Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

ERP-2 ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HÀNH

1/6/2016:   PHÁT HÀNH SÁCH ERP DƯỚI DẠNG EBOOK

Trân trọng giới thiệu bạn đọc tập sách đầu tiên, ERP-2, trong bộ sách ERP 8 tập, giúp bạn tự
xây dựng lấy một HTTT Quản Trị Doanh Nghiệp, sử dụng phần mềm Access 2013.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - BÀI THỨ 24

28/5/2016: Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG. -  Bài thứ 24.

ÔN BỰC MÌNH THẰNG CƯỜNG...

OGT: Cu Đầu Gối (DAG) có đó không?
DAG: dạ con đây. Ôn có chuyện chi hả?
OGT: ôn muốn xem lối này mày sống ra sao.
DAG: dạ, thì ôn thế nào, con thế ấy.
OGT: mày học ở đâu cái kiểu trã lời đầu môi chót lưỡi thế. Mấy ngày nay, ôn bực mình với cái 
          thằng Cường, thằng coi sóc vườn cho ôn gần 30 năm nay.
DAG: sao thế ôn. Nó dễ thương lắm mà. Thế mà nó dám làm phật lòng ông.
OGT: mầy xem. Một năm trước khi bà qua đời, tao xén một miếng đất 40 mét xây cho nó một căn 
          nhà có gát lững. Phường không cho phép, tao phải nhờ người lên tận sở xây dưng tp xin 
          giấy phép, phải nhờ báo TT làm áp lực. Cuối cùng người ta cũng cho giấy phép xây nhà 
          cấp 4. Rồi nhờ ông cai quen xây với vật liệu second hand, hết 90 triệu, nghĩa là 2,5tr/m2. 
DAG: ông cưng nó quá trời. Con đâu được như nó.
OGT: thôi, đừng có ngồi đó mà ghen tỵ. Xây nhà xong, ông bảo với nó: độ 3, 4 năm thì tao sẽ qua
          đời, tao cho mày mượn cái nhà này làm tiệm chạp phô, trong 4 năm. Sau đó tao sẽ lấy lại.
DAG: thế là nó ừ ừ rối rít phải không ôn. Cám ơn ôn lắm lắm.
OGT: tao đâu cần nó cám ơn. Tao bảo nó: theo nguyên tắc cái nhà này nếu cho thuê thì tao kiếm 
          mỗi tháng 13 triệu. Như vậy, mỗi tháng buôn bán mày phải nhô ra 13 triệu, thay vì mày trã cho
          tao mày bỏ vào quỹ tiết kiệm 13 tr/tháng, thì mỗi năm 150 triệu, 4 năm là 600 triệu chưa kể 
          tiền lãi, cộng thêm tiền thừa kế nhà mẹ nó, thì có trong trên 1 tỹ, có thể mua chung cư.
DAG: ôn tính hay qua. 
OGT: ôn tính hay quá, nên O Gái mới bảo: chuyện nhà người ta, mà ôn cứ tính với toán,bảo người
          ta làm theo ý ông.
DAG: o Gái nói đúng đấy. Hình như ôn bị bệnh nghề nghiệp quen tư vấn cho người ta.
OGT: ư có thể o Gái và mày đúng. Nhưng khi tao nói thế, thì thằng Cường dạ dạ, rồi gia đình nó dọn 
          về ở. Doanh thu bán hàng lên xấp mấy lần. 
DAG: rồi sao nữa ông?
OGT: sao là sao. Năm ngoái, tao hỏi thằng Cường: sau 3 năm mày để dành được bao nhiêu rồi. 
          Nó trả lời gọn bân : chả để dành được xu nào. Chỉ có vợ nó để dành được mà thôi. 
DAG: như theo ôn tính thì trong 3 năm nó cũng để dành đựợc 500 triệu kể cả lãi, thế mà nó nói 
          không có gì cả. Quái đản.
OGT: sau đó, ôn tìm hiểu. Là hàng vợ nó bán, lãi vợ nó để dành. Còn hàng thằng Cường bán, thì
          lãi nó chi cho chi tiêu gia đình nó, rồi cho mẹ nó, đang bệnh già, rồi cho em nó, rồi chi đủ 
          thứ. Thêm  lại khi người ta có tiền trong tay thì: khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn 
          thì nào thấy ai.
DAG: dạ đúng thế, mấy thằng "bạn hiền" thấy thằng Cường giờ đây rũng rĩnh tiền thì khích tướng 
          làm cu Cường nỗi máu yên hùng tỗ chức nhậu nhẹt với bạn bè.
OGT: đúng như cu DAG nói. Nhiều bữa nó dấu vợ, uỗm đi 2 thùng Heineken, đem đãi bạn. Uống
          thế nào về nhà say, vào phòng vệ sinh oẹ mữa xong rôi ôn chân bồn cầu tiêu ngủ ngon 
          lành. Sáng ra, vợ nó tìm không thấy nó đâu, sau mỡ cữa cầu tiêu thấy ông nội đang ôm 
          chân cầu tiêu ngáy khò khò. Vợ ngán ngẫm ông cậu.
DAG: bây giờ, cách đây vài ngày cái vụ thằng em nhồi máu cơ tim, nó đến mượn ôn 70 triệu để trang 
          trãi chi phí.
OGT: đúng thế, ôn giận nó, không phải vì số tiền, mà vì cái kiểu của người VN bây giờ là: cám ơn
          trước mặt, trỏ cặt sau lưng. Đó là câu nói của O Gái. Nó không chịu nghe lời lo làm tiết kiệm 
          chi tiêu, để thoát nghèo. Ôn đã nói với nó: có ngày vợ mày cho ra đường mà ngủ con ơi. 
          Nó nhe răng cười, rồi bỏ đi.
DAG: bây giờ, ôn tính thế nào?
OGT: tính là tính thế nào. Khôn thì sống, móng thì chết. Mầy có thấy mấy thằng đại gia thuỹ sản
          miền Tây. Thằng nào bây giờ cũng mang nợ trên 1.000 tỹ, không biết ngày nào là sạt nghiệp.
          Khi làm ăn khấm khá, thì bắt chước tiêu ngông, thế là đổ nợ không biết. Cái thị dụ bà Diệu
          Huyền thì thấy rõ. Thôi chấm dứt ở đây. Kệ cha thiên hạ, phải không cu DAG.
DAG: dạ đúng, kệ cha thiên hạ.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

FB tháng 5/2016

28/4/2016: Sáng...

KHỞI NGHIỆP VỚI KHÔNG KHỞI NGHIỆP

Lối này, người ta nói nhiều đến khởi nghiệp. Ông ĐL Thăng, vừa mới nhậm chức, đã "huấn thị" tp HCM phải là tp khởi nghiệp. Bây giờ, nghe nói cuối tuần này, có buỗi gặp gỡ giữa ThT Phúc và giới doanh nghiệp, thì người ta nói đến việc ông Phúc sẽ yêu cầu các cơ quan NN phãi chăm sóc các công ty khởi nghiệp, giống như những bé sơ sinh mới chào đời.

Từ "khởi nghiệp"  ta dịch từ "start up" tiếng Mỹ, hoặc từ "Entrepreneur" từ tiếng Pháp. Từ start up xuất phát từ Silicon Valley, Mỹ, từ mấy năm nay rồi. Vì những năm sau này, các công ty start up tràn đầy ở Silicon Valley, và có khá nhiều start up thành công, nên các nước trên thế giới tư bản chú ý đến hiện tượng nảy, và có những bài báo liên quan đến start up. Nhiều nước, như Pháp chẵng hạn, thấy nền kinh tế mình trở nên èo uột thì nghĩ ngay đến start up. Năm ngoái, Pháp cho mở một trường chuyên hướng dẫn, hỗ trợ những ai muốn làm Entrepreneur. Bây giờ, đến phiên các ông nhà ta thích bắt chước: Việt Nam...

Các ông VN hiểu khởi nghiệp ra sao nhỉ? Theo OGT, họ không hiểu chi cả, xin lỗi. Nghe người ta nói khởi nghiệp, thì mình cũng bắt chước nói khởi nghiệp theo kiểu hiểu của mình, made in Vietnam.

(1) ôn tìm được một tài liệu về khởi nghiệp bằng tiếng Anh, viết cho người Mỹ. Ôn chuyển cho một BFB nhờ dịch rồi phát cho bà con đọc, xem người Mỹ họ làm khởi nghiệp bài bản ra sao, VN rút kinh nghiệm thực tế ra sao để mà làm. Người bạn BFB có lẽ bận lo cơm áo gạo tiền, nên chã trã lời, im lặng luôn. Ôn dại:  trẽ trâu VN giờ đây biết tiếng Anh, cần chi mà dịch. Phải không?

(2) ôn có thằng cháu, kỹ sư vật lý. Ra trường, ôn nhờ một thằng cháu khác giới thiệu nó vào làm một công ty đúng ngành nghề và có lương cao. Sau mấy năm làm việc, tiết kiệm cũng được kha khá, nhưng xem ra chán cái nghề ngày nào cũng giống như các bà đỡ đẽ ở bệnh viện phụ sản. Thế là cậu ta bảo ông nó muốn khởi nghiệp. Ôn hỏi: đã có công ăn việc làm, thì còn khởi nghiệp cái gì. Dạ con muốn mở một quán cà phê. Ôn không nói gì. Ông nghĩ theo nguyên tắc khi khởi nghiệp thì phãi có cái chi mới lạ khác người, mở quán cà phê, thì Sai Gòn này đầy rẫy. Thế là ông cậu đi thuê mặt bằng, thiết kế phòng ốc hoành tráng, dụ con em họ vào làm chung. Tốn hết vốn ban đầu 100 triệu. Sau 6 tháng đành dẹp tiệm, chịu thiệt 70 triệu. 

(3) có một bạn BFB chuyên quyên góp tiền để cho học bổng và xây trường. Đầu năm ngoái trong một cuộc nói chuyện với ôn, cậu ta đề cập đến việc khởi nghiệp. Cậu ta bảo: nếu ôn đóng góp 10.000 đô, thì các bạn Việt Kiều ở Mỹ của cậu ta sẽ đóng góp thêm 10.000 đô. Ông đồng ý, và hẹn đến cuối tháng 6/2015 sẽ giao tiền. Đúng hẹn, ông giao tiền và hứa cho mượn trong 5 năm không lấy lãi, và nếu ông qua đời trong khoảng thời gian nợ, thì coi như cho tổ chức. OK. Thế mà tới tháng 5/2016, gần một năm rồi, hồ sơ xin khởi nghiệp chả có, mà đóng góp Việt Kiều Mỹ cũng không ngoại trừ một trự cho mượn 500 đô. Bây giờ ôn chã biết nghĩ thế nào về "lò ấp khởi nghiệp" này? Sắp hết niên học, không một hồ sơ xin khởi nghiệp. 

(4) ... (Có một trường hợp khác khá dài dòng, nên xin không kể...)

Như bạn thấy đấy, khởi nghiệp không phải dễ dàng, ở VN đã như thế, thì ở Mỹ lại càng khỏ hơn. Thật ra, việc khởi nghiệp bắt đầu từ Mỹ vào những năm 1972 trở đi. Muốn thực thụ khởi nghiệp thì phải có 3 yếu tố: 

(1) sản phẩm hay dịch vụ của công ty khởi nghiệp phải là duy nhất độc đáo, có một không hai, và thường là hình thành trong đầu óc của người sáng lập, phải cần người thể hiện ý tưởng. 

(2) phải cần có tiền, nghĩa là ai đó cả gan đầu tư vào. Theo nguyên tắc cổ điển, thì nhà đầu tư, thường là một ngân hàng, họ chĩ đầu tư (cho vay tiền) khi công ty chứng minh là mình làm ăn có lãi. Còn khởi nghiệp ở đây, thời @, thì chĩ có quỹ đầu tư rũi ro chĩ mới chịu đầu tư. Nghĩa là, người có sáng kiến muốn khởi nghiệp sẽ trình bày ý tưởng, khả năng kiếm tiền, v.v.. Lúc này, ai muốn đầu tư thì bỏ tiền ra, nhận được phiếu cổ phần. Rồi chờ, một hai năm công ty làm ra sản phẩm, tiêu thụ thế nào, lúc ấy mới nói là thành công hay thất bại. Do đó, khái niệm đầu tư mạo hiễm, đầu tư rũi ro đi đôi với tinh thần khởi nghiệp. Cho nên việc OGT đầu tư 10.000 đô với ông bạn chuyên làm học bổng là sai nguyên tắc. Nó như cái cày đặt trước con trâu.  

(3) yếu tố cuối cùng là: có một môi trường phát triễn khởi nghiệp. Ở Silicon Valley, người ta có những toà nhà đầy đủ tiện nghi cho thuê với giá rẽ, để nhân viên toàn tâm toàn ý làm việc cho dự án. Có những chế độ làm việc thế nào công ty không bị phá rầy bởi cơ quan thuế, cơ quan thanh tra tra này nọ, như thuờng thấy ở xứ ta. Ở Silicon Valley, tụi Google cho thành lập cả một hệ thống autobus riêng biệt cho các IT của startup. Trong mỗi chỗ ngồi trên autobus đều có gắn máy vi tính với Wifi. Từ chỗ cơ quan về đến nhà phải mất một tiếng đồng hồ. Thế là cậu IT từ lúc bước lên autobus cho đến khi đển nhà, cặm cụi làm tiếp. Như vậy công ty startup có 2 tiếng đồng hồ miễn phí. (Bạn thấy tụi TB nó bóc lột dân cổ cồn thế nào chư?). Nghĩa là tạo một môi trường làm việc thoãi mái, cho phép sáng kiến tưng bừng nở hoa. 

Nếu bạn hội tụ đươc 3 yếu tố kể trên, thì mới gọi là khởi nghiệp. Nếu không là giả tạo.

Ngày hôm nay một ông nào đó trên hội doanh nghiệp VN, Vũ Tiến Lộc thì phải, tuyên bố hùng hồn: trong 5 năm tới, VN sẽ là quốc gia khởi nghiệp. Bạn thữ xem lại 3 yếu tố vừa qua, VN có cái chi lận lưng không...

ĐỂ KẾT THÚC...

Theo nhận xét của OGT, thì các công ty startup thực sự chỉ hiện hữu ở Mỹ mà thôi. Các nuớc khác không có đâu. Ở Mỹ, có nhiều startup vừa mới PR trong vòng một tháng cỏ thể nhận đến 1 tỹ đô (: 22.000 tỹ VND). Kinh khùng. Vì sao, chĩ có Mỹ, mới có những startup.

(1) đầu óc người Mỹ vẫn còn theo óc phiêu lưu khám phá của Columbus. Ngoài ra, người Mỹ thích kiếm tiền, nhìn mọi thứ thượng vàng hạ cám xem có vặn ra được tiền không, là họ a vào làm. Khi họ thành công, thì họ lãng mạn hoá sự thành công của họ, để câu nhà đầu tư, cũng như bọn trẽ trâu. Lấy thí dụ của Bill Gates của Microsoft, và Mark Zuckenberg của Facebook. Ai ai cũng biểt Bill Gates nỗi tiếng khi ông ta khởi nghiệp từ nhà xe ô tô của gia đình, hay chuyện hai ông Gates và Zuckenberg nổi tiếng là người bỏ học đại học. Bạn đều bị lừa mà không biết. G. & Z. bỏ học ngành IT vì rằng thời hai ông ấy, ở ĐH Mỹ, ngành tin học rất là sơ khai so với những gì mà OGT đã học ở IBM khi OGT vào làm IBM năm 1964. Trễ so với IBM gần 10 năm. Cho nên các giáo sư ĐH Mỹ thời 1982 trở về trước rất dốt về IT, nên hai ông G&Z bỏ ra học là phải. Nếu họ ở lại ĐH làm ra một cái phD đột phá có thế biến thành một sản phẩm, thì thành quả nghiên cứu sẽ trở thành sở hữu cùa trường ĐH họ không xơ múi gì. Đó là ý đồ tính toán rất kỹ của hai ông lớn IT này.

(2) bạn thấy là ở Mỹ, các công ty startup đều tập trung một cách cao độ ở thung lũng Silicon (Silicon Valley), bang California, Mỹ. Tại sao vậy? Đây là một sự ngẫu nhiên. Những công ty startup Mỹ vào thời 1980 họ chọn nằm gần campus của ĐH Standford. Các startup này tuyển nhân viên tạm thời là những sinh viên, và những nhà nghiên cứu là các giáo sư. Các giáo sư DH Stanford thường có cổ phân trong các startup. Qua viêc hợp tác giữa các sinh viên và giáo sư vởi các startup, các công ty startup phát triễn nhanh với giá thành thấp. Chính nhờ cái môi trường thích hợp nên các startup phát triển nhanh, thành công và trở thành nổi tiếng. Do đó, việc phát triển của Silicon Valley là ngẫu nhiên, tự nhiên không có áp đặt hoặc sắp đặt. Cho nên, theo OGT việc VN bắt chuớc, tổ chức phần mềm Quang trung ở Tp HCM hoặc Hoà Lạc ở Hà Nộj là phản tự nhiên, nên khó thành công. Bạn có bao giờ nghe nói: nhiều doanh nhân VN chạy qua Singapore lối sau này để khởi nghiệp, sao thế?

(3) như bất cứ công ty nào, khi khởi nghiệp đều cần đến sự đầu tư rất đặc biệt về vốn khởi đầu. Ngân hàng truyền thống ít khi quan tâm đến, và chỉ những quỹ mạo hiểm, quỹ rũi ro mới để ỷ đến startup, vì sao? Khi quỹ mạo hiễm đồng ý bỏ tiền vào đầu tư, thì họ đã nghiên cứu công ty là gà đẽ trứng vàng. Họ có thể đúng mà họ cũng có thể sai. Nếu họ đúng, thì họ có cỗ phần trong công ty và họ sẽ nhận lãi lớn, và có cơ hội mua đứt. Còn nếu họ sai, thì họ đã ý thức trước là xem như tiền trôi sông, mất không thương tiếc.

Có một điều bạn nên biết: người Mỹ nhận ra rằng, nước Mỹ từ 2008, đang từ từ đi vào suy thoái kinh tế. Muốn chậm lại tốc độ suy thoái, thì phải có công ăn việc làm mới, phải có những sản phẩm/dịch vụ mới. Thì chính các công ty startup sẽ đem lại việc làm mới. Các công ty đại gia Mỹ như Microsoft, Facebook, Amazon, ... giàu nứt khố đổ vách, tiền nhiều không biết làm chi. Nhưng sáng kiến tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới thì đã cạn kiệt. Do đó, họ đầu tư vào quỹ mạo hiểm. Trên thế giới, vô số người trẽ muốn chứng tõ tài năng, họ đến Silicon Valley, thữ mở một startup rồi kêu gọi đầu tư. Các đại gia tha hồ lựa chọn đầu tư. Sau một thời gian trong ngóng, trứng ấp nở chưa, nếu có triễn vọng, thì đại gia mua đứt với giá cao. Tóm lại các con trẽ giỏi dắn, hùng hục sáng kiến cho ra những sản phẩm dịch vụ ngon lành, thì đại gia Mỹ mua đứt công ty. Nói tóm lại, thế giới đang đi làm mọi cho Mỹ một cách vui vẽ, vì cả hai bên đều có lợi.

Để kết luận, OGT chì yêu câu bạn nên mơ cái gì thực tiển trong tầm tay, theo châm ngôn của cha ông ta: lả liệu cơm gắp mắm. Tuy nhiên, cũng xin chúc bạn có nhiều giấc mơ đẹp. Ôn thì ôn mơ làm cho xong cái dự án ERP. 

****************

6/5/2016: Sáng.

LUẬN VĂN TIẾN SĨ: "CHỐNG THAM NHŨNG" CỦA OGT

(1) Người Pháp, trước khi nói đến tham nhũng, họ định nghĩa một khái 
niệm rất đơn giản mà họ 
đặt tên là: Dấu hiệu bề ngoài của sự giàu có (signe extérieure de richesse), BNGC. Người Pháp bảo rằng từ cái dấu hiệu BNGC này sẽ chĩ dẫn cho biết đối tượng có tham nhũng hay không. Do đó, trọng tâm là phát hiện cái dấu hiệu chĩ dẫn. Ta sẽ xem sau những yếu tố nào hình thành dấu hiệu BNGC.

(2) Để khỏi mất công, tăng tính hiệu quả của việc tìm đối tượng tham nhũng, ta phải hạn chế phạm trù (context) chống tham nhũng. Tham nhũng chĩ dính líu đến các công chức NN từ tổng thống, tổng bí thư, thủ tướng xuống đến cán bộ, kể cả bảo vệ. Ai nằm trong cơ chế xin-cho, đụng đến tiền bạc, là trong tầm nhắm chống tham nhũng. Như vậy, dân chúng và các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức ONG tư nhân sẽ nằm ngoài điều tra tham nhũng (TNH). Tóm lại chĩ điều tra chống THN đối với các công chức NN và đãng viên DCS hoạt động trong hành pháp, tư
pháp, quân đội, cảnh sát, v,.v.. Như vậy, số đối tượng phải điều tra vào khoảng 2-3 triệu người, trên 100 triệu dân số. Nếu ta sữ dụng máy vi tính để trữ thông tin của tất cả các vị này thì không bao nhiêu. Nhưng khi ta tạo một cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn quốc, trong việc tổ chức chính phủ điện tữ thì số 2-3 triệu người cần điều tra TNH, đã nằm trong CSDL rồi. Chỉ cần thêm thông tin liên quan đến dấu hiệu BNGC là xong. Không tốn chi phí bao nhiêu. Do đó, điều tiên quyết NN phãi cho tạo một CSDL toàn quốc rất chi tiết, có khả năng tự động cập nhật liên hồi, nên về sau khỏi phải điều tra thống kê.

(3) Bây giờ OGT thữ vẽ sơ bộ cấu trúc của database chứa thông tin của 
toàn dân chúng. Ta theo nguyên tắc: mỗi công dân từ khi sinh cho đến khi chết chí cỏ một record (mẫu tin) duy nhất chứa tất cả các thông tin của đương sự suốt cã cuộc đời. Cấu trúc mẫu tin OGT chọn là một hình xương cá.

(4) Tới đây, bạn có một cấu trúc dữ liệu cho phép NN tạo một CSDL toàn dân, duy nhất, nhất quán, dựa trên ấy mà NN có kế hoạch phát triển đất nuớc. Lấy một thí dụ: dựa trên ngày sinh, và địa phương cư trú, NN có thể biết có bao nhiêu học sinh ở lớp nào, và trong năm tới sẽ biết ở lớp nào ở độ tuổi nào. Và nếu ta có một CSDL các trường lớp một cách chính xác, thì NN sẽ tính ra trong 5 năm tới cần bao nhiêu trường lớp phải xây, rồi so sánh với số liệu bộ yêu cầu thì biết bộ giáo dục có tham nhũng hay không. Và nếu ta có CSDL các giáo viên, thì phối hợp với CSDL toàn dân, ta biết số giáo viên nào phải đào tạo v.v.. Vài câu lệnh SQL, và vài chương trình Crystal Report viết xong trong tíc tắc thì ta có báo cáo này nọ, mà hiện giờ Bộ phải chỉ thì cho cơ sở lảm thống kê, báo cáo phải mất cả năm trời, trong khi máy vi tính trong một ngày là xong.

(5) Tiếp theo, mỗi Bộ phải tự mình xây dựng một HTTT kiểu ERP hoạt động từ trên xuống, từ Bắc vào Nam. Như vậy, mỗi bộ sẽ có một CSDL  thống nhất, duy nhất, chính xác. Và trong mỗi nghiệp vụ của một cơ quan của bộ liên quan đến một người dân, đến một xí nghiệp, đến một tổ chức xã hội, chính trị, kinh tế thuộc CSDL, thì kết xuất phải được cập nhật lên một đốt xuơng của record liên đới. TD: một trường đại học khi trao bằng tốt nghiệp cho một sinh viên, thì thông tin cái bằng phải được nhật tu lên record của sinh viên trên CSDL toàn dân, theo đốt xuơng đại học, đồng thời CSDL của nhà trường liên quan đến các bằng cũng được phải nhật tu. Như vậy làm gì có bằng giả.

(6) Tới đây, bạn đã nghe OGT yêu cầu (A) NN xây dựng một CSDL toàn dân thống nhất, theo cấu trúc xương cá như đã trình bày ở trên; (B) mỗi bộ xây dựng cho mình một số CSDL đặc trưng thống nhất của chức năng của bộ ngành và các chương trình nghiệp vụ và HTTT kiểu ERP cho phép cung cấp dịch vụ đặc trưng của bộ cho người dân, tổ chức xã hội, đoàn thể.Như vậy giữa người dân và các cơ quan NN có một số tương tác cho ra  một số thông tin mà ta phải thu thập ghi nhận. TD: Sở GTVT cấp một cạt vẹt cho một chiếc xe ông X vừa mới mua. Sở GTVT cấp cái cạt vẹt xong  rồi không nghì đến gì nữa. Còn ông X đem xe về với cái cạt vẹt trong túi, và không nghỉ gì thêm. Còn công ty Z bán chiếc xe cho ông X thì sau khi nhận tiền giao xe thêm cái hoá đơn, rồi sau đó cũng không nghĩ gì thêm ngoài việc tăng doanh thu phải khai cho thuế vụ. Nói tóm lại,chiếc xe bán ra đã gây ra không biết bao nhiêu là thông tin, và các thông tin này không liên đới với nhau, chúng nằm rời rạc. Bây giờ, với mức độ kỹ thuật tin học hiện thời cộng theo mạng, thì nhà buôn khi làm hoá đơn bán xe cho ông X thì thông tin hoá đơn của chiếc xe sẽ chuyễn  từ mạng (1) qua phòng GTVT chuẫn bị lảm cạt vẹt, (2) qua phòng thuế để khai doanh thu, tính thuế gì đó; (3) chuyễn qua cho CSDL toàn dân vào đốt xương Xe Cộ của ông X. Nhưng có một thông tin thứ 4 không ghi nhận là tấm chi phiếu của ông X thanh toán cho công ty Z. Trong hiện tình chỉ có thông tin số 3 là khó kết nối,vì nhà buôn Z không có quyền thâm nhập vào record của ông X nằm trên CSDL toàn dân.

(7) Như vậy, ta phải tạo một cơ chế tạm gọi là "cơ chế giao liên". Lấy TD cung cấp cạt vẹt. Khi bộ phận GTVT cấp một cạt vẹt thì phần mềm nghiệp vụ sẽ trích ra một số thông tin mà dân IT hay gọi là trailer. Qua cơ chế giao liên đặc biệt do bộ phận An Ninh của NN quản lý, cái trailer biết tìm về record của ông X trên CSDL, tìm đến đốt xương xe cộ cập nhật một link table với thông tin của chiếc xe vừa mới mua. Bạn  cứ thữ tưởng tưởng những thông tin nào cần dùng quản lý, nhớ không quên tiền chiếc xe, và con số chi phiếu. Nếu ông X trước đó 3 xe khác, thì link table cho phép ghi tiếp link thứ 4 giúp ghi trailer của xe mới mua.

(8) Tới đây, OGT xem như là ta có : (1) một CSDL toàn dân mang cấu trúc xương cá, và lần lần các bộ, ban nghành lần lượt điền dữ liệu lên  các đốt xương của record nhân dân, thông qua cơ chế giao liên. Các trailer sẽ tự động trích từ các nghiệp vụ mà điều hành viên không biết sự hiện diện; (2) mỗi bộ ngành phải tự xây dựng riêng cho mình một hoặc nhiều CSDL đặc dụng và một hệ thống ERP lo giãi quyết nghiệp vụ đặc trưng của bộ ngành, đồng thời kiểm soát hoạt động của mọi nhân viên của bộ, ban ngành. Hồi nhóm SAMIS của OGTviết hệ thống chương trình cải cách hành chính cho huyện Bình Chính, chủng tôi đã cho ra một hệ thống chương trình cho phép kiễm soát hoạt động của nhân viên văn phòng gắn liền một Hồ sơ phải giãi quyết cho dân. Chị chủ tịch huyện ở trong phòng mình có thể biết tường tận ai đang làm gì, ai đang đi nhậu, v.v.. Chỉ một cú click chuột rồi xem trên màn hình.

(9) NN phải ấn định kể từ ngày nào đó, mọi nghiệp vụ tài chính &thuơng mãi trên 3 triệu chẵng hạn phải thông qua ngân hàng. Điện thoại thông minh (smartphone) sẽ là công cụ ra lệnh rút tiền, chuyễn tiền và bó tiền vào. Như vậy mọi giao dịch tiền tệ có thế được theo dõi.

Tới đây xem như ta đã biết phải tạo hạ tầng cở sở cho một HTTT thế nào để thực hiện chánh phủ điện tữ, cải cách hành chính. Còn chương trình chống tham nhũng chỉ lả một phó sản (by Product) của hai hệ thống kể trên.

(10) Bây giờ, ta bắt đầu xem cách người Pháp họ làm thế nào biết được ai là tham nhũng (THN). Họ thông qua một công thức kế toán: (1) Kết số đầu kỳ (KSDK); (2) Tổng thu nhập (TTN); (3) Tổng chi tiêu (TCT); (4) Kết số cuối kỳ (KSCK). Kỳ quan sát là một năm, hoặc 12 tháng running. Chắc các bạn đã hiểu ý nghĩa của 4 con số kể trên, thường là số tiền. Người Pháp họ lý luận rằng: theo nguyên tắc KSDK + TTN - TCT = KSCK.Nếu KSCK là Dương thì OK. Còn nếu KSCK là âm là không ổn, vì tiền đâu mà xài quá trời như vậy. Chính vì số tiền không được khai ra, nên mới âm như vậy. Cho nên, ta phải phân tích con số âm của KSCK để tìm ra chĩ dẫn BNGC.

Từ trước đến giờ, để chống tham nhũng, NN VN yêu cầu các cán bộ chủ chốt kê khai tài sản. Coi như việc làm này là cây gậy thần chống tham nhũng. Thế mà 20 năm qua, không thấy một vụ xữ án tham nhũng nào trong khi trong dân chúng luôn luôn râm rang bảo chánh quyền tham nhũng, THN... Trong khi ấy, Tập Cận Bình chì trong một năm đã lôi xuống đất không biết bao nhiêu siêu quan THN. Vậy là thế nào? Người ta, trong Đãng bảo rằng làm chi có tham nhũng, chẵng qua nghe bậy thôi, thích nghe bậy thôi. Đúng thế, chuyện đồn bao giờ cũng không chứng cứ nhưng lại hấp ẫn người nghe, giống như hồi nhỏ thích nghe chuyện ma khi đang nấu bánh tét.

(11) Trong thời buỗi kỹ thuật số (KTS), với sự ra đời khái niệm IoT (Internet of Things) thì ta nên tận dụng KTS để mà giãi quyết nạn THN nếu có. Như đã nói trên, người Pháp họ quan sát 4 con số vừa kể trên:KSDK, TTN, TCT, KSCK. Bây giờ, ta thử xem con số TTN. Đó là tất cả thu nhập của người nào đó mà ta quan sát trong một chu kỳ kế toán: một năm, hoặc 12 tháng running. Thu nhập, nghĩa là tiền vào tài khoản qua những giao dịch chuyển khoản từ tài khoản ai đó vào tài khoản đối  tượng. Như vậy, điều kiện tiên quyết là (1) các đối tương phải có mở tài khoản ngân hàng; (2) việc giao dịch trên một số tiền nào đó phãi thông qua các chi phiếu ngân hàng, hoặc qua các giao dịch sử dụng smartphone trong tương lai không xa. Với cái thế giới quen sử dụng tiền mặt như ở VN, thì NN VN phải ra lệnh là tất cả các giao dịch liên quan đến tiền tệ phải thông qua ngân hàng, ATM, hoặc smartphone, để có dấu vết mà thanh tra, kiểm soát, và truy cứu trách nhiệm, giống như camera trong đời thường.

Thế tiền thu nhập là những gì: (1) nếu bạn là dân làm công ăn lương, thì doanh nghiệp, cơ quan NN phải thanh toán tiẻn lương qua Ngân hàng; (2) tiền bán cái chi đó: chiếc xe, cái nhà, miếng đất, ...(3) tiền vay, tiền lãi ngân hàng, tiền người thân trả; (4) ... Nói tóm lại, khi xây dựng hệ thống chống tham nhủng, ta phải phân tích các khoảng tiền thu nhập, phân ra chính đáng và không chính đáng. Phần TCT, ta cũng phải phân tích tĩ mĩ như cới TTN. Có những chi tiêu không có hoá đơn:như đi chợ nấu ăn, v.v.. Những chi tiêu này NN phải nghiên cứu, đưa ra một con số. TD: nếu ta có một đốt xương ghi chi tiêu cho một gia đình 3 con chẵng hạn. Thì số tiền này do NN tính toán ghi vào đốt ông cha chủ gia đình. Record của các người khác trong gia đình thì ghi zero.

(12) Nói tóm lại, cơ quan nào đứng ra phân tích, tổng hợp các số liệu vừa kể trên. Xin thưa, bên Pháp họ giao cho thuế vụ. Từ 2 năm này, thuế vụ Pháp có xây dựng một phần mềm cho phép nhân dân toàn quốc tự động khai thuế qua máy vi tính, iPad, iPhone, v.v.. bất cư lúc nào, bất cứ nơi nào, không cần tiếp xúc với nhân viên thuế. Số nhân viên thuế điều hành rất ít. Họ chì tham gia khi máy chịu thua yêu cầu nhân viên thuế giải quyết. Do đó, bạn có thể khai thuế bất cứ lúc nào. Nếu bạn bận ban ngày, thì có thể khai thuế ban đêm và giờ thích hợp cho bạn, Bao giờ, phần mềm thuế cũng có mặt làm viêc với bạn, tương tác  với bạn. Máy hỏi bạn một điểm gì đó, bạn khõ vào trã lời. Nểu bạn trả lời đúng máy hỏi câu kế tiếp. Bạn có thể ngưng bất cứ câu hỏi nào để kiểm tra thông tin bạn trã lời. Máy cũng có thể ngưng bất cứ lúc nào khi máy bí, và máy yêu cầu nhân viên thuế giãi quyết giùm. Với cách  làm này, 90% công viêc giao cho máy, bạn không thể tiếp cận với nhân viên thuế, nên không có chuyện móc nối, nhũng nhiễu.Chương trình thuế chuẫn bị trước những con số mà thuế vụ không biết ai sẽ dùng, dùng làm gi, và việc đều do phần mềm thao tác. Các con số của thuế vụ sẽ được ghi lên các đốt xương cá của người dân khai thuế.

(13) Để kết luận: muốn hình thành một hệ thống chống tham nhũng, thì trước tiên NN phải cho xây dựng: (1) một CSDL toàn dân, chính xác, chi tiết bao gồm tất cả công dân. Cấu trúc dữ liệu kiểu xương cá là đơn giản nhất có thể chứ tất cả thông tin phức tạp của người từ khi sinh ra cho đến chết; (2) một hệ thống cải cách hành chánh, theo đấy mỗi bộ ngành có những hệ thống ERP quản lý nghiệp vụ đặc trưng của mỗi bộ.Mỗi bộ ngành phải xây dựng cho mình một hoặc nhiều CSDL có thể liên kết với nhau về mặt tin học để làm việc; (3) sở thuế vụ và quan thuế mỗi cơ quan phải xây dựng việc khai thuế, và khai hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua một phần mền tính thuế tự động, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thuế có thể gây ra tham nhủng, nhũng nhiễu. (4) khi có đũ 3 hạ tầng cơ sở (CSDL) kể trền, thì việc xây dựng hệ thống chống tham nhũng kiểu Pháp mới có thể thực hiện.

(14) Tới đây, thì bạn chỉ cần xây dựng một chương trình đơn giản tìm ra 4 con số: KSDK, TTN, TCT, KSCK, tính theo công thức KSDK + TTN - TCT = KSCK. Và khi số KSCK là âm thì bạn dựa trên record mà in ra những thông tin cần thiết cho cuộc điều tra. Trên các đốt xương tuỳ loại thông tin, bạn có sẵn những thông tin qui chiếu, những tài liệu qui chiếu cho phép bạn đọc lên một record nào đó của một CSDL của một cơ quan nào đó.

Tóm lại với cấu trúc xương cá cho tất cả các CSDL, nghiệp vụ bình thường hằng ngày của người dân và của các cơ quan công quyền, hệ thống phần mền sẽ thu thập dữ liệu, ghi chép theo chì định, lưu trữ, tính toán, tất cã chuẫn bị cho những thống kê liên quan đến phát triền đất  nước, cũng như cho phép "phượt" lên các CSDL để tìm ra những nghi phạm tham nhũng.

Nguyên tắc: đừng bao giờ bảo nghi phạm khai ra, mà lặng lẽ gài những bẫy lấy chứng cứ, không sữ dụng đến con người mà sử dụng tin học.

Nếu là OGT, ôn sẽ dùng những tay an ninh trong quân đội, trong cảnh sát, trong tư pháp, trong TT, có lòng yêu nước, được đào tạo tin học một cách cao độ, để tạo ra các hệ thống kể trên.

**************

10/5/2016: Sáng

BIỄU TÌNH GÌ THẾ...

Không biết các bạn có nhớ không:

Tháng 2/2014, tại công viên Maidan, Ukraina nổ ra một cuộc biểu tình ôn hoà, lý do dân chúng Ukraina yêu cầu TT đương thời Youkanovitch đừng ký hiệp định vay 17 tỹ đô của Nga. Thế rồi cuộc biểu tình biến thành một cuộc nỗi loạn lật đổ ông TT phải trốn chạy qua Nga. Tiếp theo sau, người ta bầu ra một TT mới, Porochenko, một ThT mới, Yatseniuk, một quốc hội mới, thân EU. Thế là, Putin lật đật phản đòn: (1) sát nhập Crimea về lại Nga; (2) xúi dân miền Đông Ukraina ly khai. Sau khi đã có Ukraina trong tay, TT Mỹ, Obama mới huỵch tẹt khai ra rằng ông ta đã chi 4 tỹ đô để tài trợ cuộc biễu tình Maidan, qua trung gian bà phó ngoại trưởng Victoria Nuland. Mỹ gọi là Cách Mạng màu.

Kết quả sau 2 năm: Ukraina có gì: (1) một cuộc nội chiến chưa kết thúc với 9.000 chết, 3 triệu người tị nạn ở Nga, bao nhiêu nhà cữa rất đẹp tan tành. Hiện Ukraina mắc nợ IMF 40 tỹ đô, không biết bao giờ có khả năng trả, Nga bị Mỹ/EU cấm vận,v.v..

Ông NN VN sợ biểu tình lúc đầu lấy lý do rất đơn giản bảo vệ môi trường, nhưng sau đó là gì không ai biết. Chuyện CM nhãn tiền Ukraina, NN VN sợ sợ lắm. Biết là dân VN ít khi đi biễu tình, bây giờ rần rần đi biểu tình, kể cả con nít dưới 10 tuổi, thì ông NN VN bấn loạn không biết ai giật dây đàng sau, có phải Mỹ không như vụ Ukraina.

*****************

16/5/2016: Trưa

KIM LIÊN ƠI HỞI KIM LIÊN, ĐẪY XE CHO CHỊ BIỄU TÌNH XEM SAO.?

Trong 2 tuần qua, một số người ở Hà Nội và Tp HCM đi biễu tình nói là bức xúc cho việc cá chết ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nếu ông không lầm, thì vào thời kỳ đầu của DCS, các dân đi biễu tình chống thực dân Pháp là của 2 tĩnh Nghệ An Hà Tĩnh. Thế mà, vì vụ cá, dân hai tĩnh này không đi biễu tình mà là dân Hà Nội vàTp HCM. Như vậy, là giả tạo, có cái gì bất thường, nên OGT bảo là NN nghi là ai đang giật dây. Có ông bạn trẽ BFB của ông lên tiếng bảo ông nghĩ sai. Bây giờ, báo chí NN lên tiếng theo lệnh NN: các cuộc biễu tình vừa qua là do đảng phục hận Việt Tân do CIA nuôi dưỡng giật dây. Nói tóm lại là NN VN đã rút ra 2 kinh nghiệm xảy ra trên thế giới trong mấy năm qua: (1) năm 2014, vụ lật đổ chánh phủ Youkanovitch của Ukraina, do Mỹ giật dây. Obama đã huỵch toẹt bảo là ông ta chi hết 4 tỹ dô để chơi Nga. Biễu tình ôn hoà, nhưng sau đó nổ súng làm cho dân biểu tình nổi loạn, cho rằng cảnh sát chánh quyền giết dân. Sau khi xong việc, người ta mới vỡ lẽ là tổ chức RIGHT Sector do Mỹ thuê nổ súng để biến biễu tình ôn hoà thành bạo loạn. (2) vụ thứ hai là làn sống di cư trên 1 triệu người từ Syrie qua Châu Âu. Người ta ngạc nhiên là (a) phần lớn là gia đình giàu có gời con vị thành niên đi di tản; (b) người nào cũng có trang bị điện thoại di động, và thủ sẵn một số tiền khá lớn; (3) mấy người di tản dùng kênh Facebook, theo lệnh một kênh đóng tại Mỹ dẫn dắt đường đi nước bước cho dân tị nạn đến các nước châu Âu tữ tế, Đức chẵng hạn; (C) các nước châu Âu nhận thấy dân di tản có tiền nhiều, họ liền tống về nguyên quán, hoặc họ tịch thu sạch tiền, rồi cho quy chế tị nạn.

Nói tóm lại, ai đó đã bắt chước ngoại quốc tổ chức giật dây bạo động ở VN thông qua những tiến bộ trong khoa học truyền thông: mạng Facebook, Twitter, LinkedIn, v.v.. Kể cả ông cao uỹ LHQ về nhân quyền.

***********************

23/5/2016: Trưa

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG. -  BÀI THỨ 23

NGÔ BẢO CHÂU LÀ CÁI GÌ THẾ?

Tối hôm qua, nằm trên giường với cái iPad, OGT tình cờ đọc được một số bài về ông GS toán, Ngô Bảo Châu (NBC). Ông ta phát biểu cái gì đó trên Facebook, mà thiên hạ ném đá quá trời, nên đành gỡ bỏ stt. Cách đây không lâu, một ông GS người Việt nổi tiếng ở Úc, Nguyễn Văn Tuấn, cũng bị ném đá đành ngưng tài khoản Facebook của mình qua ăn nhờ ở đậu FB của người khác. Hình như các GS Việt gặp đại nạn trong năm nay thì phải.

Thế là OGT đâm ra suy nghĩ lung tung lang tang (LTLT).

(1) sau khi bị thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, dân VN ta rất coi trọng 3 môn toán lý hoá (Pháp gọi là MPC, tắt chữ mathematique, physique, chimie). Khi du học ở Pháp, OGT cũng phải mất một năm thi lấy bằng MPC để rồi sau đó mới có thể thi vào các trường lớn (Grandes Ecoles). Ra trường điện tử ở Bordeaux, OGT qua Thuỵ Sĩ làm việc tại một labo của công ty Paillard Bolex chuyên làm camera và máy đánh chữ. Sau 3 năm làm việc, OGT nhận ra rằng ôn chã có tài nghiên cứu lý thuyết, và cái bằng MPC chã giúp ích gì ông, và ôn chã bao giờ sữ dụng MPC trong công việc. 

(2) đến khi ôn vào làm việc cho IBM France, cũng tưởng là sẽ dùng nhiều đến toán để làm việc. Chã có chi cả. Ngay 4 phép toán : cộng trừ nhân chia, thì rốt cuộc máy tính biến thành 2 phép là cộng và trừ. Buồn cười thật. Nhưng cũng may khi vào IBM, ông học đươc một môn học mới không có dạy ở đại học thời ấy, vào những năm thập niên 60, đó là môn lô gic. Xem ra cái môn lô gic nó điều hành xã hội mà ta không để ý. Do đó, ôn suy luận ra, MPC chã đáng ta chú trọng, mà là lô gic.

(3) OGT nghĩ rằng: muốn giỏi toán, chỉ cần học thuộc lòng những công thức toán, biết giãi những phương trình, và có bộ nhớ dai và nhanh nhẹn. Giỏi toán chưa chắc đã có sáng kiến. Do đó, theo thời cuộc, vào lúc nào đó có một bài toán mới, thì người ta xúm ra giãi thông qua những công thức toán đã có sẵn, rồi thêm những công thức mới. Và người ta đề cao người đã tìm ra công thức mới. Thế thôi. Do đó, cứ tưởng rằng người giỏi toán giúp ta giãi các vấn đề là một sai lầm mà ta không nghĩ tới.

Trong thời đại kỹ thuật số, các công thức toán đã được lập trình dưới dạng hàm (function) hoặc chương trình con (subroutine), nên nếu biết ứng dụng thì chì chĩ cần vào máy tính gọi tên hàm, cung cấp một số thông số thích ứng thì cỏ kết quả ngay. Do đó, dốt toán, nhưng giỏi ứng dụng, thì máy tính sẽ hỗ trợ ta một cách nhẹ nhàng. Tóm lại, giờ đây vai trò tay toán không còn quan trọng. Nên ca tụng làm chi các GS toán làm chi, cho người ta nở mũi.

(4) theo OGT: trong những bài toán mà xã hội cần được giãi như giáo dục, thất nghiệp, lạm phát, v.v.. thì chính những ai giỏi lô gic sẽ giúp giãi quyết vấn đề. Giỏi lô gic chứ không phải giỏi toán. Mà ai giỏi lô gic: chính là những tay giỏi triết lý, những tay luật sư, và những tay IT. Thữ xem lại trong lịch sữ các dân tộc, có tay nào giỏi toán lên cầm quyền không? Không. Tại sao, các lãnh đạo các chính quyền Mỹ xuất thân là giới luật sư. Ở Mỹ, chính đại học luật Yales đã đào tạo không biết bao nhiêu lãnh đạo Mỹ. Luật sư, là tay cãi cày cãi cối. Ở VN dân xứ Quãng Nam là dân hay cãi, nên là lò đào tạo lãnh đạo. Họ không giỏi toán nhưng lại giỏi lô gic. Ta thữ hỏi, một ông giáo làng lịch sữ như tướng Giáp, không học một trường võ bị nổi tiếng nào như Saint Cyr, Pháp hoặc West Point, Mỹ, mà dám đánh thắng trận Điện Biên Phũ. Tới giờ này, tụi Pháp vẫn tranh cãi vì sao họ thua. Theo OGT, ông Giáp thắng là nhờ ông học cái lô gic trong Tam Quốc Chí, trong Đông Chu Liệt Quốc và trong lịch sữ VN. Thế thôi. Ông Giáp biết vận dụng lô gic, chứ ông không giỏi toán.

(5) cái sai của ông TS toán NBC là ở chỗ: ông tưởng rằng mình giỏi toán, nên có thể làm chính trị. Mà làm chính trị thì lại cần lô gic. Mà giỏi toán chưa chắc đã giỏi lô gic. Vì đầu óc lô gic đòi hỏi phải biết phân tích vấn đề. Mà phân tích vấn đề không thuộc lĩnh vực toán. Do đó, một người giỏi toán không biết phân tích vấn đề, không biết tìm ra cái lô gic giãi quyết dựa trên vấn đề đã được phân tích, thì sẽ phát biểu linh tinh lung tung không thể tránh người ta ném đá trên FB. Tóm lại, ông NBC nên trở về vị trí của mình mà làm toán đi (không biết cái ngành toán của NBC có giúp VN trong con đường phát triển hay không, OGT hơi nghi ngờ), đừng xen vào chuyện chính chị chính em.

(6) cuối cùng, chúc mọi người sống vui vẽ đừng quá bận tâm đối với loại người thấy bóng đái mà tưởng là lồng đèn.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

NGÔ BẢO CHÂU LÀ CÁI GÌ THẾ?

23/5/2016: Trưa

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG. -  BÀI THỨ 23

NGÔ BẢO CHÂU LÀ CÁI GÌ THẾ?

Tối hôm qua, nằm trên giường với cái iPad, OGT tình cờ đọc được một số bài về ông GS toán, 
Ngô Bảo Châu (NBC). Ông ta phát biểu cái gì đó trên Facebook, mà thiên hạ ném đá quá trời, 
nên đành gỡ bỏ stt. Cách đây không lâu, một ông GS người Việt nổi tiếng ở Úc, Nguyễn Văn Tuấn, 
cũng bị ném đá đành ngưng tài khoản Facebook của mình qua ăn nhờ ở đậu FB của người khác. 
Hình như các GS Việt gặp đại nạn trong năm nay thì phải.

Thế là OGT đâm ra suy nghĩ lung tung lang tang (LTLT).

(1) sau khi bị thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, dân VN ta rất coi trọng 3 môn toán lý hoá 
(Pháp gọi là MPC, tắt chữ mathematique, physique, chimie). Khi du học ở Pháp, OGT cũng phải 
mất một năm thi lấy bằng MPC để rồi sau đó mới có thể thi vào các trường lớn (Grandes Ecoles). 
Ra trường điện tử ở Bordeaux, OGT qua Thuỵ Sĩ làm việc tại một labo của công ty Paillard Bolex 
chuyên làm camera và máy đánh chữ. Sau 3 năm làm việc, OGT nhận ra rằng ôn chã có tài 
nghiên cứu lý thuyết, và cái bằng MPC chã giúp ích gì ông, và ôn chã bao giờ sữ dụng MPC trong
công việc. 

(2) đến khi ôn vào làm việc cho IBM France, cũng tưởng là sẽ dùng nhiều đến toán để làm việc. 
Chã có chi cả. Ngay 4 phép toán : cộng trừ nhân chia, thì rốt cuộc máy tính biến thành 2 phép là 
cộng và trừ. Buồn cười thật. Nhưng cũng may khi vào IBM, ông học đươc một môn học mới không 
có dạy ở đại học thời ấy, vào những năm thập niên 60, đó là môn lô gic. Xem ra cái môn lô gic nó
điều hành xã hội mà ta không để ý. Do đó, ôn suy luận ra, MPC chã đáng ta chú trọng, mà là lô gic.

(3) OGT nghĩ rằng: muốn giỏi toán, chỉ cần học thuộc lòng những công thức toán, biết giãi những 
phương trình, và có bộ nhớ dai và nhanh nhẹn. Giỏi toán chưa chắc đã có sáng kiến. Do đó, theo 
thời cuộc, vào lúc nào đó có một bài toán mới, thì người ta xúm ra giãi thông qua những công thức 
toán đã có sẵn, rồi thêm những công thức mới. Và người ta đề cao người đã tìm ra công thức mới. 
Thế thôi. Do đó, cứ tưởng rằng người giỏi toán giúp ta giãi các vấn đề là một sai lầm mà ta không 
nghĩ tới.

Trong thời đại kỹ thuật số, các công thức toán đã được lập trình dưới dạng hàm (function) hoặc
chương trình con (subroutine), nên nếu biết ứng dụng thì chì chĩ cần vào máy tính gọi tên hàm, 
cung cấp một số thông số thích ứng thì cỏ kết quả ngay. Do đó, dốt toán, nhưng giỏi ứng dụng, thì
 máy tính sẽ hỗ trợ ta một cách nhẹ nhàng. Tóm lại, giờ đây vai trò tay toán không còn quan trọng. 
Nên ca tụng làm chi các GS toán làm chi, cho người ta nở mũi.

(4) theo OGT: trong những bài toán mà xã hội cần được giãi như giáo dục, thất nghiệp, lạm 
phát, v.v.. thì chính những ai giỏi lô gic sẽ giúp giãi quyết vấn đề. Giỏi lô gic chứ không phải giỏi 
toán. Mà ai giỏi lô gic: chính là những tay giỏi triết lý, những tay luật sư, và những tay IT. Thữ xem 
lại trong lịch sữ các dân tộc, có tay nào giỏi toán lên cầm quyền không? Không. Tại sao, các lãnh 
đạo các chính quyền Mỹ xuất thân là giới luật sư. Ở Mỹ, chính đại học luật Yales đã đào tạo không
biết bao nhiêu lãnh đạo Mỹ. Luật sư, là tay cãi cày cãi cối. Ở VN dân xứ Quãng Nam là dân hay 
cãi, nên là lò đào tạo lãnh đạo. Họ không giỏi toán nhưng lại giỏi lô gic. Ta thữ hỏi, một ông giáo
làng lịch sữ như tướng Giáp, không học một trường võ bị nổi tiếng nào như Saint Cyr, Pháp hoặc 
West Point, Mỹ, mà dám đánh thắng trận Điện Biên Phũ. Tới giờ này, tụi Pháp vẫn tranh cãi vì sao 
họ thua. Theo OGT, ông Giáp thắng là nhờ ông học cái lô gic trong Tam Quốc Chí, trong Đông Chu 
Liệt Quốc và trong lịch sữ VN. Thế thôi. Ông Giáp biết vận dụng lô gic, chứ ông không giỏi toán.

(5) cái sai của ông TS toán NBC là ở chỗ: ông tưởng rằng mình giỏi toán, nên có thể làm chính
trị. Mà làm chính trị thì lại cần lô gic. Mà giỏi toán chưa chắc đã giỏi lô gic. Vì đầu óc lô gic đòi 
hỏi phải biết phân tích vấn đề. Mà phân tích vấn đề không thuộc lĩnh vực toán. Do đó, một người
giỏi toán không biết phân tích vấn đề, không biết tìm ra cái lô gic giãi quyết dựa trên vấn đề đã 
được phân tích, thì sẽ phát biểu linh tinh lung tung không thể tránh người ta ném đá trên FB. Tóm
lại, ông NBC nên trở về vị trí của mình mà làm toán đi (không biết cái ngành toán của NBC có 
giúp VN trong con đường phát triển hay không, OGT hơi nghi ngờ), đừng xen vào chuyện chính
chị chính em.

(6) cuối cùng, chúc mọi người sống vui vẽ đừng quá bận tâm đối với loại người thấy bóng đái 
mà tưởng là lồng đèn. 

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Sách C# PHÁT HÀNH TẠI NXB YBOOK.VN

Trân trọng giới thiệu sách lập trình ngôn ngữ C# được phát hành dưới dạng ebook tại NXB YBOOK.VN.

Tập 1: C# căn bản và visual studio Net IDE
    Phát hàng ngày: 25/12/2015
    Link: http://ybook.vn/ebook/17777/c-can-ban-va-visual-studio-net-ide
    

Tập 2: C# và Net Framework
    Phát hàng ngày: 25/12/2015
    Link: http://ybook.vn/ebook/17778/c-va-net-framework
 

Tập 3: Lập trình giao diện người sử dụng
    Phát hàng ngày: 28/12/2015
    Link:  http://ybook.vn/ebook/17779/lap-trinh-giao-dien-nguoi-dung-theo-c
   
Tập 4: Lập trình Căn Cứ Dữ Liệu dùng ADO.NET
    Phát hàng ngày:5/5/2016
    Link: 
 http://ybook.vn/ebook/18004/lap-trinh-can-cu-du-lieu-cung-adonet-va-c
    

Tập 5: Lập trình Web dùng ASP.NET và C#
    Phát hàng ngày:5/5/2016
    Link:
 http://ybook.vn/ebook/18005/lap-trinh-web-dung-aspnet-va-c
  

Tập 6: C#: Lập trình báo cáo: CRYSTAL REPORT
    Phát hàng ngày: 5/5/2016
    Link: 
 http://ybook.vn/ebook/18006/lap-trinh-bao-cao-dung-crystal-reportnet-va-c


Tập 7:
    Phát hàng ngày:
    Link:
 

Tập 8:
    Phát hàng ngày:
    Link:
   

CHỐNG THAM NHUNG THẾ NÀO

6/5/2016: Sáng.

LUẬN VĂN TIẾN SĨ: "CHỐNG THAM NHŨNG" CỦA OGT

(1) Người Pháp, trước khi nói đến tham nhũng, họ định nghĩa một khái
niệm rất đơn giản mà họ đặt tên là: Dấu hiệu bề ngoài của sự giàu có
(signe extérieure de richesse), BNGC. Người Pháp bảo rằng từ cái dấu
hiệu BNGC này sẽ chĩ dẫn cho biết đối tượng có tham nhũng hay không.
Do đó, trọng tâm là phát hiện cái dấu hiệu chĩ dẫn. Ta sẽ xem sau
những yếu tố nào hình thành dấu hiệu BNGC.

(2) Để khỏi mất công, tăng tính hiệu quả của việc tìm đối tượng tham
nhũng, ta phải hạn chế phạm trù (context) chống tham nhũng. Tham nhũng
chĩ dính líu đến các công chức NN từ tổng thống, tổng bí thư, thủ
tướng xuống đến cán bộ, kể cả bảo vệ. Ai nằm trong cơ chế xin-cho,
đụng đến tiền bạc, là trong tầm nhắm chống tham nhũng. Như vậy, dân
chúng và các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức ONG tư nhân sẽ nằm
ngoài điều tra tham nhũng (TNH). Tóm lại chĩ điều tra chống THN đối
với các công chức NN và đãng viên DCS hoạt động trong hành pháp, tư
pháp, quân đội, cảnh sát, v,.v.. Như vậy, số đối tượng phải điều tra
vào khoảng 2-3 triệu người, trên 100 triệu dân số. Nếu ta sữ dụng máy
vi tính để trữ thông tin của tất cả các vị này thì không bao nhiêu.
Nhưng khi ta tạo một cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn quốc, trong việc tổ
chức chính phủ điện tữ thì số 2-3 triệu người cần điều tra TNH, đã nằm
trong CSDL rồi. Chỉ cần thêm thông tin liên quan đến dấu hiệu BNGC là
xong. Không tốn chi phí bao nhiêu. Do đó, điều tiên quyết NN phãi cho
tạo một CSDL toàn quốc rất chi tiết, có khả năng tự động cập nhật liên
hồi, nên về sau khỏi phải điều tra thống kê.

(3) Bây giờ OGT thữ vẽ sơ bộ cấu trúc của database chứa thông tin của
toàn dân chúng. Ta theo nguyên tắc: mỗi công dân từ khi sinh cho đến
khi chết chí cỏ một record (mẫu tin) duy nhất chứa tất cả các thông
tin của đương sự suốt cã cuộc đời. Cấu trúc mẫu tin OGT chọn là một
hình xương cá.

(4) Tới đây, bạn có một cấu trúc dữ liệu cho phép NN tạo một CSDL toàn
dân, duy nhất, nhất quán, dựa trên ấy mà NN có kế hoạch phát triển đất
nuớc. Lấy một thí dụ: dựa trên ngày sinh, và địa phương cư trú, NN có
thể biết có bao nhiêu học sinh ở lớp nào, và trong năm tới sẽ biết ở
lớp nào ở độ tuổi nào. Và nếu ta có một CSDL các trường lớp một cách
chính xác, thì NN sẽ tính ra trong 5 năm tới cần bao nhiêu trường lớp

phải xây, rồi so sánh với số liệu bộ yêu cầu thì biết bộ giáo dục có
tham nhũng hay không. Và nếu ta có CSDL các giáo viên, thì phối hợp
với CSDL toàn dân, ta biết số giáo viên nào phải đào tạo v.v.. Vài câu
lệnh SQL, và vài chương trình Crystal Report viết xong trong tíc tắc
thì ta có báo cáo này nọ, mà hiện giờ Bộ phải chỉ thì cho cơ sở lảm
thống kê, báo cáo phải mất cả năm trời, trong khi máy vi tính trong
một ngày là xong.

(5) Tiếp theo, mỗi Bộ phải tự mình xây dựng một HTTT kiểu ERP hoạt
động từ trên xuống, từ Bắc vào Nam. Như vậy, mỗi bộ sẽ có một CSDL
thống nhất, duy nhất, chính xác. Và trong mỗi nghiệp vụ của một cơ
quan của bộ liên quan đến một người dân, đến một xí nghiệp, đến một tổ
chức xã hội, chính trị, kinh tế thuộc CSDL, thì kết xuất phải được cập
nhật lên một đốt xuơng của record liên đới. TD: một trường đại học khi
trao bằng tốt nghiệp cho một sinh viên, thì thông tin cái bằng phải
được nhật tu lên record của sinh viên trên CSDL toàn dân, theo đốt
xuơng đại học, đồng thời CSDL của nhà trường liên quan đến các bằng
cũng được phải nhật tu. Như vậy làm gì có bằng giả.

(6) Tới đây, bạn đã nghe OGT yêu cầu (A) NN xây dựng một CSDL toàn dân
thống nhất, theo cấu trúc xương cá như đã trình bày ở trên; (B) mỗi bộ
xây dựng cho mình một số CSDL đặc trưng thống nhất của chức năng của
bộ ngành và các chương trình nghiệp vụ và HTTT kiểu ERP cho phép cung
cấp dịch vụ đặc trưng của bộ cho người dân, tổ chức xã hội, đoàn thể.
Như vậy giữa người dân và các cơ quan NN có một số tương tác cho ra
một số thông tin mà ta phải thu thập ghi nhận. TD: Sở GTVT cấp một cạt
vẹt cho một chiếc xe ông X vừa mới mua. Sở GTVT cấp cái cạt vẹt xong
rồi không nghì đến gì nữa. Còn ông X đem xe về với cái cạt vẹt trong
túi, và không nghỉ gì thêm. Còn công ty Z bán chiếc xe cho ông X thì
sau khi nhận tiền giao xe thêm cái hoá đơn, rồi sau đó cũng không nghĩ
gì thêm ngoài việc tăng doanh thu phải khai cho thuế vụ. Nói tóm lại,
chiếc xe bán ra đã gây ra không biết bao nhiêu là thông tin, và các
thông tin này không liên đới với nhau, chúng nằm rời rạc. Bây giờ, với
mức độ kỹ thuật tin học hiện thời cộng theo mạng, thì nhà buôn khi làm
hoá đơn bán xe cho ông X thì thông tin hoá đơn của chiếc xe sẽ chuyễn
từ mạng (1) qua phòng GTVT chuẫn bị lảm cạt vẹt, (2) qua phòng thuế để
khai doanh thu, tính thuế gì đó; (3) chuyễn qua cho CSDL toàn dân vào
đốt xương Xe Cộ của ông X. Nhưng có một thông tin thứ 4 không ghi nhận
là tấm chi phiếu của ông X thanh toán cho công ty Z. Trong hiện tình
chỉ có thông tin số 3 là khó kết nối,vì nhà buôn Z không có quyền thâm
nhập vào record của ông X nằm trên CSDL toàn dân.

(7) Như vậy, ta phải tạo một cơ chế tạm gọi là "cơ chế giao liên". Lấy
TD cung cấp cạt vẹt. Khi bộ phận GTVT cấp một cạt vẹt thì phần mềm
nghiệp vụ sẽ trích ra một số thông tin mà dân IT hay gọi là trailer.
Qua cơ chế giao liên đặc biệt do bộ phận An Ninh của NN quản lý, cái
trailer biết tìm về record của ông X trên CSDL, tìm đến đốt xương xe
cộ cập nhật một link table với thông tin của chiếc xe vừa mới mua. Bạn
cứ thữ tưởng tưởng những thông tin nào cần dùng quản lý, nhớ không
quên tiền chiếc xe, và con số chi phiếu. Nếu ông X trước đó 3 xe khác,
thì link table cho phép ghi tiếp link thứ 4 giúp ghi trailer của xe
mới mua.

(8) Tới đây, OGT xem như là ta có : (1) một CSDL toàn dân mang cấu
trúc xương cá, và lần lần các bộ, ban nghành lần lượt điền dữ liệu lên
các đốt xương của record nhân dân, thông qua cơ chế giao liên. Các
trailer sẽ tự động trích từ các nghiệp vụ mà điều hành viên không biết
sự hiện diện; (2) mỗi bộ ngành phải tự xây dựng riêng cho mình một
hoặc nhiều CSDL đặc dụng và một hệ thống ERP lo giãi quyết nghiệp vụ
đặc trưng của bộ ngành, đồng thời kiểm soát hoạt động của mọi nhân
viên của bộ, ban ngành. Hồi nhóm SAMIS của OGTviết hệ thống chương
trình cải cách hành chính cho huyện Bình Chính, chủng tôi đã cho ra
một hệ thống chương trình cho phép kiễm soát hoạt động của nhân viên
văn phòng gắn liền một Hồ sơ phải giãi quyết cho dân. Chị chủ tịch
huyện ở trong phòng mình có thể biết tường tận ai đang làm gì, ai đang
đi nhậu, v.v.. Chỉ một cú click chuột rồi xem trên màn hình.

(9) NN phải ấn định kể từ ngày nào đó, mọi nghiệp vụ tài chính &
thuơng mãi trên 3 triệu chẵng hạn phải thông qua ngân hàng. Điện thoại
thông minh (smartphone) sẽ là công cụ ra lệnh rút tiền, chuyễn tiền và
bó tiền vào. Như vậy mọi giao dịch tiền tệ có thế được theo dõi.

Tới đây xem như ta đã biết phải tạo hạ tầng cở sở cho một HTTT thế nào
để thực hiện chánh phủ điện tữ, cải cách hành chính. Còn chương trình
chống tham nhũng chỉ lả một phó sản (by Product) của hai hệ thống kể
trên.

(10) Bây giờ, ta bắt đầu xem cách người Pháp họ làm thế nào biết được
ai là tham nhũng (THN). Họ thông qua một công thức kế toán: (1) Kết số
đầu kỳ (KSDK); (2) Tổng thu nhập (TTN); (3) Tổng chi tiêu (TCT); (4)
Kết số cuối kỳ (KSCK). Kỳ quan sát là một năm, hoặc 12 tháng running.
Chắc các bạn đã hiểu ý nghĩa của 4 con số kể trên, thường là số tiền.
Người Pháp họ lý luận rằng: theo nguyên tắc KSDK + TTN - TCT = KSCK.
Nếu KSCK là Dương thì OK. Còn nếu KSCK là âm là không ổn, vì tiền đâu
mà xài quá trời như vậy. Chính vì số tiền không được khai ra, nên mới
âm như vậy. Cho nên, ta phải phân tích con số âm của KSCK để tìm ra
chĩ dẫn BNGC.

Từ trước đến giờ, để chống tham nhũng, NN VN yêu cầu các cán bộ chủ
chốt kê khai tài sản. Coi như việc làm này là cây gậy thần chống tham
nhũng. Thế mà 20 năm qua, không thấy một vụ xữ án tham nhũng nào,
trong khi trong dân chúng luôn luôn râm rang bảo chánh quyền tham
nhũng, THN... Trong khi ấy, Tập Cận Bình chì trong một năm đã lôi
xuống đất không biết bao nhiêu siêu quan THN. Vậy là thế nào? Người
ta, trong Đãng bảo rằng làm chi có tham nhũng, chẵng qua nghe bậy
thôi, thích nghe bậy thôi. Đúng thế, chuyện đồn bao giờ cũng không
chứng cứ nhưng lại hấp ẫn người nghe, giống như hồi nhỏ thích nghe
chuyện ma khi đang nấu bánh tét.

(11) Trong thời buỗi kỹ thuật số (KTS), với sự ra đời khái niệm IoT
(Internet of Things) thì ta nên tận dụng KTS để mà giãi quyết nạn THN
nếu có. Như đã nói trên, người Pháp họ quan sát 4 con số vừa kể trên:
KSDK, TTN, TCT, KSCK. Bây giờ, ta thử xem con số TTN. Đó là tất cả thu
nhập của người nào đó mà ta quan sát trong một chu kỳ kế toán: một
năm, hoặc 12 tháng running. Thu nhập, nghĩa là tiền vào tài khoản qua
những giao dịch chuyển khoản từ tài khoản ai đó vào tài khoản đối
tượng. Như vậy, điều kiện tiên quyết là (1) các đối tương phải có mở
tài khoản ngân hàng; (2) việc giao dịch trên một số tiền nào đó phãi
thông qua các chi phiếu ngân hàng, hoặc qua các giao dịch sử dụng
smartphone trong tương lai không xa. Với cái thế giới quen sử dụng
tiền mặt như ở VN, thì NN VN phải ra lệnh là tất cả các giao dịch liên
quan đến tiền tệ phải thông qua ngân hàng, ATM, hoặc smartphone, để có
dấu vết mà thanh tra, kiểm soát, và truy cứu trách nhiệm, giống như
camera trong đời thường.

Thế tiền thu nhập là những gì: (1) nếu bạn là dân làm công ăn lương,
thì doanh nghiệp, cơ quan NN phải thanh toán tiẻn lương qua Ngân hàng.
(2) tiền bán cái chi đó: chiếc xe, cái nhà, miếng đất, ...(3) tiền
vay, tiền lãi ngân hàng, tiền người thân trả; (4) ... Nói tóm lại, khi
xây dựng hệ thống chống tham nhủng, ta phải phân tích các khoảng tiền
thu nhập, phân ra chính đáng và không chính đáng. Phần TCT, ta cũng
phải phân tích tĩ mĩ như cới TTN. Có những chi tiêu không có hoá đơn:
như đi chợ nấu ăn, v.v.. Những chi tiêu này NN phải nghiên cứu, đưa ra
một con số. TD: nếu ta có một đốt xương ghi chi tiêu cho một gia đình
3 con chẵng hạn. Thì số tiền này do NN tính toán ghi vào đốt ông cha
chủ gia đình. Record của các người khác trong gia đình thì ghi zero.

(12) Nói tóm lại, cơ quan nào đứng ra phân tích, tổng hợp các số liệu
vừa kể trên. Xin thưa, bên Pháp họ giao cho thuế vụ. Từ 2 năm này,
thuế vụ Pháp có xây dựng một phần mềm cho phép nhân dân toàn quốc tự
động khai thuế qua máy vi tính, iPad, iPhone, v.v.. bất cư lúc nào,
bất cứ nơi nào, không cần tiếp xúc với nhân viên thuế. Số nhân viên
thuế điều hành rất ít. Họ chì tham gia khi máy chịu thua yêu cầu nhân
viên thuế giải quyết. Do đó, bạn có thể khai thuế bất cứ lúc nào. Nếu
bạn bận ban ngày, thì có thể khai thuế ban đêm và giờ thích hợp cho
bạn, Bao giờ, phần mềm thuế cũng có mặt làm viêc với bạn, tương tác
với bạn. Máy hỏi bạn một điểm gì đó, bạn khõ vào trã lời. Nểu bạn trả
lời đúng máy hỏi câu kế tiếp. Bạn có thể ngưng bất cứ câu hỏi nào để
kiểm tra thông tin bạn trã lời. Máy cũng có thể ngưng bất cứ lúc nào
khi máy bí, và máy yêu cầu nhân viên thuế giãi quyết giùm. Với cách
làm này, 90% công viêc giao cho máy, bạn không thể tiếp cận với nhân
viên thuế, nên không có chuyện móc nối, nhũng nhiễu.
Chương trình thuế chuẫn bị trước những con số mà thuế vụ không biết ai
sẽ dùng, dùng làm gi, và việc đều do phần mềm thao tác. Các con số của
thuế vụ sẽ được ghi lên các đốt xương cá của người dân khai thuế.

(13) Để kết luận: muốn hình thành một hệ thống chống tham nhũng, thì
trước tiên NN phải cho xây dựng: (1) một CSDL toàn dân, chính xác, chi
tiết bao gồm tất cả công dân. Cấu trúc dữ liệu kiểu xương cá là đơn
giản nhất có thể chứ tất cả thông tin phức tạp của người từ khi sinh
ra cho đến chết; (2) một hệ thống cải cách hành chánh, theo đấy mỗi bộ
ngành có những hệ thống ERP quản lý nghiệp vụ đặc trưng của mỗi bộ.
Mỗi bộ ngành phải xây dựng cho mình một hoặc nhiều CSDL có thể liên
kết với nhau về mặt tin học để làm việc; (3) sở thuế vụ và quan thuế
mỗi cơ quan phải xây dựng việc khai thuế, và khai hàng hoá xuất nhập
khẩu thông qua một phần mền tính thuế tự động, tránh tiếp xúc trực
tiếp với nhân viên thuế có thể gây ra tham nhủng, nhũng nhiễu. (4) khi
có đũ 3 hạ tầng cơ sở (CSDL) kể trền, thì việc xây dựng hệ thống chống
tham nhũng kiểu Pháp mới có thể thực hiện.

(14) Tới đây, thì bạn chỉ cần xây dựng một chương trình đơn giản tìm
ra 4 con số: KSDK, TTN, TCT, KSCK, tính theo công thức KSDK + TTN -
TCT = KSCK. Và khi số KSCK là âm thì bạn dựa trên record mà in ra
những thông tin cần thiết cho cuộc điều tra. Trên các đốt xương tuỳ
loại thông tin, bạn có sẵn những thông tin qui chiếu, những tài liệu
qui chiếu cho phép bạn đọc lên một record nào đó của một CSDL của một
cơ quan nào đó.

Tóm lại với cấu trúc xương cá cho tất cả các CSDL, nghiệp vụ bình
thường hằng ngày của người dân và của các cơ quan công quyền, hệ thống
phần mền sẽ thu thập dữ liệu, ghi chép theo chì định, lưu trữ, tính
toán, tất cã chuẫn bị cho những thống kê liên quan đến phát triền đất
nước, cũng như cho phép "phượt" lên các CSDL để tìm ra những nghi phạm
tham nhũng.

Nguyên tắc: đừng bao giờ bảo nghi phạm khai ra, mà lặng lẽ gài những
bẫy lấy chứng cứ, không sữ dụng đến con người mà sử dụng tin học.

Nếu là OGT, ôn sẽ dùng những tay an ninh trong quân đội, trong cảnh
sát, trong tư pháp, trong TT, có lòng yêu nước, được đào tạo tin học
một cách cao độ, để tạo ra các hệ thống kể trên.