Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

PHẪU THUẬT NỘI SOI & TÁC NHÂN NỖI LOẠN


26/9/2015: Chiều

PHẪU THUẬT NỘI SOI VÀ TÁC NHÂN NỖI LOẠN

OGT: cu DAG có biết cách đây 7 năm ông đi mỗ ung thư đại tràng không?

DAG: dạ biết. Lúc ấy, cậu Dung, BS Nha bệnh viện Chợ Rẫy bảo Ôn nên mỗ gấp, vì đang ở "thời kỳ vàng" nên có hy vọng sống thêm 4 năm.

OGT: thế mà đã 7 năm rồi. Ông có bà chị họ, ở Mỹ, cùng tuổi ông, cũng mỗ ung thư đại tràng cách đây 15 năm. Do đó, ôn nghỉ là ông yên tâm trong 8 năm tới.

DAG: thôi ôn ơi, cơ địa mỗi người mỗi khác. Trời kêu ai nấy dạ. Nên với bệnh tình chã có chi là chắc ăn cả. À mà tại sao Ôn lại đem chuyện mỗ ung thư đại tràng ra nói chuyện ở đây?

OGT: câu chuyên là khi mỗ, BS đã "mỗ nội soi" cho Ôn. Cách đây 7 năm, thì ca của ông là những ca đi đầu trong cách mỗ mới này, ở VN, oai không?

DAG: mỗ nội soi là gì, khác với mỗ cỗ điễn ở chỗ nào.

OGT: theo ôn biết như thế này: (1) mỗ cỗ điễn, được gọi là mỗ hở nghĩa là BS thực hiện một vết mỗ dài ngay trên bộ phận muốn xữ lý. BS banh da thịt ra, với máu me tùm lum, rồi tìm đến bộ phận bệnh. Khi tìm thấy thì cho cắt khối u  rồi cho khâu vết mỗ lại. (2) còn mỗ nội soi, thì BS cho thực hiện 3 vết mỗ rất nhỏ đủ để luồn vào 3 cái cần: một cái cần chặn bộ phận mà BS muốn cắt, cái cần thứ hai có dao kéo cắt, và cái cần thứ 3 dùng lôi bộ phận bệnh đã bị cắt cho ra ngoài vất bỏ. Tất các động tác của 3 cái cần đều được theo dõi bởi camera. Tín hiệu camera sẽ truyền lên màn hỉnh máy vi tính. Và BS chỉ cần click lên phím mũi tên (lên, xuống, qua phải, qua trái) thì cái cần di chuyển theo vị trí nhắm tới. (3) như vậy, mỗ nội soi, không bị mất máu nhiều như mỗ mở, vết cắt nhỏ nên mau lành, không sợ bị nhiễm trùng, v.v..

DAG: đúng là khoa học ngày càng tiển bộ. Nhất là tin học, kết hợp với camera giúp xữ lý nhẹ nhàng, chính xác và tiết kiệm. Nhưng mà sao, con thấy bệnh viện dựa trên tiến bộ khoa học mà móc tiền bệnh nhân quá trời, hở Ôn.

OGT: cái này thì Ôn chịu thua. Cu DAG thử đi hỏi các BS ở bệnh viện xem, xem họ trả lời thế nào, hoặc lên FB của các BS nổi tiếng, như BS Võ Xuân Sơn, DH Y Dược TPHCM, mà hỏi. Họ biết, nhưng chắc không dám trã lời đâu. Vì trong ngành Y có một luật bất thành văn là: các BS cấm nói xấu nhau giữa thanh thiên bạch nhật, mà đóng cữa dạy nhau.

DAG: con cũng chịu thua. Mà này Ôn ơi, con hơi ngạc nhiên: không biết ôn có ý đồ chi đằng sau không, khi đưa vấn đề mỗ nội soi ra đây.?

OGT: ừ, thì có chút ý đồ, nó rất phức tạp như dây thần kinh trong bộ não. Nhưng cũng phải nói ra cho bà con BFB biết để học hỏi. Nó như vầy. Theo cu DAG, hồi thời Nã Phá Luân, khi 2 nước hoặc phe có xung đột, người ta tuyên chiến, khai chiến thế nào?

DAG: theo con biết, thì bên X gởi thư tuyên chiến cho Y, hẹn nhau đánh xáp lá cà. Thế thôi. Thời ấy, cuộc sống đơn giản, nên người ta giãi quyết chuyện đánh nhau cũng đơn giản. 

OGT: thế theo cu DAG, bắt đầu từ lúc nào, người ta bỏ cái lệ gởi thư tuyên chiến?

DAG: dạ con không biết. Ôn thử hỏi nhà sữ học Dương Trung Quốc, hoặc sữ gia Lê Văn Lang xem sao.

OGT: thôi khỏi hỏi, tự mình tìm hiểu lấy. Thế khi Mỹ can thiệp vào chiến sự ở miền Nam, tháng 7/1965 khi Mỹ đổ bộ Đà Nẵng, nói là để giúp Thiệu Kỳ diệt VC và Mặt Trận GPMN, và khi Mỹ thả bom miền Bắc, Mỹ có tuyên chiến với đối phương (CS hay VC) hay không?

DAG: hình như là không tuyên chiến gì ráo trọi. Mỹ bảo là Thiệu có viết thư yêu cầu Mỹ giúp trị bọn VC. Thế thôi. Và lúc ấy LHQ cũng chịu thua. 

OGT: nói tóm lại, là Mỹ muốn đánh ai, thì ngang nhiên xồng xộc vào nhà người ta rồi quậy phá tưng bừng. Thất trận ở VN năm 1972, 1975, thì quay qua tàn phá Afghanistan, năm 2001 suốt 13 năm trời, rồi tiếp theo là Irak, năm 2003, cũng trong 10 năm trời, kết cuộc phải rời Irak, Afghanistan trong danh dự, để lại viễn ãnh một cuộc nội chiến cho 2 nước này. 

DAG: thế Ôn muốn đi đến kết luận gì khi kễ lễ những cái tội của anh Cả Đỏ.

OGT: ôn muốn mô tả thế này: sau thế chiến 2, thì Mỹ tưởng mình là oai, có thể làm sen đầm quốc tế, nên tham gia vào các cuộc chiến: (1) chiến tranh Triều Tiên, ký kết Bản Môn Điếm; (2) chiến tranh VN, ký hiệp định Paris 1973; (3) chiến tranh Irak, rút lui trong danh dự sau 10 năm; (4) chiến tranh Afghanistan, rút lui trong danh dự sau 13 năm. Nói tóm lại, trong 4 cuộc chiến này, Mỹ phải cho tham gia trực tiếp quân đội với vũ khí tối tân nhưng không gặt hái chiến thắng như mong đợi. Tại sao?

DAG: dạ tại sao vậy Ôn?

OGT: ôn không biết, vì ôn không phải là nhà quân sự. Ôn chỉ nghe nói như trong chiến tranh VN, có người hỏi tướng Westmoreland, vì sao Mỹ thất trận ở VN, thì ông này trả lời ngon lành là: quân đội CH hèn nhát không chịu đánh VC. Không biết các cựu chiến binh CH có biết câu nói này hay không? Nểu biết, chắc là tức anh ách.

DAG: còn Ôn thì sao. 

OGT: nói ra dài dòng lắm, nên tạm thời ôn không nói chuyện này. Ôn nói chuyện Ôn muốn nhắm tới. Như đã nói: trong 4 cuộc chiến tranh kể trên, Mỹ đã chi không biểt bao nhiêu sinh mạng lính Mỹ, và tiền bạc vũ khí, nhưng không thắng trận nào. Ôn chắc là giới lãnh đạo quân sự Lầu Năm Góc cũng như CIA phãi suy nghỉ lung lắm. Họ đi đến kết luận gì, thì họ không bao giờ lộ bí mật cả. Do đó, ta chỉ có thể phóng đoán, hay đoán mò mà thôi.

DAG: thế Ôn đoán mò được không? Kể cho tụi con nghe xem Ôn.

OGT: ta có thế xem những cuộc chiến tranh trước đây của Mỹ theo phẫu thuật cổ điễn, nghĩa là phẫu thuật mở. Nhưng từ 1972, tin học bắt đầu phát triển. Internet, điện thoại di động phổ biến đến tận hang cùng ngỏ hẽm. Thế là Mỹ chớp thời cơ phát triển một loại chiến tranh dựa trên công nghệ IT, mà giờ đây người ta gọi là cyberwar. 

DAG: thế nào là cyberwar? Con không hiểu.

OGT: đây là một cuộc chiến, mà phương tiện truyền thông là Internet. Người ta sữ dụng những máy bay không người lái, thường được gọi là drone, đủ thứ kích cỡ. Trên drone, thường người ta gắn một camera hồng ngoại, các tín hiệu của camera được chuyễn về trung tâm xữ lý. Ngoài ra, drone còn đựng một khối chất nỗ hoặc một khẩu súng. Chất nổ hoặc khẩu súng sẽ đươc kích hoạt từ trung tâm xữ lý. Như vậy drone tương đương với cái cần được gắn dao kéo nội soi. Ở dưới đất có một tên chỉ điễm chuyên đi lùng mục tiêu theo yêu cầu của quân đội Mỹ. Tên chỉ điểm cũng có gắn camera. Khi tìm ra đúng mục tiêu thì tên chỉ điễm chuyễn tín hiệu về trung tâm XL. Như vậy tên chỉ điễm là cái cần thứ hai nội soi. Quân nhân tại trung tâm dựa trên tín hiệu của tên chỉ điễm, điều khiển drone về mục tiêu, rồi ra lệnh thủ tiêu. Ta thấy là rất chính xác, tuỳ theo tên chỉ điễm. Do vậy, Ôn gọi chiến tranh tin học bây giờ là một chiến tranh phẩm thuật nội soi. Hiểu chưa?

DAG: dạ hiểu rồi. Hèn chi lối sau này, có 3 tên lãnh đạo chóp bu IS bị thủ tiêu kiểu ấy. Thiệt là giỏi. Mỹ còn dùng kiểu chi nữa không Ôn

OGT: bây giờ, ôn tả kiểu thứ hai, cũng mới được sữ dụng gọi là Tác nhân hỗn loạn (Revolt Agent). Mỹ đang sữ dụng "tác nhân hỗn loạn" để tiến hành cuộc chiến phá hoại đa chiều chống Nga, Syrie, Iran, và TQ. Một nhà phân tích địa chính trị, mang tên Mahdi Darius Nazemroaya, cho biết là Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là một ví dụ điển hình cho “tác nhân hỗn loạn” đó. Thành phần chủ yếu của IS là nhóm hồi giáo man rợ khét tiếng gốc Sunni. Đây là “một nhóm lực lượng dân quân có mối liên kết lỏng lẻo” hoạt động trong và ngoài Trung Đông.

Trong bài xã luận đăng trên tạp chí Strategic Culture Foundation, ông Nezemroaya cho hay chiến dịch nhằm mục đích hủy diệt nhắm vào vây bọc khu vực Á Âu với đối tượng chính là Nga, Trung Quốc và Iran. Ban đầu Mỹ lên kế hoạch “xóa sổ” Tehran và Moscow, sau đó dự định sẽ “nhắm tới” Bắc Kinh.

“Nằm trong mạng lưới của tổ chức IS là các nhóm khủng bố đến từ Caucasus, đang chiến đấu ở Syria và Iraq” . Người ta cho biết số chiến binh IS hiện đang chiến đấu ở Ukraine và sẽ sử dụng tổ chức này làm “bàn đạp tiến vào châu Âu”.

Người ta phân tích cho thấy tác nhân hỗn loạn” này rất đa dạng, đó là “mối liên kết giữa bạo lực, phân biệt chủng tộc, bài ngoại với các lực lượng giáo phái” được “tung” ra để gây bất ổn cho khu vực Á Âu.

DAG: cái ông phân tích địa chính trị, nói chi mà nghe lộn xộn quá vậy ông.

OGT: đúng là lộn xộn. Hiện giờ, thì ai cũng biết là Mỹ và liên minh NATO đang chống IS, trên phần lãnh thỗ Irak và Syrie, bằng cách thả bom theo kiểu nội soi sữ dụng drone. Thả bom bằng drone trên lãnh thổ Irak thì không sao, nhưng Mỹ lấy cớ chống IS lại thả bom trên Syrie là một nước độc lập. Mà trong thực tể thì chính quân đội Syrie của Assad lại hứng bom của drone Mỹ, chứ không phải IS. IS là tác nhân hỗn loạn cho phép Mỹ đánh Assad gián tiếp.

DAG: à con hiểu ra rồi. Do đó Nga mới nhảy vào oánh IS cũng bằng drone, làm Mỹ khựng trò chơi.

OGT: đúng thế. Người ta nghi ngờ thiện chí của Mỹ chống IS. Trong vài tháng qua, người ta ghi nhận 3 sự kiện: (1) làm thế nào mà Mỹ cho tập trung 2.000 chiếc xe tăng tối tân ở Mosul ở Irak rồi để cho IS chiếm Mosul với 2.000 chiếc xe tăng ngon lành, và IS đang dùng số xe tăng này tàn phá Syrie. (2) Nga có chứng cứ là quân Mỹ cung cấp một số lớn vũ khí tối tân cho IS. Mỹ đã xác nhận là có giao lộn. Xin lỗi bà con. Thế là xong. (3) một lãnh tụ IS hiện là gốc Tchenia do CIA huấn luyện và đậu đầu xuất sắc. Gã này đã bị Nga đánh tơi bời trong chiến tranh Tchenia do Mỹ bảo trợ thời Yeltsin nhưng bị Putin dẹp loạn. 

DAG: Ôn kết luận thế nào?

OGT: con còn nhớ câu nói của Thiệu không?

DAG: dạ nhớ: đừng nghe những gì CS nói, mà xem những gì CS làm.

OGT: đúng thế. Còn bây giờ áp dụng cho anh Cả Đỏ thì nên sữa ra sao?

DAG: đừng xem những gì Mỹ làm, mà xem nội soi & tác nhân nỗi loạn do Mỹ hỗ trợnlàm ra sao.

OGT: giỏi cho tên đầu gối. Thôi chào cu DAG.

DAG: dạ con chào Ôn. Vui được tiếp chuyện với Ôn.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

FB THÁNG 9/2015


24/8/2015: Chiều

THỨ HAI ĐEN, 24/8, CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU TỤT DỐC

Hôm nay là ngày thứ ba, 25/8, trong tuần. Có thể nói, ngày hôm qua là ngày thứ hai đen tối đối với dân chứng khoán thế giới. Thế giới mất đi cái rụp 5.000 tĩ đô tiền chứng khoán. 400 dân giàu ở Mỹ mất đi 600 tĩ đô. Toàn là tiền tĩ đô trôi xuống cống, trong nháy mắt. Không biết mất tiền như thế, các đại gia có biết khóc không nhỉ, và nếu có, nước mắt khóc của họ thế nào nhỉ, thành phần hoá học ra sao nhỉ. Nhỉ...nhỉ.

Ta thữ điểm lại các sự kiện hai tuần vừa qua: (1) thứ nhất, thình lình chứng khoán TQ lao dốc mất đi 4.000 tỹ đô. Người ta bảo không sao: chứng khoán TQ lớn giả tạo, giống như bánh bao có quá nhiều bột nổi nên to tròn phình lớn hơn cái đầu của họ Mao trên tờ Nhân Dân Tệ (NDT).  Có đến 90 triệu người TQ chơi chứng khoán, hằng ngày đâu có làm việc gì đâu, chỉ chực xem chỉ số nhảy múa để mà mua bán. Làm OGT nhớ lại cái thời công ty nào ở VN cũng trích ra 2 hoặc 3 người để đi học rồi hằng ngày lo việc mua bán chứng khoán cho công ty. Rồi đùng một cái lỗ nặng như TQ bây giờ. (2) thứ hai: vài ngày sau khi chứng khoán lao dốc, thì TQ thình lình cho phá giá NDT, trong 3 ngày liền, tổng cộng vào khoảng 5%. Mỹ la làng. Kinh tế Mỹ, bị suy thoái sau cái vụ khũng hoảng BDS suprime năm 2008, đang trong vòng hồi phục thì nay phá giá NDT  đúng vào cái lúc không đâu vào đâu cả. Người ta bảo, các số liệu về tăng trưởng GDP của TQ là giả tạo, giống như bên Hy Lạp. Thay vì tăng 7% thì có lẽ trong năm 2015 tăng trưởng GDP của TQ chỉ bằng 2,5% mà thôi. Do đó phải phá giá đồng NDT. (3) thứ ba: thình lình ngày hôm qua, mà người ta goi là thứ hai đen, trên toàn thế giới thị trường chứng khoán lao dốc từ 5% đến 8,5%. 5.000 tì đô chứng khoán chảy xuống cống. Waren Buffet nổi danh là tay già cừ chơi chứng khoán, hằng ngày tư vấn chứng khoán trên Motley Fool cũng mất đi khoảng 10 tỹ đô. VN nghe nói mất khoảng 7 tỹ đô. 

Bây giờ, tiếp tục sao đây. Hãy chờ xem.

*****************

25/8/2015: Tối. Gà viết tí bài trên giường với cái iPad.

KHŨNG HOẢNG KINH TẾ/TIỀN TỆ TRUNG QUỐC  1

TQ vừa mới hạ giá đồng NDT, 2 lần trong ngày, xuống thêm 0,3%. Như vậy tổng cộng 4,8%. Theo báo Le Monde, Pháp, thì 30% GDP bị mất toi. Năm nay, 2015, có lẽ tăng trưởng của TQ sẽ bằng 0, chứ không phải 7% như TQ loan báo. 

Trong vụ khũng hoảng này, thì tầng lớp trung lưu TQ là bị thiệt hại nhiều nhất. Có đến 90 triệu người TQ chơi chứng khoán. Họ vay mượn tiền chơi CK như điên. 50% dân trung lưu đầu tư vào BDS, còn 50% kia thì chơi chứng khoán. Người ta tiên đoán là bong bóng BDS TQ sắp sữa nổ tung. 

Người ta đang tự đặt câu hỏi: cái thế giới TB toàn cầu hoá đang trục trặc thì phải: Mỹ lả vụ BDS surprime, năm 2007, EU là vụ vỡ nợ Hy Lạp chưa kết thúc, công thêm vụ di dân ngày càng nhiều làm cho kinh tế EU suy thoái, bây giờ TQ với vụ CK tụt dốc và phá giá đồng NDT. 

Chiếc xe song mã kinh tế thế giới, vừa sữa xong bánh xe hoa kỳ, thì bánh xe TQ bị xẹp lốp. Vui thật là vui.

Các nền kinh tế mới nổi BRICS thì hai TQ và Nga đang có vấn đề, thì Brazil đang bị lũ tham nhũng ở tập đoản dầu khi Petrobas cuốn trôi, có lẽ bà TT Dilma Rousnef cũng sẽ bị chết chìm. Chưa biết. Ấn dộ và Nam Phi chưa nghe nỏi.

Chúc bà con ngủ ngon. VN không sao đâu. O Gái bão VN giỏi lắm trong ấy có OGT và O Gái.

****************

24/8/2015: Tối thui rồi

DI CƯ, NỖI ĐAU CỦA CÁC NƯỚC EU. BỎ THÌ THƯƠNG, VƯƠNG THÌ TỘI

Số người di cư, tị nạn kinh tế từ các nước trung Đông (do Mỹ và Israel quậy Tùng bừng từ 20 năm nay) năm ngoái lên 280.000 người, thì nay chi trong 7 tháng đầu năm 2015, đã lên 340.00.
3 nước EU là Pháp, Đức và Anh đang "đau cái điền".

Dân tị nạn từ Lybie, Syrie, Irak, Afghanistan qua EU theo hai ngã: ngả đường bộ theo Serbie vào, ngả đường biển qua Địa Trung Hãi sang. Chỉ trong tháng 8/2015 đã có 2.000 người chết ở biển.

Từ 30 năm nay, 1985-2015, 28 nước EU đã định cư 20 triệu dân trung Đông. Chỉ nước Pháp đã định cư nhiều nhất 6 triệu người gần bằng 10% dân số Pháp. EU đã ớn cảng cổ rồi, mà không biết nói làm sao với anh Cả Đỏ. 

Bạn thử so sánh xem cuộc vượt biên 700.000 người Việt sau 30/4/75 với 30 triệu dân trung Đông di cư vì kinh tế, với 20% người chết ở biển. 

*******

24/8/2015: Tối mò mò

MỘT SỰ NHỊN, CHÍN SỰ LÀNH...

Hồi nhỏ, trong gia đình, 7..8 anh chị em xỉch mích cãi nhau là chuyện thường tình. Cãi nhau chí choé bắt cha mẹ giãng hoà, thỉ mẹ mắng tát vào miệng: một sự nhịn là chín sự lành. Mẹ bảo: khôn lanh đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đánh nhau. Thế lả xìu. 

Còn bây giờ thì kinh: chỉ trong 2 tháng liền tù tì 5 vụ thãm sát, mà mỗi vụ án mạng thảm sát từ 2 trở lên 6 người chỉ với một con dao: (1) Bình Phước; (2) Nghệ An; (3) Quãng Trị; (4) Yên Bái; (5) Dak Nông. Mà dân gây án toàn là trẽ trâu. Lý do: tưng tững: tức, tham, sân, si, ...

Làm công an vào cuộc tổng cộng trên 1.000 công an. Và còn phải thưởng bao nhiêu là tiền phá án. Đúng là được mùa, nhân lễ Vu Lan.

***************

26/8/2015:  Sáng tinh sương

UKRAINE...LẠI UKRAINE NỮA HẢ OGT?

Đầu năm 2014, OGT thữ làm thầy bói đoán mò về tình hình của Ukraine. OGT bảo rằng mục tiêu chủ yếu của thằng Mỹ, trong vụ Ukraine, là (1) mục tiêu 1 là làm thế nào Ukraine ngả vào vòng tay EU, để NATO có thể áp sát Nga, chĩa tên lữa hạt nhân vào yết hầu Nga. Như vậy, thì đời nào Nga chịu để yên.  (2) mục tiêu 2 là lảm cho EU quay qua mua dầu phiến đá của Mỹ thay vì mua dầu của Nga, hiện đang cung cấp ở mức 40% nhu cầu của EU. Từ mấy năm nay, Mỹ đã nỗ lực không ngừng, để giá thành khai thác dầu phiến đá xuống đến 70 đô là cỏ lãi. 

Vụ việc giằng co Ukraine nay đã gần 20 tháng, quá lâu trong thời đại kỹ thuật số. Có thể trong việc Ukraine này, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Trong mục tiêu 1 kể trên, hình như Obama, thông qua mụ phó ngoại trưỡng Mỹ, Victoria Nuland, đã thành công trong việc lật đổ TT Victor Ianoukovytch của chế độ củ thân Nga,  thay vào đó là 2 tên bất tài TT Petro Poroshenko và ThT Yetsanyuk, nhưng hình như Obama không ngờ Putin tiến hành cú sát nhập Crimea vào Nga nhanh đến thế và cũng không ngờ Putin giúp vụ ly khai miền Đông diễn ra êm xuôi trót lọt. Thế là mục tiêu 1 không thành: NATO chưa vào đươc Ukraine. Ukraine chưa vào đươc EU. Cuộc nội chiến của hai miền Đông Tây Ukraine bắt đầu, và Ukraine đang trên bờ vỡ nợ. 6.000 người chết. 2 triệu người tị nạn ở Nga, chứ ở đâu.

Mỹ/EU lợi dụng việc Nga sát nhập bán đão Crimea vào Nga, để cấm vận Nga. Mà cấm vận những lĩnh vực tài chính (nghĩa là không cho Nga vay vốn đầu tư kỹ thuật ở thị trường vốn ở Luân Đôn), dầu khí, kỹ thuật. 300.000 xí nghiệp Đức làm hàng cho Nga bị ngưng cung cấp hàng cho Nga. Nói tóm lại việc cấm vận này có mục tiêu số 2 làm cho Nga không thể cung cấp dầu cho EU đồng thời làm cho các dự án ống dẫn dầu North Stream và South Stream của Nga sẽ bị sụp đổ. Putin đã công khai tuyên bố ngưng hoàn toàn dự án South Stream, thay thế bởi một dự án với Thỗ Nhĩ Kỳ. 

Trước cuộc cấm vận vô lý của Mỹ, Putin cũng chẵng vừa gì, ông ta liên tiếp ra đòn judo: ông ta ra lệnh cấm nhập khẩu từ EU, từ Mỹ, Canada, Úc, tất cả các mặt hàng nông sản thực phẫm, xe ô tô, nghĩa là những gì Mỹ và EU đang bán ngon lành ở Nga. Đồng thời, công dân Nga dược yêu cầu thắt lưng buộc bụng trong 2 năm, ngưng du lịch các nước Âu Mỹ, (Nha Trang VN du lịch giảm 40%). Máy bay Âu Mỹ cấm băng qua vùng trời Nga, làm cho chi phí hàng không châu Âu tăng lên.Putin yêu cầu Bộ Nông nghiệp Nga phải tăng cường phát triển thay thế nông sản thực phẩm thiếu thốn v..v.. Nga cho Argentine thuê máy bay tiêm kích chống Anh Quốc, để đổi lấy lúa mì và thịt. Các nghị sĩ EU nào mà Putin cho là hung hăng con bọ xít đối với nước Nga đều bị cấm nhập cảnh Nga. Một số tổ chức ONG mà Putin cho là bất hảo bị cấm hoạt động theo lệnh Tối Cao Pháp Viện. Các công ty thẻ tín dụng Mỹ như Master card, Visa, v.v.. đều được yêu cầu cuốn gói khỏi Nga. Một số điệp viên Mỹ nằm đông (có lẽ do Snowden chĩ dẫn) chờ dậy lật đổ Putin cũng được nhắc nhở cuốn gỏi. Nga sợ một cú Maiden như bên Ukraine. Nói tóm lại, Putin ăn miếng trã miếng, Nga sứt đầu thì Mỹ/EU cũng mẽ trán. EU thiệt hại xuất khẩu qua Nga vào khoảng 17 tỷ euro/năm. 

Rũi cho Nga, là vào lúc Mỹ/EU cấm vận Nga, thì tổ chức dầu mõ OPEC và Arap Xêut tăng sản lượng khai thác và hạ giá dầu từ 100 xuống 60 đô. Mà việc giảm giá dầu này, anh Mỹ không được tham khảo. Thế là Nga mất ăn 110 tỷ, Mỹ mất ăn vào khoảng 40 tỷ, còn Arap Xeut thì mất ăn vào khoảng 600 tì. Kết quả là giá thành dầu đá phiến của Mỹ quá cao, nên tạm thời các công ty dầu đá phiến Mỹ đóng cữa. Nỏi cách khác, Nga bị vạ lây là vì ngân sách Nga sống trên dầu khí, nên bị thâm hụt 110 tỉ. Suy thoái kinh tế Nga xuống kinh khủng 40%. Đồng rúp bị phá giá gần 30%. Cũng may là dưới thời Putin, Nga không nợ nước ngoài, Nga có dự trữ trên 670 tỹ đô. Do đó, Putin cho bơm vào ngân hàng 170 tỷ để kéo đồng rúp lên. Mỹ đoán thế nào Nga cũng vỡ nợ vào đầu 2015. Nhưng chã cỏ gì xãy ra. Nga vẫn đang còn bệnh, nhưng đã qua cơn nguy kịch, đang chờ phục hồi, nói theo giọng điệu con nhà bác sĩ. Vấn đề là anh Mỹ có còn đang chuẫn bị trò chi cho Putin đo ván hay không. Chắc là không, vì Obama chĩ còn tại vị 12 tháng sắp vào garage. Tâm trí Obama đang bận lo sẽ làm gì sau khi rời khỏi Nhà Trắng. Có nên đi chạy sô diễn thuyết như Bill Clinton hay không?

Lắm lúc, OGT tự hỏi, mà không có câu trã lời: tại sao tụi Mỹ thích hành hạ tụi Nga. Trong quá khứ, Nga là nạn nhân trong 2 cuộc xâm lăng: của Nã Phá Luân, Pháp và của Hit Le, Đức.50 năm. Sau thế chiến 2, LX chả đi xâm lược nước nào, ngoại trừ qua Afghanistan, năm 1980, giúp Najibulah thành lập một NN CS chống Talliban, và vì theo CNCS, Liên Xô (bây giờ gọi là Nga) bị Mỹ cấm vận liên hồi từ 1945-1995. Chỉ khi LX tuyên bố tan rã, thì Mỹ như bầy kền kền, a vào rĩa rói nước Nga dưới thời Yeltsin bệnh hoạn, 1990-2000, cùng với đám trẽ tài phiệt Nga mới nỗi dậy, chẵng hạn Abramovitch, Khodorsky, ... Chỉ trong thời gian ngắn chưa tới 10 năm, Nga đã có đến 110 tỷ phú đô la, nghĩa là hầu như bao nhiêu tài sản tích luỹ của LX rơi vào tay đám trè tài phiệt tĩ phú Nga này, mà Mỹ gọi là tư hữu hoá nước Nga. Cái vui kỳ quái, là sau nhiệm kỳ của Yeltsin, không biết làm thế nào mà Nga nợ IMF 48 tỹ đô, mà sau này Putin phải nai lưng trã nợ. 

Cũng may cho nước Nga, vừa thoát ra khỏi chủ nghĩa CS, rồi lại rơi vào bầy tài phiệt trẽ Nga rĩa rói hết tài sản, thì một luật sư đươc thị trưởng St Petersbourg giới thiệu cho Yeltsin, mang tên Putin, trước kia có làm việc 2 năm cho KGB. Chỉ trong một thời gian ngắn, Putin lên nắm quyền điều khiển nước Nga bệnh hoạn, giựt lại một số tài sản của nước Nga bị đám tài phiệt Nga ăn cướp. Một số bỏ chạy ra ngoại quốc, như Abramovitch qua Anh, một số bị Putin cho vào tù, chẵng hạn Khodorsky, chủ tập doàn dầu khí Yukos. Nếu Putin không giựt lại Yukos, bỏ tù 10 năm Khodorsky, thì tập đoản dầu khí Nga, Gazprom, đã rơi vào tay của Mỹ. Kinh khủng.

Sức ép từ giới tài phiệt Nga trong khoảng một năm gần đây rất lớn, có lẽ không thua kém những năm đầu ông Putin lên làm Tổng thống. Điểm khác có lẽ ở chỗ, ông Putin vẫn được sự ủng hộ của 3/4 người dân Nga. GDP nước Nga giờ đã gấp 10 lần so với năm 1999; mức lương trung bình của người dân gấp 15 lần, thất nghiệp chỉ còn bằng khoảng 1/3; nợ nước ngoài cũng chỉ bằng khoảng 30% GDP, trong khi dự trữ ngoại hối tăng mạnh, còn vào khoảng 400 tỷ đô trong tháng 7/2015. Trong năm 2008, sai biệt GDP giữa Mỹ và Nga là 7 lần. Nhưng qua 2014 thì sai biệt chỉ còn 3,5 lần, nghĩa là chỉ trong 7 năm Nga đã giãm 50% sai biệt GDP giữa Mỹ và Nga. Người Nga đã có tiền đi du lịch. Chính điều này không làm cho Mỹ bằng lòng, nghĩ cũng lạ. Mà người đã làm cho tình hình thay đổi ở Nga chính là Putin, một con kỳ đà cản mũi mà Mỹ không yêu thích tí nào. Chính Putin đã nói thẵng thừng: chính Mỹ không tôn trọng nước Nga.

Mà cũng kỳ lạ: chính quyền Mỹ hình như đã chi 50 triệu đô, nhờ một nhóm giáo sư nỗi tiếng ở một đại học cũng nổi tiếng ở Mỹ, nghiên cứu profile về mặt tâm lý của Putin để các lãnh đạo Mỹ học thuộc lòng kết quả nghiên cứu để có thể hành xữ thích nghi (có vẽ du côn nhiều hơn là lễ độ) khi gặp mặt Putin, đồng thời dùng kết quả nghiên cứu để mở một chiến dịch truyền thông chống Putin. Họ bảo Putin là một tên KGB khát máu như thời Staline, Putin ôm mộng phục hồi đế chế Sa Hoàng, Putin là một tên độc tài kiểu putinism (là thế nào không ai biết). Putin có một khối tiền tham nhũng lên đến 40 tỹ đô. Putin có bộ đồng hồ đắc nhất thể giới. Theo OGT, chỉ còn thiếu một điều: điện Kremlin là ổ ăn chơi trác táng truỵ lạc của Putin. Cái kỳ lạ là cái kiểu tuyên truyền như thế đã thấm vào đầu óc dân Âu châu. Nếu bạn đọc báo Pháp, thì bạn thấy người ta chữi thậm tệ Putin. Hay thiệt, Mỹ tuyên truyền hay thiệt, giỏi hơn Hit Le vạn lần. Một cậu du học sinh VN ở Ý, có một đoạn văn gởi cho OGT: cậu ta chữi Putin một cách ngon lành, làm như đã nhiều năm sống ở Nga không bằng. OGT rất ngạc nhiên kết quả tuyên truyền của Mỹ háy thiệt.

Các vụ nổi loạn ở Gruzia, ở Chetnya do Mỹ giật dây thời Yetlsin đều bị Putin hoá giãi, khi Putin lên cầm quyền. Trung Đông chỉ còn 2 nước là Syria và Iran mà Mỹ cố công lật đổ không được là vì Nga xía vào. Nói tóm lại, Putin đúng là con kỳ đà cản mũi. Mỹ đã tìm mọi cách xúi EU không họp ở Sochi (Nga). Mỹ xúi EU rút tên Nga khỏi khối G9 (nay chỉ còn G8) và bây giờ gài Nga vào vụ Ukraine, để mong lật đố Putin. Mà hình như Putin là con lật đật thì phải. Đánh cú nào thì ông ta oằn xuống, rồi trồi lên dậy cười hehe nhạo Obama. 

Bây giờ, bạn hãy chờ xem con lật đật Putin oằn mình thế nào trước cú đấm Ukraine của Obama. Theo nắm tình hình của OGT, thì có lẽ EU cũng đã thấm mệt (sau vụ Hy Lạp vỡ nợ, và vụ dân xin tị nạn quá sức) và Mỹ cũng đang tính bài chuồn khỏi Ukraine như Mỹ đã bỏ Saakashvili chuồn khỏi vụ Gruzia trước đây. Mỹ lặng lẽ vừa cho phép một công ty dầu khí Mỹ hợp tác với Nga trong việc khai thác dầu phiến đá ở Bắc cực thuộc Nga, mặc dù lệnh cấm vận Mỹ/EU đối với Nga vẫn đang còn hiệu lực đến cuối 2015. Đúng là chính trị.

P/S: OGT có viết một blog (Dương Quang Thiện blog). Không biết OGT viết thế nào, mà người ở Ukraine vào đọc nhiều đứng thứ 3 sau VN và Mỹ.

********************

26/8/2015: Chiều...

CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ LAO DỐC...

Chỉ trong 2 tuần lễ, thế giới chứng khoán theo TQ tuột dốc bốc hơi gần 12.000 tỹ đô, trong ấy anh Cả Mỹ mất 5.000, anh Hai TQ cũng mất đi 5.000, các anh EU hết 1.100, các đại gia Mỹ hết 400 tì, và anh chàng khố rách áo ôm VN hết 3 tỹ.

Người ta đang ca bài: đêm dài lắm mộng...

******************
31/8/2015: Trưa
THU NHẬP NGƯỜI VIỆT ĐI SAU HÀN QUỐC, THÁI LAN HÀNG CHỤC NĂM...
CHUYỆN THẬT HAY KHÔNG?
Chắc bạn đã đọc xong bài "Thu nhập người Việt đi sau Hàn Quốc, Thái Lan hàng chục năm..."  OGT này đoan chắc 100% các bạn ai cũng rất đồng ý nội dung bài báo, khen tác giả viết rất hay, rất chính xác, v.v.. Rồi tự thầm chữi đỗng: cái chính phủ CS này sao toàn là lãnh đạo vô tài bất tướng. Để rồi kết luận: dưới thời chánh phủ CS này, khó lòng mà VN sẽ đứng đầu ASEAN.
Bài báo này nói đến sự phát triển của VN so với các nước trong khu vực cùng tầm cở: HQ, TL, PHI, SIN, ML. Không so với Nhật, TQ, Mỹ, EU. Theo OGT, muốn chấp nhận một cuộc so sánh khách quan, thì cuộc so sánh nên được hình dung diễn ra như trên một trường đua điền kinh có nhiều băng đua, xuất phát cùng một thời điểm, cùng một vị trí. 
KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TA MUỐN SO SÁNH
Ta chọn năm 1945, làm thời điểm xuất phát, nghĩa là sau thế chiến 2, lần lượt điểm qua từng nước một mà ta muốn so sánh.
(1) Mã Lai: một quốc gia hồi giáo bị Anh làm thuộc độ, và chỉ được độc lập vào năm 1957, 2 năm sau Điện Biên Phủ. Không có chiến tranh với Anh. Sau khi độc lập vẫn còn nằm trong Liên Hiệp Anh, nghĩa là ít nhiều nhận viện trợ từ Anh. Nói cách khác, Mã Lai có thể phát triễn từ 1957, giống như nam VN, thời kỳ Ngô Đình Diệm. Nhưng trong thời kỳ 1955-75: miền Nam VN vẫn ở trong tình trạng chiến tranh với Mặt Trận GPMN và quân đội Mỹ-VNCH. Nói tóm lại, 1957 là thời kỳ Mã Lai bắt đầu phát triển. Nếu có so sánh, thì lấy số từ 1957 đến 1977 mà so sánh với VN.
(2) Hàn Quốc (HQ): Vào thời điểm 1945, Triều tiên vừa thoát khỏi sự đô hộ 30 năm của Nhật Bản, nhưng lại bị chia cắt một bên là Bắc Triều Tiên, theo CS, bên kia là Hàn Quốc theo TB. Sau đó là chiến tranh chớp nhoáng Triều Tiên từ 1950-53. Sau đó là đình chiến 1954 đến nay. Bên HQ 500.000 người chết & bị thương & mất tích. Còn phía Bắc Triều Tiên thì số người là xấp 2. Nói tóm lại, chiến tranh ngắn ngũi 4 năm, Triều tiên không bị tàn phá nặng nề so với VN. HQ không có chiến tranh từ 1954, cùng năm với Điện Biên Phủ. Nói tóm lại, 1954 là thời kỳ Hàn Quốc bắt đầu phát triển. Nếu có so sánh, thì lấy số từ 1954 đến 1974 mà so sánh với VN. Nên để ý là từ 1954-74, trong chiến tranh ở VN, HQ đã nhận viện trợ rất nhiều từ Mỹ, nhận tiền sữa chữa tàu bè cho Mỹ, cũng như tiền đánh thuê cho Mỹ khi gởi sư đoàn Bạch Mã chiếm đóng miền Nam Trung bộ chống VC. 
(3) Thái Lan (TL): trong suốt chiều dài lịch sữ của mình, TL chưa hề bị thực dân Anh và Pháp dô hộ. Chỉ khi thế chiến 2, TL hợp tác với Nhật chống Anh Pháp, nên khi Nhật đầu hàng, thì TL bị đòi bồi thường. Lúc ấy, Mỹ đỡ đòn nên TL khỏi bồi thường chiến tranh. Cho nên, TL chỉ có cơ hội phát triển kể từ 1960 kể từ khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến can thiệp tại VN. Mỹ đã thuê căn cứ không quân Utapao để phá hoại miền Bắc. Kể từ 1965, quân lính Mỹ sau những cuộc hành quân ở VN thì qua TL dưỡng sức. TL trở thành ổ điếm nghĩ ngơi cho quân đội Mỹ tham chiến ở VN. Nói tóm lại, TL chỉ phát triển từ 1960, sống nhờ chiến tranh VN mà Mỹ can thiệp. Nếu có so sánh với TL, thì lấy số từ 1960 đến 1980 mà so sánh với VN. 
(4) Philipine (Phi): Phi là một thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó được bán lại cho Mỹ. Sau thế chiến thứ 2, Phi được độc lập vào năm 1945. Nhưng mãi đến 1965, Phi mới bắt đầu phát triển. Trong chiến tranh VN, Phi cũng được lợi là đã tham gia vào việc cung cấp các đoàn quân y tế cho quân đội Mỹ, và đã cho quân đội Mỹ sữ dụng các căn cứ không quân và hãi quân. Nói tóm lại, nếu có so sánh với Phi, thì lấy số từ 1965 đến 1985 mà so sánh với VN.
(5) Singapore (Sin): là một thuộc địa Anh Quốc, đươc độc lập vào năm 1963. Dân số rất ít vào khoảng 6 triệu người, không hề có chiến tranh, và cũng chả có tài nguyên khoảng sản gì cả, ngoài sức lao động của cư dân. Có thể coi Sin như là một thành phố, như Tp HCM  chẵng hạn, sống dựa trên khoa học kỹ thuật, và quản lý. Sin là một trung tâm tài chính khu vực, giàu nhờ là trung tâm trung chuyễn hàng hoá từ Đông sang Tây. Nói tóm lại, nếu có so sánh với Sin thì lấy số từ 1963 đến 1983 mà so sánh với VN.
(6) Indonesia : là một cựu thuộc địa Hà Lan dành đươc độc lập năm 1949, nhưng mãi qua 1968 mới nói chuyện phát triển dưới thời TT Suharto, sau khi ông này triệt tiêu 3 triệu đãng viên của toàn bộ đảng CS Indo năm 1965, với sự tiếp tay của CIA Mỹ. Nói tóm lại, nếu có so sánh với Indo thì lấy số từ 1968 đến 1988 mà so sánh với VN.
GDP LÀ GÌ.?
Bây giờ ta thữ xem qua GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội), thước đo phát triển của một quốc gia. Cái vô duyên ở đây là người ta sử dụng cái thước đo GDP của TB đem đo sự phát triển của một nước theo CNCS. Thôi thì chịu vậy thôi, vì CS không có thước đo phát triển.
(1) theo định nghĩa, muốn tính ra GDP, người ta lấy tổng thu nhập do sản xuất và dịch vụ toàn quốc trong một năm rồi chia cho tổng số dân. Rõ ràng. Trong 2 con tổng, thì tổng số dân dễ tính qua các kỳ kiểm kê dân số. Nhưng con số tổng thu nhập thì hơi khó. Con số này phải cho gồm thu nhập của người dân, và thu nhập của các xí nghiệp. Nếu nước nào có hệ thống thống kê tĩ mĩ và hệ thống kế toán chính xác thì con sổ tổng thu nhập sẽ chính xác hơn. Và con số phải được minh bạch, khách quan, không được tô hồng. Như vậy, Bạn thử hỏi VN có được những điều kiện này chưa. Chắc là chưa. Do đó, con số VN đưa ra phải chỉnh theo một tỹ lệ sai số nào đó.
(2) như ta thấy khi tính GDP, ta phải có 2 con số tổng: tổng thu nhập và tổng số dân. Con số sau OK. Nhưng con số đầu có nhiều rắc rối. (2a): Rắc rối thứ nhất là phải đưa thu nhập của toàn bộ lực lượng lao động của xã hội và toàn bộ các xí nghiệp trên toàn quốc vào tính toán. Ở các TB thì OK. Còn ở VN, người ta có đưa thu nhập của anh xe ôm, bà bán cháo lòng ven đường, chị bán trái cây trước nhà tôi, chú bán chuối cạnh nhà bên, cô làm móng tay dạo, cu thợ đụng, v.v.. vào con số thu nhập không? Không. Theo OGT, có thể ở VN người ta để lọt lưới số người này vảo khoãng 40% lực lượng lao động. Như vậy, con số GDP của VN phãi tăng thêm 40%, bao gồm thu nhập của dân (mang tiếng là bần cố nông nhưng thu nhập có thể cao xấp 3 các cô ở ngân hàng) mà OGT vừa kể trên. (2b) Cái rắc rối thứ 2, là khi tính thu nhập, người ta đưa vào thu nhập của các công ty. Nếu ở nước TB như Mỹ hoặc Singapore chẵng hạn, thì các xí nghiệp giàu có toàn là tư nhân, chứ ít có quốc doanh. Ngược lại, nước nào mang tính xã hội, như Pháp hoặc VN chẵng hạn thì xí nghiệp lớn toàn là quốc doanh. Do đó, GDP của các nước thuần tuý TB là cao là do thu nhập của các hãng giàu, người giàu, còn GDP của các nghèo là vì không có những người giàu. Cái rắc rối thứ 2 này là do bà đầm tôi, người Thuỵ Sĩ chỉ cho thấy. Khi tôi khen là GDP của TS cao nhất thế giới. Bà ta bảo tôi lầm to. Bà bảo GDP TS là cao là do đưa vào thu nhập của các hãng giàu như Nestlé (sữa), Lindt (chocolat), các hãng dược phẫm, hoá chất, bảo hiểm và ngân hàng, v.v.. Còn thật ra, dân TS không giàu đâu: số người có nhà riêng chưa tới 40%. Chắc bạn đã nghe chuyện ăn thịt gà đễ mĩa mai cái rắc rối này. Tóm lại, GDP của các nước giàu, tính ra là tính đúng tính dủ, nhưng thực chất không phản ảnh đúng sự giàu có của nước đó, mà chỉ phản ảnh mức độ tăng trưởng của giới giàu có. Mà giới này chỉ chiếm 1-5% dân số. (2c) Bây giờ, bạn thữ so sánh GDP của Mỹ, Thuỵ Sĩ, Luxembourg và Singapore. Mỹ có dân số 300 triệu người, 600 tĩ phú, chưa kế không biết bao nhiêu tập đoàn giàu có. Trong khi 3 nước đi sau chĩ có vào khoảng 7 triệu dân, và cũng vô số tập đoàn giàu có. Và 3 nước sau có GDP từ 70.000 đến 120.000 đô, trong khi Mỹ chỉ có vào khoảng 53.000 đô. Như vậy, dân Mỹ đâu có giàu như ta tưởng, mà là các tập đoàn giàu có như Microsoft, Apple, v.v.. Như vậy dân Mý đâu có hưởng cái xái của dân giàu Mỹ để mà bắt chước quyết tâm.
THỮ LÀM CUỘC SO SÁNH
Như bạn thấy ở trên: (1) việc phát triển của VN chí có thể bắt đầu từ 1995 sau khi Mỹ bình thường hoá với VN. (2) muốn so sánh phát triển của VN so với các nước khác thuộc khối ASEAN, OGT lấy năm phát triển của mỗi nước cộng thêm 20 năm, để tìm ra GDP của mỗi nước dựa vào số liệu của Liên Hiệp Quốc; (3) sau 20 năm, số năm xê xích không bao nhiêu lấy số của năm 1980-1988, nghĩa là năm phát triển xuất phát là 1960-1968. OGT thấy tạm được. Do đó, OGT ghi ra bản dưới đây, gồm 3 con số: con số đầu tiên là năm xuất phát triển thực thụ. con số thứ 2 là năm kết thúc sau 20 phát triển : 2014 của VN, 1980-1988 đối với các nước khác. Con số thứ ba là GDP tương ứng. OGT chỉ xin lưu ý bà con: đô la năm 2014 trị giá thấp hơn đô la 1980-1988. Người ta gọi là chỉ số mắc mỏ cuộc sống (indice de cherte de vie). OGT chưa tìm được chỉ số này. Nhưng OGT có đọc đâu đó thì đồng đô la bây giờ chỉ bằng 70 cents cách đây 30 năm. Như vậy, con số 2.095 usd của VN năm 2014 chỉ bằng 1.467 usd 
                               (1).            (2).            (3)
1. VIET NAM.        1995.        2014.       2.095 usd (= 1.467 usd năm 1984)
2. SINGAPORE.    1963.        1983.       6.715 usd
3. MALAYSIA.       1957         1980       1.802 usd
4. PHILIPINE.        1965.        1985.         567 usd
5. THAILAND.         1960.       1980.        683 usd
6. INDONESIA.      1968.        1988.        515 usd
7. HÀN QUỐC.       1954.      1980         1778 usd
Như theo bảng trên, bạn thấy là VN chỉ thua Singapore, hơn một cái đầu HQ và Malaysia, nhưng hơn hẵn Phi, Thái và Indo. Cuối cùng, OGT chã bao giờ tin là VN tụt hậu so với các nước vừa kể trên. Ngoài ra, trong phát triển của VN người ta quên: (1) VN phải tự tái thiết cuộc chiến tranh do ngoại bang gây ra mà không nhận được viện trợ hoặc bồi thường nào cả. (2) VN phải tự mình gánh vác những chi phí gián tiếp do chiến tranh gây ra: như thương phế binh phải chăm sóc, qui tập mộ liệt sĩ, ...Bộ QP Mỹ cho biết chiến tranh ở VN tốn 750 tỉ đối với Mỹ, nhưng một bác học Mỹ cho biết thật ra tổng phí là 3.000 tỉ, nghĩa chi phí gián tiếp sau chiến tranh gấp 3 lần. Còn ỏ VN thì người ta chưa tính ra. Như vậy, nếu phải chi cho những hậu quả của cuộc chiến, thì lấy tiền đâu mà phát triển. 
Thế mà, theo bảng kể trên VN chã tụt hậu thế nào. Như vậy, chứng tỏ là VN rất Kiên cường trong phát triển.
Do đó, nếu bạn nào cho VN là tụt hậu, thì đi kêu ba thằng Mỹ mà chữi chúng. Chính chúng đã kỳ đà cản mũi không cho cụ Hồ đưa VN vào độc lập ngày 2/9/1945. VN mất 50 năm để phát triển. Lỗi tại ai. 

Ngày mai, người ta làm lễ kỹ niệm 70 ngày tuyên bố độc lập. Bạn biết sẽ suy nghĩ thế nào về vận nước trong 70 năm qua, để mà hành động trong tương lai.

*****************

1/9/2015: Sáng
8 tháng đã qua đi. OGT đã cố gắng làm cái gì đó. Từ tháng 2/2015 đến nay 8/2015,  7 tháng mà OGT chưa hoàn thảnh xong tập sách Warnier, cho phép lập trình viên tự đào tạo để có thế viết các chương trình quản trị xí nghiệp. Thế nào cuối tháng 9/2015 cũng phải xong. Nếu không xong thì coi chừng bị đét đít.
Mỗi ngày, là mỗi nước có vấn đề:
(1) Châu Âu, EU thì vừa xong vụ HL vỡ nợ, thì vụ dân di cư từ trung đông tràn qua như châu chấu. Vừa rồi, một xe container của dân buôn người vượt qua biên giới thì phát hiện ra 23 người đã chết trong xe... Thế rồi sao chả ai biết. Dân tị nạn đang đặt ra cho châu Âu vô số vấn đề: nhân đạo, an ninh, suy thíai kinh tế, v.v..
(2) Trung Quốc: các tai hoạ liên tiếp dồn dập đổ lên đầu:  khủng hoảng chứng khoán, phá giá đồng NDT, BDS sắp sữa nỗ bong bỏng, liên tiếp 3 vụ nổ các nhà máy kho chứa hoá chất, làm ô nhiểm không khí; mỗi ngày 4.000 người chết do ô nhiễm không khí, ...
(3) Mỹ: 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp chưa được hợp thức hoá tình trạng lậu của họ. Các chủ xí nghiệp, các khách sạn, nhà hàng tha hồ tự do bỏc lột dân nhập lậu này. Thêm lại bây giờ, con nít từ 13-18 tuổi từ các nước nghèo châu Mỹ La Tinh cũng tràn vảo Mỹ kiếm công ăn việc làm, làm tăng số dân nhập cư lậu.  Rồi tay Stiglitz, giải Nobel kinh tế Mỹ, vừa ra sách, "Sự Đổ vỡ lớn", chĩ trỉch chính sách kinh tế của Mỹ đủ mọi mặt, nhất là sự sai biệt giàu nghèo quá cao ở Mỹ (trên 40 lần), làm Obama bực mình. 
(4): Viet Nam: đang chuẫn bị nhậu. Túi tiền ít nhiều gì cũng phải nhậu, trừ OGT rất ngoan đạo.
OGT: tăng xông tạm ổn.
*****************
1/9/2015: CHIỀU

HẬU QUẢ ĐÁP TRẢ CẤM VẬN NGA CHỐNG EU, KHI EU THEO ĐUÔI MỸ CẤM VẬN NGA

 Trong tháng Bảy, cựu Bộ trưởng Pháp Nadine Morano cho biết EU đã thiệt hại mất 21 tỷ euro và có thể mất tới 81 tỷ euro nếu như Nga tiếp tục thi hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm.
Trong khi đó, Viện Kinh tế ở Áo đã cho công bố bản nghiên cứu về mức độ thiệt hại nặng nề nhất đối với EU trong năm 2015. Theo đó, lệnh trừng phạt từ Nga có thể khiến Đức tổn thất 29,9 tỷ euro, Italy là 16,3 tỷ euro, Pháp 11,1 tỷ euro, Anh 9 tỷ euro và Tây Ban Nha 8,5 tỷ euro.
******************
3/9/2015: Chiều
LƯƠNG TỐI THIỂU
Người ta vừa thông qua lương tối thiểu ở VN năm 2016 là 3,5 triệu đồng/tháng. So với Mỹ thì thế nào? 
Theo báo chí Mỹ, thì lương tối thiểu ở Mỹ, nhiều năm rồi, là 7,5 usd/giờ. Họ đang biễu tình đòi tăng lên 15 usd/giờ, nhưng chưa được các xí nghiệp Mỹ đồng tình.

Với 7,5 nhân cho 200 giờ, thì lương là 1.500 usd/tháng, hoặc 18.000 usd/năm. Ở Mỹ, người nào lương dưới 10.000 đô/năm thì thuộc diện nghèo, và sẽ được nhận phiếu thực phẩm 50 đô/tuần. Ở New York, 7,8 triệu người thì 20% thuộc diện nghèo nhận phiếu thực phẩm. Bạn nên tự hỏi Tp HCM, với 8,3 triệu dân, có chế độ phiếu thực phẩm không?

Bây giờ, ta thữ tính 3,5 triệu/tháng là bao nhiêu so với Mỹ. OGT có một cái thang (scale) so sánh 1:8. Nếu ở VN là 1 thì ở Mỹ là 8. Như vậy: ở VN là 3,5 thì ở Mỹ 28 triệu. Tỹ lể hối đoái 1 đô ăn 22.000 đồng, như vậy 28.000.000 chia cho 22.000 cho ra 1.270 đô/tháng. Còn ở Mỹ là 1.500 đô. Khác biệt vào khoảng 15%. 

Như vậy, đối với dân khố rách áo ôm, Mỹ có phải là một americain dream hay không.

*****************
5/9/2015: Sáng

PHÁT MINH LẠI NHÀ NƯỚC TRƯỚC SỰ HIỆN HỮU CỦA THẾ GIỚI KỸ THUẬT SỐ

Theo OGT, thì thời buổi kỹ thuật số này, không cần biết nên theo chũ nghĩa CS hay TB làm gì, hay theo độc đảng hay đa đảng làm gì, chĩ cãi nhau chí choé ở nghị trường không đi tới đâu, xôi thịt là bản chất hoặc cố đấm ăn xôi của các đảng TB. Ta nên chọn loại lãnh đạo nào biểt lo hạnh phúc cho nhân dân, biết phát triển hài hoà đất nước trong tiết kiệm dựa trên tài nguyên hạn hữu của đất nước. Cái loại lãnh đạo này cần tập trung vào một đãng nho nhỏ vài trăm người mà thôi, không cần hằng triệu hằng triệu đãng viên làm gì (như với các đãng CS) nuôi báo cô, tốn tiền của nhân dân vô ích. 

Nói tóm lại: bạn nên xem lại sách sữ và học hỏi cách hành xữ của các vua chúa VN thời xưa (trước khi bị Pháp đô hộ) mà các ông CS đã gọi bậy là thời phong kiến giống như bên châu Âu thời trung cổ. Quan điểm sống của các vua chúa VN ngày xưa là: "thay trời hành đạo, thương dân như con" nghĩa là thay mặt thượng đế giáo dục dân chúng sống có đạo đức, các vua VN  phải lo cho hạnh phúc của nhân dân phía trong, và bên ngoài phãi bảo vệ dân chúng khỏi hoạ ngoại xâm TQ ở phương Bắc, và Chiêm Thành ở phương Nam. 

Trong khi chờ đợi, OGT mời bạn đọc một bài báo Pháp, OGT thấy hay hay nên dịch ra cho bạn đọc. Nếu BFB nào không thích suy nghĩ sâu xa hơn một lẫu cá canh chua thì khỏi nhọc công đọc làm gì. Còn bạn nào muốn biết một xã hội kỹ thuật số sẽ ra sao, đựợc quản lý, cai trị thế nào, thì thữ tìm hiểu xem bài báo nói gì. Theo OGT thì bài báo chưa sâu sắc, nhưng thà có còn hơn không. Thôi, mời đọc...

PHÁT MINH LẠI NHÀ NƯỚC TRƯỚC SỰ HIỆN HỮU CỦA THẾ GIỚI KỸ THUẬT SỐ

Trước sự phát triển ồ ạt thế giới kỹ thuật số (KTS) ngày càng mạnh, ta phải nghĩ thế nào về thế giới ngày mai, và tìm ra những giới hạn của thế giới này. Trong văn minh KTS này, đâu là những đầu mối chống quyền lực (contre-pouvoir) cho phép phát minh ra lại những mối tương quan giữa người cai trị và người bị trị. Theo tố chức CNIL (Commission Nationale Informatique et Libertés - uỹ ban quốc gia tin học và tự do) ở Pháp, thì ta phãi suy nghĩ lại vai trò của Nhà Nước (NN) để tìm lại biên độ xoay xở.


Các tạp chí hình như vẫn còn bở ngỡ trước sự ra đời của KTS và một số nhân vật chính trị hình như bị "qua mặt" bởi văn minh mới mẽ này. 

Muốn suy nghĩ hoặc điều chĩnh một cái gì đó, ta phải có một biễu diễn rõ ràng về mặt tâm trí việc gì đã xãy ra. Nhưng ở đây, sự việc không phải như thế. Chúng ta đang đứng trước một sự thay đỗi văn minh. Những công nghệ mới vừa là tấm gương phản chiếu sự thay đối này, vừa là một đòn bẫy, một sự đẫy nhanh tiến độ của công nghệ. Xã hội bây giờ thấm nhuần KTS. Đây không phải là một hiện tương mới, nằm ngoài xã hội chúng ta. Đúng là toàn bộ thế giới của chúng ta đang chuyễn động, đang biến đổi, đang mang một chiều kích (dimension) mới lộn ngược nhờ KTS, và chính thay đổi chiều kích này làm cho ta nghiên ngá mất hướng đi. Mỗi cá nhân, từ theo cấp độ bản thân mình, đã cãm nhận là mình đang thay đổi vạn vật. Chúng tôi tin rằng sự thay đổi là cơ bản hơn: một thế giới đang kết thúc, một cái gì mới đang được hình thành sinh ra, và việc này buộc lòng ta phải xem xét lại các khái niệm của chúng ta, cũng như các giá trị, cách thức tổ chức, và nền văn hoá của chúng ta...

Những câu hỏi chính trị nào thế giới mới sẽ đặt ra cho chúng ta ?

Trước tiên, thế giới mới tạo một áp lực mới giữa cá nhân và tập thể: KTS trang bị cho những cá nhân nào muốn tự lập, theo cá nhân chũ nghĩa, đối lập với tập thể; trong cùng lúc, nhu cầu chia sẽ lại tăng cường. Làm thế nào xây dựng một hiệp ước xã hội chung xung quanh những căng thẵng này? Tiếp theo, những cân bằng chiến lược mới trên thế giới bắt đầu hình thành vẽ ra. Cuối cùng, những vấn đề mới xuất hiện: việc kiễm soát được cho lan rộng, các mạng thông tin dễ bị tổn thương... KTS tăng tốc hoặc hé lộ những phát triển này. Những cân bằng giữa cá nhân và tập thể phải là thế nào? Vai trò của kinh tế thị trường phải là thế nào? Sự thay đổi trong tập quán sử dụng có đưa đẫy đến việc thay đổi những giá trị hay không? Khung lưới (grid) giá trị là gì nào? Những cân bằng là gì? Đây là một vấn đề chính trị, đúng nghĩa ban đầu của nó, một vấn đề không mang màu sắc phe phái. Ta phải hình thành thành phố của thế kỷ  21. Tất cả phải phát minh lại từ đầu: các phương thức hoạt động, vai trò của NN, việc qui định... Ta phải hiểu sâu tận xương tũy sự thay đổi này. KTS cho phép hình dung trước cách thức mới trong việc suy nghĩ lại một thế giới. Phải tận dụng những gì ta thấy được tương tự như trong một phòng thí nghiệm. Thế dự án tập thể cho VN và cho châu Á là gì? Và cho châu Âu Mỹ là gì?

Tại sao khó suy nghĩ lại về hệ thống một các toàn cục?

Trước tiên phải chấp nhận khảo sát trong một thời gian dài hơn là thời gian ngắn hạn. Tiếp theo, là phải đặt xuống những yếu tố tranh cãi một cách cởi mỡ không thiên về một lý tưởng, một chũ nghĩa nào đó. Như vậy mới có thể tưởng tượng ra một khung lưới (grid) học hỏi, những tham chiếu cho phép hiểu được thế giới này.

Các nhà lãnh đạo của ta trên toàn thế giới, công cộng hay tư nhân, đều đi trễ trong việc hiểu biết thực trang xãy ra trên thế giới. Và không chắc gì họ là người giỏi nhất trong việc tưởng tượng ra những giãi pháp mới trong một khung hoạt động mềm dẽo và uyển chuyển.

Bạn có đề nghị gì mới không ?

NN (châu Âu) hiện đang ở trong một tình trạng tồi tệ. Áp lực ngân sách rất cao, và ta đang có một NN Pháp rất yếu ớt, NN không biết mình đang đi về đâu. Một NN không thấy thoãi mái đứng trước sự quản lý phức tạp của đất nước và xã hội. Nghĩa là phải định nghĩa rõ ràng vai trò của NN.

Nước Pháp là một trong những nước hiếm có theo đấy NN rất có nhiều điều quan trọng. Đây vừa là sức mạnh, cho phép có một khã năng hành động và tập hợp vô tiền khoán hậu, nhưng trong thời đại phức tạp này, thì lại là một yếu kém nếu NN không thích nghi nhanh với thời cuộc. Xem như chấm dứt thời kỳ NN là "diễn viên duy nhất" mang trong mình một giãi pháp, và hợp pháp độc quyền đưa vào áp dụng giãi pháp mình có trong tay. Bây giờ, các thành phần kinh tế cũng như xã hội dân sự đều có một vai trò phải diễn. Các công dân cá nhân giờ đây muốn hành động, và họ sẽ dựa trên những phương tiện mới để hành động. Nhiều cộng đồng xã hội đang hình thành. NN vẫn còn giữ một vai trò ưu tiên: là cho hiện lên một khế ước xã hội, và làm cho khế ước này phải được tôn trọng, nhưng NN phãi xây dựng khế ước này với tất cả các thành phần khác trong xã hội.

Làm thế nào kết nối nhịp nhàng thay đổi này ?

Chánh quyền hợp pháp phải thay đổi về mặt văn hoá (ND: nghĩa là thế nào?) và phải trở thành một cách nào đó là animateur của cộng đồng xã hội. Một vai trò chưa bao giờ được thực hành.

Chánh quyền công cộng phải lắng nghe, phụ giúp các acteur bằng cách ấn định những qui tắc với các thành viên của họ và yêu cầu tôn trọng các qui tắc này. Nói cách khác NN là nơi bảo đãm khế ước xã hội tập thể mà NN đã giúp hình thành.

Chánh quyền phải hiểu rằng bằng cách biến đổi như thế này, họ sẽ không sợ bị lui về thế bất lực hoặc thụt lùi. Ngược lại, chánh quyền sẽ tìm thấy biên độ xoay xở và có một vai trò. 

Nếu ta đàm phán dựa trên tập thể, người ta có sức mạnh hơn. Châu Âu là một đòn bẫy rất mạnh. Nhưng mô hình của châu Âu đã hết hơi rồi, cần được tăng sinh khí lại. Người ta không thể nào lý luận theo chủ quyền quốc gia như đã làm trong những thập niên 1950. Cần phải có một dự án đồ sộ mang tính xã hội và kinh tế cho châu Âu.

Những thay đổi đến từ những cá nhân, nghĩa là một vài cá nhân cùng chia sẽ một mong muốn. Các ý tưởng đều có đấy, giãi pháp cho vấn đề khòng đến nỗi rắc rối. Ta có thể thấy nhiều vấn đề phức tạp đã tìm thấy giãi pháp. Vấn đề là ai sẽ lãnh đạo việc thay đổi này. 

***************

6/9/2015: Trưa

Mấy ngày nay các nước EU bị chĩ trích dữ dội vì một tấm hình

Chắc bạn đã xem tấm hình một đứa trẽ tị nạn người Syrie nằm chết gục đầu xuống bãi biễn Thổ Nhĩ Kỳ, mà OGT đã cho post cách đây mấy ngày. Cả thế giới đều lên án sự lạnh nhạt của EU. Nhưng không ai dám nêu đích danh người đã gây ra thãm hoạ di dân từ Irak, từ Afghanistan, từ Syrie, Liban, Palestine, v.v.. qua Châu Âu suốt 20 năm nay. Nhưng ai cũng biết đích danh nước đó là nước nào. Các nước EU đang điên đầu về khủng hoản di dân này. Và ngày càng trầm trọng đến nổi có người so sánh cuộc di dân này tương tự như làn sóng dân châu Âu chạy tị nạn trước phát xít Đức thời thế chiến 2. 

Các nước EU đã quên vụ người Việt vượt biên tị nạn vào thời diểm VC vào Sai Gòn, ngày 30/04/1975. Vào thời điểm đó, Mỹ/EU đã chĩ trích : "VC làm thế nào mà chưa sống với VC một ngày, mà 700.000 người dân miền Nam đã bỏ tiền mua tàu bè của ngư dân, vượt biên tìm đường cứu mạng sống". Nước Pháp còn điều động một chiếc tàu tên Ville de Lumière nằm ngoài khơi Vũng Tàu (trước gọi là Cap Saint-Jacques) ra rã gọi dân người Hoa Chợ Lớn, Vientiane (Lào) và PnomPenh (Cao Miên) lên tàu qua định cư ở quận 13, Paris. 

Bây giờ, thời buổi đã khác đi. Bạn biết khác chỗ nào không? Nếu bạn trã lời được, thì đúng bạn là giỏi. Còn không, ....

********************

7/9/15: Sáng

PUTIN - OBAMA : UKRAINE - SYRIE

Putin vừa tuyên bố là Nga sẽ nghĩ đến chuyện giúp đở chánh quyền Syrie trong vụ IS. Thế là Mỹ la toáng lên là nội chiến ở Syrie sẽ lan rộng. Thật ra, đã từ lâu Nga đã bán vũ khí cho Syrie, ai cũng biết. Và quân đội Nga cũng đã gỡi quân qua huấn luyện quân đội Syrie, ai cũng biết. Mà phía Mỹ và đồng minh NATO thì đã giúp quân nỗi loạn chống quân đội Syrie, và chống IS, ai cũng biết. Thế thì sao, Mỹ lo ngại Nga giúp Syrie chống IS, trong khi Mỹ hình như không cự nổi IS. Kỳ lạ, kỳ lạ. Ngoại giao.

Trong khi ấy, ở Ukraine, Mỹ cứ luôn luôn bảo Nga hỗ trợ phe ly khai miền Đông, Nga bảo là không đúng. Do đó, Obama ra lệnh gởi quân Mỹ qua huấn luyện quân đội Kiev, và đang tính chuyện gởi vũ khí sát thương cho Kiev, và bảo sẽ không gây nội chiến. Trong khi ấy chơi trò cấm vận chống Nga, lấy lý do Nga sát nhập Crimea vào Nga, mà Nga bảo là "châu về hiệp phố".

Bạn thấy không: hai trường hợp hầu như giống nhau, nhưng Mỹ và Nga giải quyết khác nhau. Ai sai, ai đúng. Bạn thử tìm câu trã lời.

************
7/9/2015: Sáng

NGUỒN GỐC CUỘC KHỦNG HOẢNG TỊ NẠN Ở CHÂU ÂU

Chắc bạn đã đọc báo TT sáng nay với tựa đề mà OGT lặp lại ở trên. Ngày hôm qua, OGT có đặt ra nghi vấn: ai cũng biết đích danh nước nào đã gây ra khủng hoảng tị nạn ở châu Âu, mà không dám nói ra, đủ biết sức mạnh của nước này. Một anh BFB có phản hồi công thức toán học như sau: dầu lữa + Mỹ = chiến tranh + tị nạn. Bây giờ, báo TT đã bắt đầu phản ảnh ý kiến của một số chính trị gia châu Âu: trực tiếp đó là Mỹ và NATO, và gián tiếp là cựu TT Bush (con). Cuối cùng, thì người châu Âu cũng nói huỵch toẹt ra vụ việc, khi báo chí Mỹ lên tiếng dạy đời và đạo đức giả bảo rằng châu Âu vụng về trong việc xữ lý việc người tị nạn.

(1) Khi toà tháp đôi ở New York bị phá huỹ, thì Mỹ bảo là tổ chức khũng bố Al Quaeda là thủ phạm và Bin Laden là kẽ tổ chức phá hoại, và tên này đang trú ngụ tại Afghanistan. Thế là chỉ trong 2 tháng Mỹ đã tổ chức về mặt quân sự để khai chiến với Talliban đang cầm quyền ở Afghanistan, với lý do là Bin Laden đang trốn ở Afghanistan. Cái kỳ lạ, là Bin Laden là người của CIA, do CIA đào tạo tại Mỹ giúp Talliban chống chánh quyền Afghanistan thời ấy do Liên Xô bảo trợ. Năm 1988, LX bỏ rơi Afghanistan, nên Talliban thân Mỹ lên nắm chánh quyền. Người ta tự hỏi Bin Laden và Talliban thân Mỹ trong thập niên 1980, thì tại sao Bin Laden lại phá hoại toà tháp đôi ở New York, cho ra tổ chức khũng bố Al Queada, để rồi Mỹ phãi đánh Talliban để tìm cho ra con thò Bin Laden, nói là đang trú ngụ tại Afghanistan. Mỹ quần thảo chống Affghanistan với sự trợ lực của NATO suốt trong 13 năm, không tìm thấy con thỏ Bin Laden. Cuối cùng, một ngày nọ, Obama được tin là đã tìm ra nơi trú ẩn của tên trùm này: y đang rung đùi ở Pakistan cạnh biên giới Afghanistan. Cái nực cười là: Mỹ không xin phép chính quyền Pakistan, quân đội Mỹ ngang nhiên thâm nhập vào sào huyệt của Bin Laden, huy động một lực lượng làm truyền hình trực tiếp, xem lực lượng Mỹ SEAL tiêu diệt Bin Laden thế nào. Còn ở phía đầu cầu nước Mỹ cã hội đồng nội các Mỹ, gồm Obama, Hillary Clinton, Joe Biden, ...bao nhiêu cặp mắt dán vào màn hình chờ xem trò giết người trực tiếp ..  Hay, hay. Không biết có nên gọi văn hoá miền viễn tây hoa kỳ đang sống dậy không.

(2) những kẽ theo thuyết âm mưu, thì bảo rằng, toà tháp đôi là do CIA phá hoại, (a) vì lý do an ninh không thể nào để cho 10 người của Bin Laden học lái máy bay để sau này cỏ thế cướp máy bay và tự lái lấy; (b) làm thế nào mà chỉ cách nhau vài phút mà có thể cướp 4 chiếc máy bay thương mại; (3) theo tính toán của các nhà khoa học, thì lực một chiếc máy bay đâm vào toà tháp không thể nào làm đổ ngả hoàn toàn một toà tháp cao như thế. Người ta nghi là mìn đã được cài sẵn tương tự như cách cho sập một toà nhà củ. Xem link dưới đây. Do đó, phá toà tháp đôi là cách gián tiếp gây chiến với Afghanistan. Để làm gì?.


(3) sau khi LX rút khỏi Afghanistan, năm 1989, thì năm sau Gorbacheev tuyên bố giãi tán đãng CSLX. Đối với Mỹ, đỏ là một cú "bất chiến tự nhiên thành". Khối Sô Viết tan rã. Mỹ nhắm nhó các xứ dầu mõ LX cũ khu vực Trung Á, muốn chiểm đoạt trữ lượng dầu này, xuất xuống Pakistan, bán cho các nước Nam Á. Như vậy phải xây ống dẫn dầu đi ngang qua Afghanistan xuống Pakistan. Ỹ mình là đồng minh của Talliban trong trận chiến chống LX vừa qua, Mỹ thương lượng với Talliban việc xây ống dẫn dầu này. Chuyện không ngờ, đối với Mỹ, là Talliban không đồng ý. Thế là theo thuyết âm mưu, một mặt Mỹ chuẩn bị kịch bản xâm nhập Afghanistan, mặt kia cho phá hoại toà tháp đôi, đổ tội cho Bin Laden. Thế là mọi việc theo ý muốn của Mỹ, LHQ cũng chịu thua. Bin Laden qua Pakistan ẩn mình nằm rung đùi chờ kết thúc kịch bản. Cái mà Mỹ không ngờ là Talliban không chịu đầu hàng. Suốt 13 năm, với sự hỗ trợ của đồng minh và NATO, với chi phí lên gần 1.000 tỷ đô, Mỹ đành rút lui trong danh dự. Các bạn có biết vì sao không. Trong thời gian Mỹ, thông qua Bin Laden, giúp Talliban chống LX, thì Mỹ dạy cho Talliban  các mánh khoé của du kích VC mà Mỹ học được ở VN. VC sống trong đồng bằng Nam bộ, còn du kích Talliban thì sống trong các hang động. LX đã không làm gì được Talliban, thì Mỹ cũng thế. Chuyện Bin Laden trốn 13 năm mà Mỹ không bắt đươc là điều vô tưởng đối với những người theo thuyết âm mưu, nên Mỹ buộc lòng phải cho chấm dứt, khi truyền hình trực tiếp cho Nhà Trắng xem. Sau đó là một màn kết thúc bí mật. Afghanistan rơi vào dĩ vãng. Al Queada coi như rắn mất đầu.

(4) Chiến dịch chống Afghanistan được phát động năm 2001, chưa xong, thì qua năm 2003, Mỹ phát động chiến dịch lật đổ TT Irak, Saddam Hussein. Mỹ bão Saddam có vũ khí huỹ diệt hằng loạt nhưng không trưng ra được bằng chứng trước hội đồng LHQ. Cái tức cười trong chuyện Irak là như vầy: Saddam biết thế nào Mỹ cũng vào. Ông ta tuyên truyền là đội quân vệ binh của ông ta bách chiến bách thắng. OGT nhớ lại, những ngày ấy, hình như các tướng lĩnh VN cũng háo hức tham gia tư vấn Saddam phòng bị thế nào, nên ai cũng tin chắc là Mỹ sẽ thất bại. Nhưng chuyện không ngờ lại xãy ra: khi cựu TT Bush trên chiến hạm ra lệnh tấn công, thì ngày sau quân đội Mỹ đã vào được Bagdad, và Saddam đã bỏ trốn. Một cuộc chiến tịt ngòi. Vì sao thế? Đơn giản là: Bush đã mua chuộc xong bộ trưởng Bộ QP Irak, ông này  ra lệnh quân đội bó súng xuống (giống như hồi Dương Văn Minh ngày 30/04/75), các vị trí hiểm yếu đã được chĩ điểm cho quân đội Mỹ, xong thì tên bộ trưởng Irak lên trực thăng tiến về chiến hạm Mỹ đậu ngoài khơi, rồi về Mỹ sống an nhàn. Chuyện Irak về sau,bạn biết thế nào rồi khỏi kể lại. Nhưng những người buồn nhất trong vụ này là các tướng lĩnh VN đã cố vấn phòng bị cho Saddam. 

(5) khi lật đổ và thủ tiêu xong Saddam Hussein, thì Bush phạm một sai lầm: tất cả các tướng lãnh của Saddam, vào khoảng 230.000 người bị cho về vườn, không bị cho học tập cải tạo (như theo VC), và lại không bị tịch thu súng ống cá nhân. Loại tướng lãnh này thời Saddam sống sung sướng, bây giờ thất nghiệp. Mà đã nhàn cư thì vi bất thiện. Thế là nhóm sĩ quan này tham gia tỗ chức Al Queada, rồi khi tổ chức này bị tiêu diệt theo Bin Laden, thì họ theo IS. Nỏn tóm lại, có lần OGT đã bảo Mỹ giống như học trò phù thuỹ: hết mở cái nút chai chứa con quỳ Al Queada,bây giờ mở thêm cái nút chai thứ 2 chứa con quỷ tàn ác hơn là IS. 

Bây giờ, thì bạn hiểu thế nào cái công thức toán học : dầu lữa + Mỹ = chiến tranh + tị nạn.

Và bạn cũng phãi hiểu thế nào là một nước yên bình không chiến tranh...có được 40 năm nay. 

****************

8/9/2015: Chiều

TRUNG QUỐC: CON VOI 4 CHÂN ĐẤT

Trung Quốc hiện có 1300 triệu dân. Từ lâu, OGT xem TQ như là con voi đất với 4 cái chân đất. Bấc cứ lúc nào, con voi TQ cũng ngã gục vì một trong 4 cái chân đất sẽ sụm. Bạn sẽ hỏi 4 chân đất nào: (1) chân thứ nhất là chính sách một con trai, đươc đặt ra để hạn chế sinh đẽ. Giờ đây, sau 50 năm, số lao động rẽ tiền đã gần cạn kiệt, còn lớp già hưu trí ngày càng tăng. Kết quả là công xưởng thế giới bắt đầu lụn tàn, mà kinh tế sản xuất cho nội địa lâu nay bỏ rơi thì chưa thấy xuất hiện. Do đỏ GDP, trước đây 12-13%, nay xuống 50%. (2) chân thứ 2 là thị trường chứng khoán và trị giá đồng NDT. TQ không học nỗi kỹ năng thị trường chứng khoán Mỹ, dù có muốn cũng vậy. Do đó, trong tháng qua, TTCK mất toi 5.000 tỹ đô, và trị giá đồng NDT mất đi vào khoảng 7%. Nợ nần các địa phương đang bắt đầu đè nặng. Nói tóm lại, cái chân tiền tệ bắt đầu rạn nứt; (3) cái chân thứ 3: Tài sản cố định, BDS của các cơ quan địa phương, của các xí nghiệp cũng như của dân chúng đang bắt đầu có dấu hiệu bong bóng, khi nợ xấu ngày càng tăng. (4) còn cái chân đất thứ 4, bạn thữ đoán xem là cái chân gì trong một nền kinh tế thị trường. 

OGT tập đoán mò. Qua 2028, thì thế nào ông anh Cã sẽ tuyên bố vỡ nợ. Hiện nợ của Mỹ (nợ NN+nợ XN+nợ dân chúng) đã lên đến 40.000 tỹ đồng, trong 13 năm tới sẽ tăng thêm 10.000 tỷ, vị chi tổng cộng 50.000 tỹ, thì thế nào cũng tuyên bố vỡ nợ. Hai ông cho Mỹ mượn nhiều nhất là TQ và Singapore. Nếu Mỹ vỡ nợ thì TQ và Sin cũng vỡ nợ theo. Lúc này, VN sẽ khỏi sợ tụt hậu so với Sin và TQ.

Do đó, OGT ngủ yên khỏi dùng thuốc chống mất ngủ. 

****************

LÀM THẾ NÀO KỸ THUẬT SỐ BIẾN ĐỔI TIN HỌC 


Yves Caseau, photo © M. Jung
Yves Caseau, photo © M. Jung
1. MỘT CÁCH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM KHÁC.  

B : Ông cho biết những thay đổi nào gần đây quan trọng nhất trong việc phát triển phần mềm tin học?

YC : Yếu tố thay đổi quan trọng đầu tiên, là cách mã hoá (coding) các lệnh chương trình. Trước đây, trước một vấn đề phức tạp gì gì đó, thì KS tin học (1) a ngay vào việc phân tích tĩ mĩ vấn đề cần được giãi quyểt, (2) rồi cho phát triển một phần mềm mang tính nguyên khối (monolithique), theo một ngôn ngữ phần mềm nào ta nhắm tới. Còn các KS tin học trẽ ngày nay, họ lên Google lục tìm xem đã có sẵn đâu đó hay không một đoạn mã cho phép giãi quyết một phần vấn đề họ nhắm tới. Do đó, trước đây người ta cần đến những KS kinh nghiệm đầy mình biết phát triển phần mềm, thì nay người ta chỉ cần những KS trẽ không cần nhiều kinh nghiệm, nhưng thật sự lanh lẹ (AGILE,  đó là từ thời thượng) biết ráp nối những đoạn mã có công năng khác nhau lại với nhau, và biết kiễm tra kết quả ráp nối khi đưa vào sữ dụng trong thực tế, nhưng không cần biết rõ cơ chế nội tại của đoạn mã được hình thành thế nào. Đây là kiểu tiếp cận những mãnh Lego mà trẽ con ráp thành những vật dụng hình thù khác nhau. Các mãnh Lego được sữ dụng đi sữ dụng lại trong nhiều vật dụng khác nhau. Người ta theo nguyên tắc: không phát minh lại bánh xe.

2. NHỊP ĐỘ PHÁT TRIỄN PHẦN MỀM NHƯ ĐIÊN.  

B :  Như vậy, chu kỳ phát triển sẽ rút ngắn lại phãi không ạ?

YC. Vâng, đúng thế. Đây là thay đổi thứ 2, rất quan trọng. Các "ông lớn web", chẵng hạn Google, Amazon, hoặc Facebook, là những chuyên gia hàng đầu về vấn đề này. Google, hằng tháng cho thay đổi 50% các module của họ. Các đoạn mã thường xuyên đươc tạo ra liên tục không ngừng. Cách đoạn mã được hình thành cũng quan trọng như kết quả cho ra của nó. Nói tóm lại, muốn thành công trong điện tữ gia dụng, điều sống còn là phãi biết tái tạo liên tục phần mềm trong tất cả mọi ngày không ngưng nghĩ. Nói tóm lại, nhịp độ phát triển phần mềm tin học nhanh một cách điên cuồng.

3. VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TRUNG TÂM ĐIÊM CỦA MỌI QUAN TÂM.

B :  Để rút ngắn chu kỳ triển khai phần mềm ông cố gắng chuyển ê kíp qua "lean startup".  Như vậy là thế nào?

YC : Đây là một cách tạo ra những ứng dụng theo kiểu "tập trung nhắm vào khách hàng" và "tăng từng nấc một". Đây có thể nói là cố gắng (1) cho ra một sản phẩm phần mềm tối thiểu trong một thời gian ngắn nhất,  (2) giao cho khách hàng sử dụng trong thực tế, (3) rồi quan sát xem khách hàng sữ dụng sản phẩm thế nào, (4) rồi cho thích nghi sản phẩm bằng cách đề nghị nhanh nhất một phiên bản mới. Loại lanh lẹ (agile) như thế khó lòng là tự nhiên đối với các tập đoàn tin học lớn. Trong trường hợp của chúng tôi, chỉ cần vào khoảng 100 người làm việc tập thể với nhau với những profil rất khác nhau: chuyên viên marketing, các nhà phát triển, các nhà thiết kế. Chúng tôi cố gắng trộn lẫn với nhau. Với tin học lanh lẹ (informatique agile), thì phần mềm mang tính sống động, chuyển động liên hồi ngay tại trung tâm tiến trình giá trị của doanh nghiệp, đưa khách hàng vào trung tâm những trăn trở của doanh nghiệp. 

4. KHÁM PHÁ LẠI TÌNH YÊU MÃ HOÁ CÁC ĐOẠN MÃ. 

B : Có vẽ như là một kỹ nguyên mới bắt đầu xuất hiện?.

YC : Người ta như tìm lại thời kỳ đẹp đẽ của tin học. Ta phải yêu quí đoạn mã tin học. Vào thời kỳ đầu của tin học, các KS phát triễn sống (ăn, ngủ, mơ) trong đoạn mã, và họ thích thú như vậy. Tiếp theo của sự phát triển tin học, thì mô hình phát triễn phần mềm cũng thay đỗi theo. Người ta theo cách phân công lao động: ở một đầu cầu này, một ai đó sau khi phân tích ra vấn đề, thì cho viết những phiểu đặc tả (spécification) liên quan đến ứng dụng (nghĩa là mô tả chi tiết việc gì sẽ phãi thực hiện), rồi gởi cho một ai đó ở phía đầu cầu kia, (thông qua mạng, tận dụng múi giờ khác nhau) những lập trình viên dựa theo các đặc tả này mà viết ra chương trình. Ta gọi qui trình này là outsourcing, nôm na là "gia công phần mềm". Mô hình gia công phần mềm này rất thịnh hành từ những thập niên 1980-2010, nhưng cũng bắt đầu tàn lụi. Vì việc phân chia lao động như trong công nghiệp, một bên là nhà phân tích thiết kế ứng dụng và bên kia là lập trình viên viết ra chương trình, sự tách rời mang tính cơ học làm cho việc phát triển đoạn mã mất đi tính thủ công nghệ thuật của nó như trong thời kỳ ban đầu của ngành tin học. Bây giờ, với kiểu triển khai phần mềm Agile, người ta tìm lại sự gần gũi, sự tiếp xúc và tình yêu đối với đoạn mã. Người ta chế ngự đoạn mã, với những kiểu thực hành phong trào, chẵng hạn pair programming (lập trình cặp đôi, theo đấy cho triễn khai chương trình theo kiểu binôme trên cùng máy tính). Các nhà triễn khai phần mềm cần một đơn vị chỗ làm việc, được tiếp xúc liên tục.

B : Đối với những nhà triễn khai phần mềm, những thay đổi này kéo theo những gì?

YC : Việc thay đổi hằng ngày các ứng dụng cho phép đánh giá lại công việc của các nhà triễn khai phần mềm. Họ bị đòi hỏi phải đóng góp thêm hơn nữa vào sản phẩm, nhưng không phãi bao giờ cũng là hiễn nhiên. 

caseau4
B : Đối với những nhà triễn khai phần mềm mà ông tìm kiếm, thì loại profile nào ông cần đến?

YC : Chúng tôi chọn loại profile cho nhà triễn khai phần mềm giống như trong các xí nghiệp startup hiện đại, nghĩa là loại sinh viên Mỹ, nữa biết mã hoá các đoạn mã, nữa généraliste. Vào cuối thập niên 1990, xí nghiệp startup tại Silicon Valley rất là kỹ thuật, với những chuyên viên gốc Nga hoặc Israel. Hiện thời, các xí nghiệp startup ít kỹ thuật hơn, đi từ B2B qua B2C đòi hỏi một tập hợp những kỹ năng rộng lớn hơn. Nhà triễn khai phần mềm giờ đây không nhất thiết là một KS tin học đại tài. Ngược lại, giờ đây người phát triễn phần mềm phải biết sâu những khía cạnh nghề nghiệp của ứng dụng, kinh nghiệm phía khách hàng để có thể tưởng tượng những gì có thể làm vui lòng khách hàng.

B : Dù gì thì ông cũng phãi liên tục cãi tiến; ông làm thế nào?

YC : Đây là điều rất khó cạnh tranh với những "ông lớn", họ cãi tiến liên tục. Muốn cãi tiến liên tục trong một thế giới rất cạnh tranh, chúng tôi không thể nào tự mình làm lấy một mình. Chúng tôi buộc lòng phải thực hiện cãi tiến kiễu mở (open innovation), theo đúng từ của nó, nghĩa là dựa trên một sàn diễn (platform) mở dành cho liên minh những đối tác và cho những API (Application Program Interface). Việc triễn khai phần mềm lẽ loi một mình rất khá cực nhọc, mệt mõi, mất sức. Cách duy nhất để phát triển là tham gia một ecosystem cùng với các xí nghiệp chọn triển khai phần mềm với nhau.

5. CÁC VẬT DỤNG ĐƯỢC KẾT NỐI.

B :  Ông có còn tin tưởng vào những vật dụng được kết nối không?

YC : Vào thời ấy người ta cũng bàn rất nhiều về vấn đề vật dụng được kết nối này, nhưng phần lớn thời gian thì vấn đề được nhìn theo khía cạnh dữ liệu, không cần biết khách hàng có muốn kết sinh dữ liệu của vật dụng được kết nối hay không, cũng như chia sẽ sữ dụng dữ liệu này với ai đó hay không. Đối với công chúng, chĩ có một số trường hợp rất nhỏ theo đấy các vật dụng này thật sự khá thích thú, thí dụ như cái cân Withings. Tôi có vô số vật dụng kết nối không giữ lời hứa.

B : Tại sao những vật dụng kết nối không giữ lời hứa?

YC : Các vật dụng được kết nối chỉ trở thành hữu ích thực sự khi chúng dược thiết kế đúng theo phạm trù, cung cấp thông tin tốt cho ai đó và kịp thời. Thí dụ máy theo dõi nhịp tim Withings.

B : Như thế, có nguy cơ là người ta sẽ sữ dụng những dữ liệu ngoài ý muốn của thân chủ dữ liệu? Thí dụ, trong trường hợp bảo hiễm sức khoẽ. Ai bảo đãm là người ta không sữ dụng thông tin về nhịp tim của tôi chống tôi, chẵng hạn dùng làm quyết định tăng phí bảo hiễm sức khoẽ của tôi?

YC : Theo tôi nghĩ là sẽ có những hàng rào pháp lý cũng như xã hội bảo đãm là những dữ liệu mang tính cá nhân riêng tư không thể cho được thu thập, và đem ra sử dụng vào những mục đích xấu. Cần thiết là phãi cho ra, dưới dạng luật, những rào cãn như thế.

B : Sau những năm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) xung quanh tin học, hình như ông bao giờ cũng tiếp tục thích thú ngành tin học này? Thế ngày nay, ông quan tâm đến điều gì?

YC : Tôi có một bà mẹ sống một mình, ở cái tuổi 80. Như tất cả chúng ta đều biết, mọi người ai cũng quan tâm đến tương lai của những người già, người luống tuổi. Chúng tôi đang triển khai một mạng lưới xã hội nho nhỏ dành cho những người già sống lẽ loi không người thân bên cạnh. Mạng xã hội này sẽ mang tên "AreYouOk ?", và sẽ ra mắt ở Nhật Bản. Ứng dụng sẽ sữ dụng những tín hiệu phát đi từ các vật dụng được kết nối, chẵng hạn điện thoại di động với những bộ cãm biến (sensor) chẵng hạn accéléromètre, hoặc đồng hồ. Việc phát hiện những sự cố (incident) một cú té ngã là khà đơn giản. Chúng tôi cũng sẽ phát hiện được khi huyết áp tụt báo hiện một vấn đề quan trọng về sức khoẽ. Chỉ cần phân tích việc di chuyển, tốc độ, v.v..Trong những năm tới, ta có thể cải thiện đáng kể cách người già sống thế nào. 

OGT: Bạn có thấy cái chi khác lạ không?

*****************

11/9/2015: Trưa
LẠI NGƯỜI TỊ NẠN

Bà Thủ tướng Đức, Angela Merkel trở thành người hùng khi bà ta tuyên bố là Đức sẽ tiếp nhận 100.000 người tị nạn Syrie trong những ngày tới. Rồi Pháp và Anh (miễn cưỡng) chấp nhận mỗi nước 20.000 người di cư. Rồi có báo châu Âu mắng mõ anh Cả Đỏ chả thấy ảnh lên tiếng gì cả. Thế là sáng nay, Obama đã tham khảo bà má Mitchel: Mỹ sẽ tiếp nhận 10.000 người tị nạn. Hourah!

OGT tự hỏi, trong thời buổi khó khăn, châu Âu và Mỹ lấy tiền đâu mà tạo 1/2 triệu việc làm cho người di cư. Một bí mật...

***************
16/9/2015: Sáng

CHUYỆN DÀI TỊ NẠN Ở CHÂU ÂU

Hungary vừa xây xong hàng rào phía Serbie, dài 170 cs. Để ngăn ngừa người tịnh nạn Trung Đông. Vừa xây xong thì làn sóng người di cư từ Syrie đố về ào ào khi nghe được bà thủ tướng Đức Angela Merkel đồng ý nhận người tị nạn. Hungary bị quá tải, nên chuẩn bị xây một hàng rào khác  phía Roumany, cũng để đối phó với dòng người tị nạn.

Các nước Đông Âu Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, Roumany phản đối chính sách phân bổ di cư như theo đề nghị của bà Merkel. Đức phản ứng lại là đề nghị cúp viện trợ phát triển của EU đối với các nước Đông Âu (khi họ từ khối CS bỏ qua EU), nếu họ từ chối nhận dân nhập cư. 

Bạn thữ tưởng tượng tình cảnh EU như sau:

Một ông đại gia, vợ vừa quá cố, sống với chị osin trong một toà biệt thự 600 mét. Thình lình, một ngày nọ, một đống khố rách áo ôm, đến khõ cữa rầm rập nhà ông đại gia bảo rằng: nhân danh thánh Alah, yêu cầu ông nhường chỗ cho chúng tôi ở. Nhà chúng tôi bị tụi côn đồ phá nát bét. Ông nhớ cho chúng tôi ăn uống. Trong kinh thánh Chúa Giêsu đã bảo: ai cưu mang nguời nghèo khổ coi như là cưu mang ta. Ông là người có đạo, nên theo Chúa thực hành lời Chủa.

Sao bạn nghĩ thế nào?

****************

16/9/2015: Tối, chuẩn bị đi ngủ

CUỘC CHUYỆN TRÒ GIỮA KERRY VÀ LAVROV

Ngoại trưởng Mỹ hỏi ngoại trưởng Nga: ý đồ của anh là gì ở Syrie. 

Ngoại trưỡng Nga trã lời: thì anh biết đấy, anh biết rõ chúng tôi giúp Syrie về mặt thiết bị quân sự và huấn luyện quân đội Syrie. Rõ ràng, minh bạch.

Ngoại trưỡng Mỹ: biết thế, nhưng Nga các anh tăng cường giúp đở Assad. Các anh đang lan rộng chiến tranh.

Ngoại trưỡng Nga: thì chỉnh các anh Mỹ đang tăng cường lật đổ Assad, thì chúng tôi cố gắng giúp ông này không bị lật đổ. Nếu ông ta mà bị lật đổ, thì ai trả nợ cho chúng tôi. 

Ngoại trưỡng Mỹ: ông không biết Assad là tay độc tài à. Các anh Nga ủng hộ mấy tay độc tài à. Như vậy là không dân chủ.

Ngoại trưỡng Nga: dạ, tụi tôi biết Assad là độc tài. Chúng tôi biết là ũng hộ độc tài là không dân chủ. Là không đúng american life. Nhưng nếu không lầm thì: thứ nhất, các ông Mỹ đã ũng hộ tay độc tài TT Ai cập Mubarak suốt mấy chục năm trời, bây giờ ông ta là tù chung thân. Thứ 2: các ông Mỹ đã ũng hộ Saddam Hunsei, cựu TT Irak chống Iran 8 năm trời, trước khi thủ tiêu ông này năm 2003. Thứ 3, các ông Mỹ đã ũng hộ tên độc tài Khadafi, cựu TT Lybie, chống Irak, rồi lật đổ thủ tiêu Khadafi. Có còn kể thêm nữa không, ông ngoại trưỡng thân mến.

Ngoại trưỡng Mỹ: ư ừ...

Ngoại trưỡng Nga: bây giờ các ông Mỹ muốn lật đổ Assad để cho Israel tha hồ dần Herbolah, sau đó dần Iran tiếp. Đúng không?

Ngoại trưỡng Mỹ: OGT không nghe trã lời tiếp...

***************
17/9/2015: Sáng

CUỘC HỘI NGỘ VỚI CÁI ĐẦU GỐI

OGT: chào Đầu Gối! 

DAG : dạ, con chào Ôn. Vui quá, ôn đày con vào "lãnh cung" nay đã hơn một năm, một tháng, 7 ngày, nay cho con ra ngoài hả.

OGT: ừ, mày không có tội tình gì, nhưng vì bực mình với 3 thằng giãng viên tin học trong dự án ERP nên ôn không muốn nói chuyện với mày thế thôi. Mà tao không ngờ lâu đến thế: 1 năm, 1 tháng, 7 ngày.

ĐAG: thế con là nạn nhân của cuộc "giận cá chém thớt" của ôn.

OGT: ừ đúng giận cá chém thớt. Bây giờ, có định ra toà kiện Ôn không?

ĐAG: làm chi có chuyện đó. Bây giờ, hằng ngày ôn cho con nói dóc với ôn là đủ lắm rồi.

OGT: thôi được. Kể từ nay, tên tắt của con là DAG, là tắt chữ DAU GOI. Chớ có lầm với WAG, trong giới bóng đá. WAG là tắt chữ Wife And Girls, nghĩa là vợ và bồ nhí của đám cầu thủ. Còn tên tắt của ôn là OGT là Ông Già Thiện. Hiểu chưa?

DAG: dạ con hiểu rồi.

OGT: bây giờ, ta ngưng ở đây. Ngày mai sẽ nỏi chuyện tiếp, nếu có chuyện để nói. Thôi chào DAG.

DAG: dạ con chào ôn OGT. Areviderci.

**************
17/9/2015: Chiều

CÂU CHUYỆN CỦA ADMED, Mỹ.

DAG: chào ôn. Ôn mới ngủ dậy trưa.

OGT: chào cu DAG. Bị cãm, nên chả ngũ được gì, nên đọc báo ngoại một chút. Có một câu chuyện.

DAG: chuyện gì thế Ôn?

OGT: chuyện mấy thằng Mỹ. Hình như nước Mỹ đang bị hội chứng khũng bố mà không biết, hoặc biết mà không dám nói ra. 

DAG: câu chuyện ra sao Ôn?

OGT: có một thằng học sinh gốc Phi châu, 14 tuổi, tên hồi giáo Admed. Nó chế được một cái đồng hồ rất đặc biệt, nên ngảy hôm nay nó đem đến trường để sau giờ học khoe với ông giáo kỹ thuật. Thế là, đang giờ học, đồng hồ phát ra một âm thanh kỳ dị, ghê rợn. Sợ quá, ông thầy liền gọi ngay cho cãnh sát, và cãnh sát ập vào lớp học, còng tay thằng nhỏ, lôi về đồn.

DAG: không có màn bắn chỉ thiên, không kêu: giơ tay lên, nhúc nhích tao bắn chết liền?

OGT: cũng may là không có chuyện này, vì thằng nhỏ may là không phải là dân da đen. Thế là nó bị lôi về đồn cảnh sát, sau thẫm vấn và khi gia đình thằng nhỏ can thiệp nó đươc thả ra, cho trở lại trường.

DAG: sau đó thì sao Ôn?

OGT: sau đó, ông giáo trinh bày sự việc trước báo chí: cười giã lã, vì biết mình hố bị ám ảnh vì hội chứng khủng bố (một tuần trước người ta kỹ niệm 13 năm Toà Tháp Đôi ở New York bị Al Queada phá tan), bảo rằng da trắng hay da đen gì thì trong trường hợp này cũng bị đối xữ như nhau.

DAG: và hình như TT Mỹ có làm gì đó về vụ này, phải không Ôn.

OGT: ừ đúng thế. TT Obama, nghe đựợc câu chuyện, liền mời thằng nhỏ đến toà Bạch Ốc, tuyên dương sự thông minh của nó, và bảo ước gì cỏ nhiều người thông minh như nó, thì nước Mỹ ngày sẽ cường thịnh hơn, và làm cha thiên hạ.

DAG: hình như câu chót là của Ôn, chứ đâu có phải câu của TT Obama.

OGT: đúng thế. Mày khôn thiệt : biết câu nào là của TT Obama, câu là của Ôn.

***************

18/9/2015: Sáng

DAG: Chào Ôn buỗi sáng. Chắc Ôn có chuyện kể cho tụi con nghe.

OGT: chào cu DAG. Sáng nay Ôn tịt ngòi, nên chã có chi đáng kể. Hôm qua anh Dũng có qua thăm Ôn, luôn tiện trả tiền góp mua nhà cho thằng con trai cả.

DAG: Sướng ghê ta. Cha mẹ mua nhà cho ...

OGT: đâu phãi thế. Thằng con trai đầu mới mua căn hộ chung cư, thiếu 300 triệu. Ông Dũng bảo lãnh mượn Ôn tiền cho nó, mỗi tháng nó trả góp 13 triệu. 

DAG: chắc thằng con kiếm cũng bộn tiền?

OGT: hai vợ chồng thằng con kiếm cũng vào khoảng 30 triệu, nên mới có khả năng trả góp như thế. Mà thằng nhỏ cũng giỏi, không thuộc loại COCC. Ra trường, tự mở công ty tin học, kiếm cơm. Gia đình thuộc loại Bắc 54, ông nội sĩ quan CH, di tản qua Mỹ theo dạng HO. Ông nội bảo qua Mỹ học, nó không chịu qua, chả hiễu sao. Người ta, thì nhãy liền, bye bye VN.

DAG: hay. 

OGT: ừ ừ, lâu lâu cũng có chuyện trẽ trâu VN biết lo làm ăn, chứ không chữi đỗng NN thế này, thế kia. Thôi, ôn ngừng đây nhé. Hôm nay O Gái đi Hàm Tân, 4 ngày, cúng giỗ gia đình. Cô Hương đến chăn Ôn như mọi khi.

DAG: con chúc Ôn vui vẽ.

***************

20/9/2015: Sáng

OGT: chào cu DAG. Hôm qua, mưa dầm mưa dề, ngủ được không?
DAG: chào Ôn. Dạ, bọn dân ngu khu đen như tụi con, không bận chuyện chi, thì bao giờ cũng ngủ ngon. Còn ôn, thì sao.
OGT: vẫn chưa yên giấc, mặc dù không có iPad kè kè. Cao huyết áp chưa hết. Thôi, đừng nói chuyện bệnh tật. Hôm nay, ôn cũng đang tịt đề tài. Cứ xem mấy cái bài chia sẽ ông chép về FB của Ôn thì biết Ôn quan tâm chuyện gì, nhưng hiện chưa rút tĩa được chi hết.
DAG: thôi ôn nghĩ cho khoẽ. Hình như O Gái ngày hôm nay về thì phải.
OGT: đúng thế. Ôn đi nghỉ đây.

*****************
21/9/2015: Sáng

DAG: con chào Ôn. Bữa nay thứ 2, ngày đầu tuần. Ôn có chi phát biểu cho anh em BFB?

OGT: từ bao giờ có cái lệ phát biểu đầu tuần thế.

DAG: dạ chưa có, thì mình nghiễn ra, làm như có vẽ ta đây đầy sáng kiến. Thí dụ, Ôn thấy không: DH Tôn Đức Thắng không biết đứt cái thắng tự bao giờ mà vừa tuyên bố tự mình phong GS, PGS, không cần đến Bộ GD ĐT. Thế là các ông Ngô B Châu, ông Phan D Hưng và nhiều nữa lên tiếng này nọ...

OGT: nghĩa là một cuộc dậy sóng trong tách nước trà ô Long...

DAG: dạ đúng thế. Con cũng muốn Ôn phát biểu gì đó để cho dậy sỏng xem chơi.

OGT: hết chuyện hay sao, mà dùng tao làm chuyên thị phi. Thôi sáng nay ông lo làm viêc với quyển sách. Ciao.

**************

21/9/2015: Trưa

OGT: cu DAG này. Nghe chuyện này chưa?

DAG: dạ chuyên gì thế Ôn?

OGT: chuyên ngoại trưởng Mỹ John Kerry (ông này ngày xưa ăn dầm nằm dề ở nhà tù Hoã Lò, được mệnh danh là KS Hilton) tuyên bố ông Bashar al-Assad phải rời khỏi cương vị Tổng thống Syria, nhưng vấn đề ông Assad ra đi vào thời điểm nào phải được quyết định thông qua thương thuyết.

DAG: giống như chuyện: " ê Thiện mày phải ra khỏi nhà này, nhưng trước khi ra thì phải thương lương với tao cái đã. " Tức cười quá trời. 

OGT: thế mới nói. Với cao bồi Mỹ thì cái chi nó nói ra đều là chân lý, ai trên thế giới đều phải nghe theo. Chân lý kiểu ngụ ngôn "con sói và con cừu" của La Fontaine, Pháp. Mày mà không nghe, thì tao cho ăn cái đấm chết toi mày xem. Đó là chân lý muôn đời của anh Cả Đỏ.

*****************

21/9/15: Sắp Trưa.

DI DÂN, TỊ NẠN, NHẬP CƯ... CHUYỆN MUÔN THUỞ

Các BFB có biết không: từ đầu năm đến nay có đến 300.000 người từ Trung Đông, chủ yếu từ Syrie, đổ về châu Âu xin nhập cư. BFB thử hình dung bạn là người châu Âu.

Họ xin vào ở nhà bạn. Họ không dây mơ rễ má chi với bạn cả. Bạn chỉ có cái tội là giàu sang, sống sung túc hơn so với họ. Ngoài ra, bạn còn có cái tội: là trước đây đã lôi kéo những dân các nước CS, khố rách áo ôm (như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary...) qua ở nhà bạn để tận hưởng cái sung túc của CNTB đem lại cho bạn. Bạn muốn khoe TB nó tốt thế nào. Do đó, tiếng lành đồn xa, dân Trung Đông, bị Mỹ quậy tưng bừng từ 20 năm nay, làm tan nhà nát cữa, ruộng vườn tiêu điều, đành cất bước qua nhà bạn kiếm cái ăn, kiếm chỗ nương tựa, và kiếm cái công ăn việc làm. Bạn là nạn nhân của lòng vị tha, lòng từ bi của bạn đối với người nghèo khó. Phần lớn bạn là dân Thiên Chúa Giáo, bạn đã được Chúa dạy: ai trong các con giúp đở người nghèo khó, hoạn nạn, cho họ ăn, cho họ mặc đó là các con giúp đở Ta, yêu mến Ta. Bạn bị mắc tròng lời Chúa dạy. Bây giờ, bạn làm thế nào.

Sao, các bạn BFB. Bạn có thấy cái quý giá của 40 năm qua không có chiến tranh do người khác đem tới, đươc sống yên bình, để chiều chiều ra quán tha hồ nhậu đến ngoắc càn câu. Chắc là không biết đâu. Và chắc là chỉ biết than vãng, thiếu cái này, thiếu cái kia chứ gì? 

**************

21/9/15: Sắp Trưa.

DI DÂN, TỊ NẠN, NHẬP CƯ... CHUYỆN MUÔN THUỞ

Các BFB có biết không: từ đầu năm đến nay có đến 300.000 người từ Trung Đông, chủ yếu từ Syrie, đổ về châu Âu xin nhập cư. BFB thử hình dung bạn là người châu Âu.

Họ xin vào ở nhà bạn. Họ không dây mơ rễ má chi với bạn cả. Bạn chỉ có cái tội là giàu sang, sống sung túc hơn so với họ. Ngoài ra, bạn còn có cái tội: là trước đây đã lôi kéo những dân các nước CS, khố rách áo ôm (như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary...) qua ở nhà bạn để tận hưởng cái sung túc của CNTB đem lại cho bạn. Bạn muốn khoe TB nó tốt thế nào. Do đó, tiếng lành đồn xa, dân Trung Đông, bị Mỹ quậy tưng bừng từ 20 năm nay, làm tan nhà nát cữa, ruộng vườn tiêu điều, đành cất bước qua nhà bạn kiếm cái ăn, kiếm chỗ nương tựa, và kiếm cái công ăn việc làm. Bạn là nạn nhân của lòng vị tha, lòng từ bi của bạn đối với người nghèo khó. Phần lớn bạn là dân Thiên Chúa Giáo, bạn đã được Chúa dạy: ai trong các con giúp đở người nghèo khó, hoạn nạn, cho họ ăn, cho họ mặc đó là các con giúp đở Ta, yêu mến Ta. Bạn bị mắc tròng lời Chúa dạy. Bây giờ, bạn làm thế nào.

Sao, các bạn BFB. Bạn có thấy cái quý giá của 40 năm qua không có chiến tranh do người khác đem tới, đươc sống yên bình, để chiều chiều ra quán tha hồ nhậu đến ngoắc càn câu. Chắc là không biết đâu. Và chắc là chỉ biết than vãng, thiếu cái này, thiếu cái kia chứ gì? 

*****************

23/9/2015: Sáng

MÀN KỊCH MỸ NGA Ở SYRIE

Bạn BFB có biết không: (1) Ở Syrie, một nước Trung Đông, dân đã bầu ra một ông TT mang tên Bashar Al Assad. Mỹ không thích ông này, muốn lật đổ ông này tương tự như với Saddam Husein, cựu TT Irak. Lần này, với lý do là Assad có vũ khí hoá học. Đúng thế. Do đó từ 2011, Mỹ ũng hộ một nhóm dân sự nỗi loạn chống Assad. 

(2) Còn Nga trong khi ấy thì hỗ trợ Assad về mặt khí tài và huấn luyện quân đội của Assad. Nếu Assad bị lật đổ, thì ai trả tiền cho Nga, nên Nga yêu cầu Assad nên giao nộp vũ khí hoá học cho LHQ quản lý. Assad đồng ý. Ngòi nổ Syrie tạm thời bị tháo gở.

(3) Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ lực lượng nỗi loạn Syrie chống Assad. Tình hình chưa ngã ngũ đâu vào đâu.

(4) Thình lình xuất hiện nhóm hồi giáo cực đoan mang tên IS, quậy tưng bừng chống Mỹ, chống chánh quyền Irak, chống chánh quyền Syrie, chống nhóm nỗi loại Syrie. Như vậy, IS chiếm nhiều tĩnh thành của Irak và của Syrie. Tình hình, căng đối với TT Assad, có nguy cơ bị hạ bệ.

(5) Nga liền thông báo tăng cường vũ khí cho quân đội Syrie, tăng cường huấn luyện quân đội Syrie chống IS, xây dựng căn cứ không quân và hãi quân, viện trợ nhân đạo các người tị nạn, v.v.. 

(6) Mỹ phản đối sự hiện diện của quân đội Nga. Nga bảo phái quân đội là để tiêu diệt IS như Mỹ hiện đang làm mà không hiệu quả, do đỏ dân tị nạn ùn ùn bỏ qua châu Âu. Mỹ cứng họng. EU cứng họng về vụ dân tị nạn. Thế là quân đội Nga có việc phải làm. Vì rằng tay cầm đầu quân IS là người Tchenia từng bị Nga đánh cho thãm bại.

(7) Mỹ đang ngồi nhìn Nga quần thảo với quân IS. Cách đây mấy ngày bộ quốc phòng Mỹ trình cho Obama một hoá đơn quân đội Mỹ huấn luyện nhóm nỗi loạn Syrie. Trị giá hoá đơn: 500 triệu đô (=10.000 tỹ dvn). Số lính được huấn luyện : 2 (hai) người. May là Obama không té ngữa chết. Ông ta cho là chuyện tiếu lâm. Nhưng bộ trưởng BQP bảo là đúng thế. 

(8) HẾT. HẠ MÀN.