Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

72.000 CỮ NHÂN THẤT NGHIỆP VÀ NGÀNH GIÁO DỤC SẼ GIÃI QUYẾT THẾ NÀO?

72.000 CỮ NHÂN THẤT NGHIỆP VÀ NGÀNH GIÁO DỤC SẼ GIÃI QUYẾT THẾ NÀO? Hiện tượng sinh viên ra trường kiếm không ra công ăn việc làm, rồi đành đăng ký học tiếp lên thạc sĩ, là chuyện thường tình ở các nước Âu Mỹ. Số này đã lên 20%. Cái mà các nước Âu Mỹ đang lo sốt vó, đó là số sinh viên ra trường nợ nhà nước tiền vay đi học đã khá lớn. Ở Mỹ, sinh viên nợ nhà nước vào khoảng 2.000 tỉ đô. Một con số kinh khủng: 40 triệu tỉ đồng VN, 8 lần GDP của VN. Do đó, vấn đề của VN không đến nỗi nghiêm trọng. Theo Thiện mỗ nhận thấy, thì trong số 72.000 cữ nhân này, phần lớn là các con em ở các tĩnh, các vùng quê, thuộc thành phần nông dân, muốn đi học cao để khỏi làm nông dân cực khổ. Do đó, họ muốn ở lại thành thị, không muốn về lại quê. Ngoài ra, người ta dạy cho sinh viên ra trường cái tâm lý là xách bằng đi xin việc, sau khi tốt nghiệp. Vậy ai là người tạo công ăn việc làm cho ta. Các công ty đa quốc gia như IBM, Intel, Honeywell, Oracle, hoặc các công ty FDI? Không phải chỉ ở VN đâu, mà ở châu Âu Mỹ cũng thế. Bây giờ, người ta mới nhận thấy là ngay từ khi ở ghế nhà trường, phải tập cho sinh viên cái tinh thần khởi nghiệp (start up) tự mình phải suy nghĩ tìm tòi tạo một ngành nghề mới đem lại công ăn việc làm cho mình và cho những người chưa đi học. Đó là lý do vì sao tôi tư vấn cho cô thạc sỉ ở Úc về, cô Đào thị Hằng, làm cái nghề bán mắm, trong khi cô ta chuyên ngành biến đổi khí hậu. Một quốc gia muốn phát triển, thì phải có một đội ngủ trí thức có óc sáng tạo và khởi nghiệp, từ những cái nhỏ nhất trở đi. Khoang nghỉ tới chuyện to tát lên cung trăng. Cách đây 53 năm, khi tôi đang làm việc và lấy vợ Thuỵ Sĩ, thì bà già vợ người Thuỵ Sĩ thường lấy kinh thánh ra giãi thích tình hình kinh tế thế giới. Theo kinh thánh thì bao giờ cũng cỏ 7 năm bò béo, 7 năm bò gầy. Bò béo để chỉ sung túc, còn bò gầy chỉ khốn khổ. Do đó, áp dụng cho Việt Nam, thì từ 2001 đến 2007 là những năm bò béo, còn từ 2008 đến 2014 là bò gầy. Bạn thữ kiểm tra xem có đúng không. 2008 là năm BDS bị khủng khoảng ở Mỹ và ở VN. GDP của VN từ 13,5% xuống còn 5,5%. Bây giờ 2014, những năm bò gầy cũng sắp hết, chắc là sang năm tới kinh tế sẽ ấm dần lên, nếu trong năm 2014 này ta biết chuẩn bị cho cuộc đua 7 năm bò béo kế tiếp. Còn chuyện 72.000 "nhà trí thức, hết gạo chạy rông", người thì đổ lỗi cho tư vấn sai (cô Appricot Lee chớ có buồn lòng), người thì bảo phụ huynh và sinh viên đã chọn sai đường, người thì đổ lỗi cho nhà nước không biết dự đoán nguồn nhân lực trong tương lai là gì. Ai cũng cho là người khác sai, còn mình thì đúng nhưng kết quả là đúng trong cái sai là "hết gạo chạy rông". Bây giờ, ta thử chơi trò phân tích vấn đề: (1) các nhà tư vấn không biết lý thuyết bò gầy bò béo của Kinh Thánh. Các nhà diễn thuyết chém gió không nghĩ đến tra cứu Kinh Thánh về vụ này; (2) khi tư vấn bạn chọn một ngành nào đó, cho đến khi bạn ra trường, có một thời gian 4 năm gọi là lead-time. Do đó, nếu ta bắt đầu 2001, là bắt đầu chu kỳ bò béo, thì những ngành hot được tư vấn khi ra trường vào 2005 đến 2009 ai ai cũng có việc làm vì là những năm trong chu kỳ bò béo. Nhưng những ai được tư vấn từ những năm 2005 đến 2008, thì họ vẫn được tư vấn y như trước do kết quả tốt của 4 năm bò béo, và do lead time nên chỉ qua 2009 trở đi, do là ở trong chu kỳ bò gầy, "cục sạn thất nghiệp" bắt đầu tích luỹ lớn dần lên đến 2013 người ta bắt đầu thấy rõ, nên bây giờ than van. Kết luận là chã có ai sai cả. Chỉ có điều người ta không biết đến chu kỳ bò béo bò gầy và lead-time (yếu tố này có trong tồn kho, ERP) mà thôi, nên trách họ là oan. Trong một blog của tôi, tôi đã từng viết như sau: "Con người ta sinh ra, không phải chỉ để ăn như nhiều người bỡn cợt nói thế, mà thực chất là để giải quyết các vấn đề cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước hoặc cho nhân loại. Các vấn đề là muôn hình vạn trạng, thượng vàng hạ cám. Mà muốn giải quyết vấn đề thì phải học. Học từ khi còn tấm bé trong gia đình, rồi học khi vào trường tiểu học trung học, rồi ở đại học, rồi học ở trường đời khi đi làm việc. Nói tóm lại, là phải học cách giải quyết các vấn đề. Có các vấn đề trong quá khứ, hiện xảy ra trong hiện tại, đã được đúc kết trong sách vở mà ta phải học. Tứ thư Ngũ kinh của thời nho giáo TQ là những bài học đúc kết của người xưa giải quyết các vấn đề đạo đức, lễ nghĩa, kinh bang tế thế (kinh tế), v.v.. xảy ra trong xã hội. Ngày nay, trong các trường cao đẳng, kỹ thuật, kinh tế, ta cũng chẳng qua học cách giải quyết các vấn đề quá khứ xa xưa nhưng nay với cặp mắt khoa học hơn, nhưng nói chung là học giải quyết các vấn đề quá khứ nhưng vẫn tiếp diễn trong hiện tại. Có những vấn đề đã bị lỗi thời biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có những vấn đề mới sẽ xuất hiện trong tương lai, mà ta sẽ phải có phòng thí nghiệm học tìm cách giải quyết. Nói tóm lại, giáo dục chẳng qua là cách dạy con người giải quyết vấn đề của hiện tại và của tương lai. Nếu giáo dục giúp đào tạo đúng và đủ người để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mọi môi trường thì đây là một nền giáo dục tốt. Một nền giáo dục đào tạo được những con người có thể giải quyết vấn đề một cách ngon lành là một nền giáo dục tốt. Thế thôi." Các bạn có biết không: cái ngành nghề điện toán, tin học, lập trình mà chúng tôi theo đuổi suốt đúng 50 năm nay (tôi vào IBM France, vào ngày 2/1/1964), và chưa chấm dứt thế mới chết chứ khi tuổi còn vài ngày nữa là sắp qua 81, khi đem ứng dụng vào đời sống kinh tế hành chánh, là giúp giãi quyết các vấn đề đã và sẽ xãy ra trong xã hội. Do đó, khi viết chương trình, ngoài phần chính, gọi là main solution, chúng tôi bao giờ cũng phải trù liệu phần alternate (còn gọi là phần error, hoặc phần exception) trù liệu thực tế của cuộc sống. Chính vì các lập trình viên được đào tạo ở VN không học trù liệu phần error & exception nên các chương trình không khả tin, đầy sai lầm. Xin lỗi là hơn cà kê dê ngỗng, nhưng rất cần thiết cho sự hiểu biết cần thiết về sau. Bây giờ, tôi xin trở về vấn đề thất nghiệp của chúng ta. Nếu bạn chấp nhận cái nguyên lý mà chúng tôi đã đề ra ở trên: giáo dục chẵng qua là một quá trình dạy cho con người cách giãi quyết các vấn đề xãy ra trong xã hội. Và ngành điện toán cũng là ngành giãi quyết các vấn đề, nhưng sử dụng máy tính là công cụ. Do đó, con người và máy điện toán đều cùng một mục tiêu: giãi quyết một vấn đề, nhưng con người làm bằng tay (với nhiều sai sót và chậm chạp), còn máy tính là tự động, thông qua các chương trình phần mềm (chính xác và nhanh chóng). Nếu bạn chấp nhận ý kiến như sau: sinh viên ra trường là sản phẩm hoàn tất (end product) của một nền giáo dục theo kiểu sản xuất hằng loạt. Như vậy, sinh viên ra trường sẽ đi về những khách hàng tiêu thụ tiềm năng: là những cơ quan công quyền, các xí nghiệp quốc doanh hoặc tư doanh, các tổ chức, đoàn thể. Nếu số sinh viên được nền giáo dục đào tạo ra khớp với số lao động mà các khách hàng cần đến thì là lý tưởng và ta gọi là chính sách toàn dụng (full employment). Nhưng ít khi xảy ra. Số người không được sử dụng khi ra trường sẽ tham gia và đội quân thất nghiệp. Như vậy, nếu nhìn vấn đề theo lăng kính của ngành điện toán, thì số người vào được thị trường lao động là main solution của chương trình nhân dụng, còn số dân thất nghiệp là phần error hoặc exception hoặc alternate của chương trình nhân dụng. Bộ giáo dục là tác nhân thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo phải trù liệu hai phần main solution và phần alternate/exception. Nếu không làm được thì đúng là Bộ bất tài. Bộ GDDT sẽ nói rằng rất khó xây dựng phần alternate vì nó liên quan đến nhiều bộ, mà lấy số liệu của các ngành khác thì rất cam go vì cái tính bảo mật của từng cơ quan công quyền cũng như tư nhân. Nói vậy, thì làm thế nào các công ty ngoại quốc, như Mc Donalds chẵng hạn, muốn chiếm lĩnh thị trường VN khi mà họ không biết chi về dân VN. Tới đây, theo nguyên tắc bạn đã đồng ý với Thiện mỗ những nguyên lý sau đây đã được đề xuất trong các phần đi trước: Nguyên lý #1: Giáo dục là cách giúp con người ta học hỏi những cách giãi quyết các vấn đề xãy ra trong bản thân con người, trong xã hội, quốc gia và thế giới. Nguyên lý #2: Sinh viên ra trường là sản phẩm hoàn tất (end product) của một nền giáo dục đúng nghĩa của nó. Sản phẩm này phải đáp ứng nhu cầu về con người giúp giãi quyết các vấn đề xảy ra trong xã hội. Nguyên lý #3: Lý tưởng mà nói, một nền giáo dục tốt phải thoã mãn chính sách toàn dụng (full employment) của xã hội. Đây là main solution của một nền giáo dục. Song song với main solution thì có mội giải pháp alternate là (1) không được có thất nghiệp, (2) cũng như không được có sinh viên ra trường mà bên sử dụng phải cho đào tạo lại, vì kiến thức thiếu hụt; (3) không được có những môn học đã lỗi thời, phải cho đào thải chúng, thay vì đào tạo sinh viên theo những môn này sau ra trường không sử dụng được, hoặc không đất dụng võ. Bây giờ ta đi vào giãi pháp chính (main solution) cho một nền giáo dục tốt, toàn diện, hiện đại. Và thêm một cái đuôi thường lệ: "giàu bản sắc dân tộc" (???). Bạn có thấy rùng mình không: vì cái giãi pháp chính của nền giáo dục mà ta mong tạo dựng, nó là một cục đá to tướng án ngữ trước mắt ta. Ta như là thằng nhỏ liliput. Làm sao đây. Do đó, trước đó, ai cũng thất bại không làm gì được. Tôi phải mất nhiều đêm động não. Rốt cuộc tôi đi đến kết quả như sau, trình bày cho bạn hay. Tôi muốn xem bạn "hấp thụ" ý tưởng của tôi ra sao. Ý tưởng như sau: tôi sẽ sử dụng SCM để phân tích "căn bệnh" khó nói, khó giải của nền giáo dục VN. SCM là gì. Đó là viết tắt của cụm từ Supply Chain Management, nghĩa Quản lý Chuỗi Cung ứng. SCM là một chức năng của ERP (Enterprise Resources Planning - Hoạch định Nguồn lực Xí nghiệp) một hệ thống quản lý xí nghiệp sử dụng máy tính. Vì ta đã chấp nhận nguyên lý #2 là ngành giáo dục đào tạo sinh viên tương tự như một sản phẩm hoàn tất trong kỹ nghệ, thì việc sử dụng SCM theo máy tính áp dụng cho giáo dục đối với Thiện mỗ chả có chi là lạ cả. Lạ ở chỗ là chả ai nghỉ tới giùm cho việc áp dụng. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về SCM, thì mời vào "Dương Quang Thiện blog" tìm đọc 3 bài báo về SCM. Bây giờ, bạn tưởng tượng như thế này: bạn xem nhà giáo dục như là một nhà sản xuất một sản phẩm hoàn tất (sinh viên). Trong ngành sản xuất người ta đi từ một ý tưởng gì đó, rồi cho nghiên cứu và triền khai (R&D), tiếp theo qua sản xuất, rồi qua khâu vận tải chuyên chở (logistic) cuối cùng đến phân phối sản phẩm cho đến tay người tiêu dùng là các cơ quan công quyền, các xí nghiệp quốc doanh/tư doanh, các tổ chức, v.v... Những công đoạn sản xuất này hình thành một chuỗi (giống như trên một chuỗi tràng hạt của các nhà tu hành), trước kia bị chia cắt, theo phân công lao động, nên gây ra phí tổn cao. Do đó, trong thời đại máy tính kỹ thuật số này, người ta dùng phần mềm quản lý SCM để quản lý các công đoạn sản xuất giúp giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh, v.v.. Nếu đem áp dụng cho giáo dục, thì bạn thấy "chuỗi cung ứng" (supply chain) này kéo dài từ lớp mẫu giáo mầm non, qua tiểu học, trung học, cao đẵng nghề, rồi đến đại học, hậu đại học, nghĩa là một khoảng thời gian dài gần 20 năm của đời người. Như vậy, trong mỗi công đoạn (mầm non, tiểu học, ..) ta phải có một phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá, thi công thế nào, để cuối cùng có thể biết "giá thành sản phẩm" của mỗi con người trong công đoạn đào tạo. Mục tiêu của mỗi công đoạn là giá thành phải nhỏ, nhưng vẫn phải bảo đãm chất lượng. Khi công đoạn trong chuỗi cung ứng này qua công đoạn kia, thường phải có một "giao diện" trung gian cho phép chuyển từ công đoạn đi trước qua công đoạn kế tiếp đi sau. Thí dụ giao diện giữa công đoạn trung học qua công đoạn đại học là kỳ thi tốt nghiệp lớp 12. Trong mỗi công đoạn trên chuỗi cung ứng giáo dục, ta sẽ dùng phương pháp luận được gọi là CDIO tắt cụm từ Conceive Design Implement và Operation, nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Phương pháp luận này hiện đang được dạy ở khoa CNTT tại ĐHQG TP HCM. Nói tóm lại, ta sẽ sử dụng SCM (thuộc ERP) và phương pháp luận CDIO để nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo dục và tiến hành cãi tổ. Sau khi hệ thống giáo dục được cãi tổ xong thì phần mềm SCM/CDIO sẽ được xây dựng theo dõi và thống kê liên tục để đánh giá so sánh với một cái chuẫn để biết những sai lệch nào mà sữa chữa kịp thời không có độ trễ. Một điểm khác mà Bộ GDDT không hề nghĩ đến là marketing (tiếp thị). Một nhà sản xuất, chỉ khi làm ra sản phẩm mới đem đi bán cho bà con thiên hạ để thu tiền về. Nếu sản phẩm bán ra là dỏm khác với những gì đã quảng cáo trên truyền thông đại chúng, hoặc trong những kỳ tư vấn hoành tráng, thì thế nào nhà sản xuất cũng sẽ bị gán cho cái tội lừa đảo, bị lôi ra toà là cái chắc. Còn hệ thống các trường đại học thuộc Bộ GDDT thì thế nào. Thu học phí trước, đào tạo sau. Đào tạo thế nào mà bây giờ ngồi than là có đến 72.000 thạc sĩ thất nghiệp, và còn bao nhiêu tiến sĩ giấy thấm nước chấm thất nghiệp. Có nên gán cho các trường ĐH này là những tập đoàn lừa đảo hay không: thu học phí trước rồi cho ra người ngợm không ra gì, không sử dụng được, phải "tái chế" lại kiến thức và kỹ năng mới mong sử dụng lại được phần nào. Trong sản xuất tiên tiến hiện đại, người ta vừa thêm một bộ phận được mệnh danh là TIẾP THỊ (marketing). Các trường kinh tế, quản trị kinh doanh đều có dạy bộ môn marketing này, đôi khi người dạy có thể không hiểu thấu hết cái ý nghĩa sâu xa của bộ môn này. Thấy bên Mỹ có bộ môn này, người ta cũng mua sách về đọc, cho mở bộ môn, rồi tha hồ chém gió. Cái nực cười là sinh viên marketing khi ra trường họ không hiểu cái nghề họ làm gì, mà lại làm bằng tay, không hề nghĩ đến việc tạo ra phần mềm để thu thập và khai thác số liệu tiếp thị. Trong thực tế, ngành này đòi hỏi những loại thông tin rất đặc biệt, phải sử dụng máy tính một cách triệt để để thu thập, và phải dùng những phần mềm phân tích để làm việc, chứ không ai đời làm bằng tay cả. Mục tiêu của marketing là gì? Đơn giản là làm thế nào trong tương lai, người tiêu thụ họ sẽ cần những món hàng gì, mẫu mã ra sao, số lượng bao nhiêu trãi dài theo thời gian, giá cả chấp nhận được, phân bổ theo địa lý thế nào. Khi bộ phận marketing đã có những số liệu này xong, thì sẽ phối hợp với bộ phận R&D để nghiên cứu ra sản phẩm, v.v... Nói tóm lại, bộ phận marketing lo thăm dò thị hiếu trong tương lai của người sử dụng, biết được hiện tình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp ra sao, v.v... Do đó, theo Thiện mỗ, đáng lẻ Bộ GDDT phải có bộ phận marketing từ lâu, thế mà đến giờ này, Bộ chưa hề nghĩ đến điều này, đúng là lỗi thời kinh khủng. Nói tóm lại, những khái niệm về ERP, SCM, CDIO, và Marketing mà Thiện mỗ đã đề cập trong các phần trên thì các trường đại học ở VN đã dạy rồi, nên thiết nghĩ Bộ GDDT không xa lạ gì. Bộ nên nhờ các đại học tư vấn và cho áp dụng để cãi tiến hoạt động của mình. Thiện mỗ xin đề nghị những điểm sau đây: (1) Bộ GDDT nên thành lập một bộ phận marketing, với ý đồ, công năng như Thiện mỗ đã mô tả ở trên; (2) Theo luật, nghĩa là phải ra luật bắt buộc tại các cơ quan hành chánh chính quyền, tại các xí nghiệp quốc doanh/tư doanh, tại các cơ quan tài chính kinh tế xã hội, tại các tổ chức xã hội, các đoàn thể, ... nói tóm lại những nơi sẽ tiêu thụ các "sản phẩm" của giáo dục, Bộ GDDT phải có những ăng ten để thu thập những thông tin liên quan đến các nhân viên mà các nơi này sử dụng, và phân biệt những ngành nghề hiện tại, và những ngành nghề mới sẽ cần phải được mở trong tương lai. (3) tạo một cơ sở dữ liệu tổng hợp và toàn diện liên quan đến các số liệu đã được thu thập ở điểm 2, và phải tạo những chương trình phần mềm khai thác xữ lý các số liệu này. (4) phối hợp với các cơ quan tiêu thụ sinh viên ra trường để bàn đến nội dung đào tạo để lên kế hoạch đào tạo liên quan đến tài liệu, giãng viên, cơ sở vật chất giáo dục. (5) đánh giá lại sự đào tạo hiện hành để đề nghị những sửa đổi, cãi cách, v.v.. Nói tóm lại, phối hợp với máy tinh khai thác tối đa công năng của marketing cho mục đích giáo dục. Một điểm khác tôi muốn nhấn mạnh ở đây là vấn đề TIỀN BẠC. Thiện mỗ đã từng tiếp xúc với nhiều dân tộc, bây giờ buồn lòng mà nhận xét là không có dân tộc nào bê bối bằng dân VN khi đụng đến tiền bạc, và đạo đức tiền bạc. Hồi thời thực dân của ba má Thiện mỗ, thì 3 nghề mà người ta khuyên là nên tránh xa tiền bạc là: nghề nhà giáo, nghề bác sĩ y tá và nghề toà án. Ba nghề này ở VN thời buỗi này thì tay đã nhúng chàm, cái chi cũng phong bì trước tiên. Nói như theo bà má Thiện mỗ, thì thời buổi này là thời buổi kim tiền. Do đó, sau 1975, dân miền Nam học được câu: "đầu tiên, ... là tiền đâu". Bây giờ thì khỏi phải nói, phải thủ sẵn phong bì. Ở đây, Thiện mỗ chỉ xin đề cập đến giáo dục. Hằng năm NN VN dành 20% ngân sách cho giáo dục, thế mà Bộ GDDT vẫn chê là cón quá ít. Ngoài ra, cha mẹ học sinh sinh viên đóng góp cũng không ít hơn 20% ngân sách này cho giáo dục. Theo Thiện mỗ, ngân sách 20% cho giáo dục ở VN là rất cao so với các nước khác, và không có quốc gia nào trên thế giới mà cha mẹ học sinh sinh viên đóng góp nhiều nhất cho riêng giáo dục. Ngoài ra, hằng năm các gia đình giàu có ở VN đã chi thêm 3 tỷ đô (= 63.000 tỹ đồng VN) để gởi 100.000 sinh viên du học ở nước ngoài. Như vậy, VN đã chi một số tiền khổng lồ cho giáo dục, để rồi người ta than là giáo dục VN chả ra cái gì cả: không có đại học nào trong top 500 đại học danh giá trên toàn thế giới, con em đang xin tị nạn giáo dục ở nước ngoài, ... Cái kỳ cục, người ta đã điểm danh đến 21 trường đại học dỏm ngoại quốc, phần lớn là Hoa Kỳ, đã liên doanh với các trường đại học VN để đào tạo ra những thạc sĩ dỏm. Nghĩa là VN là môi trường đắc địa để người ngoại quốc nhảy vào lừa đảo giáo dục. Bộ GDDT thì lúc nào cũng ca bài ca thiếu tiền, các ổng vừa rồi còn đòi chi 34.700 tỷ đồng để cãi tổ giáo dục, thay đổi SGK, để rồi sau đó Bộ Trưởng phải xin lỗi vì mấy thằng đệ tữ ở dưới báo cáo láo. Thiện mỗ có cãm tưởng nơi không biết tiết kiệm là gì, nơi lãng phí kinh khủng, và nơi thiếu tinh thần yêu nước có lẻ là Bộ GDDT. Lấy chuyện sách giáo khoa. Không có nước nào thay đổi sách giáo khoa xoành xoạch như diễn viên thay áo quần. Hồi thời thực dân Pháp ở VN, sách được phát cho học trò mượn học, cuối niên học cho thu hồi lại. Nếu có thay đổi gì đó, thì người ta cho in ra một quyển sách nhỏ, cho biết trang nào từ hàng nào đến hàng nào, nội dung bị thay thế bởi nội dung mới trong quyển sách nhỏ. Nói tóm lại, cha mẹ học sinh chả bao giờ bỏ tiền mua sách, đầu năm mỗi học sinh sẽ nhận đủ sách cho niên học. Cuối năm, học sinh phải có cái màn ở lại lớp lo dán các chỗ sách rách, và màn bị phạt nặng khi không giữ gìn sách để rách sách. Với các thiết bị dạy học cũng thế. Có nhiều nơi, thiết bị dạy học đều đựơc cho trùm mền nằm chơi. Hình như Bộ không biết tiết kiệm là gì. Còn lãng phí thì khỏi nói. Xây một cái hai cái cầu tiêu mà dám chi ra 600 triệu đồng, trong khi xây nhà tình nghĩa đầy đủ tiện nghi chĩ với 25-30 triệu đồng. Trên 20 năm, Thiện mỗ đã hợp tác với báo Tuổi Trẽ xây trường học (trên 100 phòng học) cho những vùng sâu vùng xa. Kinh nghiệm cho thấy, chi phí xây một lớp học đối với Thiện mỗ chỉ tốn vào khoảng 50 triệu đồng, nhưng nếu giao cho sở giáo dục thì tốn khoảng 150 triệu đồng, nghĩa là gấp 3 lần. Bạn có thể thấy sự tiêu pha vô tội vạ, lãng phí kinh khủng của Bộ GDDT. Bạn vừa thấy một thí dụ về việc đổi SGK mà một nhân vật của Bộ đòi hỏi quốc hội duyệt chi đến 34.700 tỉ đồng. Có một điểm mà người ta thường hay than phiền, nhắc đi nhắc lại, mỗi lần đá động đến cải tổ giáo dục, là lương trả cho giáo viên quá bèo, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ta nên nhớ là ngân sách giáo dục đã chiếm 20% ngân sách quốc gia, là quá lớn, không thể tăng, nếu chi phí quốc phòng buộc phải tăng, do tình hình biển Đông, thì sao đây. Ở các nước châu Âu, giáo chức cũng chỉ là một công chức, nên lương của họ so với tư chức trong các xí nghiệp tư doanh thường thấp thua 20%. Tỉ lệ sai biệt 20% hiện hữu chẵng qua là cường độ làm việc của giáo chức bao giờ cũng thấp hơn so với bên tư chức. Bây giờ, bạn đem so lương giáo chức với lương phía tư chức bình thường thì theo Thiện mỗ không sai biệt quá 20% như ở châu Âu. Do đó, chả có chi mà than van đòi tăng lương. Nếu bây giờ, người ta muốn tăng lương cho giáo viên trong khi ngân sách giáo dục không thể tăng được, thì chỉ có cách duy nhất là giảm đi chi phí gián tiếp, nghĩa là giảm đi nhân viên quản lý gián tiếp trong bộ máy giáo dục. Thời buổi này, là thời buỗi kỹ thuật số, phải đưa tin học vào quản lý. Thí dụ: kế toán trong một trường học rất đơn giản, số giao dịch rất ít. Qua phần mềm, qua mạng ta có thể làm kế toán tự động tại một trung tâm, thay vì mỗi trường có một kế toán viên. Ngoài ra, hệ thống dạy học trực tuyến, gọi là MOOC (Mass Open Online Course), nếu được thực hiện một cách có hệ thống sẽ giảm đi số giảng viên tầm thường làng nhàng, và số giảng viên giỏi có thể cho ra những giáo trình có chất lượng, và người theo học, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, sẽ nhiều hơn. Các nước như Úc, Mỹ, và Hà Lan đã đi đầu vào ngành MOOC mới này, áp dụng triệt để tin học trong đào tạo, giảm đi nhiều chi phí và tăng chất lượng giáo dục. Một việc khác mà ta nên xem lại là việc cho mở ra quá nhiều trường đại học, nhưng lại thiếu trường đào tạo nghề, đưa đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, chất lượng dạy không đồng đều. Hồi Thiện mỗ du học ở Pháp, vào thập niên 50, Thiện mỗ nhận thấy sự phân bổ các đại học ở Pháp rất khoa học và rất hợp lý, không xô bồ như ở ta. Ở Pháp, một ngành nghề nào hot hay không hot cũng chỉ có tối đa 5 trường phân bổ thế nào trong vòng 400 km, có ký túc xá đàng hoàng, để sinh viên có thể đến học với chi phí rất thấp. Còn ở ta, những môn học hot như tin học, kinh tế tài chính kế toán thì dạy tràn lan trên cả 100 đại học, thì làm sao chất lượng bảo đảm, do trình độ giảng viên rất kém, thêm lại hay chạy xô, không thời giờ nghiên cứu. Ngoài ra, không nên cho liên kết với các trường đại học nước ngoài, vì như vậy tự thân sẽ giảm đi mọi cố gắng làm cho đại học nội địa ngày càng tiến bộ hơn. Người ta cũng đã báo động, hiện có 21 trường đại học dõm ngoại quốc, phần lớn là đại học Mỹ, đang liên kết với đại học VN. Nghĩ cũng lạ !!! Cuối cùng, một vấn đề rất tế nhị cần được đưa ra mỗ xẽ, không nên né tránh: đó là việc gởi sinh viên đi du học nước ngoài, mà báo chí mĩa mai gọi là "tị nạn giáo dục". Khi Thiện mỗ cho đăng một bài báo cũ về du học ở miền Nam trước 1975 trên blog của Thiện mỗ, thì một anh bạn Việt Kiều Mỹ, comment như sau: "Những gì bác viết cách đây 40 năm sao vẫn giống tình trạng như bây giờ - chỉ khác là mức độ trầm trọng hơn cả trăm lần. Theo thống kê mới nhất (nếu không nhớ lầm) thì VN hiện đứng thứ 6 có sinh viên du học tại Mỹ. SV VN hiện đang nuôi trường Mỹ vì phải trả học phí cao gấp mấy lần dân Mỹ... Do đó mới có hiện tượng khá nhiều trường đại học dỗm về VN chiêu sinh... Không biết ngoại tệ ở đâu mà người VN đi du học nhiều đến thế, trong khi ấy con em Mỹ muốn có tiền đi học đại học cũng chật vật. Rất nhiều đứa phải đi làm, hoặc đi lính một thời gian mới có tiền đi học... Một lần nữa cám ơn bác đã post lại những bài viết xưa để thế hệ chúng cháu học hỏi cách nhìn và suy tư của bậc lão thành." Báo chí đăng là hằng năm ta cho đi du học 100.000 sinh viên, với chi phí vào khoảng 3 tỷ đô. Số sinh viên thành tài về lại VN chỉ vào khoảng chưa tới 5%, nghĩa là 95.000 người thành tài đội nỏn ra đi. Hiện có 300.000 người thành tài đang tha phương cầu thực ở nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn và đau lòng là "VN đang viện trợ chất xám" cho các nước giàu, như Mỹ chẵng hạn. Gần đây, có một tờ báo Mỹ đã viết là "sinh viên VN là cái mõ vàng đối với các đại học Mỹ". Bây giờ, bạn nên tìm hiểu thành phần xã hội của sinh viên du học, bạn sè rất ngạc nhiên. Ngoài ra, bạn thử xem 3 tỷ đô chi cho du học lấy từ đâu mà ra? Có phải là tiền bán nông sản, hải sản, v.v.. nghĩa là ngoại tệ do dân nghèo làm ra. Con cháu các người này không nằm trong thành phần du học sinh, có đúng không. Thế thì công bằng ở đâu? Thế mà người ta đang ra rã bảo là đang xây dựng một xã hội dân chũ, công bằng và văn minh. Thôi, tới đây Thiện mỗ không muốn làm mất thời giờ của bà con cô bác, xin ngừng lại đây, mặc dù còn có nhiều điều muốn nói nữa. DƯƠNG QUANG THIỆN - 29/05/2014