc đến, gần như một hành động mang tính nghi thức cho những người tò mò về những trò chính trị đen tối và không giải thích được. Đối với những người cầm chịch của sức mạnh phương tây, những bài học đúng sẽ không được rút ra, vì không có những kết nối nào sẽ được dẫn tới họ và tới những người đi trước của họ, những người đã từng là đối tác kiểu Faust (nhân vật huyền thoại thời trung cổ đã bán linh hồn cho ác quỉ để đổi lấy kiến thức và sức mạnh) với Polpot. Tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật, nếu không có sự đồng lõa của phương Tây, Năm Số Không có thể đã chưa bao giờ xảy ra, hay sự đe dọa trở lại của nó đã không được nuôi dưỡng lâu dài đến như vậy.
Những tài liệu giải mật của chính phủ Mỹ để lại rất ít nghi ngờ rằng việc ném bom bí mật và bất hợp pháp lên lãnh thổ nước Campuchia trung lập lúc đó bởi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger giữa 1969 và 1973 đã gây ra chết chóc và tàn phá trên bình diện rộng, và nó đã tạo điều kiện cho sự hình thành sức mạnh của lực lượng Polpot. "Họ đang sử dụng thiệt hại gây ra bởi những vụ ném bom B52 như là đề tài chính để tuyên truyền" Giám đốc hoạt động của CIA tường trình tháng 2/1973. "Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự tuyển mộ thành công thanh niên. Dân chúng nói rằng chiến dịch tuyên truyền đã có hiệu quả với những người tị nạn trong những vùng là mục tiêu của B52." Qua việc thả một khối lượng bom tương đương với năm quả bom ở Hiroshimas lên một cộng đồng nông dân, Nixon và Kissinger đã giết chết ước tính khoảng một nửa triệu người. Năm Số Không bắt đầu, trên thực tế, là với họ (Nixon và Kissinger); việc ném bom bừa bãi là một chất xúc tác cho sự nổi lên của một nhóm bè phái nhỏ, Khmer Đỏ, mà chủ trương là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mao và nếp sống thời Trung cổ trước đó không có sự ủng hộ trong đại chúng.
Sau hai năm rưỡi nắm quyền, Khmer Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt nam vào Ngày Lễ Noel, 1978. Và những tháng năm sau đó, Mỹ cùng với Trung Quốc và những đồng minh của họ, đáng chú ý là chính phủ Thatcher (Thủ tướng Anh lúc đó), đã chống lưng cho Polpot đang đào tị trên đất Thái. Ông ta là kẻ thù của kẻ thù của họ: Việt Nam. Công giải phóng Campuchia của nước này đã không thể được công nhận, vì họ ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đối với người Mỹ, bây giờ đang ủng hộ Bắc Kinh chống lại Moskva, có một bàn thua cần phải gỡ cho mối nhục của họ khi phải tháo chạy khỏi Sài Gòn trên những mái nhà.
Về việc này, Liên Hiệp Quốc đã bị lạm dụng bởi những cường quốc. Mặc dù chính phủ Khmer Đỏ ("Kampuchea Dân chủ") đã ngừng tồn tại từ tháng Giêng, 1979, những người đại diện của nó vẫn được phép tiếp tục chiếm giữ cái ghế của Campuchia tại Liên Hợp Quốc; Thực vậy, Mỹ, Trung quốc và Nước Anh đã đòi hỏi như thế. Cùng lúc đó, một lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an lên nước này đã làm tăng thêm sự khốn khổ mất mát của một đất nước đang bị tổn thương nặng nề, trong khi Khmer Đỏ đang đào tị thì gần như muốn gì được nấy. Vào 1981, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski, nói: "Tôi động viên người Trung hoa hỗ trợ Polpot". Nước Mỹ, ông ta thêm rằng, "nháy mắt công khai" khi Trung quốc gửi vũ khí cho Khmer Đỏ.
Sự thật là Mỹ đã bí mật tài trợ cho Polpot lúc đang đào tị từ tháng Giêng, 1980. Qui mô của sự hỗ trợ này -- 85 triệu USD từ 1980 đến 1986 -- đã được tiết lộ ra qua một bức thư gửi tới một thành viên của Ủy ban Quan hệ Nước ngoài của Thượng viện. Trên biên giới Thái Lan với Campuchia, CIA và các cơ quan tình báo khác thiết lập một cơ quan gọi là Nhóm Cứu cấp Campuchia, mà nhiệm vụ là bảo đảm hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến những khu của Khmer Đỏ trong những trại tị nạn và bên kia biên giới. Hai người Mỹ làm việc cứu trơ, Linda Mason và Roger Brown, sau đó viết "Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng Khmer Đỏ phải được nuôi... Mỹ thích việc nuôi cơm cho Khmer Đỏ đó được hưởng dưới uy tín của hoạt động cứu trợ mà cả thế giới biết đến. "Dưới sức ép Mỹ, Chương trình Thực phẩm Thế giới đã trao hơn 12 triệu USD giá trị thực phẩm cho quân đội Thái Lan để chuyển qua cho Khmer Đỏ; "20.000 tới 40.000 kháng chiến quân Polpot đã hưởng lợi", Richard Holbrooke, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó, viết.
Tôi chứng kiến điều này. Đi cùng đoàn xe của Liên Hợp Quốc gồm 40 xe tải, Tôi đến một khu căn cứ hoạt động của Khmer Đỏ ở Phnom Chat. Người chỉ huy cơ sở này là Nam Phann, một người khét tiếng, được nhân viên cứu trợ biết đến với cái tên "Đồ tể" và "Himmler của Polpot". Sau khi đồ cung cấp đã được bốc dỡ hết, ngay dưới chân mình, ông ta nói "Cám ơn bạn rất nhiều, và chúng tôi muốn có thêm nữa".
Trong tháng Mười Một của năm đó, 1980, tiếp xúc trực tiếp giữa nhà Trắng và Khmer Đỏ đã được bố trí khi Bác sĩ Ray Cline, một cựu phó giám đốc của CIA, làm một cuộc viếng thăm bí mật đến một trụ sở hoạt động chính của Khmer Đỏ. Lúc đó Cline là một cố vấn về chính sách đối ngoại trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống vừa đắc cử là Reagan. Đến năm 1981, một số chính phủ trên thế giới đã trở nên rõ ràng khó chịu với trò đố chữ của Liên Hợp Quốc đang tiếp tục công nhận cái chế độ đã chết từ lâu của Polpot. Cần phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình. Năm sau đó, Mỹ và Trung Quốc sáng chế ra Liên minh của Chính phủ Dân chủ Campuchia, mà thực sự không phải là một Liên minh, cũng không phải Dân chủ, hay là một Chính phủ, hay hiện hữu trên đất Campuchia. Nó là cái mà CIA gọi là "Một ảo tưởng bậc thầy". Hoàng tử Norodom Sihanouk được chỉ định làm cái đầu của nó; ngoài ra không có gì khác nhiều cả. Hai nhóm "không cộng sản", nhóm một là những người theo Sihanouk, thì được dẫn dắt bởi con trai của Hoàng tử là Norodom Ranariddh, nhóm thứ hai là Mặt trận Giải phóng Quốc gia của người Khmer, mà về ngoại giao và quân sự, bị khống chế bởi phe Khmer Đỏ. Một trong số những bạn thân của Polpot, Thaoun Prasith, là người điều hành văn phòng đại diện của họ tại Liên Hợp Quốc ở New York.
Ở Bangkok, người Mỹ cung cấp cho "liên minh" này những kế hoạch tác chiến, đồng phục, tiền và tình báo từ vệ tinh; vũ khí thì đến trực tiếp từ Trung quốc hay từ phương tây, theo đường Singapore. Phe không cộng sản đáng xấu hổ trên đã trở thành cái cớ cho phép Quốc hội -- được thúc đẩy bởi một người cuồng tín về Chiến tranh Lạnh là Stephen Solarz, một chủ tịch ủy ban có thế lực -- phê duyệt 24 triệu USD giá trị viện trợ cho "kháng chiến".
Cho đến 1989, vai trò của Anh ở Campuchia vẫn còn nằm trong bí mật. Những tường trình đầu tiên xuất hiện trên tờ Sunday Telegraph, viết bởi Simon O'Dwyer- Russell, một phóng viên ngoại giao và quốc phòng có những tiếp xúc nghề nghiệp và gia đình gần gũi với SAS (lực lượng đặc biệt của Anh). Ông ta tiết lộ rằng SAS đang huấn luyện lực lượng do Polpot cầm đầu. Không lâu sau đó, tờ Jane's Defense Weekly lại cho biết rằng việc huấn luyện của Anh cho những thành viên "không cộng sản" của "liên minh" đó đã được thực hiện "tại những căn cứ bí mật trên đất Thái trong hơn bốn năm rồi". Huấn luyện viên được cử đến từ SAS, "Tất cả bọn họ đều là những nhân viên quân sự đang tại ngũ, cựu chiến binh của cuộc xung đột Falklands, được dẫn dắt bởi một đại úy".
Việc huấn luyện ở Campuchia đã trở thành riêng của Anh sau khi vụ "Irangate", vụ vũ khí đổi con tin, vỡ lở ra ở Washington vào năm 1986. Nếu Quốc Hội biết được chuyện người Mỹ có dính dáng đến chương trình huấn luyện bí mật ở Đông Dương, chưa nói đến việc đó là huấn luyện cho lực lượng Polpot", một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho O'Dwyer- Russell cho biết, "Cái bong bóng đó chắc đã bay ngay lên. Đó là một trong những vụ dàn dựng ăn ý cổ điển giữa Thatcher và Reagan". Hơn nữa, Margaret Thatcher đã vuột miệng, trước sự kinh ngạc của Bộ Ngoại giao, rằng "những người ôn hòa hơn trong lực lượng Khmer Đỏ sẽ phải đóng vai trò nào đó trong chính phủ tương lai". Vào 1991, tôi phỏng vấn một thành viên của Đội "R" (đội dự bị) của SAS, một người đã từng phục vụ ở vùng biên giới. "Chúng tôi đã huấn luyện Khmer Đỏ về rất nhiều những nội dung kỹ thuật -- rất nhiều về mìn," anh ta nói. "Chúng tôi đã sử dụng mìn nguyên thủy đến từ Kho Đạn dược Hoàng gia ở nước Anh, đi qua đường Ai-cập để đổi nhãn mác... Chúng tôi thậm chí còn huấn luyện họ về tâm lý. Lúc đầu, họ muốn đi vào làng để chém người thôi. Chúng tôi đã bảo họ cách làm sao để cảm thấy thư thái hơn..."
Bộ Ngoại giao đã phản ứng trước những thông tin này bằng cách nói láo. "Nước Anh không có một sự giúp đỡ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cho các đảng phái ở Campuchia", một nghị viên phát biểu. Thủ tướng Anh lúc đó, Thatcher, viết cho Neil Kinnock, "Tôi xác nhận rằng không có sự liên can nào giữa chính phủ Anh dưới bất kỳ hình thức nào tới việc huấn luyện, trang bị hay hợp tác với Khmer Đỏ hay những nhóm đồng minh với họ." Vào 25 tháng Sáu, 1991, sau hai năm chối quanh, chính phủ cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng SAS đã bí mật huấn luyện "quân kháng chiến" từ 1983. Một tường trình bởi Asia Watch đã mô tả chi tiết: SAS đã dạy "cách sử dụng những thiết bị nổ tự tạo, bẫy và chế tác, sử dụng những thiết bị kích nổ chậm". Tác giả của bản tường trình, Rae McGrath (người cùng đoạt Giải thưởng Nobel Hoà bình từ cuộc vận động quốc tế về mìn), viết trên tờ Guardian rằng "Việc huấn luyện của SAS là một chính sách phạm tội vô trách nhiệm và đê tiện".
Khi cuối cùng, một "lực lượng gìn giữ hoà bình" của Liên Hợp Quốc cũng đã đặt chân đến ở Campuchia vào 1992, bản hiệp ước bán linh hồn cho ác quỉ đã lộ rõ hơn bao giờ hết. Được gọi đơn thuần nhẹ nhàng là một "thành phần trong cuộc chiến", Khmer Đỏ được chào đón quay trở lại Phnom Penh bởi viên chức của Liên Hợp Quốc, nếu không phải là bởi người dân. Một chính khách phương tây, người đã giành công kiến tạo "tiến trình hoà bình", Gareth Evans (ngoại trưởng Úc lúc đó), lên tiếng trước bằng việc yêu cầu nên có một cách tiếp cận "vô tư" đối với Khmer Đỏ và đặt ra câu hỏi rằng liệu gọi việc họ làm là diệt chủng có phải đã tạo ra "một viên đá cản đường rõ ràng" không.
Khieu Samphan, thủ tướng của Polpot trong thời gian những năm diệt chủng, tiếp nhận dàn chào của quân đội Liên Hợp Quốc với người chỉ huy của họ, tướng người Australia John Sanderson, đứng bên cạnh ông ta. Eric Falt, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc ở Campuchia, nói với tôi: "Mục tiêu của tiến trình hoà bình là cho phép [Khmer Đỏ] gầy dựng lại tiếng tăm."
Hệ quả của việc nhúng tay vào của UN là việc tách ra không chính thức ít nhất một phần tư Campuchia cho Khmer Đỏ (theo bản đồ quân sự của Liên Hợp Quốc), cùng sự tiếp tục của một cuộc nội chiến âm ỉ và cuộc bầu cử của một chính phủ bị chia rẽ hết thuốc chữa giữa "hai thủ tướng" Hun Sen và Norodom Ranariddh.
Chính phủ Hun Sen kể từ sau đó đã thắng cuộc bầu cử thứ hai một cách dứt khoát. Một người độc đoán và đôi khi thô bạo, tuy vậy theo tiêu chuẩn Campuchia vẫn là ổn định lạ thường, chính phủ được dẫn dắt bởi một người bất đồng quan điểm với Khmer Đỏ cũ, chạy trốn sang Việt Nam từ những năm 1970, đã giải quyết xong những thoả thuận với những nhân vật lãnh đạo thời Polpot, đáng chú ý là nhóm ly khai của Ieng Sary, trong khi từ chối những người khác việc miễn tố.
Một khi chính phủ Phnom Penh và Liên Hợp Quốc có thể đồng ý về một khuôn mẫu, một tòa án tội ác chiến tranh quốc tế sẽ có nhiều khả năng tiến hành. Người Mỹ không muốn có sự tham gia nhiều của người Campuchia; mối quan tâm của họ thật dễ hiểu vì không chỉ có Khmer Đỏ sẽ bị buộc tội.
Luật sư Campuchia bảo vệ Ta Mok, người lãnh đạo quân Khmer Đỏ bị bắt năm ngoái, đã nói: "Mọi người ngoại quốc liên quan phải được gọi ra trước tòa án, và sẽ không có những ngoại lệ... Madeleine Albright, Margaret Thatcher, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Ronald Reagan và George Bush... Chúng tôi sẽ mời họ tới để nói cho thế giới biết rằng tại sao họ đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ".
Đó là một nguyên lý quan trọng, mà Washington và Whitehall, hiện thời nếu đang nuôi dưỡng những tên bạo chúa tay dính đầy máu ở nơi nào đó trên thế giới, thì nên ghi nhớ lấy.
*********
(2) 28/12/2016 : Sáng

Nghe TV nói:

Bên Mỹ, nhân viên làm việc như điên đến nỗi ngày nghĩ hợp pháp họ cũng không lấy đi nghĩ . Tại sao thế?

Trong khi bên Pháp nhân viên làm việc 35G/tuần, các doanh nghiệp đòi tăng thêm giờ thì người ta đi biểu tình chống lại việc tăng giờ làm việc.

Bên Mỹ, các doanh nghiệp có chiều hướng thuê nhân công theo hợp đồng, có thể bị sa thải bất cứ lúc nào xí nghiệp thấy cần. Cái tức cười là tay gíam đốc nào sa thải nhiều nhân viên mà cường độ lợi nhuận của công ty không giảm mà còn tăng thì tay này được xem là giỏi và lương và bonus sẽ được tăng lên theo tĩ lệ tăng lợi nhuận.
*********
(3) 28/12/2016: Trưa sắp qua chiều rồi
OGT nghĩ trưa đôi chút, xong, bây giờ bàn tiếp tham nhũng... nhé.
Theo nguyên tắc của thế giới mà mình muốn bắt chước, là khi làm công chức, nghĩa là ăn lương từ thuế của dân đóng góp thì phải làm việc công cho đàng hoàng đúng theo chức vụ mình được giao.
Như vậy, người công chức ngoại quốc, khi nhận nhiệm sở họ phải biết làm gì đối nội cũng như đối ngoại. Đối ngoại là đối với dân chúng. Giữa dân chúng và công chức là không có chuyện xin cho, vì khi người dân đến cơ quan chính quyền họ phải biết họ yêu cầu việc gì mà luật pháp cho phép, và công chức phãi đáp ứng yêu cầu. Tất cả những việc này đều đã được ghi vào sổ sách, cho nên người Mỹ hay sử dụng từ "by the book" nghĩa là làm theo luật lệ đã ghi vào sổ.
VN không biết việc này, nên không có luật lệ đối với người công chức, nên công chức VN làm theo luật rừng, theo cơ chế xin-cho, theo kiểu "anh có chút cơm, thì cũng phãi cho tôi chút cháo". TD: bạn vào làm giấy tờ ở địa chính, thay đổi sổ đỏ chuyễn bán cho người khác. Thế là có một màn đi đêm với nhân viên địa chính để làm giấy tờ cho nhanh, để sang tên cho lẹ,,, muốn thế là nãy sinh ra những thằng cò lo chuyện việc này với bao nhiêu phần trăm. Ở ngoại quốc, người ta có luật lệ rõ ràng, chi phí dịch vụ rõ ràng, không có loại cò nhà đất như bên ta. Như vậy, dân coi việc đưa tiền cho cò là bình thường, không coi là tham nhũng, vì theo kiểu xin cho thì "anh có chút cơm (bán nhà) thì tôi cũng có chút cháo chứ (tiền cò).
Tiền cò như vậy nên gọi là tiền tham nhũng cấp 1, cấp thấp nhất. Mà ai cũng tham gia. Bạn thử kiểm kê xem lại loại tham nhũng này còn ở đâu nữa. Ông CSGT thay vì phạt bạn 500K, nhưng khi bạn chìa 100K xin ổng qua, thì bạn cũng đã tham gia vào tham nhũng cấp 1 rồi.
Ôn kể cho nghe một chuyện trước 1975, hồi ông du học Pháp về lại miền Nam năm 1965. Ôn về 7/1965 thì qua tháng 8/1965 ôn mua đất xây nhà ở Tân Định Q1. Nhân dịp này bà chị ruột cũng xây theo cạnh bên. Hai chị em xây cùng một kiểu. Trước Tết thì xong, và quận xuống kiểm tra. Bà chị lo chuyện xây nhà,lại cho nhô ban công ra 5 tấc. Thế là bị phạt. Bà chị thương lượng (nghĩa là đút lót) vời bên kiểm tra xây dựng, trả một số tiền để cho qua. Còn Ôn, theo nguyên tắc (học ở Pháp) thì chịu bị phạt chứ không thỏa hiệp với nhân viên kiểm tra. Cuối cùng ông phải ra tòa, đường Nam Kỳ Khởi nghĩa, chịu phạt vì xây dựng sai. Thế là xong. Ôn không mang tiếng là nuôi tham nhũng, để rồi chữi NN tham nhũng. Điên phải không bà con.


























Sent from my iPad DQT