Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014


41 năm, chuyện bây giờ mới kể

Năm 1972, miền Bắc đang đàm phán với Mỹ về một cuộc ngừng bắn tại VN. Còn tôi thì đang giữ chức vụ trưởng phòng điện toán IBM của công ty rượu bia Pháp, BGI. Tôi đã bỏ công ty Mỹ, IBM WORLD TRADE, qua đầu quân BGI, với mức lương khũng cao nhất nước (13 cây vàng/tháng, nhưng thuế thu nhập nuốt hết 6,5 cây/tháng).

Khi về làm cho BGI, thì tôi lại rất bực tức đối với IBM vì giá cho thuê máy điện toán quá mắc, và khách hàng thuê phần lớn toàn là những cơ quan chính quyền (Ngân Hàng QG, Air VIET NAM, Thuế vụ, Hãi quan, Bưu điện, Điện lực, v.v..). Do đó, khi nghiên cứu hệ thống điện toán cho BGI, tôi khuyên BGI nên mua đứt máy, đừng thuê máy, vì chỉ sau 5 năm là thu hồi vốn. Máy của BGI trong thực tế hoạt động từ 1968-1988, 20 năm (với 10 năm bị cấm vận kỹ thuật của Mỹ đối với VN) .

Vào đầu năm 1972, tôi đọc được một tin trong tờ báo tin học Pháp, Informatique et Gestion (tin học và quãn lý): một người Pháp, gốc Việt tên là Trương Trọng Thi, có thành lập một công ty tin học mang tên R2E và đã thành công làm ra một máy micro ordinateur (máy vi tính), sử dụng mạch Intel 8008, hệ điều hành Prolog và ngôn ngữ assembler và basic. Giá vào khoãng 1.800 đô (so với 700.000 đô như tại BGI). Chiếc máy đầu tiên đươc đặt tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp INRA (Pháp). Đọc được tin này, bạn không biết tôi mừng húm thế nào: tôi có dịp chơi IBM; nếu máy được lắp ráp tại VN, thì có thể tin học hoá nhanh các cơ quan công quyền với giá rẽ,  đối với một nước kém phát triển như VN sử dụng Micral là một lợi ích rất lớn.

Tôi liền tìm hai người có thể thực hiện ý đồ của tôi: anh Trương Công Trứ, dân Quảng Trị, hiện giữ chức vụ trưởng phòng thảo chương viên tại Ngân Hàng Quốc Gia; ông Dương Tấn Thinh, giám đốc trung tâm điện toán của Ngân Hàng QG. Hai người này có tiếng nói rất lớn đối với các cơ quan công quyền miền Nam, và cũng rất khoái tôi, vì tôi đã giúp họ rất nhiều.

Ông Thinh, nhân danh Ngân Hàng QG mời ông Trương Trọng Thi qua VN bàn chuyện sản xuất máy Micral tại VN, đầu tư theo dạng FDI. Sau một thời gian đàm phán qua lại bằng thư từ, thì ông Thi đồng ý qua VN vào Noel 1972. Chúng tôi đã bày một bữa tiệc tiếp đón với tất cã những ai liên quan đến tin học trên sân thượng của ngân hàng ở bến Chương Dương để đón tiếp ông Thi. Rốt cuộc, ông ta không đến, vì vào lúc ấy Mỹ ném bom Hà Nội, rồi sau đó hiệp định Paris được ký vào đầu 1973. Òng Thi không thấy tương lai ở VN. Và tôi cũng mất dịp chơi xỏ IBM.

Sau đó, công ty R2E của ông Thi bị tập đoàn Honeywell-Bull mua lại, rồi cho vào xọt rác. Các bạn biết vì sao không? Chã ai cho bạn hay, nhưng tôi biết vì sao. Các tập đoàn HONEYWELL (Mỹ), và BULL (Pháp) vào lúc ấy hợp tác với nhau nhận ra rằng máy Micral sẽ thay đổi diện mạo của thị trường tin học trong tương lai, mà họ thì đã đầu tư mạnh vào các máy lớn (mainframe), nên họ mua các bằng sáng chế của Micral để cho huỹ, để tránh một đối thủ cạnh tranh tiềm năng như vậy sự xuất hiện của máy vi tính sẽ bị đẫy lùi về  10 năm sau. Và đúng thế, các công ty Mỹ Radio Shack và Tandy Corp đã sản xuất các máy vi tỉnh TSR-80, và tự xưng là người sản xuất máy vi tính đầu tiên, nhưng thật ra là của Trương Trọng Thi. Sau đó bạn thấy xuất hiện Apple, Microsoft, v.v.. Họ thừa hưởng cái chết của R2E, của Micral. Ngay ngôn ngữ Basic mà Bill Gates tự cho mình là người đầu tiên cho ra ngôn ngữ này, thì thật ra là của Trương Trọng Thi. Vào năm 1972, tôi đã đọc qua ngôn ngữ này trên tạp chí Informatique & Gestion. Việc mua lại một đối thủ cạnh tranh tiềm năng rồi cho diệt thường xãy ra. Chẵng hạn khi Microsoft mua phần mềm FoxPro của Aston Tate, cho lưu thông vài tháng, rồi cho rút khõi thị trường và cắt luôn việc hỗ trợ. FoxPro làm cho lâm nguy ngôn ngữ C, C++ , C#. Mà FoxPro là một ngôn ngữ lập trình rất tốt.

Sau 1975, tôi đã trình bày sự việc Micral cho một phái đoàn các nhà khoa học miền Bắc cầm đầu bởi Phan Đình Diệu, hy vọng làm chi đó, nhưng chã thấy chi cả. Bạn nên nhớ máy vi tính thực sự bùng nổ từ 1982 trở đi khi Bill Gates hợp tác với IBM cho ra máy PC. Mà Trương Trọng Thi đã cho ra 10 năm trước. Bạn thử nghĩ nếu ông Thi qua gặp chúng tôi vào cuối 1972, thì tình hình sẽ ra sao nhỉ. Chắc là sẽ không có Bill Gates, là cái chắc. 

Do đó, ta phãi tự thán: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Nhưng theo tôi, ở đây là cái ngu của ai đó chứ không phãi tại trời.

DƯƠNG QUANG THIỆN 20/09/2013

1 nhận xét:

  1. Thời của máy Micral, công nghiệp máy tính Đài Loan chưa tồn tại. VN chúng ta đã mất một thời cơ quá lớn!

    Trả lờiXóa