Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Giáo dục là gì?

Thôi để ông viết ra những suy nghĩ của ông về giáo dục VN và cách giãi quyết của ông nếu ông còn sức lực.
>
> (1). Nên xem ngành giáo dục như là một ngành sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, mặc dù ông không muốn thế. Như vậy phải xem sinh viên ra trường như là một sản phẩm hoàn tất (end product) phải đến tay người sử dụng, đáp ứng nhu cầu và mong mõi của người sử dụng. Nhu cầu và mong mõi của người sử dụng, nhất là trong thời buổi kỹ thuật số, không bao giờ bất biến nên thường xuyên phải tìm hiểu thị hiếu thị trường, người quyết định số phận của ngành giáo dục, để khỏi bị lạc hậu lỗi thời. Cứ xem các thí dụ của Nokia, hoặc Kodak thì thấy rõ.
>
> (2). Phải có một cuộc thăm dò thị hiểu thị trường về giáo dục hiện tại đối với dân chúng, nhất là đối với những gia đình đã gởi con học ở nước ngoài (vì sao họ cho con du học ngoại quốc, giáo dục VN khiếm khuyết ở chỗ nào trong mắt họ). Chính kết quả của những thăm dò thống kê này cho phép biết rõ những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục của ta hiện tại. Và từ đó mới có thể phác hoạ một chương trình đào tạo khả thi cho tương lai. Phải làm marketing và PR một cách có ý thức.
>
> (3). Lúc này, ta có thể lên chương trình các môn cần được đào tạo theo thời gian. Tìm kiếm những giảng viên cho các môn này. Nên tính chuyện thuê chuyên viên, giảng viên ngoại quốc và các chuyên viên ở các cơ quan xí nghiệp (để sau này họ có thể giúp giới thiệu sinh viên ra trường vào các cơ quan họ đang làm việc).
>
> (4). Nên giảm đi thời gian đào tạo (chừng 3 năm tối đa) nhưng tăng thời lượng học của sinh viên bằng cách sử dụng phương pháp dạy trực tuyến, Internet, cũng như thư viện trực tuyến và quản lý bằng tin học sẽ giảm chi phí hành chính nhưng vẫn tăng cường sự chính xác của quản lý.
>
> (5). Phải tính toán một cách chỉnh xác theo thời gian chi phí của từng bộ môn, làm thế nào phải tiết kiệm, nhưng vẫn bảo đãm thu nhập cao để thu hút và giữ chân giãng viên giỏi, nghĩa là chi phí gián tiếp phải giãm tối đa bằng cách sử dụng tin học trong quản lý hành chánh. Làm thế náo tạo một HTTT quản lý sinh viên và kế toán chỉ cần một nhân viên điều hành, chứ không cần đến một bộ máy cồng kềnh ngốn hết phần lớn ngân sách của nhà trường.
>
> (6). Phải tìm ra một địa điểm lý tưởng cho việc học hành, thành lập đại học. Thí dụ, ở Canada, thành phố Montreal trở thành một thành phố đại học. Theo tôi, Nhatrang hoặc Đà Lạt là nơi lý tưởng để mỡ trường đại học, giá đất và chi phí sinh hoạt rẽ, không khí trong lành, ít bị cám dỗ ăn chơi đối với sinh viên. Phải kiếm một miếng đất trên 20ha, giá mua hoặc giá thuê rẽ hoặc miễn phí càng tốt.
>
> (7). Nếu có số mặt bằng kể trên, thì nên tạo một loại campus như ở ngoại quốc. Ngoài cơ sở dạy học, thì phải có cư xá sinh viên, nhà ăn, tiệm bán thực phẩm, sách báo cho sinh viên, làm thế nào chi phí sinh viên phãi vào túi của nhà trường, không được cho tư nhân ăn. Làm thế nào, sinh viên, ăn ở học tập, 24g không ra ngoài khuông viên campus. Các giãng viên cũng thế. Làm thế nào giảng viên luôn luôn ở cạnh trường.
>
> (8). Phải thành lập một hội đồng lo vận động các gia đình giàu có tha thiết với giáo dục cho nhà trường "mượn không trã lãi" một số tiền (tối thiểu 100 triệu, tối đa 300 triệu) trong một thời gian nhất định (từ 2 năm đến 4 năm), đúng kỳ hoàn trã lại tiền đã mượn. Số tiền cho mượn không có điều kiện kèm theo đối với nhà trường (trường phải ưu ái đối với con cái của phụ huynh đã cho mượn tiền, chẵng hạn). Số tiền thu được sẽ đem gởi ngân hàng theo định kỳ để lấy lãi. Số tiền gốc phải được bảo toàn lại, không được rút ra dùng đầu tư vào việc nào đó. Nhà trường sẽ lấy tiền lãi để chi vào chi phí hoạt đồng của nhà trường.
>
> (9). Phải sử dụng tối đa tin học vào giãng dạy và quản lý của nhà trường. Các giãng viên ngoại cũng như nội phải biết soạn bài giãng điện tữ. Mỗi sinh viên phải được trang bị một laptop cho việc học trên mạng. Nội dung các tín chỉ sẽ được học bất cứ lúc nào, miễn bảo đãm thời lượng, và kết quả học hành sẽ hoàn toàn được quản lý bởi máy tính, chính xác, minh bạch, không cần đến nhân sự quản lý hành chính.
>
> Sơ bộ, ông nghĩ như thế. Về sau, sẽ xào xáo bàn bạc thêm cho nó hoàn chỉnh.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

WARNIER - Giới thiệu

22/1/2016

Ngày 25/12/2015, OGT đã cho phát hành tập sách Phương pháp WARNIER theo dạng ebook, bởi NXB Trẽ. Nhận thấy kỹ sư tin học đào tạo tại VN từ 1985 đến nay không biết viết chương trình, nên OGT đã soạn ra tập sách này, với mong muốn là kỹ sư tin học tự mình đào tạo đề có kỹ năng này. Dưới đây là bài giới thiệu.

Lời  giới  thiệu

(1992)

Tập sách này được soạn thảo dùng làm giáo trình đào tạo thảo chương viên vi tính tại Văn phòng Dịch vụ Điện toán SAMIS. Mục đích tập sách này là giới thiệu một phương pháp thảo chương mới, tạm gọi là phương pháp WARNIER, mà chúng tôi cho đem ứng dụng vào ngôn ngữ dBase/FoxBase, khá thịnh hành trong giới thảo chương trên máy vi tính ứng dụng vào quản lý kinh tế.

Trước tiên, chắc bạn đọc cũng muốn biết WARNIER là ai. Tên đầy đủ là Jean Dominique WARNIER. Ông ta là một kỹ sư người Pháp làm việc cho công ty máy điện toán Pháp mang tên BULL Compagnie (một đối thủ của công ty IBM) trong lãnh vực điện toán. Từ những năm 1972 trở đi, ông ta cùng một nhóm nghiên cứu đề ra những nguyên tắc lô gic trong việc giải các bài toán điện toán ứng dụng vào quản lý kinh tế. Những nguyên tắc này giúp đào tạo thảo chương viên một cách có hệ thống, không tùy thuộc vào loại ngôn ngữ hay thay đổi theo thời gian. Ông ta đặt cho phương pháp của ông ta là phương pháp LCP, tắt của cụm từ Lois de Construction des Programs (Qui tắc Xây dựng Chương trình). Năm 1974, Jean Dominique Warnier nhận được giải thưởng khoa học tại Mỹ, và được nước Pháp tặng huân chương. Phương pháp WARNIER đã được phổ biến trên nhiều nước trên thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng, và trong năm 1985, sách LCP được bán trên 100.000 bản trên khắp thế giới và tại Pháp.

Từ những năm 1972 trở đi, người viết đã nghiên cứu phương pháp WARNIER qua 2 tập sách: Entrainement à la Construction des Programmes (Luyện thảo chương trình) do nhà xuất bản “Les Editions d’Organisation”, Pháp, phát hành. Nghiên cứu để  cho biết mà thôi, chứ chưa đem ra ứng dụng vì chưa có đất dụng võ, vì vào thời điểm ấy, cho đến năm 1985, chúng tôi đang điều hành trung tâm điện toán tại Xí Nghiệp Liên Hiệp Rượu Bia NGK 2 (trước 1976, là công ty bia của Pháp mang tên BGI – Brasseries & Glacières de l’Indochine), nơi đây sử dụng ngôn ngữ RPG (Report Program Generator) của IBM chạy trên máy IBM 360/20. Cách viết ngôn ngữ RPG cũng gần giống như với phương pháp WARNIER, nhưng có vẽ hơi cứng nhắc vì ngôn ngữ RPG áp đặt trước một lưu đồ (flowchart) cố định không thể thay đổi được cho phép uyển chuyển. Do đó, chúng tôi chưa nghĩ đến việc ứng dụng phương pháp WARNIER mặc dù chúng tôi rất thích thú phương pháp này.

Mãi đến năm 1985, khi chúng tôi chuyễn qua viết lại chương trình quản lý cho máy vi tính với ngôn ngữ dBase III tại XNLH Rượu Bia NGK 2, chúng tôi mới bắt đầu nghiên cứu ứng dụng phương pháp WARNIER này vào ngôn ngữ dBase, và dạy cho anh chị em thảo chương viên của XNLH Rượu Bia NGK 2. Kết quả rất khả quan nhưng cũng chỉ giới hạn trong phạm vi XNLH Rượu Bia NGK 2.

