Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Trã lời Lưu Manh Hoá Trí Thức - phần 1


TRÃ LỜI BÀI BÁO: LƯU MANH HOÁ TRÍ THỨC (phần 1)

Chắc bạn đã đọc qua bài báo của ông Tiểu Bối (TB) nào đó (hình như ở Úc) hiện được post trên FB của tôi, liên quan đến việc :"Lưu manh hoá trí thức". Chắc là vô số người đồng ý nội dung bài báo. Tôi thì không, nên sẽ trích một ít thời gian bận rộn của tôi để nói lên ý kiến riêng của tôi về vấn đề.

Trong phần đầu, ông TB mô tã hiện tượng có quá nhiều tiến sĩ (TS), giáo sư, thạc sĩ (ThS) và cữ nhân ở VN, và vì không tôn trọng con người trí thức (?), coi thường khoa học kỹ thuật (?) nên VN tụt hậu mãi mãi lẹt đẹt sau đuôi các nước ĐNA. Phãi mất 95 năm mới đuổi kịp Thái Lan, 51 năm với Indonesia, v.v.., tất cả dựa trên một báo cáo (vớ vẫn, theo tôi) của WB. Tôi chắc chắn là các bạn, khi đọc bài báo này ai ai cũng đồng ý với kết luận này.

Ông TB mô tã rất đúng hiện tượng có quá nhiều trí thức khoa bảng tại VN. Việc này, không cần ông TB nhắc đi nhắc lại, chúng tôi ở nội địa biết rất rõ. Trước 1975, nghĩa là cách đây 38 năm, khi tôi còn ở miền nam, tôi đã có nhiều bài báo trên tờ Chính Luận, nỏi về hiện tượng trí thức miền Nam được đào tạo ngoại quốc đang làm gì ở miền Nam VN, tình hình không tồi tệ như bây giờ ông TB đã mô tả. Tuy nhiên, ông TB lại không giãi thích vì sao có hiện tượng này. Do đó, trong phần này tôi xin phép ông TB, thay ông làm công việc này.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, tôi muốn nhắc lại một sự việc mà có lẽ người ta muốn bõ qua, không dám để ý tới. Đó là VN chỉ mới bắt đầu có thể phát triển từ năm 1996 trở đi, một năm sau ngày thằng Mỹ chịu bình thường hoá với VN, 20 sau chiến thắng 1975. Nghĩa là từ 1945 đến 1995, trong 50 năm, nước Việt Nam không có một ngày bình yên để phát triển kinh tế, thế thì khi đem so sánh nền kinh tế của VN với nền kinh tế của các nước khác trong 5 châu bốn bễ có những đến 50 năm hoà bình, thì cuộc so sánh có phãi là khập khiễng và vô duyên hết sức không. Trong một báo cáo (theo tôi là vớ vẫn) của WB, thì VN phãi mất 95 năm nữa mới bắt kịp Thái Lan. Bạn thử vào Google, khõ xem GDP của Thái Lan và VN vào năm 1999 và 2012. Bạn nhớ cho 1999 là VN mới bắt đầu chu kỳ phát triển được 3 năm. Các con số lần lượt đối với Thái Lan là 3.959/5.480$, còn VN là 1.130/1.596$. Và bạn nên nhớ,vào năm 1975, GDP của VN chỉ có 200$. Nếu bạn biết tính thì bạn thấy từ 1999 đến 2012, GDP của Thái Lan tăng 140% còn VN cũng thế, nghĩa là VN đâu có thua gì. Trong khi ấy VN còn phãi tiếp tục chi tiền phục hồi hậu quả chiến tranh mà Thái Lan không có. 2 triệu người nạn nhân chất độc dioxin, bao nhiêu thương binh phãi nuôi dưỡng, v.v.. Không có một chút gì bồi thường chiến tranh từ phiá Mỹ. Do đỏ, bảo VN chỉ có thể bắt kịp Thái Lan sau 95 năm là một phát biểu vớ vẫn vô trách nhiệm thiếu hiểu biết. Ông TB bảo VN không có một sản phẩm công nghiệp nào tiêu biểu, trong khi Hàn Quốc có Samsung, LG, Hundai, còn Nhật có Sony, Toyota, v.v.. Đúng thế. Nhưng ông TB, quên lững (hay giả đò quên) khi Đức và Nhật thua trận, nước họ không bị tàn phá. Đức chỉ có bị tàn phá bình địa là ở Dresden, còn Nhật bản thì ở Hiroshima và Nagasaki do bom nguyên tữ. Còn toàn bộ cơ sở thiết bị công nghiệp của Đức và Nhật đều còn toàn vẹn. Ngoài ra, hai nước này phãi bồi thường chiến tranh cho Mỹ. Thằng Mỹ khôn ỗ chỗ là nó cỏ một kế hoạch gọi là Kế hoạch Marshall cho hai nước Đức Nhật mượn tiền để phục hồi phát triển, mới có triền trả nợ chiến tranh. Còn tại VN thì sao. Theo nguyên tắc thằng Mỹ thất trận ở VN, nhưng nó không chịu bồi thường, mà còn trân tráo cấm vận VN trong 20 liền từ 1975 đến 1995. Do vậy, tring tình cãnh như thế, bảo VN không có một sản phẩm nào tiêu biểu của VN là một phát biểu vô duyên không thể tưởng. 

