Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014


ĐẴNG CẤP -  CAO CẤP  - GIAI CẤP

Sau giãi phóng, các bạn nào là sinh viên đại học chắc là ngán ngẫm lắm khi phải nhai môn chũ nghĩa Mác Lê, thế mà tôi khi 16 tuổi ở Nha Trang tôi đã hăm hở đi tìm đọc quyển sách cấm Tư Bản Luận của Các Mác, bằng tiếng Pháp. Vào thời đó, Nha Trang là một bán thuộc địa nên được học tiếng Pháp song song với tiếng Việt. Nên chuyện đọc quyển Tư Bản Luận bằng tiếng Pháp không có chi là vô tưởng. Nhưng đó là sự thật. Sau đó, khi du học ở Pháp, tôi thường tìm mua đọc các sách về chũ nghĩa cộng sản theo cách nhìn của phía tư bản, và phía đạo công giáo. Do đó, tôi có riêng cho mình những suy nghĩ không giống ai. Nghĩa là không muốn phe này hay phe kia nhồi sọ tôi.

Nhận xét đầu tiên của tôi là: CNCS không phãi là một chũ nghĩa kinh tế, mà là một đạo giáo mà tôi gọi là đạo giáo dấn thân vào thực tế cuộc sống. Các Mác là con một mục sư. Lê Nin là một thầy 6 sắp thành linh mục. Do đó, Các Mác sống vào thời tinh thần xã hội chũ nghĩa của Pháp (tiêu biểu là tập sách Les Misérables - người cùng khổ - của văn hào Pháp, Victor Hugo) sôi sục, nên Các Mác dựa trên tinh thần thiên chúa giáo để cho ra CNCS. Cộng Sản dịch từ "communiste" trong ấy có tử "commune" nghīa là "bỏ chung vào", gốc gác từ hồi đạo thiên chúa "khởi nghiệp" ở La Mã (Ý). Vào lúc này, đạo thiên chúa giáo bị bách hại đàn áp bởi chánh quyền la mã, nên bổn đạo phãi sống dưới những địa đạo (gọi là catacombe - bây giờ là địa điểm du lịch của Roma. Bổn đạo ban ngày đi kiếm cơm, chiều về chui vào địa đạo gộp chung lại những gì kiếm được chia cho mọi người ăn và cầu nguyện. Việc gom chung các của cải kiếm được nên được gọi là nhà chung. Tại các giáo xứ công giáo có một nhà chung cho mục đích này. Hà Nội có một phố gọi là Phố Nhà Chung thì phãi ở phố Lê Quốc Sư. Do đó từ commune cho ra từ communiste là thế. Và cũng từ commune này cho ra khái niệm "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", trong tinh thần của những người theo đạo bị bách hại. Bây giờ bạn cho là vô tưởng khái niệm này, nhưng Các Mác vào thời đó ngây thơ tin như thế, theo tinh thần đạo giáo. Ngoài ra, các bạn có để ý cách treo hình Các Mác, Engels, và....ở các trụ sở. Bên đạo Công giáo, người ta thờ Chúa Ba Ngôi, nghĩa là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Còn bên CS thì Các Mác là Chúa Cha, Engels là Chúa Thánh Thần, còn Chúa Con thì tuỳ theo nước CS, nếu là Liên Xô thì Lê Nin là Chúa Con, nếu Bắc Triều Tiên là Kim Nhật Thành, nếu TQ thì là Mao Trạch Đông, còn nếu VN thì là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Do đó, tôi xem CNCS chỉ là một đạo dấn thân không có một thần linh nào phò trợ, giống như bên TCG hoặc Phật giáo, cho nên chữ muôn năm sẽ không bao giờ được áp dụng. Một khi bạn xem là một đạo giáo, thì bạn có thể tin hoặc không, không ai ép bạn. Bên công giáo có một lời Chúa như vầy: nếu ai đánh con má phải, thì con chìa má trái cho nó đánh luôn. Bạn có theo lời Chúa này được không. Bên Phật giáo có lời dặn: đời là bễ khổ, muốn thoát khõi cãnh trầm luân này, thì học bỏ đi tham sân si. Bạn theo nỗi không. Bạn nên tự đặt câu hỏi: tại sao Anh Cả CS Liên Xô tự nhiên tự phế bỏ võ công, trong khi thằng Mỹ bỏ bao nhiêu tiền của để lật đổ LX mà không thành. Đúng là thằng Mỹ may, bất chiến tự nhiên thành.

Nhận xét thứ 2 của tôi là mấy ông CS bị hàm oan, chưa gỡ ra nổi. Sự việc là như thế này. Từ khi Các Mác cho ra đời quyển "Tư Bản Luận" thì người CS bị chụp cái mủ là kẽ vô thần (atheist), nghïa là không tin vào Chúa, là duy vật, ... Các bạn có biết không: sau thế chiến thứ 2, thì bên Âu Mỹ người ta bàn sôi nỗi về vấn đề duy vật, duy tâm, vấn đề vô thần, hữu thần. Vì là dân thiên chúa nên việc là kẽ vô thần là rất quan trọng, sợ bị xuống địa ngục. Có lần tôi đọc được một câu chuyện như thế này, khi ở Pháp. Tại một lần, ở một làng quê vùng đông bắc nước Pháp, vùng Alsace Lorraine, nơi khai thác mõ than, mõ sắt, giống như Quãng Ninh của ta, có một con chiên đến gặp cha giáo xứ than phiền rằng thằng cha chủ mõ sao giàu mà độc ác dữ vậy. Nó thuê con nít 13 tuổi xuống hầm mõ cạnh tranh giá lương với những thợ mõ già. Cha bảo rằng Chúa đã an bài như thế rồi. Chúa cho nó giàu thì nó giàu, còn con nghèo thì nên thủ phận nghèo, sống hiền lành tin vào Chúa thì thế nào cũng lên thiên đàn, chứ đừng nghe theo mấy thằng cộng sản thì xuống địa ngục là cái chắc. Con chiên đành cúi đầu lui về nhà. Nhưng khi Các Mác biết được câu chuyện, thì ông ta tuyên bố: Ta không tin vào Chúa, mà ta tin vào sức mạnh trí óc và tay chân của giai cấp công nhân lao động của ta sẽ làm ra của cãi vật chất cho nhân dân, nghĩa là nói theo ai đó làm cho sõi đá cũng thành cơm. Phe chủ nhân tư bản biết được câu tuyên bố này liền chẽ nó làm 2, chỉ giữ lại phần "Ta không tin vào Chúa" để chụp mũ bảo Các Mác và các để tữ theo ông ta là những kẽ vô thần. Thật ra, Các Mác muốn nói là ông ta không tin Chúa sẽ giúp tạo ra của cải vật chất. Do đó việc tuyên truyền CNCS tại các nước Âu Mỹ (nhất là Mỹ) gặp rất khó khăn. Và cũng do câu hiểu lầm này mà các giáo hội Thiên Chúa Giáo (công giáo, tin lành, anh giáo, chính thống giáo) rất hận CNCS, coi chũ nghĩa này là kẽ thù truyền kiếp. Bọn tư bãn biết được việc này nên càng tìm cách xoáy sâu xung khắc giữa dân đạo và dân CS. Ở VN, bạn cứ xem hành động giữa dân đạo và cán bộ CS thì thấy hiểu rõ vấn đề: bằng mặt mà không bằng lòng. Mà mình là dân đạo theo, muốn có đoàn kết giữa đồng bào với nhau.

Tới đây chắc có bạn nóng ruột cho tôi là cà kê dê ngỗng không thấy đề cập chi đến giai cấp như trên tựa đề. Thôi thì lần này xin vào vấn đề. Chã cần nhắc lại, chắc các bạn đã biết cương lĩnh của CNCS nào là đấu tranh giai cấp, tiêu diệt giai cấp tư sản mại bản, giai cấp vô sản làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, không có cảnh người bóc lột người, tất cả sống trong hoà hợp, giúp đở nhau tiến bộ, giá trị thặng dư trong sản xuất sẽ do nhà nước thay mặt giai cấp vô sản quản lý phân phối lại đồng đều cho mọi người dân. Tóm lại viễn cảnh của một thiên đường địa giới, do đó tôi đã cho CNCS là một đạo giáo dấn thân trần thế, muốn đem lại một thiên đường nơi trần thế. Tôi có thiếu sót chi không?

Ngoài ra, CS đã đề xuất những ý tưỡng rất nhân bản, chẵng hạn giáo dục, y tế miễn phí, nhà cữa, giao thông công cộng rẽ tiền, v.v.. Những tiện nghi mà người ta lầm tưởng là chĩ có ở các nước tư bản Âu Mỹ. Thật ra, LX đã thực hiện những điều này trước thế chiến thứ 2. Thật ra, dân lao động các nước tư bãn vào đầu thế kỹ 20 rất khoái những điều nhân bản mà phe CS đề nghị, phải tranh đấu mãnh liệt qua những vụ biểu tình đẫm máu mới có đươc những gì mà các bạn giờ đây khen ngợi phe TB. Mà mỗi lần TB nhượng bộ trước những đòi hỏi của nhân dân lao động, chẵng hạn giờ làm việc xuống 35g/tuần, lương tối thiểu bao nhiêu, thì phe tư bản lại chế tạo ra những phương tiện, công cụ làm việc tiên tiến để tăng năng xuất làm việc, để vẫn tiếp tục bóc lột dân lao động một cách tối tân. Máy vi tính là một sáng kiến (thật ra là của LX, mà Mỹ đã ăn cắp bằng sáng chế) để bóc lột sức lao động trí óc của dân cổ cồn một cách nhẹ nhàng, êm dịu.

Nói tóm lại, những khái niệm đấu tranh giai cấp, một giai cấp vô sản, những tiện nghi vật v.v.. vào thời đại của Các Mác không có chi là vô tưởng, là phi lý cả, như phe TB thường rêu rao chê bai. Thật ra, khi đề nghị một giai cấp vô sản duy nhất, CS quên lững (hay cố tình quên lững) sự hiện hữu của một giai cấp thứ 2: các lãnh đạo đãng, lãnh đạo nhà nước, tĩnh, quận huyện phường xã, nghĩa là giai cấp thống trị toàn xã hội. Nghĩa là một giai cấp thống trị và một giai cấp vô sản bị trị. Chính giai cấp thống trị, ngày càng quan liêu xa rời quần chúng, không làm ra của cải vật chất, nhưng tự mình cho phép những đặc quyền đặc lợi, hưởng mọi thành quả nhân dân lao động. Đấy chính là mấu chốt của vấn đề: sự phân biệt đối xữ giữa 2 giai cấp bị trị vô sản và giai cấp thống trị làm cho những ý nghĩa cao đẹp của CNCS mất hết. Và thế là phe TB ru ngủ tầng lớp trí thức đòi hỏi đa nguyên đa đãng cho VN, làm như đa nguyên đa đãng là cây gậy thần xoá tan mọi buồn phiền của dân VN.

Bạn có biết rằng trong thời kỳ CNCS thịnh hành, thì các nước châu Âu (Mỹ thì không) rất khoái CNCS, nhưng họ thực hiện lý tưởng CS theo kiểu của họ, vì dù gì đi nữa phe TB vẫn hiện diện đâu để yên. Tôi lấy thí dụ nước Pháp, là nước đì gần đến lý tưởng CS mà họ gọi là CNXH. Ở Pháp có một hệ thống giáo dục và y tế miễn phí rất lý tưởng. Học phí đại học ở Pháp là rẽ nhất châu âu mỹ (1000 đô cho bằng kỹ sư, 600 đô cho bằng tiến sĩ, trong ấy ở Mỹ tối thiểu 15.000 đô). Hệ thống y tế hầu như hoàn toàn miễn phí, không phân biệt đối xữ giữa các quan chức chánh quyên và người dân quèn, ai cũng bình đẵng trước bệnh hoạn. Hệ thống nhà cữa ở Pháp là cónmột không hai: có những khu nhà (ta bây giờ gọi là nhà ở xã hội) gọi là HLM (tắt chữ Habitation à Loyer Modéré - nhà thuê giá phãi chăng), và hệ thống nhà sổ tiết kiệm (bạn ra bưu điện đăng ký tiết kiệm một số tiền nào đỏ để mua nhà; khi nào đạt đến số tiền này bạn có quyền mua một căn nhà do nhà nước xây, giá cã rõ ràng minh bạch; khi vào ở bạn sẽ phải trả tiếp phần còn lại của căn nhà cho đến hết. Thường bạn phãi mất 20 năm tiết kiệm để có một căn nhà, BDS rất ổn định. Các tiện nghi công cộng như điện, nước, gaz, điện thoại, xe lữa, máy bay, cãng đều nằm trong tay các công ty quốc doanh, và các cty quốc doanh này thường bị kiểm soát một cách chặt chẽ về mặt giá thành sản phẫm dich vụ làm thế nào không được ỷ minh là quốc doanh mà bóc lột người dân tăng giá một cách vô tội vạ, khác với bên ta nhiều. Còn các công ty tư doanh thì được phép hoạt động trong những lĩnh vực nào, có cũng được không có chã chết ai, nghĩa là những gì không thiết yếu đối với đời sống của người dân, thí dụ quán, quán cà phê, cty thời trang. Các cty tư nhân sẽ bị soi kỹ về mặt thuế, và đóng thuế. Trốn thuế là một tội nặng không chơi chơi như ở ta. Lãi doanh nghiệp cũng như thu nhập cá nhân bị đánh thuế rất cao. Ai có thu nhập trên 1 triệu đô thì bị đánh thuế 75%, do đó những tay cầu thủ đá bóng (Ibrahimovic)  hoặc diễn viên điện ảnh (như Depardieu, Alain Delon..) thu nhập trên một triệu đô phãi bõ ra ngoại quốc để đóng thuế nhẹ hơn. Nói tóm lại thì nước Pháp là nước thực hiện những ước mơ CNCS một cách khôn ngoan nhất. Ở Pháp vẫn có đãng CS, nhưng chã làm được trò trống gì. Các nước châu Âu và châu Mỹ La tinh ngày càng thiên về CNXH như ở Pháp. Chỉ có Mỹ thì vẫn ngoan cố theo CNTB. Giờ đây, người ta nghĩ rằng giai cấp vô sản, cũng như độc đãng hoặc đa đãng là không cần thiết. Cái cần thiết là người ta có thật sự thương dân, vì dân hay không. Trước 1975, ở miền nam, người ta cũng có vô số đãng, nhưng toàn loại đãng xôi thịt, bè phái mà thôi.

Cái điều kỳ lạ mà tôi vừa phát hiện là dân IT, dân lập trình tin học, hiện đang lập trình theo một ngôn ngữ hiện đại nhất (C#, Java), lập trình thiên đối tượng, mà ta gọi là lập trình theo class, và theo layer. Class là giai cấp, nhưng ở đây tôi dịch là lớp. Còn layer là tầng lớp thì cũng là giai cấp dày hơn một tí giống như trên bánh da lợn (bạn cỏ biết loại bánh này không). Té ra khi người ta muốn sử dụng máy tính để giãi quyết một vấn đề gì đó, thì phãi phân biệt những tầng lớp nào tham gia vào việc giãi quyết vấn đề, những mối liên hệ giữa các lớp nhau, và những công năng đặc thù nào của mỗi lớp dùng vào việc giãi quyết vấn đề...Từ đó tôi suy luận ra là mọi tổ chức phãi có vô số đối tượng phân thành giai cấp, mỗi giai cấp có một số công năng phãi thực hiện, và mối liên hệ giữa mỗi giai cấp phãi được định nghĩa một cách rõ ràng, không có chuyện bóc lột chèn ép nhau. Thế thôi. Mọi việc đấu tranh giai cấp là vô nghĩa.

Thằng cháu tôi, dân Hà Nội "di tản" vào Phan Thiết, sau khi đọc bài của tôi bảo rằng "đấu tranh giai cấp là qui luật". Thường người ta muốn minh chứng cho luận điểm của mình thì bao giờ cũng bảo là qui luật, không biết là qui luật tự nhiên hay là qui luật nhân tạo. Các Mác khi muốn chứng minh luận điểm "đấu tranh giai cấp" của mình thì cho rằng mọi nghèo khó của dân vô sản là do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản, tư bản mà ra. Như vậy là phãi đấu tranh giai cấp, tiêu diệt giai cấp tư sản này. Trong khi ấy cũng vấn đề đau khổ, nghèo đói, thì Phật lại dạy: đời là bễ khỗ, muốn thoát khỏi khổ não, thì phãi loại bõ tham, sân, si. Và Các Mác cho lời Phật là thuốc phiện làm cho mọi ý chí tranh đấu tiêu tan. Bạn nghĩ thế nào?  Theo tôi, là nhân tạo qui luật vừa kễ trên.

Chắc bạn còn nhớ, sau giãi phóng, Lê Duẫn đã tiến hành cuộc đánh tư sản mại bãn ở miền nam, mặc  dù thời ấy Nguyễn Hữu Thọ và Dương Quỳnh Hoa phãn đối. Bà Hoa là đãng viên đãng CS Pháp, rất hiểu qui luật đấu tranh giai cấp thì sao lại phãn đối cuộc đánh tư sản mại bãn? Và sao bây giờ, nhân danh đổi mới người ta chấp nhận kinh tế thị trường, cho phép có nhiều thành phần kinh tế, trong ấy có kinh tế tư sản mại bản, nghĩa là nhiều giai cấp, mà trước đây ta hô hào đấu tranh. Các báo phãn động ở Mỹ đã bảo là trong hàng ngũ đãng CSVN đã có một  "giai cấp tư sản đỏ" thì bạn nghỉ thế nào?. Nếu nói là đấu tranh giai cấp là qui luật tự nhiên, thì sao bây giờ người ta cỗ vũ khái niệm "đa dạng sinh học". Do đó, tôi cho việc đấu tranh giai cấp là nhân tạo dùng minh chứng luận điểm của CNCS. Chúng tôi là dân IT, khi viết chương trình dùng không biết bao nhiêu là qui luật, được gọi là business rules, và phãi cho chúng vào một layer gọi là business layer. Các qui luật này là để theo một lô gic nào đó để giãi quyết một vấn đề. Nghĩa là qui luật nhân tạo chứ không phãi là qui luật tự nhiên.

Tôi trở lại vấn đề đánh tư sản mại bản của Lê Duẫn. Theo tôi suy nghĩ là vào thời đó, kinh tế miền nam nằm trong tay ba tàu Chợ Lớn, mà dân Sài Gòn không tài nào chen chân vào sống được ở quận 5 và Quận 6. Bây giờ làm thế nào? Thì lúc ấy CIA, Mỹ suy luận thế này: muốn một nước VN không ngóc đầu lên nỗi thì phãi làm cho người giàu có tiền bõ nước ra đi, và dân trí thức cuốn gói ra đi luôn. Do đó, người ta tuyên truyền, tiếp xúc hai loại người này xúi bõ nước mà đi, chứ hồi nớ, chưa sống với CS ngày nào mà sợ bõ đi là vô lý. Người ta đưa ra thí dụ bức tường Berlin, Đông Đức, để hù doạ dân chúng mau cuốn mà đi. Dân Chợ Lớn giàu có nhất thì xúi nó bõ đi, bằng cách CIA thông đồng với Pháp gởi một chiếc tàu thuỹ mang tên là Ville de Lumière, đổ ngoài khơi Vũng tàu phát thanh ra rã trên đài VOA bảo tàu đang chờ vớt dân tàu ở Chợ Lớn, ở PnongPenh (Campuchia), ở Vientiane (Lào) rồi cho tụ về định cư ở quận 13 (một quận ổ chuột tồi tàn của Paris vào thời đó). Nhờ tiền của ba tàu mà quận 13 giờ đây giàu có sang trọng nhất của Paris. Trong giới giàu có ở Sài gòn thời ấy là dân bắc di cư 1954 (thường được gọi là dân 54), dân có học ở Mỹ, Pháp, Úc đều được kêu gọi nên đi cho rồi. Dân có đạo công giáo, tin lành (không có dân phật giáo), hoặc làm sở Mỹ (IBM, RMK, ...) cũng đươc khuyến khích rời khõi cái tổ ong vò vẽ này đi. Cho nên không ngạc nhiên cho lắm 750.000 dân Sài Gòn trên 2,5 triệu dân đã bõ nước ra đi. Do đó, ta thấy là Lê Duẫn đã tương kế tựu kế bày ra cái trò  đánh tư sản mại bản để rữa sạch cái vùng ô nhiễm đầy a xit ở Chợ Lớn. Ảnh hưởng kinh tế của người Hoa đã giãm bớt rất nhiều. Do đó bạn có thể trã lời vì sao TQ muốn cho VN bài học thứ 2 (?) bằng cách đánh VN năm 1979. Tóm lại theo tôi chũ trương đấu tranh giai cấp chĩ là giã tạo, chứ không phãi là một qui luật tự nhiên.

Hết đánh giai cấp tư sản mại bản, hết ngăn sông cấm chợ, tình hình kinh tế VN vẫn không thấy sáng sủa chút nào. Mà thằng Mỹ thì tiếp tục chơi trò cấm vận với VN, giây thòng lọng kinh tế tiếp tục siết cổ VN cho đến 1995 mới tháo ra khi Mỹ bình thường hoá với VN. Một nước như Thuỵ Sĩ tuyên bố trung lập mà cũng theo đuôi thằng Mỹ cấm vận VN cho đến năm 2000. Cuối cùng thì qua 1986, Nguyễn Văn Linh đành phãi "đỗi mới", theo tiến trình cãi tổ (perestroika) của Gorbachov, Liên Xô. Nhưng phãi chờ mãi đến 10 năm sau, 1996, VN mới đi vào thực sự vào phát triển kinh tế, trong khi ấy TQ đã đi sớm hơn ta 24 năm, HQ sớm hơn ta 31 năm. Chẵng qua là vì cái đấu tranh giai cấp chết tiệt kia do một ông công dân người gốc Quãng Trị khởi xướng và tiến hành.

Nhưng nhìn chung, sau 17 năm phát triển, VN cũng đã làm đựợc nhiều việc mà ngay những tay Việt kiều không thích CS cũng phãi lên tiếng ngưỡng mộ. Nhưng những thành tựu này là do sự chòi đạp của toàn dân VN chứ không phãi của các ông lãnh đạo VN đâu nhé.

Tới đây tôi xin kết thúc ở đây. Tôi biết là tôi còn thiếu 2 chữ ĐẴNG CẤP CAO CẤP. Hẹn gặp lại lúc nào thuận

DUONG QUANG THIEN - 10/07/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét