Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

LÊ BÁ KHÁNH TRÌNH VS NGÔ BẢO CHÂU

(3) 30/10/2016: Chiều.

LÊ BÁ KHÁNH TRÌNH VS NGÔ BẢO CHÂU

Có một cô nàng théc méc: (1) nhà toán học Lê Bá Khánh Trình, một thời nổi tiếng được giải toán quốc tế, về lại nước và chuyên đi dạy, nhưng sau đó im ru bà rù. (2) một ông toán học nổi tiếng khác mang tên Ngô Bảo Châu, được giải thưởng Fields, ông này sao lên báo hà rì hà rầm. Cô nàng théc méc tại sao, một người ở trong nước thì im ru bà rù, một người ăn lương đại học Mỹ thì hà rì hà rầm. Có một cô nàng khác, phản biện: "Và còn nhiều người đoạt HCV Toán Quốc Tế cũng ra nước ngoài và chìm nghỉm ở đâu đó. Nên câu hỏi này về cơ bản là không cần phải trả lời vì chẳng có gì để trả lời ạ.". Tôi nghiệp cô théc méc. Nó giống cái chuyện cô giáo nào đó làm thơ bắt đầu bởi câu: VN sao ngộ quá anh ơi.

Thật ra, người làm toán, họ đâu cần chi bao nhiêu vật tư nguyên liệu để làm việc: cái đầu, quyển vở, và cây viết. Thời đại KTS thì có thể cần đến một cái máy tính siêu tốc để giãi quyết những bài toán đang nghiên cứu. Nhưng có lẽ, LBKT không có những bài toán hóc búa phải giải sử dụng máy tính siêu tốc, nên chọn ở lại nước lặng lẽ làm nghề gõ đầu trẽ thích toán. Anh ta đúng là một nhà giáo chân chính, hiểu biết cái giá trị thực của mình.

Còn chuyện ông GSTS Toán Ngô Bảo Châu lại là một chuyện khác. Bố mẹ ông NBC là thành phần trí thức miền Bắc, nhưng hình như có vấn đề gì với NN trong phong văn nhân giai phẩm. Do đó, cha mẹ tìm cách cho ông NBC thoát khỏi cái không khí ngột ngạt ở miền Bắc. Một học bổng đi học Pháp là một dịp may cho ông NBC. Phải nói, nước Pháp rất hâm mộ những nhân tài giòi toán không cần biết họ đến từ quốc gia nào. Anh chị Tú tài nào có cái bằng MPC (math, physique, chimie - toán lý hoá) là cha mẹ cưng như điếu đổ. Do đó, sống trong một môi trường như thế, thêm lại có tài, nên NBC đoạt được giãi Fields.

Nhưng có một điễm hơi kỳ kỳ là: trước khi nhận giãi, ông Châu đã bỏ quốc tịch Việt lấy quốc tịch Pháp mà không ai biết. Cho nên khi nhận giải ông Châu là người Pháp chứ không phải là người Việt, và TT Pháp Hollande đã tặng huân chương cho ông Châu, nhân danh nước Pháp. Cái vô duyên nhất là báo chí VN rầm rộ về vụ ông Châu tưởng là nhân danh VN thì lại là Pháp. Cái vô duyên thứ hai, ông Châu mang quốc tịch ngoại, mà lại được cấp một cái villa để chứng tỏ là NN trọng dụng nhân tài.

Cái kỳ kỳ kế tiếp, là mang quốc tịch Pháp nhưng Ông Châu lại được tuyển dụng bởi một đại học Mỹ. Nghĩa là, VN bỏ công nuôi ông Châu 22 năm, nước Pháp bỏ công bỏ của nuôi ông Châu 4 năm, và cuối cùng thì thằng Mỹ đón lỏng sử dụng ông Châu, không đầu tư một cent. Hay không. Và OGT tự hỏi ông Châu có lấy thêm quốc tịch Mỹ hay không? Bí mật.

Cái kỳ kỳ cuối cùng, là ông Châu không biết mang danh quốc tịch nước nào mà nhận điều hành một trung tâm toán học được xây cho ông Châu. Dưa trên cơ chế nào, người dân không biết rõ, theo điều luật nào không ai biết.

Qua những diễn biến vừa kễ trên, ông Châu đi lần vào quỹ đạo làm chính trị, thay vì làm toán học. Đó là cái mà ai cũng lo, không biết ông Châu sẽ đi về đâu.

Không biết cô nàng hết théc méc chưa.

Duong Quang Thiện - 30/10/2016

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

CÁCH MANG KỸ THUẬT SỐ 4.0 SẼ ĐI VỀ ĐÂU...

29/10/2016:  Chiều

CÁCH MẠNG KỸ THUẬT SỐ 4.0 SẼ THẾ NÀO VÀ ĐI VỀ ĐÂU.?

Người ta đang nói nhiều đến một cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ tư (CM 4.0) mà nhân loại đang tiến tới, trong khi cuộc CM 3.0 (tin học, CNTT) chưa bao trùm xong hết thế giới. (Ở VN thì CM 3.0, đi mới chưa đựơc nữa đường). Người ta còn gọi CM 4.0 là CM kỹ thuật số (KTS) nghĩa là phần lớn sữ dụng chủ yếu các phần mềm tin học. Theo người ta thì CM 4.0 bao gồm: máy in 3D, AI (trí tuệ nhân tạo - artificial intelligence) robotic (người máy), IoT (internet of things, các sự vật nối kết mạng), tự động hóa, biotech (kỹ thuật sinh học), fintech (financial technics, kỹ thuật tài chính), v.v... Danh sách sẽ còn dài thêm theo thời gian. 

Kinh doanh ngày nay đã phát hiện ra những lối đi mới: đó là việc định lại giá trị của thông tin, nghĩa là thông tin trước đây người ta ít để ý đến, nhưng bây giờ thông tin phải được xem như là một tài sản quí giá của xí nghiệp và phải được đưa vào bảng cân số kế toán. Ngoài ra, người ta phải tối ưu hóa những qui trình (process), bắng cách giá hóa các dữ liệu, cũng như việc kết nối. Người ta bảo: loại tiền tệ mới trong kinh doanh là tốc độ, và tương lai thuộc về ai chạy nhanh. Người ta bảo tương lai thuộc những doanh nghiệp nào agile, và biết hợp tác. Chìa khoá thành công nằm trong viêc hợp tác, mà công nghệ mới khuyến khích. Như vậy sẽ kéo theo một cuộc CM trong quản trị.

Như mọi cuộc CM người ta cho rằng có những cuộc CM kỹ nghệ vừa tốt cũng như vừa xấu. Trong quá khứ, các cuộc CM đều kéo theo những tiến bộ xã hội và nhân văn, với một thời gian chuyễn tiếp. Nhưng cuối cùng, thì CM 1.0 (xuất phát từ Anh, than đá, và máy hơi nước), tiếp theo CM 2.0 (xuất phát từ Mỹ, điện, và sản xuất hằng loạt, theo dây chuyền), cuối cùng CM 3.0 (xuất phát từ Mỹ, CNTT) bao giờ cũng đem lại những tiến bộ trong sản xuất và việc tạo ra nhiều công ăn việc làm mới vượt quá những công việc lỗi thời phãi loại bỏ.

Với cuộc CM 4.0 này, hiện người ta chưa biết sẽ đi về đâu. Người ta đang lo là một cuộc CM dưới một hình thức tạo dựng công việc mới kiêm phá huỷ công việc củ. Người ta cho rằng, từ đây đến năm 2020, nghĩa là trong 4 năm tới, 5 triệu công ăn viêc làm ở các nước phát triển sẽ biến mất khỏi thị trường lao động. Nhưng ngành KTS và ngành robot sẽ tạo ra thêm 2 triệu công ăn việc làm dạng cao cấp, nhưng sẽ huỹ hoại cho biến mất 7 triệu công ăn việc làm cấp thấp. Người ta bảo, 50% các công việc hiện hành sẽ biến khỏi thế gian trong 20 năm tới.

Phó TT Mỹ, Jo Biden, trong buỗi thuyết trình tại diễn đàn kinh tế Davos, Thuỵ sĩ, bảo rằng CM 4.0, nếu có là một tsunami công nghệ sẽ biến đỗi khá sâu rộng kinh tế Mỹ, theo đấy vị trí con người, người lao động của tầng lớp trung lưu căn bản của nền dân chủ và nền ổn định chính trị. Lý tưởng của tầng lớp trung lưu Mỹ được gói gọn vào một từ: "khả năng". Nghĩa là khả năng có một công việc ngon lành, một đồng lương khấm khá, và nhất là đem lại một tương lai sáng lạn cho con cái. Theo ông Biden, thì khả năng này đang lần hồi biến mất khỏi nước Mỹ vì vấn đề toàn cầu hoá (WTO) và sự tăng tốc công nghệ (CM 4.0). Vì rằng trong lịch sữ CM kỹ nghệ, đây là lần đầu tiên, sự tiến triển (tăng trưởng) của tiền lương không bắt kịp sự phát triển của hiệu năng sản xuất. Theo TS Joseph Stiglitz, giải Nobel Kinh tế, thì ở Mỹ giờ đây tiền lương thực thụ ở tầng thấp nhất ở cùng mức cách đây... 60 năm. Chán phải không bạn. American Dream không biết đang đi về đâu.

Kết quả là có một hố ngăn cách rất lớn, mà Oxfam, một ONG Anh quốc, cho rằng 62 tỹ phú đô la Mỹ có một tài sản bằng 3,7 tỹ người nghèo trên thế giới cộng lại. Hiện tượng tập trung tài sản duy nhất trong lịch sữ loài người là một "bất bình đẵng" (inegality) thật sự đáng lo ngại.
Phó TT Jo Biden cho rằng có 5 điểm cho thấy sự khiếm khuyết, sự yếu kém hiện thời của mô hình xã hội Mỹ, đó là: (1) Cần phải nhiều nỗ lực trong giáo dục và đào tạo nghề đáp ứng các ngành nghề mới hiện chưa có. Người ta bảo rằng hệ thống bằng MBA của Mỹ sẽ lần hồi bị biến mất, và những chuyên khoa về IT sẽ xuất hiện. (2) Các người lao động cần được bảo vệ nhiều hơn; (3) cần phải đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng cơ sở; (4) hệ thống thuế khoá phải tiến bộ hơn; (5) các nhà khởi nghiệp phãi được hỗ trợ nhiều hơn về tài chính để khuyến khích sự sáng tạo cũng như tạo ra những công ăn việc làm mới thay thế những nghề củ bị biến mất.

Các bạn VN nên đọc kỹ, để mà chuẫn bị cho tương lai sắp đến. Theo OGT, thì Mỹ chã còn là miền đất hứa nữa. Mà miền đất hứa có lẽ là Việt Nam.  Tin hay không tin, tuỳ bạn, ôn thì vài năm nữa sẽ biến khõi thế gian này không có mặt để kiềm chứng. 




Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

LIỆU BẠN CÓ THẾ BỊ ROBOT THAY THẾ HAY KHÔNG.?

29/10/2016: Sáng

Hôm qua, ngủ không được, đọc được bài báo dịch cho bạn đọc xem. Bạn suy nghĩ xem có lô gic không.

LIỆU CHÚNG TA TẤT CÃ SẼ BỊ ROBOT THAY THẾ KHÔNG?

Expériences sur les robots effectuées par l’université de Lincoln. Construire des robots humanoïdes crédibles prendra du temps.

Gần đây khá nhiều báo cáo đã cãnh báo những tác dụng của việc sử dụng các người máy (robot) trong việc làm của người lao động. Người ta tự hỏi trong tương lai không xa, con người sẽ bị người máy thay thế, và ta chuẫn bị về nhà đuỗi gả cho vợ cho xong. Nhưng cũng có người bảo là robot sẽ thay thế con người, nhưng còn lâu việc thay thế mới gọi là toàn diện.
Công việc hành chính bàn giấy hằng ngày có lẽ sẽ bị nguy hại không thể chối cái, nhưng một phần lớn các công việc trong lĩnh vực giao thông chuyên chở, logistic sẽ được tự động hoá.
Tuy nhiên, lĩnh vực đòi hỏi liên tục chăm sóc sức khoẽ, những ngành nghề đòi hỏi sự thông minh xã hội và sáng tạo, ngành giáo dục và những chức năng kỹ thuật sẽ không bị ảnh hưởng, hay là rất ít. Nếu qua mỗi đợt cách mạng công nghệ, con người ta biết thích nghi, thì những rũi ro sẽ bị hạn chế, và những cơ hội lớn hơn. Về mặt kinh tế, người ta cần con người nhiều hơn. Vì nhiều lý do: (1) trước tiên, con người không thể sao chép được. (2) lý do thứ hai rất quan trọng là sự sáng tạo không thể lập trình được; (3) con người máy không biết trực giác (intuition) là gì. 
Do đó, mặc dù công nghệ được hình thành để thực hiện những chiến lược, nhưng tốt hơn là để cho con người quản lý việc kế hoạch hoá.
Một lý do khác: là robot không bao giờ uyển chuyển. Nhà sản xuất xe hơi Mercedes vừa rồi phãi tuyển lại nhân viên con người để... thay thế robot. Vấn đề vì sao? Là do thiếu tính uyển chuyển. Những tiến bộ trong công nghệ ngày càng gây ra hố cách biệt giữa người có chuyên môn và người không có chuyên mồn. Do đó vì sao cần thiết phải biết uyển chuyển và thay đổi theo nhịp độ tiến triển của công nghệ. Cho nên quan trọng là thường xuyên phải cho nhân viên đi học lại thông qua những seminar hoặc lớp ngắn ngày brainstorming. Chỉ như vậy người ta mới tìm ra những lợi ích của việc sử dụng robot.
Nhìn về VN, trước hiện tượng sử dụng robot,  người ta có ý kiến: (1) Theo đó, 70%  việc làm ở Việt Nam có thể gặp rủi ro bị thay thế bới người máy do tỷ lệ lao động chân tay giản đơn ở Việt Nam khác cao. (2) Đặc biệt, 86% việc làm trong ngành may, một ngành vẫn được coi là có lợi thế cạnh tranh cao do lao động lương thấp, có thể bị thay thế bằng người máy. Một hệ thống người máy cho toàn bộ dây chuyền của ngành may đã được giới thiệu từ năm 2013 có năng suất bằng 500% lao động của con người và sẽ được khấu hao trong vòng 18 tháng, hệ thống đó đang được các hãng đầu tư.
Đó cũng là lý do để nhiều nhà đầu tư rời bỏ những nước có lợi thế lao động giá rẻ quay trở lại Mỹ và những nước công nghiệp tiên tiến khác vì giá lao động của người máy rẻ hơn nhiều so với trước đây. 




 L




Sent from my iPad DQT

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

FB THÁNG 10/2016

(5) 10/10/2016  :  Chiều

PHÁT HÀNH SÁCH ERP-3

NXB YBOOKS.VN  đã gởi cho OGT email như sau:

Tập sách ERP - 3 đã phát hành rồi ạ. Ông xem chi tiết ở đường link sau:

http://www.ybook.vn/ebook/18332/erp-ung-dung-xay-dung-httt-quan-tri-doanh-nghiep-3-module-phat-hanh-hoa-don-ke-toan-cong-no-quy-thu-tien-mat

Phòng Kinh doanh cũng đã bổ sung tựa ebook này vào tài khoản đối soát doanh thu của ông rồi ạ.
Tựa sách này có sự thay đổi trong cách dàn trang, mong sẽ làm hài lòng bạn đọc hơn. Nếu có phản hồi gì, ông chuyển tiếp cho con hay nhen ông.
Con đang cho dàn lại những cuốn ebook đã phát hành trước đây để bạn đọc thuận tiện hơn khi đọc ebook.
Mong ông mạnh khỏe ạ.

******************
3) 13/10/2016 : Trưa...

Nè bà con, lâu lắm ông có viểt như vầy:

Tôi có một suy nghĩ thế này. Thượng đế, nếu bạn tin là có, khi làm ra một tạo vật (dân IT gọi là đối tượng - object) thì thường gán cho nó một đặc tính. Thí dụ, đối với một trái ớt thì chất cay là đặc tính của ớt. Ta thường bảo: "ớt nào là ớt chẵng cay, gái nào...". Theo tôi, số lượng chất cay là một hằng bất biến, nghĩa là ớt nhỏ hay lớn lớn đều mang một số lượng chất cay như nhau. Do đó, trái ớt hiễm (gọi là ớt xiêm hoặc ớt mọi) nhỏ, nếu bạn cắn một miếng nhỏ thì đã bị cay xé lưỡi. Còn nếu bạn cắn một miếng ớt sừng trâu (to bằng lóng tay) thì cũng cay nhưng không bằng ớt hiểm. Còn khi bạn cắn một trái ớt Đà lạt thì bạn không thấy cay chút nào. Như vậy theo lý thuyết của tôi,nếu bạn chia số lượng bất biến của chất cay cho trọng lượng trái ớt thì bạn thấy chất cay được phân bổ khác nhau tuỳ theo loại ớt. Bây giờ, bạn đem lý thuyết chất ngọt fđối với các trái ổi, ổi sẽ thời thơ ấu của bạn, với ổi thái to đùng như quả lựu đạn, thì bạn thấy thế nào.

Bây giờ, tôi nới rộng khái niệm kể trên đối với con người, một tạo vật của thượng đế. Tôi cho rằng TĐ cũng ban cho con người một hằng bất biến đó là khát vọng hạnh phúc. Người nào cũng như nhau, dân tộc nào cũng như nhau. Sau một thời gian tồn tại ổn định, thì xã hội của mỗi dân tộc sẽ tạo ra cho mình một mức độ hạnh phúc hợp với dân tộc mình. Chỉ khi bị thiên tai và chiến tranh, thì mức độ hạnh phúc sẽ bị sứt mẽ. Do đó, VN bị chiến tranh và cấm vận hoành hành suốt 50 năm (1995-1945) thì mức độ hạnh phúc của VN làm sao bằng mức độ hạnh phúc của nước Mỹ, sống bình yên từ sau thế chiến thứ 2 đến giờ. Ta không thể đổ tội cho chế độ ta đang sống.

Bây giờ, bạn tự suy nghĩ về cái khái niệm của tôi vừa đưa ra. Nó có đáng một xu suy nghỉ của bạn hay không.

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 7/11/2013

***************
(2) 14/10/2016:  Chiều

VUA THÁI QUA ĐỜI...

Chắc bà con đã biết vua Thái Lan, Bhumibol, vừa mới qua đời vào tuổi 88. Ông ta là ông vua trị vì lâu nhất thế giới 70 năm, lên ngôi lúc 18 tuổi. Ông ta được thần dân yêu mến, nhưng cũng không tránh khỏi việc dung túng đám quân phiệt luôn luôn tìm cách chiếm quyền. Năm 1976, ông vua bất lực để cho đám quân sự đàn ÀP cuộc nỗi loạn của sinh viên ở đại học Thamasat, Bangkok, đòi dân chủ: 46 sinh viên chết và vài trăm bị thương. Vua Bhumibol có một gia tài Hoàng gia lớn nhất thế giới, 42 tỹ đô, và các xí nghiệp của Hoàng gia Thái đóng góp 1/3 GDP của Thai Lan.

Thai Lan, sau TC2 đã khôn ngoan núp bóng Mỹ, nên mặc dù hợp tác với Nhật trong TC2, Thái Lan không bị trừng trị đền bồi thường như với tụi Nhật. Và phần lớn thời gian từ 1945 đến nay là giới quân phiệt cầm quyền nhưng vẫn được Mỹ ưu ái. Trong chiến tranh VN, Thái Lan nằm trong liên minh SEAMO với Mỹ theo đuôi Mỹ chống VC kiếm chác. Trong chiến tranh VN, Thái Lan là nơi xã hơi cho quân lính Mỹ, và buôn bán ma tuý với lính Mỹ.

****************
16/102016:

THÔNG TIN LUNG TUNG LANG TANG

TƯƠNG LAI GÌ CHO VIỆC LÀM VÀO NĂM 2050

Thị trường lao động sẽ ra sao trong 35 năm tới, năm 2050. Lẽ dĩ nhiên bạn đã biết là công nghệ đã thay đổi một cách dứt khoát cách làm việc của Bạn. Người ta dự đoán là việc tự động hoá, nghĩa là robot sẽ thay thế con người, sẽ làm biến mất 40% các chỗ làm. Hay là, công việc vẫn còn đó, mặc dù bản chất công việc sẽ đặc biệt rất khác. Tương lai của công việc sẽ là sự tồn tại của những công việc biết thích nghi với tình hình và công ăn việc làm sẽ đủ loại nhưng thay đổi liên tục. Người lao động cần phãi liên tục recycler để cập nhật những tiến bộ giờ chót của KHKT, vì công việc đòi hỏi ngày càng được tự động hoá. Khái niệm về một công việc suốt đời xem như là lỗi thời lùi vào quá khứ. Và trong một thế giới mới sẽ có người thua kẽ được. Người lao động giờ đây phải làm quen với cách làm việc bán thời gian và có chi làm nấy (thợ đụng, dụng chi làm nấy), vì giờ đây các nhà tuyển dụng lao động ho không còn suy nghì theo kiểu những nhân viên phải tuyển mà là những chuyên môn đáp ứng một lĩnh vực rõ ràng.
Trong tương lai, các công việc sẽ xoay quanh kỹ năng biết lấy quyết định phức tạp, bằng cách sữ dụng sự sáng tạo, tính leadership và một mức độ rất cao tính  làm chủ bản thân. Việc cần đến những chức năng chuyên biệt cấp cao gây ra vấn đề là một phần dân lao động sẽ bị cô lập vì họ không có khả năng thích nghi với thế giới mới cũng như không thể recycler một cách liên tục. Kết quả là    trong tương lai thất nghiệp sẽ rất cao.

Để tóm lược, trong 30 năm nữa: (1) việc tự động hoá các công việc đơn giản bởi robot sẽ làm biến mất 40% các công việc hiện thời; (2) 60% công nhân còn lại phải thường xuyên trau dồi kỹ năng KHKT bằng các cuộc seminar. (3) việc làm giờ đây không được bảo đảm đến cuối đời, mà là những hợp đồng nhỏ chuyên môn nào đó, xong dự án là tạm thời về nhà đuỗi gà cho vợ trong khi tìm một việc mới.

Bạn đọc cố gắng hình dung mình sẽ ra sao trong 30 năm nữa. Nói thế chứ năm tháng qua nhanh lắm đấy. Ông cha ta gọi là ngựa qua cữa sổ.

Duong Quang Thiện 16/10/2016

*****************

16/10/2016:  Trưa qua chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

KHỠI NGHIỆP HAY KHÔNG KHỞI NGHIỆP


OGT: cu DAG ơi, có đó không?

DAG: dạ thưa Ôn con đây.

OGT: tao tưởng mày đi cứu trợ miền Trung.

DAG: ôn nói cái chi mà kỳ cục thế. Cái đầu gối này nó dính liền với ôn, ôn không đi thì con làm chi được.

OGT: à xin lỗi, tao quên. Cu DAG có nghe lối này người ta, là NN và các bộ, phát động khởi nghiệp không ? Ông Đinh Lang Thang tuyên bố tp HCM trong 5 năm tới, nghĩa là trong nhiệm kỳ của Ông ta, phải có 500.000 xí nghiệp khởi nghiệp.

DAG: hihi! Ông ta làm như ông ta là chủ lò bánh mì nướng. Mỗi sáng cho ra vài ngàn ổ bánh khởi nghiệp thơm mùi TB, mùi nước hoa Comfort.

OGT: nghe nói bộ nào đó dành 500 tĩ hỗ trợ vốn ban đầu cho các công ty khởi nghiệp, làm ông lo giống nhự trường hợp Vinashine, Vinaline.

DAG: vì sao ông lo.

OGT: trong thực tế, các công ty khởi nghiệp phải là những công ty có những ý tưởng độc đáo, chưa bao giờ có. Người ta thường bão mở một tiệm phở, một quán cà phê trong một khu phố đầy tiệm phở quán cà phê là không phải khởi nghiệp. Thứ đến, khởi nghiệp bao giờ cũng đầy rũi ro, ngân hàng bình thường không bao giờ tài trợ cấp tín dụng. Chỉ những quỹ đầu tư rũi ro, mạo hiễm mới chịu đầu tư với phương châm: được ăn cả ngã về không.

DAG: ôn lo là khởi nghiệp đầy rũi ro, nếu NN thay các công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư cho khởi nghiệp, khi khởi nghiệp vỡ nợ thì tiền thuế của dân mất toi, ai chịu trách nhiệm đây.

OGT : đúng thế.

DAG: chà chà! Con có nghe ai nêu théc méc này đâu.

OGT: người ta biết đấy, nhưng giả bộ không biết, để có thể bảo cho xí nghiệp mà biết điều lại quả một chút, sau này có vở lở thì người ta có cớ bảo rằng khởi nghiệp là rũi ro. Huề cả làng.

DAG: ông thâm thiệt.

OGT: cu DAG còn nhớ cách đây 15 năm, Ông Trương Gia Binh, CEO củ FPT tuyên bố một lập trinh viên tạo ra một GDP 1.000 lần hơn GDP của một nông dân.

DAG: dạ nhớ, nghe mà lộn ruột.

OGT: chắc còn biết ông Bình FPT nhà ta trao một thượng phương bảo kiếm qua cái nôi khởi nghiệp là Silicon Valley đề làm ra sản phẩm IT bán cho Mỹ. Sau môt năm tiêu hết vài triệu đô không bạn được sản phẩm gì đành lặng lẽ xách thượng phương bảo kiếm về lại VN. Hết Mỹ, nghe nói qua Nhật. Lại khởi nghiệp thì phải.

DAG: nói như vậy, khởi nghiệp là cục xương khó gặm thiệt.

OGT: khởi nghiệp không phải là cục xương gì hết. Hồi thời tay Mark Zuckerberg khởi nghiệp ở một nơi không xa đại học Standford để lợi dụng tụi sinh viên campus rè tiền cũng như đám giáo sư có tiếng nhưng nghèo. Nghĩa là rẽ tiền, và những gì họ làm trước đây chưa ai làm. Rồi lần hồi những công ty khởi nghiệp khác bắc chước hình thành một cách tự nhiên với cái tên Silicon Valley. Chả ai qui hoạch.

DAG: và bây giờ, VN ta thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào.

OGT: đúng thế! Thấy người ta thành công, tưởng là nếu ta qui hoạch thành phần mềm Quang Trung, hay sắp tới Silicon Center ở Thủ Thiêm, thì ta cũng sẽ thành công như ở Mỹ. Đúng là mơ đứng ban ngày.

Duong Quang Thiện 16/10/2016
******************
22/10/2016:  Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG:

LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI...

​OGT: ​
Chắc 
​cu DAG ​
đã đọc cái tin: ông P
​hùng​
 X
​uân​
 Nhạ, BT 
​bộ ​
GDDT, và ông 
​TS ​
toán học N
​gô​
 B
​ảo​
 Châu  họp nhau bàn việc thu hút nhân tài
​ phải không?​. Mà đây là thu hút nhân tài đã thành tài ở ngoại quốc. 

​DAG: Dạ, con có đọc​
.
​ Chắc con cũng như Ôn, 
tự hỏi thu hút nhân tài để làm cái mẹ gì thế?  Mà theo bảng tường thuật là hai ông chỉ đá động đến nhân tài cho mãng giãng dạy và nghiên cứu cho các trường "học đại" mà thôi, chứ đâu phải cho xí nghiệp, ...

OGT: Cu DAG đúng là ngớ ngẫn. Thì thu hút nhân tài để cho người ta xài. Bộ GDDT xài.

DAG: thế mà con cứ tưởng là hai người này bàn chuyện thu hút nhân tài cho cả nước: cho các xí nghiệp tư doanh, cho các xí nghiệp FDI, cho các cơ quan NN, cho các tổ chức Đãng...
 
OGT: có thể nói theo như cu DAG nghĩ, thì nếu thu hút nhân tài cho Bộ GDĐT thì mấy ông đóng cứa bàn vói nhau, việc gì xách nhau lên VietNamNet mà bàn. Đúng là khó hiểu, mấy cha nội này.

DAG: thôi thì ông cháu ta tạm xem như hai ông này bàn giùm chuyện cho tất cả mọi người: 
cho cả nước: cho các xí nghiệp tư doanh, cho các xí nghiệp FDI, cho các cơ quan NN, cho tổ chức Đãng... 

OGT: nói như vậy cũng không được. Nhưng hai ông ấy lấy tư cách gì mà bàn chuyện của thiên hạ. Rồi ổng tính tiền tư vấn thế nào đây, nhất là cái ông Châu là người ăn lương của ĐH Mỹ. Bây giờ, ta tạm cho 2 ông này, không ai mời mà thày lay, tào lao bàn chuyện của thiên hạ
​: của phòng tổ chức nhân sự của các công ty, của bộ Nội Vụ, của phòng Tổ Chức Đãng, v.v..

DAG: thôi Ôn vào đề cho. Bạn đọc BFB đang sốt ruột muốn nghe ông bàn đây.

OGT: thì ta tiếp tục. Khi nói đến tuyển dụng, thì ở ngoại quốc khi nào cần tuyển, người ta chỉ cần đăng lên báo cho biết tuyển bao nhiêu vào chức vụ gì, lương bao nhiêu, bắng cấp gì... Người kiếm việc làm thì chỉ cần đọc báo hằng ngày để tìm ra nơi cần người. Khi xin việc ai cũng biết là bao giờ cũng thủ sẵn một hồ sơ goi là CV, tắt chữ curriculum vitae. Trong ấy nhà tuyển dụng tìm thấy những thông tìn của ứng viên về ngành nghề, tốt nghiệp đâu ra, đi làm gì chưa, giấy xác nhận của các công ty cũ, v.v..

DAG: như vậy ở xứ người ta không có công thức: nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế, phải không ông.

OGT: vì là tính cách rất dân chũ, công bằng và minh bạch của nước người ta, nên ở đó không có công thức chết tiệt kể trên. Do đó, mấy cái cậu du học sinh VN thành tài dựa vào cái công thức kể trên để mà từ chối về nước.

DAG: vậy bây giờ làm sao. Cái công thức này ăn sâu vào tiềm thức con người VN rồi, khó tẩy lắm. Khó khó lắm ông ơi?

OGT: người VN có cái hay: là chưa làm gì cả mà đã kêu ca là khó, rất khó, cho nên cách đây 20 năm khi TP HCM phát động phong trào cải cách hành chánh ở quận huyện bằng tin học, tới giờ này vẫn làm chưa xong, trừ ra ông khi làm cho huyện Bình Chánh chỉ trong một năm là xong. Khi ông Đinh Lang Thang vừa nhậm chức thì lại bảo TP HCM phải tin học hóa cải cách hành chính sau khi ông Lê Mạnh Hà, PCT cũ, đã thất bại, nhảy lên TW, ở đây ông Hà này lại kêu gào tin học hóa. Sau đó, OGT nghiệm ra rằng: một người BFB của ông, một ông giáo làng về hưu ở ngoài Bắc, dạy cho ông một câu: "Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn". Do đó, các bạn có thể kết luận, chuyện bạn xem ra là dễ, nhưng khi đi vào thực hiện với các cán bộ NN, thì rất là khó vì cái công thức vui tỉnh kề  trên... 

DAG: "
Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".
​ Hay, hay! Ôn có cái câu nhớ đời hay qua. Con sẽ thực hành ngay.

OGT: thôi thôi đừng có giỡn. Ở nước người ta, cần người thì đăng báo mà tuyển. Chứ chả ai bày trò bàn bạc, vô duyên trên báo chí truyền hình như các ông Nhạ Châu. Khi một tổ chức nào cần người thì người ta cho lên báo cho biết loại nhân viên nào, bằng cấp gì, lương bổng thỏa thuận bao nhiêu và những quyền lợi khác như BHYT, quỹ hưu bổng, số ngày nghỉ v.v... Trên FB của ôn, có một site tên là "IT Jobs" chuyên rao tuyển nhân viên tin học IT đủ loại. Ở Pháp, người ta ấn định một ngày nào đó để các công sở tuyển nhân viên. Hình như trong tháng 10 hằng năm thì phải. Yêu cầu người cũng như điều kiện xét tuyển đều công khai. Và người trúng tuyền sẽ biết mình sẽ đi làm ở đâu, chỉ số lương bao nhiêu, và người trực tiếp sếp mình là ai, công việc mình sẽ là gì. 

DAG: nếu làm như vậy thì có khó chi đâu. Đơn giản, dân chủ, công bằng. minh bạch và văn minh.

OGT: thì ông đã bảo VN hay ở chỗ: 
"
Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".

DAG: nếu thế thì con bó tay.

OGT: cái chi mà bó tay và không bó tay. Cái chi cũng có thể giãi quyết, không có chuyện bó tay. Để ông kề cho nghe một câu chuyện ông tuyển nhân viên thảo chương (bây giờ là lập trình viên) cho phòng điện toán IBM của bộ tổng tham mưu quân đội VNCH năm 1967. Hồi 1966, IBM ký được hợp đồng cho thuê máy IBM 360 tối tân nhất cho Quân đội VNCH để quản lý 1 triệu quân. Vấn đề là phải có một đội ngủ lập trinh viên và điều hành viên. Và phải tin học hoá xong trong 1 năm. Mà thời ấy, đại học ở Pháp cũng như ở VN đâu có biết chi về tin học mà đào tạo KS tin học, hoặc lập trình viên.

DAG: như vậy chuyện của ông đâu phãi là chuyện dễ để làm khó mà thật sự là chuyện khó. Ông có làm khó tụi quân đội vòi tiền không?

OGT: ngồi đó mà làm khó tụi quân đội. Thời ấy, IBM cho thuê máy trả tiền thuê hằng tháng. Từ khi đặt mua, cho tới khi nhận máy là 12 tháng. Trong thời gian này, phía IBM phải có phận sự đào tạo nhân viên, phân tich thiết kế hệ thống, viết rồi thữ chuong trình, máy về là tất cã các chương trình phải xong hết chạy liền. Không có lý do trễ nải. Nếu không xong thì tụi quân đội hoặc khách hàng trả máy lại, đòi bồi thường. Không cỏ chuyện thông cãm, lót tay cho qua đâu. 

DAG: căng thiệt phải không ôn. Ôn giải quyết thế nào. Chắc là ôn đau đầu lắm phải không? 

OGT: ở IBM họ quen đào tạo LTV, nên ôn phải học đào tạo LTV, mà bằng tiếng Việt. Trước khi đào tạo, IBM cho qua trắc nghiệm trong 2 tiếng. Thế là ông phải tự đào tạo LTV trong 3 tháng vào buỗi tối tại bộ tổng tham mưu quân đội VNCH.

DAG: thế ôn lấy người đâu mà trắc nghiệm rồi đào tạo.

OGT: rất đơn giản. Ôn lên quân trường Quang Trung, nơi đào tạo sĩ quan quân đội VNCH. Ông yêu cầu cho trắc nghiệm lớp sĩ quan sắp ra trường. Theo nguyên tắc, sĩ quan nào đậu khoá LTV thì sẽ khỏi đi tác chiến.

DAG: thế là ôn kẹt rồi. Nhiều người sẽ tìm ôn xin cho đậu.

OGT: đúng thế. Nhưng ông từ chối mọi tiếp xúc trước kỳ thi. Nhưng việc trớ trêu là ông không thể không gặp mạ ông và thằng em trai đang học trên Quang Trung.

DAG: thế là ôn kẹt với má ông rồi. Chắc là má ông xin điểm cho ông em, để được theo học, khỏi đi tác chiến.

OGT: sao cu DAG đoán giỏi thế. Mạ ôn bảo: nghe nó ngày mai mày chấm thi gì đó trên Quang Trung. Mày cho em mày đậu, cho nó khỏi đi tác chiến.

DAG: ôn trả lời sao?

OGT: thì trả lời sao nữa. Ôn bảo: nếu nó giỏi thì nó theo học IBM, nếu nó dốt thì đi tác chiến. Mạ ông mắng ôn: tổ cha mầy, mất công cho mầy đi tây, rồi bây giờ chi cũng nguyên tắc. Thế là giận lên, thằng em mới nói với bà má: dạ anh Thiện nói đúng đó mạ. Con dở thì con đi tác chiến, có chi đâu mà lo.

DAG: sau đó thì sao. 

OGT: thì bà má giận vài ngày rồi thôi. Cỏn ở Quang Trung, ông cho thi 500 người trong một lượt, ăn trưa tại chỗ, chờ ông chấm thi xong, lên danh sách rồi tuyên bố kết quả. Ông chỉ lấy 30 người. Ông làm 2 bảng. Ông giữ một bảng. Bãng kia ông đưa cho viên chĩ huy trưởng, và dặn ông ta trước mọi người: tôi tự thân đứng lớp theo danh sách này. Nếu ông mà tráo chỉ một người thì tôi cũng sẽ từ chối dạy và tin học hoá trung tâm.

DAG: ôn ghê thiệt. 

OGT: có chi mà ghê. Sau đó, mọi việc chạy suông sẽ. Việc tin học hoá trung tâm thành công, và cuối cùng quân đội tặng một huân chương. Cái vui là: khi quân đội CM tiếp thu trung tâm điện toán thì hồ sơ trung tâm đầy hình ảnh ông làm việc với đám LTV vả việc Ôn nhận huân chương. Cái kỳ cục nhất là quân đội CM họ tiếp thu một hệ thống điện toán tối tân nhất thế giới, mà họ không tìm cách sữ dụng, họ để cho tàn tạ. Không chịu đào tạo LTV để sử dụng máy. Chả hiểu họ muốn gì.

DAG: như vậy, qua câu chuyện của ôn, thì đào tạo cho đúng đắn công tâm thì trước sau gì cũng có kết quả, cần gì mà vọng ngoại.

OGT: đúng thế. Cứ xem tụi LX. Sau thế chiến 2, tụi Mỹ in trí là LX không theo kịp KHKT của Mỹ. Nhưng chỉ một năm sau vụ Mỹ thả bom Nagasaki, thì LX cũng có bom nguyên tữ trước sự ngở ngàng của Mỹ. Hồi thời chiến tranh lạnh, các toà đại sứ LX được lệnh là mua tất cả các tài liệu KHKT và kinh tế và chuyền về LX theo va li ngoại giao. Như vậy, các nhà nghiên cứu ở các viện đại học LX đều theo kịp các tiến bộ của Mỹ và châu Âu. 

DAG: nhưng sao LX thua Âu Mỹ về mặt kinh tế. 

OGT : đúng là họ thua về mặt kinh tế, nhưng đỏ là một lựa chọn lô gic của họ, mà bà má ông gọi là liệu cơm mà gắp mắm. Sau thế chiến 2, ai cũng biết Mỹ giàu đâu có tỗn thất chiến tranh, còn LX với tổn thất 27 triệu người, phải hàn gắn vết thương, và phải lo việc xây dựng nhà cữa, giao thông, y tế, giáo dục, tất cả miễn phí, thì lấy tiền đâu đầu tư những xa xỉ xã hội. Rồi Mỹ cấm vận suốt nhiều thập niên. VN đã nếm mùi cấm vận 20 năm của Mỹ thì cũng đã ngấm đòn biết thế nào rồi.

DAG: Ôn kết luận thế nào về việc thu hút nhân tài.

OGT: Làm sao biết người mình tuyển vào là nhân tài. Nói hơi to tác. Này, chắc là nghe nói ngành Marketing mà ta gọi là Tiếp thị. Cu DAG biết người ta làm gí ở Marketing không?

DAG: dạ không. Môn này liên quan đến kinh tế, đến xí nghiệp thì có dính dáng vì với giáo dục. Nên con chả tìm hiểu.

OGT: thế cu DAG có biết nguyên lý IPO (Input-Process-Output) bên tin học không? 

DAG: dạ cũng không. Môn tin học là tin học, dính dáng gì với giáo dục ta đang bàn.

OGT: Hay ta, cu DAG té ra cũng dốt giống lãnh đạo của ta.

DAG: dạ đúng là con dốt, còn lãnh đạo nhà ta sao ông lại gọi họ dốt.

OGT: bây giờ ông giãi thích: có biết nguyên lý IPO bên tin học không? theo nguyên lý này là nếu ta muốn ắn bánh xèo (bánh khoái), coi như là output, thì trước tiên ta phải biết nguyên liệu nào cần đến ở đầu vào, nghĩa là Input. Và khi có nguyên liệu thì ta phải biết bí quyết cho biết trình tự đổ bánh.Ta gọi bí quyết là Process. Như vậy anh lập trình viên tin học, khi muốn viết một chương trình thì phải biết qua các thành phần I, O, P hoạt động thế nào để cho ra O. Còn bên marketing thì người ta muốn sản xuất mặt hàng gì (O) thì bộ phận marketing phải nghiên cứu ở phòng thí nghiệm hoặc thực địa những thành phần I gì và P ra sao. I và P tùy thuộc vào O. Bây giờ cu DAG biết marketing, và IPO là gì chưa?

DAG: con ngu, nhưng không đến nỗi ngu quá sức mà không hiểu. 

OGT: như vậy lãnh đạo giáo dục giỏi hơn cu DAG  thì chắc là hiểu marketing và IPO là gì. Điểm quan trọng tiếp theo: là bộ GDĐT đừng có mặc cảm khi phải xem mình là một xí nghiệp theo nguyên lý IPO và tiếp thị. 

DAG: nghĩa là thế nào Ôn?

OGT: nghĩa là bộ GDĐT phải là một xí nghiệp làm ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà giáo dục không thích được xem lả những nhà sản xuất kinh doanh, nhưng thực chất, học sinh sinh viên khi vào học thì bộ nảo họ là nguyên liệu đầu vào, các sách và giáo trình cũng là nguyên liệu đầu vào, phần I. Khi họ thi xong thì coi như là sản phẩm hoàn tất, phần O. Cuối cùng giáo viên là thành phần P, họ nhào nặn đầu óc học sinh sinh viên theo một qui trình nào đó. P.
​ Nói cách khác, bộ Giáo Dục là công trường khổng lồ mà sản phẩm đầu ra là các "nhân tài" ta đang tìm kiềm.

DAG: hà hà bộ QGGD là tác nhân đào tạo "nhân tài" mà bây giờ họ lại đi "đãi cát tìm nhân tài". Thiệt là khó hiểu. ​

OGT: có chi mà khó hiểu. Theo nguyên tắc marketing, thì xí nghiệp phãi biết đầu ra O là  gì, nghĩa là biết nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của từng lớp nhà tiêu thụ, theo thời gian, theo thời vụ. Như vậy, nếu các đại học biết làm marketing (họ có dạy, nhưng họ lại không biết ứng dụng cho họ) theo nhu cầu của từng ngành nghề trong toàn xã hội theo thời gian, và họ đào tạo "nhân tài" khớp với nhu cầu, thì lúc ấy làm chi có thất nghiệp.

DAG: bộ GDĐT đời nào chịu coi mình là một xí nghiệp, tầm thường hoá quá vai trò của Bộ GDĐT. Từ trước đến giờ tự cho mình một nhiệm vụ rất cao cả, rất thiêng liêng, chứ không hèn mọn của một tay buôn bán.

OGT: đúng thế. Bộ không bao giờ muốn đứng ngang hàng với con buôn, sợ trước sau gì cũng dính tới tiền. Nhưng theo hiện tình, thì giáo giới dính tới tiền nặng quá rồi. Hồi xưa, miền Nam giáo giới rất hãnh diện là sống thanh bạch, là nghề nghèo nhưng ai cũng quí trọng. Còn bây giờ... thì ông cho đại học là một tên lừa đảo đại gia...

DAG: ôn nói...nói cái... chi thế? Lừa đảo đại gia... đại học? Ôn nói chi mà nặng thế.

OGT: cái chi mà nặng. Này, nghe cho rõ... nếu con là tay sản xuất ra hàng hoá đem ra bán thì con phải làm gì nào: (1) mua nguyên liệu; (2) có nhà xưởng; (3) phải thuê công nhân; (4) có công thức sản xuất; (5) có kho bãi, xe vận chuyễn; v.v.. như vậy, con phải có tiền trước bỏ ra mới có sản phẫm. Rồi phải có bộ phận phân phối hàng. Nói tóm lại, từ lúc sản xuất đến khi bán hàng con phải ứng tiền trước rồi mới bán hàng thu tiền lại. 

DAG: lẽ dĩ nhiên,bao giờ cũng ứng tiền trước thu tiền sau, với điều kiện hàng tốt bán chạy. Nếu hàng xấu, thì lỗ chổng vó. 

OGT: bây giờ, ta xem Bộ GDĐT thì sao: (1) sinh viên được cho vào học, trã tiền vào lúc nhập học, được xem như là sản phẩm chưa hoàn mà đã trã tiền "sản xuất" (đào tạo) rồi. Trái với nguyên tắc buôn bán : tiền trao cháo múc. Ở đây tiền trao mà cháo chưa nấu xong. (2) tiếp đến đào tạo, không biết các kiến thức đào tạo có phù hợp với nguyện vọng của người sữ dụng là xí nghiệp và các cơ quan. Nghĩa là chất lượng rất mơ hồ khó kiễm chứng; (3) đến khi ra trường, người thành tài không đáp ứng kiến thức cần thiết của xí nghiệp, nên xí nghiệp từ chối tuyển dụng, và là thất nghiệp. Nghe nói có đến 300.000 người ra trường hiện thất nghiệp, thế mà hai ông Nhạ Châu bàn chuyện chọn hiền tài từ nước ngoài về, chứng tỏ họ không sàn sẫy ra được người hiền từ đám thất nghiệp trong nước.

Để kết luận, đại học lấy tiền trước khi đào tạo, bây giờ họ cho ra một loại sản phẩm thiếu phẩm chất, không tiêu thụ được. Như vậy, không lừa đảo thì là chi vậy?

DAG: phân tích như ông, thì là đúng như vậy. Nhưng gán cho đại học là lừa đảo thì con thấy hơi nặng. Nhưng bây giờ, ông có giải pháp gì cho giáo dục hay không?

OGT: muốn tìm ra một giãi pháp thì cũng có, nhưng người ta có chịu nghe theo không?

DAG: chắc là không nghe đâu. 

OGT: thôi thì hẹn ngày khác nhé.

DAG: dạ, con chào ông. Hẹn ngày ông cho một giãi Pháp.

DUONG QUANG THIỆN  22/10/2016

*********************
23/10/2016:  Trưa qua chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

CHUYÊN GIÁO DỤC... CHUYỆN NHÂN TÀI...

OGT: cu DAG (Cái đầu gối) ơi. Ra nói chuyện với ông một chút đi

DAG: dạ con đây. Cái chi mà Ôn kêu như giặc vậy!

OGT: giặc chưa thấy tới, mà nữa đêm ông Lạc bên Mỹ gọi về bảo ông ra ngân hàng rút tiền về hết đi, tụi Tàu khựa sắp đánh VN. Nghe như thiệt.

DAG: cái ông em của Ôn cũng tức cười thiệt. Ổng tưởng là bên Mỹ ổng có tin tức chính xác hơn ôn ở đây.

OGT: hôm nay Ôn muốn nhắm lai rai với cu DAG về chuyện các nhân tài VN đang du học, thành tài rồi "một đi là không trở về".',

DAG: cái chuyện này ông lai rai không biết bao nhiêu lần rồi, mà ôn chưa chán hả?

OGT: sao mà chán được. Ôn chưa bao vây con bệnh "du học thành tài không về nước", nói theo giọng điệu các bác sĩ với toa thuốc dài dằng dặc tên thuốc.

DAG: như vậy hôm nay, ôn định kê một tên thuốc phải không?

OGT:  (1) thứ nhất: mấy cái thằng tự xưng là "nhân tài" (hay ai đó gán cho là nhân tài) nói rằng về lại VN chúng không dược đối đãi tử tế về mặt lương bổng, nhà cữa xe cộ đi lai. Chúng bảo rằng ở VN chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế, chúng không được đào tạo chấp nhận tình hình như thế.

DAG: thì chúng nó nói đúng mà: ở VN thì chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế. Con vua thì được làm vua, con thầy chùa đi quét lá đa.

OGT: thì Ôn có nói không có đâu. Vậy ôn hỏi: tụi nó biết là "ở VN chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế." vậy sao chúng vẫn làm đơn xin đi du học, rồi khi chúng nó thành tài chúng không chịu về vì lý do "ở VN chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế." Chúng nó tự mình là không lô gic chút nào, thế thôi. Chúng nó xem ra thực sự là loại ngụy biện. Một lớp tự cho là trí thức, nhưng thật sự ngụy biện. Chúng từ chối về VN vì ở ngoại quốc, phần lớn ở Mỹ, chúng được trọng dụng, sống trong một nền dân chủ, vân vân và vân vân. 

DAG: Ai cũng bảo ở Mỹ, thật sự có một nền dân chủ, nên người Mỹ đi khắp năm châu bốn bể phổ biến nên dân chủ made in USA, không kể bắng phương tiện truyền thông mà phần lớn bằng bom đạn.

OGT: hà hà! DAG cũng hùng biện dữ quá ta. Ai cũng  tưởng  Mỹ rất  dân chủ, nhưng đúng ra là "tài chủ", tài là tiền, nghĩa là tiền làm chủ. Bên Mỹ ai có tiền cũng là number One. Bạn thử xem trong quốc hội Mỹ, các nghị sĩ Mỹ, các thượng nghị sĩ Mỹ đều xuất thân từ con nhà giàu, ra trường từ những trường con nhà giàu như Yale, Harvard, ... Do đó, COCC, CCCC thường bị mĩa mai ở VN, thì ở Mỹ đã được áp dụng từ hơn 100 năm nay. Do đó, khi nhìn kỹ thì xã hội Mỹ thiên về tiền rất mạnh và nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế cũng được áp dụng một cách triệt để.

DAG: té ra rứa. Như vậy, đừng mắc công chờ đợi chất xám trở về quê nhà. Coi như là : một đi là không trở về. Buồn !

OGT: (2) bây giờ, ôn qua điểm 2. Điểm này, ít ai để ý đến. Bây giờ, OGT nói ra cho rõ để khỏi mộng tưởng. 

DAG: nó thế nào ông? Chắc là hấp dẫn phải không ôn.

OGT: bây giờ nếu cu DAG vẽ một đường tuyến tính, từ trái qua phải, từ dưới lên trên. Điểm xuất phát từ trái ở dưới đại diện cho mức độ phát triển của thời kỳ trước CM Pháp 1789. Còn điểm từ phải phía trên là đại diện cho mức độ phát triển hiện thời 2016. Con đường nối liền 2 điểm cho thấy sự phát triền khoa học kỹ thuật của thế giới. 

DAG: à, con hiểu ra rồi: Việt Nam ta ở điểm nào đó phía tay trái-dưới, còn Mỹ quốc ở điểm nào phía tay phải-trên, xa nhau khá nhiều. Phía trái-duới ta học làm đinh vít, phía trên-phải Mỹ biết làm phi thuyền không gian.

OGT: không ngờ cu DAG cũng giỏi đó: du học sinh ta, học xong lớp 12, đang ở điểm trái-dưới chưa học làm xong đinh vít, mà đi du học Mỹ đang ở điểm phải-trên nên, nếu là nhân tài, thì có khả năng làm ra phi thuyền, máy bay, tàu lặng.

DAG: như vậy, học thành tài, xuất sắc, kỹ sư Việt Nam có thể tham gia làm phi thuyền, nhưng khi Samsung ở Bắc Ninh yêu cầu cung cấp bù lon đinh vít thỉ KS VN du học Mỹ tịt.

OGT: đúng thế cu DAG. Ôn không bỏ công huấn luyện mày. 

DAG: ôn quá khen. Con còn dốt đặc, chờ ông dùi mài dài dài.
 
OGT: nói tóm lại, cu DAG nhớ cho là du học sinh VN thành tài mà không về nước thì cũng chã nên tiếc nuối làm chi, vì cái học của chúng chã xài chi được ở VN. Nên cũng chã coi là chãy máu chất xám làm chi.

DAG: dạ ôn nói chí phải, chí phải.

OGT: cu DAG thấy không, mang danh là trí thức tương lai, nhân tài viễn ảnh mà không biết điều sơ đẵng: là học cái chi mà trong 4-5 năm tới, khi ta truờng, xã hội ta cần đến, thay vì học cái cao siêu mà chưa biết bao giờ ta sẽ ứng dụng. 

DAG: dạ, ông nói đúng: sờ sờ trước mắt mà không thấy, đúng là... (Gọi là gì Ôn?).

OGT: người ta gọi là mù. Hồi thời ông Ngô Đình Diệm, năm 1955, ôn xin đi du học tự túc ở Pháp. Hồ sơ ông xin đi học Nông Nghiệp ở Toulouse. Hồ sơ ôn bị loại, vì bộ QGGD thời ông Diệm, bảo rằng học cái gì VN không có, chứ trong nuớc đã có trường Nông Lâm Súc rồi. Thế là ông nộp hồ sơ xin đi học Điện tữ ở Bordeaux. Thế là êm. 

DAG: như vậy thời Ông Diệm, người ta ở Bộ QGGD khôn hơn bộ GDDT thời nay.

OGT: đúng thế. Vì thời đó làm chi có ngoại tệ phong phú cho phép đi du học dễ dàng. Hồi thời ông, Pháp dành cho VNCH một số tiền franc viện trợ cho du học rất hạn chế. 

DAG: con nghe nói hồi thời VNCH, CP ký với Pháp, Mỹ, và Úc thoã hiệp là du học sinh thành tài thì CP đối tác không được cho du học sinh thành tài ở lại. Phải không Ôn.

OGT: đúng thế. Nhưng qua thời kỳ Thiệu Kỳ, người ta bỏ lơ hiệp định này với Pháp. Nhưng ở Mỹ thì không. Sinh viên thành tài ở Mỹ, vừa dự lễ phát văn bằng xong, thì cãnh sát Mỹ hộ tống sinh viên VN thành tài lên máy bay về nước. Úc và New Zealand cũng thế. 

DAG: ôn còn chuyện chi nói thêm không. Con nghe mấy BFB nói là ông luôn luôn có nhiều điểm để nói mà báo chí ít khi đề cập đến.

OGT: (3) ôn thì ưu tư đủ thứ chuyện. Ôn còn một điểm chót phải thềm trong bài này

DAG: điểm gì thế ôn?

OGT: đó là việc trọng dụng các vị tự xưng là "nhân tài".  Nhân tài là output của giáo dục, nhưng lại là input của lực lượng lao động cho các xí nghiệp hoặc cơ quan công quyền. Nếu output bên này mà không khớp với xu hướng input của bên kia, thì ta gọi là thất nghiệp. Người ta nói hiện có 200.000 sinh viên VN ra trường đang thất nghiệp. Trong khi ấy du học sinh Việt Nam thành tài ở ngoại quốc cũng vào khoảng 100.000. 

DAG: nếu số 100.000 về nước thì số thất nghiệp sẽ lên 300.000 người. Kinh, thật là kinh.

OGT: đây là kết quả của hoạt động NN không có kế hoạch, không có qui hoạch.  Hồi xưa khi ở chế độ CS người ta coi trọng tổ chức có qui hoạch, có kế hoạch, mà người ta gọi là đào tạo "theo địa chỉ", nghĩa là từng năm người ta biết ra bao nhiêu người theo loại nào, và biết sẽ phân công về đâu theo địa chỉ. Bây giờ, ta bỏ CS theo XHCN, theo kinh tế thị trường (KTTT) bảo rằng KTTT sẽ tự dộng điều tiết. Nhưng người ta không biết KTTT giống như đất và trời. Trời mưa vừa phải thì đất có thể thấm lần, nhưng nếu mưa nhiều quá thì đất sẽ ũng nước không tiêu hết sinh ra ngập lụt. 

DAG: nói nôm na: trâu đi tìm cọc, cọc đi tìm trâu, chã hề gặp nhau.

OGT: như vậy, khi nghe báo chí la ó nào là NN không trọng dụng nhân tài, nào là để chảy máu chất xám, xem NN VN như là tội đồ trong việc này. Thật ra, trong việc du học sinh ra nước ngoài học, NN là người bị động, vì NN đâu có biết chúng nó học ngành gì, bao lâu chúng về, chúng về chúng định làm ở đâu, lương bổng nếu tuyển sẽ là bao nhiêu. Bạn thấy là những câu hỏi trên NN mù tịt.

DAG: đúng là NN mù tịt. Mà đã mù tịt thì tịt trả lời luôn.

OGT: vì không trả lời được, nên có cảm tưởng là NN bị mặc cãm.

DAG: bị mặc cãm thế nào ông?

OGT: bị chĩ trích nhiều quá: NN mới nghĩ ra một cách trọng dụng nhân tài rất thô thiễn: NN làm một cái bẫy chuột nhân tài, bằng cách cho vào bẫy a một cái villa, bẫy b một cái ghế giám đốc gì đó không hợp chuyên môn của chuột nhân tài, bẫy c một cộc tiền lương khủng làm buồn lòng mấy con chuột nội. 
​\
 
DAG: nói tóm lại NN VN xem chuột nhân tài hãi ngoại là những tay tham vật chất, tiền tài, danh vọng, hơn là lý tưởng cống hiến tuổi trễ tài cao cho đất nước.

OGT: gần gần như thế. Đã có lần, OGT đã bảo ở Mỹ không có khái niệm nhân tài như bên ta. Họ có từ elit (tinh hoa) dành cho loại người này. Mỹ họ dựa trên bảng CV, hoặc aptitude test để tuyển người. Sau một thời gian làm việc họ đánh giá nhân viên này có đem lại lợi ích cho công ty hay không (theo từ ngữ tài chính, là chỉ số ROI (tắt chữ return on investment: hoàn vốn đầu tư) tốt hay xấu. Tốt thì tiếp tục, xấu thì xin kiếu. Thay vì cho nhà, cho xe, thì các công ty Mỹ cho những bonus, nghĩa lả một số phiếu cỗ phần ưu đãi của công ty xem như thể hiện tính cách trọng dụng người tài của người Mỹ. Nói tóm lại, sau một thời gian làm việc, công ty xem nhân viên có xài được hay không, công ty có khã năng vắt ra tiền nhân viên hay không (tư bản lả bóc lột mà, tự nguyện và êm ái), từ đó quyết định tiếp tục tuyển hoặc cho nghĩ việc.

DAG: té ra rứa...

OGT: chi cũng "té ra rứa", không có chữ nào khác hơn không

DAG: dạ, con sẽ nghĩ tới

OGT: cuối cùng, du học sinh hãi ngoại hay so sánh mức lương giữa Mỹ và Việt Nam. Ai cũng cho lương VN là bèo. Bên Mỹ dân IT lãnh trung bình 120.000$/năm. Nếu lãnh 70.000$ là coi như sống thoãi mái. OGT có cái thang (Scale) chuyễn đổi sức mua ở Mỹ so với sức mua ở VN. Thang là 1:8. Nếu ở ta là 1 thì ở Mỹ  là 8. Nếu 70.000 ở Mỹ là thoãi mái, thì ở VN là 70.000/8: 8.800$/năm, tính ra mỗi tháng 750$/tháng, nghia là gần 17 triệu VND/tháng. Do đó, nếu ở VN, một anh IT được trã 17 triệu/tháng thì không phãi 
là bèo nữa. Nếu trả được 30 triệu là coi như là super rồi. 

DAG: như con thấy trên FB: IT Jobs, thì người ta trả từ 750-1.200 $ là ngon rồi, còn than bèo gì nữa.

OGT: dân VN thì chi cũng than mà: nghèo cũng than, mả giàu vừa vừa cũng than, mà đại gia cũng than tuốt.

DAG: còn Ôn, con không thấy ôn than gì cả

OGT: làm sao mày biết. Tao than với Bà thì làm sao mày biết. Thôi chào, Ôn đi ngũ, 12 giờ khuya rồi. 

DAG: chúc Ông ngủ ngon, rồi than với bà trong giấc ngủ.

Duong Quang Thiện 22/10/2016

*
​*********
25/10/2016: Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG:

LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI... (Phần II)


OGT: Như ôn đã nói là Bộ GDĐT nên bỏ tự ái đi, nên xem mình như là một xí nghiệp chuyên sản xuất : nhân tài chưa thử lữa, cũng như chờ thữ lữa. Bộ nên coi sản phẩm mình làm ra (đào tạo ra) phải giúp xã hội giải quyết những vấn đề đang xãy ra, tùy theo ngành nghề chuyên môn mình đã lấy trách nhiệm đào tạo ra.  

DAG: và nếu Bộ đã sẵn sáng xem mình là nhà sản xuất phân phối hàng hóa, thì Ôn sẽ đề nghị Bộ làm gì, cái cách thế nào để thoát khỏi tình trạng bi đát hiện nay. Đa số các bài báo chĩ trích Bộ, xem ra thì đúng nhưng chưa ai đưa ra một hoặc nhiều giãi pháp thay đổi tình hình hiện nay.

OGT: Bây giờ đặt giả thuyết Bộ đồng ý là nhà sản xuất và phân phối hàng hóa trí thức trẽ, thì ông sẽ toàn tâm đưa ra các giải pháp sẽ bàn trong bài viết này, theo từng step một mà ông sẽ đánh số thứ tự.

DAG: dạ, con hóng dép nghe ông biện luận.

OGT: biện luận cái chi mà biện luận. Độc luận thì có. (1) trước tiên, các giãi pháp ông đưa ra bắt buộc phải được tin học hỗ trợ 100%, nếu không thì sẽ không thành công. Không phải Ôn bị bệnh nghề nghiệp nên ông yêu cầu phải sự dụng tin học triệt để. Không phải không ai không biết là VN đã, đang tin học hóa từ 20 năm nay từ 1996 trở đi, nhưng phần lớn người ta làm theo phong trào, nên hiệu năng là con số zero. 20 năm dùng tin học để cải cách hành chính, mà vừa rồi ông Đinh Lang Thang kêu gọi TP HCM cải cách hành chính bằng tin học. Do đó, điểm 1 là phải ở trong tư thế dùng tin học trong mọi hoạt động về sau của bộ và các trường, từ tiểu học đến đại học.

DAG: Một là phải tin học hóa, tất tần tật. Như vậy sẽ tốn tiền lắm... ông có biết không...

OGT: không có đâu: nếu tin học hóa thì lúc ấy các công việc gián tiếp như làm kế toán, ghi sổ sách liên quan đến điểm học sinh v.v.. sẽ bị loại bỏ, giảm thiểu nhân viên gián tiếp tiết kiệm ngân sách, tăng lương cho giáo viên đứng lớp và  giảm công việc hành chính của giáo viên.

DAG: nghe ôn nói, ghê quá, sẽ có cuộc nổi loạn trong giáo giới...

OGT: (2) qua điểm 2: như những bài trước, Ôn đã bảo Bộ phải áp dụng môn Tiếp thị (marketing) của khoa kinh tế, và nguyên lý IPO của bên tin học.

DAG: dạ trong bài trước, ông đã nói rồi. Marketing và IPO. IPO và Marketing.

OGT: ông đã nói rồi, người ta làm lãnh đạo, đôi khi giống như nước đổ đầu vịt, người ta nghe thoáng qua, rồi người ta đi chém gió, nhưng đem thực hành người ta không biết làm sao. Do đó, trong điểm 2 này ta phải đề nghị ứng dụng marketing và IPO. (2.1) trước tiên ta áp dụng marketing.

DAG: bắng cách nào Ôn.

OGT: chưa chi đã sốt ruột. Trong môn marketing, người ta đi tìm phần O (output) của nguyên lý IPO của tin học. Hiểu không: nếu chưa thì ông nói rõ cho nghe. Theo marketing, thì phần O mà Bộ phải xác định là nhu cầu nhân lực trong 5 năm tới của các xí nghiệp, của các tổ chức hành chánh, chính trị, kinh tế, v.v.. nghĩa là phải biết chính xác xã hội ta cần bao nhiêu người để vận hành phân theo địa lý, theo từng đơn vị sử dụng nhân lực, theo ngành nghề, và theo năm. 

DAG: chỉ mới chút thông tin O mà không biết bao nhiêu thông tin phải thu thập, trong cả nước thì Bộ sẽ thốt lên ngay: quá nhiều thông tin làm sao mà thu thập được, thời gian và chi phí sẽ kinh khủng.

OGT: thì đúng là kinh khủng. Nhưng trong thời đại kỹ thuật số, @ còng, thì chả có chi mà làm không được. Đây này nhé: trong mỗi xí nghiệp, cơ quan, ta gọi là đối tượng (object) của một thực thể (entity)  thì bắt buộc phải có một CSDL, (a) gồm trữ tất cả các thông tin nghiệp vụ, lý lịch của thực thể và theo luật định, và (b) phải làm kế hoạch ngân sách. Nếu trong mỗi  đơn vị sử dụng nguồn nhân lực, có đầy đủ thông tin liên quan đến nhân lực, và nằm trên một file nào đó của CSDL của đơn vị, thì qua mạng ta sẽ trích về ghi  ở một CSDL của Bộ, thì coi như là xong việc: Bộ có trong tay phần O của tất cả các đơn vị sữ dụng nguồn nhân lực trong toàn quốc, chẵng mất công thống kê, vì mạng làm mọi việc. Bây giờ Ôn hỏi DAG: có hiểu hết vấn đề của 2,1 chưa? Có chi sai không? Có chi thiếu sót không?

DAG: Hiện không biết sao trả lời. Chắc phải để Bộ suy ngẫm; họ sẽ đưa ra những phản biện về điểm 2.1 này.

OGT: Nhờ marketing, Bộ biết được một cách chính xác theo thời gian trong 5 năm,số nhân lực phải đào tạo khớp với nhu cầu của xí nghiệp và tổ chức, theo ngành nghề, theo địa lý vùng miền... Như vậy, ta không có lý do gì mà than như trong bài của một cô Lý ở DHQG TP HCM: "Thế nhưng hiện tại chúng ta lại đang chứng kiến hàng ngàn cử nhân thất nghiệp" - bà Ly nói. "Trong lúc đó, các DN lại phải phàn nàn họ không có đủ người làm việc cho họ". Bây giờ, ông qua bước 2.2 áp dụng nguyên lý của tin học:IPO.

DAG: bước 2.1 áp dụng marketing để có O, nguồn nhân lực phải đào tạo. Bây giờ là bước 2.2 áp dụng nguyên lý tin học IPO. Làm thế nào hả ông. Ngó vẻ hấp dẫn phải không Ôn

OGT: sao, khoái cái chi cũng hấp dẫn mới theo hả? Bây giớ từ O ta lội qua P để cho những thông tin I. Ta có khối thông tin liên quan đến nguồn nhân lực O, thì bước tiếp theo ta sắp xếp O theo mã số ngành nghề: để biết (a) trong mỗi mả ngành nghề ta cần đào tạo bao nhiêu, theo địa chỉ nào và trong khoảng thời gian bao lâu; (b) và giáo trình phải soạn thảo cho mỗi ngành nghề. Như vậy trong bước 2.2 theo nguyên lý IPO của tin học, ta xác định những giao trình ngành nghề phải soạn, rồi từ đó ta phãi tính ra ta cần phải có bao nhiêu giãng viên theo ngành nghề, và dựa trên số giãng viên hiện có, cần phải tuyển dụng bao nhiêu  giảng viên mới . 

DAG: như vậy tới đây, thông qua marketing, và IPO Ôn đã chĩ cho Bộ GDĐT xác định (1) bao nhiêu người phãi đào tạo, (2) những ngành nghề nào phải có giáo trình, và (3) số giãng viên cần tuyển dụng theo đúng ngành nghề. Còn gì nữa hả ôn?

OGT: thế là đủ rồi. Nội cái chuyện phân tích sâu 3 điều vừa kể trên, Bộ cũng đã mất khá nhiều công sức. Cái ông sợ nhất là Bộ không ý thức 3 điểm quan trọng vừa kể trên, mà sẽ la bài hãi là: khó quá, khó quá, không đủ tiền làm cải cách đâu, v..v.. Giống như ông Luận đòi 37.000 tỹ đồng để cải cách nội cái giáo trình. Chắc Bộ sẽ đòi 1 triệu tỷ mới làm xong, trong khi ông tính thì chỉ cần 100 tỷ là đủ.

DAG: ôn có chủ quan không?

OGT: chủ quan hay không,  thì khi nào bộ bằng lòng thực kiện kế hoạch của Ôn, thì ông chỉ cho cách lên kế hoạch thực hiện và chi tiêu thế nào. Ông chắc như đinh đóng cột, là nếu Bộ đồng ý thì lập tức bộ nghĩ ngay việc mua máy, thuê người viết chương trình, thuê người nhập liệu vân vân và vân vân... Như vậy, lại quả nhiều hơn...

DAG: ôn rành quá ta...

OGT: thôi ông chấm dứt ở đây, hẹn một bài khác cũng trong đề tài này, khi mà Bộ đồng ý ... Ciao.

DUONG QUANG THIỆN 25/10/2016

**********

26/10/2016 :  Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

NGƯỜI VIỆT CÓ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC KHÔNG?  (PHẦN 2)


OGT: như đã nói: muốn phát triển đất nước ta phải có 3 yếu tố: (1) rũng rĩnh tiền bạc, (2) có sẵn giới tinh hoa khoa học kỹ thuật và nhân lực thích ứng, và (3) tài nguyên: đất đai, khoáng sản, mõ vàng, mõ sắt... Thế mà VN khách quan mà nói đã mất đi 2 yếu tố quan trọng 1 & 2: khi tiếp thu miền Nam, ngân khố trống rỗng; chiến lợi phẩm không thấy đâu, chỉ thấy thằng cha Thiệu nợ tụi Mỹ 2,8 tỹ đô tiền súng đạn mua từ 1972-1975, và số nợ này VN XHCN phải trả cho Mỹ năm 1993 để có giấy chứng nhận bình thường hóa với Mỹ. Giới tinh miền Năm phần lớn di tản hết qua Mỹ và châu Âu, còn giới tinh hoa miền Bắc thì trốn hết qua Tây Đức hoặc ở lại Nga, như vậy không thể đổ lỗi là NN CS chịu trách nhiệm việc đất nước không thể phát triển. Đúng không cu DAG.

DAG: dạ đúng thế. Mà ôn cũng chã đi xa gì cả. Hình như bị bí OGT chạy vòng vo thì phải.

OGT: cái thằng này, ôn chưa chui vào vòng, sao lại bảo ôn chạy vòng vo. Nếu mình dựa trên 3 yếu tố kể trên, thì đúng là ta không thể phát triển, thì lúc này giới lãnh đạo CS cũng như giới "trí thức mì ăn liền" hiện nay ở VN sẽ có lý phân bua là họ mong muốn phát triển nhưng thời cuộc không cho phép có 3 yếu tố kể trên. Như vậy các nhà chĩ trích NNCS cũng đành câm miệng hến.

DAG: thế bây giờ làm sao ông?

OGT: lại nóng ruột rồi. Bây giờ như thế này: mình đi xem tại sao các nước châu Âu Mỹ, hồi sau cách mạng Pháp  năm 1789, có thể phát triển được, vì nếu so sánh, sau 1789 ở châu Âu Mỹ, thì họ cũng giống như VN sau 1975. Tại sao VN không phát triển được, mà họ phát triển được. Từ đó, ta có thể thấy sự khác biệt để ma suy ra xem ta có khả năng phát triển hay không.

DAG: à ông muốn suy bụng ta ra bụng người. Hay ngược lại.

OGT: bây giờ, ôn hơi dài dòng một chút...hơi dài: ôn phân tích tiến trình phát triển của châu Âu Mỹ từ CM Pháp 1789 rồi từ đó tìm ra có những yếu tố nào thềm ngoài 3 yếu tố kể trên, rồi đem so sánh với VN để đi đến kết luận VN có thể phát triển được hay không.

DAG: ông hay thiệt, ông đi vòng vo: suy bụng người ra sao, rồi đem so bụng ta, tự mình soi mình để biết mình có tài thiệt hay là tài chém gió. Bây giờ ông có thể bắt đầu. Con lót dép hóng diễn văn của ôn đây.

OGT: Chắc cu DAG đã biết cách mạng Pháp năm 1789 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thay thế bởi một chế độ dân chủ. Ở đây, OGT không nói đến dân chủ hay quân chủ. Chuyện của ông nó như thế này: Trong thời kỳ quân chủ ở châu Âu có một sắc tộc bị kỳ thị về mặt tôn giáo: đó là dân Do Thái (DT). Dân châu Âu phần lớn theo Thiên Chúa Giáo nên kỳ thị dân Do Thái vì cái tội giết Chúa Giê Su. Thời ấy, dân DT bị cấm hoạt động một số ngành nghề, ngoại trừ ngành buôn tiền thể hiện bởi việc cho vay nặng lãi. Nghề buôn tiền thời ấy bây giờ ta gọi là ngân hàng. Do đó, ngành ngân hàng ngày nay nằm trong tay người DT như Rothchild, Rockfeller. Thời ấy, một nghề khá thịnh hành mà người DT rất giỏi: đó là nghề cầm đồ. Người ta kể lại: thời nhỏ, Hitler ở Áo hay vay nặng lãi, cầm cố nơi người DT, do thế rất có ác cảm với dân DT. Chính vì vậy, khi lên cầm quyền, Hitler trả thù bằng cách tàn sát người DT. Thời quân chủ chuyên chế, các vua chúa, quí tộc châu Âu hay gây chiến nên khi nào thiếu tiền nuôi quân sĩ, thì họ đi vay tiền nơi người DT. Ngoài ra, người DT ở châu Âu họ có những đội tàu đi qua châu Á mua đũ thứ hàng hoá cung cấp cho giới vua chúa quí tộc châu Âu. Cuối cùng, người DT rất giỏi trong nhiều ngành nghề như: nghệ thuật hội hoạ âm nhạc giáo dục và khoa học kỹ thuật. Những nước nào không cấm những ngành nghề vừa kể trên, thì họ rất nổi trội.

DAG: ôn nói dài quá, nghe mà nóng cả ruột.

OGT; tụi bây đúng là loại "trí thức mì ăn liền", chi cũng đơn giản dễ hiểu dễ chém gió. OGT nói tiếp: Do đó, khi CM Pháp 1789 thành công, thì giới quí tộc trở nên nghèo khó (thật ra họ còn những lâu đài, đất đai, nhưng không có biết khai thác) nên không còn là những người tiêu thụ hàng của người DT, trong ấy có tiền. Người DT có trong tay quá nhiều tiền. Không thể để nằm không. Thế là người DT tự hỏi sao ta không sản xuất hàng hóa bán cho người bình dân, những người nông dân đã đẫy giới quí tộc xuống hố. Dân Pháp thời sau CM 1789 cũng thèm thuồng cuộc sống sang giàu của giới quý tộc. Do đó, có một nhà soạn kịch Pháp tên là Moliere có soạn một vỡ kịch châm biếm nỗi tiếng gọi là Bourgeois gentillhomme (Trưởng giả học làm sang), chê bai dân bần cố nông mà muốn học làm sang kiểu TB như VN ta bây giờ. 

DAG: như vậy, theo con đoán thì tụi DT có tiền, biết khoa học kỹ thuật nên cho lập nhà máy sản xuất hàng hóa cho giới bình dân. Bình dân người nhiếu, quí tộc ít người, nếu sản xuất hằng loạt thì giá rẽ đi đến tay bình dân được, mua nhiều thì thu nhập to. Đúng là dân Do Thái ranh ma quỹ  quyệt.

OGT: sao gọi người ta ranh ma quỹ quyệt. Tụi DT nó lý luận rất lô gic: sau CM 1789, điều quan trọng là lo cho dân nghèo sống hạnh phúc, nên sản xuất cái chi đem lại hạnh phúc cho dân chúng là tốt. Vừa làm cho người ta hạnh phúc vừa làm cho mình giàu thêm thì có chi gọi là ranh ma quỹ quyệt.

DAG: dạ con xin lỗi. Con lý luận kiểu ganh ty, bây giờ ta gọi là kiểu GATO (tắt chữ Ganh Ăn Tức Ở) như phần lớn dân trẽ trâu VN bây giờ. Dạ con đúng là trí thúc mì ăn liền, trí thức GATO. Dạ, con xin mời Ôn tiếp tục.

OGT: Do đó, sau CM 1789, dân châu Âu phát minh ra cuộc CM khoa học kỹ thuật lần thứ nhất (CM 1.0) là chế tạo ra máy hơi nước và điện. Ta gọi là CM 1.0 theo kiểu tin học. Trong thời kỳ này, ngưới ta dùng than đá, kim loại,  sắt thép làm nguyên liệu sản xuất. Còn những người nông dân trước CM 1789 thì trở thành những người công nhân trong các hằm mõ, trong các nhà máy sản xuất, các cô các bà thì vào những dây chuyền lắp ráp...Thế là cuộc đấu tranh giai cấp của CS bắt đầu xãy ra: một bên là giới chủ xưởng nhà máy, một bên là đam công nhân ít học (xuất phát từ nông dân) ....

DAG: dạ mấy chuyện này thì tụi con đã nghe lãi nhãi hoài rồi trong các trường đại học, môn Mac-Lê...

OGT: đúng thế. Dù cho có đấu tranh giai cấp, việc phát triển kinh tế KHKT vẫn tiếp tục đem lại những tiện nghi vật chất cho dân Âu Mỹ.  Người ta chế tạo ra xe hơi, xe lữa, máy bay, tàu thũy, làm cho giao thông ngày càng phát triền. Ta đi đến một cuộc cách mạng thứ 2, CM 2.0, khi chế tạo ra transistor và các công cụ điện tữ. Người ta chế ra những tiên nghi cho gia đình như TV, tủ lạnh, máy giặt. Trong sản xuất, người ta chế tạo những máy móc, thiết bị công cụ làm cho năng suất lao động tăng lên, và theo đó đời sống dân chúng kéo theo lên. 

DAG:  như vậy, ở Âu Mỹ thế là tốt rồi phải không ôn?

OGT: đúng là tốt rồi, ôn có nói sao đâu. Nhưng có một điểm mà người ta ít để ý đến, và không hề nhắc tới là: trong 2 cuộc CM 1.0 và 2.0 : là  sự phát triển  kinh tế KHKT tại các nước Âu Mỹ hướng tới sự hạnh phúc của người dân, nghĩa là người ta sáng chế ra những máy móc thiết bị phụ tùng đem lại những tiện nghi vật chất cho dân chúng. Và trước những đòi hỏi của CNCS, phe TB cũng phải chia bớt những lợi tức chia cho công nhân viên chức: nghĩa là luong bổng ngày càng cao, giờ làm việc ít hơn để dân có thời giờ nghĩ ngơi đi du lịch. 

DAG:  như vậy, ở Âu Mỹ thế là tốt rồi phải không ôn?

OGT: lại cái câu hỏi vô duyên. Lẽ dĩ nhiên dân Âu Mỹ rất bằng lòng với số phận, và mới có dịp khoe với dân khối CS là chĩ có theo TB mới có cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Bây giờ ông hỏi cu DAG:  từ lúc bắt đầu CM 1.0 và CM 2.0 ở Âu Mỹ cho đến 1975, thì VN ta có tham gia vào 2 cuộc CM 1.0 & 2.0 này không?

DAG: thì theo như con biết từ 1945 đến 1975, trong 30 năm, VN phải đánh lộn với Pháp rồi với Mỹ thì có thời giờ đâu mà tham gia CM 1.0 và 2.0. Rồi sau 1975, thằng Mỹ ngang xương cấm vận ta từ 1975-1995, 20 năm liền tù tì thì có cơ hội nào mà phát với triển. 50 năm tách biệt khỏi thế giới KHKT bên ngoàii, thì làm gì có kinh nghiệm phát triển. Như vậy, chưa biết CM 1.0 và 2.0 thì khi mở cữa năm 1996 ta gắp phải CM 3.0 là tin học là CNTT, mà môn này thế giới đã đi trước 20 năm rồi (1975-1995). 

OGT: cu DAG phân tích được đấy. Nghĩa là đến 1996, sau khi Mỹ tháo gỡ cái dây thòng lọng thắt cổ VN, nên VN bắt đầu thở được nên nghĩ đến việc phát triển, chưa nói đến chuyện song song phải hàn gắn vết thương chiến tranh. Như vậy, khi VN lỡ tàu 2 cuộc CM 1.0 và 2.0, còn CM 3.0 thì Âu Mỹ đã hoàn tất, mà VN thì bắt đấu học ABC về tin học, về CNTT, thì khi NN VN, DCSVN hô hào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước với cái bụng đói meo, thì bà con có thấy vô duyên không. 

DAG: dạ, đúng là vô duyên. Nhưng vì triết lý CS bảo là phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên mấy ông lãnh đạo cho copy cái câu ấy rồi past lên các bài diễn văn, không suy nghĩ xem có thể công nghiệp hóa,hiện đại hóa hay không.

OGT: thật ra, nguyên ủy Các Mác đề nghị điện khí hóa rồi công nghiệp hóa, chứ từ hiện đại hóa làm chi mà có. Cho nên, ông Võ Văn Kiệt ông ta bắt đầu cho điện khi hóa qua các thủy điện Sông Đà, Hòa Bình,  và khai  thac dầu khí. với sự giúp đở của LX vì vào lúc những nắm 1980, VN làm gì có kinh nghiệm về thũy điện và dầu khí. Nhưng khi bước vào công nghiệp hóa, kỹ nghệ hóa thì VN không biết gì cả. 

DAG: nói tóm lại tới giờ này, 20 năm sau bình thường hóa với Mỹ, ta chả có kinh nghiệm gì về công nghiệp hóa cả. Ta chỉ là kẻ tiêu thụ (consumer) những tiến bộ KHKT trong thời gian qua của thế giới. Thế giới đã đi quá xa về công nghiệp hóa, nên VN không thể công nghiệp hóa. Chấm hết. CM 3.0 trên thế giới đã chấm dứt, còn ở VN thì mới bắt đầu. 

OGT: Để kết luận, OGT tin chắc là VN không thể công nghiệp hóa được. Còn hiện đại hóa thì nói làm gì. Thấy chưa DAG: OGT đi vòng vo để chứng minh là VN không thể công nghiệp hóa được. Chắc sẽ có một số không bằng lòng.

DUONG QUANG THIEN 26/10//2016





















​​







Sent from my iPad DQT