Điểm thứ nhất các bạn nên nhớ là tinh thần vọng ngoại thâm căn cố đế của dân VN từ già đến bé. Có lẽ, nói theo Trịnh Công Sơn, "1000 năm đô hộ giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc tây, 20 nội chiến hằng ngày", (Trịnh ta tránh câu "20 năm xâm lược giặc Mỹ", nên thế bởi câu "20 nội chiến hằng ngày") làm cho đầu óc dân VN ta vọng ngoại kinh khủng. Tôi nhớ hồi nhỏ, vào những năm 1940 trở đi, người ta dạy chủng tôi, muốn trở thành trí thức (sành điệu) thì phãi đầu đội mũ Fléchet, chân xỏ dày Bata, tay đeo đồng hồ Oméga, bút máy Parker, vận còm lê vải tussor, đạp xe đạp hiệu Saint Gobain, v.v..Bây giờ thì nào: xe hơi phãi Mercedes, Lamborighi, dày Gucci, túi xách LV (Louis Vuitton), nước hoa Channel số 5, v.v.. Do đó, tinh thần vọng ngoại hiện diện trong mọi giai cấp, giai cấp nhỏ vọng ngoại theo kiểu nhỏ, giai cấp lớn vọng ngoại theo kiểu lớn. Trí thức vọng ngoại theo kiểu trí thức: phãi có bằng TS, ThS, MBA, v.v..phãi học ở Hardward, MIT, Stanford, v.v.. Cái văn hoá tiêu thụ của âu mỹ đã thâm nhập vào mọi tầng lớp dân Việt, chứ không phãi riêng dân trí thức. Sự tiêu thụ "sành điệu" kể trên đòi hỏi phãi có tiền. Do đó, ai ai cũng chạy kiếm tiền như điên, hợp pháp hay bất chính như nhau miễn là có tiền. Người xưa bảo là thời đại kim tiền. Và kéo theo sự phong hoá đạo đức, trong lối sống, trong công việc ở văn phòng cơ quan, nhà máy. 

Chắc bạn biết bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính. Dưới đây tôi chỉ trích 2 đoạn đầu:

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi !

Nào đâu cái yếm lụa sồi ?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ?
Nào đâu cái áo tứ thân ?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?

Chắc bạn hiểu ý tôi muốn nói gì. Trong bài thư này cô gái quê đã vọng thành phố, còn dân ta trong nước thì lại vọng ngoại: phãi cho con du học ngoại quốc (con số đã lên 40.000 sinh viên du học,với chi phí bõ ra hằng năm trên 2 tỉ đô), phãi qua Singapore chữa bệnh (mỗi năm chi 2 tỉ đô, lãnh đạo mất đi tính tự tôn dân tộc không tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ VN, phãi đi du lịch ngoại quốc mới là sành điệu, v.v..

