Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

CUỘC CHIẾN CHỐNG NGHÈO ĐÓI : 50 NĂM SAU TẠI MỸ


Marc-Olivier Bherer - Le Monde
Dương Quang Thiện (dịch)

Cách đây 50 năm, tổng thống Hoa Kỳ thời ấy, Lyndon Johnson, đã tuyên chiến với sự nghèo đói tại nước Mỹ, một nước giàu có và hùng mạnh của thế giới. Từ đó đến nay, di sản của Lyndon Johnson đều đặn được nhắc lại, nhấn mạnh ở chỗ nước Mỹ khó lòng tiếp cận vấn đề xã hội này.

lbj_war_on_poverty_ap_imgNăm 1964, Lyndon Johnson đã phát biểu trong buỗi diễn văn về tình trạng liên bang và đã "tuyên chiến chống nghèo đói" (nd: cái nực cười là trong một nước giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, và đang chuẩn bị nện VC miền bắc VN). Còn Barack Obama thì ngày 29/1/2014 vừa qua cũng trên diễn đàn tình trạng liên bang đã đề cập đến tình trạng phân hoá giữa giàu nghèo ngày càng trầm trọng ở Mỹ (nd: ở tp New York, tỉ lệ phân hoá giàu nghèo đã lên 50%, ở Pháp 20%, ở tp HCM, 12%). 50 năm sau, vấn đề xã hội nhức nhối này trở lại nước Mỹ một cách mạnh mẽ. Người ta, nói đến giai cấp 99%, trong vụ xuống đường chiếm lấy phố Wall, nghĩa là 1% người giàu ở Mỹ đã chiếm hết 40% tài sản quốc gia và 60% thu nhập hằng năm. Còn lại là dành cho 99% dân số Mỹ. Cuộc chiến chống nghèo đói của Lyndon Johnson đã đem lại kết quả đắng cay như thế. Tất cả chính sách tái phân phối sẽ đụng phải bức tường cá nhân chủ nghĩa của giới nhà giàu đầy quyền lực. Tuy nhiên, vào thời đó, một sách thuộc loại bán chạy nhất, The other America. Poverty in the United States, (một nước Mỹ khác, sự nghèo đói tại Mỹ) được tham khảo bởi Nhà Trắng, đã lay động sâu sắc lòng người Mỹ. Tác giả Michael Harrington, một phóng viên đã điều tra số phận của 50 triệu người bị tách ra khỏi giấc mơ Mỹ. Họ là những lao động không chuyên môn, hoặc dân nhập cư bất hợp pháp, những người già cả, hoặc là thành phần dân tộc thiểu số. Trong cuộc vận động chống nghèo đói, lúc ban đầu là nhắm vào dân da đen, tổng thống Lyndon Johnson đã tìm ra một đề tài để tập hợp toàn dân Mỹ và phát động một phong trào cãi cách xã hội. Chính trong dịp này, nước Mỹ đã tạo ra những chương trình chăm sóc y tế đối với người nghèo, và người già.

50 năm sau, Lyndon Johnson và Michael Harrington cả hai người vẫn còn đè nặng lên lương tri người Mỹ, cho thấy dấu hiệu những khó khăn trong việc giãi quyết một vấn đề nhức nhối trong một xứ sở giàu nhất hành tinh.

Một phóng viên khác, Sasha Abramsky, chỉ trích một điểm mà phóng viên cho là một thất bại tinh thần. Trong sách của mình, The American way of poverty, how the other half still lives (Sự nghèo đói kiểu Mỹ, nửa phần kia dân chúng tồn tại thế nào), Sasha Abramsky đã đi thăm những nơi nghèo nhất nước, và đã nhận thấy là sự nghèo đói vẫn còn đó, chỉ khác là các phiếu lương thực, được thiết lập năm 1964, ngày nay hình thành cơ bản một nền kinh tế cứu tế (indigence). Trong chương trình cứu tế này có một chương trình gọi là SNAP (Supplementai Nutrition Assistance Program) theo đấy những gia đình 4 người nào có thu nhập dưới 2.348 đô/tháng thì sẽ nhận đươc phiếu lương thực trị giá 300 đô/tháng, mua thực phẫm tại các siêu thị. Cuối năm 2011, số người nhận phiếu lương thực tại Mỹ lên đến 46 triệu người, bằng 15% dân số. Số tiền cứu tế SNAP này hằng năm tiêu tốn tiền thuế của dân Mỹ lên đến vào khoảng 70 tỉ đô. Để tránh ngữa tay xin cứu tế, từ năm 2007 trở đì, người nghèo Mỹ được phép vay tiền tiêu thụ (để mua hàng thiết yếu cho cuộc sống, xăng dầu, v.v..) và số tiền nợ này đã lên đến 2.500 tĩ đô, chưa kể nợ tư nhân Mỹ đã lên đến 25.000 tĩ đô (bằng 1,5 GDP) 

harringtonMãi tới năm 1970, rõ ràng là tình trạng nghèo đói vẫn không giãm. Tiếp theo, tổng thống Ronald Reagan (một cựu diễn viên cao bồi Hollywood), người đã đưa ra khái niệm một người nghèo Mỹ không xứng đáng được cứu tế. Sự nghèo đói sẽ là dấu hiệu của một cuộc tham nhũng hoặc là của một thất bại, khiếm khuyết. Nền văn hoá hiện hành trong giới nhà nghèo ngày nay được trình bày như là một yếu tố giãi thích sư bần cùng tột đĩnh. Nhà sữ học Michael Katz, trong quyển sách tựa đề The Undeserving poor : America’s enduring confrontation with poverty (Người nghèo không xứng đáng, nước Mỹ đứng trước sự nghèo đói), đã phản ứng trước lý lẽ như thế (người nghèo không xứng đáng được nhận trợ cấp) được hợp pháp hoá.

Một nghiên cứu khác, với những giả thuyết gây tranh cãi cũng đã được đưa vào thảo luận. Đó là bản báo cáo tựa đề The negro family : the case for national action, (Gia đình người da đen: một trường hợp hành động quốc gia). Nghiên cứu này đi đến kết luận là số ly dị quá lớn trong cộng đồng người da đen đã gây cãn trở cho việc phát triển kinh tế. Người ta đã đánh mất đi vài việc học hỏi đạo đức. Mặc dầu bị chĩ trỉch mạnh mẽ, bản nghiên cứu này cũng còn ảnh hưởng một cách dai dẵng. Cuối cùng, cái lẫu thập cẫm lại được bổ sung thêm một lý lẽ tranh luận khác: đó là tánh cách di truyền. Người ta khẵng định là sự nghèo đói cãn trở sự biểu hiện của một vài gen được gắn liền vào sự thành công.

Việc nhập cư ồ ạt của những dân gốc Tây Ban Nha, phần lớn từ Mexico, từ những năm 1990 trở đi, làm cho cuộc tranh luận chống nghèo đói bị chuyển hướng. Chính quyền Washington chọn phớt lờ những dân nhập cư bất hợp pháp này (nd: mà sau này Obama buộc lòng hợp thức hoá quốc tịch cho gần 11 triệu người), vì cố tình người ta loại những người này khỏi các chương 
trình xã hội. 

Sự thành công trong cuộc chiến chống nghèo đói có lẽ là biết đối đầu cùng lúc vấn đề xã hội và vấn đề chũng tộc, hai nguồn áp lực ít khi đối đầu nhau. Việc chống nghèo đói không đơn giản chỉ là việc thi hành một biện pháp này hay là biện pháp kia, mà phải nhìn nhận là các chương trình được đề ra hoạt động như là một tổng thể khó lòng đánh giá những lợi ích đem lại. Điều này là không thể chối cãi.

Tuy nhiên, tổng thống Lyndon Johnson cũng đã tấn công vào những phân biệt đối xữ bằng cách khai chiến với nghèo đói. Trong một bài diễn văn liên quan đến tình trạng liên bang năm 1964, Lyndon Johnson đã khẵng định, "Cho phép tôi khẵng định một cách rõ ràng là một trong những nguyên tắc của chánh quyền này là: tất cã những cơ hội mới sẽ mở ra cho tất cã mọi người Mỹ không phân biệt màu da trong công ăn việc làm, trong giáo dục, trong nhà ở." Trong bài diễn văn vừa rồi của mình, tổng thống Obama cũng đã nói đến những cơ hội, nhưng tham vọng thì rất hạn chế trước một quốc hội không ưa gì tổng thống.  

Lời bình của người dịch: Trong bài này, người ta chưa nhắc đến những "bom nỗ chậm" như: (1) có đến 40% người Mỹ chưa có bão hiễm y tế. Obama muốn đưa 40 triệu người Mỹ (13%) vào chương trình healthcare trong năm 2013, nhưng bị thất bại; (2) số năm sống lâu của người Mỹ kéo dài thêm 10 năm, nghĩa là người già sống dai hơn trước thế chiến thứ 2, nên chi phí săn sóc y tế cho người già tăng lên, trong khi người trẽ đỏng góp vào quỹ hưu trí ít đi, rồi quỹ hưu trí đem đi đầu tư vào chứng khoán năm 2007 đã teo đi 40%, thế là chừng 10 năm tới sẽ không còn tiền trã cho người về hưu, một quả bom nỗ chậm khá to; (3) việc toàn cầu hoá làm cho các cơ sở sản xuất Mỹ di dời qua các nước châu Á, làm cho thất thu thuế, trong khi ấy phãi chi cho tất cả các chương trình bão hiểm xã hội, thế là nợ công Mỹ tăng đều đều, nguy cơ vở nợ như ngàn cân treo sợi tóc. 

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 4/2/2014

    Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014



    SỐNG ĐỂ LÀM GÌ, DÂN IT?

    Chắc trong đời bạn, thỉnh thoảng có người hỏi bạn "sống để làm gì?", bạn cười cợt trả lời là sống để mà ăn, và khi người ta hỏi lại "ăn để làm gì?" thì bạn lại trã lời ăn để mà sống. Thế là cái  vòng luẩn quẩn sống ăn ăn sống. Nhưng thật ra, nếu bạn suy nghĩ kỹ, thì bạn sống chẵng qua là chỉ để giải quyết các vấn đề. Và vấn đề cần được giải quyết là muôn hình vạn trạng liên quan đến bản thân bạn, đến gia đình, xã hội và nhân loại. Mà muốn giải quyết vấn đề gì, thì người ta cần đến đầu óc của con người kèm theo tính lô gic, mà thường người ta gọi chung là sự tính toán của đầu óc con người. Nghĩa là đầu óc con người giúp giải quyết các vấn đề. Đầu óc thông minh giúp giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp. Và khi vấn đề vượt quá khã năng của con người do độ phức tạp cũng như qui mô của nó, thì con người sẽ sáng chế ra những thiết bị, công cụ giúp con người giải quyết vấn đề. Con người đã chế tạo ra máy tính (computer) là để giúp con người ta tăng khả năng bộ óc của con người giúp giải quyết các vấn đề ngày càng có qui mô lớn, ngày càng phức tạp. Do đó nếu ta có trong tay không biết bao nhiêu máy tính được kết nối thành mạng, thì không có lý do gì bảo rằng vấn đề quá phức tạp qui mô quá lớn nên ta không thể giải quyết được. Đây chẵng qua là nguỵ biện. Nói tóm lại, máy tính hỗ trợ con người trong việc giải quyết các vấn đề, muôn hình vạn trạng. Bất cứ vấn đề gì mà con người có thể giải quyết được thì máy tính cũng có thể giúp giải quyết nhanh hơn nhiều, chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, cũng có lĩnh vực mà máy tính không thể giải quyết được, đó là làm thơ.

    image.gif
    Xét cho cùng thì trong cuộc đời chuyên nghiệp gắn bó với CNTT của bạn, bạn chỉ biết dữ liệu và thông tin, không ngoài gì khác. Nghe cũng buồn nhưng sự thật là thế. Bây giờ ta thử phân tích xem điều tôi vừa phát biểu có đúng không. 

    Giống như anh đầu bếp, nguyên liệu của anh ta là thịt, cá, rau quả củ và gia vị, còn bạn thì chỉ có dữ liệu và thông tin để làm bạn. Nếu bạn có phần cứng là CPU, m
    àn hình, máy in, thì đây chẵng qua là bếp ga, lò vi ba, soong chão của anh đầu bếp, không hơn không kém. 
    Đối với dữ liệu (data), thì đi đi lại lại bạn phải biết trong thời điểm nào đi lấy một cách chính xác những dữ liệu nào để chuẩn bị xữ lý, và phải biết xữ lý thế nào khi dữ liệu đã vào đủ, và cuối cùng phải cho in ra hoặc hiển thị lên màn hình hoặc cho cất trữ dữ liệu vào đâu đó sau khi có kết quả xữ lý. Nghĩa là bạn, suốt cuộc đời, chỉ biết đi tìm, xữ lý, và cất trữ dữ liệu theo nguyên lý duy nhất của CNTT là IPO, I là input (dữ liệu nhập), P là processing (xữ lý) và O là output (dữ liệu kết quả hoặc kết xuất), như theo hình vẽ ở trên. IPO của bạn nó cũng giống như câu "métro, boulot, dodo" của cư dân thành phố Paris, Pháp (đi làm việc bằng tàu điện ngầm gọi là métro, boulot  là công việc, còn dodo là đi ngủ) xoay vần liên tục trong một nhịp điệu buồn chán.

    Bạn thấy trên hình vẽ còn có một ô với từ storage để chĩ trữ dữ liệu dùng về sau khi xữ lý xong. Nói tóm lại dữ liệu/thông tin của bạn nó chạy lòng vòng trong cái vòng luẩn quẩn I-P-O-S. Bạn theo đuổi nó suốt cuộc đời bạn, nếu bạn không ly dị nó nữa chừng.

    Do vậy, bạn xem lại cuộc đời IT có đáng sống không nhé.

    Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014


    Tinh thần yêu nước là một khái niệm rộng lớn, nhưng nó cũng cụ thể bằng những câu chuyện “sống thiết tha với Tổ quốc mình” từ chính mỗi người. Không hiểu sao khi đọc lá thư gửi những người trẻ ấy, tôi lại nhớ đến câu chuyện của những người già mà tôi vừa gặp, vừa biết...
    Hẳn bạn đọc Tuổi Trẻ chưa quên câu chuyện bà cụ Phan Thị Phán vào tuổi ngoài 80 quê ở tỉnh Hải Dương, gần bốn năm trước đã may gửi tặng huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) lá cờ đỏ sao vàng rộng 100m². Lá cờ ấy, khi được trưng bày tại cuộc triển lãm “Đà Nẵng - chặng đường mới” tổ chức tại Trung tâm hội chợ triển lãm nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng Đà Nẵng đã được nhiều người đến và ghi vào sổ cảm tưởng nhiều dòng xúc động. Không những thế, trước đó, cụ Phán cùng với nhiều người bạn trong tổ phụ lão của mình đã may hàng trăm lá cờ khác gửi đến các đảo ở Trường Sa và nhiều điểm đồn biên giới!
    Tuần trước, nhân chuyến công tác ở khu vực đồng bằng sông Hồng, phóng viên Tuổi Trẻ đã ghé thăm cụ Phán. Sức khỏe cụ đã yếu nhiều, dù nằm liệt giường nhưng câu chuyện gửi cờ Tổ quốc cho biên cương vẫn cháy bỏng trong lòng cụ. Cụ bảo: Tiền may cờ phải do chính các cụ đóng góp vào chứ không nhận từ bất cứ ai. Hình ảnh những lá cờ được các cụ ông, cụ bà cẩn thận khâu may đợi đóng gói gửi về biên cương đang xếp thành chiếc gối ngay ngắn đầu giường bà cụ 85 tuổi khiến chúng tôi một lần nữa nhận ra vẻ đẹp của những người mẹ Việt, những người đã sống thiết tha với Tổ quốc của mình, và cũng hiểu vì sao, người ta gọi Tổ quốc là Mẹ - Mẹ Tổ quốc!
    Thời gian gần đây, chúng tôi thường liên lạc với kỹ sư Dương Quang Thiện. Tên ông đã quen thuộc với bạn đọc Tuổi Trẻ bởi hàng trăm phòng học, hàng ngàn suất học bổng của chương trình “Vì ngày mai phát triển” được hình thành từ tài trợ của hai ông bà. Và ông, kỹ sư tin học người Việt thế hệ đầu tiên, không chỉ nặng lòng với học trò nghèo, với kinh nghiệm và trí tuệ của mình, vào tuổi 80 ông vẫn cùng cộng sự lao vào “cuộc chiến” với dự án tin học hóa. Theo ông, “khoảng 500.000 xí nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước được nối mạng nhưng lại chưa có hệ thống thông tin thật “tử tế” giúp quản lý xí nghiệp theo mô hình hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, như các nước tiên tiến”. Và ở vào tuổi này, ông Thiện vẫn dành hết thời gian cùng cộng sự dần hoàn thiện mô hình này mà theo ông, nếu thành công số tiền làm lợi cho Nhà nước sẽ là con số khổng lồ. Cho hay, ông làm tất cả những điều đó không nghĩ gì đến sức khỏe, tuổi tác chỉ vì muốn sống thiết tha cùng Tổ quốc mình.
    Một cụ bà quê mùa giữa châu thổ sông Hồng vẫn lặng thầm may những lá cờ tha thiết với chủ quyền Tổ quốc. Một kỹ sư tin học tuổi 80 vẫn chạy đua với thời gian để cống hiến một dự án tin học mang tính chất “cách mạng” cho nước nhà.
    Còn bạn, những người trẻ, những người sẽ tiếp nhận lá thư với lời kêu gọi từ đại hội sinh viên vừa mới đây, bạn sẽ “sống thiết tha cùng Tổ quốc mình” như thế nào đây?
    LÊ ĐỨC DỤC
    8
    Ý kiến bạn đọc (0)Gửi ý kiến của bạn

      Hai Ông Thầy, hai chữ Thiện

      • Phòng máy tính Đại học Kinh Tế Tp HCM những năm 1990 - 1991.


        Lần đầu tiên tôi được sờ đến máy tính là ở đây. Toàn bộ máy dạo đó là do Ông Bà Dương Quang Thiện tài trợ. Giáo trình máy tính đầu tiên tôi học cũng là của Văn phòng SAMIS mà Ông Dương Quang Thiện là người thành lập.

        Với tôi, Ông Bà Dương Quang Thiện như những con người bước ra từ truyện cổ tích. Là kỹ sư người Việt đầu tiên của IBM, Ông bỏ việc, đưa "bà đầm" - một giáo viên người Thụy Sĩ - về nước, giúp đào tạo thế hệ kỹ sư điện toán đầu tiên của Việt Nam. Ba mươi năm qua, Ông Bà là hai "nhà tài trợ chuyên nghiệp", hai nhà hảo tâm lớn của nền giáo dục Việt Nam, hai "tấm lòng còn hơn cả vàng" đã tặng hàng ngàn học bổng cho sinh viên cả nước, chưa kể không biết bao nhiêu những phòng máy tính, những cây cầu, những lớp học mà Ông Bà đã bỏ tiền túi ra tài trợ, giúp thế hệ trẻ Việt Nam được học tốt và thành người, để rồi quay lại đóng góp cho đất nước và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Khi trao học bổng cho sinh viên, Ông luôn bảo : chúng tôi không làm từ thiện, chúng tôi đang đầu tư cho các em, cũng là đầu tư cho đất nước sau này.

        Cuộc đời làm "nhà tài trợ chuyên nghiệp" của Ông cũng bắt nguồn từ thời sinh viên nghèo đi tìm học bổng. Ông may mắn nhận được tài trợ từ một nhà hảo tâm với lời nhắn nhủ : đừng cảm ơn tôi, sau này khi anh có điều kiện, hãy giúp những người khó khăn hơn anh !

        Tôi không có may mắn được học với Ông, nhưng với tôi Ông vẫn là Thầy, không chỉ vì những giáo trình đầu tiên Ông soạn đã giúp tôi học về máy tính, mà còn vì chữ Thiện quá lớn mà Ông đã và đang để lại trên đời này.

        Thế rồi, tình cờ tôi gặp ông Thầy thứ hai, và cũng lại là một ông Thiện nữa !

        Bọn nhỏ nhà tôi học Aikido ở CLB Tao Đàn vẫn thường khoe về Thầy Tống già rồi nhưng rất vui tính và "dễ thương". Thầy hiền từ và rất thương học trò nhỏ, cặm cụi chỉ dạy và chỉnh sửa từng động tác cho đến khi thành thục.

        Tôi nhờ bọn nhỏ xin gặp "Thầy Tống", để chào và cảm ơn Thầy. Và rồi tôi nhận ra ông "Thầy Tống" chính là Tiến sỉ Nguyễn Thiện Tống của Đại học Bách Khoa Tp HCM.


        Thầy Tống cũng chính là người đã khởi xướng chương trình Vì Ngày Mai Phát Triển của báo Tuổi Trẻ, chuyên tài trợ học bổng cho sinh viên gặp khó khăn trên cả nước.

        Hiện nay, mặc dù đã về hưu và chỉ còn giữ vai trò cố vấn của Chương trình, Thầy vẫn đang là đầu mối trung chuyển tiền tài trợ từ cộng đồng trí thức Việt kiều đến các sinh viên nghèo học giỏi ở khắp nơi.

        Hai Ông Thầy, hai chữ Thiện. Các Ông chính là những người giữ lửa cho niềm tin vào những điều tốt đẹp, những tấm lòng hảo tâm không vụ lợi trên đời.

        Xin cảm ơn các Ông Thầy của tôi !
      1
      TÔI VÀ ÔNG NGUYỄN VĂN LINH

      Năm 1987, 12 năm sau giãi phóng, ông Nguyễn Văn Linh đã nhún mình phát động chiến dịch Đổi Mới, thế mà mấy thằng chết tiệt Mỹ vẫn cứ tiếp tục cấm vận VN cho bõ ghét. (Ai bảo "đánh cho Mỹ cút" làm gì !!!). Ngân hàng thương mại không có ngoại tệ để nhập khẩu hàng ngoại, mà cũng không có thị trường xuất khẫu để có ngoại tệ vì bị Mỹ phong toã khắp thế giới. Một nước trung lập như Thuỵ Sĩ, mà còn theo đuôi thằng Mỹ cấm vận VN, đóng cữa toà đại sứ ở Hà Nội, vào cuối 1986. Tôi lúc ấy có cãm tưởng nước Việt ta giống như con chó đói cong mình tự cắn lấy cái đuôi mà sống. Tuy nhiên, cũng có một nơi, người ta ra vô ì xèo để lãnh đồ cứu trợ do người thân ở hãi ngoại gởi về, đó là các bưu cục. Các thùng quà của thân nhân tứ xứ gởi về qua ngã bưu điện, theo chế độ quà biếu phi mậu dịch. Thôi thì đũ thứ hàng, thượng vàng hạ cám, từ các siêu thị âu mỹ đổ về cái thành phố này, nhưng có một mặt hàng bán chạy nhất là thuốc tây từ Pháp về. Giá chợ trời thuốc tây bán rất cao. Ai có bệnh thì đành ra chợ trời thuốc tây đường Nguyễn Du mà mua, ai nhận được quà thuốc tây không xài thì cũng ra Nguyễn Du mà bán kiếm lời. Người ta kiếm lời trên đau khỗ bệnh tật của đồng bào mà không hề ý thức. Trong số người bán đi thuốc tây lại thấy bóng dáng các ma xơ và ni cô mới chết chứ. 

      Phòng điện toán IBM của tôi tại công ty Rựơu Bia, gồm 17 người, có đến 12 người nữ. Chuyện mua thuốc chữa bệnh mắc mõ của mấy bà nữ này đã đến tai vợ chồng chúng tôi từ lâu, nhưng không biết giúp đở họ thế nào. Thì một ngày nọ, bà vợ tôi nói với tôi là chừng 2 năm nữa bà sẽ về hưu ở Thuỵ Sĩ, bây giờ có thể rút một ít tiền tiết kiệm của bà ở Thụy Sĩ, mua thuốc cho nhân viên rồi họ sẽ trã lại tiền mua thuốc cho chúng tôi. Khi nào về hưu, tiền hưu sẽ bù vào tiết kiệm bị rút ra. Nghe cũng hợp lý, coi như bà vợ tiêu tiền hưu non, nên tôi lên kế hoạch hành động.Tôi thông báo cho nhân viên biết ai cần thuốc chi, thì cho biết tên, và số lượng mua bao nhiêu trong 3 tháng. Mà chỉ mua cho gia đình dùng mà thôi, không có chuyện đem ra bán ngoài chợ trời. Vì rằng giá bán thường xấp 2 tiền mua ở tiệm thuốc. Sau đó, tôi nhờ một thằng bạn học củ người Pháp lo việc mua thuốc rồi gởi về VN. Cứ vào khoảng Giáng Sinh thì bà vợ tôi yêu cầu ngân hàng Thuỵ Sĩ chuyển tiền trã tiền nợ cho thằng bạn người Pháp. Công việc mua thuốc cho nhân viên chạy ro ro theo mong muốn. Nhân viên có thuốc với giá rẽ bằng một nửa so với giá chợ trời. Bà vợ tôi thì có tiền hưu trước 2 năm. 

      Đùng một cái, không biết hứng thế nào thằng bạn gởi cùng một lúc 12 gói thuốc cho 12 cô nhân viên. 12 cô lủ khủ kéo nhau ra bưu điện Hai Bà Trưng lãnh hàng. Tưởng dễ dàng như mấy lần trước, nhưng lần này hãi quan bưu điện thấy sao toàn là thuốc tây của nhân viên Rượu Bia, đến 12 cô. Liền cho cật vấn. Các cô ngây thơ bảo rằng đây là thuốc do ông Dương Quang Thiện, sếp chúng em, mua giùm cho chúng em để dành xài trong lúc ốm đau. "Không biết, đây là hàng buôn lậu, sẽ bị ốp lại và sẽ bị tuyên bố tịch thu" cán bộ hãi quan tuyên bố như thế. Các cô về bảo ông Thiện ra hãi quan Hàm Nghi mà làm việc. Các cô lục tục về phòng báo cáo sự việc cho tôi hay.

      Qua ngày mai, tôi và bà vợ Thuỵ Sĩ thân hành ra hãi quan Hàm Nghi xin gặp tay trưởng phòng làm việc. Sau khi tôi trình bày xong lý do, anh ta tên Chiến, liền tuyên bố thẵng thừng, đây là hàng buôn lậu. Tôi liền đứng lên, đập bàn bảo ông bảo tôi là đồ buôn lậu phãi không, tôi là dân trí thức mà ông kêu tôi là đi buôn lậu. Tôi hét to, đến nỗi bà đầm tôi quơ chân dưới bàn ngầm bảo tôi bình tĩnh. Nhân viên trong phòng ai cũng quay lại xem chuyện gì mà ầm ỹ thế. Tôi ngồi xuống bảo ông ta có chịu giãi toã số hàng của tôi không. Ông ta từ chối, sẽ cho tịch thu số hàng này. Tôi nói thế thì tôi sẽ làm đơn kiện lên Uỹ Ban Nhân Dân TP. Ông ta bảo thì cứ đi kiện đi. Ngầm bảo cho tôi biết là ai sẽ thắng ai.

      Ngày hôm sau, tôi làm đơn khiếu kiện lên Uỹ Ban Nhân Dân TP. Không tự tin cho lắm, vì thư gởi bảo đãm cho bà phó chủ tịch UBND TP, bà Đỗ Duy Liên. Mà bà này mình đã đụng độ với bà ta cuối năm 1986, khi tôi đi thực tập tại IBM France có mua đem về VN cái máy PC đầu tiên hiệu Olivetti. Bà ta giam cái máy tại phi trường trong 3 tuần lễ, lý do máy bí mật quá chưa hề có ở VN. Vì nó được nhập đầu tiên mà. Chuyện này sẽ kể khi khác vậy. Ta trở về công việc khiếu kiện. Tôi chờ cả tuần, không thấy trã lời. Biết là không xong. Bây giờ làm sao đây. Vậy mà hùng hỗ ở hãi quan Hàm Nghi. Làm như vẽ ta đây.

      Suốt một tuần lễ sau, cứ loay hoay mãi chưa biết tính sao, thì may quá cái khó ló cái khôn. Tại sao không kiện lên ông Nguyễn Văn Linh nhỉ, ông ta vừa được bầu làm Tổng Bí Thư đãng CSVN. Mà làm sao thư khiếu kiện của mình đến tay ông ta, không bị thủ tiêu dọc đường. Sực nhớ ông Linh là người quen thân với bà dì họ của mình, người ở Bến Thuỹ, Nghệ An, vào Nha Trang trốn tránh từ 1939. Sau 1975, mới biết bà dì là dân CM làm kinh tài cho CM thường xuyên liên lạc với ông Linh ở Đồng Bò, căn cứ địa CM ở Khánh Hoà. Thế là thoát.

      Tôi liền viết một bức thư khiếu kiện gởi cho ông Linh, và một cái thư cho bà dì, nhờ dì vào SG trực tiếp đưa cái thư của tôi cho ông Linh. Bà dì biết tôi từ hồi tôi 5 tuổi nên rất thương tôi nên phãi thân hành lấy xe lữa vào SG gặp ông Linh. Ông Linh từng viết loạt bài "những việc cần làm ngay". Nên đọc xong thư của tôi và nghe bà dì cà kê dê ngỗng về tôi, thì ông Linh liền gọi điện thoại cho viên giám đốc hãi quan Tp yêu cầu xin lỗi tôi (vì cán bộ dưới quyền đã tuyên bố sai trái) và mời tôi trong ngày đến Hàm Nghi nhận xin lỗi và nhận lại số thuốc bị giam giữ. Gặp lại tôi, tay trưỡng phòng hách dịch cười giã lã, bảo tôi rằng chuyện chã có chi mà lảm phiền mấy ông lớn. Bảo người ta là dân trí thức buôn lậu mà cho là không có chi. 

      Cái vui là sau đó, tất cả các chi cục hãi quan ở cãng, hàng không, bưu điện, ai cũng biết câu chuyện của tôi và ông Linh, và cũng từ đó mọi giấy phép nhập khẩu hàng hoá (nguyên liêu làm bút bi) của tôi về sau cũng được duyệt một cách dễ dàng. Ai cũng tưởng tôi thuộc loại có thần thế. Thật ra, trước và sau vụ việc tôi chưa hề tiếp xúc một lần nào với ông Linh, kể cả việc cám ơn ông ấy.  Ông Linh có dặn bà dì là nói với thằng Thiện lần sau viết gì cũng đừng móc lò thiên hạ, có người không chịu nỗi sẽ nguy to.

      Một cái tức cười khác, là vài tháng sau cái vụ thuốc tây của tôi, thì thằng cha trưởng phòng hãi quan bị loại khõi hãi quan và khõi đãng vì tội buôn lậu đồ cỗ, đồng loã với nhân viên phòng thủ tướng chế độ cũ, đường Nguyễn Du.

      DƯƠNG QUANG THIỆN -- 2/11/2013. -- 3:15PM


      Đôi điều về bóc lột
      Dương Quang Thiện
      25/3/2008

      Cách đây khoảng 2 năm, tôi có đọc qua nhiều bài báo của các độc giả đăng trên một số báo tranh luận về việc bóc lột và việc có nên cho đảng viên làm kinh tế hay không, với lý luận rằng đã làm kinh tế thì phải bóc lột, mà đã bóc lột thì không xứng đáng là đảng viên đảng cộng sản. Tôi là một kỹ sư điện toán hành nghề nay đã trên 40 năm chuyên ứng dụng tin học vào quản trị xí nghiệp. Nghề nghiệp bắt buộc phải lý luận một cách lô gic. Do đó, từ bấy đến nay, sau nhiều đêm trăn trở buộc tôi phải viết ra những gì mình suy nghĩ.

      Không cần phải vào Internet dùng google để truy ra định nghĩa về bóc lột là gì, vì có thể ta cho rằng định nghĩa này phiến diện kiểu tư bản. Theo tôi, khi hai đối tác A và B có một mối liên hệ với nhau, thì nếu A ở thế thượng phong và B bị yếu thế thì thế nào cũng có sự bóc lột, một hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” hoặc “mạnh được yếu thua”. Nếu A là một chủ tư bản có đồn điền hầm mỏ hoặc nhà máy, còn B là một nông dân hoặc công nhân nghèo, cần việc làm và chỉ có sức lao động đem bán, thì lúc ấy chỉ có thể xảy ra bóc lột giá trị thặng dư của B làm giàu cho A. Tuy nhiên, nếu một tay côn đồ có súng trong tay (nghĩa là ở thế thượng phong) vào một tiệm vàng bắt chủ tiệm (ở thế yếu trước họng súng) đưa tiền vàng cho y, thì có nên xem đây là một vụ bóc lột hay không. Theo tôi là có, vì ta hay dùng từ “trấn lột” trong trường hợp này. Hiện nay, tại các bệnh viện là bên A, để khấu hao nhanh các thiết bị y khoa mắc tiền (như máy siêu âm, máy cắt lớp hoặc máy cộng hưởng từ), người ta bắt buộc bệnh nhân B phải qua tất cả các xét nghiệm (thật ra nhiều khi không cần thiết lắm) mà bệnh nhân, như cá nằm trên miệng thớt, không thể từ chối. Như vậy có nên xem là bóc lột (hoặc trấn lột) hay không? Theo tôi là có. Các bạn có thể tìm thấy vô số ví dụ về hiện tượng bóc lột trong các công ty điện lực, cấp nước, y tế, nông nghiệp, giao thông, nhà cửa, hành chính v.v.. Nói tóm lại, hiện tượng bóc lột xảy ra mọi nơi, mọi lúc tại mọi thể chế chính trị xã hội, không phải cứ gì là chủ tư bản là có bóc lột còn cán bộ cộng sản là không bóc lột. Câu hỏi được đặt ra là vì sao có bóc lột?
      .
      Theo nhà Phật, cội nguồn của mọi đau khổ trên trần thế là do 3 chữ “Tham Sân Si” mà ra, trong ấy chữ Tham mang tội lớn nhất. Chính vì lòng tham nên mới sinh ra hiện tượng bóc lột. Ta phân biệt từ nặng đến nhẹ là tham quyền, tham tiền và tham sắc. Ta còn có những từ tham ô, tham nhũng, tham danh vọng v.v.. Do đó, những ai nắm quyền trong tay, cộng thêm tham tiền, thì thế nào cũng đi đến bóc lột kẻ khác yếu thế hơn mình. Nếu thứ trưởng bộ Thương mại có quyền cấp quota may mặc, và nếu không tham tiền thì giờ này đâu có vào nhà đá. Ta có thể thấy những ví dụ các cán bộ (toà án, công an, địa chính, tài chính) ở các tỉnh đã trấn lột đất đai của dân thế nào, thế mà họ là đảng viên đã thề khi được kết nạp đảng là không bóc lột dân. Cho nên theo tôi, ai có cái quyền “mở vòi nước” (ta gọi là quyền “xin-cho”) đi đôi với lòng tham tiền bạc thì thế nào cũng đi đến bóc lột kẻ cần “nước để sinh hoạt”. Cuối cùng cái quyền, nếu là độc quyền, một mình một chợ, thì việc trấn lột lại càng tệ hại.

      Từ trước đến giờ, người cộng sản cứ cho rằng chỉ có chế độ tư bản là bóc lột con người. Nếu sự thể này là đúng vào những thế kỷ 18, và nửa đầu thế kỷ 19, nhưng về sau cho đến bây giờ thì không còn là đúng nữa, do sự tiến bộ của con người xã hội nói chung. Khi Các Mác đưa ra khái niệm về bóc lột, thì phía công nhân lao động các nước tư bản đã tiếp thu ý kiến này và dùng nó làm vũ khí đấu tranh cho quyền sống của mình qua những cuộc đình công. Do đó, các công nhân lao động phía tư bản đã có những cải thiện trong cuộc sống do những cuộc đình công liên tục. Tuy nhiên, phía chủ nhân dù cho có nhượng bộ nhưng cũng không bỏ cuộc trong việc tìm ra những thặng dư giá trị (add-value): họ nghiên cứu chế tạo ra những máy móc thay thế sức lao động của con người ta đồng thời tìm ra những phương pháp tăng năng suất lao động, hạ giá thành để sản phẩm có thể đến tay nhiều người hơn, kiếm ra lợi nhuận nhiều hơn. Nói cách khác, nhờ những ý tưởng về bóc lột, về giáo dục y tế miễn phí, phúc lợi khi về hưu mà phía cộng sản đã chủ xướng đề ra, mà phía tư bản vì sợ công nhân đình công nên phải nhượng bộ đồng thời thúc đẩy sự hình thành những phương thức quản lý hiệu quả hơn để có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất cũng như trên thương trường để mà “móc hầu bao” người tiêu dùng, nghĩa là cũng lại bóc lột nhưng phần nào ít trực tiếp đi đối với người lao động sản xuất (cơ bắp hoặc chất xám) mà gián tiếp nhiều hơn đối với người tiêu dung. Và cũng từ đó, tại các nước tư bản hình thành những tổ chức bảo vệ người tiêu dùng trước sự bóc lột quá đáng của giới thương gia tư bản, bằng cách tẩy chay không mua hàng tại các siêu thị của một công ty nào đó. Chẳng hạn vừa rồi các siêu thị của Wal-Mart Canada bị tẩy chay vì đã mua một mặt hàng làm tại Ấn độ sử dụng đến những trẻ gái dưới 12 tuổi.

      Với sự ra đời của công nghệ thông tin và Internet, hình thức tìm ra thặng dự trong mọi hoạt động kinh tế (nghĩa là bóc lột) xảy ra một cách tinh vi hơn, không thô bạo trắng trợn như thời Các Mác. Bên B không biết mình đang bị bóc lột, mà còn cảm thấy thoải mái là khác để bên A móc hầu bao của mình. Trong thế giới toàn cầu hoá, Internet và WTO ngày hôm nay, khó lòng mà biết là mình bị bóc lột một cách tinh vi, vì giới tư bản đã chuyển sang dùng công nghệ thông tin ngày càng nhiều, càng sâu đậm để thống trị bên B. Mảng chi phí nào trong giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiết kiệm được thì họ tiết kiệm để cho lòi ra thặng dư. Thí dụ, chi phí lao động ở các xí nghiệp tại EU hoặc ở Mỹ, Nhật v.v.. không thể thu hẹp nhỏ xuống được nữa do những luật lệ của nước sở tại, thì giới chủ nhân tư bản cho di chuyển nhà máy qua những nước chậm tiến, như Việt Nam chẳng hạn, với giá nhân công rẻ mạt cũng như chi phi về phúc lợi xã hội thấp. Các công ty đa quốc gia cũng không ngại ngùng dời trụ sở chính của họ qua những nước có thuế thấp, như Thuỵ sĩ chẳng hạn, dùng phương tiện Internet để điều khiển giám sát hoạt động của các nhà máy nằm rải rác trên toàn thế giới. Gần đây, nếu Intel dự định đầu tư 650 triệu đô la vào khu công nghệ cao ở TP Hồ Chí Minh, không phải là họ thương tình gì ta, mà vì lao động chất xám của ta rẻ hơn Ấn độ hoặc Trung Quốc và có khả năng về tri thức cao hơn, nghĩa là sẽ đem lại thặng dư giá trị cho Intel nhiều hơn và ổn định hơn. Nói cách khác, việc bóc lột thì không bao giờ dứt, nhưng ngày càng tinh vi, và có bộ mặt thân thiện hơn (như các công ty cấp học bổng cho sinh viên hoặc xây nhà tình thương v.v..) không còn thô bạo trơ trẽn như thời Các Mác.

      Với thời đại Internet và công nghệ thông tin, thì thông tin đã tham gia vào việc bóc lột ngày càng chính xác hơn. Thời Các Mác, cơ cấu giá thành bao gồm vốn liếng, và lao động là chính còn bằng sáng chế (nay ta gọi là sở hữu trí tuệ hay thương hiệu gì đó) là thứ yếu. Còn ngày nay, tài sản vô hình và thông tin (là sở hữu trí tuệ) là tài sản chính của xí nghiệp, lao động trở thành thứ yếu. Do đó, khi đàm phán với ta vào việc gia nhập WTO, người Mỹ yêu cầu ta phải tôn trọng sở hữu trí tuệ (trong tin học, đó là phải bỏ tiền ra mua phần mềm thay vì sao chép lậu). Ngày nay, ưu thế cạnh tranh là mối quan tâm của các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại, cho nên trong các xí nghiệp ngày càng nhiều người ta dựa trên hệ thống thông tin để có ưu thế cạnh tranh trong thương trường. Người ta chuyển trọng tâm việc bóc lột từ sản xuất qua phân phối sản phẩm, nghĩa là từ bóc lột người lao động qua bóc lột người tiêu dùng. Việc bóc lột sẽ được diễn theo chiều hướng tự nguyện hơn là ép buộc. Những cuộc nghiên cứu tiếp thị, tiếp sau là những chiêu quảng cáo rồi đến khuyến mãi v.v.. chẳng qua cũng chỉ là móc túi người tiêu thụ một cách êm dịu tự nguyện; không ai gí súng bắt bạn phải mua hàng, nhưng nếu “bị” xem nhiều quảng cáo trên TV lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần (bột giặt Omo, Tide hay dầu gội đầu Clear, Sunsilk chẳng hạn), thì khi vào siêu thị bạn tự động mua mặt hàng Omo hay Clear cho mà coi khi bạn dự định mua các mặt hàng này. Khi bạn mua hàng ở siêu thị rồi trả tiền bằng thẻ tín dụng ở quầy tính tiền, thì bạn đâu có biết thông tin cá nhân của bạn – qua thẻ tín dụng – đã chui vào một căn cứ dữ liệu (mà người ta gọi là data warehouse – kho hàng dữ liệu). Và từ kho dữ liệu đồ sộ này, một phần mềm tin học sẽ nghiên cứu phân tích thị hiếu, sở thích của mảng người tiêu dùng để đề ra chiến lược sản xuất mặt hàng độc đáo, quảng cáo và bán hàng đối với một loại người tiêu thụ đặc biệt được nhắm tới. Những câu quảng cáo điển hình như “đi xe hơi XYZ là người sành điệu”, thì ma nào trong túi rủng rỉnh tiền ai lại không muốn bạn bè khen mình là người sành điệu. Ngày nay, người ta nhân danh tiến bộ khoa học kỹ thuật để bóc lột người tiêu dùng.

      Ngày nay ranh giới giúp phân biệt bóc lột hay là không bóc lột rất là mơ hồ. Nếu bạn biết rằng trong những công ty đa quốc gia như Nestlé, hay những công ty cỡ bự như Boeing thì số lượng các công ty vệ tinh cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty bự này lên hằng chục ngàn. Theo quản lý cổ điển thì tại công ty lớn bao giờ cũng có một kho hàng chứa sẵn linh kiện để sản xuất. Trị giá kho hàng có thể chiếm 20-30% tổng tài sản công ty. Nhưng nay với hệ thống thông tin thì kho hàng teo lại trị giá còn vào 7% tổng tài sản vì giờ đây các công ty vệ tinh có thể kết nối bằng điện tử thẳng vào hệ thống căn cứ dữ liệu của công ty lớn để biết kế hoạch sản xuất cũng như tình trạng tồn kho của công ty lớn này. Như vậy công ty gia công có thể biết lúc nào sản xuất, bao nhiêu, và giao hàng lúc nào. Do đó, chỉ khi cần đến mặt hàng lúc nào thì công ty vệ tinh rót hàng xuống đúng lúc. Phương pháp quản lý này được gọi là JIT (tắt chữ Just In Time, nghĩa là rót hàng đúng lúc, một khái niệm do người Nhật đề xướng). Với việc giảm trị giá tồn kho như thế người ta đã tiết kiệm tiền lãi vay ngân hàng, chi phí bảo quản kho v.v.. đem lại giá trị thặng dư cho xí nghiệp. Như vậy có nên coi là bóc lột không? Chắc là không, vì ở đây phương thức quản lý hoàn toàn do máy tính điều khiển. Ngoài ra, với việc sử dụng hệ thống phần mềm ERP (Enterprise Resources Planning) mà các công ty đa quốc gia hoặc các xí nghiệp hiện đại ngày nay (kể cả ở Việt nam) đang gạt bỏ lần một số chức vụ quản lý trung gian (middle manager) giữa ban lãnh đạo ở tầng trên với nhân viên tác nghiệp ở tầng dưới. Những cán bộ quản lý trung gian này là những trưởng phòng thống kê, kế hoạch, kế toán tồn kho v.v.. những người chuyên làm báo cáo, làm thống kê, tập hợp dữ liệu giờ đây sẽ biến mất thay thế bởi những chương trình phần mềm đặc biệt mà ban lãnh đạo có thể sử dụng bất cứ lúc nào và bất cứ tại đâu trên thế giới để có được báo cáo và thống kê chính xác và kịp thời theo ý muốn của mình. Tất cả những chi phí gián tiếp được tiết kiệm do việc giảm cán bộ trung gian sẽ đem lại giá trị thặng dư cho xí nghiệp, và một lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, giờ đây với sự tiến bộ trong công nghệ thông tin, người ta đã biết bóc lột sức lao động và trí óc của máy tính, và máy tính làm việc không mệt mỏi, không kêu ca than phiền, không đình công đòi tăng lương hoặc phúc lợi xã hội.

      Cuối cùng, tôi có hai thắc mắc là cách hành xử của người cộng sản Việt nam khi nắm quyền trước sự bóc lột. Nếu ta lý luận rằng giới chủ nhân tư bản là người bóc lột để có thể giàu có. Người càng giàu thì sự bóc lột của họ càng thậm tệ. Vừa rồi tạp chí Forbes ở Mỹ cho ra danh sách 792 người giàu nhất thế giới, theo đấy Bill Gates, chủ hãng phần mềm tin học Microsoft là người giàu nhất thế giới với gia tài là 50 tỷ đô la. Thế thì phải nói Bill Gates là tay bóc lột số 1 thế giới. Ngoài ra, trong số 50 tỷ phú đô la trên danh sách kể trên phần lớn toàn là chủ các hãng tin học như Dell, Cisco, Apple v.v.. Nghĩa là, ngành tin học là ngành bóc lột nhất trong các ngành nghề. Còn các ngành nghề khác như khai thác hầm mỏ, đồn điền trang trại, chăn nuôi (là các ngành nghề mà Các Mác đã dựa vào đấy đưa ra khái niệm bóc lột) thì lẹt đẹt đi cuối bảng. Nếu tin học là một ngành bóc lộc nhất thế giới, thì sao nhà nước ta lại đang khuyến khích đi làm tin học, cho miễn thuế 4 năm đối với những công ty làm phần mềm tin học. Ngành tin học đang đem lại cho Ấn độ hằng năm trên 20 tỷ đô la, nên ta cũng thèm được như họ. Xem ra thì không ai trong chính quyền tin rằng ngành tin học là ngành bóc lột nhất thế giới (ngành mà tôi gắn bó từ 40 năm nay). Thắc mắc thứ hai của tôi là nếu đã cho tư bản là bóc lột, thì tại sao ta lại kêu gọi các công ty tư bản đa quốc gia đầu tư vào Việt nam để cho những công ty này bóc lột nhân dân hoặc cho xuất khẩu lao động qua các nước tư bản để “bị bóc lột”. Nghĩa là ta không nhất quán với nhận thức về bóc lột, hay là ta đã thay đổi quan điểm nhưng không muốn nói ra (dân miền Nam thường hay gọi cách hành xử này là “nói thế nhưng không phải là thế”).

      Để kết luận, theo ý tôi, giờ này không nên nói đến sự bóc lột vì nó đã trở thành lỗi thời và trở nên “vô hình”, và từ này được thay thế bởi một từ khác là “lợi thế cạnh tranh” trong kinh tế, trong hành chính. Một cá nhân, một tổ chức hoặc một quốc gia giờ đây khi làm kinh tế hay hoạt động gì gì đó thì phải làm thế nào tìm ra hoặc tạo nên một lợi thế cạnh tranh trước đối thủ để có thể thu về cho mình lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Nếu ta muốn “dân giàu, nước mạnh” thì ta nên cho mọi công dân, kể cả đảng viên, tham gia vào làm kinh tế, đồng thời tạo một môi trường lành mạnh để mọi người có thể tìm ra một lợi thế cạnh tranh cho mình trong khuôn khổ luật pháp để hoạt động trong thương trường nội địa cũng như ở ngoại quốc.


      BỆNH MẤT TRÍ NHỚ

      Giới bác sĩ bảo rằng, khi bạn qua tuổi 50, là lúc bạn đang đi vào tiến trình lão hoá. Lần hồi bạn sẽ làm quen với những căn bệnh của tuổi già, chẵng hạn nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, cao huyết áp và nhất là bệnh mất trí nhớ (thường được gọi là bệnh Alzheimer) và bệnh rung tay (thường được gọi là bệnh Parkinson). 
      Bài này chỉ đề cập đến bệnh mất trí nhớ ở người già. Tuổi già bình thường bao giờ cũng kéo theo việc giãm trí nhớ và những hành xử hiểu biết nhận diện (comportement cognitif) bất thường. Một số người sẽ cỏn minh mẫn hơn một số người khác khi về già. Muốn biết thế nào là mất trí nhớ, bạn chỉ cần nhận ra hai trường hợp phổ biến như sau: (1) khi bạn nói chuyện với một người già nào đó, trong một thời gian rất ngắn, người này lặp đi lặp lại bốn năm lần một câu chuyện xưa nào đó; (2) bà già của bạn vừa ăn cơm xong chuẩn bị đi ngủ trưa thì thình lình bà kêu lên là tới giờ ăn rồi sao chưa dọn cơm cho bà ăn. Nhìn chung thì việc giãm trí nhớ nơi người già là một gánh nặng đối với xã hội, do đó tìm hiểu việc giãm trí nhớ sẽ giúp bạn tìm ra một giải pháp giúp bạn sống một cuộc già "ngon lành" hơn, và không phải là một gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
      Một vài con số thống kê ở Pháp với số dân là 65 triệu người : (1) Bệnh Alzheimer đứng thứ 3 trong danh sách các bệnh tuổi già; (2) Số người già trên 65 tuổi là 12 triệu người; (3) Số người bị mất trí nhớ vào khoảng 1,1 triệu người. Chúng tôi rất tiếc là không có số thống kê ở Việt Nam.
      Tại Thuỵ Điển gần đây thôi, người ta đã tiến hành một nghiên cứu so sánh theo chức năng IRM (imagerie resonnance magnétique - hình cộng hưởng từ) bằng cách trắc nghiệm trí nhớ, việc hoạt động não bộ của hai nhóm người già ở tuổi 69. Trong nhóm thứ nhất, thì hai vùng não quan trọng đối với ký ức (hippocampe và cortex préfrontal) hoạt động tốt hơn (nghĩa là được cung cấp dưỡng khí tốt hơn) khi trắc nghiệm so với nhóm thứ hai, và có thể trí nhớ của nhóm thứ nhất được bảo toàn tốt hơn so với nhóm thứ hai. 
      Trước đây ai cũng biết suốt cuộc đời con người, bao giờ cũng xuất hiện những neurone mới trong vùng não hippocampe, nhưng có vẽ hiện tượng này không tác dụng chi mấy, nằm ngoài lề. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới gần đây ở Thuỵ Điển cho thấy là những neurone này tái tạo, ngay tại nơi người già, nhiều hơn là ta tưởng, với nhịp độ 2 pt mỗi năm: đủ giữ một vai trò sinh lý như người ta nghỉ.
      Trí nhớ (có người gọi là ký ức, có kẻ gọi là bộ nhớ) có 3 chức năng: (1) mã hoá một thông tin; (2) cho trữ thông tin vào đâu đó dễ dàng tìm đọc lại về sau; (3) tìm đọc lại thông tin một cách tự động (nghĩa là không suy nghĩ trước) hoặc có ý thức. Bạn thấy là ngành máy tính đã bắt chước cấu tạo trí nhớ của con người để chế ra máy vi tính. Trong thực tế, không chỉ có một bộ nhớ duy nhất trong bộ não của con người, mà có đến 5 bộ nhớ, mà chúng tôi sẽ giải thích kỹ kèm theo một so sánh với những gì liên quan đến máy tính.
      (1) Bộ nhớ hoạt động (working memory  instant memory): đây là loại ký ức làm việc cho phép dữ liệu ra vào giữa não con người và môi trường bên ngoài. Bộ nhớ này còn mang tính giác quan, nghĩa là thông tin ra vào qua các giác quan, như mắt, tai, mũi, họng, tay chân, v.v.. liên lạc với bộ não sẽ đi qua bộ nhớ này. Bộ nhớ này cho phép giữ lại những thông tin không quan trọng lắm, một vài ký tự hoặc một vài con số trong một thời gian rất ngắn. Thí dụ làm một bài tính nhẫm, hoặc nhớ lại một câu nói sẽ qua bộ nhớ hoạt động này.Bộ nhớ này mang tính ngắn hạng, và dễ bị tổn thương khi về già. Khi bà má đã ăn cơm rồi mà còn đòi ăn cơm là do thông tin ăn cơm trong bộ nhớ hoạt động bị "bốc hơi". Nếu đem so sánh với máy tính, thì loại bộ nhớ hoạt động nằm trong các vùng working area của các thiết bị xuất nhập. Mỗi thiết bị I/O trên máy tính đều có một vùng ký ức  chứa thông tin theo tốc độ hoạt động của thiết bị. Dân máy tính thường gọi loại bộ nhớ này là buffer (ký ức đệm). Chính khi về già, bộ nhớ hoạt động này của bộ não sẽ bị tổn thương. Bộ nhớ hoạt động nằm ở vùng cortex préfontal phía trước trán.
      2) Bộ nhớ loại 2 được gọi là ký ức ý nghĩa (mémoire sémantique), nghĩa là bộ nhớ lo chuyên chỡ lưu trữ những thông tin, những kiến thức được tiếp nhận từ trước đến nay, suốt cuộc sống của con người. Loại bộ nhớ này nằm ở vùng néo cortex, không bị ảnh hưởng bởi tuổi già. Vì các dữ liệu quá khứ nằm ở trong bộ nhớ sémantique này, và ký ức này không bị tổn thương khi về già, nên thường người già bị Alzheimer thường vẫn nhớ đến những kỹ niệm xa xưa, trong khi thì quên cha những biến cố vừa xảy ra trong vài phút trước đây. Nếu đem so sánh với máy tính, thì ký ức sémantique của bộ não người tương đương với ổ đĩa cứng của máy tính. Thông thường, khi ta còn trẽ, khi ta đi ngủ thì bộ não hoạt động sẽ tiến hành sắp xếp lựa chọn chuyễn thông tin từ bộ nhớ hoạt động qua ghi lên bộ nhớ sémantique.
      (3) Bộ nhớ loại 3 được gọi là ký ức giai đoạn (mémoire épisodique) cho phép người ta nhớ lại những biến cố trãi qua. Bộ nhớ giai đoạn này nằm ờ vùng lphippocampe trên bộ não, và thường bị tổn thương khi về già.  Nếu đem so với máy tính, thì dân lập trình thường gọi vùng bộ nhớ này là stack hoặc heap, nằm trong ký ức chính lo trữ dữ kiện của một chu kỳ hoạt động của máy tính. Chính trong vùng ký ức này việc một người già quên mặt nhận diện ai đó cho thấy là ký ức bị tổn thương.
      (4) Bộ nhớ loại 4 được gọi là ký ức bất suy tính (mémoire inconsciente) hoặc ký ức thủ tục (mémoire procédurale) nghĩa là ghi nhận những gì liên quan đến thân thể, điệu bộ của con người. Thí dụ những điệu bộ khi học lái xe đạp hoặc bay nhảy, v.v.. Bộ nhớ này giúp bạn thực hiện động tác tay chân đầu mình một cách tự động không cần suy nghĩ đến. Thí dụ bạn có thể cùng lúc đi dạo trên vệ đường, nói chuyện với bạn cạnh bên, tay bóc đậu phụng bỏ vào miệng, miệng nhai đậu, mắt quan sát xung quanh tránh ai đó va vào mình. Tất cả các động tác này được thực hiện một cách vô ý thức. Bộ ký ức này nằm trong vùng cervelet của bộ não và không bị tổn thương bởi tuổi già. Nếu đem so sánh với máy tính, thì vùng ký ức này thuộc hệ thống kiểm soát xuất nhập (gọi là IOCS - Input Output Control System) của máy tính. Khi con người sinh ra, thì thượng đế đã cung cấp miễn phí hệ thống IOCS, và nhà sản xuất máy tính cũng thế.
      (5) Cuối cùng bộ nhớ loại 5 được gọi là ký ức hiểu ngầm (mémoire implicite), cho phép khởi động gia tăng tốc độ xữ lý của bộ não đối với những thông tin đã gặp. Bộ nhớ này tương tác với 4 bộ nhớ khác. Nó nằm trong vùng cortex của bộ não, và không bị tổn thương bởi tuổi già. Nếu đem so sánh với máy tính thì ký ức này tương đương với hệ điều hành (OS - Operating System) của máy tính, một nhạc trưởng trong mọi tình huống.
      Như bạn có thể thấy hệ thống bộ nhớ máy tính là một bắt chước hoàn hảo bộ nhớ của bộ não con người. Bạn sẽ đặt câu hỏi: nếu ta sữa chữa được máy tính, thì tại sao không trị được bệnh mất trí nhớ của con người. Thật ra, người ta đang thay trời làm việc này. Năm 2008, cựu tổng thống Pháp, Nicholas Sarkosy, đã duyệt chi 2 tỉ đô (= 42.000 tỉ đồng VN) trong 5 năm cho một chương trình nghiên cứu chống bệnh Alzheimer, vì ở Pháp số người mắc bệnh mất trí nhớ đã lên 1,1 triệu người. Chưa nghe nói đến kết quả nghiên cứu này, vì năm 2013 này là năm chót của thời hạn dự án.
      Hình dưới đây, cho thấy vị trí của các bộ nhớ trong bộ não con người.
       9b08ba2c-d2aa-11e2-8bcf-a1e78f0027bf-600x400.jpg
      Năm bộ nhớ vừa kể trên không bị lão hoá giống nhau. Hoạt động của bộ nhớ làm việc (số 1) giãm đi với tuổi già, nhưng tác động của tuổi già rất mạnh đối với ký ức giai đoạn (số 3). Bộ nhớ ý nghĩa (số 2) và bộ nhớ hiểu ngầm (số 5) thì giữ nguyên không bị tổn thương bởi tuổi già. Còn đối với ký ức thủ tục (số 4) thì những kỹ năng được tiếp thu trước đây sẽ không thay đổi với tuổi già, nhưng việc    học những kỹ năng mới sẽ rất khó khăn với tuổi già.
      Ngoài việc các bộ nhớ làm việc (số 1) và bộ nhớ giai đoạn (số 3) bị tổn thương bởi tuổi già, thì khả năng lý luận, cũng như các chức năng thi hành (lãnh đạo) lo kiểm soát toàn bộ tiến trình hiểu biết nhận diện (cognitif) và chức năng cho phép xữ lý những tình huống mới cũng bị tổn thương bởi tuổi già. Tiến trình lão hoá bộ nhớ bắt đầu tử năm 50 tuổi, và tăng tốc sau tuổi 75. Với tuổi tác, sẽ xuất hiện sự teo tóp của cortex frontal, nơi ngự trị các chức năng thi hành.
      Thật ra, những khó khăn trong việc giãm trí nhớ do tuổi già rất khác biệt so với những khó khăn do bệnh Alzheimer gây ra. Trong bệnh Alzheimer, thông tin thường bị mã hoá sai từ lúc ban đầu, nên bị lưu trữ sai chỗ do đó về sau khó truy tìm đọc lại. Trong tuổi già bình thường, thì những chức năng thi hành giúp ký ức thường hoạt động kém hiệu quả (chậm chạp) tuy nhiên những dấu hiệu chĩ dẫn có thể giúp tìm lại những kỹ niệm. Muốn được lưu trữ một cách chính xác, một thông tin phải đươc tổ chức mang một ý nghĩa gì đó. Một mối quan tâm đối với thông tin là điều quan trọng. Do đó với tuổi già sự quan tâm đối với thông tin bị yếu đi. Cho nên, điểm quan trọng là giúp người già tập trung suy nghĩ, thì lúc này hiệu năng trí nhớ của người chã thua gì người trẻ. Nên khuyến khích người già đọc báo sách nhiều chừng nào tốt chừng nấy.
      Nếu ta không bình đẵng trước sự lão hoá này, thì người ta vừa tìm ra căn bản của sự bất bình đẵng này là gen mang tên Apo4E (một biến thể của một gen chuyển tải cholesterol được gắn liền với bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường). Nhưng càng ngày người ta cho rằng khái niệm về dự trữ hiểu biết nhận diện (réserve cognitive) dính líu sâu vào sự bất bình đẵng trước hiện tượng lão hoá này. Đây là một dự trữ mà cá nhân con người hình thành suốt cuộc đời do những hoạt động trí thức, khó khăn bắt buộc và do sự sung mãn trong các tiếp xúc xã hội. Chính dự trữ này có tác dụng làm chậm lại tác dụng của lão hoá. Nói tóm lại là phải mở lòng với thế giới bên ngoài và với mọi người, thì sự mất trí nhớ sẽ bị giãm đi, và đây là một trong những bí mật.


      "42", TRƯỜNG TIN HỌC KỲ QUÁI CỦA DOANH NHÂN PHÁP, XAVIER NIEL

      Damien Leloup 
      Dương Quang Thiện dịch


      Có một chuyện vui, nhưng rất thật, xin kể cho bạn nghe chơi.


      Số là trong tháng 10/2013 nảy tại Pháp, một doanh nhân mang tên Xavier Niel, sẽ cho mở một trường dạy tin học hơi ngồ ngộ, mang cái tên không giống ai: trường "42".

      Xavier Niel, sinh năm 1967, ông ta tiếp xúc với máy vi tính lần đầu tiên vào năm 1982, vào lúc 15 tuổi. 1982 là năm bùng nỗ tin học, năm Bill Gates bắt đầu nhãy múa. Ông ta bỏ học đại học, khởi nghiệp tin học vào lúc chỉ mới  20 tuổi. Năm nay 46 tuổi ông ta đã có một tài sản khỗng lồ 6,6 tỉ đô, là đại gia giàu thứ 6 tại Pháp, thứ 179 trên thế giới theo danh sách Forbes.
      "
      Trường tin học của Niel, toạ lạc tại quận 17, Paris, trong một toà nhà 4.200 m2, có cái đặc điểm là đăng ký học miễn phí trong 3 năm nếu được tuyển vào, mỗi năm dự định cho ra trường 1.000 sinh viên, đặc biệt chỉ cấp chứng chỉ có học, không cấp văn bằng, đơn giản là Bộ Giáo Dục không công nhận. Cách tuyển chọn cũng khá khác người: mỗi năm vào đầu kỳ nghĩ hè, thì trường tổ chức tuyển sinh trực tuyến (on line). Các thí sinh thi tuyển, tuổi đời từ 15 đến 30, không cần bằng tú tài (lớp 12), sẽ được qua một kỳ thi trắc nghiệm sơ bộ xem ứng viên có năng khiếu tin học không. Một kiểu thi test d'aptitude thường thấy ở IBM. Sau đó, nhà trường sẽ chọn ra 4.000 người, cho qua một khoá học lý thuyết và thực hành động não kéo dài 3 tháng hè, mỗi ngày làm việc 15 giờ liên tục. Tiếp theo, sau khoá học, người ta chọn ra 1.000 sinh viên chính thức của nhà trường.

      Ông Niel nhận thấy cách dạy tin học ở Pháp mang tính quá hàn lâm, cứng nhắc, kéo dài quá lâu, trong khi môn tin học thay đổi nhanh chóng nên khi ra trường không thích ứng với thị trường việc làm, khó kiếm việc. Ngoài ra, sinh viên ra trường không có óc khởi nghiệp, chỉ chờ xí nghiệp tuyển dụng. Ngoài ra, ông ta nhận thấy hằng năm ở Pháp có đến 200.000 sinh viên bỏ học vì không đủ kiến thức hoặc khòng khã năng tài chính. Mà biết đâu trong số này có những thiên tài, những viên ngọc quý kỹ thuật công nghệ. Do đó, ông nhắm tới nhóm 200.000 người trẽ bỏ học ngang xương, hy vọng số 1000 người ra trường, với đầu óc khởi nghiệp sẽ tạo ra 10.000 công ăn việc làm. Ông hy vọng kiếm ra những thiên tài làm giàu cho nước Pháp.

      Theo tinh thần của trường là đào tạo ra một loại người biết nghề, hơn là trang bị đầy mình bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ (giống như ở VN) mà không biết làm chi hết. Do đó, trường sẽ không cấp bằng tốt nghiệp, mà chỉ có giấy xác nhận là có học ở trường. Vã lại, Bộ Giáo Dục không công nhận trường tin học "42", nên ông Niel cũng bất cần, vì ông chã nhận trợ cấp của nhà nước, ông tự bỏ tiền túi thành lập trường. Ông dự định trong 10 năm tới, ông sẽ chi ra 50 triệu đô (=1.000 tì đồng VN) để duy trì trường tin học miễn phí đầu tiên của Pháp.

      Việc ra đời trường tin học "42" này cũng làm cho nhiều trường chính qui nghiến răng chưỡi rũa, vì dạy không giống ai, và cho ra trường sớm hơn các trường chính qui.

      Comment của người dịch: người dịch rất khoái trường tin học "42" này là cách thành lập, tương tự như SAMIS đã làm: thi trắc nghiệm, không phân biệt tuổi tác, không bằng cấp, chỉ cấp chứng chì nếu đậu. Chì khác một điểm là SAMIS phãi thu tiền học phí nhẹ. Có điều người dịch hơi ngạc nhiên là nhà trường dạy ngôn ngữ C/C++ thay vì C#.

      26/09/2013 - DƯƠNG QUANG THIỆN