Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

BÀI VIẾT TRÊN FACEBOOK - 4/2014



CÁC BÀI TRÊN FACEBOOK. -- tháng 4/2014

72.000 CỮ NHÂN THẤT NGHIỆP -- Phần 1

Hiện tượng sinh viên ra trường kiếm không ra công ăn việc làm, rồi đành đăng ký học tiếp lên thạc sĩ, là chuyện thường tình ở các nước âu Mỹ. Số này đã lên 20%. Cái mà các nước âu mỹ đang lo, là số sinh viên ra trường nợ nhà nước tiền vay đi học đã khá lớn. Ở Mỹ, sinh viên nợ nhà nước vào khoảng 2.000 tỉ đô. Một con số kinh khủng: 40 triệu tỉ đồng VN, 8 lần GDP của VN. Do đó, vấn đề VN không đến nỗi nghiêm trọng.

Theo Thiện mỗ nhận thấy, thì trong số 72.000 cữ nhân này, phần lớn là các con em ở các tĩnh, các vùng quê, thuộc thành phần nông dân, muốn đi học cao để khỏi làm nông dân cực khổ. Do đó,họ muốn ở thành thị, không muốn về lại quê.

Ngoài ra, người ta dạy cho sinh viên ra trường cái tâm lý là xách bằng đi xin việc, sau khi tốt nghiệp. Vậy ai là người tạo công ăn việc làm cho ta. Các công ty đa quốc gia như IBM, Honeywell, Oracle, hoặc các công ty FDI? Không phải chỉ ở y VN đâu, mà ở châu Âu Mỹ cũng thế.  Bây giờ, người ta mới nhận thấy là ngay từ khi ở ghế nhà trường, phải tập cho sinh viên cái tinh thần khởi nghiệp, tự mình phải suy nghĩ tìm tòi tạo một ngành nghề đem lại công ăn việc làm cho mình và cho những người chưa đi học. Đó là lý do vì sao tôi tư vấn cho cô thạc sỉ ở Úc về, Đào thị Hằng, làm cái nghề bán mắm. Một quốc gia muốn phát triển, thì phải có một đội ngủ trí thức có óc sáng tạo và khởi nghiệp, từ những cái nhỏ nhất trở đi. Khoang nghỉ tới chuyện to tát lên cung trăng sao hoả, v.v..

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 29/3/2014

********************************************

72.000 CỮ NHÂN THẤT NGHIỆP - Phần 2

Cách đây 53 năm, khi tôi đang làm việc và lấy vợ Thuỵ Sĩ, thì bà già vợ người Thuỵ Sĩ thường lấy kinh thánh ra giãi thích tình hình kinh tế thế giới. Theo kinh thánh thì bao giờ cũng cỏ 7 năm bò béo, 7 năm bò gầy. Bò béo để chỉ sung túc, còn bò gầy chỉ khốn khổ. Do đó, áp dụng cho Việt Nam, thì từ 2001 đến 2007 là những năm bò béo, còn từ 2008 đến 2014 là bò gầy. Bạn thữ kiểm tra xem có đúng không. 2008 là năm BDS bị khủng khoảng ở Mỹ và ở VN. GDP của VN từ 13,5% xuống còn 5,5%. Bây giờ 2014, những năm bò gầy cũng sắp hết, chắc là sang năm tới kinh tế sẽ ấm dần lên, nếu trong năm 2014 này ta biết chuẩn bị cho cuộc đua 7 năm bò béo.

Còn chuyện 72.000 "nhà trí thức, hết gạo chạy rông", người thì đổ lỗi cho tư vấn sai (cô Appricot Lee chớ có buồn lòng), người thì bảo phụ huynh và sinh viên đã chọn sai đường, người thì đổ lỗi cho nhà nước không biết dự đoán nguồn nhân lực trong tương lai là gì. Ai cũng cho là người khác sai, còn mình thì đúng nhưng kết quả là đúng trong cái sai là "hết gạo chạy rông". Bây giờ, ta thử chơi trò phân tích vấn đề: (1) các nhà tư vấn không biết lý thuyết bò gầy bò béo của Kinh Thánh. Các nhà diễn thuyết chém gió không nghĩ đến tra cứu Kinh Thánh về vụ này; (2) khi tư vấn bạn chọn một ngành nào đó, cho đến khi bạn ra trường, có một thời gian 4 năm gọi là lead-time.

Do đó, nếu ta bắt đầu 2001, là bắt đầu chu kỳ bò béo, thì những ngành hot được tư vấn khi ra trường vào 2005 đến 2009 ai ai cũng có việc làm vì là những năm trong chu kỳ bò béo. Nhưng những ai được tư vấn từ những năm 2005 đến 2008, thì họ vẫn được tư vấn y như trước do kết quả tốt của 4 năm bò béo, và do lead time nên chỉ qua 2009 trở đi, do là ở trong chu kỳ bò gầy, "cục thất nghiệp" bắt đầu tích luỹ lớn dần lên đến 2013 người ta bắt đầu thấy rõ, nên bây giờ than van. Kết luận là chã có ai sai cả. Chỉ có điều người ta không biết đến chu kỳ bò béo bò gầy và lead-time (yếu tố này có trong tồn kho, ERP) mà thôi, nên trách họ là oan.

Bây giờ, làm sao đây. Thú thật, Thiện mỗ không thể trả lời được. Các bạn chịu khó suy nghĩ tìm ra một lời giãi đáp.

DƯƠNG QUANG THIỆN  -- 29/3/2014

********************************************

72.000 CỮ NHÂN THẤT NGHIỆP - Phần 3 (tiếp theo)
Trong một blog của tôi, tôi đã viết như sau: "Con người ta sinh ra, không phải chỉ để ăn như nhiều người bỡn cợt nói thế, mà thực chất là để giải quyết các vấn đề cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước hoặc cho nhân loại. Các vấn đề là muôn hình vạn trạng, thượng vàng hạ cám. Mà muốn giải quyết vấn đề thì phải học. Học từ khi còn tấm bé trong gia đình, rồi học khi vào trường tiểu học trung học, rồi ở đại học, rồi học ở trường đời khi đi làm việc. Nói tóm lại, là phải học cách giải quyết các vấn đề. Có các vấn đề trong quá khứ, hiện xảy ra trong hiện tại, đã được đúc kết trong sách vở mà ta phải học. Tứ thư Ngũ kinh của thời nho giáo là những bài học đúc kết của người xưa giải quyết các vấn đề đạo đức, lễ nghĩa, kinh bang tế thế (kinh tế), v.v.. xảy ra trong xã hội. Ngày nay, trong các trường cao đẳng, kỹ thuật, kinh tế, ta cũng chẳng qua học cách giải quyết các vấn đề quá khứ xa xưa nhưng nay với cặp mắt kho học hơn, nhưng nói chung là học giải quyết các vấn đề quá khứ nhưng vẫn tiếp diễn trong hiện tại. Có những vấn đề đã bị lỗi thời biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có những vấn đề mới sẽ xuất hiện trong tương lai, mà ta sẽ phải có phòng thí nghiệm học tìm cách giải quyết.
Nói tóm lại, giáo dục chẳng qua là cách dạy con người giải quyết vấn đề của hiên tại và của tương lai. Nếu giáo dục giúp đào tạo đúng và đủ người để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mọi môi trường thì là một giáo dục tốt. Một giáo dục đào tạo được những con người có thể giải quyết vấn đề một cách ngon lành là một giáo dục tốt. Thế thôi."

Các bạn có biết không: cái ngành nghề điện toán, tin học, lập trình mà chúng tôi theo đuổi suốt đúng 50 năm nay (tôi vào IBM France, vào ngày 2/1/1964), và chưa chấm dứt thế mới chết chứ khi tuổi còn vài ngày nữa là sắp qua 81, khi đem ứng dụng vào đời sống kinh tế hành chánh, là giúp giãi quyết các vấn đề đã và sẽ xãy ra trong xã hội. Do đó, khi viết chương trình, ngoài phần chính, gọi là main solution, chúng tôi bao giờ cũng phải trù liệu phần alternate (còn gọi là phần error, hoặc phần exception) trù liệu thực tế của cuộc sống. Chính vì các lập trình viên được đào tạo ở VN không học trù liệu phần error & exception nên các chương trình không khả tin, đầy sai lầm. Xin lỗi là hơn cà kê dê ngỗng, nhưng rất cần thiết cho sự hiểu biết cần thiết về sau.

Bây giờ, tôi xin trở về vấn đề thất nghiệp của chúng ta. Nếu bạn chấp nhận cái nguyên lý mà chúng tôi đã đề ra ở trên: giáo dục chẵng qua là một quá trình dạy cho con người cách giãi quyết các vấn đề xãy ra trong xã hội. Và ngành điện toán cũng là ngành giãi quyết các vấn đề, nhưng sử dụng máy tính là công cụ. Do đó, con người và máy điện toán đều cùng một mục tiêu: giãi quyết một vấn đề, nhưng con người làm bằng tay (với nhiều sai sót và chậm chạp), còn máy tính là tự động, thông qua các chương trình phần mềm  (chính xác và nhanh chóng). Nếu bạn chấp nhận ý kiến như sau: sinh viên ra trường là sản phẩm hoàn tất (end product) của một nền giáo dục theo kiểu sản xuất hằng loạt. Như vậy, sinh viên ra trường sẽ đi về những khách hàng tiêu thụ tiềm năng: là những cơ quan công quyền, các xí nghiệp quốc doanh hoặc tư doanh, các tổ chức, đoàn thể. Nếu số sinh viên được nền giáo dục đào tạo ra khớp với số lao động mà các khách hàng cần đến thì là lý tưởng và ta gọi là chính sách toàn dụng (full employment). Nhưng ít khi xảy ra. Số người không được sử dụng khi ra trường sẽ tham gia và đội quân thất nghiệp. Như vậy, nếu nhìn vấn đề theo lăng kính của ngành điện toán, thì số người  vào được thị trường lao động là main solution của chương trình nhân dụng, còn số dân thất nghiệp là phần error hoặc exception hoặc alternate của chương trình nhân dụng. Bộ giáo dục là tác nhân thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo phải trù liệu hai phần main solution và phần alternate/exception. Nếu không làm được thì đúng là bất tài. Bộ GDDT sẽ nói rằng rất khó xây dựng phần alternate vì nó liên quan đến nhiều bộ, mà lấy số liệu của các ngành khác thì rất cam go vì cái tính bảo mật của từng cơ quan công quyền cũng như tư nhân. Nói vậy, thì làm thế nào các công ty ngoại quốc, như Mc Donalds chẵng hạn, muốn chiếm lĩnh thị trường VN khi mà họ không biết chi về dân VN. Trong phần 4 kế tiếp, Thiện mỗ sẽ cùng các bạn xem tiếp vấn đề giúp bộ GDDT.

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 4/4/2014
 ,
********************************************

CHUYỆN ĂN CẮP & CHUYỆN CÁC CÔ TIẾP VIÊN AIR VIETNAM Ở NHẬT BẢN.

Sáng ra, cô Nấm gởi cho Thiện mỗ cái link này: 


Thiện mỗ đã đọc nhiều bài báo về chuyện ăn cắp vặt của khách du lịch VN ở nước ngoài. Rồi nào là chuyện ăn cắp phần mềm, đạo văn, v.v.. Cuối cùng, trên Facebook, người ta tha hồ chỉ trích, ném đá, đánh võ mồm v.v.. đối với những "tội đồ" mà mình chả hề biết mặt. 

Ngày hôm nay, Thiện mỗ xin hầu bà con về đề tài này, với ước mong là bà con hiểu sâu vấn đế để tránh chỉ trích vô tội vạ.

Theo định nghĩa "ăn cắp" là lấy cái gì đó của người khác không thuộc của mình. Đây là một tội danh không nặng lắm thời buổi bây giờ. Tội danh tương ứng nặng hơn là "ăn cướp" dùng vũ lực, nhẹ vừa vừa là "ăn chặn" (chẵng hạn, tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt, tội này thường xãy ra tại các cán bộ đương chức đương quyền). . 

Tuỳ theo thời cuộc, tuỳ theo môi trường quốc gia, hoặc tùy theo đạo lý của nước sở tại nơi xãy ra vụ "ăn cắp" thì hình phạt nặng nhẹ sẽ khác nhau. Tôi nhớ hồi nhỏ, tôi học trường nam ở Nha Trang, thuộc chế độ bảo hộ, tôi đã đọc trọn bộ sách tiếng Pháp của nhà đại văn hào Pháp tên Victor Hugo. Bộ sách mang tên Les Misérables (những kẻ bần cùng). Trong truyện này có một nhân vật tên là Jean Valjean. Khởi đầu câu chuyện, vì nhà nghèo, đông anh em, một đêm nọ Jean đói quá đã lén đập bể kiến một tiệm bánh mì, vừa thò tay ăn cắp 5 ổ bánh mì thì bị bắt tại trận, và sau đó bị kêu án... 5 năm khỗ sai biệt xứ. Một hình phạt nặng "khủng" so với thời buổi bây giờ. Tôi cũng có đọc một loạt sách của nhà văn Anh tên Charles Dickens, trong ấy có quyển Oliver Twist. Ông cậu Twist hồi nhỏ mồ côi cũng thuộc một nhóm chuyên đi móc túi và ăn cắp rất chuyên nghiệp do một tên lưu manh đào tạo có bài bản. Thời buổi nớ, nghèo khổ mới sinh ra ăn cắp ở chợ búa, ăn cướp ở dọc đường liên tỉnh, v.v.. Ở VN thì chuyện ăn cắp là chuyện thường tình, ít khi bị khép tội nặng như ở châu Âu. Ở VN, dân ăn cắp thường xảy ra ở chợ búa. Nhà nghèo, đói sinh ra ăn cắp. Chắc bạn đã nghe dân chợ Cầu Muối, SaiGon, hay gọi loại ăn cắp mang tên "đá cá lăn dưa". Bọn nhỏ này thường hợp đồng tác chiến theo cặp. Một thằng xắng xít giúp đem cá từ dưới bến lên vựa, rồi nhân dịp người ta không để ý là lấy vài con, đá hậu văng thật xa. Thế là chiến hữu ở xa, tha hồ lượm. Do đó mới gọi chúng là loại đá cá lăn dưa.

Nói chung, ông bà ta hồi xưa đã có những câu giáo dục như: "phú quý sinh lễ nghĩa, bần hàn sinh đạo tặc"; "đói cho sạch, rách cho thơm"; "giấy rách phải giữ lấy lề". Mẹ tôi hồi nhỏ bao giờ cũng nhắc đi nhắc lại các câu kể trên, đến độ nhập tâm, nên đối với anh chị em chúng tôi các câu này là câu giữ mình. Còn bây giờ, người ta cho những câu kể trên là của bọn tiểu tư sản, phong kiến, nho giáo không đáng giá bằng 5 điều bác Hồ dạy, còn cha mẹ thì bận túi bụi đi kiếm tiền, giao mọi giáo dục con cái cho nhà trường, còn nhà trường thì bận lo thành tích. Do đó, lớn bé đều là lủ ăn cắp mà không biết, để khi ra ngoại quốc người ta dạy cho mới bẽ mặt. 

Tuy nhiên, nhìn chung suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, thì các nước Âu Mỹ là những nước ăn cắp ăn cướp siêu hạng, những dân nhà giàu tại các nước này cũng ăn cắp ăn cướp tinh vi thần sầu quỷ khóc, qua hằng trăm năm. Còn dân ta, có đi ra ngoại quốc, mới gần chục năm may thì ăn cắp có to tát gì đâu, vài lọ mỹ phẩm, vài cái đồ nội y có gì đâu mà làm ầm ỷ. 

Khi tôi du học và làm việc ở Pháp và Thuỵ Sĩ, vào những năm 1955-1965, thì châu Âu cũng vừa mới thoát khỏi chiến tranh, vết tích chiến tranh nghèo đói vẫn còn hiện diện, các siêu thị Monoprix, Printemps, Galerie Lafayette, ở Pháp hoặc Migros ở Thuỵ Sĩ bắt đầu hình thành. Thì vấn đề người ta ăn cắp hàng ở siêu thị cũng đã bàn cãi tranh luận nhiều. Cuối cùng thì camera được gắn tại các siêu thị để phòng chống ăn cắp. Do đó, không thể nói là người Âu Mỹ không ăn cắp. Có gắn camera từ 1955 trở đi ở Âu Mỹ, có nghĩa là người Âu Mỹ cũng đã quen ăn cắp rồi. Chứ không phải chỉ có dân du lịch VN là ăn cắp. Tôi nhớ, hồi tôi còn ở châu Âu, người ta bàn cũng khá nhiều về cái bệnh ăn cắp gọi là kleptomanie (tiếng Pháp, nghiện ăn cắp), nghĩa là người ăn cắp, thường là phụ nữ, không phải vì nhu cầu, vì thiếu thốn nghèo nàn, mà vì muốn có cái cãm giác mạnh khi bị bắt tại trận. Với những trường hợp này, thường tái diễn nhiều lần, người ta gởi những "bệnh nhân" đặc biệt nảy cho các bác sĩ tâm lý giãi quyết. Và người ta giãi quyết nhẹ nhàng, không ồn ào. Như vậy, tại sao làm ầm ỷ đối với người VN? Bạn thử đặt câu hỏi.

Theo bạn bắt cóc là gì? Theo Thiện mỗ, bắt cóc chẵng qua là dùng vũ lực ăn cắp thân xác người nào đó, đem đi bán làm nô lệ, hoặc nhẹ hơn là tống tiền ai đó để thả người này ra. Nghĩa là bắt cóc là một hình thức ăn cắp rất đặc biệt. Thế bạn có biết từ năm 1441 đến thế kỷ 19, các nước Âu Mỹ, trong ấy có Anh, Pháp, Hà Lan và Mỹ chủ yếu, đã qua Phi Châu, bắt cóc dân lành Phi Châu, chở qua Mỹ hoặc Brazil bán cho các chủ đồn điền để làm nô lệ lao động trong các đồn điền này. Các nước châu Âu này có hơn 400 năm để hình thành cái tam giác (Mỹ, Phi châu, châu Âu) buôn nô lệ, nghĩa là làm cái công việc buôn người dã man bỉ ổi.  Cái kỳ lạ, là trong các thư viện ở Mỹ cũng như ở châu Âu, tại các bến cảng buôn nô lệ nổi tiếng ở châu Âu như Liverpool (Anh), Nantes, La Rochelle, Bordeaux của Pháp, người ta ghi rất tỉ mỉ các chuyến đi bắt cóc dân da đen rồi đem bán cho Brazil, Mỹ, Cuba, Philippine, v.v.. Người ta tính ra có vào khoảng 20.000 chuyến đi, với các chiến thuyền đồ sộ hoành tráng. Người ta ghi rõ, chủ sở hữu các chuyến đi buôn người là những gia đình giàu có nào, những dòng họ quí tộc nào. Bạn sẽ không ngạc nhiên chi cho lắm, khi những "đại gia" tại các nước Âu Mỹ phần lớn xuất phát sự giàu có của họ từ những phi vụ buôn nô lệ, với số nạn nhân nô lệ da đen lên đến 15 triệu người.
Để rồi giờ đây, qua những đài BBC, hoặc VOA họ dạy khôn dân VN về nhân quyền này nọ, và những chuyện ăn cắp vặt của khách du lịch VN, v.v.. Nếu họ xem lại lịch sữ VN, thì họ thấy dân Việt đã đối đãi tữ tế, nhân hoà với người Chăm, người Khờ Me thế nào, theo phương châm "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Bây giờ, bạn thử bước qua thế giới hiện đại của ngày hôm nay. Nước nào là nước ăn cắp thông tin cá nhân, tình báo, quân sự, kinh tế, ăn cắp khủng nhất? Bạn biết câu trả lời: ông Anh Cả Cờ Hoa. Nếu không có Snowden phát giác và tung tin, thì ta chả biết rõ ràng bộ mặt thật của Mỹ. Thế mà có một thời khá dài, Mỹ hô hoán liên tục bảo giới quân sự TQ với 2 triệu bộ đội rành tin học , đã nghe lén Mỹ, ăn cắp các kỹ thuật quân sự, v.v.. Tử khi Snowden huýt còi thì cái vụ hô hoán chống TQ cũng im luôn. Bây giờ, thì không ai còn tin cái kiểu "vừa ăn cướp vừa la làng" của Mỹ.

Trong những năm về sau này, tại các nước đông âu, thiếu chi lãnh đạo cao cấp các chính phủ đông âu bị tố là những bằng tiến sĩ của họ bị nhuốm màu "đạo văn". Và họ bị buộc thôi việc. Gần đây nhất, vào đầu năm 2013, là thí dụ của bà Annette Schavan, bộ trưởng bộ giáo dục và nghiên cứu của chánh phủ Đức bị buộc thôi việc, vì luận án tiến sĩ của bà ta đầy "đạo văn" nên đại học Düsseldorf, nơi bà làm tiến sĩ, phải rút học vị của bà ta. Do đó, "đạo văn" không phải là riêng gì của VN, mà của cả thế giới qua nhiều thời đại. Nơi nào chuộng văn bằng, như ở VN chẵng hạn, thì tỉ lệ đạo văn sẽ rất cao, so với các nước khác. 

 Từ "đạo văn" qua "đạo trình" (ăn cắp phần mềm) thì không bao xa. Sống trong ngành tin học từ thời khai thiên lập địa của ngành này, Thiện mỗ tôi có thể khẳng định là trong suốt cuộc đời hành nghề của mình, lập trình viên nào cũng "đạo trình" những khúc chương trình (snippet) nhỏ của ai đó trong tay của mình. Bạn đâu có biết, Bill Gates, người mà cả thế giới đều ngưỡng mộ ông ta do cái túi tiền lớn nhất thế giới, bắt đầu sư giàu có của ông ta, vào năm 1972, khi ông ta hợp tác với IBM để "đạo trình" những nghiên cứu gì sau đó, khi ông ta tuyên bố ngưng hợp tác với IBM, ông tung ra phần mềm Windows, làm cho IBM chới với không tài kiện cáo gì được. Do đó, bảo dân VN "đạo trình" là vô lý. Các công ty tin học nào cũng có quá khứ "đạo trình" được che dấu một cách tinh vi, hoặc được thoả thuận sau khi trả một số tiền gì đó. Bạn cứ nhìn thí dụ của cặp Apple/Samsung thì hiểu rõ vấn đề. 

Theo nguyên tắc "bần hàn sinh đạo tặc", nghĩa là giới ăn cắp xuất thân từ giới nghèo mạt rệp, nhưng trong thời buổi kỹ thuật số này, anh giàu nào nhiều tiền lắm của thì tính cách ăn cắp của anh này sẽ tinh vi hơn nhiều, qua mặt biết bao nhiêu là luật lệ. Cũng theo nguyên tắc, doanh thu anh cao thì anh phải trả thuế thu nhập cao. Muốn trả thuế thấp thì chỉ có cách thông đồng với bọn luật sư lưu manh lách luật đế ăn cắp thuế, trốn thuế. Hoặc đăng ký định cư tại các thiên đường trốn thuế như Luxembourg, hoặc Thuỵ Sĩ. Ngoài ra, trong thời đại bùng nổ thông tin, cái điện thoại di động (kèm theo cái sự thông minh) là vật bất ly thân của mọi người. Thế là chiến tranh các bằng sáng chế trong điện thoại di động, điển hình giữa Samsung và Apple. Ông nào cũng tố đối thủ ăn cắp bằng sáng chế của mình. Sau một thời gian đấu đá, chỉ tổ làm giàu cho đám luật sư tư vấn tranh chấp, nên hai to đầu dtdd đành hạ mã tấu quyết tâm ngưng đấu đá để lo sản xuất phân phối hàng. Bạn thấy là số tiền ăn cắp bản quyền lẫn nhau có thể lên đến hàng chục tỉ đô, chứ không phải 5 ổ bánh mì như thời Jean Valjean của Victor Hugo.

Nói tóm lại, ở vào thời đại kỹ thuật số này, thì không phải "bần hàn sinh đạo tặc" mà là "quyền lực sinh đạo tặc", hoặc "lợi ích nhóm sinh đạo tặc". Loại đạo tặc này phổ biến khắp thế giới, nhất là thế giới giàu có, đầy quyền lực, nên khó xữ án bỏ tù. Lấy một thí dụ: chiến tranh Irak, khởi sự năm 2003 bởi Bush (con), tổng thống Mỹ, cuối cùng xem ra là một cuộc chiến ăn cắp dầu của Irak bởi liên quân Anh-Mỹ. Tháng 4/2011, Greg Muttitt đã cho xuất bản quyển sách Fuel on The Fire, chứng tõ việc này. Mặc dầu Mỹ đã rút lui khỏi Irak, nhưng các giếng dầu của Irak vẫn còn nằm dưới quyền kiễm soát của quân Mỹ và Anh. Ai sẽ xữ George Bush về viêc ăn cắp này?  Chả ai cả. Vì ta đây là nước Mỹ. 

Để kết luận, ăn cắp mà không biết chùi miệng bị người bắt tại trận, thì ráng mà chịu trận. Nên học những gì người xưa đã dạy "đói cho sạch, rách cho thơm", "giấy rách phải giữ lấy lề". Hồi nhỏ, khi lớn lên ở Nha Trang, dưới thời tây đô hộ, tụi nhỏ chúng tôi sợ nhất là khi bị tụi tây chưỡi "a na mít đá đít không đi", ba má mà nghe được câu chưỡi này là bị một trận đòn nên thân. 

DƯƠNG QUANG THIỆN  -- 5/4/2014

********************************************

CUỘC HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC ERP CỦA NHÓM BIS (tuần thứ 21)

Module Inventory Control (Tồn Kho) vừa mới xong. Đây là module thứ 2 của ERP, sau module Order Processing (quản lý bán hàng). Sau đúng 5 tháng, chúng tôi đã đi gần nửa đoạn đường dự án. Hy vọng là trong 5 tháng kế tiếp, dự án sẽ hoàn thành "phần thô" nói như trong xây dựng.  Chúng tôi cũng sắp xong việc viết sách chĩ dẫn cho module Order Processing dành cho học viên tương lai. 

Tuần 22 kế tiếp trở đi, module CASH & BANK / AR & AP sẽ bắt đầu được thi công. Vì là module dễ, nên thời gian thi công sẽ nhanh hơn hai module đi trước, vào khoảng 3 tuần là xong.

Anh em có vẽ mệt mõi và căng thẵng. 

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 11/04/2014

********************************************
UNG THƯ VIỆT NAM CAO NHẤT THẾ GIỚI

Người ta vừa mới báo cáo là ung thư ở VN cao nhất thế giới, vì 3 lý do: lao động cường độ cao, ô nhiễm không khí, và chế độ ăn uống không hợp lý. Nghĩ cũng lạ. Lao động cường độ cao là dân Hàn Quốc. Ô nhiễm không  khí nặng nhất là TQ. Chế độ ăn uống bất hợp lý thì chỉ có dân giàu tp HCM và Hà Nội. Nhưng người ta không cho biết tỉ lệ ung thư theo tỉnh thành. Do đó, Thiện mỗ không tin 100% 3 lý do nêu trên. Theo Thiện mỗ, lý do ung thư cao ở VN là do dioxin của Mỹ thả xuống VN. Và điều này, người ta không dám nhắc tới sợ ông Mỹ phật lòng. Nếu người ta cho biết tì lệ ung thư theo tĩnh thành, và tỉ lệ dioxin rải lên VN theo tỉnh thành, và tì lệ bộ đội đã đi qua từng vùng chiến trường, rồi đem so sánh, xem sao. Chắc chả ai dám làm thống kê theo đề xuất của Thiện mỗ. 

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 11/04/2014

********************************************

21 ĐẠI HỌC DỎM HOA KỲ ĐANG HOẠT ĐÔNG TẠI VIỆT NAM

Bạn có biết chuyện này không? Nghỉ cũng lạ, cái xứ Việt Cồ này!!!

Viện Giáo dục Quốc Tế (IIE), năm 2011, đã công bố danh sách 21 đại học dỏm của Mỹ đã liên kết đào tạo với các đại học VN. Không biết năm 2014, còn lại bao nhiêu? Và cái trường đại học Bristol của ông Việt kiều nổi tiếng chém gió ở VN thì là thế nào đây?

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 12/04/2014

********************************************
SAI THÌ RÁNG MÀ CHỊU

Mời bà con nhín chút thời giờ đọc chơi bài vè này, người ta mới gởi cho Thiện mỗ:

Đây là bài thơ dân chế nhân câu phát biểu của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: quốc hội là do dân bầu, khi sai thì chịu chứ đòi kỷ luật ai.

Dân ơi mày chớ có gian,
Bầu sai tự chịu, kêu than nỗi gì?
Thằng Dân ngồi khóc tỉ ti:
- Em trót "bỏ phiếu" trong khi đi..cầu!

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 12/04/2014

********************************************

30.000 TỈ ĐỂ NÂNG CẤP SÁCH GIÁO KHOA

Hồi nhỏ Thiện mỗ dốt toán lắm, nhưng được cái tính kiên trì nên môn toán bao giờ cũng đứng thứ 3 trong lớp. Nay nghe bộ GDDT đang báo cáo quốc hội xin chi 30.000 tỉ đồng để sửa đổi bộ sách giáo khoa trong năm 2015, không xa. Nghe mà ớn xương sống. Mặc dầu dốt toán cao cấp thuộc loại của thiên tài toán học, Ngô Bảo Châu, Thiện mỗ xin xách toán cộng trừ nhân chia của mẹ đĩ để làm giùm cho các đại biểu quốc hội giỏi chính trị nhưng lại dốt toán bài toán cải tổ sách giáo khoa mà bộ đề xuất.

Theo Google, thì năm nay có 25 triệu học sinh VN vào lớp trong niên khoá 2014-2015. 
Ta thử lấy một quyển sách 200 trang, nếu in vào khoảng 1.000 bản, bán ra (giá bìa) 30.000 đồng, thì tiền in là 10.000 đồng, nhà xuất bản phát hành 10.000 đồng, còn tiền tác giả cũng 10.000 đồng. Do đó, một tác giả in 1.000 bản thì sẽ nhận 10 triệu đồng, gọi là tiền bản quyền, rất bèo nếu đem tính công lao bỏ ra.

Bây giờ, giả định quyển sách kể trên là quyển sách giáo khoa mà bộ sắp cho cãi tiến, in ra, phổ biến cho học sinh. Mỗi quyển sách giờ đây không phải được in ra 1.000 cuốn, mà là 25 triệu cuốn. Và giả định phải in ra cho 10 môn học (số môn học là bao nhiêu, Thiện mỗ mù tịt), như vậy số sách phải in ra là 250 triệu cuốn. Bạn nhân 250 triệu cho 10.000 đồng, thì ra 2.500 tỉ đồng cho tác giả, 2500 tỉ cho nhà in, và 2.500 tỉ cho nhà xuất bản/phát hành. Tổng cộng 7.500 tỉ, chỉ bằng 25% trên con số bộ đưa ra. 22.500 tỉ còn lại chạy đi đâu: ??? Chắc là tiền đi tập huấn. Bạn nhờ một đại biểu quốc hội nào đó mà hỏi cho ra lẽ.  

Bây giờ, bạn thử lấy con số 2.500 tỉ trả cho các soạn giả. Giả định, mỗi ông viết một cuốn, thì 2.500 chia cho 10, mỗi ông sẽ lãnh 250 tỉ. Kinh khủng, vì chỉ mất 3 tháng viết một cuốn sách mà có thể lãnh 250 tỉ. Có thể mua 250 căn hộ chung cư. Lẽ dĩ nhiên, theo châm ngôn "anh ăn được chút cơm thì em cũng được chút cháo". Em tiến cữ anh viết sách mà. 

Bạn có thấy effet de masse (tác động khối lớn) và lợi ích nhóm (được bộ chọn viết sách,được bộ giao cho in, cho phát hành) là thế nào chưa. Bạn nào quen với thiên tài Ngô Bảo Châu thì nhờ ông ta xem lại cách tính kiểu bà nội trợ của Thiện mỗ có đúng không. 

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 15/4/2014

********************************************
34.000 TỈ ĐỂ NÂNG CẤP SÁCH GIÁO KHOA. (HỒI 2)

Báo TT sáng nay, 16/4/2014 có tựa bài "Dự chi 5.000 tỉ đồng" liên quan đến dự án 34.000 tỉ đồng, nâng cấp sách giáo khoa(SGK). Trong bài trước của Thiện mỗ, với cách tính của mẹ đĩ, đã đưa ra con số 7.500 tỉ đồng. Như vậy cách tính của mẹ đĩ Thiện mỗ sai biệt không quá lớn so với 5.000 đưa ra. Thế còn sai biệt 29.000 (34.000-5.000) tỉ nó đi đâu? 

Bây giờ, ta thử xem trả lời của bộ thông qua các ông đại diện. Có một ông tên Đổ Ngọc Thống, thường trực ban soạn thảo chương trình SGK, trả lời trước quốc hội như vầy: "(34.000 tỉ đồng) Đây là con số khái toán để tạm hình dung là khối lượng công việc phải làm. ...". Bạn để ý, chữ khái toán. Theo định nghĩa kế toán, từ này có nghĩa "tính toán đại khái", nó giống như mỗi sáng, osin xin tiền bà chủ đi chợ, bà chủ hỏi cần bao nhiêu, thì osin trả lời đại khái bà chủ đưa cho con một triệu đồng đi. Bà chủ hỏi sao mà nhiều thế, thì osin bảo là thì bà cứ đưa đi rồi khi nào về con sẽ tính kỹ cho bà xem. Do đó, ông Thống trả lời tiếp: "Còn khi đề án triển khai, sẽ cụ thể hoá từng khoản chi, trải qua quá trình thẩm định của bộ tài chính, của quốc hội, và nhiều cơ quan". Các bạn có thấy ông Thống trả lời quốc hội giống như osin trả lời bà chủ hay không. Nếu đúng thế, có nghĩa là bộ xem thường quốc hội. Và nói theo ông NS Hùng, thì quốc hội là dân, thì gián tiếp bộ xem thường người dân. Bây giờ, bạn, người có học, thay mặt người dân cỏ ý kiến gì với bộ GDDT đi.

Ta xem tiếp. Ông Thống giãi trình tiếp: "Kinh phí chi trực tiếp cho việc biên soạn chương trình SGK chỉ có 5.000 tỉ đồng mà thôi. Ngoài ra, còn chi cho 7-8 khoản khác, nhưng tôi không nhớ cụ thể là những khoản nào...". Một ông thường trực ban soạn thảo chương trình SGK mà không nhớ những khoản chi thuộc đề án, thì ông làm thường trực cái gì thế? Không lẽ có tên để được chi tiền dự án. Chắc trên thế giới, chỉ có VN có loại hiện tượng này. Một osin nội trợ, hằng ngày đi chợ còn nhớ vanh vách hàng chục món hàng phải mua với giá thay đổi của thị trường hằng ngày, còn ông thường trực mà chỉ có 7-8 khoảng chi, và sẽ chi bao nhiêu, mà trước quốc hội lại trả lời là không nhớ. Học trò (ông Thống) mà trả lời thầy (quốc hội) như thế, thì ở nhà trường, người ta phản ứng thế nào nhỉ?. 

Ta xem tiếp để kết thúc màn kịch. Ông Thống phân trần tiếp: "trong bối cảnh hiện nay, mà đưa ra con số cụ thể, chính xác về kinh phí, là cực kỳ khó khăn, vì đề án trái dài cả chục năm tới, sẽ có nhiều thay đổi chưa tính trước được". Bao giờ, các bộ, các cơ quan nhà nước khi dính tới tiền bạc là kêu lên rằng quá phức tạp, có quá nhiều số liệu, mà số liệu nào cũng đá chỗng gọng nhau, nên trong hiện tình không thể đưa ra con số chính xác, thôi thông cảm nhé, sẽ trả lời sau. Và khi được trã lời chính xác một vài năm sau, con số thực chi sẽ có thể là 70.000 tỉ đồng, chứ không phải 34.000 tỉ đồng, chi phí tăng là do cái này, cái kia đội giá do lạm phát, do khủng hoảng kinh tế... Lúc nớ, thì quốc hội sẽ làm chi. Chả làm chi cả. Chỉ có cách hạ bút ký duyệt các chi phí khủng...Theo Thiện mỗ, số khoảng mục đâu có chi mà nhiều. Trong hồi 1, Thiện mỗ đã chỉ ra cách tính đâu có khó khăn gì mà không tính được. Chỉ trong một bảng Excel, với 100 yếu tố, người ta cũng có thể tính ra một cách chính xác, trong trường hợp SGK. Bộ có sẵn một báu vật thiên tài toán học Ngô Bảo Châu sao không biết tận dụng, và kể cả Viện Toán Học. Thì sao không biết sử dụng để tính ra tổng chi phí nâng cấp SGK. Hay là sợ con số "tụi nó" tính ra quá nhỏ không đủ "bôi trơn" cho dự án lọt qua lổ kim.

Tới đây, ta "tạm hình dung" công việc bộ trã lời trước quốc hội vừa rồi, thấy mà phát ngán cái giàn lãnh đạo không biết là kiểu chi. 

 Hiện ta đang ở Hồi 2. Nếu có hồi 3, hồi 4, về sau, Thiện mỗ sẽ hầu các bạn. 

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 16/4/2014 


34.000 TỈ ĐỂ NÂNG CẤP SÁCH GIÁO KHOA. (HỒI 3 và kết thúc)

Cuối cùng, ông bộ trưởng Phạm Vũ Luận, xin lỗi Quốc Hội là con số 34.000 tỉ đồng là do sơ suất của bọn nhỏ ở nhà khai bậy bạ không có chứng cớ. Chuyện của bộ GDDT sao mà giống chuyện osin đi chợ của nhà Thiện mỗ. 

Chuyện của một bộ nhà nước mà như thế là bó tay.

Tới đây xem như hết truyện dài giáo dục đào tạo.


********************************************
TỈ LỆ NGƯỜI NGHÈO Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN

Các bạn xem biểu đồ dưới đây, phía tay phải, cho biết tỉ lệ dân chúng không thể có tiền tự nuôi sống mình ở các nước tư bản Âu Mỹ. Bên Mỹ thì có những phiếu thực phẫm trị giá 50 đô /tuần cho những người dưới mức nghèo khổ. Ở Pháp thì có tổ chức Resto du Coeur cung cấp hằng năm 170 triệu suất ăn cho 1,1 triệu người nghèo nằm trong biểu đồ này. Bạn thấy tỉ lệ % người thiếu ăn là 30% ở Hungary, 20% ở Mỹ, 10% ở Pháp, dưới 1% ở các nước bắc Âu. Bạn thấy ở Hoa Kỳ, người nghèo lên đến 20%, thế mà không biết họ lấy tiền đâu để gây chiến hết nước này đến nước khác. Hết VN, thì đến Irak, sau đó Afghanistan, nay sắp sửa là Ukraine. Và đang chuẫn bị chơi Cuba.

image.jpeg

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 20/4/2014

********************************************

KHÔNG NÊN CHÔN QUÁ SỚM CÁC QUỐC GIA ĐANG TRỖI DẬY

Tác giả : Laurence Daziano  |  
Người dịch: Dương Quang Thiện

Ngày 22 và 23/2/2014 vừa qua, cuộc họp ở Sydney (Úc) của các bộ trưởng tài chính của tổ chức G20 đã chứng kiến sự đối đầu giữa hai khối (Hoa Kỳ đối nghịch với các quốc gia mới nổi) liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ. Khi nhiều nhà bình luận ghi nhận sự yếu kém của các quốc gia mới nổi, thì khối G20 ở Sydney thực sự đánh dấu sự xác nhận của họ trên trường quốc tế cũng như trong lòng các tổ chức kinh tế tài chính. 

Những mất quân bình của các quốc gia mới nổi được đưa ra ánh sáng

Từ khi FED đưa vào hoạt động việc giảm tiến độ chính sách quantitative easing (1) các quốc gia mới nổi đã rơi vào một khủng hoãng kinh tế cho thấy rõ sự mất quân bình trong cấu trúc kinh tế của các quốc gia này. Chính sách của FED càng cho thấy một chỉ dẫn hơn là một nguyên nhân của khủng hoảng hiện thời của những quốc gia mới nổi này. Cơ học mà nói, thì quyết định của FED làm cho nguồn vốn đầu tư ở ngoại quốc liền tuôn ồ ạt trở ngựợc lại vào thị trường Mỹ. Việc biết trước sự tăng tỉ lệ lãi chủ lực, việc quay lui của sự tăng trưởng, và sự khan hiếm tiền tệ xuất hiện làm cho các nhà đầu tư Mỹ quyết tâm chuyển tiền ở ngoại quốc về lại Mỹ.

Ngược lại, các quốc gia lớn mới nổi (đặc biệt Ấn độ, Brazil, và Nam Phi) cần đến những tài trợ tài chính do sự thâm hụt ngoại thương, thì đang trải qua một khũng hoảng tài chính, thể hiện bởi việc tiền lãi của các trái phiếu tăng mạnh, cũng như sự giãm sút hối đoái tiền tệ tại các nước này. Ngân Hàng Trung Ương Ấn độ phải buộc lòng mua vào một khối lượng lớn tiền của họ, nhưng cũng khó lòng làm chậm lại sự sụt giãm giá trị hối đoái của đồng roupie. 


Sự nỗi dậy của các nước BRICS tiếp tục 

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính của các nước mới nổi dậy cần phải được phân tích trong một thời gian dài và theo cung đường tăng trưởng của các nước này. Trong thập kỹ qua, việc xuất hiện của nhóm BRICS (tắt của các nước Brazil, Russia, Indian, China, South Africa), trên trường quốc tế là điểm quan trọng nỗi bật nhất. Bây giờ, người ta nghỉ rằng việc trỗi dậy của BRICS cũng sẽ vẫn tiếp tục nhưng ở qui mô vừa phải hơn, nhưng lại xuất hiện của một nhóm nước trỗi dậy mới mang tên BENIVM ( viết tắt của các nước Bangladesh, Ethiopie, Nigéria, Indonésie, Vietnam, Mexique). Bạn có thấy tên Việt Nam trong nhóm này không? 

Cột mốc xoay ngược của Lewiss: từ xuất khẩu qua tiêu thụ nội địa 

Thật thế, các nước BRICS đạt một mức độ trưởng thành nào đó sau một thập kỹ thắng lợi. Các nước này đã đạt đến một cột mốc chuyển hướng gọi là "mốc xoay ngược của Lewis", khái niệm do nhà kinh tế giãi Nobel 1979 Arthur Lewis đề xuất. Cột mốc chuyển hướng này được định nghĩa như sau: trong một nền kinh tế phát triển, một lực lượng lao động dồi dào ngày càng khan hiếm, kéo theo sự tăng trưởng lợi tức, thì một co thắc biên độ lãi của các xí nghiệp, kế tiếp là độ sụt giảm đầu tư.

Nhóm các nước BRICS hiện đang ở cột mốc quay đầu này, theo đấy hệ quả là tạo ra một tầng lớp trung lưu, có được một lợi tức trung bình, cho phép chuyển hướng tăng trưởng do sản xuất dành cho xuất khẩu nay quay qua sản xuất cho tiêu dùng nội địa. Các nước BRICS giờ đây phải đối mặt với những thách thức của những xã hội phát triển, đó là: sự quân bình của quỹ hưu bổng, sự hình thành một chế độ bảo hiểm an sinh xã hội, cách biệt giàu nghèo phải giảm đi, sự hạ cánh mô hình tăng trưởng của quốc gia, đa dạng hoá nền kinh tế, và xữ lý ô nhiểm trong các đô thị lớn.
Những thách thức này giãi thích lý do những nỗi loạn xã hội xãy ra trong những tháng gần đây tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Các tầng lớp trung lưu mới thường có khát vọng xã hội và dân chủ một cách hợp pháp. Theo diện này, Trung Quốc trong tạm thời, không ở trong tình trạng này do họ có một dự trữ tiền tệ khá lớn, cán cân xuất khẩu thặng dư cũng như bản chất của chế độ. Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, đã tuyên bố "khó lòng mà Trung Quốc biết đến một cuộc hạ cánh khó khăn".

Một gia tốc chuyển tiếp kinh tế và xã hội
Việc thay đổi hướng đi của chính sách tiền tệ của Mỹ như vậy hành động như là cái gia tốc chuyển hướng kinh tế và xã hội của nhóm BRICS, đồng thời cho lộ ra những khuyết điểm yếu kém về mặt cấu trúc kinh tế. Giờ đây phải làm quen với sự giãm sút kinh tế của nhóm BRICS cũng như sự xuất hiện của những quốc gia mới lớn nổi dậy dưới cái tên mới lạ BENIVM.

Nhìn một cách toàn diện, các quốc gia mới trỗi dậy cất giữ những căn bản vĩ mô kinh tế vững chắc trong dài hạn. Các quốc gia đang trỗi dậy thuộc thành viên G20 mang một tỉ lệ tăng trưởng 5,5% vào năm 2014 và 5,7% vào năm 2015 dưới điều kiện là phạm vi tài chính là ổn định. Vấn đề đầu tiên của nhóm G20 ở Sydney (Úc) cho thấy giờ đây Hoa Kỳ phải để ý đến không những Trung Quốc mà còn đối với các nước mới trỗi dậy thuộc nhóm mới BENIVM, trong ấy có Việt Nam. Tự thân, có một thay đổi triệt để trong những quan hệ kinh tế và tiền tệ toàn thế giới.


Ghi chúQuantitative easing (QE) là một chính sách tiền tệ phi qui ước mà các ngân hàng trung ương đem ra sử dụng để kích thích nền kinh tế khi chính sách tiền tệ chuẩn trở thành không hiệu quả. 
******************

2g sáng. Ngủ không được, lò mò dậy, xem iPad.
Có đọc comment của Sản Xuất Nấm về vụ du học sinh viết thư cho Vũ Đức Đàm.
Câu chuyện muôn thuở, ông đã viết 3 bài cách đây 40 năm về đề tài du học, nhân tài tốt VN nghiệp ở ngoại quốc đang làm gì, ở đâu. Cứ vào blog của ông mà đọc.
Còn cậu này, chẵng qua là viết để giải thích vì sao mình sẽ không về, trái banh đã được đá qua cho PTT Đàm. Lẽ dĩ nhiên ông này nào có tài để giãi quyết.
Làm ông nhớ, vào tháng 7/1965, ông chuẫn bị về nước làm cho IBM. Rũ bạn bè đi ăn, chia tay. Đa số tụi nó khuyên là nên ở lại, vì sắp có chiến tranh. Nếu VC chiếm miền Nam thì chúng khg dùng dân học ở tư bản về. Ông bảo: dân kỹ thuật thì TB hay CS ai cũng dùng mình cả. 7/7/65 ông về lại VN. Một tuần sau, Mỹ đỗ bộ Đà Nẵng. Bà đầm ông vẫn không sợ hãi gì cho tương lai. Bây giờ, nghỉ lại thấy thương cho bà. Một lòng một dạ quyết theo ông đến chết. Ông được may mắn thế đấy.

Hồi thế hệ 4X thế kỷ trước, chúng ông được huấn luyện du học là phải đem cái gì mới ở ngoài về giúp phát triển đất nước, giống như những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, v.v.. Còn bây giờ, cha mẹ thế hệ bây giờ, bảo con cái đi du học là để có cuộc sống ngon lành hơn thế hệ cha anh đi trước. Hai khái niệm hoàn toàn đối nghịch. Thế hệ 4X chúng tôi không đòi hỏi ưu tiên là tiền, và tự mình phải tự tạo điều kiện làm việc, phải có tinh thần khai sơn phá thạch. Còn thế hệ bây giờ, đòi hỏi đầy đủ điều kiện, thì mới về trỗ tài. Rất tiếc, dân nội địa là dân cù lần, thì không làm gì được, để xem các bạn trỗ tài học. Ở ngoại quốc họ không dạy kỹ năng khai sơn phá thạch, mà kỹ năng hường thụ. Do đó, là cái vấn nạn của nước Việt Nam đáng thương.

*****************

PARIS, THÀNH PHỐ HOA LỆ CỦA PHÁP
SÀI GÒN, HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM

Thành phố Paris, Pháp, sau thế chiến 2 có 2,7 triệu dân, nay chỉ còn vào khoảng 2,230 triệu. Số dân đã không tăng mà còn giảm gần 500.000 người. Còn Sài Gòn, nay được gọi là TP HCM, trước 1975 có 2,5 triệu dân, di tản hết 750.000 người, bây giờ lên đến 7,8 triệu dân. Cái kỳ lạ, là vào tháng 4/1975, dân Sai Gòn chưa sống một ngày nào với VC, mà ùn ùn bỏ đi hết gần 1/3 dân số. Các đài BBC,VOA mừng rở báo tin là dân Sai Gòn bỏ phiếu cho Tự Do bằng đôi chân, tương tự như năm 1955, dân Bắc di cư vào Nam vì Đức Mẹ đã di tản và Nam.  Trừ đi tăng cơ khí, thì có đến 6 triệu dân định cư, trong ấy có 2 triệu dân nhập cư kiếm sống từ các tỉnh miền trung. TP HCM đúng là nơi đất lành chim đậu, thế sao có đến 750.000 người bỏ đi năm 1975, khi chưa sống trải nghiệm một ngày nào với CS. Bạn tự trả lời lấy. 

Số dân sở hữu nhà đất ở Paris chiếm 20%, còn dân ở nhà thuê 80%. Dân sở hữu nhà ở Paris thường thuộc dòng dõi quí tộc trước cuộc cách mạng 1789. Còn dân thuê nhà thường là những nhà buôn bán nhỏ, những công chức tĩnh lẽ lên Paris làm việc, hoặc sinh viên, hoặc dân bán hàng siêu thị. Còn ở TP HCM, 80% là chủ sở hữu nhà, phần lớn họ là những nhà giàu từ các tỉnh lẽ miền Trung di tản vào Saigon, còn 20% là dân ở thuê, thường là dân lao động nhập cư cũng từ miền Trung, làm những nghề tự do kiếm ra tiền còm, như buôn ve chai, làm thợ hồ, thợ nề..Nhưng những người ở thuê này thường là họ có nhà riêng ở quê nhà. Nói tóm lại, nhìn chung thì dân Sai Gon có tài sản nhiều hơn, giàu hơn dân Paris. Điều mà dân Sai Gon ít khi nghỉ tới, cứ than là nghèo.

Bạn phải công nhận, từ 1975 đến nay 2014, nếu bạn đem so với những hình cũ chụp trước 1975, thì bạn sẽ thấy nhà cữa, đường sá ở Sai Gòn đều đươc xây mới sơn sữa hoàn toàn. Bạn cứ xem quận 2 ra sao. Trước đây là một vùng nông nghiệp nghèo nàn, bây giờ là một quận bề thế, nhà cao ốc vô số kể. Còn ở Paris thì không thay đổi bao nhiêu từ hồi tôi bỏ Paris về Sai Gon năm 1965. Năm 1986, tôi có qua Paris lần chót, thì thấy Paris không thay đổi chi bao ngoại trừ quận 13. Quận 13 này, hồi tôi ở Paris năm 1964, là một khu ổ chuột, tồi tàn, đĩ điếm. Nhưng sau 1975, Pháp thông đồng với Mỹ cho di tản tất cả dân tàu ở Chợ Lớn (VN) ở VienChang (Lào) và PnomPenh (Campuchia) về định cư ở quận 13. Dân Tàu di tản lắm của nhiều tiền, chúng bỏ tiền ra mua lại đất đai quận 13, xây dựng lại thành một quận hiện đại, giống như một China Town ở Paris. Như vậy, TPHCM và dân chúng lấy tiền đâu mà xây nhà. Nếu nói tham nhũng ăn hết, thì lấy đâu còn tiền xây nhà. Nếu nói tiền kiều hối thì là bao nhiêu hoang phí tiêu dùng của các gia đình VK, bao nhiêu đầu tư nhà cữa. Có tập đoàn ngoại quốc nào đầu tư BDS không. Chắc là không, vì chưa có luật cho phép đầu tư, trừ khi đầu tư chui qua bà con. Bạn thử tìm hiểu vấn đề mà trả lời.

TP Paris vừa mới khai trương một số nhà tắm công cộng có trước 1945 được tu sữa lại. Đây có nghĩa là phần lớn nhà của Paris xây trước thế chiến thứ 2 không có phòng tắm trong nhà, muốn tắm thì phải đi tắm công cộng. Hồi tôi du học ở Bordeaux cũng đi tắm công cộng. Bạn xem giùm Sai Gon thế nào? Paris, năm nay và trong 5 năm tới, dự tính là xây mới 1 triệu căn hộ nhà xã hội. Hai vấn đề hóc búa là (1) không còn đất để xây; (2) không cỏ tiền xây, vì nợ công hằng năm đã vượt quá 4% cho phép. Mà nếu có xây nhà, thì đủ thứ vấn đề vận tải, hốt rác, v.v..đặt ra nan giải. Ngoài ra, ở Paris, số nhà cho thuê thường thuộc các gia đình quí phái. Tiền cho thuê, bí kiểm soát chặt bởi luật pháp, (nghĩa là không thể tăng vô tội vạ nhưở ta), không bù đắp đủbchi phí bảo trì, do đó nhiều toà nhà bị xuống cấp nghiêm trọng. Bán không ai mua, nên nhiều nhà bị bỏ trống trong nhiều năm. Thêm lại, Paris có đến 300.000 người vô gia cư phải cung cấp miễn phí chỗ ăn, chỗ ở sưởi ấm, để khỏi mất mặt là một kinh thành hoa lệ của Pháp. Thế là chính phủ thành phố ra lệnh sung công những nhà bỏ trống để cho dân vô gia cư trú ngụ. Bạn thử tìm hỏi xem VN có vấn đề mà tôi vừa nêu ra không. Nếu có, thì bạn thử xem qui mô vấn đề ra sao so với Paris và xem TPHCM giải quyết ra sao.

Trước 1965, toàn nước Pháp có 300.000 quán cà phê, trong số ấy có những quán cà phê nổi tiếng vì là nơi hẹn hò của giới văn sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, chính trị gia, v.v.. Bây giờ chĩ còn 30.000 quán, nghĩa là còn 10%. Trong ấy Paris chiếm một nữa, nghĩa là còn 15.000 quán cà phê. Bạn thử xem Sai Gon bây giờ có bao nhiêu quán kể cả bar. 

Năm 1945, đoàn quân Pháp, "an dưỡng" suốt mấy năm ở Algerie, được lệnh tiến về Paris "giải phóng", khi quân Mỹ đổ bộ ở Normandie. Đoàn quân cầm đầu bởi tướng Leclerc. Nói "giải phóng" chơi cho vui, chứ thật tướng Đức cai quản Paris, tên Dietrich von Choltitz, không nghe theo lệnh của Hitler là đốt cháy Paris, đã chuẫn bị trao quyền lại cho Leclerc. Paris đã tránh được một cuộc tàn phá. Còn ở Sai Gon, ngày 30/4/75, tướng Dương Văn Minh, đã không nghe lời tướng Nguyễn Cao Kỳ kêu gọi tữ thủ, đã chịu nhục chấp nhận đầu hinh quân đội CS, thế mà có ai hiểu nỗi lòng của ông ta. Big Minh đã tránh cho Sai Gòn một cuộc tàn phá kinh khủng mà có ai cám ơn ông ta đâu.

Khi vào lại được và nắm quyền cai quản Paris, tướng Leclerc (người đã từng tuyên bố về sau sẽ dẹp loạn Hồ Chí Minh trong 2 tuần lễ) đã ra lệnh bắt tất cả các con điếm ở Paris trước đã ngủ với người Đức trong thời kỳ chiếm đóng, cho cạo trọc đầu bôi vôi, rồi cho diễu hành trên đại lộ Champs Elysees. Những người Pháp nào từng cung cấp thịt thà, rượu, bánh mì, fromage cho người Đức đã bị đem xữ bắn không qua toà án xét xữ. Thữ hòi bạn, VC vào Sai Gòn có làm như thế với gái bán ba không. Bạn tự trả lời lấy.o

Chỉ còn vài ngày nừa, người ta lại kỹ niệm 30/4, để có dịp chưỡi rũa nhau. Do đó, Bạn nên so sánh tình hình kinh tế xã hội VN hiện thời với ngoại quốc thông qua những con số. Thời buổi này, có Google, thì bạn có thể tra cứu những con số, kiểm tra chéo, để biết ai nói láo, biết ai nỏi thật. Không biết, bạn hiểu ý Thiện mỗ không.

******************

SINH NHẬT CỦA THIỆN MỖ: 29/04/1934
Có vài người chúc mừng sinh nhật Thiện mỗ. Có chi mà chúc mừng. Sinh nhật ông trúng vào ngày 29.4. Cách đây 39 năm, ngày 29.04.1975, ông chã để ý đến sinh nhật, mà chỉ nghỉ đến cầu Chúa làm thế nào Big Minh không theo lời kêu gọi của Nguyễn Cao Kỳ quyết tữ thủ sống mái với Việt Cộng. Hú hồn, Big Minh đã vi dân SaiGon nuốt nhục đầu hàng VC. SaiGon thoát nạn. Đó là ngày sinh nhật của Thiện mỗ nhớ đời, không bánh kẹo hay hoa hồng như bây giờ. 

*******************

HỌC BỔNG LỮA VIỆT CỦA ALAN PHAN

Câu chuyện như thế này.

Năm ngoái, Alan Phan có tổ chức một đại học tên Bristol, tại VN, bằng MBA. Và có liên kết với 3 đại học ở VN. Học 2 năm, một năm ở VN, một năm ở Mỹ. Chi phí học là 18.000 usd / năm. Ông Alan Phan cho 50 học bỗng, mỗi học bỗng trị giá 12.000 usd. Nghĩa là, người nhận học bỗng chĩ còn trả 6.000 usd, vào khoảng 130 triệu. Mang tiếng nhận học bổng, mà còn phải trả 130 triệu đồng VN.

Một người nghèo nhận học bổng này, thắc mắc hỏi một Việt Kiều, phật tữ, ở Mỹ nhờ làm sáng tỏ vấn đề.

Câu chuyện tiếp tục như thế này: một trường X bên Mỹ chuyên đào tạo điều dưỡng viên, y tá, v.v.. Ông A.P mua lại trường X này, đổi tên thành đại học Bristol, rồi đăng ký mỡ dạy MBA ở VN với những chi tiết đã kể trên. Điểm khúc mắc là : (1) Trường đại học Bristol chưa bao giờ có kinh nghiệm dạy MBA; (2) các môn học ở VN đều được học on line; (3) bài vở các môn học được gởi từ Columbia South University (CSU), nghĩa là Bristol không có giãng viên cơ hữu mà chỉ đăng ký học ơ CSU cho sinh viên VN; (4) chi phí học on line tại CSU là 4.800 usd, nghĩa là A.P trả cho CSU 4.800 đô, rồi tính cho sinh viên VN không học bổng là 18.000 usd (lãi 13.200) cho sinh viên có học bổng là 6.000 usd (lãi 1.200 ussd). Bạn cứ thữ tính ông ta lợi nhuận thu được bao nhiêu, khi có 100 sinh viên đăng ký học. 

Sinh viên khoá đầu tiên sắp kết thúc, sẽ đươc gởi qua Mỹ học. Người ta không biết cơ sở vật chất của Bristol ra sao ở Mỹ. Một dấu hò to tướng.

29/04/2014

*************

30/04/2014: 39 NĂM SAU NHÌN LẠI

Hôm qua là ngày sinh nhật của Thiện mỗ. Đang bước qua cái tuổi 81 tuổi tây, 82 tuổi ta. Cái tuổi giống như đi trên một bãi mìn mà Mỹ đã rải thảm ở Quảng Trị. Mìn tai biến mạch máu não. Mìn dồi máu cơ tim, mìn tiểu đường, nghĩa là cái chết rình rập lúc nào không biết. Thiện mỗ cũng nhận được phần lớn các lời chúc mừng sinh nhật của các bạn mới quen trên Facebook. Còn lời chúc mừng của bạn trong đời thường, thì chỉ vài trự, vì chả bao giờ họ biết ngày sinh nhật của Thiện mỗ. Lời chúc mừng của mọi người đi đi lại lại đều giống nhau trong nội dung, chỉ có lời chúc của anh phóng viên Lê Đức Dục là hơi khác thường như sau:"Con đi vùng biên giới Tây Bắc, chừ mới biết hôm nay sinh nhật ông, kính chúc ông vạn thọ vô cương, ERP đường đường tiến tới." Té ra ông cậu theo dõi dự án ERP của Thiện mỗ.

Qua cái tuổi 81 này, tính lại không ngờ Thiện mỗ đã sống qua đến 4 chế độ: (1) từ khi sanh đến năm 21 tuổi (1955) đã sống với chế độ thực dân Pháp; (2) từ 1955-1965, đi Pháp du học, rồi làm việc ở Thuỵ Sĩ, nghĩa là 10 năm sống ở châu Âu sau thế chiến thứ 2, biết dân tư bản nó sống thế nào, nên không thể nào bị đầu độc bởi CS; (3) về lại VN năm 1965, với một bà đầm Thuỵ Sĩ vắt vai, 10 năm sống với chế độ Thiệu-Kỳ, mà bây giờ người ta gọi lại là chế độ cũ (thay vì chế độ nguỵ), biết thế nào chế độ bị Mỹ can thiệp về mặt quân sự, chính trị, và kinh tế; (4) cuối cùng từ 1975-2014, 39 năm sổng với chế độ CS biến tướng thành chế độ kinh tế thị trường (chưa được certificate do Mỹ cung cấp xác nhận) theo định hướng XHCN. Chỉ có một chế độ chưa được kinh qua là chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm, 1955-1964, vì lúc ấy Thiện mỗ đang ở trời Tây, tìm đường... lập nghiệp (chứ không phải tìm đường cứu nước). 

Nhờ sống qua 4 chế độ trong thời gian khà dài, trên 10 năm, nên biết rõ những ưu điểm, khuyết điểm cũng như những hạn chế của mỗi chế độ, do đó có những suy nghĩ không giống ai, hoàn toàn độc lập đối với những định kiến đương thời. 

Hôm nay, 30/04, người ta gọi là ngày giãi phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước. Thiện mỗ cũng có một chút suy tư nhân dịp này, viết ra đây để bạn đọc, đọc chơi cho vui. 

Mấy ngày trước qua Facebook, Thiện mỗ gởi một tin nhắn cho một cô bên Mỹ mới quen trên FB. Không biết cô ta thuộc VK di tản thế hệ F1, hay là sinh viên du học ở luôn. Tin nhắn như sau: "Sao, ở Cali, ng ta tổ chức 30/4 thế nào? Vẫn là ngày quốc hận?". Cô ta trã lời như sau: "Dạ,  thì vẫn vở cũ diễn lại thôi bác ạ. Cũng giăng cờ,  làm lễ biểu tình,  tưởng niệm,  diễu hành ....Nhưng chỉ trong góc nhỏ của khu phố Bolsa người Việt thôi, chứ người Mỹ thì người ta cũng chẳng quan tâm và biết gì. Mà những hoạt động này giờ toàn các cụ thôi,  chứ giới trẻ chẳng mấy ai quan tâm nữa.  Cháu có cảm giác như là làm theo phong trào cho có dịp để gặp mặt,  để được thể hiện mình,  để vui chơi là chính. Chứ ở bên Mỹ rất cách biệt và cô đơn,  mấy khi được gặp mặt.  Cuộc sống là thế bác ạ."

Do đó, những bài báo mang tiếng thù hận, ngày cũng sẽ rời rạc và biến mất theo thời gian. Vừa rồi ai đó có gởi một bài, do tác giả Mạc Giao viết trong Góc nhìn Alan blog, với tựa đề : Một góc nhìn về lịch sử những đồng minh Mỹ. Bài báo mô tả các ông tướng VN miền Nam bị Mỹ bỏ rơi thế nào nên mới "để mất miền Nam vào tay CS" kèm theo những lời hằn học đối với đám trí thức miền Nam bị VC ru ngủ và vọng Bắc.

Thiện mỗ đã nghe không biết bao nhiêu lần những lý lẽ này từ miệng anh em trong gia đình cũng như của những người quen, nên thường Thiện mỗ trả lời như sau:

Điểm thứ nhất: Khi nhìn lại kỹ, thì chiến tranh VN, mà trưởc đây bắt đầu là chiến tranh dành độc lập khởi xướng bởi ông Hồ Chí Minh. Nhưng theo thời gian đây là một cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh, Hồ một bên, bên kia là Ngô/Nguyễn. Trịnh Công Sơn gọi "20 năm nội chiến hằng ngày". Thật ra là 30 năm. Vì phía ông Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã khởi xướng cuộc nổi dậy dành độc lập khỏi tay thực dân Pháp, nên phe cách mạng đươc xem là phe chính thống, và xem phe Ngô Đình Diệm/Nguyễn Văn Thiệu là nguỵ. Nguỵ, trong tuyên truyền là cách đánh phủ đầu phe đối nghịch với phe truyền thống, chính qui.

Điểm thứ hai: trong lịch sữ VN, vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh thường được xem là kẽ cóng rắn cắng gà nhà. Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) đã cầu viện nước Pháp để đánh Nguyễn Huệ, nên cũng bị dân chúng VN xem là kẽ cỏng rắn cắn gà nhà. Trong chiến tranh VN, thời hiện đại, ông Hồ Chi Minh đã khôn ngoan hơn cố tránh tiếng cỏng rắn gà nhà. Do đó, Không có quân đội LX hoặc TQ trong quân đội CSVN. Chỉ có một số cố vấn khí tài. Trong khi ấy thì phe quốc gia thừa lệnh sự điều khiển bởi quân Pháp và quân Mỹ và đồng minh (Úc, Tân Tây Lan, Phi, Hàn Quốc). Đây chưa kể miền Nam ăn gạo Mỹ, và lãnh lương Mỹ (mỗi năm Mỹ chu cấp 700 triệu usd đề nuôi bộ máy công chức và quân đội). Do đó, Ngô Đình Diệm & Nguyễn Văn Thiệu thường bị dân chúng miền Nam gán cho là những kẽ còng rắn cắn gà nhà. Và cũng do đó, binh lính cộng hoà không muốn đối đầu với VC vì sợ bị mang tiếng cỏng rắn cắn gà nhà. Westmoreland, tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam VN, đã cho rằng Mỹ không thắng trong chiến tranh VN là vì quân đội VNCH không chịu đánh. Chính là do mặc cảm còng rắn cắn gà nhà. Thế thôi.

Điểm thứ ba: Được làm vua, thua làm giặc. Câu nói nổi tiếng của Cao Bá Quát. Hai bên Nam Bắc đã là nội chiến, cũng như đánh một ván bài. Ngoài Bắc mang tiếng nhận viện trợ khí tài, súng ống đạn dược (sau hoà bình phải trả nợ cho LX, TQ) của LX và TQ, còn miền Nam cũng nhận viện trợ của Pháp và Mỹ, tiền bạc, súng đạn, bom đạn máy bay, quân ngoại, mà đánh không xong để thua VC thì thua một canh bạc thì phải chồng tiền (bằng cách đi học tập cãi tạo, ...) sao lại còn la lối. Dân VN đặc biệt là dân cờ bạc nặng, mà cái nguyên lý thua là phải chồng tiền, tại sao không chịu học. Được thì làm vua, thua làm giặc. Cao Bá Quát đã bảo thế.

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 30/04/2014

*********************************************

KHÔNG NÊN CHÔN QUÁ SỚM CÁC QUỐC GIA ĐANG TRỖI DẬY

Tác giả : Laurence Daziano  |  
Người dịch: Dương Quang Thiện

Ngày 22 và 23/2/2014 vừa qua, cuộc họp ở Sydney (Úc) của các bộ trưởng tài chính của tổ chức G20 đã chứng kiến sự đối đầu giữa hai khối (Hoa Kỳ đối nghịch với các quốc gia mới nổi) liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ. Khi nhiều nhà bình luận ghi nhận sự yếu kém của các quốc gia mới nổi, thì khối G20 ở Sydney thực sự đánh dấu sự xác nhận của họ trên trường quốc tế cũng như trong lòng các tổ chức kinh tế tài chính. 

Những mất quân bình của các quốc gia mới nổi được đưa ra ánh sáng

Từ khi FED đưa vào hoạt động việc giảm tiến độ chính sách quantitative easing (1) các quốc gia mới nổi đã rơi vào một khủng hoãng kinh tế cho thấy rõ sự mất quân bình trong cấu trúc kinh tế của các quốc gia này. Chính sách của FED càng cho thấy một chỉ dẫn hơn là một nguyên nhân của khủng hoảng hiện thời của những quốc gia mới nổi này. Cơ học mà nói, thì quyết định của FED làm cho nguồn vốn đầu tư ở ngoại quốc liền tuôn ồ ạt trở ngựợc lại vào thị trường Mỹ. Việc biết trước sự tăng tỉ lệ lãi chủ lực, việc quay lui của sự tăng trưởng, và sự khan hiếm tiền tệ xuất hiện làm cho các nhà đầu tư Mỹ quyết tâm chuyển tiền ở ngoại quốc về lại Mỹ.

Ngược lại, các quốc gia lớn mới nổi (đặc biệt Ấn độ, Brazil, và Nam Phi) cần đến những tài trợ tài chính do sự thâm hụt ngoại thương, thì đang trải qua một khũng hoảng tài chính, thể hiện bởi việc tiền lãi của các trái phiếu tăng mạnh, cũng như sự giãm sút hối đoái tiền tệ tại các nước này. Ngân Hàng Trung Ương Ấn độ phải buộc lòng mua vào một khối lượng lớn tiền của họ, nhưng cũng khó lòng làm chậm lại sự sụt giãm giá trị hối đoái của đồng roupie. 


Sự nỗi dậy của các nước BRICS tiếp tục 

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính của các nước mới nổi dậy cần phải được phân tích trong một thời gian dài và theo cung đường tăng trưởng của các nước này. Trong thập kỹ qua, việc xuất hiện của nhóm BRICS (tắt của các nước Brazil, Russia, Indian, China, South Africa), trên trường quốc tế là điểm quan trọng nỗi bật nhất. Bây giờ, người ta nghỉ rằng việc trỗi dậy của BRICS cũng sẽ vẫn tiếp tục nhưng ở qui mô vừa phải hơn, nhưng lại xuất hiện của một nhóm nước trỗi dậy mới mang tên BENIVM ( viết tắt của các nước Bangladesh, Ethiopie, Nigéria, Indonésie, Vietnam, Mexique). Bạn có thấy tên Việt Nam trong nhóm này không? 

Cột mốc xoay ngược của Lewiss: từ xuất khẩu qua tiêu thụ nội địa 

Thật thế, các nước BRICS đạt một mức độ trưởng thành nào đó sau một thập kỹ thắng lợi. Các nước này đã đạt đến một cột mốc chuyển hướng gọi là "mốc xoay ngược của Lewis", khái niệm do nhà kinh tế giãi Nobel 1979 Arthur Lewis đề xuất. Cột mốc chuyển hướng này được định nghĩa như sau: trong một nền kinh tế phát triển, một lực lượng lao động dồi dào ngày càng khan hiếm, kéo theo sự tăng trưởng lợi tức, thì một co thắc biên độ lãi của các xí nghiệp, kế tiếp là độ sụt giảm đầu tư.

Nhóm các nước BRICS hiện đang ở cột mốc quay đầu này, theo đấy hệ quả là tạo ra một tầng lớp trung lưu, có được một lợi tức trung bình, cho phép chuyển hướng tăng trưởng do sản xuất dành cho xuất khẩu nay quay qua sản xuất cho tiêu dùng nội địa. Các nước BRICS giờ đây phải đối mặt với những thách thức của những xã hội phát triển, đó là: sự quân bình của quỹ hưu bổng, sự hình thành một chế độ bảo hiểm an sinh xã hội, cách biệt giàu nghèo phải giảm đi, sự hạ cánh mô hình tăng trưởng của quốc gia, đa dạng hoá nền kinh tế, và xữ lý ô nhiểm trong các đô thị lớn.
Những thách thức này giãi thích lý do những nỗi loạn xã hội xãy ra trong những tháng gần đây tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Các tầng lớp trung lưu mới thường có khát vọng xã hội và dân chủ một cách hợp pháp. Theo diện này, Trung Quốc trong tạm thời, không ở trong tình trạng này do họ có một dự trữ tiền tệ khá lớn, cán cân xuất khẩu thặng dư cũng như bản chất của chế độ. Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, đã tuyên bố "khó lòng mà Trung Quốc biết đến một cuộc hạ cánh khó khăn".

Một gia tốc chuyển tiếp kinh tế và xã hội
Việc thay đổi hướng đi của chính sách tiền tệ của Mỹ như vậy hành động như là cái gia tốc chuyển hướng kinh tế và xã hội của nhóm BRICS, đồng thời cho lộ ra những khuyết điểm yếu kém về mặt cấu trúc kinh tế. Giờ đây phải làm quen với sự giãm sút kinh tế của nhóm BRICS cũng như sự xuất hiện của những quốc gia mới lớn nổi dậy dưới cái tên mới lạ BENIVM.

Nhìn một cách toàn diện, các quốc gia mới trỗi dậy cất giữ những căn bản vĩ mô kinh tế vững chắc trong dài hạn. Các quốc gia đang trỗi dậy thuộc thành viên G20 mang một tỉ lệ tăng trưởng 5,5% vào năm 2014 và 5,7% vào năm 2015 dưới điều kiện là phạm vi tài chính là ổn định. Vấn đề đầu tiên của nhóm G20 ở Sydney (Úc) cho thấy giờ đây Hoa Kỳ phải để ý đến không những Trung Quốc mà còn đối với các nước mới trỗi dậy thuộc nhóm mới BENIVM, trong ấy có Việt Nam. Tự thân, có một thay đổi triệt để trong những quan hệ kinh tế và tiền tệ toàn thế giới.


Ghi chúQuantitative easing (QE) là một chính sách tiền tệ phi qui ước mà các ngân hàng trung ương đem ra sử dụng để kích thích nền kinh tế khi chính sách tiền tệ chuẩn trở thành không hiệu quả. 

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014


SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ VĂN HÓA

Mạc Văn Trang

Trong cuộc tọa đàm (22 - 01- 2014) về Văn hóa, Giáo dục và phát triển Nhân cách người Việt Nam… khi được giới thiệu bài “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục” của tôi vừa viết, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao, Du lịch Hồ Anh Tuấn liền đặt viếtbài này. Dẫu không chuyên, nhưng trước một gợi ý đầy cảm hứng, nên thành thật bầy tỏ mọi nghĩ suy, chỉ mong gợi ra chút gì đó để cùng tư duy….

1. Xét về nguồn gốc xuất hiện thì CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA là gốc của mọi chuyện trong xã hội. Từ khi người vượn đứng thẳng, di chuyển bằng hai chân và biếtsử dụng công cụ, hai quá trình tiến hóaphát triển cả mặt sinh học lẫn tâm lý diễn ra dài đến 4 – 5 triệu năm mới trở thành người Homo sapiens (người hiện đại – modern sapiens). Đó là những nhóm người, về mặt tiến hóa sinh học đã hoàn thiện; về mặt tâm lý đã đạt đến trình độ: biết chế tạo công cụ, làm ra lửa, tư duy, ngôn ngữ phát triển, hình thành phân công lao động, “gia đình huyết tộc” mẫu hệ  Từ người Homosapiens đến ngày nay chừng 3 – 4 vạn năm, về mặt giải phẫu sinh lý, không có biếnđổi về chất, nhưng mặt tâm lý, nhất là trí khôn đã diễn ra quá trình phát triển liên tục, nhiều đột phá, càng gần với hiện tại càng phát triển cực nhanh (theo Nguyễn Đình Khoa, 2001). Có CON NGƯỜI (chỉ tính từ Homo sapiens) mới có VĂN HÓA… Văn hóa đầu tiên là chế tác công cụlàm ra cái ăn, cái mặc, tạo ra chỗ ở, hình thành nênVĂN HÓA VẬT THỂ (các công cụ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt…; các dụng cụ săn bắn, sản xuất; hang động được cải tạo, lều, lán...). Đồng thời là phát triển ngôn ngữ, các quy định về quan hệ, tập tục, các sinh hoạt cộng đồng, hình thành nên VĂN HÓA PHI VẬT THỂ. Khi con người khách quan hóa, vật thể hóa năng lực ra bên ngoài (dưới dạng công cụ, vật phẩm, ngôn ngữ) mới ý thức rõ về bản thân, rồi tự ý thức, biết đấu tranh động cơ, tự điều chỉnh hành vi, mới hình thành nên NHÂN CÁCHNgười đi trước có nhiều kinh nghiệm về hai lĩnh vực văn hóa nói trên, đem truyền thụ kinh nghiệm đó cho những người thiếu kinh nghiệm (chủ yếu là trẻ mới lớn), tức là xuất hiện GIÁO DỤCThoạt đầu giáo dục diễn ra trực tiếp, dùng công cụ, ngôn ngữ, hành động, thao tác để truyền dạy kinh nghiệm. Về sau cộng đồng phát triển, nhất là xuất hiện chữ viết, việc giáo dục mới trở thành một hoạt động được tổ chứcthành lớp họcSản xuất phát triển, phân phối, trao đổi, lưu thông vật phẩm dồi dào, tổ chức xã hội phát triển mới hình thành hoạt động KINH TẾ rồi CHÍNH TRỊ theo đúng nghĩa
Tiếp cận lịch sử như vậy sẽ thấy rõ CON NGƯỜI và VĂN HÓA là gốc, chi phối tất cả đời sống xã hội. Mi hoạt động đều do con người tiến hành; mọi hoạt động đềumang bản chất văn hóa. Nhưng khi hoạt động kinh tế, chính trị lớn mạnh, tiền vàquyền có thể làm phát triển rực rỡ nền văn hóa, hoặc cũng có thể hủy hoại, làm biến dạng, suy đồi nền văn hóa…Quyền và tiền xét đến cùng, cũng chỉ là phương tiện, cái quyết định vẫn chính là con người, gốc văn hóa của con người.

2. Loài người, chủ yếu có ba loại kinh nghiệm, ba loại văn hóa gốc, đó là: chế tạo và sử dung công cụ; phát triển các hình thức sinh hoạt cộng đồng; tổ chức, quản lý xã hội.
Thoạt đầu thì các tộc người Homo sapiens có trình độ xuất phát gần như nhau, nhưng về sau do nhiều điều kiện khác nhau đã tạo ra sự phát triển không đồng đều vềcả ba lĩnh vực kinh nghiệm nói trên.
Việt Nam tự hào có hơn 4.000 năm lịch sử tồn tại, phát triển, nhưng về mặt CHẾ TẠO CÔNG CỤ thì cho đến nay liệu ta đã có đóng góp nào vào kho tàng chung của nhân loại một cái gì chưa? Thử nhìn xem, từ cái ghim giấy, cái bấm móng tay, cái gọt bút chì, cái đinh vit, cái mở nút chai, cái vòi nước, cái đèn điện đến cái hố xí bệt, cái xe đạp, xe máy, ô tô cho đến cây cầu sắt, ngôi nhà cao tầng, tầu thủy, máy bay, tầu ngầm, súng lục đến súng đại bác, tên lửa, vệ tinh… đều không phải do ta nghĩ ra. Ta đã từng làm được Trống đồng, đồ gốm, nhiều nhạc cụ tinh xảonhưng tất cả bộ mặt văn minh của xã hội Việt Nam ngày nay là nhờ vào những phát minh, chế tạo và sử dụng công cụ của phương Tây rồi ta bắt chước. Ta có thể tự hào về lĩnh vực này không? Nên tự nhận là quá lạc hậu, vô cùng kém cỏi, cần phải khiêm tốn và khẩn chương học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại mới hy vọng “phát triển nhanh và bền vững”!Cứu cánh đó là giáo dục.
Lĩnh vực SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG của dân ta có lịch sử lâu đời và hết sức phong phú, đa dạng. Ta có quyền tự hào đôi chút, vì trong đó có một số đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại, như  09 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Sinh hoạt, giao lưu cộng đồng là loại hình văn hóa hết sức quan trọng, thậm chí Lewis Mumford (1895 – 1990) còn cho rằng loài người từng dành nhiều thời gian cho giao tiếp cộng đồng hơn cả thời gian chế tạo công cụ. Chính sinh hoạt cộng đồng làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm nên con người văn hóa độc đáo không lẫn với các dân tộc khác. Đây là vốn văn hóa vô cùng quý giá làm nên bản sắc dân tộc, phải được chắt chịu gìn giữ, truyền đời.
Về TỔ CHỨC, QUẢN LÝ XÃ HỘInhân loại đã trải qua các phương thức tổ chức quản lý từ gia trưởng, nô lệ, phong kiến, tư bản man rợ, quân phiệt độc tài, tư bản phát triển, xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)… Kinh nghiệm của nhân loại cho thấy mô hình tổ chức, quản lý xã hội tiến triển theo hướng ngày càng tôn trọng cá nhân con người nhiều hơn, dân chủ, tự do nhiều hơn; pháp trị nghiêm minh, công khai, minh bch, bình đẳng hơn…Bộ máy quản lý xã hội tinh giản, hiệu quả hơn; chính quyền hướng đến phục vụ dân, được chọn lựa, giám sát và phế truất bởi dân..Những phương thức tổ chức, quản lý xã hội đi ngược với xu thế tiến bộ của nhân loại, dù ngoan cố đến đâu, cuối cùng cũng bị lịch sử đào thải. Về mặt này, ta đang đứng ở nấc thang nào của nhân loại về văn hóa tổ chức, quản lý xã hội và cần học hỏi những gì từ các quốc gia phát triển, thiết nghĩ không cần phải nói! Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn rất mạnh phải “đổi mới thể chế”. Chỉ cần thực lòng học hỏi các nước có mô hình tổ chức, quản lý tiến bộ, hiệu quả để vận dng hợp lý vào nước ta, chắc chắn văn hóa lãnh đạo, quản lý sẽ có chuyển biến căn bản.
Phân tích sâu hơn nữa và so sánh phát triển văn hóa giữa các nước, ta sẽ tránh ngộ nhận, hiểu rõ trình độ phát triển văn hóa của mình đang ở đâu và cần cải cách theo hướng nào.

3. UNESCO công nhận những di sản văn hóa nào của ta là di sản của nhân loai?
Ta có 5 DI TÍCH VĂN HÓA VẬT THỂ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần bảo tồn là: Quần thể di tích Cung đình Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa MỸ Sơn, di tích Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ. Đó đều là những di sản của chế độ phong kiến để lại, may chưa bị phá hết! Liệu từ Cách mạng 1945 đến nay có công trình nào đáng hy vọng để sau này đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới? Tôi nghĩ, địa đạo Vĩnh Linh và địa đạo Củ Chi cần được bảo tồn như di sản quốc gia và có hy vọng…
- Có 09 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ đã được UNESO công nhận là di sản của nhân loại: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Kinh Bắc, Ca Trù, Hội Gióng, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đàn ca Tài tử Nam bộ. Đó là điều đáng tự hào. Nhưng tất cả đều là những thứ được nảy sinh, duy trì từ xã hội phong kiến, thực dân; từ 1945đã trải bao thăng trầm,may các nghệ nhân già còn sống sót để khôi phục lại!  Đúng như Edouard Herriot(1872 – 1957) từng nói: “Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”!
    Từ cách mạng 1945 đến nay ta đã có hàng trăm nghị quyết – chủ trương về “chốngvà “xây”, hàng ngàn phong trào, hàng vạn điển hình tiến tiến về văn hóa, liệu có hy vọng một cái gì đó sẽ được UNESCO công nhận là di sản của nhân loai? Tôi thấy có hai cái có giá trị hy vọng có thể đóng góp: Một là, Ngày hội văn hóa các dân tộc; hai là Tết trồng cây. Nhưng muốn những thứ đó mang giá trị nhân loại nó phải thực sự của dân, do dân trở thành sinh hoạt tự nhiên, rộng khắp, bền vững. Không mấy nước có được 54 dân tộc sống hòa thuận và làm nên những giá trị văn hóa đặc sắc như thế.Nhưng nếu lại “chỉ đạo quyết liệt”, biến ngày hội văn hóa các dân tộc chỉ chuyên “Mừng Đảng, Mừng Xuân”, “Chào mừng đại hội” thì hỏng. Tết trồng cây là tầm nhìn văn hóa tuyệt vời của Cụ Hồ; nhưng nếu lại chỉ tổ chức mít tinh, “phát động rầm rộ, “toàn hệ thống chính trị đồng loạt ra quân”, trồng xong “mười cây chết chín, một cây cụt đầu”rồi mấy vị quan chức com - lê - cà - vạt giả vờ xới xới, tưới nước vào cái cây đã được người ta trồng sẵn và đeo biển tên lãnh đạo vào… thì vứt! Mỗi Tết trồng cây, cộng đồng mỗi địa phương tự nguyện cùng nhau trồng cây phủ kín một khu đất trng, đồi trọc rồi chăm sóc cho nó tốt tươi;  hàng năm lại trồng mới nhiều cây nữa và chăm sóc đến nơi đến chốn, làm cho cây xanh được phủ khắp, môi trường được cải thiện, trồng và bảo vệ cây trở thành ý thức, nếp sống của người dân… Tất cả phải tự nhiên,thường tồn, của dân, do dân, hiệu quả, bền vững, mới hy vọng!

4. Sự lộn xộn, suy đồi về văn hóa - xã hội hiện nay có một nguyên nhân sâu xa từkhủng hoảng hệ tư tưởng, đảo lộn các giá trị.
Toàn dân miền Bắc từ những năm 1954 và miền Nam sau năm 1975 đã được “toàn hệ thống chính trị” truyền bá bằng mọi biện pháp để xóa bỏ tận gốc rễ những cái cũ, cả văn hóa vật thể (đập bỏ đình chùa, tịch thu ruộng đất tư, đốt sách báo của chế độ cũ…) lẫn văn hóa phi vật thể (xóa bỏ những quan niệm cũ, niềm tin, giá trị, phong tục cũ, nhiều tên phố, tên làng, tên tỉnh cũ…) để “xây dựng hệ tư tưởng mới, nền văn hóa mới, con người mới”…Ba cuộc cách mạng được đồng thời tiến hành: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, văn hóa tư tưởng, đảo lộn toàn bộ đời sống xã hội. Suốt quá  trình hàng nửa thế kỷ qua, toàn xã hội Việt Nam liên tục trải qua những thí nghiệm THỬ VÀ SAI lặp đi lặp lại theo chu kỳNhững cái gì trước phê phán nhiều nhất, nay lại lên ngôi mạnh nhấtGiai cấp công nông từng được lên mây xanh, nay thực tế lại trở vềđáy của xã hội!... Cùng với nội tình đó là hệ thống XHCN thế giới sụp đổ cả về thực tiễn lẫn lý luận. Như vậy, làm sao lòng người không chao đảo? Chỉ những ai vẫn trơ như đá mới thật lạ kỳ!
Con người tạo ra văn hóa, hưởng thụ văn hóa bằng các hoạt động thực tiễn, được điều khiển bởi thế giới nội tâm rất phức tạp. Cho nên một khi những quan niệm, lý tưởng, niềm tin đã tan biến, người ta phải lấy tất cả những gì đang có: “duy tâm”, “duy vật”, “thực dụng”, “hiện sinh”, “mê tín”, “Nho”, “Lão”, “Phật”… lấp đầy vào chỗ trống đó. Các quan niệm, niềm tin, tình cảm, giá trị, động cơ, thái độ mỗi người, mỗi nhóm người trong xã hội theo một hướng, bị điều chỉnh bởi những động lực trái ngược nhau thì sao  sự đồng thuận xã hộilàm sao có được động lực chung và nền nếp, kỷ cương xã hội! Bao nhiêu chuyện mâu thuẫn, vướng mắc cả trong lý luận lẫn thực tiễn đang phơi bầy ra: đảng viên hỏi, tổ chức không trả lời được; con hỏi cha, trò hỏi thầy, dân hỏi cán bộ… không trả lời được, hoặc đùn đẩy, hoặc trả lời mập mờ, loanh quanh khiến không những không thể tin tưởng mà còn gây thêm bối rối, mất lòng tin hơn!Nhiều thông điệp của các lãnh đạo cấp cao phát ra, hé mở những hy vọng tốt đẹp, thì ngay lập tức những hành động, thái độ của các cấp cơ sở thực thi, làm trái ngược hẳn lại!?...
Chỉ có thể tạo ra sự đồng thuận xã hội, đoàn kết dân tộc thật sự khi tất cả đều hướng đến những giá trị chung mà không còn kỳ thị, phân biệt đối xử, nghi kỵ lẫn nhau. Các giá trị chung chủ yếu là:
Tổ quốc trên hết, độc lập của đất nước, tự do của nhân dân là giá trị cao nhất, không một phe nhóm hay một người nào được phép vi phạm điều đó;
Đổi mới thể chế phải theo mô hình tiến bộ của nhân loại, đã được chứng minh từ thực tiễn của nhiều nước đi trước; một con đường, một mô hình, một thể chế mà nhân dân tin tưởng. Một chính quyền và cơ chế đảm bảo: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”;
Một đường lối dân chủ, tự do, bao dung, nhân ái đem lại hòa hợp dân tộc, “thống nhất nhân tâm”, quy tụ lòng người, tạo ra đồng thuận xã hội…
Một thể chế pháp luật được thượng tôn, quyền lực được kiểm soát, công khai, minh bạch, không một phe nhóm, cá nhân nào được phép đứng trên, đứng ngoài pháp luật…
Một phương thức quản lý đời sống văn hóa xã hội thay vì áp đặt, rập khuôn, đồng loạt, thi đua dối trá, tạo ra cho các cộng đồng dân cư, các đơn vị, các cá nhân quyền tự chủ, tôn trọng sự khác biệt, tự do sáng tạo, nói và làm trung thực, tự do “mưu cầu hạnh phúc”…
Hôm 13 - 01 - 2014, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận nói tại Viện Khoa học giáo dục, có một câu hay, đại ý: vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là hướng đi, đường di; anh đi đúng thì chỉ đi 10 km là người ta thấy đúng, thấy tin rồi; anh đi sai thì đi cả 100km cũng chẳng giá trị gì, càng đi, càng sai! Đổi mới thể chế văn hóa, xã hội, xây dựng tư tưởng, niềm tin … cũng cần theo cách đó.

5. Đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư cần được nhìn nhận như một cấu trúc tổng thể các yếu tố thường tồn làm nên văn hóa.
Mỗi cộng đồng dân cư đều có hệ thống những thiết chế văn hóa được hình thành,gắn kết bao đời với nhau không thể thiếu, như: Mỗi dòng họ đều có Từ đường, mộ Tổ, gắn với một ít đất chung; mỗi làng, xã, bản mường… đều cần có: Trụ sở chính quyền, trường học, trạm xá, đình, chùa (hoặc nhà thờ…), chợ, nghĩa trang, chỗ vui chơi của thanh thiếu niên; đều có những “lệ làng”, những tập tục, lễ hội … Đó là những thiết chế làm nên đời sống văn hóa – xã hội thường tồn của cộng đồng qua bao nhiêu đời.Thế mà chính quyền nhiều nơi chẳng quan tâm gì đến nơi giữ trẻ, trường học, trạm xá phục vụ cho dân; đình chùa hầu hết bị phá đi, làm lại, mất hết giá trị truyền thống; nhiều chợ bị chính quyền dẹp bỏ, dân phải tự tìm cách nhóm họp thành “Chợ tạm”, “Chợ đuổi”, “Chợ chui”… Nhiều nghĩa địa bị “giải tỏa” khiến dân bức xúc; những nghĩa địa còn lại chẳng được quản lý đúng đắnkhiến xảy ra tình trạng mạnh ai nấy xây mồ mả. Nhìn vào cái nghĩa địa ở nông thôn đủ thấy sự phân hóa đẳng cấp bát nháo của xã hội. Chung quy tiền và quyền phô trương sức mạnh bằng những từ đường hoành tráng, lăng mộ ngạo nghễ, quái dị, đè bẹp hết những nấm mồ người bình dân.Chỉ nhìn vào đó cũng thấy một tình trạng vô văn hóa, sự bất công xã hội, những hố sâu ngăn cách giữa các nhóm thành viên của cộng đồng dân cư.
Các sinh hoạt văn hóa của mỗi cộng đồng đã trở thành nếp sống của dân cư cần được tôn trọng để người dân tự biết tổ chức sao cho phù hợp với họ, tránh chỉ đạo rập khuôn, cấm đoán tùy tiện. Nhưng quản lý nhà nước cần hướng dẫn bỏ dần những tập tục không còn phù hợp với pháp luật (tảo hôn), hay phản văn hóa so với những giá trị chung của nhân loại hiện nay (như lễ hội đâm trâu, chém lợn đầu xuân….)
Ở những nơi hình thành cộng đồng dân cư mới (khu cộng nghiệp, đô thị, di dân…), ngoài những trụ sở đảng, ủy ban, công an (thường rất hoành tráng), cần đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường học, bệnh xá, chợ, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, địa điểm tâm linh, nghĩa trang cho dân… Có những thiết chế vản hóa – xã hội đó mới hình thành nên cộng đồng dân cư và dần dần hình thành nên cái văn hóa chung của cộng đồng và đó là môi trường để hình thành nên con người văn hóa gắn bó với cộng đồng.
Những “khu phố văn hóa” hiện nay chủ yếu mang tính phong trào, một hình thức quản lý xã hội của chính quyền, nó thiếu các yếu tố tạo nên đời sống văn hóa chungcủa cộng đồng.
Các “làng văn hóa” hay 19 tiêu chí xây dựng “nông thôn mới” chủ yếu là những tiêu chí về kinh tế - chính trị - xã hội hơn là văn hóa.  Ở đó không đề cập đến đình chùa, nhà thờ, sinh hoạt văn hóa tâm linh hay các lễ hội văn hóa của cộng đồng, các giá trị truyền thống cần bảo tồn, phát huy… Những “Khu phố văn hóa” và làng “nông thôn mới” như vậy, chủ yếu chỉ thấy phần mà không có phần hồn văn hóa!

6. Văn hóa nghề nghiệp phải từ “làm nghề  ăn nghề ấy” trở thành “làm nghề nào ra nghề ấy”!
       Mỗi nghề nghiệp sinh ra, tồn tại và mất đi hay phát triển đều xuất phát từ nhu cầu của xã hội, chẳng nên phân biệt nghề này “cao quý” hơn nghề khác. Mỗi nghề đều có sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ, đạo đức, yêu cầu, giá trị nghề nghiệp của nghề đó. Thể chế bất cập, quản lý xã hội sai lầm đã dẫn đến tình trạng suy đồi đạo đức nghề nghiệp, hình thành nên thứ “triết lý “LÀM NGHỀ GÌ ĂN NGHỀ ẤY”. “Ăn” ở đây là ăn chặn, ăn gian, ăn bẩn, ăn bất chính, ăn hối lộ… Thời bao cấp, những nghề phân phối lương thực, thực phẩm, cung cấp hàng hóa thiết yếu là những nghề “thơm”, nghề ăn” trong xã hội. Người làm những nghề ấy không chỉ “ăn” chênh lệch giá giữa “cung cấp” và “tự do” mà còn có oai quyền ai “xin” thì “duyệt cho”… Có lần anh bạn tôi bực tức vớichị bán thịt, quát lên: “Chị bảo làm nghề gì ăn nghề ấy, thì cho chị đi đổ thùng xí!”(Hồi đó chưa có hố xí tự hoại). Nhưng thực tế, người đổ thùng xí vẫn tìm cách “ăn được”. Sáng sớm, họ cứ đỗ “xe thùng” ở trước các hàng phở, hàng cà phê… đang sắp đông khách. Thế là chủ nhà hàng vội chạy ra giúi ít tiền để họ rời xe ra xa!... Những người công nhân thì lấy cắp mấy cái ốc vít, tí xi măng, cuộn dây thép bỏ trong cạp lồng cơm đã ăn xong… Từ ngày đổi mới nhu cầu xã hội bung ra, những nghề cấp phép, thu thuế, ký duyệt dự án, thanh tra mới “ăn dầy”, “ăn bội thực”… Các nghề khác, hưởng đồng lương đói rách kinh niên, thấy vậy cũng phải tìm cách “ăn”. Như lời một cán bộ xã nói: “Việc dễ không gây khó, lấy chó gì mà ăn!”. Thế là “toàn hệ thống chính trị” bất kỳ ai ở vị trí nào cũng tìm cách tạo ra “quyền” làm khó cho đối tượng phục vụ để được “ăn”! Quyền bé thì ăn vặt, ăn bé; quyền lớn thì ăn to, ăn dầy… Người không được ăn thì tức tối, tìm cách phá. Thế rồi người “phá” cũng được chia phần để nguôi ngoai “đồng cảm”! Thê thảm nhất là thầy thuốc “ăn” bệnh nhân, thầy giáo “ăn” học trò, quan tòa “ăn” khổ chủ, thầy tu “ăn” tín đồ, người đi cứu trợ “ăn” nạn nhân!...Ai không “ăn” được người khác thì “ăn” vào công quỹ, “ăn” thời gian để làm việc riêng. Ai không ăn được gì thì ăn trộm, ăn cướp!... Người làm nghề hầu như chẳng gắn bó say mê với sứ mệnh, lý do tồn tại vì xã hội của nghề, mà chỉ mượn nghề như một vị trí, một phương tiên để kiếm ăn! Người ta bỏ nhiều tiền ra chạy chức chạy quyền, thực chất là “đầu tư” để kiếm lời. Sự tha hóa nhân cách nghề nghiệp, văn hóa nghề nghiệp diễn ra âm thầm, trường kỳ dai dẳng mà thật khủng khiếp. Nhân cách văn hóa người làm nghề, hầu hết tha hóa, biến dạng, méo mó! Ai sống thật với nghề thì vật vờ, lạc lõng như ở bên lề xã hội!...
       Để cho “LÀM NGHỀ NÀO RA NGHỀ ẤY cả về phương diện pháp luật lẫn văn hóa đạo đức là một công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp, lâu dài, chứ không thể bằng mấy cái chỉ thị “cấm nhận phong bì”, mấy cuộc vận động “phê, tự phê”, “học tập làm theo”, “dấy lên phong trào thi đua”… Trước hết cần:
Thấy rõ các chủ tư nhân bao giờ cũng tìm kiếm những người có phẩm chất, năng lực tốt, làm việc hiệu quả để thuê mướn và trả lương xứng đáng để họ sống đàng hoàng, yên tâm gắn bó với công việc; đồng thời loại bỏ ngay khỏi bộ máy, những người kém đức, bất tài, vô tích sự, ăn hại. Vậy thì hãy chuyển sang tư nhân tối đa những gì có thể tư nhân hóa được, để tạo ra cuộc cách mạng về quản lý sử dụng con người và các nguồn lực khác hiệu quả hơn. Tất nhiên nhà nước phải hỗ trợ những ngành nghề cần cho xã hội mà đang gặp khó khăn; phải có luật pháp và cách kiểm soát để chủ tư nhân không làm bậy. Cái này nhân loại có nhiều kinh nghiệm thành công rồi, ta thật lòng muốn học thì không khó.
- Thay đổi lại cách nhìn và cách đào tạo, sử dụng, quản lý nguồn nhân lực của xã hội.Giáo dục phổ thông đã cần hướng nghiệp và phân hóa để mỗi học sinh chủ động, hiểu mình, biết về nghề nghiệp trong xã hội để lựa chọn, quyết định phù hợp; mỗi cơ sở đào tạo đều ý thức rõ, chủ động tuyển chọn, đào tạo nhân lực hướng vào nhu cầu, yêu cầu của những nhóm khách hàng xác định và hàng hóa sức lao động đào tạo ra cạnh tranh được trên thị trường lao độngviệc quản lý nhân lực quan trọng nhất là dùng người đúng việc, tạo cơ chế phát huy sáng kiến, phát triển tài năng và trả lương xứng đáng cho người làm nghề sống được bằng nghề chứ không cần “ăn” vào đối tượng phục vụ; có cơ chế thải loại kịp thời những người không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp…
Có một bộ luật quy định rõ yêu cầu của từng nghề (nhóm nghề) về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp từ người giúp việc gia đình đến giáo viên, bác sĩ, luật sư, nhà báo, quan chức …Luật đó cũng cần quy định rõ quyền mua, bán sức lao động chứ không phải mua bán, nhân phẩm con người; trả lương là mua sức lao động chứ không phải mua thân xác hay nhân phẩm của người bán sức lao động…
Mại dâm cũng nên là một nghề, vì nó gắn với nhu cầu tự nhiên của con người xa xưa nhất và mãi mãi về sau; có cấm đoán, bắt bớ hết đợt này đến đợt khác cũng như “bắt cóc bỏ đĩa”, mà càng làm nhơ nhớp thêm cho thân phận bao con người, cho xã hội. Là một nghề hay một công việc pháp luật không cấm và được quản lý như ở nhiều nước đã có kinh nghiệm, sẽ làm cho môi trường xã hội lành sạch hơn, người làm nghề đỡ thân phận lạc loài và nhà nước thu được thuế…

7. Giáo dục, hình thành con người văn hóa, nhân cách văn hóa.
Nhìn vào thực trạng con người Việt Nam hiện nay nhiều người quá bi quan: bao trùm lên xã hội là dối trá, ích kỷ, vô cảm, bạo lực, lãng phí, cờ bạc, nhậu nhẹt, phân hóa giàu nghèo, lòng người phân ly Tôi thì thấy con người trong xã hội hiện nay, trộn lẫn cả những thói hư tật xấu đáng sợ với những phẩm chất, khả năng đáng khâm phục, nhiều khi chúng tương phản nhau thật bi hài. Nhân cách hiện nay đang biểu hiện tính hai mặt, tạp, không thuần nhất, khó đoán định. Không thể trừ khử từng cái “tiêu cực” và phát huy từng cái “tích cực” riêng lẻ kiểu “hai không” được, mà phải nhìn con người như một tổng thể, có khả năng biến cải, phát triển mạnh mẽ, nếu cải cách thể chế, tạo ra môi trường phù hợp. Nhiều người ở trong nước cũng giống như mọi người, nhưng ra các nước văn minh sống và làm việc, họ trở nên đàng hoàng, tự biết điều chỉnh bản thân, khắc phục cái xấu, học hỏi cái hay, cái tốt để thích ứng với môi trường sống. Hơn nữa để khẳng định mình, thể hiện giá trị khác biệt của mình, họ liền tìm cách khoe những đặc sắc văn hóa Việt với bạn bè. Nào phở, nào nem rán, bánh chưng,bánh cốm …; nào khéo tay, thân thiện, hiếu khách, tình cảm…; nào áo dài, múa nón,nhạc dân tộc, dân ca độc đáo… được bạn bè ngưỡng mộ. Và họ mới thấy tiếc nuối còn biết bao nhiêu giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, quý giá mà họ chưa được giáo dục, chưa thể hiện ra được với thế giới. Thiếu quá, tiếc quá! Họ thấm thía rằng mình đã đượcnhồi nhét bao nhiêu cái vớ vẩn, chẳng giúp gì cho cuộc sống và bao nhiêu cái cần lại không được học! Cái quý giá đã có, cái tiếc nuối còn thiếu đều là văn hóa sống của con người, đều do giáo dục, tự giáo dục mà hình thành.
Nhưng giáo dục, hình thành con người văn hóa, nhân cách văn hóa là quá trình lâu dài, kiên định. Vì lợi ích trăm năm trồng người là triết lý đúng đắn. Cần thấy rằngmỗi thiết chế văn hóa – xã hội có những chức năng đặc thù, phải làm tốt công việc của nó một cách bền bỉ, nhất quán; đừng tưởng tất cả đồng loạt, xúm vào ào ào cùng làm một việc là tốt.
GIA ĐÌNH là nơi đầu tiên và nơi cuối cùng con người trải nghiệm cái văn hóa làm người. Gia đình chủ yếu hình thành nên đời sống tình cảm, nghĩa vụ trách nhiệm (tình nghĩa) và cách ứng xử giữa những con người đang sống với nhau và với người đã khuất. Mối quan hệ huyết thống vẫn là mối quan hệ thiêng liêng, bền vững nhất. Bao nhiêu thứ “tình” cũng trôi đi, còn đọng lại bền sâu là tình gia tộc, huyết thống. Giáo dục tâm linh đúng đắn từ gia đình rất quan trọng. Đạo làm người phải từ nền móng gia đình hình thành, phát triển lên; nó đã hỏng từ đây thì thật khó khăn cho xã hội…
- NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG là nơi chủ yếu hướng dẫn cho trẻ lĩnh hội văn hóa chế tạo, sử dụng công cụ của nhân loại theo cách “đi tắt đón đầu” để bắt kịp bước tiến của thời đại; hướng dẫn trẻ trải nghiệm và lĩnh hội tinh hoa văn hóa dân tộc mình vàcác dân tộc khác; học sinh không chỉ hưởng thụ mà còn biết sáng tạo văn hóa, biếtcách sống giữa người với người, giữa các dân tộc sao cho đàng hoàng, tử tế, thân ái, có lý có tình và khẳng định được giá trị văn hóa khác biệt của mình. Quá trình đó cũng đồng thời hình thành nên nhân cách công dân vừa có cái chung của nhân loại, vừamang bản sắc văn hóa dân tộc mình.
- TRƯỜNG NGHỀ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) chủ yếu đào tạo văn hóa nghề nghiệp, nhân cách người làm nghề đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của xã hội. Thực chất cũng là tạo ra hàng hóa sức lao động cạnh tranh thắng lợi trên thị trường lao động và biết sống một cuộc đời có ý nghĩa, có văn hóa.  
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN (học suốt đời) là giúp con người thích ứng với những thay đổi không ngừng và nhanh chóng của môi trường; giúp con người tránh là nạn nhân của những thay đổi; có văn hóa vượt qua giới hạn cá nhân, thích ứng những thay đổi của tự nhiên và với một thế giới muôn màu văn hóa, “thế giới phẳng” để sốngchủ động và có ý nghĩa cho mình, cho mọi người…
- TRÊN ĐẠI HỌC không ai giáo dục được nữa, họ tự giáo dục, tự học để phát triển,hoàn thiện và một bộ phận trở thành tầng lớp tinh hoa của xã hội, “nguyên khí của quốc gia”. Vấn đề là ở chỗ thể chế và văn hóa tổ chức quản lý xã hội phù hợp thì tầng lớp này phát triển mạnh mẽ, đem lại những giá trị văn hóa đỉnh cao cho xã hội, “sánh vai cường quốc năm châu”; thể chế và văn hóa quản lý không ra gì thì họ cũng chỉ sống vật vờ, tạo ra những giá trị kiểu “văn hóa bình dân” mà thôi!
NHÂN CÁCH VĂN HÓA ĐÔ THỊ ở ta chắc còn lâu mới có! Nhìn vào lối sống của người dân Hội An, Đà Nẵng ta có hy vọng, vì thấy được hình hài của văn hóa đô thị, nhưng ở Hà Nội chắc còn lâu lắm. Bộ mặt thành phố quá nham nhở, xô bồ; có nhiều ngôi nhà đẹp nhưng không làm nên cả con phố đẹp; có một vài con đường đẹp, vài tiểu khu đẹp, mà không làm nên cả thành phố đẹp Nhưng tệ hại nhất là lối sống tùy tiện, cá nhân, ích kỷ, chỉ biết mình của cư dân hiện hữu khắp nơi nơi trong thành phố. Khi nào hầu hết người dân ý thức được mình là một phần của thành phố, biết tự điều chỉnh hành vi của mình để làm đẹp thêm cho thành phố, có ý thức gìn giữ danh dự, bản sắc văn hóa của hành phố, biết tránh gây phiền phức cho chung quanh và biết xin lỗi khi làm phiền người khác, mới thấy hình bóng của nhân cách văn hóa đô thị. Tại sao Hà Nội có bao nhiêu cuộc vận động, bao nhiêu phong trào, bao nhiêu lệnh cấm, bao nhiêu “khu dân cư văn hóa” mà không hình thành được lối sống văn hóa đô thị? Chỉ nhìn vào cái vỉa hè, cứ đào lên, lát lại liên tục mà chưa bao giờ xứng với cái vỉa hè đô thị, đủ biết có văn hóa đô thị, còn lâu lắm!.
- NHÂN CÁCH VĂN HÓA LÃNH ĐẠO. Nói chung, chỉ đào tạo được tri thức, kỹ năng quản lý chứ không giáo dục, đào tạo nên nhân cách lãnh đạo được. “Quy hoạch” cán bộ lãnh đạo lại càng khó. Những nhà lãnh đạo là tinh hoa của tinh hoa. Từ cuộc sống xã hội đầy thử thách, họ có tư chất, có chí hướng vươn lên, dấn thân trải nghiệm, tự đúc rút kinh nghiệm, tự học hỏi hoàn thiện mình, tự làm nên nhận cách có bản lĩnh lãnh đạo, có phong cách hấp dẫn,  thu hút được quần chúng; có tầm nhìn xa và có vai trò vạch đường, chỉ lối, tiên phong, dẫn dắt … Nhân loại đã tìm ra phương thức hiệu quả để sàng lọc, chọn ra những người có nhân cách lãnh đạo phù hợp với yêu cầu củaxã hội trong từng hoàn cảnh lịch sử. Đó là cơ chế cạnh tranh, sàng lọc quyết liệt(không phải quyết liệt với dân!); có cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả, công khai và thấy ai không phù hợp thì loại bỏ kịp thời, thay ngay bằng người phù hợp hơn. Mỗi người lãnh đạo biết rõ vai trò và thân phận của mình trước xã hội; họ phải nỗ lực tự hoàn thiện và chứng minh văn hóa lãnh đạo trước nhân dân. Dân tín nhiệm thì họ tiếp tục, dân bất tín nhiệm thì họ khôn khéo rút lui mau lẹ có văn hóa, để tránh gây phản cảm cho xã hội và học hỏi từ bài học thất bại để tiếp tục tìm cơ hội tái xuất trên chính trường. Đó là điểm cơ bản của văn hóa lãnh đạo. Quy luật đảo thải tự nhiên như vậy sẽ tránh dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng loạt cán bộ lãnh đạo các cấp đã mất uy tín, thành “bầy sâu” đục khoét xã hội, mà “kỷ luật hết, lấy cán bộ dâu mà làm việc(!). Chính “bầy sâu” đe dọa sự tồn vong của đảng cầm quyền, chứ không phải ai khác! Không có biện pháp nào hữu hiệu để giáo dục được nhân cách người lãnh đạo; chỉ có thể chế giám sát khách quan, thải loại kịp thời người không đủ tín nhiệm mới răn đe được họ, khiến họ phải tự ý thức, tự học hỏi, tự điều chỉnh để xứng đáng sự tín nhiệm, tránh sự phế truất của nhân dân, sự phán xét của lịch sử Điều ấy lại phụ thuộc vào thể chế,vào văn hóa công dân của cả xã hội. Lịch sử đã chứng minh: dù người lãnh đạo lúc mới cầm quyền rất tốt, nhưng thể chế độc tài sẽ làm người lãnh đạo tha hóa nhân cách,dẫn đến những suy nghĩ, hành động phản lại văn hóa lãnh đạo.
Con người văn hóa, nhân cách văn hóa ở ngành nghề gì, cấp độ nào cũng phải thấm nhuần những giá trị chung làm nên NHÂN CÁCH CÔNG DÂN,  VĂN HÓA CÔNG DÂN. Người dân chỉ biết phục tùng mệnh lệnh, hùa theo tập thể, làm theo phong trào một cách a dua, máy móc là ở trình độ nhân cách sơ khai, văn hóa thấp kém; sẽ rất nguy hiểm cho xã hội, khi mệnh lệnh không còn hiệu quả, tập thể rệu rã, phong trào tự phát Tản Đà (1889- 1939) viết: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con, rất sâu sắc, nói lên khía cạnh dân ta chưa trưởng thành về nhân cách công dân. Nhân cách công dân, văn hóa công dân phải được hình thành, phát triển, đinh hình từ thể chế của một xã hội công dân.

8. VĂN HÓA QUẢN LÝ VĂN HÓATôi không rõ hệ thống quản lý văn hóa, nên xin phép gặp đâu nói đấy.
Quản lý văn hóa phải “trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau/ Trông bắc trông nam, trông cả địa cầu (Tố Hữu, 1920 - 2002), không thể cắt khúc ra từng nhiệm kỳ! Cứ mỗi nhiệm kỳ lại “tân quan tân chính sách”, phải “đột phá” cài này, “dứt điểm” cái kia, dấy lên phong trào nọ… Nhiều công trình “trùng tu” phải giải quyết trong nhiệm kỳ, nên đập béng cãi cũ đi, xây mới cho nhanh, mà cái khoản tài chính nó cũng nhanh, gọn, ra tấm ra miếng! Nhiều phong trào cũng phải tổng kết, báo cáo thành tích kịp thời để nhiệm kỳ có “dấu ấn”!... Nhiệm kỳ nào cũng chất chồng thành tích, đầy huân huy chương, bằng khen, cờ thi đua xuất sắc… nhưng có ai hỏi cái giá trị văn hóa đọng lại được bao nhiêu?!
- Tôi không thể hiểu tại sao, mọi cấp lãnh đạo đều có quyền “phá đi làm mới” những di sản văn hóa, bất chấp giá trị lịch sử. Ở quê tôi, chi bộ (thực chất là mấy ông chi ủy) quyết định phá sạch đình, chùa, đền miếu cũ; bây giờ gạ được mấy đại gia công đức xây lại đình chùa mới, liền nhau, bê tông cốt thép! Mười hai họ trong làng xây 12 cái ki-ôt sát bên đình, thành một dẫy liền kề, bằng nhau chằn chặn, mỗi cài chừng 7m2, gọi là Từ đường của mỗi họ. Bao nhiêu làng xã đã bị đập bỏ hết đình, chùa, cổng làng, cầu đá …? Mỗi ông bộ trưởng lên lại nhập, tách trường đại học này với trường kia, viện nghiên cứu này với viện nghiên cứu khác … Bao nhiêu truyền thống với nhữngcái tên danh tiếng bị xóa sạch! Mỗi ông tổng biên tập mới lên lại thay măng - set tờ tạp chí, tờ báo! Bao nhiêu đội bóng đá danh tiếng giàu truyền thống bị xóa sạch; có những đội bóng khốn khổ, lúc ghép với tên ngân hàng, lúc xi măng, dầu khí, lúc phân bón …!Một anh trưởng phòng hành chính cũng có quyền đập bỏ cái cổng cơ quan, vứt tên biển cơ quan, xây cổng mới, thay biển mới; vứt hết bàn ghế cũ thay mới hoàn toàn… Đố ai còn tìm thấy cái bàn ghế của giáo sư Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đại NghĩaLương Đình Của, nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Đình Thi… từng ngồi ở cơ quan trước đây! Thử nhìn sang các nước văn minh, xem có ai làm những việc như thế không?!
- Quản lý các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học rất dễ, nếu tạo điều kiện cho họ tự do hoạt động sáng tạo; nhưng sẽ vô cùng khó khăn, vô vọng nếu cứ muốn “quản chặt, nắm chắc” lấy tư tưởng của họcông việc của họ, sợ họ không theo mình! Cái kiểu dùng “tập thể” để áp đảo các cá nhân khác biệt không được nữa. Xử lý một cá nhân tưởng dễ, nhưng cá nhân đó đại diện cho một khuynh hướng nghệ thuật, xu hướng xã hội sẽ không hề đơn giản.
- Cái gì không quản được thì cấm là cách quản lý ấu trĩ. Cấm đoán chỉ là mặt trái của cách tổ chức một hệ thống tích cực; càng ít cấm càng chứng tỏ văn hóa tổ chức quản lý cao. Tôi xin đề nghị ngành văn hóa chịu khó thống kê xem từ 1945 đến nay, ta đã banbố bao nhiêu lệnh “cấm” và có mấy cái kết quả? Một đề tài Tiến sĩ rất hay đấy. Tôi nghĩ có đến hàng trăm, hàng nghìn lệnh cấm từ cấp huyện, tỉnh, đến các bộ, ngànhtrung ương, nhưng hình như chỉ có mỗi cái “cấm đốt pháo” là có kết quả. Ai ra lệnh cấm mà không đem lại kết quả, phải chịu kỷ luật, vì như vậy là dốt, làm hỏng văn hóa quản lý!
Không thể lấy “toàn hệ thống chính trị” thay cho các thiết chế văn hóa – xã hội được. Ông Tố Hữu trước đây từng nói: Mỹ có tên lửa ba tầng, ta có “tên lửa bốn tầng. Đó làcon người mới được đào luyện qua bốn tổ chức liên hoàn: nhi đồng - thiếu niên - thanh niên - đảng viên! Vậy sao những “con người mới” được “luyện” qua “bốn tầng lò” lại thành sản phẩm như ngày nay? Hãy quản lý văn hóa bằng cách xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hóa – xã hội ở cộng đồng dân cư và tổ chức những sinh hoạt văn hóa như vốn nó thường tồn. Cần bớt quản lý văn hóa bằng chỉ thị, mệnh lênh,khẩu hiệu “đồng loạt ra quân”, “dấy lên phong trào”“thi đua thực hiện”, “chỉ đạo quyết liệt”… (Những nước không xài các món này, văn hóa của họ vẫn tốt lắm). Văn hóa là những cái tích tụ, lắng đọng, vun xới lớn dần lên mới đâm hoa kết trái, không tiền trao - cháo múc, chộp giựt, đổ khuôn ngay đươc!
- Xin bớt cờ, đèn, kèn, trống, loa đài, pano, áp phíc, khẩu hiệu… đi! Năm 1945, 1954, 1975 thì dân ta rất khoái những thứ đó, nhưng cái gì lặp lại mãi cũng nhàm chán ít tác dụng, rồi phản tác dụng! Ngay những người làm công việc đó cũng làm như máy, vô cảm, nhiều sai sót. Mà tốn kém, lãng phí sức người, sức của. Rồi một cái đền, chùanhỏ xíu cũng có đến 5 – 7 hòm “công đức”, nhìn thấy ghê ghê quá! Mỗi đền chùa chỉ nên có một hòm là đủ.
- Xin bớt chính trị hóa các sinh hoạt văn hóa dân sự đi! Ngày giỗ các cụ Tổ của tôi, làMạc Đĩnh Chi, Mạc Đăng Dung… vua quan đại phong kiến, mà địa phương cũng treođầy cờ búa liềm, thì các cụ nhìn thấy hãi hết hồn, sao dám về! Tôi đã thấy nhiều hình ảnh đám cưới, buổi họp mặt đồng hương, giỗ họ, liên hoan, thi nấu ăn, tiếp thị mỹ phẩm phụ nữ, thi tìm hiếu sức khỏe sinh sản vị thành niên… cũng cứ phải có quốc kỳ, cờ búa liềm và tượng Cụ Hồ chứng kiến!
Dân ta thường bảo “vui như Tết”, “vui như Hội”, nhưng nhiều nơi những buổi tổ chức “Vui Tết”, “khai Hội” mà dân phải nghe đủ các cấp lãnh đạo lên huấn thị dài dòng, mất hết vui! Khổ nhất là các cháu học sinh trong ngày khai trường và tổng kết năm học, nhất là trường nào lại được huân chương hay bằng khen càng khổcác bác lãnh đạo lên dạy “làm người” thế này thế kia, hiệu trưởng lên đáp lễ, phụ huynh lên căn dặn, học sinh lên hứa hẹn… Nhiều em ngồi nghe chán quá chọc ghẹo nhau thì bị cô chủ nhiệm lườm, đe ghi Sổ liên lạc! Nhiều học sinh còn sợ nhất là sáng thứ hai chào cờ. Đứa nào có tội lỗi gì bị đem ra phán xét dưới quốc kỳ trước toàn trường!...