Chúng tôi có những nhận xét sau đây mà không biết bạn đọc có đồng tình hay không:

·        dBase/FoxBase so với các ngôn ngữ thế hệ trước như Cobol hoặc RPG chẵng hạn, có những lợi điểm đáng kể là ngôn ngữ vấn tin (query language) mạnh, và nhất là khi viết chương trình dBASE/FoxBASE ta không cần khai báo cấu trúc tập tin như ta đã làm trong Data Division khi viết Cobol, hoặc mô tả phần Input khi viết RPG. Nếu cấu trúc tập tin thay đổi thì là cả một sự phiền toái vì phải sữa một loạt chương trình COBOL hoặc RPG, nếu không nói đến đôi khi bỏ quên không sữa. Nhưng nhìn chung, khi viết chương trình dBASE/FoxBASE chúng tôi có cảm tưởng là chẵng khác  nào viết một chương trình  hợp ngữ (assembly), mặc dù so với hợp ngữ thì các lệnh dBASE/FoxBASE thuộc loại macro, viết dễ dàng hơn. Mặc dầu, dBASE/FoxBASE không có lệnh GOTO quái ác, nhưng đọc một chương trình viết theo dBASE/FoxBASE để sữa lỗi không phải là dễ. Một chương trình  dBASE/FoxBASE trung bình cũng đã trên 10 trang, 500 dòng lệnh, đọc hoa cả mắt khi ngồi trên màn hình  để sữa sai chương trình.

·        Thứ đến, lệnh của dBASE/FoxBASE cũng có nhiều cái rối rắm đối với người học thảo chương ngôn ngữ này. Một thí dụ: động tác “nhập liệu” nghĩa là đọc dữ liệu ở ngoài đưa vào ký ức trung ương, đối với dBASE/FoxBASE có đến không biết bao nhiêu là lệnh như ACCEPT, INPUT, GET, READ, LIST, DISPLAY, SKIP, LOCATE/CONTINUE, SEEK, FIND, WAIT. Học viên không biết đâu mà lần.

·        Cuối cùng, từ 5 năm nay, máy vi tính tràn ngập thị trường Việt Nam. Cũng may không tác hại như hàng lậu, tuy nhiên cũng do đó nhiều trung tâm mang tên là đào tạo chuyên viên “lập trình” được mở ra nhiều như nấm sau cơn mưa. Nói là dạy viết chương trình  quản lý cho máy vi tính, nhưng thực chất người ta nhồi cho học viên, với trình độ văn hóa khác nhau, với tư duy không đồng đều, một số lệnh dBASE/FoxBASE, và học viên không biết vận dụng thế nào để viết chương trình với số lệnh đã học. Nhất là khi trở về xí nghiệp học viên tốt nghiệp đụng phải những bài toán thực tế khó khăn phức tạp khác xa với những bài tập nho nhỏ làm ở lớp. Chúng tôi không phủ nhận cũng có một số giảng viên dạy tận tâm, nhiều kinh nghiệm, nhưng khi truyền đạt kiến thức trong lĩnh vực tin học này, thì họ cũng chỉ truyền đạt những kinh nghiệm chắt chiu từ nhiều năm trong nghề, chứ không truyền đạt một phương pháp viết chương trình. Do đó, nhiều học viên câu lệnh thì thuộc như cháo, nhưng khi ngồi trước màn hình đánh vào chương trình  thì không biết bắt đầu từ đâu, chỉ có nước mở bài mẫu nào đó của thầy gần giống rồi viết thử xem trật trúng ra sao. Trúng cũng không hiểu vì sao nó trúng, mà trật cũng không hiểu vì sao nó trật. Nói tóm lại, học viên viết chương trình  kiểu “chầm chày may rũi”. Cho nên dù cho ngồi trên máy bao nhiêu giờ cũng vô ích. Có thể sữa càng nhiều lại càng sai, vì không biết đường đi nước bước trong chương trình của mình.

Ngoài ra, chúng tôi có nhận xét cuối cùng là: trong tình hình hiện nay người ta chủ trương dạy ngôn ngữ dBASE/FoxBASE không cần vẽ lưu đồ (flowchart), đến nỗi học viên tin học không biết lưu đồ là cái quái gì. Như kiểu kiến trúc sư xây cao ốc không cần bản vẽ. Đúng là xây cái chòi tranh thì chả cần bản vẽ, nhưng viết một chương trình  phức tạp mà không lưu đồ thì chỉ có nước đi vào một mê hồn trận của chương trình, vì đâu có gì cụ thể một như một lưu đồ để chỉ đường đi nước bước. Đây là chưa nói đến việc học viên chưa được trang bị những phương pháp chuẩn bị các dữ liệu mẫu để thử (testing) chương trình  bảo đảm chương trình  chạy không sai trước khi đưa vào sử dụng. Một công ty sản xuất nước ngọt nọ nhờ một công ty dịch vụ vi tính kia gia công viết chương trình  về tiền lương.Viết xong không biết kiểm tra thế nào mà khi phát lương xuống cho công nhân mới thấy là sai, phải cho thu hồi phiếu lương lại, làm mất mặt phòng máy vi tính và gây sự hoài nghi của công nhân đối với máy vi tính, mà người ta đã ca tụng là rất chính xác không bao giờ sai.

Từ những nhận định trên, chúng tôi mới soạn giáo trình tạm thời gồm 8 chương cơ  bản để huấn luyện học viên SAMIS trong khi viết chương trình theo ngôn ngữ  dBASE/FoxBASE, cho học viên một phương pháp làm việc khi thảo chương, tránh tình trạng học viên viết chương trình theo ngẫu  hứng hoặc sữa chương trình  theo kiểu đánh “du kích”.

Tập sách này không đòi hỏi người đọc một kiến thức sâu rộng, miễn là phải có một tư duy lô gic. Người học các ngôn ngữ khác  như Pascal, BASIC, khi muốn ứng dụng ngôn ngữ mình học vào các  bài toán quản lý kinh tế, có thể tự mình học được phương pháp này, vì phương pháp WARNIER sẽ đưa tới một tập hợp lệnh được gọi là pseudo-code, từ đó người học ngôn ngữ nào đó có thể suy diễn dịch từ pseudo-code WARNIER qua ngôn ngữ ứng dụng của mình. Đây là điều mà tác giả đã làm với ngôn ngữ dBASE/FoxBASE.

Tập sách này đang còn trong vòng khảo nghiệm, chỉ lưu hành nội bộ. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi việc tập sách này đến tay bạn đọc bằng những con đường lắt léo nào đó. Nếu các bạn đem phương pháp này ra ứng dụng vào một hay nhiều bài toán đã giải, các bạn sẽ thấy là chương trình viết theo lối WARNIER sẽ ít tốn ký ức, chạy nhanh hơn và sáng sủa hơn, và có thể sửa đỗi dễ dàng về sau. Khi soạn các bài tập cho sách này, chúng tôi chỉ thử 2 lần: lần đầu sữa những lỗi cú pháp, lần sau thử chính thức, và trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, chương trình  chạy tốt qua lần thử thứ hai. Chúng tôi sẵn sàng chờ đợi sự góp ý của các bạn.

Chúng tôi cũng lưu ý các  bạn đọc là phương pháp WARNIER chỉ ứng dụng vào việc giải quyết vấn đề quản lý kinh tế hành chánh. Những ai đang viết chương trình  cho hệ thống (hệ điều hành chẵng hạn) sẽ bị thất vọng.

TP HCM, tháng 8/1990
DƯƠNG QUANG THIỆN, Kỹ sư điện toán


Lời  giới  thiệu -  Phiên bản 2 (2015)

Cuối năm 2013, tác giả có mời 3 giảng viên đại học tin học giúp tác giả xây dựng dự án ERP (Enterprise Resources Planning), mà tác giả đã phân tích kỹ tới database.  ERP này gồm 8 modules: Order-Processing/Sales (OP/S), Inventory Control (IC), Accounts Receivable (AR), Accounts Payable (AP), Purchase Order (PO), Payroll (PR), Fixed Assets (FA), Accounting (AC), và Cash & Bank (CB).

Tác giả thỏa thuận với 3 giảng viên này chỉ làm việc: (1) tại nhà của tác giả; (2) mỗi buỗi sáng từ 8-11,30g; (3) tuần 5 ngày; (4) với lương bán thời gian do giãng viên đưa ra là 5 triệu đồng/tháng. Khởi đầu, tác giả giao module Order-Processing/Sales cho các giảng viên làm việc. Trong 3 ngày đầu, tác giả giãi thích cặn kẽ mục đích của module này, và cung cấp cho các giảng viên tài liệu của module mà tác giả đã phân tích đến cấu trúc database cũng như các biểu mẫu data entry của module.

Tuy nhiên, sau 7 tháng làm việc các giảng viên này cũng không cho ra nỗi hệ thống Sales chạy theo Access 2013, đồng thời cũng không cho ra một tập sách giải thích thiết kế từng chương trình của module để có thể phát hành dưới dạng ebook cho người sử dụng tự thiết kế module theo chĩ dẫn của tập sách. Trong khoảng thời gian 7 tháng này, tác giả đã kiểm tra hoạt động của các giãng viên này, và đã 2 lần yêu cầu xóa bỏ làm lại. Cuối cùng, sau 7 tháng làm việc, kết quả không đạt yêu cầu, nên tác giả đành quyết định chấm dứt hợp tác với các giãng viên.

Sau đó, tác giả tự hỏi tại sao 3 giảng viên trong 7 tháng trời không lập trình nỗi một module mà tác giả đã bỏ công phân tích và thiết kế đến chi tiết. 3 người trong 7 tháng bán thời gian, có nghĩa là 21 tháng bán thời gian, hoặc 10,5 tháng toàn thời gian, nghĩa là 10,5 tháng/1 lập trình viên. Con số kinh khủng, vì hồi trước với ngôn ngữ FoxPro, module Sales, chúng tôi chỉ mất 1 tháng lập trình là tối đa cho Công ty Rượu Bia SABECO. Còn ở đây thời gian lập trình lên đến hơn 10 tháng mà không kết quả. Đúng là vô lý.

Sau một thời gian suy gẫm, tác giã đi đến một kết quả kinh khũng: 3 giãng viên này mặc dầu có nhều kinh nghiệm đi dạy lập trình trên 7 năm, nhưng lại KHÔNG BIẾT VIẾT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ. Sau đó, tác giả mới sực nhớ là khi mở công ty SAMIS dạy lập trình FoxPro, tác giả đã soạn ra tập sách dạy phương pháp Warnier theo FoxPro. Chính tập sách này, bị bỏ quên từ năm 1990, dạy cho lập trình viên viết  các chương trình quản lý.

Trong lần tái bản này, nguyên gốc chỉ 200 trang, chúng tôi cho trình bày thêm việc chuyễn theo các ngôn ngữ C#, Visual Basic, Access 2013, và Java, ngoài FoxPro. Như vậy phương pháp Warnier có thể áp dụng cho 5 ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra, tác giả cho bổ sung một số kiến thức lập trình quản lý, mà tác giả tin là ở đại học người ta không dạy đâu. Cuối cùng sau lần bổ sung này, tập sách dày lên 500 trang.

Tiện đây, tác giả thành thật cảm ơn các anh em cựu thành viên SAMIS đã giúp hoàn thành tập sách này, mỗi người theo ngôn ngữ mình chuyên môn: anh Đàm Văn Chương (FoxPro, VB, Access), anh Võ Văn Thành (C#), anh Hoàng Ngọc Giao (Java).

Dương Quang Thiện (82 tuổi)
Kỹ sư Điện toán IBM – Hưu trí
Email: dqthien@gmail.com

Tháng 11/2015

ERP- Module Order Processing - Giới thiệu

22/1/2016

OGT đã hoàn tất tập sách ERP Module Order Processing & Sales (OE/S). Qua Tết sẽ tung lên mạng dưới dạng ebook do NXB Trẽ phát hàng. Sau tập này, lần lượt sẽ ra mắt 7 tập tiếp, mỗi tập xữ lý một chức năng của ERP.

Dưới đây là phần giới thiệu trích từ tập sách.

Giới thiệu

Các bạn đang cầm trong tay tập sách ERP đầu tiên bằng tiếng Việt. Tập sách này, được gọi là ERP-2, module Order Processing / Sales (OE/S), như theo tên gọi là giúp bạn giãi quyết các vấn đề quản lý xí nghiệp chức năng Xữ lý Đơn Đặt Hàng / Bán Hàng, sữ dụng máy vi tính. Có bạn sẽ ngạc nhiên sao tập sách đầu tiên lại mang ký hiệu ERP-2 mà không là ERP-1. Lý do đơn  giản là chúng tôi chưa viết ra tập sách ERP-1 này, vì chúng tôi định đưa vào tập sách ERP-1 này những gì chung (general) cho tất cả các module của ERP. Có cả thảy 8 module nên sẽ có 8 tập được đánh số từ ERP-1 đến ERP-8. Tập này là ERP-2. Những gì mang tính cách chung đối với tất cả module 2 đến 8 sẽ được đưa vào ERP-1. Nghĩa là ERP-1 sẽ được phát hành chót khi 7 ERP đầu tiên đã được phát hành xong. Bạn thấy có nực cười không: sinh con rồi mới sinh cha.

ERP viết tắt bởi cụm từ Enterprise Resources Planning, nghĩa là Hoạch định Nguồn lực Xí nghiệp. Từ này ra mắt đầu tiên vào đầu những năm 1970, do một nhóm 5 kỹ sư hệ thống IBM (IBM System Engineer) ở Đức, xấp xĩ cùng tuổi với người viết lúc ấy đang làm việc cho IBM France từ năm 1964 trở đi cũng với chức danh kể trên.Năm kỹ sư tin học này, họ rời khỏi IBM ra thành lập một công ty mang tên là SAP (tắt cụm từ Systems Applications and Products), và sản phẩm đầu tiên và duy nhất của họ là ERP. Không biết sao họ chọn cái tên này, vì hoạch định nguồn lực xí nghiệp không thấy dính dáng chi với quản lý xí nghiệp cả. Cũng như ở ta có cái công ty mang tên FPT tắt của cụm từ Food Processing Technology, nghĩa là Công nghệ Xữ lý Thực phẩm, mà bây giờ đi bán máy vi tính, smart phone, dạy tin học và bán phần mềm ERP của Oracle thì phải.

Công ty SAP cho ra đời phần mềm ERP vào những năm đầu 1970, lúc ấy chỉ có toàn những máy điện toán IBM cỡ lớn, được gọi là mainframe. Chỉ qua thập kỹ 1980 máy vi tính mới bắt đầu thâm nhập thị trường. ERP viết cho máy vi tính cũng bắt đầu thâm nhập vào các xí nghiệp vừa và nhỏ ở ngoại quốc thông qua các máy vi tinh ngày càng tinh vi với dung lượng ký ức trung ương CPU cũng như dung lượng ỗ đĩa ngày càng “khũng”, không thua gì các mainframe của IBM. Việt Nam, sau khi Mỹ gỡ bỏ cấm vận năm 1995 sau 20 năm bị áp đặt, thì cũng bắt đấu sữ dụng máy vi tính vào quản lý, và cũng học đòi áp dụng ERP trong quản lý.

Rất tiếc là Việt Nam chưa có đội ngủ rành ERP để có thể áp dụng một cách có hiệu quả. Vã lại giá mua một bộ ERP rất mắc, tối thiểu cũng phãi bỏ ra 10 tỹ VND. Do đó, chỉ có những tập đoàn giàu có và các công ty FDI ngoại quốc mới đủ tiền xài ERP. Thêm lại tỹ lệ thành công ERP trong các tập đoàn Việt Nam thường rất kém, chưa tới 10%, theo ước đoán của tác giả, vì con số thực tế thành công người ta không dám cho biết, rất kỳ lạ trong một xã hội thích khoe thành tích. Vì phần mềm ERP giá rất cao, và số chuyên viên rành ERP cũng đếm trên đầu ngón tay, nên ở ngoại quốc người ta viết ERP cho xài miễn phí gọi là openERP (nay được gọi là Odoo) với mã nguồn mỡ, Việt Nam ta có thể tha hồ vào vọc chuyễn ngữ qua tiếng Việt. Chứ hiểu phần lô gic của openERP thì còn lâu mới hiểu hết.

Kỹ sư tin học VN được đào tạo chỉ biết cú pháp ngôn ngữ lập trình (C#, Java,VB), nhưng môn phân tích và thiết kê HTTT cho quản lý xí nghiệp, hoặc tổ chức hành chánh xã hội thì hình như là null, trong khi ở VN 400.000 xí nghiệp vừa và nhỏ có trang bị tận răng máy vi tính, nhưng một hệ thống ERP cho ra hồn thì lại không có. Có một số kỹ sư tin học vào xí nghiệp, không biết chi về kinh tế thì làm sao biết được cái lô gic thâm sâu của ERP để áp dụng nên các kỹ sư này rời công ty về trường dạy tin học (để cho ra một đám kỹ sư không biết làm chi với ngôn ngữ lập trình đã được đào tạo ra, ngoại trừ đi làm out sourcing) hoặc chế ra việc sữ dụng Excel để làm kế toán. Thiệt là kỳ lạ.

Chính điều này làm trăn trỡ người viết suốt nhiều năm liền. Cho nên vào đầu năm 2008, tác giả bắt đầu nghiên cứu ERP và đã cho ra 2 tập sách nói về ERP về mặt lý thuyết, trong bộ sách Phân tích & Thiết kế HTTT của tác giả. Hai tập sách ERP này được đón nhận rộng rãi, nhưng vẫn là lý thuyết, nếu không qua giai đoạn phân tích thực tế ứng dụng vào xí nghiệp, dựa trên một ngôn ngữ lập trình gì đó, thì cũng chã làm nên cơm cháo gì. Do đó, tác giả bắt đầu phân tích HTTT của xí nghiệp theo hướng ERP, nhưng rất tiếc là vào thời ấy bà đầm, người Thụy Sĩ của tác giả ngã bệnh nên tác giả đành ngưng công trình lại, 5 năm sau, cuối năm 2013 mới tiếp tục lại. Đầu năm 2014, tác giả cùng 3 giãng viên đại học bắt đầu viết chương trình cho module Order Processing & Sales (OE/S) dựa theo ngôn ngữ Access 2013. Nhưng rất tiếc, mặc dù là giãng viên có nhiều năm kinh nghiệm (dạy học) nhưng 3 người này để mất 7 tháng mà không hoàn thành module OE/S nên tác giả đành ngưng hợp tác, và tác giả phãi mất một thời gian rất lâu tìm hiểu nguyên nhân vì sao các giảng viên này không viết được chương trình, mặc dù họ luôn luôn kêu là “chúng cháu đã cố gắng hết sức”. Tác giả cũng đã đưa phần phân tích module OE/S xong cho một số kỹ sư tin học giãng viên hoặc không giảng viên “đang thất nghiệp” để xem họ có viết được hay không. Họ nhận tài liệu phân tích của tác giả, nhưng sau đó nhiều tháng liền, tác giả không nhận được hồi âm. Thế là đã rõ: kỹ sư tin học VN được đào tạo dưới mái trường XHCN không biết viết chương trình tin học cho tác giả. Tác giả đành đi tìm nguyên nhân: xem ra các kỹ sư này chưa hề biết phương pháp Warnier, còn được gọi là phương pháp LCP, tắt chữ Lois de Construction des Programmes, nghĩa là các định luật xây dựng chương trình. Những chương trình quản lý xí nghiệp, chứ không phải các chương trình game như của Nguyễn Hà Đông.

Thế là tác giả đành bỏ ra 9 tháng trời, cùng với các anh em SAMIS củ viết lại quyển sách phương pháp Warnier ứng dụng cho 5 ngôn ngữ FoxPro, C#, VB, Access và Java. Sách này vừa được tung lên mạng theo dạng ebook bởi NXB Trẽ. Sau khi phát hành xong quyển Warnier, tác giả mới quay lại module OE/S “nữa đường đứt gánh” này, lần này hợp tác với anh bạn củ SAMIS, anh Đàm Văn Chương, Cữ nhân Toán Kinh tế & Chuyên ngành Xủ lý Thông tin, rất rành Access và hiện phụ trách mảng IT của một công ty nhà nước. Chỉ trong 3 tháng trời, chúng tôi phải viết lại toàn bộ module này trên Access 2013 và bổ sung thêm nhiều thứ, và nhất là trắc nghiệm xem có chạy đúng theo lý thuyết không. Vừa viết ứng dụng, vừa kiểm tra, vừa viết hướng dẫn step-by-step trong điều kiện eo hẹp về thời gian, nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc thông cảm.

Mục tiêu của tập sách này và 7 tập lần lượt sắp ra trong năm 2016-2017 này là gì? Xin thưa là hiện có đến 400.000 xí nghiệp vừa và nhỏ có trang bị máy vi tính nhưng lại không có một HTTT  toàn diện, tổng hợp kiểu ERP, bây giờ ta phãi giúp họ thế nào để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất, và ít tốn kém nhất. Nếu bạn thử tưởng tượng là mỗi xí nghiệp phải bỏ ra tối thiểu 10 tĩ để có một HTTT ERP, thì 400.000 xí nghiệp cộng lại phải chi ra 4.000.000 tĩ VND, nghĩa là 200% GDP VN, trong bao nhiêu năm, không ai biết được. Mà làm sao có sẵn 400.000 kỹ sư tin học biết ERP để cài đặt, điều hành, và bảo trì. Một bài toán hóc búa phải  không các bạn.  

Một điểm khác mà tác giả rất ngạc nhiên là có nhiều công ty (như TMA chẳng hạn) làm gia công phần mềm (out sourcing) cho ngoại quốc hơn 20 năm rồi, mà họ không qui tụ được một đội ngủ lập trình viên viết ra một HTTT ERP cho xí nghiệp VN, mà chỉ có những công ty nhỏ lẽ viết những hệ thống kế toán nho nhỏ được giải nhưng xí nghiệp lại chê. Tại sao thế?

Từ những trăn trỡ kễ trên, tác giả tự hỏi tại sao mình không làm một cái công việc mà cụ Hồ đã làm vào đầu những ngày dành độc lập, năm 1945: đó là đánh dẹp giặc dốt do bình dân học vụ. Tại sao ta không tin học hóa kiểu bình dân học vụ như cụ Hồ đã làm với việc dạy học chữ quốc ngữ.

Tác giả chia ERP ra làm 8 module, mỗi module tương ứng với 8 chức năng chuẩn của một xí nghiệp vừa và nhỏ: (1) Xữ lý đơn đặt hàng và Bán hàng; (2) Xữ lý Đơn đặt hàng Phòng Cung tiêu; (3) Tồn kho sản phẩm và vật tư; (4) Công nợ Khách hàng; (5) Công Nợ Nhà Cung cấp; (6) Quỹ & Ngân Hàng; (7) Tài Sản Cố Định; (8) Lao Động & Tiền Lương; (9) Kế toán. Chúng tôi có thể gom module 4 và 5 làm thành một. Đây là những module chuẩn của một xí nghiệp. Trong phần mềm ERP ngoại quốc, còn có những phần mềm mà tác giả gọi là “râu ria” như CRM (Customer Relationship Management), SCM (Supply Chain Management), HR (Human Resources) hoặc Logistics. Tác giả nghĩ rằng mấu chốt là xí nghiệp nên tập trung xây dựng cho xong 8 module cốt lõi kể trên cho xí nghiệp. Còn các phần mềm râu ria kia thì khi xí nghiệp xây dựng xong phần cốt lõi, thì lúc ấy có thời giờ làm thêm, giống như uống thuốc chức năng, có cũng tốt, mà không có thì chã chết ai.

Cách “tin học hóa bình dân” kiểu cụ Hồ, là tác giả cho phân tích và thiết kế HTTT cho từng module một, vẽ ra một lưu đồ hệ thống (system flowchart), rồi hợp tác với anh Đàm Văn Chương lập trình theo ngôn ngữ Access, rồi viết ra sách cách thực hiện chương trình theo từng bước một (step-by-step), làm bộ thử (test deck), từ đầu lưu đồ đến cuối. Đối với mỗi module, tập sách ứng dụng này, sẽ gồm 4 chương: (1) chương 1 gồm phần lý thuyết kinh tế của chức năng, kết thúc bởi phần phân tích cho biết những tập tin (file) nào cần thiết cho module, kèm theo cấu trúc dữ liệu của tập tin. Dân IT sẽ hiểu rõ module này sẽ làm gì về mặt kinh tế. Còn dân kinh tế, khi đọc xong chương này, hiểu thêm về chức năng đồng thời hiểu module này cần đến những dữ liệu nào và được cấu trúc thế nào dưới dạng database file. (2) tiếp theo, chương 2 bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho HTTT OE/S nghĩa là những tập tin chính (master file), tập tin giao dịch (transaction file) và chi tiết (detail file), những bảng dữ liệu dò tìm (lookup table) mà module sẽ dùng đến; (3) chương 3 kế tiếp là chương quan trọng chỉ cho bạn tạo theo từng bước những chương trình cho phép người sử dụng thực hiện những nghiệp vụ thuộc module. Thí dụ: đối với module OE/S này nghiệp vụ quan trọng là làm một đơn đặt hàng cho khách hàng, một phiếu tập kết hàng (picking ticket) cho kho hàng để chuẫn bị xuất hàng, và một phiếu giao hàng (packing slip) dành cho phòng giao hàng, đồng thời sẽ có những thông tin nối kết tự động với những module khác.Trong chương 3 này, các thông tin nghiệp vụ sẽ cập nhật các tập tin chính, ghi tích trữ các thông tin biến động để tổng hợp về sau; (4) cuối cùng chương 4 dựa trên những dữ liệu kết xuất từ chương 3 để tạo ra những báo cáo nghiệp vụ và báo cáo tổng hợp. Thí dụ: trong module OE/S này chúng tôi giúp bạn viết ra Bảng Nhật ký Bán hàng, Bảng kê khai thuế VAT, v.v…

Nói tóm lại, tập sách này không phải là phần mềm ERP như người ta mong đợi, mà là tập sách dạy cho bạn tự tạo một phần mểm ERP thích ứng với hoàn cảnh xí nghiệp của bạn, nó giống như bạn tự tay làm một cái bánh cake theo gu của bạn thay vì qua siêu thị mua bánh cake trời ơi đất hởi không đúng gu mà mẹ bạn làm cho ăn trước đây. Nếu bạn làm đúng chỉ dẫn của chúng tôi, thì nhanh nhất 2 tháng là xong module, bết nhất 3 tháng. Bạn có thể cho chạy song song hệ thống mới với hệ thống củ để phát hiện những sai lầm có thể có để mà chỉnh sửa. Sau 2 tháng mà không còn sai sót, thì bạn cho “cai” hệ thống củ, sữ dụng hệ thống mới của bạn, rồi qua làm module ERP khác.

Cuối cùng, nếu bạn thành công trong việc tự mình xây dựng HTTT ERP này, thì coi như bạn làm lợi cho xí nghiệp tối thiểu 1 tỹ/module, và bản thân bạn có thể tự hào là đã phá vỡ huyền thoại ERP, theo đấy khó lòng chinh phục giãi mã ERP như người ta thường bảo nhau. Ngoài ra, bạn sẽ tránh được cho xí nghiệp những chi phí trời ơi đất hởi khi mời các chuyên gia ERP đến tư vấn sửa chữa hệ thống ERP mà xí nghiệp bạn mua của họ. Một ngày tư vấn phải trả là 1.000 đô, nghĩa là 22 triệu VND. Khi chuyên viên tư vấn rời đi, thì bạn cũng chã biết họ tư vấn cái gì, customize ra sao để mà học.

Chúc bạn thành công.

Dương Quang Thiện
IBM System Engineer
&
Đàm Văn Chương
Cữ nhân Toán Kinh tế &

Chuyên ngành Xử lý Thông tin

FB tháng 1/2016

28/12/2015: Trưa
GIẢI THƯỞNG CÓ GIẢI THƯỞNG KHÔNG
Chắc các BFB của OGT biết là ngày 25/12 vừa qua UBND Tp và Hội Tin Học Tp hè nhau trao cho OGT cái giải chi đó về CNTT, thuộc nhóm cá nhân xuất sắc. OGT đã xin BTC từ chối không nhận giải do hai ông Nguyễn Trọng (về hưu) và Lê Trường Tùng (hiện là Chủ tịch HDQT trường ĐH FPT) đề nghị. Trong đời thường OGT rất ghét 2 trự này. Nhưng không được, giải người ta cứ trao, nhân sự không đến nhận cũng không sao, và báo PC World cũng đã tường trình vụ việc. OGT đã comment: TP hết người hay sao mà xách ông già Thiện sắp xuống lỗ ra trao. Bây giờ, một số bạn bè biết chuyện, comment như sau
(1) Một ông bạn nhà báo viết như sau:

 Xin chúc mững anh Thiện. Họ trao như vậy còn chưa đáng mà anh, vì chỉ là của PCW, lẽ ra phải của cấp UBND thành phố, etc... kia, mà lẽ ra đã phải trao tặng và vinh danh, cám ơn anh Thiện từ lâu rồi.

Huống chi xếp anh Thiện sau Đào Văn Lượng làm em bực mình. Vì em biết rành tay Lượng: hắn làm Phòng Nghiên cứu Khoa học ở ĐH Bách khoa TP.HCM, sau về làm gđ Sở KH-CN và MT (hồi còn chưa tách ra thành Sở Tài nguyên & môi trường) thay chỗ của Nguyễn Thiện Nhân về làm phó chủ tịch UBND TP. Lượng mà có đóng góp chi về IT cho thành phố, chuyên ngành của hắn là khác, mà hồi hắn làm gđ Sở, em có lưu ý một số trưởng, phó phòng của Sở không khéo sẽ bi hắn xỏ mũi làm vài dự án IT để rút tiền nhà nươc, thí dụ vụ bản đồ số, etc...

Thôi thì đàng chỉ nhìn vô anh Thiện để an ủi là dù sao họ cũng vinh danh anh, cho dù chậm và chưa xứng tầm của anh, còn mấy cái giải (rút) kia em cũng mặc kệ như xưa giờ.

Kính chúc anh Thiện nhiều sức khoẻ, sáng tạo!

(2)  Một cậu IT, thuộc nhóm SAMIS của OGT comment như sau;
Từ trước đến giờ mấy ông này mần gì cũng được sắp xếp theo "cơ cấu", nên theo cháu nghĩ họ đưa chú vào để cho đủ số lượng theo "cơ cấu" đó mà!Hoặc cũng có thể lý giải theo 1 hướng khác mà bây giờ trên Internet người ta hay gọi là "thuyết âm mưu": họ muốn "dìm hàng" ông  Thiện nhưng trong 1 thời gian dài vừa qua mặc dù ông Thiện không phải là ngôi sao của giới showbiz nhưng lại được nhiều người biết đến về những cống hiến thầm lặng cho lĩnh vực CNTT của VN nên nếu bây giờ mà không vinh danh thì uy tín của họ sẽ bị tổn hại! thôi thì thà trễ còn hơn bị giới CNTT chân chính chỉ trích!

Qua cái vụ này làm cháu nhớ đến câu chuyện về âm mưu không trao giải Nobel cho Albert Einstein đối với công trình Thuyết tương đối vì 1 nguyên nhân mà bây giờ người ta mới giải mã ra là do Albert Einstein là người Do Thái theo chũ nghĩa hòa bình, dám chối bỏ tư cách công d6an Đức nên không được cộng đồng khoa học Đức ủng hộ. Mãi đến về sau khi mà danh tiếng của Einstein lớn đến mức Ủy ban điều hành giải nobel nhận thấy uy tín của họ có thể bị tổn hại nếu tiếp tục phớt lờ (bây giờ giới trẻ hay gọi là "dìm hàng") một tài năng kiệt xuất như vậy và cuối cùng họ chọn 1 giải pháp là vẫn trao giải Nobel cho ông nhưng không phải vì công trình Thuyết Tương Đối mà cho 1 công trình khác ít quan trọng hơn: Hiệu ứng quang điện.

Biết đâu chú giống Einstein ở chổ thẳng thắn nên mấy cha này không ưa, nhưng bây giờ với những đóng góp rất nhiều của chú cho giới CNTT và cho xã hội thì mấy chả hiểu rằng nếu cứ làm lơ như từ trước đến giờ thì có thể sẽ bị chỉ trích nặng nề nên thôi cứ trao 1 cái giải thưởng như giải an ủi vậy!

Cháu biết từ lâu chú không có quan tâm đến giải thưởng này, vinh danh kia mà chỉ muốn đóng góp thầm lặng, lấy sự tiến bộ của giới CNTT và sự thành công của các em các cháu sinh viên đã nhận sự hỗ trợ từ chú như là phần thưởng vô giá mà không cần ai cấp cả.

Chẳng qua là câu chuyện này làm cháu nhớ đến câu chuyện của Albert Einstein thôi.

****************
31/12/2015: Chiều Cuối Năm
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - BÀI THỨ 14
MỘT GƯƠNG MẶT CỦ MỚI VÀO FACEBOOK CỦA OGT
Hôm qua, thình lình có người vào FB của OGT. Xem hình sao giống cậu bác sĩ bệnh viện Gia Định mả òng bà cho học bổng cách đây 30 năm. Đúng là anh chàng bác sĩ trán vồ, nhiều năm nội trú giãi phẩu ở bệnh viện Gia Định. Câu chuyện khó khăn của đất nước 10 năm sau khi hoà bình lập lại trên giãi đất chữ S lại hiện lên trong suy nghĩ lung tung lang tang của OGT.
Ông không nhớ ai đã giới thiệu cậu ta cho Ông Bà, nhưng khi biết là dân Phan Rí Cữa, thì Ôn đồng ý cho học bổng liền. Vì hồi xưa, hồi những năm 1953-55, ông bố Ôn làm y tá bệnh viện Nha Trang, lở  săn sóc chui thương phế binh Việt Minh, nên bị tĩnh trưởng tp Nha Trang đày vào nơi khĩ ho cò gáy Phan Rí Cữa. Nên nghe nói ở Phan Rí cữa thì ông đồng ý liền. Nhưng Bà thì cỏ đặt một câu hỏi thắc mắc: nếu ông bà cho học bổng và sau khi ra trường có chịu về lại Phan Rí phục vụ đồng bào mình không. Cậu ta bảo là dạ sẽ về ạ. Thế là ông bà đồng ý cấp cho một học bổng cho đến khi làm xong nội trú. Sau đó cứ mỗi quý thì cậu ta đến nhà nhận tiền với chiếc xe đạp cà tàng của sinh viên thời ấy. Vã lại thời ấy Mỹ cấm vận nghiệt ngả làm chi cỏ ngoại tệ để nhập xe tai ga như bây giờ. 
Mỗi lần đến nhận tiền, thì bà hay hỏi tình hình học hành ra sao. Cậu ta chuyên về giải phẩu, nên nói là thiếu tài liệu y khoa quá. Bà hỏi có biết tên tài liệu nào cần không, thì kê khai ra, rồi bà nhờ anh em bên Thuỵ Sĩ mua gởi về cho. Sau đó, Bà nhờ anh em mua một lô sách nặng ơi là nặng khi ra bưu điện Hai Bà Trưng lãnh về. Sách y khoa rất đắt và dày không dưới 2.000 trang. Khi ra bưu điện lãnh hàng, thiên hạ ai cũng nhìn OGT một cách thương hại. Thời ấy, ra bưu điện là đi lành hàng viện trợ của bà con thân nhân ở ngoại quốc gởi về vừa bán vừa xài: nào là thực phẩm, áo quần, thuốc men, xà bông, mỹ phẫm, v.v.. Chứ đâu ai lại sách y khoa, sách tin học, cái thứ thởi buỗi ai thèm học, thèm đọc. Người ta bảo, CSVN sẽ thi hành chánh sách ngu dân, nên mua sách học hỏi làm chi. Khi trao sách cho cậu bác sĩ tương lai, bà đầm bảo là phải chia cho anh em đồng nghiệp đọc sách chứ đừng cất một mình đọc. 
Thế rồi, theo thời gian cậu ta cũng ra trường xuất sắc, đến thăm ông bà báo tin vui và cũng cho biết là khỏi viện trợ tiền bạc. Nhân dịp này, bà hỏi: thế cậu có tính về Phan Rí Cữa phục vụ đồng bào không. OGT thì chẵng nhớ câu chuyện khá tế nhị này, mà Bà thì nhớ,nên mới hỏi một câu khó trã lời. Cậu Tân bác sĩ cũng thẵng thắn trả lời: chả con định làm việc ở bệnh viện Gia Định, còn về PRC thì rất khó vì cán bộ địa phương không nhận. Bà không nói gì, nhưng cậu bác sĩ biết là buồn và giận mình. Do đó, nhiều năm cậu bác sĩ không đến thăm hai ông bà già nữa. 
Bà đầm hay nói với OGT là sinh viên VN du học ở ngoại quốc, khi thành tài không chịu về, thì cũng giống như ở VN sinh viên các tỉnh nghèo vào Sai Gòn học, thành tài rồi ở luôn ở Sai Gòn, lấy con gái Sai Gòn đẹp hơn gái nhà quê, v.v.. Vì bà biết OGT hay viết nhiều bài báo liên quan đến du học sinh VN ở ngoại quốc thành tài không về nước. Bà nói đó là hiện tượng nước chảy chỗ trũng, tp giàu thì giàu thêm, nước giàu thì giàu thêm.
Câu chuyện kết thúc là 10 năm sau ông bác sĩ lò mò đến thăm ông bà trước sự ngạc nhiên của Bà. Ông cậu bảo rằng mắc cở xấu hổ không dám nhìn mặt bà biết bà giận không nói ra. Sau đó, bà hỏi qua tình hình thì được nghe là hành nghề giãi phẩu ở bệnh Gia Định và Y Dược TP và là giãng viên DH Y Dược. Và cậu ta cũng bẽn lẽn thưa rằng: con cũng bắt chước ông bà, nên cũng thường xuyên mỗ miễn phí đối với bệnh nhân nghèo. Bà nghe nói rất mừng, xem ra cậu này cũng giống như ông bác sĩ tim mạch làm ở bệnh viện y dược và giãng viên DH Y Dược, và cũng nhận học bổng của Ông Bà vào những lúc thành phố khỏ khăn, và bây giờ thành tài cũng có nhiều hành động tốt đối với bệnh nhân nghèo.
***************
4/1/2016:  Chiều
Thế là Iran (thuộc hồi giáo Shiit) và A rập Xê út (thuộc hồi giáo sunnit) sắp choãng nhau vì vũ chặt đầu một giáo sĩ shiit bởi chánh quyền A Xêút. Mỹ mỡ cờ trong bụng vì Nga sẽ bị lôi cuống vào cái vũng bùn trong khi vụ Syrie giãi quyết chưa xong.  Mỹ đứng ngoài khua chiênđánh trống cỗ vũ 2 bên choãng nhau cho ra trò, vì hai nước này từ lâu muốn làm bá chủ vùng trung đông này. Bây giờ là lúc Mỹ muốn cho ra ngô ra khoai, vì 4 năm qua Syrie không chịu ngả về phe nào. 
**********

4/1/2016: Trưa

Theo số liệu LHQ, OGT trích ra đây 2 danh sách 10 nước đứng đầu (1) nước nhận sinh viên đến  học sắp theo tỹ lệ; (2) nước gởi sinh viên ra ngoài học sắp theo tỹ lệ.

Top 10 destination countries
  • United States (18% of total mobile students)
  • United Kingdom (11%)
  • France (7%)
  • Australia (6%)
  • Germany (5%)
  • Russian Federation (4%)
  • Japan (4%)
  • Canada (3%)
  • China (2%)
  • Italy (2%)

Top 10 countries of origin of mobile students:
  • China (694,400 students studying abroad)
  • India (189,500)
  • Republic of Korea (123,700)
  • Germany (117,600)
  • Saudi Arabia (62,500)
  • France (62,400)
  • United States (58,100)
  • Malaysia (55,600)
  • Viet Nam (53,800)
  • Iran (51,600)
Chú ý: (1) nói VN nghèo, sao số sinh viên VN gởi ra ngoài nhiều thế. Trong thực tế, theo số liệu NN thì số sinh viên VN du học hiện trên 100.000 người hằng năm, tiêu hết 3 tỹ đô/năm, trong khi số LHQ là 53.800. (2) có những nước DNA mà ta thường so sánh giàu hơn VN, như Thái Lan, Phi, Indo, thì sao không thấy tên trong danh sách: hoặc là hệ thống giáo dục họ tốt qua không cần du học ngoại quốc, hoặc họ không giàu vọng ngoại như ta tưởng, hoặc dân VN bây giờ giàu hơn, mặc dù số năm bình yên để phát triển không nhiều, mới chỉ 20 năm so với các nước khác 60 năm..

Thôi, BFB cố mà tiêu thụ các con số kể trên, nghiền ngẫm mà tự cho mình vài giãi thích.

******************
6/1/2015: Chiều
Bà con BFB đều biết Bắc Triều Tiên, theo Cộng Sản, hơn 70 năm nay. Mà đã là CS thì Mỹ đã cho tới chết bằng cấm vận giống Cuba. Thế mà thằng cha này sống dai như đĩa đói. Mà đã là CS thì không biết làm kinh tế, dân đói liên miên. Đói, nghèo là phần thưởng dành cho CS, Mỹ nó nói thế. Cái tay Kim Jong Ung hiện đang trị vì ở Bắc Triều Tiên hồi nhò ông bố gởi qua học ở Thuỵ Sĩ tại một cái trường đặc biệt dành cho nhà giàu. Thuỵ Sĩ hy vọng họ dạy dỗ đến nơi đến chốn, cãm hoá ông cậu CS thành TB. Đâu ngờ, thay cha về cầm quyền ông cậu càng tồi tệ hơn vua cha. Và đã không có tiền, bị cấm vận mà Bắc Triều Tiên sao có người giỏi vừa mới cho thữ bom nhiệt hạch H. Chả hiểu nổi.
*****************
7/1/2016:  Trưa
Chắc các BFB của OGT cũng đã biết tháng 7/2014, gần một năm rưỡi nay, OGT đứt gánh giữa đường với dự án ERP, khi 3 giãng viên tin học sau 7 tháng không làm xong module Sales. Phải lâu lắm OGT mới nhận ra là sinh viên tin học VN không biết đển phương pháp LCP , gọi là pp Warnier, mà OGT đã có lần dạy ở SAMIS. Thế là OGT phái cho biên soạn lại giáo trình áp dụng cho các ngôn ngữ C#, Java, và VB/Access, với sự trợ giúp của các anh em SAMIS củ. Trong tháng 12/2015, OGT đã cho phát hành tập sách pp Warnier theo dạng ebook bởi NXB Trẽ. Và từ tháng 11/2015, OGT bắt đầu xây dựng lại dự án ERP, từ module Sales bị đứt gánh nữa đường. Trong một tháng nữa, nghĩa là trước Tết thì module Sales sẽ viết xong, gần 300 trang. Nhờ sự trợ giúp của anh Đàm Văn  Chương, một thành viên SAMIS, và là cộng tác viên của eChip. Nghĩa là, sau Tết sẽ tung lên ebook, tập đầu tiên của ERP sử dụng Access. OGT hy vọng là các xí nghiệp vừa và nhỏ không đủ tiền xài Oracle SAP sẽ tìm đến ERP của OGT hầu như miễn phí.
Thôi hãy chờ xem.
************
9/1/2016: Tối
Phú Quốc rao bán BDS thuộc loại biệt thự nghĩ dưỡng dành cho giới thương lưu. Mới kêu bán không lâu mà 80% BDS đã vào tay dân Hà Nội. OGT căng mắt tìm trong Business Insider, xem có mục nào cho biết dân Hà Lội học bí quyết gì mà giàu thế. Phần lớn đất Đà Nẵng đã vào tay dân Hà Lội. Hà Lội bị kẹt xe vì nhà giàu mua xe như mua bánh mì baguette chở bằng máy bay từ Paris đến hằng ngày. Thế mà, khi mới giãi phóng thì xe đạp lọc cọc không một bóng xe hơi. Nghĩ cũng hay, thời cuộc như một cuộc bễ dâu. 
************

 12/1/2016: Sáng

Một thằng cháu VK Mỹ, kêu tôi bằng bác, gởi cho tôi một bài báo này. Mời bà con BFB đọc chơi.

Thời điểm thấu hiểu " Qui Luật cuộc đời"

Hàng ngày, chúng ta đều bận rộn với học hành, công việc mà quên mất rằng cuộc sống vẫn đang trôi qua ngoài kia, với những quy luật khắc nghiệt của nó.
Ngày thường, xung quanh ta là biết bao nhiêu anh em, bạn bè, ai cũng cười cười nói nói, thân thiết như chung một nhà. Đến khi ta gặp chuyện không may, có người nhiệt tình giúp đỡ, có người khoanh tay đứng nhìn, nhưng cũng không thiếu kẻ mượn gió bẻ măng. Bởi vậy, chỉ trong hoạn nạn, ta mới phân biệt được lòng người ngay giả, biết được ai là người quân tử, ai là kẻ tiểu nhân. Có như vậy, ta mới hiểu thế nào là “chọn bạn mà chơi”.
Khi lâm bệnh nặng, ốm đau liệt giường, ta mới thấm thía hết tầm quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người, những thứ khác đều chỉ đáng xếp sau. Nếu không có sức khỏe thì giàu sang, phú quý cũng đều là vô nghĩa.  Chính vì thế, chỉ khi thoát cơn bạo bệnh, con người mới học được cách trân trọng sức khỏe, cũng như coi nhẹ của cải vật chất – những thứ mà ngày thường ta vẫn điên cuồng theo đuổi.
Khi ta ở đỉnh cao danh vọng, chức trọng quyền cao thì luôn được săn đón bởi biết bao nhiêu người. Nhưng một khi quyền lực đã không còn trong tay thì cục diện hoàn toàn thay đổi. Những kẻ xu nịnh trước kia, nay nhìn thấy ta cũng coi như không quen biết. Những người tưởng chừng như anh em thân thiết bỗng cũng hóa xa lạ, lạnh lùng. Vì thế, dù có được công danh, bạn cũng đừng nên vội đắc ý trước những lời ngợi ca, tâng bốc. Hãy học cách sống khiêm nhường để không bị sự tự cao che mờ mắt, khiến ta trở nên ích kỷ và thiển cận.
Nhiều người sau khi về hưu mới có thời gian ngồi ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Tham gia công tác nhiều năm, vì ham chức ham quyền mà cấp trên chèn ép cấp dưới, vì muốn thăng quan tiến chức mà đồng nghiệp đấu đá lẫn nhau. Thế nhưng, những thứ đạt được cũng chỉ là vật ngoài thân, người mất đi rồi cũng chẳng mang theo được. Dù là lãnh đạo hay nhân viên, cấp trên hay cấp dưới, đến cuối cùng chẳng phải cũng đều về hưu sao? Sớm biết chẳng có gì khác nhau thì trước đây hà tất phải tranh đấu? Hãy làm tốt việc của mình, đối xử chân thành với người khác, đó mới là việc nên làm.
Con người có thể ngộ ra điều gì khi bị giam giữ trong bốn bức tường nhà ngục? Đó chính là “ác giả ác báo”. Luật pháp không phải trò đùa, người làm việc xấu sẽ phải đền tội, chỉ là quả báo đến sớm hay muộn mà thôi. Nếu một người không chịu tu thân dưỡng tính, chỉ chuyên hãm hại người khác để tư lợi cá nhân thì sẽ có ngày chịu sự trừng phạt. Giam giữ - hình phạt tưởng chừng như nhẹ nhàng nhất cũng chính là cách tước đoạt đi thứ quý giá nhất của con người, đó là sự tự do.
Cuối cùng, khi sắp trút hơi thở cuối cùng, cuộc đời này quá ngắn mà cũng quá dài. Mọi ân oán tình thù đều chỉ như mây khói, ta hà tất phải cố chấp với chúng mà không học cách buông bỏ?
Khi đã hiểu được đạo lý ấy cũng là lúc con người có thể nhắm mắt xuôi tay, ra đi thanh thản.

**********

13/1/2016: Tối thui thui

TT nước Cờ Hoa, ông Obama tuyên bố trong thông điệp liên bang vừa rồi, thì mọi việc sẽ tốt đẹp sau khi ông rời nhiệm sở năm tới, và nước Mỹ sẽ là vô địch.

Thế mà, có một thằng chuyên gia kinh tế tại công ty Societe Generale, tên là Peter Edward lại tiên đoán là kinh tế Mỹ sẽ đi vào lạm phát, và TQ bị sốc vì chứng khoán trượt dốc, nên trong thời gian tới Mỹ sẽ gặp sự cố như hồi 2008, với giá trị chứng khoán Mỹ sẽ mất đi trong thời gian tới 75%. Tin hay không tin thì từ bà con Mỹ. 

Thôi hãy đợi đấy...

***************
14/1/2016: Tối

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG  -  BÀI SỐ 16

LẬP TRÌNH NÃO THỜI KỸ THUẬT SỐ

Bạn có biết không: hồi chiến tranh VN đang tiếp diễn, thì người ta thường nghe đến từ "tẫy não" hoặc từ "bị nhồi sọ". Nghĩa là, thời ấy ai tỏ ra thích VC thì sẽ bị người khác cho là đã bị VC nhồi sọ, hoặc đã bị VC tẫy não. 

Nhưng thời buỗi kỹ thuật số (KTS), IT thịnh hành, người ta lại dùng từ "lập trình" thời thượng hơn. TD: muốn nói ai đó đã bị Mỹ, BBC hoặc đài VOA nhồi sọ, thì ta nói: thằng ấy nó bị giới truyền thông (media) Mỹ lập trình rồi. 

Thí dụ: một cậu trẽ ở VN phát biểu như sau: "Bản chất não người từ lúc mới lọt lòng đã được lập trình bởi ý thức hệ rồi bác.  Khi đưa ra quan điểm hẳn nhiên phải dựa theo 1 tư tưởng nào đó. Có gì lạ đâu."  Ý cậu ta nói, ở VN sống dưới thời CS, ngày ngày ra rã nghe nói về sự tốt đẹp của chế độ CS, nào ta đã thắng Mỹ, thì không biết là ý thức hệ CS đã bị lập trình vào đầu óc từ lâu rồi.

Thế là một cậu VK ở Mỹ phản bát lại: "Bản chất con người khi sinh ra vốn trong trắng.  Nhân chi sơ tánh bổn thiện.  Nếu não ai đó đã được lập trình từ khi lọt lòng thì là có vấn đề rồi đấy.  Theo kinh nghiệm tôi từng gặp, người có não lập trình sẵn thường thuộc dạng cực đoan."

Và cuộc tranh luận tiếp diễn ngày càng gắt hơn...

Nói thật với các BFB, thì từ khi tôi biết đọc, và ý thức trước thời cuộc ở VN, rôi rất sợ bị tẫy não, hay bị nhồi sọ, hay bị lập trình trước bởi phe này hay phe kia. 

Để OGT kể cho nghe một câu chuyện cứ lỡn vỡn trong đầu ông cã hơn hai tuần nay. Câu chuyện như thế này.

Trước 1975, dưới quyền ông có một cậu lập trình viên (LTV) do ông đào tạo và tuyển dụng vào làm việc ở phòng IBM của hãng bia Pháp, BGI. Cậu ta rất thông minh và rất giỏi. Trước khi theo học lớp LTV, cậu ta đã được giãi ngủ khỏi quân đội. Cậu ta bị sung quân vào thuỹ quân lục chiến, ngành quân y.

Giãi phóng vô, mới vỡ lẽ ra: cha cậu ta còn sống, và là một tướng trong quân đội miền Bắc. Khi cha con gặp lại nhau, thì tánh ý hai người không hợp nhau do CNCS. Ông cha bị dính chất độc da cam, qua đời 2 năm sau đó. Cũng như mọi quân nhân VNCH cũ, cậu ta qua định cư ở Mỹ sau đỏ, và cậu ta thề với tôi là sẽ không bao giờ đặt chân lại quê hương. Hỏi lý do, cậu ta không trã lời.

Mọi năm, cậu ta thường hay gởi hình, và kể chuyện gia đình trong năm qua. Nói chung, cậu ta có cuộc sống khá ổn định. Hai đứa con trai đã vào học các trường nỗi tiếng ở Mỹ MIT, CalTech ngành IT và đã vào lảm ở Google, Sun Systems. 

Năm nay, như thường lệ, cậu ta gởi cho Ông một số hình cậu ta, và nói đã về hưu, ở nhà buồn xoay qua học Python, và lập trình chơi. Nhìn mấy cái hình phát tướng và giống mấy ông tướng VNCH mà tôi biết qua, tôi mới chọc chơi hỏi sao lối này cậu ta giống mấy ông tướng lãnh VNCH thế?. Thế là vô tình tôi chọc giận ông cậu. Cậu ta trả lời: mấy thằng cha làm mất nước mà sao tôi giống được. Các bạn thấy chưa: mấy tướng lãnh VNCH bị binh sĩ mình cho là đã làm mất nước, để cho Hồ Chi Minh cướp nước. OGT tự nghĩ không biết tự bao giờ tụi Mỹ đã nhồi sọ vào đầu óc binh lính VNCH là miền Nam và miền Bắc là hai nước như hai miền Triều Tiên vậy. Cụ Hồ đã "ăn cướp" miền Nam trong tay tướng lãnh VNCH, và tướng lãnh VNCH đã bất tài đã làm mất miền Nam trong tay VC khát máu, v..v.. Bây giờ, ôn mới nghiệm ra là cái cách lập trình vào đầu óc quân đội VNCH của bọn Mỹ rất là tài tình. 

Khi Westmoraland được hỏi, vì sao Mỹ thất trận ở VN, thì ông ta trã lời tĩnh bơ: là vì quân đội VNCH không chịu đánh lộn. Tay phóng viên quên không hỏi tiếp: vì sao quân VNCH không chịu đánh lộn. Mà nếu có hỏi, thì ông tướng Mỹ này, chã biết trã lời sao. Còn Ôn thì Ôn biết vì sao

Những ai biết đọc lịch sữ VN thì biết dân VN rất ghét 3 điều: 

(1) nạn thập nhị sứ quân, thời Đinh Tiên Hoàng; cái nạn trên nói,dưới không nghe.

(2) cõng rắn cắn gà nhà: (a) việc Lê Chiêu Thống qua xin TQ viện binh để diệt nhà Trịnh, hoặc (b) vua Gia Long đưa Hoàng tữ Cãnh qua Pháp làm con tin xin Pháp giúp quân đánh Nguyễn Huệ; (c) Ông Hồ đã khôn là không cho quân Liên Xô hay quân Tàu (chì xin mua vũ khí, trã góp sau khi hoà bình lặp lại) tham gia vào cuộc chiến, trong khi ông Diệm và Thiệu mời Mỹ và chư hầu (Úc, Tân Tây Lan, Thai, Phi) vào đánh giúp, nên trước mắt dân miền Nam không có cãm tình với mấy ông Diệm, Thiệu Kỳ. Do đó, lính VNCH ra trận không thích bắn người anh em phía kia. Đó là nguyên do mà Westmoreland không biết.

(3) cốt nhục tương tàn: không dân VN nào thích chuyện Trịnh Nguyễn phân tranh, để cho nước ngoài nước đục thả câu. Hồi nhỏ, mẹ tôi hay dạy tụi tôi:"khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau." Trịnh Công Sơn đã lột tả tình cảnh VN, vào thời gian 1965-1975: 20 nội chiến hằng ngày. Cuộc nội chiến ở VN do Mỹ gây ra, bây giờ họ đang đem áp dụng ở Ukraina, hoặc tàn độc hơn ở Syrie. 

Cuối cùng, OGT không hiểu: sự tẩy não của tụi Mỹ sao hữu hiệu hơn sự tuyên truyền của DCS. Trường hợp điễn hình là cậu LTV của Ông?

Thôi, các bạn tự mình tìm sự giãi đáp vấn đề ông vừa đưa ra.

Chào,ngủ ngon.

*****************
15/1/2016: Trưa
Có mấy ông BFB than phiền về việc mua sách ebook của OGT. Thí dụ
Họ bảo: "Kênh nạp thẻ cào bị bsos lỗi hoài mua không được ông ơi, điện thoại ybook thì không ai trả lời chán quá ông ơi".
YBook trả lời như sau:
Thưa ông,
Lỗi này xảy ra, có thể do khách hàng nhập mã sai vị trí, hoặc nhập chưa đúng cách (nhập dãy số liên tục, không khoảng trắng, không gạch ngang giống như mã số trong thẻ cào) ạ.
Làm phiền ông báo với họ số hotline của YBOOK: 0932 260 062 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất ạ.
Con cám ơn ông nhiều.
Trân trọng.
*****************
16/1/2016: Chiều
Người ta thường nói, có kẽ lên voi thì cũng có kẽ xuống chó
Bên Mỹ có 2 tập đoàn bán lẽ cỡ bự được mệnh danh là Wal Mart và Macy. Wal Mart vừa thông báo đóng 269 cữa hàng siêu thị, còn Macy dóng bớt 40 cữa hàng. Bạn có thể tính ra bao nhiêu nhân viên sẽ ra đường. Người ta gọi là xuống chó. Còn ông lên voi là Amazon. Việc bán trực tuyến giao hàng tận nhà của hệ thống bán hàng của Amazon làm cho khách hàng thích mua trực tuyến hơn là vào siêu thị. Amazon có cả một đoàn robot và drone khổng lồ lo gói hàng và giao hàng, nên chi phí nhân lực ngày càng giảm kinh khũng. 
Sao, bạn thấy tư bản nó làm giỏi không? Công nhân Mỹ tha hồ mà thất nghiệp và cãm ơn tư bản
************
18/1/2016: Sáng
Đọc báo Pháp 
18/1/2016 : Sáng
Đọc báo Pháp, có câu chuyện như thế này, với thêm thắt của OGT, bảo đảm sự thật 100%.
Cách đây 60 năm, hồi thời OGT còn du học ở Pháp. Thì OGT nhận thấy: dân Pháp rất sùng đạo Công giáo. Dân Pháp hay chê dân Mỹ là quá ham tiền, vô thần và đạo đức lụn bại, ly dị quá trời. Ở Pháp cũng như ở châu Âu, phần lớn người ta theo Thiên chúa giáo, Hồi giáo cũng như Phật giáo rất ít. Do đó, chế độ gia đình là một vợ một chồng (monogamie) nên việc tạo “phòng nhì” là phạm pháp, ngoại tình là phạm pháp, loạn luân là phạm pháp, v.v… Cũng như thời ấy, mặt quần jean Mỹ là du côn, không có văn hóa. Bên Thụy Sĩ có luật phạt cho đi tù một năm nếu bị bắt quả tang loạn luân, nghĩa là cha ngũ với con gái, mẹ ngủ với con trai, anh chị em ngũ với nhau, v.v…
Nhưng thời buỗi đã đổi thay: Thụy Sĩ vừa bỏ luật chống loạn luân. Nghĩa là cha mẹ con cái tha hồ ngang nhiên mở coi phim sex rồi làm tình với nhau vui vẽ với nhau, không còn lén lén lút lút.
Nước Pháp vừa rồi làm  một cuộc thống kê: 80% dân Pháp bây giờ là vô thần, công nhận Các Mác có lý, hơn 50% gia đình Pháp đưa nhau ra tòa xin ly dị, không muốn chế độ một vợ một chồng nữa. Thế là những luật lệ mang tính tôn giáo hồi trước lần lượt sẽ được gỡ bỏ: nghĩa là đàn bà có quyền ngang nhiên ngoại tình, đàn ông cũng thế. Những cảnh đàn bà xách bồ về nhà, bảo chồng lấy ghế ngồi trong góc phòng xem vợ làm tình trước mặt với bồ là không còn phạm pháp. Năm ngoái, ban đêm, tổng thống Pháp tự mình lái mô tô không có an ninh đi theo đến thăm cô bồ mới, một nghệ sĩ nhà hát. Dân chúng Pháp khen ngợi hành động của TT mình và xem như không có gì cả. Do đó, báo chí Pháp vừa đưa tin là hai điều mà luật pháp Pháp phải tôn trọng đối với người đàn ông Pháp là : (1) tôn trọng nhân quyền của đàn ông gà trống (cocorico) Pháp, (2) tôn trọng quyền đàn ông Pháp được phép cho vợ cắm sừng mình.
Chính những chuyện này làm cho dân Hồi Giáo định cư ở Pháp và có quốc tịch Pháp nổi giận vì các luật lệ giờ đây báng bổ đạo đức Hồi giáo. Do đó có khũng bố.
Những chuyện thuê thám tữ xem vợ mình có ngoại tình hay không, hoặc gài camera trong phòng nối liền với điện thoại di dộng đề xem vợ mình có dắt bồ về nhà hay không, bây giờ là vô ích ở Pháp.  
Sao, bà con Việt mình thấy thế nào?. Vui phải không thời đại KTS.
********************
19/1/16: Sáng

OXFAM tuyên bố...

Tổ chức cứu trợ Anh Oxfam vừa mới tuyên bố: trên thế giới có 7.000 triệu dân (nghĩa là 7 tỹ), thì 1% người giàu (nghĩa là 70 triệu) đã có một tài sản bằng của 1/2 dân số thế giới nghèo, nghĩa là 3.500 triệu người. Oxfam quên cho biết trong số 1% người giàu này thì nước nào chiếm bao nhiêu phần trăm. Theo OGT đoán thì người Mỹ chiếm tối thiểu 80% số người giàu này. Mà số tài sản người giàu Mỹ không nằm trong nước Mỹ mà nó bay lang thang trong các thiên đường trốn thuế như Bermudes chẵng hạn. Người ta ước tính có đên.30.000 tỹ đô của Mỹ ở trong tình trạng "vô gia cư"ở trên. Oxfam cũng quên cho biết là người Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới, nhưng lại tiêu thụ 40% của cải vật chất thế giới làm ra. TPP sẽ tăng tỹ lệ 40% này lên.

Do đó, Mỹ khuyên các trẽ trâu VN nên nhắm mắt theo Mỹ đề có cơ hội thuộc nhóm người 1% thay vì ở cái xứ chó chết này để thuộc 99% kẻ nghèo rớt mồng tơi. Nhưng Mỹ quên cho các trẽ trâu VN này biết bên Mỹ hiện có 11 triệu người cư ngụ bất hợp pháp đang chờ Obama hợp thức hóa tình trạng bất hợp pháp của 11 triệu người này. Nếu hợp thức hóa thì các chủ nhân ông nhà hàng khách sạn lấy đâu ra nhân công lao động rẽ tiền để mà thuê và cảnh sát tham nhũng ăn theo.

*****************
19/1/2016:  Tối, chuẫn bị lên giường
CLOUD COMPUTING TO BE OR NOT TO BE
(1) Một cô bác sĩ gởi cho OGT một bài viết đế "đọc" chơi.
Ngày 18/01/2016, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã diễn raLễ ký kết Bản ghinhớ Hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Y Dược và Microsoft Việt Nam về việc hỗ trợ và phát triểnứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện.
Tham dự lễ ký kết có ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam, ông Nguyễn TuấnAnh, Giám đốc khối phát triển Ứng dụng Microsoft Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Bắc – Giámđốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,ông Trần Văn Đức – Trưởng Phòng Côngnghệ thông tin, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minhcùng đại diện lãnh đạo các phòngban của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử, quy trình quảnlý khám chữa bệnh hiệu quả để rút ngắn tối đa thời gian cho người bệnh, hệ thống lưu trữ bệnhán qua nhiều năm để hỗ trợ việc điều trị lâu dài. Trên tinh thần phục vụ tốt nhất cho người bệnhvà tất cả nhân viên, bệnh viện đã lựa chọn hạ tầng Công nghệ thông tin (CNTT) đám mây củaMicrosoft và dịch vụ toàn diện của Office 365 như một giải pháp tối ưu về chi phí và hiệu quả.Dựa trên nền tảng đám mây Microsoft, việc cung cấp các dữ liệu phục vụ khám bệnh, chẩnđoán, điều trị kịp thời và công tác nghiên cứu phát triển trên nền điện toán đám mây, bảo mậtthông tin người bệnh, vận hành và quản lý cho cán bộ và lãnh đạo của bệnh viện, tăng cao hiệuquả, giúp bệnh viện phát triển theo xu hướng hiện đại và hòa nhập cùng thế giới.
Theo Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ phối hợp để cùng nhau triển khai và nâng cấpcác lĩnh vựctrọng tâm về CNTT, bao gồm:
(1)Hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTTtrên nền giải pháp điện toán đám mây của Microsoft phục vụcho công tác điều hành, quản lý, khám và chữa bệnh tại bệnh viện.
(2) Phát triển các công cụ quản trị dữ liệu, các bảng phân tích và tổng hợp dữ liệu thông minhtheo công nghệ Microsoft nhằm gia tăng hiệu suất vận hành khám bệnh, quản lý và nghiên cứukhoa học tại bệnh viện. Song song đó, Microsoft cũng sẽ cung cấp nền tảng công nghệ CLAS Healthcare nhằm hỗ trợ bệnh viện xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ phù hợp.
(3) Phát triển ứng dụng điện toán đám mây thông qua việc cung cấp miễn phí bộ Office 365 Education tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
(4) Phối hợp trong việc tư vấn đào tạo đội ngũ kỹ thuật IT chủ chốt của Bệnh viện Đại học YDược TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở hạ tầng của Microsoft cho phép nhân viên IT truy cập thông tin và hệ thống từ bất kể nơinào một cách an toàn, bảo vệ được những dữ liệu riêng tư và thông tin cá nhân của ngườibệnh. Các ứng dụng, thiết bị di động và dịch vụ đám mâyđồng thời được sử dụng trong việccung cấp thông tin cho các bác sĩ, các nhà nghiên cứu và người bệnh trong điều kiện đượcđảm bảo an toàn tuyệt đối.
(2) OGT trã lời cho cô bác sĩ:
Chuyện MS hỗ trợ BVYD thì trên báo TT có đăng rồi. Chú chả quan tâm, vì MS chã làm hơn gì Ông Ơn đâu. Nhà Máy Thuốc Lá có mua một hệ thống làm lương của MS tên là Dynamics, ỳ ạch thế nào mà 3 năm chưa làm xong. Không biết lỗi ở ai.

Cái quan trọng không phải là đám mây hay đám mưa. Mà là chuong trình tác nghiệp của
bệnh viện có chạy không, và trước những thay đổi xoành xoạch của Bảo hiểm y tế. Hình như
BHYT còn nợ BV YD vài trăm tỹ, vì Hồ sơ điện toán chạy không kịp theo những thay đổi của
BHYT. Nhân viên của phong vi tinh khong biết sữa chương trình. Có kêu cứu ông Ơn, mà ông Ơn từ chối giúp đở.

Bây giờ thêm MS vô nữa, thì sẽ trở nên cái nồi canh hẹ.
(3) Đồng thời, OGT gởi thư này cho ông bạn Ơn, ông ta trả lời, sau khi đọc bài viết của cô bác sĩ:
Kính gửi anh Thiện,
Em xin cảm ơn anh đã chuyển cho xem những thông tin mà cô bác sĩ cho biết !

Em xem thành phần tham gia việc ký kết này và thấy có vẻ không ổn rồi ! Bây giờ người ta dùng chữ "điện toán đám mây" quá chừng, hình như họ lo cải tiến kỹ thuật nhiều hơn là cải tiến việc quản lý. Em không biết Microsoft của mấy ông VN này có kinh nghiệm gì về phân tích các vấn đề trong bệnh viện hay không, nhưng chắc chắn cậu Đức phụ trách CNTT của BV.ĐHYD thì thua to rồi ! Chắc lại thêm một con nhạn nữa sa lưới Microsoft VN. 

Em kính chúc anh Thiện luôn khoẻ và bình an.
(4) OGT trả lời tiếp:
Ơn mến,

Hồi thời mình ở IBM, mình archive dữ liệu lên phiếu đục lỗ, rồi lên băng từ, rồi sau đó là đĩa từ. Qua 1995, khi Mỹ bó cấm vận, thì mình trữ dữ liệu lên floopy disc, rồi lên hard disk. Rồi khi có mạng Internet, thì mình tạo server để trữ dữ liệu của toàn bộ xí nghiệp. Như vậy xí nghiệp có thêm một thằng kỹ sư mạng chả làm gì bao nhiêu, nhưng phải có. Sau đó, có thằng nhà giàu nghĩ cách tạo một trung tâm server với vô số disc dung lượng rất khủng. Rồi nó dụ các xí nghiệp bỏ server local đi, mà thuê chỗ trữ trên trung tâm của nó. Ông thấy có giống service bureau của IBM ở Gia Long không. Thế là xí nghiệp bó server và thằng KS mạng, và trả tiền thuê chỗ trữ. Những trung tâm chỗ trữ đĩa chúng được đặt rãi rác trên nhiều nước khác nhau, và thường trong những hầm đục trong các quà núi không bị động đất cháy nỗ hay lụt lội. Đặc điễm cách trữ dữ liệu này là file của ông ngày hôm nay ghi trữ ở San Francisco, Mỹ, nhưng ngày mai thì ở Lisbonne ở Bồ Đao Nhà. Do đó file của ông không nằm yên một chỗ, trôi dạt nay đây mai đó như một đám mây. Do đo từ cloud (nuage). Nghe cho nó oai cho vui, chứ phía người sữ dụng chã có công lao gì. Và việc phân tích ứng dụng thì phải làm như trước hay lập trình cũng vậy.

Sao, người ta nói nhiều về đám mây, nhưng chả hiểu gì đâu. Phong trào mà.

**************