Điểm thứ 2 tôi muốn nói đến là tinh thần háo danh một mặt và tinh thần tự ti mặc cãm (là dân nhược tiểu) mặt kia của người Việt ta. Tính háo danh thì đã có từ ngàn xưa. Chắc các bạn biết câu ca dao: "võng anh đi trước, võng nàng đi sau" của các cụ xưa. Gia đình VN ta, ai ai cũng muốn con cái thành danh, có địa vị cao sang để nở mặt nở mày với thiên hạ, với họ hàng chòm xóm. Trong tình hình hiện nay, thì ai nếu có tiền và có thời gian (không bận bịu việc cơm áo gạo tiền) và có nhân thân tốt (gia đình cách mạng, ...) thì chuyện có một cái bằng tiến sĩ là ưu tiên. Vì rằng, nhà nước ta, nhận thấy dân lãnh đạo các phường, xã, huyện thị, thành phố, học lực kém quá, vì họ xuất thân từ quân ngũ hoặc bần cố nông ngoi lên cao, nên nhà nước ra lệnh ai muốn giữ chức vụ gì, thì phãi có cái bằng tại chức từ kỹ sư trở lên tiến sĩ, tuỳ theo chức vụ hiện tại. Do đó, tôi quen một bà chủ tịch một huyện nọ tại tp HCM, bà ta xuất thân là một cô giáo làng. Một ngày nọ, bà ta nói với tôi bà ta bây giờ là tiến sĩ sữ học. Nhưng được cái là bà ta nói thật là nhờ người ta học hộ, lấy cái bằng chẵng qua là để đối phó với quy định cùa nhà nước. Như vậy, số tiến sĩ mà ông TB nêu ra phần lớn thuộc loại này

Cái háo danh của người VN lại càng phình to khi trên TV, người dẫn chương trình (MC) thường hay xướng tên nhân vật sau một loạt văn bằng của nhân vật, thí dụ: kính thưa Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tèo, thay vì đơn giãn Nguyễn Văn Tèo. Người ngồi nghe thấy mà mệt cái lê thê của xướng danh, nhưng nhân vật sự kiện thì lại rất khoái nghe. Do đó, ai ai cũng ham đi làm TS, ThS.

Có một điểm hiểu lầm tai hại mà hầu như giới trí thức VN phạm phãi là cho rằng với kiến thức tiến sĩ, người trí thức sẽ phát triển nhanh đất nước, ông TB cũng hiểu lầm như thế. Ở các nước âu mỹ, TS hoặc ThS chỉ hiện hữu trong phòng thí nghiệm, trong các trung tâm nghiên cứu phát triển R/D, chứ không ở trong sản xuất điều hành, trong cơ quan hành chính. Những đề tài tiến sĩ là những đột phá trong khoa học kỹ thuật, nên số người có bằng tiến sĩ rất hiếm và rất ít. Ngoài ra, thời gian dành làm tiến sĩ phãi mất từ 4 năm đến 7 năm, nên chi phí rất cao. Kiến thức TS/ThS rất hẹp và rất mũi nhọn, do đó trong sản xuất hoặc hành chánh không ai sử dụng hoặc tuyển dụng. Đây là nói ở tại các nước âu mỹ. Còn ở VN, các chức vụ cao, như viện trưởng, trưởng phòng, giám đốc thường dành cho TS, đâu có biết các chức vụ này mang tính quản lý hành chánh. Do đó, TS/ThS không phát huy chi được tài năng nghiên cứu phát triển của họ. Chắc trên TV, cứ đến mùa tuyển sinh, bạn thường thấy cô TS Lê thị Thanh Mai tư vấn tuyển sinh. Bạn có biết cô ta TS ngành gì không? Ngành sinh học, ngành mũi nhọn công nghệ thế giới. Thế mà từ khi làm xong bằng TS, cô ta có làm ngành sinh học này đâu, mà chỉ lo quản lý sinh viên đại học quốc gia, hoặc lo tư vấn tuyển sinh, hoặc lo chạy dự án nghiên cứu để học tủ sau đó, nghĩa là những dự án vô tội vạ, chỉ cốt tiêu cho hết quỹ nghiên cứu của nhà nước.

Cuối cùng, cái tính thực dụng của người Việt ta đứng đàng sau tình trạng hiện tại mà òng TB đã mô tả. Như có lẽ bạn đã biết: khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố "các bạn phãi tự cứu lấy mình",  thì bạn có biết các công ty sản xuất họ làm gì không? Theo óc thực dụng của họ, Họ cho tách một số nhân viên ăn lương nhà nước,  nhưng lại cho làm những mặt hàng không nằm trong kế hoạch chính thức của nhà nước. Thế là người ta mượn nhân công nhà nước, mượn vốn nhà nước, mượn cơ sở vật chất của nhà nước để làm giàu, chia chát, lãi dôi ra ghi vào mục vốn tự có (giống như của các cô, các bà). Với cái kiểu làm ăn này, nên nhiều ngành trong công ty nhà nước đi buôn, đi đầu tư sản xuất  vào những ngành nghề trái khoáy với ngành chính của mình. chẵng hạn điện lực EVN đi đầu tư vào điện thoại di động EVN Telecom. Lỗ vài  ngàn tỉ đồng thì đẫy vào chi phí sản xuất điện, cho tăng tiền điện để dân bù cho. ông Đỗ Mười trong dịp Tết Nguyên Đán đã chúc người người làm giàu, nhà nhà làm giàu, theo châm ngôn "dân giàu thì nước mới mạnh", khỏi phãi sợ bị qui chụp là tiểu tư sản, bị đấu tố, như ở miền bắc trước đây, v.v.. Do đó, tâm lý hiện thời của người Việt là làm giàu bất cứ giá nào, đến độ bất cứ đạo lý làm người nào. Người Việt đang làm việc như điên để kiếm tiền trong địa vị, trong phạm vi chức vụ của mình. Đến nỗi có nhiều người xem ra đủ sống với đồng lương hiện tại, nhưng cũng nhãy ra làm ăn kiếm tiền với lý do là muốn cho bằng chị bằng em. Lấy một thí dụ bệnh viện (bạn khỏi biết tên làm gì..). Nhân dịp người ta hô hào thay đổi thiết bị y tế cho kịp với sự tiến bộ của thời đại, người ta suy tính làm thế nào nhập những máy siêu âm màu, máy CT Scanner Cyclotron, v.v.. Nhưng giá các máy móc này rất đắt tiền, bệnh viện không kham nỗi. Thế là có một anh bác sĩ malin đề nghị các bác sĩ, giám đốc, v.v.. đóng góp cổ phần, mỗi người hai, ba tỉ đồng. Thế là xong. Người ta phân ăn chia trên máy ci ti như sau: nếu xét nghiệm trên cái đầu thì bác sĩ A ăn tiền lãi, nếu xét nghiệm ổ bụng, thì bác sĩ B ăn phần lãi, v.v.. Kết quả là các bác sĩ cho xét nghiệm đủ thứ không dính dáng chi đến bệnh tình. Ở nước ngoài, người ta khấu hao một cái máy y tế trong 5 năm, nhưng ở VN ta khấu hao trong 6 tháng, 10 lần nhanh hơn. Bệnh nhân tha hồ trã tiền xét nghiệm, còn những người có cổ phần tha hồ hốt bạc. Đấy, bạn thấy tính thực dụng của người Việt. Nếu bạn nhìn vào lĩnh vực giáo dục, thì cũng như thế. Đến nỗi, nhiều "đại học" Mỹ đổ bộ vào VN, liên kết hợp tác với các đại học VN (quốc gia hoặc tư nhân) để mở những lớp MBA, hoặc PhD với chi phí khủng đi từ 10.000 đô đến 20.000 đô. Bạn cỏ thể làm PhD về quãn lý bệnh viện chỉ trong 2 năm với chi phí tổng cộng 24.000 đô tại đại học mở SG liên kết với một đại học Úc. Hoặc bạn có thể học một MBA quãn trị kinh doanh với cái trường treo đầu dê (Briston university) bán thịt chó (Columbia South University) với chi phí cắt cổ 18.000 đô/năm của ông Alan Phan (việt kiều yêu nước) nào đó. 

Nói tóm lại, cái ma lực đồng tiền cộng thêm cái háo danh, vọng ngoại, tính thực dụng của người Việt đã đưa đẫy nước VN vào cái tình thế này, chứ không phãi lỗi do dân trí thức TS/ThS VN nào cã, như ông TB đã "mắng vốn".

Lần tới tôi sẽ hầu chuyện tiếp.


DƯƠNG QUANG THIỆN -- 18/11/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét