Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

LAI RAI: Thuyết trình bằng quần xà lỏn: đột phá tư duy sáng tạo

(1) 26/4/17: Sáng

LAI RAI: Thuyết trình bằng quần xà lỏn: đột phá tư duy sáng tạo

Chắc bạn đã nghe qua việc một ông GS nổi tiếng, một ngày nọ bận quần xà lỏn dạy sinh viên môn tư duy sáng tạo. Cái gây nỗi tiếng không phãi là nội dung môn học mà là kiều mặc áo quần: thay vì là bộ complet như thường lệ thì lại mặc cái quần xà lỏn để trình làng sinh viên có nam lẫn nữ.
Theo nguyên tắc, ta đến lớp để lấy kiến thức. Kiến thức này là một mãng rất nhỏ nhoi cái nội dung kiến thức mà ta theo đuổi. Và với cái kiến thức này ta dùng giãi quyết một vấn đề gì đó. Trong thời buổi kỹ thuật số, đi lấy kiến thức thông qua các buỗi thuyết trình tại một amphi đồ sộ, theo OGT là không hiệu quả. Mất thời gian, và kiến thức thu vào hời hợt. Nhưng người ta yêu thích thế thì biết làm sao. Thôi được, thu được ít nhiều thì là chuyện người ta. Tuy nhiên, người ta đi dự thuyết trình là mong có kiến thức đề giúp giãi quyết một vấn đề. Chứ đâu phải vì bộ đồ vét.
Cái mà OGT thắc mắc là: giữa nội dung mà GS sẽ thuyết trình (tư duy sáng tạo) và cách ăn mặc nó một cái corelation nào không? Nếu có là gì thế. 
Hết.

Duong Quang Thiện 26/4/17

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

CHIẾN LƯỢC & KIẾN TRÚC CNTT Tác giả: Huyền Lam

Những ai là dân IT hay khoái IT thì nên đọc bài dưới đây cho nâng cao kiền thức. 

CHIẾN LƯỢC & KIẾN TRÚC CNTT
Tác giả: Huyền Lam

Vào năm 2020, sẽ có 7 tỷ người và doanh nghiệp cùng với 35 tỷ thiết bị nối kết internet (IoT). Cấu trúc doanh nghiệp và tính chất tương tác với khách hàng đang thay đổi mãnh liệt. CIO & đội ngũ chiến lược IT (IT strategist) phải đáp ứng hạ tầng cơ sở IT bởi 41% doanh thu sẽ đến từ kinh doanh qua internet (digital business). Những doanh nghiệp không bắt kịp digital business sẽ khó tồn tại.

1. HYBRID DATA CENTER - Trung Tâm Dữ Liệu Hỗn Hợp
Vào năm 2018, hơn 40% doanh nghiệp tại Hoa Kỳ sẽ xử dụng trung tâm dữ liệu hỗn hợp (Hybrid Data Center), tăng đáng kể so với 10% của năm 2015.
Trước đây doanh nghiệp tạo dựng trung tâm dữ liệu tại cơ sở địa phương (Data Center on Premise). Tuy nhiên những năm gần đây các đại gia công nghệ đám mây (cloud computing) đã cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu và phần mềm qua cloud.
Dịch vụ đám mây này giá cả phải chăng, xài bao nhiêu trả bấy nhiêu như trả tiền điện, độ bảo mật cao, giảm thiểu nhân viên kỷ thuật bảo trì hạ tầng máy chủ.
Do đó nhiều doanh nghiệp đã chuyển dần cơ sở dữ liệu qua cloud và chỉ giữ những phần không thể chuyển ở lại cơ sở doanh nghiệp. Do xử dụng hai cơ sở dữ liệu khác nhau nên có tên gọi hybrid data center – trung tâm dữ liệu hỗn hợp.

2. DỊCH VỤ ĐÁM MÂY THAY ĐỔI CẤU TRÚC CNTT CỦA DOANH NGHIỆP. 
Hầu hết các doanh nghiệp lớn, mới thành lập tại Hoa Kỳ không có hạ tầng cơ sở IT (ngoại trừ doanh nghiệp làm sản phẩm công nghệ thông tin). Họ không có trung tâm máy chủ (servers center) để chạy các phần mềm quản lý doanh nghiệp, không có đội ngũ chuyên viên chăm lo máy chủ (Server Operator), không có đội ngũ phát triển phần mềm riêng biệt cho doanh nghiệp.
Sự kiện này rất khác so với 10 năm về trước. Từ ngày các đại gia công nghệ đám mây (clould computing) tạo dựng những trung tâm máy chủ và dữ liệu khổng lồ (server farm) như Amazon, Microsoft Azure, Saleforce.com v.v, họ cung cấp nhiều dịch vụ cho doanh nghiệp với giá cả phải chăng, hết sức nhanh chóng, giải phóng nổi lo phải bảo trì hạ tầng IT tại doanh nghiệp, giải phóng nổi lo bị hack, hoặc phần mềm do nhân viên tạo dưng, nay bỏ đi không ai biết để thay đổi.
Người CIO ngày nay dù là doanh nghiệp mới thành lập, hoặc đã lâu năm đang thẩm định, lựa chọn các dịch vụ đám mây nhằm giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong thời đại kỹ thuật số (digital business). Có 3 dịch vụ đám mây chính yếu:
Dịch vụ hạ tầng cơ sở - IaaS (infrastructure as a service)
Dịch vụ phần mềm - SaaS (software as a service)
Dịch vụ nền tảng - PaaS (platform as a service)

​3. DỊCH VỤ HẠ TẦNG CƠ SỞ - IaaS (Infrastructure as a Service)
Là dịch vụ cung cấp thuê bao hệ thống máy chủ theo công nghệ đám mây (servers center) cho các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp trong những năm qua đã dẹp các hệ thống máy chủ của mình để xử dụng thuê bao máy chủ đám mây. Xu hướng này tăng tốc mãnh liệt do có nhiều lợi ích. Khoảng 10 năm tới sẽ rất ít doanh nghiêp có máy chủ tại cơ sở.
Lợi ích của dịch vụ này:
​- Khô​
ng cần phải thiết lập hệ thống máy chủ tại cơ sở mình với những máy móc lỉnh kỉnh và tốn phòng ốc

​- ​
Khi công xuất máy chủ không đủ, thì dịch vụ IaaS tự động cấp thêm công xuất để các máy chủ đủ lực xử lý các phép tính và dữ liệu. Khi máy chủ dư công xuất, thì dịch vụ IaaS sẽ lấy lui phần dư của bộ nhớ và bộ xử lý để phân phối cho khách hàng khác.


​- ​
Hệ thống tường lửa của các công ty cung cấp dịch vụ IaaS mạnh hơn cơ sở máy chủ của doanh nghiệp rất nhiều. Nên nếu bị tấn công, doanh nghiệp có máy chủ IaaS sẽ ít bị nghẽn hơn máy chủ tại cơ sở.

- Tí​
nh năng sao lưu (backup), khắc phục sự cố (disaster recovery) của IaaS rất thuận tiện. Nếu trước đây doanh nghiệp phải mua đủ loại trang thiết bị và phầm mềm để sao lưu dữ liệu và bảo tồn ấn bản của máy chủ (server image), thì nay tất cả tính năng này đều có sẵn cho doanh nghiệp lựa chọn trên màn hình.
​- ​
Khi cần thêm máy chủ cho những chức năng khác,thì chỉ trong vòng vài phút doanh nghiệp đã có 1 hoặc hàng ngàn máy chủ tùy ý để thực thi các chức năng. Khi xong nhiệm vụ, doanh nghiệp có thể tự hủy những máy chủ tạm thời này để chỉ trả tiền trong thời gian hoạt động.


- Xài bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, IaaS tự động đo lượng thêm bớt nên doanh nghiệp không sợ phải mua quá nhiều hay quá ít như trước đây.
Tại Hoa Kỳ có khá nhiều tập đoàn cung cấp dịch vụ này. Những tập đoàn lớn là: Amazon, Google, Microsoft, IBM.
Các bạn muốn thử tạo lập máy chủ dạng này thì chỉ cần có một credit card, vài phút đăng ký là có thể thành lập máy chủ đủ thể loại như Linux, Window...với đủ ấn bản khác nhau. Với khoảng 20usd bạn có thể tạo một máy chủ mini để chạy web server/sql server cho web applications của mình trong 1, 2 tháng.

​4. ​
DỊCH VỤ HẠ TẦNG CƠ SỞ  - IaaS (Infrastructure as a Service)

Là dịch vụ cung cấp thuê bao hệ thống máy chủ theo công nghệ đám mây  (servers center) cho các doanh nghiệp.  Rất nhiều doanh nghiệp trong những năm qua đã dẹp các hệ thống máy chủ của mình để xử dụng thuê bao máy chủ đám mây.  Xu hướng này tăng tốc mãnh liệt do có nhiều lợi ích.  Khoảng 10 năm tới sẽ rất ít doanh nghiêp có máy chủ tại cơ sở. 

Lợi ích của dịch vụ này:

​K​
hông cần phải thiết lập hệ thống máy chủ tại cơ sở mình với những máy móc lỉnh kỉnh và tốn phòng ốc

- Khi công xuất máy chủ không đủ, thì dịch vụ IaaS tự động cấp thêm công xuất để các máy chủ đủ lực xử lý các phép tính và dữ liệu.   Khi máy chủ dư công xuất, thì dịch vụ IaaS sẽ lấy lui phần dư của bộ nhớ và bộ xử lý để phân phối cho khách hàng khác.

-
​ ​
Hệ thống tường lửa của các công ty cung cấp dịch vụ IaaS mạnh hơn cơ sở máy chủ của doanh nghiệp rất nhiều.  Nên nếu bị tấn công, doanh nghiệp có máy chủ IaaS sẽ ít bị nghẽn hơn máy chủ tại cơ sở.  

-
​ ​
Tính năng sao lưu (backup), khắc phục sự cố (disaster recovery) của IaaS rất thuận tiện.  Nếu trước đây doanh nghiệp phải mua đủ loại trang thiết bị và phầm mềm để sao lưu dữ liệu và bảo tồn ấn bản của máy chủ (server image), thì nay tất cả tính năng này đều có sẵn cho doanh nghiệp lựa chọn trên màn hình.

-
​ ​
Khi cần thêm máy chủ cho những chức năng khác,thì chỉ trong vòng vài phút doanh nghiệp đã có 1 hoặc hàng ngàn máy chủ tùy ý để thực thi các chức năng. Khi xong nhiệm vụ, doanh nghiệp có thể tự hủy những máy chủ tạm thời này để chỉ trả tiền trong thời gian hoạt động.

- Xài bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, IaaS tự động đo lượng thêm bớt nên doanh nghiệp không sợ phải mua quá nhiều hay quá ít như trước đây.

Tại Hoa Kỳ có khá nhiều tập đoàn cung cấp dịch vụ này.  Những tập đoàn lớn là:  Amazon, Google, Microsoft, IBM.

Các bạn muốn thử tạo lập máy chủ dạng này thì chỉ cần có một credit card, vài phút đăng ký là có thể thành lập máy chủ đủ thể loại như Linux, Window...với đủ ấn bản khác nhau.  Với khoảng 20usd bạn có thể tạo một máy chủ mini để chạy web server/sql server cho web applications của mình trong 1, 2 tháng.


​5. ​
D
​ỊCH VỤ PHẦN MỀM 
 - SaaS (Software as a Service)

Dich vụ phần mềm là thuật ngữ để diễn tả các ứng dụng đám mây (application in the cloud) được người xử dụng dùng trình duyệt (internet browser) để chạy các ứng dụng đó.  Gmail, Google Docs, Facebook là những ứng dụng đám mây.  Người dùng không biết các ứng dụng này  từ đâu đến, chỉ cần dùng Chrome, Firefox, IE là có thể chạy các ứng dụng này.

Nếu các doanh nghiệp trước đây phải mua các phần mềm quản lý nhân viên, kho hàng, kinh doanh và đem về cài đặt trên máy chủ của mình, thì nay họ có khuynh hướng không mua phần mềm như thế nữa.  Họ mua những phần mềm đã có sẵn trên mạng, không biết nó từ đâu đến, miễn là nó làm đúng những đòi hỏi của mình.  Với cách này, doanh nghiệp không tốn tiền mua máy chủ, không tốn nhân viên bảo trì máy chủ và quản lý phần mềm.  

Nhà cung cấp Dịch Vụ Phần Mềm qua cloud, kinh doanh theo dạng xài bao nhiêu trả bấy nhiêu.  Tùy số lượng thành viên mà doanh nghiệp đăng ký, dung lượng giao dịch giữa khách hàng và các ứng dụng..v.v  mà nhà dịch vụ sẽ tính tiền doanh nghiệp.

Hầu hết các nhà sản xuất phần mềm chạy trên máy chủ nay đã chuyển ưu tiên sang  Dịch Vụ Phần Mềm.  Ví dụ như SharePoint hoặc Dynamic CRM của Microsoft dù họ vẫn cung cấp phần mềm để chạy trên máy chủ của doanh nghiệp, nhưng các ấn bản mới hoặc tính năng mới họ ưu tiên cho phần mềm trên đám mây thông qua Dịch Vụ Phần Mềm.

Khoảng 10 năm tới những phần mềm chạy trên máy chủ sẽ rất ít oi.  Chỉ những phần mềm nào không có trên đám mây thì mới còn chạy trên máy chủ.  Đơn giản là Dịch Vụ Phần Mềm đã giải phóng doanh nghiệp khỏi nổi lo bảo trì máy chủ, bảo trì phần mềm và nhân viên lo cho những phần này.  

Đi bất cứ đâu trên thế giới, người sử dụng chỉ cần trình duyệt là có thể chạy, thao tác  các ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.


​6.DỊCH VỤ NỀN TẢNG 
 - PaaS (platform as a service)

Dịch Vụ Nền tảng PaaS là dịch vụ đám mây cung cấp một môi trường đã được thiết lập sẵn và các lập trình viên có thể sử dụng để dễ dàng tạo những ứng dụng chạy trên mạng.  

Vậy lập trình viên PaaS có khác gì với lập trình viên viết các ứng dụng trên web xử dụng .NET hoặc Java JSP?   

-
​ ​
PaaS giúp lập trình viên không cần biết database nằm ở đâu hoặc máy chủ chạy ứng dụng web nằm chỗ nào

-
​ ​
Lập trình viên cũng không cần biết đủ loại codes  như C#, HTML, CSS, javascript...hoặc các thư mục như jquery….  Cũng không cần biết làm thế nào để tạo một database, định nghĩa những table, fields và sự liên kết (relationship) của mỗi table.

-
​ ​
Lập trình viên có thể là những người xử dụng bình thường (user), không qua những khóa chuyện nghiệp như cử nhân công nghệ thông tin.  

Chúng ta có thể hình dung PaaS như là Microsoft Access nhưng nằm trên internet.  Người xử dụng có thể dùng wizard để tạo ra đủ thứ mà không cần viết một câu code nào.

Vậy PaaS lợi ích là gì?  Có khá nhiều ứng dụng trên mạng như quản lý kinh doanh, nhân viên, kho hàng được chào bán như là PaaS chứ không chỉ giới hạn cho SaaS (dịch vụ phần mềm).  Vì các công ty PaaS biết rằng không có phần mềm nào đáp ứng 100% tính năng của doanh nghiệp.   Với PaaS, khi doanh nghiệp mua để xử dụng thì lại được sự linh hoạt của nền tảng này cho phép đội ngũ nhân viên mình có thể phát triển thêm các ứng dụng để liên kết cái có sẵn.

Cũng như các công nghệ đám mây khác, PaaS giúp  doanh nghiệp khỏi lo về cơ sở hạ tầng máy chủ và đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp.  Khâu bảo mật, lưu trữ, online luôn cao hơn là do doanh nghiệp tạo dựng.  Điểm tối ưu của PaaS là khả năng nhanh chóng tạo ra những ứng dụng chạy trên mạng mà không cần đòi hỏi kỹ thuật chuyên ngành.

Một số sản phẩm PaaS nổi tiếng là:  Saleforce.com, Microsoft Dynamic, Oracle Cloud Platform.

CNTT LÀ GÌ THẾ?


SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (IT) LÀ GÌ THẾ?

Bạn có biết là : Ngành thời thượng bây giờ là ngành Công Nghệ Thông tin (CNTT) không, từ này dịch từ Information Technology, tắt là IT? "Công quả" của ngành IT là phần mềm (software), một loại chương trình mà máy tính sẽ dùng thực hiện một việc gì đó như theo ý đồ. Chắc bạn không hiểu phần mềm là "cái mẹ" gì, nhưng thường người ta đọc từ này với tất cả thành kính giống như trước Chúa hoặc trước đức Phật... Và bạn chả biết gì về phần mềm nhưng bạn vẫn nghĩ đến nó một lòng kính nể. Và trong thực tế, nếu bạn có con cái thì chắc là bạn sẽ hối thúc chúng học ngành IT và chã hiểu mô tê gì về IT, về CNTT.

Chỉ ở VN người ta hằng năm NN cho tỗ chức thi tài năng tin học trẽ. Người ta bắt chước Silicon Valley ỡ Mỹ cho thành lập Công viên Phần Mềm Quang Trung, hoặc Silicon Center ở Thủ Thiêm, TP HCM hoặc Hòa Lạc ở miền Bắc. Vì sao thế?...

Chẵng qua là đa số đại gia thế giới đều thuộc về ngành CNTT, và là ở Mỹ, như Bill Gates, Mark Zuckenberg.... Tâm lý bây giờ là: muốn làm giàu nhanh thì bắt chước Mỹ học IT và bây giờ phần lớn các công ty khởi nghiệp (start up) là thuộc ngành IT. Và ai muốn đi vào CM 4.0 thì phải biết IT.

Các bạn có biết không :

Vào những năm 1961, ở Mỹ ngành CNTT được mang tên Electronic Data Processing, gọi tắt là EDP. Trước khi có những máy EDP thì IBM có những máy xữ lý kế toán đặt cho tên Electronic Mechanical Accounting (EMA) mà miền Nam VN trước 1950 IBM đã nhập những máy EMA gọi bằng tiếng Việt Máy Điện Cơ Kế toán. Qua năm 1961, miền Nam VN, thông qua công ty IBM Việt Nam, 26 Lý Tự Trọng, quận 1, Tp HCM, đã cho nhập máy EDP đầu tiên, IBM 1401 được đặt ở Nha Ngân Sách và Ngoại Viện ở Sai Gon, (đường Hồng Thập Tự, trước công viên Tao Đàn) mà chúng tôi gọi là Máy Điện Toán. Qua 1965, khi OGT về VN làm việc cho IBM Việt Nam, thì IBM cho nhập máy điện toán IBM 360/20 và IBM 370/40, thuộc loại tính cỡ lớn (mainframe). Khi chiến tranh VN kết thúc vào 30/4/1975, thì miền Nam VN có khoảng 23 máy điện toán IBM 360, IBM 370 tối tân nhất chạy vớ ngôn ngữ lập trình RPG 2. Một khối chiến lợi phẫm lớn kinh khũng mà các nhà toán học miền Bắc đã tiếp quản, nhưng vì dốt không biết sữ dụng đề cho nát bét theo thời gian, chỉ trừ máy tính của OGT tại BGI được tiếp tục sữ dụng cho đến 1996.

Nói cách khác: trước khi có từ IT, thì đã có từ EDP, nghĩa là Máy Xữ lý Thông tin Điện tữ. Theo OGT, từ CNTT không nói lên thực chất ngành xữ lý dữ liệu (data processing). IT nó giống như những thiết bị trong các công đoạn sản xuất của ngành chế biến thực phẩm không hơn không kém.

Bây giờ ta thử nhìn lại sự việc : Bạn nói bạn học lập trình (programming). Trước năm OGT gọi nghề này là "thảo chương viên" nghĩa là viết những câu lệnh hình thành một chương trình cho phép máy xữ lý thông tin (XLTT). Thực chất, bạn lập trình viên (hay thảo chương viên) chẵng qua là một anh đầu bếp thực hiện một món ăn náo đó. Nguyên lý duy nhất của ngành XLTT là IPO, tắt cụm từ Input-Processing-Output (Nhập liệu-Xữ lý-Kết xuất). Bây giờ ta thử lấy thí dụ bạn đòi bà má làm cho bạn và mấy người bạn một bữa bánh xèo. Output trong thí dụ này là bánh xèo, nước chấm, và dĩa rau sống. Như vậy bà má tính trước từ bao nhiêu bánh xèo, sẽ đi chợ mua bao nhiêu bột bánh, tôm, thịt ba rọi, mực, và các nguyên liệu làm nước chấm và rau sống chuối chất khế tỏi, v..v..Những vất liệu vừa kể trên là nguyên liệu, Input, cho việc đổ bánh xèo. Cuối cùng phần P (processing) là bí quyết (recipe) đổ bánh xéo. Bạn phải viết rõ ra theo từng bước: bước 1 làm gi, bước 2 làm gì, bước 3 là, gì..., bước n là ngưng. Mỗi bước chỉ làm một động tác duy nhất, xong rồi qua bước kế tiếp, ... Mỗi bước trong bí quyết đổ bánh xèo là một instruction (câu lệnh) trên chương trình. Như vậy, bạn thấy anh/chị lập trình viên không hơn không kém một anh đầu bếp. Phần mềm là bí quyết chế biến món ăn. Như vậy, theo bạn lập trình viên cũng chẵng hơn bà mẹ nội trợ hay một tên đầu bếp.

​Như bạn đã thấy là ngành lập trình chả hơn gì ông đầu bếp. Nếu bạn xữ lý thông tin, thì ông đầu bếp (hay bà má bạn) cũng xữ lý các nguyên liệu thực phẩm (thịt, gà, cá mú​, rau củ ...) thành những món ăn. Còn bạn thì XLTT từ những dữ liệu (data), thông tin (information) thành những dữ liếu/thông tin khác. Thí dụ: bạn lấy GIÁ ĐƠN VỊ nhân cho SỒ LƯỢNG để cho ra GIÁ TRỊ. Như vậy bạn thấy Giá trị x Số lượng = Giá trị có thể áp dụng cho một hóa đơn nhà hàng, hoặc cho một hóa đơn khách hàng, hoặc cho một xuất kho, ... Cái công thức kể trên (P x Q = V) theo nguyên lý IPO mà OGT đã kể trên các phần đi trước. P, Q là I, V là O, còn các dấu x, = là P. Nếu nhìn lại: tại kho hàng bạn XLTT gì thế; bạn tính số lượng tồn kho hoặc trị giá tồn dựa trên số lượng nhập hoặc xuất kèm theo giá đơn vị. Còn tại quỹ tiền mặt bạn đã làm gì: bạn tính tồn quỹ sau mỗi lần nhận tiền hoặc chi tiền... hay Công nợ Khách hàng, hay Công Nợ Nhà cung cấp bạn làm gì: tiền thanh toán hay tiền chi tiêu đều dùng công thức vừa kể trên. Nói tóm lại: ngành lập trình của bạn chả có chi là rắc rối so với ngành làm bếp.

Vui phải không bạn. Nếu anh bạn lập trình, KS tin học nào đó đọc câu chuyện này, sẽ bảo ôn là phá giá cái nghề cao thượng này thì ông xin lỗi nhé. Ông ở trong cái nghề này 54 năm rồi, nên phải thực lòng: đừng bảo người ta khâm phục cái hư vô của ngành của mình mà nên trở về thực tế.

Những ai chưa biết chi vể CNTT, mà ta gọi đơn giản là XLTT, thì nhân dịp này Ôn kể cho mà nghe. Theo nguyên lý duy nhất của XLTT như đã nói: IPO. Thì cã đời Bạn phải đi tìm, truy tìm dữ liệu nhập, phần I, để nhập vào các tập tin (dân miền Bắc gọi là 'tệp") cất đâu đó trên mây, mà người ta bây giờ gọi là cloud, rồi Big Data. Khi đã cất dữ liệu xong, Bạn đi tìm tổ chức nào, hoặc ai cần cần dữ liệu mà bạn đã lưu trữ để làm gì đó với nó. Rồi khi dữ liệu bạn cất trữ bị thay đổi thì phải lo đi tìm dữ liệu này, cho cập nhật (nghĩa là bỏ cái cũ thế cái mời) rồi cất trữ lại. Cuối cùng, bạn làm tổng hợp (recapitulation, gọi tắt recap). Thế là xong. Cuộc sống của bạn nằm trong mấy từ: READ, CALCULATE, WRITE, UPDATE, DELETE và RECAP. Mấy tay đầu bếp thì cũng chừng nớ từ gần giống giống như vậy: CHIÊN, XÀO, HẤP, LUỘC, KHO, NƯỚNG...Sao, có đúng như thế không các bạn. Đừng buồn nhé

Như ông dự đoán: có ông bạn BFB vào bảo ông rằng vì lý do gì ôn so sánh nghề IT (cao thượng) với nghề đầu bếp (thấp hèn). Ôn bảo : đơn giản là hai nghề cùng theo một nguyên lý IPO. Nếu bạn lượt qua mọi ngành nghề, bạn sẽ thấy vô số ngành nghề theo qui luật IPO rất thông dụng này, mà ít ai chịu khó so sánh.

Như OGT đã nhắc: nhiều người cho rằng ngành IT là ngành rất "cao thượng" nên phải được trả lương cao. Nhưng khi hỏi: cao thượng ở chỗ nào thì họ không trã lời được, ngoài việc dân IT phải coding cực nhọc lắm. Và khi hỏi coding là gì, thì họ trã lời: coding là coding, coding khó nhọc lắm.

Vì là người trong nghề, nên Ôn xin giãi thích cho cặn kẽ. Coding, coder mà bạn thấy quảng cáo tuyển người IT là ngành lập trình viên chuyên "Mã hoá" các lệnh chương trình theo một ngôn ngữ lập trình tin học nào đó. Máy tính hoạt động theo ngôn ngữ máy (machine language), chỉ gồm hai con số 0 và 1. Người ta viết chương trình theo một ngôn ngữ tượng trưng (symbolic language) dùng tiếng Anh. Thời khai thiên lập địa ngành IT, ngôn ngữ tượng trưng mà OGT phãi học viết khi vào làm cho IBM là ngôn ngữ Autocoder, còn gọi là ngôn ngữ hợp ngữ (assembly language). Bạn viết chương trình vào thời sơ khai bằng autoder, rất khó viết nhưng phải viết, mà máy tính thì chỉ biết ngôn ngữ thuần tuý của nó. Bạn ở trong tình trạng bạn biết tiếng Việt, mà người bạn muốn nói chuyện lại chỉ biết tiếng Anh. Phải làm sao đây? Đơn giản là bạn phải tìm một câu thông ngôn, hay thông dịch viên giúp bạn nói chuyện. Còn trong IT, thì bạn có một loại phần mềm gọi là interpreter (trình thông dịch) hoặc một compiler (trình biên dịch), nghĩa là compiler lấy chương trình assembly của bạn (gọi là source code) viết ra chuyễn thành chương trình ngôn ngữ máy tính (gọi là object deck) rồi cho máy tính đọc object deck mà thi hành như theo mong muốn của bạn. Thường thì bạn viết sai không bao nhiêu lần, rồi phải coding lại, rồi compiling lại, rổi cho máy chạy lại, rồi xem lại có sai hay không... cứ thế mà làm : sai, coding lại, biên dịch, trắc nghiệm (testing). Nói tóm lại cái chu kỳ ma quái trên làm cho cái nghề của bạn nó khó, và từ đó bạn tự phong là ngành cao thượng. Thế thôi.

Nhưng với thời gian, các ngôn ngữ lập trình đi từ sơ khai lên cao cấp làm cho việc coding ngày càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các bài toán mà lập trình viên (LTV) phãi giãi quyết cũng theo thời gian đi từ dễ dàng lúc ban đầu trở nên khó khăn thêm. Cho nên tránh trời không khỏi nắng, ngôn ngữ lập trình ngày càng dễ dàng, thì bài toán mà máy phãi giãi quyết ngày càng mới mẽ, càng phức tạp phãi phân tích kỹ và giãi quyết càng khó. Như trong mọi ngành nghề. Thí dụ: theo OGT thì muốn giãi quyết vấn đề tham nhũng một cách toàn diện ở VN thì chỉ có thể dùng tin học để giãi quyết, nhưng phãi chế ra một cấu trúc dữ liệu chưa tìm thấy trên thị trường để giãi quyết vấn đề. OGT đã trình bày cách giãi quyết trên blog của OGT, mà hình như người ta không dám thực hiên: người ta chưa làm mà đã kêu là khó.

Bây giờ, ta trở lại vấn đề chủ chốt: CNTT là gì? CNTT là IT là information technology. Nghe cho oai mà thôi, vì rằng IT gồm 2 phần: phần hồn và phần xác. Nói chính xác: phần hồn của IT là phần mềm (software) còn phần xác của IT là phần cứng (hardware). Do đó, phần công nghệ liên quan đến phần cứng máy tính, phần truyền thông, phần internet, phần clouding thì được xem như là phần xác của CNTT. Còn những phần mềm quản lý xí nghiệp, quản lý hành chánh, quản lỹ xã hội là thuộc xữ lý thông tin hay xữ lý dữ liệu. Có thể xem là phần hồn của CNTT. Do đó, CNTT có 2 ưu tư, ưu tư phần xác không dính dáng nhiều cho lắm với phần hồn, và ngược lại. Cho nên ở VN cho Tin học một phần nằm ở bộ Khoa Học Kỹ thuật, một phần ở bộ CNTT là một sai lầm rất lớn.

Bây giờ, ta đi sâu vào XLTT, phần hồn của CNTT. Hiện dân ta coi trọng cái ngành này lắm, oai lắm, và được trọng vọng lắm. Nhưng khi nhìn kỹ, thì ngành này chã có chi mà hãnh diện, mà trọng vọng. Nó bình thường như mọi ngành nghề khác: phãi học kỹ và thực hành chính xác.

Con người ta từ khi ra đời cho đến khi chết, XLTT bằng cái đầu và tứ chi là chính. Nhưng từ khi có cái máy tính từ 1960 trở đi, thì con người chuyễn dần việc XLTT bằng tay qua máy tính, bắt đầu từ việc làm kế toán, qua làm lương, rồi làm kế toán tồn kho, rồi kế toán công nợ khách hàng, nhà cung cấp, rồi qũy tiền mặt ngân hàng, cuối cùng làm giá thành (cost Accounting). Nghĩa là trước kia con người làm gì bằng tay bằng đầu liên quan đến thông tin dữ liệu, trong quản trị xí nghiệp, trong quản lý hành chánh xã hội, thì LTV phãi viết chương trình làm thế nào kết quả y chang như con người đã làm ra. Như vậy dân LTV chẵng qua là anh thông ngôn giữa con người và máy tính không hơn không kém. Như vậy có chi mà hãnh diện, bắt người khác phãi trọng vọng mình, phải không bà con.

Ng​ười ta, ở Âu Mỹ, từ 1961 đến 2016, trên 55 năm đã chuyễn dần việc xữ lý thông tin bằng tay qua làm bằng máy tính. Trước đây trong phòng kế toán không biết bao nhiêu là kế toán viên, nay chỉ còn một điều hành viên (operator) chương trình. Nói tóm lại, mọi xữ lý thông tin trong các xí nghiệp, trong các cơ quan hành chánh, kinh tế tài chính​, xã hội trước đây làm bắng tay nay đều được làm bằng máy tính. Ở Âu Mỹ người ta gọi là người ta làm xong CM 3.0. Ở VN thì người ta đang loay hoay. Công ty IBM World Trade năm vừa rồi kỹ niệm 50 năm ngày ra đới máy tính mainframe mang tên IBM 360/370, năm 1965. Năm 1964, OGT là người làm việc cho IBM France, đã nhập máy IBM 360 cho bộ TTM Quân lực VNCH để quản lý quân đội VNCH. Nói tóm lại, có nhiều xí nghiệp ở Mỹ vẫn còn dùng những mainframe IBM 360 dùng ngôn ngữ lập trình RPG 2 không thay đổi suốt 50 năm.

Như vậy, ngành IT mà người ta huênh hoang trước mặt bạn, chẵng qua là việc XLTT, nghĩa là chuyễn ngữ việc XLTT bắng tay bắng đầu qua XLTT bằng máy tính, dựa theo một ngôn ngữ lập trình cao cấp hơn so với assembly lúc bàn đầu. Nay CM 3.0 đã kết thúc khi việc XLTT bằng tay từ người chuyễn qua máy tính.

Bây giờ CM 4.0 bắt đầu, và người ta dựa phần lớn trên dữ liệu đã tích lũy từ CM 3.0 mà ta gọi là BIG DATA. Và cái khó bây giờ là những ứng dụng của CM 4.0 thường không có khuôn mẫu như trước đây ở CM 3.0. LTV CM 4.0 phải có đầu óc sáng tạo chứ không đơn giản chuyển thể từ bắng tay qua bằng máy như trong CM 3.0. Do đó, LTV VN trong tình hình hiện nay cùng trình độ kiến thức với LTV Âu Mỹ không hơn không thua gì cả, và chã học được từ ai cả, để thực hiện CM 4.0.

Tới đây, ông kết thúc giãi thích thế nào là CNTT là gì? Chỉ từ đây trở đi bạn phãi chứng tõ bạn là người ta kính trọng vì sự đóng góp thực sự của bạn chứ không phãi là đồ huyễn hoặc. Hy vọng là các bạn đừng giận Ông đã nói lên sự thật về CNTT.

Dương Quang Thiện 5/4/2017

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

72.000 sinh viên ra trường thất nghiệp


72.000 CỬ NHÂN THẤT NGHIỆP  

Hiện tượng sinh viên ra trường kiếm không ra công ăn việc làm, rồi đành đăng ký học tiếp lên thạc sĩ, là chuyện thường tình ở các nước Âu Mỹ. Số này đã lên 20%. Cái mà các nước Âu Mỹ đang lo, là số sinh viên ra trường nợ nhà nước tiền vay đi học đã khá lớn. Ở Mỹ, sinh viên nợ nhà nước vào khoảng 2.000 tỉ đô. Một con số kinh khủng: 40 triệu tỉ đồng VN, 8 lần GDP của VN. Do đó, vấn đề VN không đến nỗi nghiêm trọng. 

Theo OGT nhận thấy, thì trong số 72.000 cử nhân này, phần lớn là các con em ở các tỉnh, các vùng quê, thuộc thành phần nông dân, muốn đi học cao để khỏi làm nông dân cực khổ. Do đó,họ muốn ở thành thị, không muốn về lại quê. Nếu họ chịu khó về quê, đem những kiến thức học được đi vào thực tế, thì họ có thể làm giàu nhiều hơn và còn giúp cho người ở địa phương. Điều này, hình như chưa lọt vào đầu óc con người ta.

Ngoài ra, người ta dạy cho sinh viên ra trường cái tâm lý là xách bằng đi xin việc, sau khi tốt nghiệp. Vậy ai là người tạo công ăn việc làm cho ta. Các công ty đa quốc gia như IBM, Honeywell, Oracle, hoặc các công ty FDI? Không phải chỉ ở VN đâu, mà ở châu Âu Mỹ cũng thế.  Bây giờ, người ta mới nhận thấy là ngay từ khi ở ghế nhà trường, phải tập cho sinh viên cái tinh thần khởi nghiệp, tự mình phải suy nghĩ tìm tòi tạo một ngành nghề đem lại công ăn việc làm cho mình và cho những người chưa đi học. Đó là lý do vì sao tôi tư vấn cho cô thạc sỉ ở Úc về, Đào thị Hằng, làm cái nghề bán nước mắm và mắm. Một quốc gia muốn phát triển, thì phải có một đội ngũ trí thức có óc sáng tạo và khởi nghiệp, từ những cái nhỏ nhất trở đi. Khoan nghỉ tới chuyện to tát lên cung trăng sao hoả, v.v..

Cách đây 53 năm, khi tôi đang làm việc và lấy vợ Thuỵ Sĩ, thì bà già vợ người Thuỵ Sĩ thường lấy kinh thánh ra giải thích tình hình kinh tế thế giới. Theo kinh thánh thì bao giờ cũng cỏ 7 năm bò béo, 7 năm bò gầy. Bò béo để chỉ sung túc, còn bò gầy chỉ khốn khổ. Do đó, áp dụng cho Việt Nam, thì từ 2001 đến 2007 là những năm bò béo, còn từ 2008 đến 2014 là bò gầy. Bạn thử kiểm tra xem có đúng không. 2008 là năm BDS bị khủng khoảng ở Mỹ và ở VN. GDP của VN từ 13,5% xuống còn 5,5%. Bây giờ 2014, những năm bò gầy cũng sắp hết, chắc là sang năm tới kinh tế sẽ ấm dần lên, nếu trong năm 2014 này ta biết chuẩn bị cho cuộc đua 7 năm bò béo.

Còn chuyện 72.000 "nhà trí thức, hết gạo chạy rông", người thì đổ lỗi cho tư vấn tuyển sinh sai, người thì bảo phụ huynh và sinh viên đã chọn sai đường, người thì đổ lỗi cho nhà nước không biết dự đoán nguồn nhân lực trong tương lai là gì. Ai cũng cho là người khác sai, còn mình thì đúng nhưng kết quả là đúng trong cái sai là "hết gạo chạy rông". Bây giờ, ta thử chơi trò phân tích vấn đề: (1) các nhà tư vấn không biết lý thuyết bò gầy bò béo của Kinh Thánh. Các nhà diễn thuyết chém gió không nghĩ đến tra cứu Kinh Thánh về vụ này; (2) khi tư vấn bạn chọn một ngành nào đó, cho đến khi bạn ra trường, có một thời gian 4 năm gọi là lead-time. 

Do đó, nếu ta bắt đầu 2001, là bắt đầu chu kỳ bò béo, thì những ngành hot được tư vấn khi ra trường vào 2005 đến 2009 ai ai cũng có việc làm vì là những năm trong chu kỳ bò béo. Nhưng những ai được tư vấn từ những năm 2005 đến 2008, thì họ vẫn được tư vấn y như trước do kết quả tốt của 4 năm bò béo, và do lead time nên chỉ qua 2009 trở đi, do là ở trong chu kỳ bò gầy, "cục ung thư thất nghiệp" bắt đầu tích luỹ lớn dần lên đến 2013 người ta bắt đầu thấy rõ, nên bây giờ than van. Kết luận là chả có ai sai cả. Chỉ có điều người ta không biết đến chu kỳ bò béo bò gầy và lead-time (yếu tố này có trong quản lý tồn kho, ERP) mà thôi, nên trách họ là oan.

Bây giờ, làm sao đây. Thú thật, OGT không thể trả lời được. Các bạn chịu khó suy nghĩ tìm ra một lời giải đáp.

Trong một blog của tôi, có một lần OGT đã viết như sau: "Con người ta sinh ra, không phải chỉ để ăn như nhiều người bỡn cợt nói thế, mà thực chất là để giải quyết các vấn đề cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước hoặc cho nhân loại. Các vấn đề là muôn hình vạn trạng, thượng vàng hạ cám. Mà muốn giải quyết vấn đề thì phải học. Học từ khi còn tấm bé trong gia đình, rồi học khi vào tiểu học trung học, rồi ở đại học, rồi học ở trường đời khi đi làm việc. Nói tóm lại, là ta suốt cuộc đời phải học cách giải quyết các vấn đề xãy ra. Có các vấn đề trong quá khứ, hiện xảy ra trong hiện tại, đã được đúc kết trong sách vở mà ta phải học. Tứ thư Ngũ kinh của thời nho giáo của các vua chúa VN là những bài học đúc kết của người xưa giải quyết các vấn đề đạo đức, lễ nghĩa, kinh bang tế thế (kinh tế), v.v.. xảy ra trong xã hội. Ngày nay, trong các trường cao đẳng, kỹ thuật, kinh tế, ta cũng chẳng qua học cách giải quyết các vấn đề quá khứ xa xưa nhưng nay với cặp mắt khoa học hơn, nhưng nói chung là học giải quyết các vấn đề quá khứ nhưng vẫn tiếp diễn trong hiện tại. Có những vấn đề đã bị lỗi thời biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có những vấn đề mới sẽ xuất hiện trong tương lai, mà ta sẽ phải có phòng thí nghiệm học tìm cách giải quyết.
Nói tóm lại, giáo dục chẳng qua là cách dạy con người giải quyết vấn đề của hiện tại và của tương lai. Nếu giáo dục giúp đào tạo đúng và đủ người để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mọi môi trường thì là một giáo dục tốt. Một giáo dục đào tạo được những con người có thể giải quyết vấn đề một cách ngon lành là một giáo dục tốt. Thế thôi."

Các bạn có biết không: cái ngành nghề điện toán, tin học, lập trình mà chúng tôi theo đuổi suốt đúng 50 năm nay (tôi vào IBM France, vào ngày 2/1/1964), và chưa chấm dứt thế mới chết chứ khi tuổi còn vài ngày nữa là sắp qua 84, khi đem ứng dụng vào đời sống kinh tế hành chánh, là giúp giải quyết các vấn đề đã và sẽ xảy ra trong xã hội. Do đó, khi viết chương trình, ngoài phần chính, gọi là main solution, chúng tôi bao giờ cũng phải trù liệu phần alternate (còn gọi là phần error, hoặc phần exception) trù liệu thực tế của cuộc sống. Chính vì các lập trình viên được đào tạo ở VN sau này, từ 1990 trở đi, không học trù liệu phần error & exception nên các chương trình viết ra không khả tin, đầy sai lầm. Xin lỗi là hơn cà kê dê ngỗng, nhưng rất cần thiết cho sự hiểu biết cần thiết về sau.

Bây giờ, tôi xin trở về vấn đề thất nghiệp của chúng ta. Nếu bạn chấp nhận cái nguyên lý mà chúng tôi đã đề ra ở trên: là giáo dục chẳng qua là một quá trình dạy cho con người cách giải quyết các vấn đề xảy ra trong xã hội. Và ngành điện toán cũng là ngành giải quyết các vấn đề, nhưng sử dụng máy tính là công cụ. Do đó, con người và máy điện toán đều cùng một mục tiêu: giải quyết một vấn đề, nhưng con người làm bằng tay (với nhiều sai sót và chậm chạp), còn máy tính là tự động, thông qua các chương trình phần mềm (chính xác và nhanh chóng). Nếu bạn chấp nhận ý kiến như sau: sinh viên ra trường là sản phẩm hoàn tất (end product) của một nền giáo dục theo kiểu sản xuất hằng loạt. Như vậy, sinh viên ra trường sẽ đi về những khách hàng tiêu thụ tiềm năng: là những cơ quan công quyền, các xí nghiệp quốc doanh hoặc tư doanh, các tổ chức, đoàn thể. Nếu số sinh viên được nền giáo dục đào tạo ra khớp với số lao động mà các khách hàng cần đến thì là lý tưởng và ta gọi là chính sách toàn dụng (full employment). Nhưng ít khi xảy ra. Số người không được sử dụng khi ra trường sẽ tham gia vào đội quân thất nghiệp. Như vậy, nếu nhìn vấn đề theo lăng kính của ngành điện toán, thì số người vào được thị trường lao động là main solution của chương trình nhân dụng, còn số dân thất nghiệp là phần error hoặc exception hoặc alternate của chương trình nhân dụng. Bộ giáo dục là tác nhân thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo phải trù liệu hai phần main solution và phần alternate/exception. Nếu không làm được thì đúng là bất tài. Bộ GDDT sẽ nói rằng rất khó xây dựng phần alternate vì nó liên quan đến nhiều bộ, mà lấy số liệu của các ngành khác thì rất cam go vì cái tính bảo mật của từng cơ quan công quyền cũng như tư nhân. Nói vậy, thì làm thế nào các công ty ngoại quốc, như Mc Donalds chẳng hạn, muốn chiếm lĩnh thị trường VN khi mà họ không biết chi về dân VN. Trong phần 4 kế tiếp, OGT sẽ cùng các bạn xem tiếp vấn đề giúp bộ GDDT.

4/4/2017: phần kế tiếp đến nay 3 năm rồi OGT xin lỗi bạn đọc là viết chưa xong.

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 29/03/2014- 4/04/2014