Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

ERP của nhóm BIS (Business Information System) là thế nào?


1/11/2013

ERP của nhóm BIS là thế nào?

Anh Vũ trong nhóm BIS có tham dự một buỗi khai giãng gì đó có gặp một số người, khi nghe nhóm đang làm ERP, thì bảo rằng ERP rất phức tạp, khó làm lắm, nhiều người đã bỏ của chạy lấy người, v.v.. Anh Vũ kể lại cho Thiện mỗ nghe. Nên bây giờ Thiện mỗ sẽ dành một chút thời gian để giãi thích cho mọi người biết ERP của nhóm BIS là gì, hình thù ra sao. 

Trước tiên, tôi muốn điểm qua vài điều mà ta gọi là "ôn cố tri tân". Từ năm 1960 trở đi đã có máy điện toán IBM 1401 cho phép quãn lý xí nghiệp. Năm 1961, dưới thời Ngô Đình Diệm, miền nam VN cũng đã có máy IBM 1401 đặt tại Tổng Nha Ngân Sách & Ngoại Viện, đường Hồng Thập Tự cũ (nay là Sở Tài Chính, tp HCM). Ngôn ngữ lập trình của máy IBM 1401 là Autocoder, một loại ngôn ngữ cao hơn ngôn ngữ assembly một chút. Máy IBM 1401 của miền Nam VN vào thời ấy chỉ dùng để làm lương cho 300.000 công chức miền Nam, làm & theo dõi ngân sách và làm & theo dõi tất cã các đấu thầu xây dựng toàn cõi miền Nam. Bạn thấy là việc quãn lý bằng máy tính của miền Nam VN lúc ấy rất tiến bộ, chã thua gì châu Âu Mỹ.

Sau đó, vào năm 1965, 6 tháng sau khi Thiện mỗ đầu quân cho IBM FRANCE ở Paris, Pháp, thì IBM cho ra đời máy IBM 360 tối tân hơn và sử dụng ngôn ngữ lập trình RPG. Vào thời đó, IBM chỉ cho thuê máy, giống như ta trã tiền thuê Internet bây giờ, chứ không có chuyện mua đứt bán đoạn như bây giờ. Từ khi đặt thuê máy cho đến khi máy về, phãi chờ 1 năm mới có, khác với việc bây giờ ra tiệm là mua có sẵn, miễn là có tiền mua. Trong thời gian chờ đợi máy về, dân kỹ sư IBM, thường được gọi là System Engineer (SE), phãi lo tuyển và đào tạo lập trình viên cho công ty, tiến đến phân tích, thiết kế các hệ thống thông tin (HTTT) cho công ty khách hàng. Do đó, sau một thời gian, đội ngũ lập trình viên có tay nghề, có kinh nghiệm, họ trở thành những phân tích viên, triển khai viên (developper) và kiến trúc sư nhưng không có văn bằng. Thường xuyên, chúng tôi ở IBM tổ chức những seminar miễn phí cho tất cã các lập trình viên của khách hàng để nâng cao tay nghề. 

Do đó, trước 1975, ở ngoại quốc cũng như ở VN đã hình thành một đội ngũ IT, gọi là in-house IT, gồm 4 loại người: lập trình viên, phân tích viên, triễn khai viên và kiến trúc sư. Những người này, phần lớn do IBM đào tạo, vì ngành IT chưa bao giờ được đưa vào đại học ở ngoại quốc. Chỉ mãi đến năm 1972, ngành máy tính mới được đưa vào đại học, và mãi đến 1976, mẽ kỹ sư IT đầu tiên trên thế giới mới trường. Trong khi ấy, sau biến cố 1975, số kỹ sư IT do IBM đào tạo từ 1961 đến 1975, vào khoảng 400 người thì đã di tản, vượt biên trên 95%, chỉ còn loe ngoe vài trự như Thiện mỗ, anh Hoàng Quốc Ơn, Nguyễn Lục (chết), anh Nguyễn văn Hai, Ngô Thiết Hùng và Ông văn Thông. Mẽ IT đầu tiên do VN XHCN đào tạo ra vào khoảng 1986, ở miền Nam, kể đến nay không biết chi về quãn lý xí nghiệp, về phân tích thiết kế các HTTT. Do đó, ứng dụng IT vào quản lý xí nghiệp xem như là con số không.

Tuy nhiên, qua 1969, chính phủ Mỹ đã ra một đạo luật gọi là unbudle software chống sự độc quyền của IBM, nghĩa là bắt buộc phãi phân biệt phần cứng khỏi phần mềm trong việc tính giá với khách hàng. IBM giờ đây chỉ có cho thuê máy phần cứng, và khi thiết kế thi công các phần mềm HTTT buộc phãi tính tiền cho khách hàng, chứ không miễn phí như trước. Do đó, các công ty phần mềm tư nhân có cơ hội làm phần mềm cạnh tranh với IBM. Giờ đây, khách hàng có quyền lựa chọn mua phần mềm của IBM và phần mềm của các công ty tư nhân cạnh tranh khác. Chỉ mãi đến 1986, khi máy vi tính ra đời, và những mẽ kỹ sư IT đầu tiên do đại học tung ra, thì ngành phần mềm thế giới, phần lớn ở Mỹ, mới nở rộ. Nhưng nhìn chung, thì các phần mềm cho ra đời sau 1986 chỉ xoay quanh các chương trình tiện ích như Word, Excel, Paint, v.v.. chứ không có chương trình ứng dụng nào vào quản lý như thời IBM. Bạn có thấy bán chương trình về Order Processing, hoặc Inventory Control.. hay không?. Không. Chỉ thấy phần mềm kế toán Quicken, Misa, ... Vì sao, bạn có biết không. Khi mua phần mềm Word chẵng hạn, thì khách hàng tuỳ thuộc vào nhà sản xuất cho chi thì sử dụng nấy. Nếu không bằng lòng thì đi mua phần mềm khác như Write chẵng hạn. Còn đối với phần mềm quản lý xí nghiệp thì muôn hình vạn trạng, và rất phức tạp. Cho nên nhà sản xuất phần mềm quản lý phãi trù liệu mọi tình huống, và khi bán phần mềm cho khách thì phãi lo việc customize, nghĩa là thích nghi phần mềm đối với những đặc trưng của xí nghiệp.

Năm 1972, có 7 tay kỹ sư SE của IBM Đức, bõ IBM ra ngoài thành lập một công ty phần mềm cho các máy điện toán mainframe, được đặt tên là SAP. Phần mềm của họ mang tên là ERP (Enterprise Resources Planning), gồm những phần mềm quản lý xí nghiệp, như Order Processing, Inventory Control, Payroll, v.v... mà trước đây họ (cũng như tôi) khi làm việc cho IBM  đã có kinh nghiệm triễn khai. Lúc đầu họ triển khai cho những khách hàng giàu có trong danh sách Forbes 500 tập đoàn lớn nhất thế giới sử dụng toàn máy mainframe. Khi máy vi tính phát triển kèm theo sự xuất hiện các mạng Internet vào những năm sau 1986, thì SAP phát triển phần mềm xuống tận các công ty xí nghiệp vừa và nhỏ (SME) trên 1.000 nhân viên trở lên. Tuy nhiên chi phí sử dụng ERP của SAP vẫn còn mắc, so với mặt bằng kinh tế của VN. Ở Mỹ, một công ty 1.000 nhân viên, muốn sử dụng ERP của SAP phãi chi 50 triệu đô cho phần mềm và 250 triệu đô cho tư vấn, nghĩa là 300 triệu đô (= 6.500 tỉ đồng VN, kinh khủng !!!), và phãi mất tối thiểu 2 năm mới thi công xong. Một số công ty phần mềm ERP khác cũng ra đời như Oracle, PeopleSoft, Microsoft (Dynamics). Đại diện cho Oracle tại VN là công ty FPT.

Vì phần mềm của SAP và Oracle khá mắc mõ, và thi công khá chật vật lâu lắc, nên một công ty khác ra đời vào năm 1999, tận dụng sự phát triển vượt bực của Internet và kỹ thuật cloud computing (lập trình đám mây), với cái tên là SalesForce. Công ty SalesForce nỗi tiếng với phần mềm CRM (Customer Relationship Management). CRM cùng với SCM và HR là những phần mềm râu ria của ERP. SalesForce không bán phần mềm, nhưng chỉ cho thuê kiểu SaS (software as Service), giống như thuê osin theo giờ, căn bản ở đây là transaction (giao dịch) . Anh xài bao nhiêu transaction cho nghiệp vụ của anh, thì anh trã bấy nhiêu tiền. Thí dụ, anh làm bao nhiêu hoá đơn, thì mỗi hoá đơn là một transaction, thì anh trã bấy nhiêu tiền. Nhưng lần đầu tiên anh cài phần mềm CRM thì anh phãi trã tiền tư vấn, tương tự như với SAP/Oracle, nhưng có lẽ rẽ hơn một chút. Hiện thời thì SalesForce mới chỉ cung cấp phần mềm CRM. Nhưng trong tuần vừa rồi công ty tuyên bố sẽ lấn sân của 3 đại gia SAP/Oracle/Microsoft, trong tương lai, và trong 10 năm tới 3 đại gia ERP sẽ biến mất khỏi thị trường. Chúng ta sẽ chờ xem. Nhưng trong hiện tình theo tôi thì SalesForce có lý. Bạn khỏi bỏ tiền mua phần mềm, trã tiền kiểu xài nhiều trã nhiều, xài ít trã ít. Tuy nhiên, bạn cũng phãi bõ tiền mua tư vấn.

Bây giờ, có thêm một hướng đi khác cho những ai muốn sử dụng ERP, với giá rẽ. Đó là sử dụng mã nguồn mở được gọi là openERP. Ai đó bỏ công bỏ của viết ra một ERP theo một ngôn ngữ nào đó, rồi cho lên mạng, gọi là mã nguồn mở. Ai muốn sử dụng thì cứ vào, tãi xuống rồi mà sử dụng. Tuy nhiên, theo cách này, bạn cũng cần một công ty nào đó tư vấn, customize theo đặc trưng "địa hình" của bạn. Có nhiều công ty nghiên cứu openERP rồi đi làm tư vấn. Chi phí tư vấn lẽ dĩ nhiên là rẽ hơn, so với 3 đại gia ERP. Nhưng đối với người Việt thì cũng khá cao, vào khoãng 80 đô/giờ (gần 2 triệu đồng VN/giờ) tiền tư vấn.

Cuối cùng, là lối đi của nhóm BIS (Business Infotrmation System). Trong bước đầu, BIS sẽ xây dựng những nguyên mẫu (prototype) cho mỗi module của ERP, chẵng hạn module Order Processing, module Inventory Control, v.v.. Khi xây dưng xong một nguyên mẫu, nhóm BIS sẽ thông qua hệ thống dạy và học online (gọi là MOOC, Mass Open Online Course) miễn phí để truyền đạt cho học viên (phần lớn là người của xí nghiệp, gồm dân IT và dân kinh tế), theo phương pháp step-by-step, những kiến thức IT (cho dân kinh tế) và kiến thức xữ lý thông tin kinh tế (cho dân IT) làm thế nào tạo ra được tại chỗ một module quãn trị xí nghiệp mà mình đăng ký học. Nó giống như trên TV người ta dạy làm một món ăn nào đó, theo đó mà làm cho tới khi mình cãm thấy ăn được. Nếu học đủ 7 module trụ cột thì ta sẽ có một ERP cốt lõi (core) cho xí nghiệp. Xí nghiệp không tốn tiền mua phần mềm,và cũng khỏi tiền tư vấn. Xí nghiệp chỉ tốn tiền và thời gian chịu khó và tiền quyết tâm làm cho bằng được.

Tới đây, tôi xim tóm lược là có 5 đường về ERP (chứ không phãi về Roma): 

(1) với đội ngủ IT in house hiện có, xí nghiệp có thể tự mình viết lấy các module cốt lõi của ERP. Tuy nhiên, khi qui mô tăng theo thời gian, thì đội ngủ IT in house không kham nỗi, đành giao cho một công ty bên ngoài thi công (gọi là outsourcing). Theo mô hình này, thì nhân viên IT in house và dân nghiệp vụ biết ngõ ngách HTTT mình làm. Tuy nhiên, cũng có vài điều bất tiện. Khi chương trình do dân IT in house viết, thì thường dân IT này nhác làm sưu liệu (documentation) nên lập trình viên nào viết chương trình, thì lập trình viên nớ biết lấy. Nếu lập trình viên bỏ việc (hiện tượng này khá phỗ biến trong giới IT) thì xí nghiệp gặp rắt rối to. Do đó, các xí nghiệp qui mô lớn lần hồi chọn đường đi số 2. Tuy nhiên, theo mô hình này, xí nghiệp biết rõ lục phủ ngũ tạng của HTTT mà mình thiết kế thi công.

(2) một công ty, như các đại gia SAP/Oracle/Microsoft đứng ra viết phần mềm ERP rồi bán cho khách hàng sử dụng. Vì phần mềm rất phức tạp, viết giãi quyết vô số trường hợp, nên khách hàng phãi nhờ đến sự tư vấn của công ty phần mềm để customize, nghĩa là thích nghi phần mềm đối với những đặc trưng của xí nghiệp. Tiền tư vấn rất cao. Một ngày tư vấn tốn 1.000 đô. Tiền tư vấn mắc 4 lần so với tiền mua phần mềm. Vì công ty ERP viết phần mềm, nên họ biết rõ lục phủ ngủ tạng là thế nào, còn xí nghiệp sử dụng thì không. Do đó, khi gặp trục trặc, gọi tư vấn. Nếu tư vấn là người đã triễn khai phần mềm cho khách hàng lúc ban đầu, thì họ biết chỗ nào chỉnh sửa, nhưng nếu là một chàng/nàng tư vấn lính mới tò te thì khách hàng sẽ gặp rắc rối, mà tiền tư vấn vẫn phãi trã, khi vấn đề không được giãi quyết đến nơi đến chốn. Nếu công ty ERP chọn những sinh viên IT chưa hoặc sắp ra trường làm tư vấn, thì lại càng tệ. Một công ty ERP VN đã làm như thế. Xem như khách hàng đã trã tiền cho công ty ERP giúp sinh viên rút kinh nghiệm. Nghe nói có một công ty VN đã theo mô hình này thử đi thử lại đến 6 lần mà chưa thành công. Do đó, mô hình này rất tốn kém, tỉ lê thành công vào khoãng 30%, thời gian thi công sẽ rất lâu.  Hãng sữa Nestlé, Thuỵ Sĩ, phãi mất 7 năm mới hoàn tất 700 HTTT trên toàn thế giới. Nói tóm lại mô hình này đòi hỏi phãi có thật nhiều tiền, từ 3.000 tỉ đồng trở lên.

(3) Giãi pháp Salesforce thì hiện chưa đánh giá được vì họ chỉ mới cung cấp module CRM mà thôi, các module khác chưa thấy trình làng. Giãi pháp này sử dụng phương SaS trã tiền theo số lượng giao dịch sử dụng, và cloud computing cho phép gỡ bỏ các server và đội ngũ bão trì mạng tốn kém, xem ra có triễn vọng. Nhưng vẫn mắc phãi việc khách hàng i tờ về lục phủ ngũ tạng HTTT nên không chủ động được công việc của mình, tuỳ thuộc nặng vào chuyên viên tư vấn.

(4) Giãi pháp openERP, đở khỏi trã tiền mua phần mềm, phí tư vấn thấp hơn, nhưng vấp phãi việc lục phủ ngũ tạng của openERP ra sao, khách hàng sử dụng không biết gì hết. Ngoài ra, phần mềm openERP, do một công ty phần mềm A viết, nhưng có vô số công ty tư vấn B, C, D, ... nhãy ra nghiên cứu tư vấn, như vậy trình độ tư vấn sẽ khác nhau, giá tiền tư vấn khác nhau, cạnh tranh không lành mạnh, cuối cùng thì khách hàng lãnh đủ.

(5) Theo giãi pháp ERP của nhóm BIS, khách hàng tự viết lấy tửng module theo chĩ dẫn qua hệ thống tự học MOOC miễn phí. Khách hàng biết rõ lục phủ ngũ tạng của module mình viết lấy, nên có thể tự chỉnh sữa dễ dàng. Khách hàng khỏi trã tiền mua phần mềm, và không nhờ tư vấn vô tội vạ mà phãi tốn tiền. Ở đây "mưu sự tại mình, thành sự tại mình".

Tới đây, Thiện mỗ xin chấp dứt sự trình bày. Tuỳ bạn suy nghĩ.

1 nhận xét:

  1. Chào Bác Dương Quang Thiện,

    Trước tiên tôi xin phép được giới thiệu, tôi là Phan Quốc Khánh, làm tại Công ty Phần mềm FAST (www.fast.com.vn). FAST là cty làm trong lĩnh vực phần mềm cho doanh nghiệp.

    Với những tâm huyết của Bác cho lĩnh vực tin học hóa doanh nghiệp, cũng như đóng góp của Bác trong lĩnh vực này qua các những quyển sách đã xuất bản, các bài viết... tôi rất muốn được trao đổi với Bác nhiều hơn trong lĩnh vực này để được học hỏi nhiều hơn và nếu có thể thì được hợp tác trong lĩnh vực đào tạo về HTTT trong DN mà Bác có đề cập.

    Rất mong nhận được phản hồi của Bác. Chúc Bác có mạnh khỏe, hạnh phúc!

    Phan Quốc Khánh, khanhpq@fast.com.vn, 090-340-66-96.

    Trả lờiXóa