Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

SUY NGHĨ LTLT: LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI .. (PHẦN 2)

25/10/2016: Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG:

LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI... (Phần II)


OGT: Như ôn đã nói là Bộ GDĐT nên bỏ tự ái đi, nên xem mình như là một xí nghiệp chuyên sản xuất : nhân tài chưa thử lữa, cũng như chờ thữ lữa. Bộ nên coi sản phẩm mình làm ra (đào tạo ra) phải giúp xã hội giải quyết những vấn đề đang xãy ra, tùy theo ngành nghề chuyên môn mình đã lấy trách nhiệm đào tạo ra.  

DAG: và nếu Bộ đã sẵn sáng xem mình là nhà sản xuất phân phối hàng hóa, thì Ôn sẽ đề nghị Bộ làm gì, cái cách thế nào để thoát khỏi tình trạng bi đát hiện nay. Đa số các bài báo chĩ trích Bộ, xem ra thì đúng nhưng chưa ai đưa ra một hoặc nhiều giãi pháp thay đổi tình hình hiện nay.

OGT: Bây giờ đặt giả thuyết Bộ đồng ý là nhà sản xuất và phân phối hàng hóa trí thức trẽ, thì ông sẽ toàn tâm đưa ra các giải pháp sẽ bàn trong bài viết này, theo từng step một mà ông sẽ đánh số thứ tự.

DAG: dạ, con hóng dép nghe ông biện luận.

OGT: biện luận cái chi mà biện luận. Độc luận thì có. (1) trước tiên, các giãi pháp ông đưa ra bắt buộc phải được tin học hỗ trợ 100%, nếu không thì sẽ không thành công. Không phải Ôn bị bệnh nghề nghiệp nên ông yêu cầu phải sự dụng tin học triệt để. Không phải không ai không biết là VN đã, đang tin học hóa từ 20 năm nay từ 1996 trở đi, nhưng phần lớn người ta làm theo phong trào, nên hiệu năng là con số zero. 20 năm dùng tin học để cải cách hành chính, mà vừa rồi ông Đinh Lang Thang kêu gọi TP HCM cải cách hành chính bằng tin học. Do đó, điểm 1 là phải ở trong tư thế dùng tin học trong mọi hoạt động về sau của bộ và các trường, từ tiểu học đến đại học.

DAG: Một là phải tin học hóa, tất tần tật. Như vậy sẽ tốn tiền lắm... ông có biết không...

OGT: không có đâu: nếu tin học hóa thì lúc ấy các công việc gián tiếp như làm kế toán, ghi sổ sách liên quan đến điểm học sinh v.v.. sẽ bị loại bỏ, giảm thiểu nhân viên gián tiếp tiết kiệm ngân sách, tăng lương cho giáo viên đứng lớp và  giảm công việc hành chính của giáo viên.

DAG: nghe ôn nói, ghê quá, sẽ có cuộc nổi loạn trong giáo giới...

OGT: (2) qua điểm 2: như những bài trước, Ôn đã bảo Bộ phải áp dụng môn Tiếp thị (marketing) của khoa kinh tế, và nguyên lý IPO của bên tin học.

DAG: dạ trong bài trước, ông đã nói rồi. Marketing và IPO. IPO và Marketing.

OGT: ông đã nói rồi, người ta làm lãnh đạo, đôi khi giống như nước đổ đầu vịt, người ta nghe thoáng qua, rồi người ta đi chém gió, nhưng đem thực hành người ta không biết làm sao. Do đó, trong điểm 2 này ta phải đề nghị ứng dụng marketing và IPO. (2.1) trước tiên ta áp dụng marketing.

DAG: bắng cách nào Ôn.

OGT: chưa chi đã sốt ruột. Trong môn marketing, người ta đi tìm phần O (output) của nguyên lý IPO của tin học. Hiểu không: nếu chưa thì ông nói rõ cho nghe. Theo marketing, thì phần O mà Bộ phải xác định là nhu cầu nhân lực trong 5 năm tới của các xí nghiệp, của các tổ chức hành chánh, chính trị, kinh tế, v.v.. nghĩa là phải biết chính xác xã hội ta cần bao nhiêu người để vận hành phân theo địa lý, theo từng đơn vị sử dụng nhân lực, theo ngành nghề, và theo năm. 

DAG: chỉ mới chút thông tin O mà không biết bao nhiêu thông tin phải thu thập, trong cả nước thì Bộ sẽ thốt lên ngay: quá nhiều thông tin làm sao mà thu thập được, thời gian và chi phí sẽ kinh khủng.

OGT: thì đúng là kinh khủng. Nhưng trong thời đại kỹ thuật số, @ còng, thì chả có chi mà làm không được. Đây này nhé: trong mỗi xí nghiệp, cơ quan, ta gọi là đối tượng (object) của một thực thể (entity)  thì bắt buộc phải có một CSDL, (a) gồm trữ tất cả các thông tin nghiệp vụ, lý lịch của thực thể và theo luật định, và (b) phải làm kế hoạch ngân sách. Nếu trong mỗi  đơn vị sử dụng nguồn nhân lực, có đầy đủ thông tin liên quan đến nhân lực, và nằm trên một file nào đó của CSDL của đơn vị, thì qua mạng ta sẽ trích về ghi  ở một CSDL của Bộ, thì coi như là xong việc: Bộ có trong tay phần O của tất cả các đơn vị sữ dụng nguồn nhân lực trong toàn quốc, chẵng mất công thống kê, vì mạng làm mọi việc. Bây giờ Ôn hỏi DAG: có hiểu hết vấn đề của 2,1 chưa? Có chi sai không? Có chi thiếu sót không?

DAG: Hiện không biết sao trả lời. Chắc phải để Bộ suy ngẫm; họ sẽ đưa ra những phản biện về điểm 2.1 này.

OGT: Nhờ marketing, Bộ biết được một cách chính xác theo thời gian trong 5 năm,số nhân lực phải đào tạo khớp với nhu cầu của xí nghiệp và tổ chức, theo ngành nghề, theo địa lý vùng miền... Như vậy, ta không có lý do gì mà than như trong bài của một cô Lý ở DHQG TP HCM: "Thế nhưng hiện tại chúng ta lại đang chứng kiến hàng ngàn cử nhân thất nghiệp" - bà Ly nói. "Trong lúc đó, các DN lại phải phàn nàn họ không có đủ người làm việc cho họ". Bây giờ, ông qua bước 2.2 áp dụng nguyên lý của tin học:IPO.

DAG: bước 2.1 áp dụng marketing để có O, nguồn nhân lực phải đào tạo. Bây giờ là bước 2.2 áp dụng nguyên lý tin học IPO. Làm thế nào hả ông. Ngó vẻ hấp dẫn phải không Ôn

OGT: sao, khoái cái chi cũng hấp dẫn mới theo hả? Bây giớ từ O ta lội qua P để cho những thông tin I. Ta có khối thông tin liên quan đến nguồn nhân lực O, thì bước tiếp theo ta sắp xếp O theo mã số ngành nghề: để biết (a) trong mỗi mả ngành nghề ta cần đào tạo bao nhiêu, theo địa chỉ nào và trong khoảng thời gian bao lâu; (b) và giáo trình phải soạn thảo cho mỗi ngành nghề. Như vậy trong bước 2.2 theo nguyên lý IPO của tin học, ta xác định những giao trình ngành nghề phải soạn, rồi từ đó ta phãi tính ra ta cần phải có bao nhiêu giãng viên theo ngành nghề, và dựa trên số giãng viên hiện có, cần phải tuyển dụng bao nhiêu  giảng viên mới . 

DAG: như vậy tới đây, thông qua marketing, và IPO Ôn đã chĩ cho Bộ GDĐT xác định (1) bao nhiêu người phãi đào tạo, (2) những ngành nghề nào phải có giáo trình, và (3) số giãng viên cần tuyển dụng theo đúng ngành nghề. Còn gì nữa hả ôn?

OGT: thế là đủ rồi. Nội cái chuyện phân tích sâu 3 điều vừa kể trên, Bộ cũng đã mất khá nhiều công sức. Cái ông sợ nhất là Bộ không ý thức 3 điểm quan trọng vừa kể trên, mà sẽ la bài hãi là: khó quá, khó quá, không đủ tiền làm cải cách đâu, v..v.. Giống như ông Luận đòi 37.000 tỹ đồng để cải cách nội cái giáo trình. Chắc Bộ sẽ đòi 1 triệu tỷ mới làm xong, trong khi ông tính thì chỉ cần 100 tỷ là đủ.

DAG: ôn có chủ quan không?

OGT: chủ quan hay không,  thì khi nào bộ bằng lòng thực kiện kế hoạch của Ôn, thì ông chỉ cho cách lên kế hoạch thực hiện và chi tiêu thế nào. Ông chắc như đinh đóng cột, là nếu Bộ đồng ý thì lập tức bộ nghĩ ngay việc mua máy, thuê người viết chương trình, thuê người nhập liệu vân vân và vân vân... Như vậy, lại quả nhiều hơn...

DAG: ôn rành quá ta...

OGT: thôi ông chấm dứt ở đây, hẹn một bài khác cũng trong đề tài này, khi mà Bộ đồng ý ... Ciao.

DUONG QUANG THIỆN 25/10/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét