Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

LÀM THẾ NÀO KỸ THUẬT SỐ BIẾN ĐỔI TIN HỌC


LÀM THẾ NÀO KỸ THUẬT SỐ BIẾN ĐỔI TIN HỌC 


Yves Caseau, photo © M. Jung
Yves Caseau, photo © M. Jung
1. MỘT CÁCH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM KHÁC.  

B : Ông cho biết những thay đổi nào gần đây quan trọng nhất trong việc phát triển phần mềm tin học?

YC : Yếu tố thay đổi quan trọng đầu tiên, là cách mã hoá (coding) các lệnh chương trình. Trước đây, trước một vấn đề phức tạp gì gì đó, thì KS tin học (1) a ngay vào việc phân tích tĩ mĩ vấn đề cần được giãi quyểt, (2) rồi cho phát triển một phần mềm mang tính nguyên khối (monolithique), theo một ngôn ngữ phần mềm nào ta nhắm tới. Còn các KS tin học trẽ ngày nay, họ lên Google lục tìm xem đã có sẵn đâu đó hay không một đoạn mã cho phép giãi quyết một phần vấn đề họ nhắm tới. Do đó, trước đây người ta cần đến những KS kinh nghiệm đầy mình biết phát triển phần mềm, thì nay người ta chỉ cần những KS trẽ không cần nhiều kinh nghiệm, nhưng thật sự lanh lẹ (AGILE,  đó là từ thời thượng) biết ráp nối những đoạn mã có công năng khác nhau lại với nhau, và biết kiễm tra kết quả ráp nối khi đưa vào sữ dụng trong thực tế, nhưng không cần biết rõ cơ chế nội tại của đoạn mã được hình thành thế nào. Đây là kiểu tiếp cận những mãnh Lego mà trẽ con ráp thành những vật dụng hình thù khác nhau. Các mãnh Lego được sữ dụng đi sữ dụng lại trong nhiều vật dụng khác nhau. Người ta theo nguyên tắc: không phát minh lại bánh xe.

2. NHỊP ĐỘ PHÁT TRIỄN PHẦN MỀM NHƯ ĐIÊN.  

B :  Như vậy, chu kỳ phát triển sẽ rút ngắn lại phãi không ạ?

YC. Vâng, đúng thế. Đây là thay đổi thứ 2, rất quan trọng. Các "ông lớn web", chẵng hạn Google, Amazon, hoặc Facebook, là những chuyên gia hàng đầu về vấn đề này. Google, hằng tháng cho thay đổi 50% các module của họ. Các đoạn mã thường xuyên đươc tạo ra liên tục không ngừng. Cách đoạn mã được hình thành cũng quan trọng như kết quả cho ra của nó. Nói tóm lại, muốn thành công trong điện tữ gia dụng, điều sống còn là phãi biết tái tạo liên tục phần mềm trong tất cả mọi ngày không ngưng nghĩ. Nói tóm lại, nhịp độ phát triển phần mềm tin học nhanh một cách điên cuồng.

3. VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TRUNG TÂM ĐIÊM CỦA MỌI QUAN TÂM.

B :  Để rút ngắn chu kỳ triển khai phần mềm ông cố gắng chuyển ê kíp qua "lean startup".  Như vậy là thế nào?

YC : Đây là một cách tạo ra những ứng dụng theo kiểu "tập trung nhắm vào khách hàng" và "tăng từng nấc một". Đây có thể nói là cố gắng (1) cho ra một sản phẩm phần mềm tối thiểu trong một thời gian ngắn nhất,  (2) giao cho khách hàng sử dụng trong thực tế, (3) rồi quan sát xem khách hàng sữ dụng sản phẩm thế nào, (4) rồi cho thích nghi sản phẩm bằng cách đề nghị nhanh nhất một phiên bản mới. Loại lanh lẹ (agile) như thế khó lòng là tự nhiên đối với các tập đoàn tin học lớn. Trong trường hợp của chúng tôi, chỉ cần vào khoảng 100 người làm việc tập thể với nhau với những profil rất khác nhau: chuyên viên marketing, các nhà phát triển, các nhà thiết kế. Chúng tôi cố gắng trộn lẫn với nhau. Với tin học lanh lẹ (informatique agile), thì phần mềm mang tính sống động, chuyển động liên hồi ngay tại trung tâm tiến trình giá trị của doanh nghiệp, đưa khách hàng vào trung tâm những trăn trở của doanh nghiệp. 

4. KHÁM PHÁ LẠI TÌNH YÊU MÃ HOÁ CÁC ĐOẠN MÃ. 

B : Có vẽ như là một kỹ nguyên mới bắt đầu xuất hiện?.

YC : Người ta như tìm lại thời kỳ đẹp đẽ của tin học. Ta phải yêu quí đoạn mã tin học. Vào thời kỳ đầu của tin học, các KS phát triễn sống (ăn, ngủ, mơ) trong đoạn mã, và họ thích thú như vậy. Tiếp theo của sự phát triển tin học, thì mô hình phát triễn phần mềm cũng thay đỗi theo. Người ta theo cách phân công lao động: ở một đầu cầu này, một ai đó sau khi phân tích ra vấn đề, thì cho viết những phiểu đặc tả (spécification) liên quan đến ứng dụng (nghĩa là mô tả chi tiết việc gì sẽ phãi thực hiện), rồi gởi cho một ai đó ở phía đầu cầu kia, (thông qua mạng, tận dụng múi giờ khác nhau) những lập trình viên dựa theo các đặc tả này mà viết ra chương trình. Ta gọi qui trình này là outsourcing, nôm na là "gia công phần mềm". Mô hình gia công phần mềm này rất thịnh hành từ những thập niên 1980-2010, nhưng cũng bắt đầu tàn lụi. Vì việc phân chia lao động như trong công nghiệp, một bên là nhà phân tích thiết kế ứng dụng và bên kia là lập trình viên viết ra chương trình, sự tách rời mang tính cơ học làm cho việc phát triển đoạn mã mất đi tính thủ công nghệ thuật của nó như trong thời kỳ ban đầu của ngành tin học. Bây giờ, với kiểu triển khai phần mềm Agile, người ta tìm lại sự gần gũi, sự tiếp xúc và tình yêu đối với đoạn mã. Người ta chế ngự đoạn mã, với những kiểu thực hành phong trào, chẵng hạn pair programming (lập trình cặp đôi, theo đấy cho triễn khai chương trình theo kiểu binôme trên cùng máy tính). Các nhà triễn khai phần mềm cần một đơn vị chỗ làm việc, được tiếp xúc liên tục.

B : Đối với những nhà triễn khai phần mềm, những thay đổi này kéo theo những gì?

YC : Việc thay đổi hằng ngày các ứng dụng cho phép đánh giá lại công việc của các nhà triễn khai phần mềm. Họ bị đòi hỏi phải đóng góp thêm hơn nữa vào sản phẩm, nhưng không phãi bao giờ cũng là hiễn nhiên. 

caseau4
B : Đối với những nhà triễn khai phần mềm mà ông tìm kiếm, thì loại profile nào ông cần đến?

YC : Chúng tôi chọn loại profile cho nhà triễn khai phần mềm giống như trong các xí nghiệp startup hiện đại, nghĩa là loại sinh viên Mỹ, nữa biết mã hoá các đoạn mã, nữa généraliste. Vào cuối thập niên 1990, xí nghiệp startup tại Silicon Valley rất là kỹ thuật, với những chuyên viên gốc Nga hoặc Israel. Hiện thời, các xí nghiệp startup ít kỹ thuật hơn, đi từ B2B qua B2C đòi hỏi một tập hợp những kỹ năng rộng lớn hơn. Nhà triễn khai phần mềm giờ đây không nhất thiết là một KS tin học đại tài. Ngược lại, giờ đây người phát triễn phần mềm phải biết sâu những khía cạnh nghề nghiệp của ứng dụng, kinh nghiệm phía khách hàng để có thể tưởng tượng những gì có thể làm vui lòng khách hàng.

B : Dù gì thì ông cũng phãi liên tục cãi tiến; ông làm thế nào?

YC : Đây là điều rất khó cạnh tranh với những "ông lớn", họ cãi tiến liên tục. Muốn cãi tiến liên tục trong một thế giới rất cạnh tranh, chúng tôi không thể nào tự mình làm lấy một mình. Chúng tôi buộc lòng phải thực hiện cãi tiến kiễu mở (open innovation), theo đúng từ của nó, nghĩa là dựa trên một sàn diễn (platform) mở dành cho liên minh những đối tác và cho những API (Application Program Interface). Việc triễn khai phần mềm lẽ loi một mình rất khá cực nhọc, mệt mõi, mất sức. Cách duy nhất để phát triển là tham gia một ecosystem cùng với các xí nghiệp chọn triển khai phần mềm với nhau.

5. CÁC VẬT DỤNG ĐƯỢC KẾT NỐI.

B :  Ông có còn tin tưởng vào những vật dụng được kết nối không?

YC : Vào thời ấy người ta cũng bàn rất nhiều về vấn đề vật dụng được kết nối này, nhưng phần lớn thời gian thì vấn đề được nhìn theo khía cạnh dữ liệu, không cần biết khách hàng có muốn kết sinh dữ liệu của vật dụng được kết nối hay không, cũng như chia sẽ sữ dụng dữ liệu này với ai đó hay không. Đối với công chúng, chĩ có một số trường hợp rất nhỏ theo đấy các vật dụng này thật sự khá thích thú, thí dụ như cái cân Withings. Tôi có vô số vật dụng kết nối không giữ lời hứa.

B : Tại sao những vật dụng kết nối không giữ lời hứa?

YC : Các vật dụng được kết nối chỉ trở thành hữu ích thực sự khi chúng dược thiết kế đúng theo phạm trù, cung cấp thông tin tốt cho ai đó và kịp thời. Thí dụ máy theo dõi nhịp tim Withings.

B : Như thế, có nguy cơ là người ta sẽ sữ dụng những dữ liệu ngoài ý muốn của thân chủ dữ liệu? Thí dụ, trong trường hợp bảo hiễm sức khoẽ. Ai bảo đãm là người ta không sữ dụng thông tin về nhịp tim của tôi chống tôi, chẵng hạn dùng làm quyết định tăng phí bảo hiễm sức khoẽ của tôi?

YC : Theo tôi nghĩ là sẽ có những hàng rào pháp lý cũng như xã hội bảo đãm là những dữ liệu mang tính cá nhân riêng tư không thể cho được thu thập, và đem ra sử dụng vào những mục đích xấu. Cần thiết là phãi cho ra, dưới dạng luật, những rào cãn như thế.

B : Sau những năm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) xung quanh tin học, hình như ông bao giờ cũng tiếp tục thích thú ngành tin học này? Thế ngày nay, ông quan tâm đến điều gì?

YC : Tôi có một bà mẹ sống một mình, ở cái tuổi 80. Như tất cả chúng ta đều biết, mọi người ai cũng quan tâm đến tương lai của những người già, người luống tuổi. Chúng tôi đang triển khai một mạng lưới xã hội nho nhỏ dành cho những người già sống lẽ loi không người thân bên cạnh. Mạng xã hội này sẽ mang tên "AreYouOk ?", và sẽ ra mắt ở Nhật Bản. Ứng dụng sẽ sữ dụng những tín hiệu phát đi từ các vật dụng được kết nối, chẵng hạn điện thoại di động với những bộ cãm biến (sensor) chẵng hạn accéléromètre, hoặc đồng hồ. Việc phát hiện những sự cố (incident) một cú té ngã là khà đơn giản. Chúng tôi cũng sẽ phát hiện được khi huyết áp tụt báo hiện một vấn đề quan trọng về sức khoẽ. Chỉ cần phân tích việc di chuyển, tốc độ, v.v..Trong những năm tới, ta có thể cải thiện đáng kể cách người già sống thế nào. 

OGT: Bạn có thấy cái chi khác lạ không?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét