Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Báo cũ (10): GIẤC MƠ DÂN CHỦ



GIẤC MƠ DÂN CHỦ

Đôi lời cùng bạn đọc.
Đây là bài báo Thiện mỗ viết cách đây 40 năm, đăng trên báo Chính Luận, vài tháng trước khi miền Nam hoàn toàn đươc giãi phỏng. Bạn thử đọc rồi so sánh với hiện tình bạn đang sống. Giới Việt kiều di tản vượt biên thì cứ bảo rằng trước đây miền Nam có dân chủ, nên đòi chế độ CSVN phải lặp lại sự dân chủ bằng cách cho đa đãng. Thiện mỗ bảo là không, chỉ là hình thức giả tạo. 


          Nếu trong cuộc sống yêu đương, các cô các bà đã có lần mộng tưởng đến "tiếng sét ái tình", thì chúng tôi cũng đã có lần ước mơ độc lập tự do dân chủ đến với nước nhà. Giấc mơ của một đứa bé lên 10, vào thời kỳ bừng dậy của dân tộc năm 1945, nó thiết tha đẹp đẻ làm sao!
Ba mươi năm sau, thử lấy "cái thước tương đối" mà đo, thì hai chữ độc lập, tự do có thể nói là tàm tạm được thực hiện, mặc dầu độc lập dưới sự cố vấn (của ngoại bang) và tự do trong sự hạn chế hoặc trong sự xô bồ tuỳ theo lĩnh vực ta nhìn vào. Còn giấc mơ dân chủ ? Đây là điều đáng suy gẫm, và cũng là đề tài của bài báo ngày hôm nay.

Quý vị cứ thử làm một cuộc phỏng vấn tất cả các bạn bè, từ người làm lớn cho chí người làm bé, thì không ai là không mong muốn nước Việt mình có một nền dân chủ thật sự. Nhất là các vị đang tại vị, các vị đang lấp ló nhãy vào chính trường, thì lại càng hô hào to là ta phải kiện toàn dân chủ. Vì dân chủ là "kiểu áo thời trang" chính trị để ăn nói, để khoác lên người.

Nhưng trong thực tế, nền dân chủ của ta nó khác xa, nó thế nào quý vị có thể thấy. Nói theo kiểu chơi chữ thì chúng ta đang có một nền "CHỦ DÂN" thì đúng hơn. Xin hiểu cho rằng là cái cung cách "chủ nhân ông" nó đang ngự trị trên miền Nam này. Cái cung cách trên nó có một đặc tính rất ư là quan liêu: ra lệnh là phải răm rắp tuân hành, không bàn cãi chi ráo trọi. Giống như ở "nhà binh" vậy. Dân không có quyền tranh luận gì hết, mà phải theo cái thuyết "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Chỉ có một dịp được thực tập dân chủ, là khi dân được "lùa" đi bầu, khi người ta cần cái lá phiếu của người dân, và thằng dân thì cần cái thẻ cữ tri phải xuất trình kèm theo thẽ căn cước. Thế thôi.

Quý vị sẽ không ngạc nhiên cho lắm, khi quý vị đi sâu vào đời sống tâm linh của quý vị, của những kẽ xung quanh, của bạn bè, của giới chức công quyền, v.v.. Quý vị sẽ tìm thấy tiềm ẩn trong chúng ta là đầu óc quan liêu, chỉ chờ có cơ hội là phát triển ra ngoài. Chúng tôi xin quý vị đi sâu vào từng lĩnh vực.

Thứ nhất là điểm khởi hành: trong gia đình của quý vị, chúng ta đã hành động thế nào với con cái, nhất là đối với đầy tớ, gia nhân trong đời sống hằng ngày trong gia đình chúng ta. Có nhiều vị trong những buổi tiệc trà với bạn bè, hoặc trong những dịp biểu dương tài ăn nói chính trị, thì "xỗ" ra toàn những lời sặc mùi dân chủ, nhưng khi về nhà thì coi những chị vú anh tài của mình như những "con vật" sinh ra để mình sai khiến, không hề đếm xỉa xem họ có một đời sống riêng tư cho họ hay không, hay là chỉ coi họ như những tên nô lệ. Có nhiều anh tài xế làm việc với chủ 365 ngày trên 365 trong một năm. Chúa nhật, ngày lễ gì cũng phải túc trực phục vụ ông bà chủ và các cô cậu chủ. Các quan lớn nhà binh (dù cho đã giãi ngủ, và có thể đang lớn tiếng đòi hỏi dân chủ) đã có "lính gia nhân" là nguồn nhân lực phục dịch không tốn tiền, vì đã có bộ quốc phòng tài trợ, và được phục vụ 24 tiếng trên 24. Ba ngày Tết chưa chắc đã được "chuồn về" cúng kiến ông bà, hú hí với vợ con trong dịp xuân về, vì mắc lo "ứng chiến 100%" tại gia đình các quan lớn.

Nếu gia đình là môi trường đào tạo con người, con người sau này có thể lãnh đạo quần chúng, thì thử hỏi chúng ta đã đào tạo con cái chúng ta trong chiều hướng dân chủ hay chưa? Thực tâm mà xét, thì phải công nhận là chúng ta đang đào tạo một lớp người quan liêu, trưởng giả, kênh kiệu thì đúng hơn. Những cái cảnh mà trước mắt con cái, chúng ta đồng hoá người ở trong nhà với con kiki, thì tài nào sau này ra làm lớn, con cái chúng ta chả xem thân phận dân đen chả ra gì. Thường ngày đi làm việc, lộ trình dẫn chúng tôi qua những trường "de luxe" (quí phái)
Regina Mundi, Taberd, và St Paul xem cái cảnh xe cộ bóng loáng đưa rước con cái quý vị, chúng tôi cứ tự hỏi và thắc mắc là với cái cung cách sống thế này, các "cậu ấm cô chiêu" sẽ cảm xúc thế nào trước thân phận nghèo hèn của thằng dân. Từ thuở tấm bé đã không có sự hoà mình với con cái quân công (1) thì làm sao nói chuyên dân chủ sau này. Khi họ ở vị trí lãnh đạo họ sẽ coi con cái "quân công", chả hơn gì con cái mụ vú, anh tài trong nhà.

Nếu quý vị có dịp qua ở thử các nước châu Âu là những xứ tư bản hạng nặng, quý vị sẽ thấy là toàn thể con nít (và sinh viên) lội bộ đi học hoặc đi ô tô buýt, sang giàu nghèo hèn gì cũng thế, mùa đông lạnh cắt da cũng thế. Không có cái chuyện cưng con thuê tài xế lái xe riêng chở con đi học. Mà cũng không phải người dân châu Âu không cỏ "xế hộp" riêng cho mình. Chẵng qua là họ muốn tập cho con cái ngay từ thưở ấu thơ sự chịu đựng khó nhọc, tánh khắc phục khó khăn, và nhất là sự hoà đồng với con cái mọi người khác, nghĩa là tập cho con cái ngay từ tấm bế, tinh thần tập thể, tinh thần dân chủ. Chứ không phải cái tinh thần ăn trên ngồi trốc, cái tinh thần xe xuống ngựa đã có người hầu kẽ hạ, cái tinh thần vị kỷ cá nhân như ở VN.

Nói cách khác, là nếu ngay từ trong lòng gia đình, chúng ta không làm cuộc cách mạng tinh thần,  đem cái tinh thần dân chủ thực thi đối với gia nhân, thì còn khuya mới có dân chủ trên cái đất nước này. Đành rằng chúng ta có tất cả các định chế dân chủ chả thua gì đàn anh Hoa Kỳ, nhưng đấy chỉ là cái mã cãi lương bề ngoài mà thôi. Nếu không có cái tinh thần dân chủ thúc đẫy bên trong, thì các định chế dân chủ được đặt ra chỉ là cái vỏ bề ngoài để trình diễn mà thôi.

Bây giờ, chúng ta thử xem qua chúng ta đã hành xữ thế nào ở công sở và ở tư sở.

Đầu óc quan liêu, và tinh thần trưởng giả nó lại càng thể hiện mạnh mẽ trong các cơ quan hành chánh, trong các xí nghiệp, và trong các hội đoàn: qua bằng cấp, qua chức vụ. Tinh thần coi trọng bằng cấp nó đã ăn sâu vào đầu óc chúng ta, do cái chế độ quan trường xa xưa để lại. Không có gì làm chúng tôi bưc mình bằng là hở một chút là chúng ta, y như một cái máy, bao giờ cũng gọi kẻ trước mắt chúng ta bằng chức tước của họ: dạ thưa anh kỹ sư, chào ông tiến sĩ, dạ thưa anh chủ tịch. Nhiều khi tham dự các buổi họp, tôi không khỏi "xí nẹt" người ta gọi nhau bằng những chức tước dài lê thê: một điều là dạ thưa ông tổng giám đốc, hai điều là dạ trình ông phụ tá tổng giám đốc.

Chúng tôi tưởng tượng cái cảnh nếu chúng ta bỏ đi cái cung cách gọi nhau bằng chức tước, thì có lẻ chúng ta sẽ tiết kiệm 30% thời gian hội họp dành cho hành động cụ thể, và tinh thần dân chủ từ đó có thể phát triển thêm lên. Nhiều khi chúng tôi tủi hổ đau buồn khi chứng kiến cái cảnh những ông công chức hoặc tuỳ phái già lụ khụ khúm núm ra điều sợ sệt trước một "anh" giám đốc đang còn trẻ măng, tuổi chưa quá 30, nhưng đổ đạt ở ngoại quốc với những bằng to tướng. Và ông giám đốc "măng sữa" kia có vẽ hể hả vì quyền vụ của mình được thể hiện qua cái khúm núm sợ sệt của thuộc hạ. Những cái cảnh suy tôn Ngô Tổng Thống, hoặc câu chuyện ông bộ trưởng đi thụt lùi trước mặt ông Diệm, té chổng gọng vì đụng phải cái chậu bông sau lưng, làm cho chúng tôi phân vân là những di tích quan liêu còn lại nặng nề trong đầu óc giới trí thức lãnh đạo như thế, thì làm sao mà nói chuyện dân chủ.

Phải chăng uy quyền lãnh đạo đã chuyển từ cái quyền do thiên mệnh của thời quân chủ qua cái quyền do bằng cấp đem lại, rồi chúng ta gọi thế là dân chủ, trong khi thật ra chúng ta chả thay đổi chi ráo trọi về cái hình thức lãnh đạo, hợp với tinh thần dân chủ.

Nói đến chức vụ là không thiếu chuyện nực cười. Vô hình chung, cái óc quan liêu trưởng giả, làm cho chúng ta đồng hoá những dấu hiệu bề ngoài với thể diện quốc gia, thể diện cơ quan mà ta đang hành xữ: chủ tịch thượng viện là phải đi xe Mercedes, chứ xe Peugeot 504 không thể hiện đúng thể diện quốc gia trước mắt người ngoại quốc.

Trong khi ấy, người ta chả làm gì hết để cho bớt cái cảnh bùn lầy nước đọng ở các khu nhà lá xóm lao động. Thế nào là dân chủ khi "bên này" được cỗ vủ thắt lưng buộc bụng để đóng góp cho phía "bên kia" tha hồ chi tiêu cho những cái xa xỉ dưới chiêu bài thể diện quốc gia. Dân chủ thế nào được khi mà người "bị trị" (administré) và người "nắm quyền cai trị" (administrateur) không cùng chiến tuyến tư tưởng, không cùng một tinh thần, đồng sàn mà dị mộng.

Nếu bỏ ra ngoài các nước Phi Châu, thì có lẻ VN là nước có công xa dành cho giới chức chánh quyền và công ty quốc doanh đã đến một tỉ lệ rất cao. Từ một ông chủ sự quèn quèn đã có công xa riêng, đôi khi còn kèm theo tài xế riêng. Như vậy, đừng ngạc nhiên cho lắm khi một ông lớn cỡ bự có tài xế "cát kết" trắng, y phục trắng, biệt thự có lính hoặc nhân viên an ninh canh gát ngày đêm. Ở các nước Âu Mỹ đâu có cái cảnh rềnh ràng tiền hô hậu ủng còi hụ đèn chớp mỗi khi các quan lớn ra đường.

Rồi đến Tết nhất, cái hình thức chúc tụng, quà cáp, biếu xén của cấp dưới đối với các quan lớn cấp trên, phải chăng đây là hình thức dân chủ. Chắc là không. Đây là tinh thần gia nô, tinh thần triều cống của thời đô hộ xa xưa để lại thì đúng hơn. Ngày xưa, tình thầy trò thắm thiết. Tết nhất rũ nhau đến chủc Tết thầy cô là một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động. Còn bây giờ đây, đi chúc Tết thầy cô mà không có quà quí giá thì sẽ bị đì quanh năm, làm như cái quyền giáo huấn là cái quyền nhận quà biếu xén.

Nói tóm lại, là khi địa vị đã đem lại những cái quyền, những hình thức làm nỗi bật cái địa vị của mình, thì cái đầu óc quan liêu, và đầu óc tự tôn cứ thế mà tăng lên, lúc ấy việc thực thi dân chủ chỉ là câu nói đầu môi chót lưỡi, không có một tác dụng chi cả.

Nói là dân chủ, nhưng dân chúng có bao giờ được tham khảo về các chánh sách kinh tế, tài chính, xã hội, giáo dục, quốc phòng đâu. Vì các quan lớn đã có bằng cấp to bảo đảm rồi, nên cỏ thể nói là "biết hết, biết hết", có thể độc đoán lấy quyết định khỏi cần thằng dân ngu khu đen xía vô. Nên đã có những dự án, những chương trình, những biện pháp, những chính sách "cả vú lấp miệng em". Kết quả ra sao, thì ai cũng biết, chả cần nhắc lại làm chi.

Ở một nước thực sự dân chủ, Thuỵ Sĩ chẵng hạn, một dự án nhỏ như xây một hồ tắm, một viện dưỡng lảo, một nhà máy, thì hội đồng xã, quận huyện đều đem ra trưng cầu ý kiến người dân. Nhưng trước khi đem ra trưng cầu ý kiến, thì dự án, chương trình, chính sách phải được đưa ra phổ biến trên báo chí với tất cả các chi tiết liên quan đến kỹ thuật, chi phí, lợi ích đem lại, và danh tánh các nhà thầu tham gia vào dự án, chương trình. Và phải được phổ biến 3, 4 tháng trước khi đưa trưng cầu dân ý. Lẽ dĩ nhiên là trong khoảng thời gian này, sẽ có những cuộc tranh luận công khai tại một hội trường nào đó, với thành phần tham dự gồm mọi thành phần: kẻ chống đối, người tán thành đều có quyền nói lên tiếng nói của mình. Một khi dân chúng từ chối một dự án nào đó, thì dự án phải được sửa đổi trình lại. Chúng tôi còn nhớ là ở Thuỵ Sĩ, có nhiều dự án xây xa lộ phải được đưa ra trưng cầu dân ý 3, 4 lần mới xong. Phải chờ gần 2 năm sau mới được toàn dân Thuỵ Sĩ thông qua. Như cách đây vài tháng, dân TS được kêu gọi cho ý kiến về việc dân thợ thuyền chuyên gia nước ngoài vào TS làm việc. Phong trào Schwarzenbach cỗ vũ cho việc tống cỗ tất cả ngoại nhân đang làm việc tại TS ra khỏi TS. Nhưng rốt cuộc dân chúng TS đã bỏ phiếu chống chánh sách cực đoan Schwarzenbach này.

Với cái thể thức hoạt động dân chủ như thế, cái tệ hại các nhà thầu thông đồng với các ông lớn trong chính quyền sẽ giảm thiểu. Sẽ không có cái cảnh cất cầu nỗi trước chợ Bến Thành chỉ để cho con nít và các cặp tình nhân dạo chơi. Sẽ không có những cuộc "tử thủ" xe lam trước cuộc tấn công của xe buýt, hoặc những phản đối của hãng xe buýt này đối với hãng xe buýt nọ, về lộ trình, về bảng số xe, v.v.. Nói là dân chủ, nhưng dân chúng có bao giờ được tham khảo trong các chánh sách thành lập và hoạt động của các công ty quốc doanh. Chỉ khi nào nó thúi như hũ mắm, lâu lâu nó xì ra, thì lúc này dân chúng mới biết được là chánh phủ đã đầu tư 1.070 tỉ bạc cho 72 công ty quốc doanh để đem về chưa tới 1% tiền lãi mỗi năm (2). Ở cái xứ sở này, nghe toàn những chuyện thúi ruột.

Trong việc giao dịch với thế giới bên ngoài, chúng ta cũng thiếu cái tinh thần dân chủ: vào một công sở để xin một việc gì, bao giờ chúng ta cũng tìm cách sử dụng chức tước, địa vị để được ưu tiên cứu xét, bất kể người xung quanh ta đến trước đang chờ đợi được giãi quyết.

Điều làm chúng tôi rất ngạc nhiên là ở VN khi vào các cơ quan công quyền hành chánh, nếu ta không "chìa cái chức kỹ sư" ra, thì công việc tiến hành một cách chậm chạp, lúc ấy mới thấm thía cái thân phận con giun con dế của dân đen "vô hình", nhưng khi ta nói là kỹ sư, bạn với sếp này sếp nọ thì hình như có một phép lạ gì đó, mọi cánh cữa mở toang, ta được tiếp đón niềm nở.

Ở cạnh nhà hàng xóm, thì ta ráng vặn radio, TV thật to, bất chấp giấc ngủ của người xung quanh, mặc dù đã quá 10 giờ đêm. Nếu có ai trách móc con cái ta mất dạy, phá phách, thì ta nhân danh chức vụ địa vị để hăm doạ, chơi luật rừng. Chắc quý vị cũng đã nghe nói đến nạn phá phách của con cái các ông lớn ở các cư xá sĩ quan hoặc tại các cư xá cao cấp của các ông lớn. Đủ thấy là cái tinh thần dân chủ của lớp thượng lưu xuống dốc một cách thảm hại.

Nói tóm lại, mặc dù nhìn bề ngoài, chúng ta có tất cả các cơ cấu, định chế dân chủ, nhưng từ trước đến giờ các ý niệm dân chủ, vì tình thế đưa đẩy, là do bên ngoài áp đặt lên chúng ta, mà không có sự "đồng thuận" của chúng ta. Các nhà cách mạng tiền bối, các vị khoa bảng tốt nghiệp ở ngoại quốc về, cứ tưởng rằng nước người ta tiến bộ là nhờ có dân chủ và có kỹ nghệ, rồi cũng bắt chước may cái áo dân chủ trùm lên cho dân Việt. Nhưng thật ra, người Việt mình chưa biết học cái tinh thần dân chủ, cũng như chư biết làm kỹ nghệ. Cũng đừng vội trách người dân Việt, vì chả ai dạy họ cả, muốn học dân chủ phải tự thắng mình, tự bỏ đi cái óc quan liêu, trưởng giả của kẻ làm lớn, tự bỏ đi các hành động khúm núm, gia nô của kẻ làm nhỏ. Cái dân chủ không tự nhiên do người ngoài đặt lên mâm dâng hiến cho chúng ta, mà phải do ta tìm hiểu, học hỏi và tranh đấu. Không phải chỉ đọc trong sách vở là đủ. Phải đem áp dụng vào đời sống hằng ngày, vào đời sống cộng đồng. Đấy chính là điều từ trước đến giờ, chúng ta chưa đưa vào thực hiện. Thành thử, khi nhìn lại các định chế dân chủ (hành pháp, lập pháp và tư pháp) được đặt ra, chỉ là để nhìn cho có lệ, để có dịp phân bua với thế giới là mình cũng có dân chủ như ai: toà lập pháp (ám chỉ quốc hội được đặt ở Nhà Hát Lớn Sài Gòn) được đặt ra để làm gì? Phải ngán ngẫm nhận thấy đây chỉ là toàn chuyện gấu ó, chưỡi nhau như mỗ bò, chĩa súng hăm doạ nhau, tố nhau nào là "ăn phân" (3) hoặc là gia nô. Nói là làm luật, mà tố nhau chơi luật rừng, nghĩ cũng buồn. Cơ quan tư pháp, thì dựa trên mã bề ngoài (xem con người có sạch nước cản hay không để mà xữ, như vụ ông già Bến Tranh (4)) để mà xữ, thì làm sao dân chủ khỏi tũi lòng.

Các vị trí thức khoa bảng đổ đạt ở ngoại quốc về đã giúp gì cho nền dân chủ nước nhà? Có lẽ chả giúp gì hết ! Thật thế. Nếu ta nhìn vào cái khung cảnh trưởng giả sống khi còn bé ở quê nhà,  rồi đi du học, hưởng thụ tất cả các tiện nghi vật chất ở Âu Mỹ, thì khi về lại VN chỉ có tinh thần "chuyên viên" lại kèm theo tính tự cao tự đại, cộng thêm cái tinh thần đòi hưởng thụ cao độ như khi ở ngoại quốc, thì làm sao mà "đi khai trí" dân chúng được. Có vị nào ở Pháp về dám mở mắt con sen mình, bằng cách bảo rằng con sen ở Pháp nghĩ ngày Chúa Nhật, làm việc chiều 6 giờ là nghỉ, phải trã lương tối thiểu SMIC theo luật định, phải đóng bảo hiểm xã hội và đóng thuế lợi tức cho sen, v.v.. Chắc là không. Nếu làm như thế thì ai phục dịch. Chúng tôi thường nhận thấy là sinh viên VN du học ở xứ người, thì chỉ biết bù đầu vào học, hoặc chơi bời. Chứ ít khi chú tâm quan sát lối sống của người ngoại quốc, tìm hiểu xem cái lối sống cộng đồng người ngoại quốc ra sao, quan sát lối sống tập thể, cách giãi quyết các vấn đề ở xí nghiệp ra sao. Họ chỉ biết học để giựt cho được cái mãnh bằng, to chừng nào tốt chừng nấy, để khi về nước có một chỗ ngồi cao sang. Nhìn cái cung cách sống của sinh viên VN ở hãi ngoại, chúng tôi có thể khẵng định không sợ hồ đồ, là trí thức VN đi xa mà chả đem về cho đất nước một tí gì về việc xây dựng tinh thần dân chủ cho dân chúng, đây là chưa nói đến sự đóng góp gì về kỹ nghệ hoặc kinh tế (5).

Đến đây, chúng tôi đi đến một kết luận: là theo sự nhận xét của chúng tôi, thật sự chúng ta không có những hành động dân chủ: những chuyện lũng cũng trong mọi cơ quan công quyền, hoặc ở xí nghiệp vân vân,chẵng qua là sự khiếm khuyết tinh thần dân chủ của mọi tầng lớp chúng ta, chứ không cứ gì là chánh phủ, nhất là trong lớp trí thức thượng lưu. Chúng ta đừng chờ đợi gì từ chính phù. Chính phủ cũng chẵng qua là chúng ta cả. Nếu chúng ta không "lột xác" thì đừng chờ đợi gì cả. Đôi khi trong chúng ta, mọi người thường có cái cao vọng là: khi nào chúng ta ngoi lên được chức tổng trưởng, thủ tướng, hoặc tổng thống, thì chúng ta mới có thể làm được cái này, sữa đổi cái nọ, v.v.. Trong khi chờ đợi "cờ đến tay", ta là một chủ sự quèn, một phó giám đốc nhỏ, ta không làm gì được, trong thời buổi nhiễu nhương này, nên ta ở nhà thì tha hồ bóc lột sức lao động của con sen chị vú anh tài, ở sở thì chèn ép hách dịch với nhân viên thuộc hạ. Ta tiếp tục tham nhũng và hối mại quyền thế nếu có thể được, tự nhủ rằng cái mức độ tham nhũng của ta quá nhỏ nhoi, chả thấm tháp gì so với sự tham nhũng 9 tý bạc thuế Phân Suất Quân Bình của một ông cựu tổng trưởng nọ. Chúng ta tự bảo rằng chỉ khi nào chính phủ toàn người sạch sẽ hữu hiệu và đầy tinh thần dân chủ, thì ta "tốp" tham nhũng. Chắc quý vị cũng hiểu là quý vị đang tự dối lòng: vì với tình trạng trên, chúng ta cũng chỉ là những người hình thức đang nằm mơ một "vận hội mới". Và có lẽ chỉ là giấc mơ Đào Nguyên.

Phần chúng tôi, thì chỉ mơ ngày nào đó, chúng ta sẽ có một lớp người giống như Trạng Quỳnh đã dám vênh mặt đối đáp trước mặt vua: Trời nắng chang chang Người trói Người. Nhân phẩm của thằng con nỉt bị trói ở truồng quì dưới đất và nhân phẫm của ông vua ngất ngưỡng trên yên ngựa là như nhau: đấy mới thất ý chí dân chủ.

Trong khi chờ đợi, quý vị thử làm một cú: cho sen nghĩ ngày Chúa Nhật về thăm gia đình, cho anh tài về thăm gia đình hú hí với vợ con trong 3 ngày Tết, cho chị giúp việc lên lương. Quý vị thử họp thuộc hạ dưới quyền, tuyên bố từ nay không nhận biếu xén quà cáp trong dịp Tết sắp đến. Mà hãy coi chừng, người ta sẽ bảo quý vị là điên, là khùng.  Nếu quý vị không ngán bị kêu như thế, thì cứ thử xem.

Tục ngữ Đức có câu: "wie man sieh bettet, so lieg man", nghĩa là "chúng ta dọn giường thế nào, thì ráng ngủ thế ấy". Nếu ta muốn nằm đất thì ráng chịu đau lưng. Nếu chúng ta nhu nhược để cho cái giường ta đầy rận tham nhũng sinh sôi nẩy nở, thì ráng chịu cho chúng cắn, chứ đừng bắt chước một số người chỉ chờ rục rịch cái giường VN bất ổn, thì chạy vù qua "giường Thuỵ Sĩ" xin nằm nhờ (và tự nhủ là mình thức thời).

Ghi chú: (1) quân công: tắt chữ quân nhân và công chức; (2) các tập đoàn quốc doanh XHCN VN làm ăn cũng chả hơn gì các công ty quốc doanh VNCH, dựa trên số tiền lãi đem về trên số tiền đầu tư; (3) ám chĩ các vụ nhập phân bón nông nghiệp; (4) Ám chỉ vụ một ông già ở Bến Tranh, Mỹ Tho tố cáo ông Thiếu tá Quận Trưởng đã tham nhũng. Một đêm, người ta dàn cảnh VC giết ông già Bến Tranh, và vụ xữ ông thiếu tá quận trưởng cũng cho qua thiếu nhân chứng; (5) trong Dương Quang Thiện blog, Thiện mỗ đã cỏ nhiều bài về các vấn đề này.


DƯƠNG QUANG THIỆN - 16/6/2014

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014


ERP CỦA THIỆN MỖ: NỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH...

Chắc bà con đã biết : từ đầu tháng 11/2013, Thiện mỗ đã cho khởi công một dự án ERP tin học hoá xí nghiệp (dự kiến là miễn phí khi cho chạy phổ biến trực tuyến - on line - trên mạng). Bà con nghe nó hoành tráng lắm. Tuy nhiên, khi biết được (khi đọc trên FB hoặc trên blog của Thiện mỗ) khá nhiều người quen cho Thiện mỗ là điên điên khùng khùng, khó lòng thành công. Họ nghe nhiều người nói là có nhiều công ty đeo đuỗi ERP 5, 6 năm liền, tốn tiền khá bộn, mà chưa đâu vào đâu, Thế mà Thiện mỗ nhất quyết làm cho được trong vòng một năm, mặc dù tuổi đã qua 80 rồi. Họ quả quyết đây là một sứ mệnh bất khả thi (mission impossible).

Thiện mỗ đã mời được 3 giãng viên tin học giúp viết chương trình, với một cô thạc sĩ tài chính kế toán cố vấn mảng kế toán trong dự án. Các giãng viên này đã có nhiều năm giãng dạy cũng như kinh nghiệm đầy mình về lập trình, với trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và kỹ sư, nên Thiện mỗ chắc mẫm trong bụng là thế nào chỉ trong vòng một năm là xong dự án, như Thiện mỗ dự tính.

Nhưng ai học được chữ ngờ !!! Đúng là già đầu rồi mà vẫn còn ngây thơ. Để tuần tự, Thiện mỗ kể cho mà nghe, bỏ qua mọi tự ái vô duyên nếu có.

Theo nguyên tắc trong ngành tin học, thì phãi nghiên cứu, phân tích vấn đề mình muốn tin học hoá, sau đó thiết kế giãi pháp mới, rồi cuối cùng cho thi công theo một ngôn ngữ lập trình nào đó. Phần mềm Thiện mỗ chọn thi công là Access 2013 của Microsoft. Trong trường hợp này, Thiện mỗ chỉ đòi hỏi thi công theo Access 2013. Các phần phân tích thiết kế Thiện mỗ đã làm xong, được viết rõ ràng in ra sách. 

ERP mà Thiện mỗ muốn thực hiện là phần cốt lỏi cho việc quản trị của một xí nghiệp bỏ đi những phần mà Thiện mỗ gọi là "râu ria", thường gồm 8 module, mỗi module là một business function. Ta có thể kể các module: (1) Inventory Control (tồn kho); (2) Order Processing (xử lý đơn đặt hàng); (3) Purchase Order (đơn hàng nhà cung cấp); (4) Cash & Bank (quỷ tiền mặt và ngân hàng); (5) Account Receivable & Account Payable (công nợ khách hàng & nhà cung cấp); (6) Payroll (lương bổng); (7) Fixed Assets (tài sản cố định); (8) Accounting (kế toán).

Mỗi xí nghiệp, khi muốn đưa tin học vào để quản lý công việc của mình, thì trước tiên phải cho tin học hoá 8 module cốt lỏi ERP kể trên. Kết quả của việc tin học hoá 8 module cốt lỏi ERP này là việc hình thành một căn cứ dữ liệu (database) duy nhất, tích hợp, kịp thời, chính xác, mà các chức năng của xí nghiệp có thể sử dụng trong công việc nghiệp vụ của mình.

Ngoài phần cốt lỏi ERP, ta có thể thêm 5 module cao cấp như sau: (1) Quản Lý Sản Xuất (Manufacturing Management - MM); (2) Giá Thành Sản Phẩm (Cost Accounting - CA); (3) Quản Lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management - SCM); (4) Quản Lý Nguồn Nhân Lực (Human Resources Management - HRM); (5) Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng (Customer Relationship Management - CRM). Khi ta đã tin học hoá xong 8 module cốt lỏi ERP, ta có thể tin học hoá 5 module cao cấp kế tiếp.

Cách đây gần 50 năm, khi Thiện mỗ từ Paris (Pháp) về VN tháng 7/1965, đem theo bà vợ giáo viên người Thuỵ Sĩ, thì Thiện mỗ đã làm việc cho công ty IBM France, với chức vụ Kỹ sư Hệ thống (System Engineer). Nhiệm vụ của Thiện mỗ ở VN là điện toán hoá (tin học hoá) các hệ thống thông tin (HTTT) của phần lớn các cơ quan nhà nước VNCH, chẵng hạn Ngân Hàng Quốc Gia, Bưu Điện, Quan Thuế, Sài Gòn Thủy Cuộc, Điện Lực Việt Nam, v.v.. Các module phải điện toán hoá phần lớn là 8 module kể trên, nhưng cách đây 50 năm người ta không gọi là ERP như bây giờ cho oai. 

Vào thời ấy (1965-1975), máy tính cỡ lớn, như IBM 360/370, giá rất mắc, từ 700.000 đô đến hơn 3 triệu đô, nên không công ty nào có tiền mua đứt máy tính như ta bây giờ. Do đó, công ty IBM mới cho thuê máy tính trả tiền thuê theo tháng, nếu không bằng lòng thì có thể trả lại máy. Tiếng tăm của công ty IBM dựa trên việc công ty khách hàng trả lại máy nhiều hay ít. Nhiệm vụ của công ty IBM là cung cấp và bảo trì máy theo đúng hợp đồng, cung cấp phần mềm hệ điều hành và phần mềm ngôn ngữ RPG, cũng như đào tạo thảo chương viên (lập trình viên bây giờ) TCV cho công ty, và cuối cùng phân tích thiết kế các ứng dụng quãn trị xí nghiệp phối hợp với thảo chương viên của công ty đã qua đào tạo. Thời ấy, không có kỹ sư tin học do đại học cung cấp, IBM tự mình trắc nghiệm nhân viên công ty khách hàng, chọn ra người rồi mở khoá đào tạo ngôn ngữ RPG cho vào khoảng 30 người, cho 5-7 công ty trong thời gian 3 tháng,và vào buỗi tối từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối, 6 ngày/tuần. Vì thời gian khi ký hợp đồng thuê máy cho tới khi máy được sản xuất ở Mỹ về là 12 tháng (chứ không như bây giờ ra tiệm mua là cỏ máy liền), nên nhiệm vụ của Thiện mỗ là (1) trắc nghiệm tuyển sinh rồi đào tạo TCV trong vòng 3 tháng; (2) cùng với TCV ra trường của mỗi công ty lo phân tích từng ứng dụng một; (3) bắt TCV viết ra các chương trình RPG theo các ứng dụng, rồi cho trắc nghiệm các chương trình này. Nói tóm lại, trong khoảng thời gian 9 tháng, Thiện mỗ phải làm thế nào với TCV của công ty khách hàng viết và thử nghiệm từng hệ thống một. Sau khi máy tính về, thì phải cho chạy song song trong 3 tháng hệ thống máy tính và hệ thống bằng tay để so sánh sửa sai nếu có, và xem có đem lại hiệu năng và lợi ích như đã ghi trong hợp đồng hay không. Nói tóm lại, chỉ trong vòng 12 tháng tất cả các hệ thống quản lý xí nghiêp phải được đưa vào hoạt động. Không có chuyện thông cảm khi hệ thống vượt quá deadline.

Từ 7/1965 đến 11/1969 (ngày tôi rời IBM qua đầu quân cho hãng bia BGI (nay là Sabeco) trung bình tôi tin học hoá 4 đến 6 công ty mỗi năm, và đào tạo trên cả trăm TCV. Năm 1989, khi thôi việc tại Sabeco, vì bất đồng với ban giám đốc, tôi về nhà mở công ty SAMIS, viết sách tin học và mở lớp tin học, đào tạo TCV ứng dụng sử dụng FoxPro. Trong thời gian này, SAMIS đã chuyển đổi hệ thống IBM già cỗi, 30 năm, của Sabeco qua máy vi tính sử dụng ngôn ngữ FoxPro trong vòng 6 tháng, cũng như tin học hoá hệ thống hành chánh cùa UBND huyện Bình Chánh trong thời gian chưa quá 6 tháng. Nói tóm lại, suốt 50 năm hành nghề tin học, các HTTT mà Thiện mỗ tin học hoá và đưa vào hoạt động chưa bao giờ kéo dài quá 1 năm. Thế mà...

Chính trong tâm trạng lạc quan (tếu?) này, Thiện mỗ suy nghĩ đến việc khởi động dự án ERP. Dự án này Thiện mỗ đã ra công soạn thảo về mặt phân tích thiết kế, đã viết ra sách, theo từng module một. Coi như là xong nữa đoạn đường. Do đó, dành 12 tháng thi công 8 module đã được phân tích thiết kế xong, Thiện mỗ coi như là phần thắng trong tay. Do đó, Thiện mỗ đã viết hai bài báo trên blog của Dương Quang Thiện về "Làm thế nào tin học hoá..." và "BIS ERP là gì?". Hai bài báo này được đọc nhiều nhất.

Thế là ngày 11/11/2013 Thiện mỗ cho khởi công module Order Processing (OP) với 3 giãng viên đại học về tin học: một tiến sĩ, một thạc sĩ và một kỹ sư tin học. Chỉ cậu thạc sĩ là biết Access 2007, cả 3 dạy Java như là ngôn ngữ tin học. Do đó, khởi đi Thiện mỗ giao module OP cho cậu thạc sĩ thi công, còn 2 cậu kia tìm sách học Access trong khi chờ đợi. Vì 3 cậu giãng viên này không biết mô tê gì về quản trị xí nghiệp. Các khái niệm về hoá đơn, tồn kho, tài sản cố định đối với các vị này rất là mơ hồ mới mẻ. Sau 3 ngày giải thích về module OP thì Thiện mỗ giao cho cậu thạc sĩ bắt đầu thi công viết chương trình, còn hai cậu kia tìm hiểu Access 2013.

Sau 2 tháng, cậu thạc sĩ cho biết là đã làm xong OP và có thể làm một demo. Thiện mỗ, cho mời 2 chuyên gia tin học, một làm tại một công ty triễn khai openERP, một chuyên gia khác dạy marketing ở đại học kinh tế để thực hiện việc phản biện. Theo 2 chuyên gia phản biện là công trình đã đạt chuẩn. Bạn để ý là Thiện mỗ làm việc rất quan liêu, không tìm hiểu trước hoạt động thực sự của module, mà chỉ tin tưởng vào lời của các chuyên gia phản biện. Do đó, Thiện mỗ phải trả giá cho sự quan liêu này.

Sau đó, Thiện mỗ giao module kế tiếp, Inventory Control (Tồn Kho), cho cậu thạc sĩ, còn module OP vừa làm xong, thì lại giao cho 2 cậu tiến sĩ và kỹ sư viết ra sách để chuẫn bị lên mạng dạy online. Sau 3 tháng, nghĩa là qua tháng thứ 5, (tuần thứ 21) cậu thạc sĩ bảo cho tôi biết là đã viết xong module Inventory, và muốn làm demo. Lần này, Thiện mỗ không muốn thành một ông quan liêu, nên yêu cầu xem phần mềm trước khi demo cho các người khác xem. Kết quả việc khảo sát là hoàn toàn sai lạc so với bản phân tích thiết kế của Thiện mỗ lúc ban đầu. Phần viết ra sách của module OP cũng sai bét. Thế là ngay buỗi sáng, ngày 14/4/2014, Thiện mỗ buộc lòng ra lệnh phá bỏ tất cả các chương trình của 2 module mà 3 người đã làm trong 5 tháng qua. 5 tháng qua coi như công toi. Thiện mỗ bảo là họ đang đi lạc như trong sa mạc mà không biết. Nếu Thiện mỗ không quan liêu ngay từ tháng thứ 3, thì có thể tiết kiệm 3 tháng.

Cuối ngày sau đó, cậu thạc sĩ viết cho Thiện mỗ một lá thư như sau:

Kính thưa bác,
Sau những chỉ dẫn của bác ở buổi làm việc sáng nay, cháu nhận ra một vài điều:

-   Cháu tưởng cháu đã hiểu những phần cháu đã đọc và làm qua: Sales Order, Purchase Order, Inventory, thế nhưng thực sự không phải là vậy.

-    Cháu bị cái “lối mòn tư duy” nó dẫn lối, nghĩa là với những kiến thức cháu thu lượm được trước giờ thông qua: học từ trường, đọc trên mạng, nghe người ta nói, xem phần mềm của người khác, cháu cứ thế nhắm mắt nghĩ rằng mình đã hiểu rõ về các module quản lí bán hàng, mua hàng và tồn kho này, và nghĩ đơn giản rằng: (cái này giống như các thầy đã dạy cháu, cháu không có ý định đổ thừa) có bán hàng, mua hàng là khắc có cái tồn kho, cái tồn kho là hệ quả của bán hàng và mua hàng (và không cần cài riêng một module). Vì chủ quan và cứ theo cái tư duy tuyến tính đó, cháu đã trình bày ra cho bác một kết quả tệ hại.

-     Khi bác bàn về cái màn hình nhập liệu cho nghiệp vụ nhập hàng vào kho của riêng module Inventory, cháu bị giật mình. Vì trước giờ, cháu lại không hình dung ra là cái màn hình này thuộc về module Inventory, mà cháu cứ nghĩ Inventory khởi nguồn từ Purchase Order, và cứ từ đó cháu đi. Cho dù cháu đã đọc tài liệu của bác, nhưng chỉ sáng nay thôi, cháu mới chợt nhận ra cháu đã lướt qua và không hiểu, nhận thức được hết những điều bác đã ghi rành rành trong phần Quản lí tồn kho.

-    Sáng nay thật sự cháu hoang mang, vì nghĩ rằng mình đã hiểu sai khá nhiều thứ ở module Inventory và có thể ở các module khác nữa. Chiều nay, cháu bắt đầu bình tĩnh hơn, và giở ra đọc lại kĩ càng, chậm rãi từng trang trong module Inventory bác đã viết, để có thể hiểu chính xác về hệ thống này.

-    Vừa đọc, cháu vừa tự nhủ, cố gắng vứt bỏ những cái gì đã biết trước đó (mà thực ra là biết chưa tới đầu tới đuôi, biết kiểu chắp vá), không để nó ảnh hưởng đến những cái gì mình đang đọc, đang nạp vào đầu.

-   Sau khi đọc lại xong module Inventory cháu sẽ viết ra một số câu hỏi nhờ bác giải đáp, trước khi cháu tiến hành thi công lại module này.

Cháu biết rằng không thể chậm trễ những công việc đang làm, nhưng cũng kính xin bác bỏ qua cho những sai lầm của cháu. Cháu cũng xin bác cho thêm thời gian để cháu vừa học, vừa cài đặt, vì như cháu tự nhận cháu chỉ là người chăm chỉ thôi, chứ thiếu hẳn cái sự thông minh và nhanh nhẹn như người ta. Cháu hiểu rằng chưa khi nào cháu có cơ hội lớn như lúc này, được làm trên những hệ thống thông tin thật sự, với những kiến thức thực tế được dẫn dắt bởi bác, một chuyên gia đầu ngành. Cháu sẽ luôn cầu thị học tập và làm việc, không chỉ vì cho riêng cháu, mà là vì những mục tiêu lớn lao hơn: ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.
Còn cậu tiến sĩ, đưa ra kiến nghị dưới đây:

Kiến nghị
   * Mong bác theo dõi chặt chẽ hơn công việc của nhóm để kịp thời điều chỉnh hướng đi. Thời gian qua rõ ràng là có sự khác biệt giữa ý tưởng của bác và việc làm của nhóm. Đây là điều nhóm không mong muốn, nhưng nhóm xin nhận trách nhiệm về tiến độ cũng như các sai sót vừa qua.

Qua tháng thứ 6 và tháng thứ 7, tiến độ thi công vẫn ì ạch, nên ngày 11/6/2014 Thiện mỗ tuyên bố chấm dứt hợp tác với nhóm giảng viên. Lý do: viết chương trình chậm, và không an toàn. Hình như các vị này không biết tiêu chí đo lường trong ngành tin học, trong ứng dụng là : tốc độ và 0 sai sót (zero error).

Đấy, các bạn thấy cái kiểu ERP nữa đường đứt gánh của Thiện mỗ như thế nào.

Trong đầu óc của Thiện mỗ cũng đã đi tới những kết luận xem ra rất tiêu cực, đối với sự kiện nữa đường đứt gánh ERP của Thiện mỗ, không tốt, nên đành ngưng lại đây, cho ERP "yên mồ yên mã"

DƯƠNG QUANG THIỆN - 13/6/2014 - 10:19PM


Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014


CHÍNH TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC THOÁT TRUNG

(Bài có nhiều ý kiến rất lạ, nên đọc Và suy ngẫm)

Tác giả: Nguyễn An Dân - 29 tháng 5 năm 2014

KẾ HOẠCH CỦA CÁC TAY CỜ LỚN

Ngày 23/5 báo điện tử http://www.vietnamnet.vn có bài viết “Âm mưu biển Đông của Trung Quốc- nguồn lợi ngoài dầu khí”. Nội dung bản tin nhắc lại một dự án đáng chú ý, đó là dự án kênh đào Kra. Bài báo được đăng lại trên trang nhà nguyentandung.org. (*)  

Trong phạm vi bài viết này, tôi tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để bạn đọc dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia). Vì vị trí địa lý như vậy, nó là một trong những nguyên nhân chính đã và đang tác động chính trị mạnh nhất vào ba quốc gia chưa thật sự ổn định này. Từ đó xuất hiện sự bất ổn chính trị liên tục của Thái Lan trong mấy năm qua, và Việt Nam cũng đang bắt đầu, qua nước cờ giàn khoan HY-981 của Trung Quốc.       

Ai cũng hiểu những ý nghĩa và hiệu quả kinh tế và địa chính trị to lớn mà kênh đào này mang lại. Mỹ và Trung Quốc hiểu hơn ai hết và đã tích cực hành động để đạt được điều đó. Nước nào đứng ra đào kênh là một vấn đề quan trọng, và vấn đề quan trọng hơn nữa, kiểm soát được kênh đào cũng sẽ nắm giữ được an ninh hàng hải của tuyến đường từ Ấn Độ Dương qua kênh đào vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương. Và do đó vị trí Việt Nam thân với Mỹ hay Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nếu Mỹ có Việt Nam là đồng minh thì sẽ ngăn cản được bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam, và ngược lại, nếu Trung Quốc “thu phục” được Việt Nam, thì Trung Quốc kiểm soát gần trọn tuyến hải trình này và đe dọa cả tới hải lộ Philippin. Trong sự dằng co về chiến lược biển của hai cường quốc này qua kênh đào Kra, tự nhiên vai trò của Việt Nam trở thành quan trọng.     

Nhìn sang Thái Lan ta thấy những bất ổn chính trị và biểu tình của dân chúng khắp nơi kể từ khi Thủ Tướng Thaksin Shiwanatra lên cầm quyền  và lộ ra xu hướng thân Trung Quốc. Đỉnh điểm là khi Thaksin tỏ ý gật đầu với Trung Quốc về kênh đào ĐNA này, và sau đó Trung Quốc “ồn ào và tự mãn” công bố mình sẽ là quốc gia đào kênh. Trước diễn biến đó, người dân Thái Lan, vốn được thụ hưởng một nền dân chủ lâu dài nên không “hiền lành” như quần chúng Việt Nam, đã vùng lên để dẹp bỏ Thaksin lẫn đường lối ngả theo Trung Quốc. Trung Quốc lại hậu thuẫn cho em gái Thaksin là Yingluck lên cầm quyền. Chính giới và nhân dân Thái Lan lại khuấy động lần thứ hai, tác động để cuối cùng quân đội ra tay xóa bỏ chính phủ của bà Yingluck Shiwanatra. Họ đủ thông minh để hiểu lệ thuộc Trung Quốc sẽ có hậu quả như thế nào. Đấy là chưa kể bàn tay Anh-Mỹ chắc đã và đang không ngừng tác động. 

Việt Nam thì như thế nào? Kênh đào Kra ảnh hưởng gì vào chính trị Việt Nam lúc này? Tại sao lại xuất hiện bài báo về kênh đảo Kra đúng vào lúc này? Vì sao tôi nhận định nó là một trong các nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Trung Quốc phải gạt bỏ “tình anh em giữa hai đảng cầm quyền” và đem giàn khoan cắm vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam?     

VÕ VĂN KIỆT : CHÍNH KHÁCH CỦA DÂN TỘC

Muốn lý giải về việc tay cờ Ba Dũng vì sao hôm nay đưa ra công khai chủ trương “thoát Trung” và Trung Quốc vì sao cắm giàn khoan dầu lúc này thì phải lật lại quá khứ để nhìn thấu hết các nguyên nhân sâu xa của nó. Mỹ và Trung Quốc đều thấy được tầm mức và lợi ích to lớn của con kênh đào này mang lại ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước nên đã hoạch định những sách lược lâu dài. Nhà cầm quyền Trung Quốc, tận dụng kết quả của hội nghị Thành Đô, liên tục dựng lên các tay cờ đàn em trong nội bộ đảng cầm quyền Việt Nam, để đảm bảo chi phối Việt Nam, và dự tính chỉ phải đối phó với Mỹ tại Thái Lan trong dự án kênh đào ĐNA này.   

Dư luận đã có nhiều ngạc nhiên khi ở những năm của nhiệm kỳ thứ hai làm thủ tướng, Võ Văn Kiệt đã trình làng một người trẻ, mới toanh và ít tiếng tăm là Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, dự bị  cho vị trí thủ tướng tương lai. Hiển nhiên thôi, khi kênh đào xong, thì khu vực Phú Quốc-Hà Tiên, quê hương của Ba Dũng trở thành một tiền đồn yết hầu quan trọng, kiểm soát và phòng thủ kênh đào khi nhìn về phương  Bắc, vậy còn lựa chọn nào tốt hơn cho Võ Văn Kiệt và Mỹ, để đầu tư chính trị vào một tay cờ gốc Kiên Giang trong tương lai sẽ dẫn dắt Việt Nam đối đầu với Trung Quốc và cùng chia lợi ích với Mỹ qua kênh đào ĐNA này.       

Từ khi “thống nhất đất nước” vào năm 1975, học tập mô hình Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Việt Nam đã liên tiếp phạm những sai lầm đã đưa đất nước vào đói nghèo lạc hậu và dân tộc ly tán. Trong tình hình đó, nhìn sang Trung Quốc thấy Đặng Tiểu Bình thực hiện những cải cách kinh tế, đảng đã quyết định cho tay cờ Võ Văn Kiệt tham chính, đi theo sau đàn anh Trung Quốc “cải cách kinh tế nhưng kiềm chặt chính trị”. Thế là Võ Văn Kiệt đi phương tây, đem về những chương trình tài trợ- đầu tư và Mỹ quyết định dỡ bỏ cấm vận. Ít ai biết là kèm theo những cái công khai đó cỏn có những thỏa thuận ngầm bên trong. Chắc là Mỹ đã quyết định trong tương lai Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn dắt Asean đối đầu với Trung Quốc, và hợp tác chia lợi ích với Mỹ trong dự án kênh đào ĐNÁ. Tay cờ Võ Văn Kiệt sẽ triển khai nước đi chiến lược đó trong bàn cờ Việt Nam để phối hợp với Mỹ.      

Nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam dĩ nhiên cũng hiểu  kế hoạch này của Mỹ. Tuy nhiên trong một tình thế mà đàn anh Trung Quốc có chung lý tưởng nhưng không chung tiền xài thì việc phe bảo thủ thân Tàu nhượng bộ để Võ Văn Kiệt bang giao với Mỹ và phương tây, thực thi các cải cách của ông ta để có được viện trợ, là cần thiết. Với những sự hỗ trợ này, trước khi nhân dân có lợi thì đảng cũng hưởng lợi và đảng có thành tích để “tự hào” với nhân dân coi đó là “thành tựu của đảng”. Đảng cũng tự tin là đàn anh Trung Quốc có cải cách nhưng không sợ mất đảng, thì đàn em như mình học theo cũng không sao. Nhóm bảo thủ thân Tàu trong đảng lúc đó chưa đủ tầm để thấy ra một điều then chốt là Việt Nam không phải là Trung Quốc, một quốc gia lớn và có tiếng nói trong bang giao quốc tế, còn Việt Nam thì khác hơn, tư thế yếu kém hơn, nên cái gì mà đảng cộng sản Trung Quốc làm được thì chưa hẳn là đảng cộng sản Việt Nam làm được. Sự ổn định toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam mong manh hơn đảng cộng sản Trung Quốc, trước những biến động dồn dập, trong 1 thế giới phẳng toàn cầu đa cực như hiện nay.      

Tận dụng những kẽ hở đó của đảng, thế là những hoạt động đặt nền móng cho kế hoạch “thoát Trung” của Võ Văn Kiệt được xây dựng. Tay cờ Ba Dũng được Mỹ âm thầm ủng hộ và trưởng thành để bây giờ leo lên cầm nắm bàn cờ của Việt Nam trong sự ậm ừ của đảng. Từ kế hoạch kênh đào đến việc Việt Nam có một ông thủ tướng quê Kiên Giang bây giờ bắt đầu “thoát Trung” đã có một móc xích mà tác nhân sắp đặt là Võ Văn Kiệt. Ông Võ Văn Kiệt với tầm nhìn chiến lược và tấm lòng với dân tộc, hiểu rằng kế sách tối ưu cho đảng CS của ông và cho đất nước là đi với Mỹ trong dự án kênh đào và như một đồng minh lâu dài. Do đó ông đã bồi dưỡng tay cờ Ba Dũng từ rất sớm, khi còn là thủ tướng đã luân chuyển Ba Dũng qua nhiều lĩnh vực, bộ ngành quan trọng để Ba Dũng có hậu thuẫn và bộ khung làm việc trong tương lai. Ít ai chú ý Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm thứ trưởng bộ quốc phòng, thứ trưởng bộ công an, thứ trưởng bộ tài chính, thống đốc ngân hàng nhà nước… những cơ quan có vị trí quan trọng trong việc cầm nắm quyền lực và duy trì ảnh hưởng lãnh đạo tại Việt Nam.  

Như vậy, có thể lý giải vì sao bây giờ Việt Nam có một ông thủ tướng xuất thân Kiên Giang đang có chiến lược “thoát Trung”, cũng như hiểu vì sao Thái Lan có bất ổn chính trị liên tục. Cũng như hiểu vì sao hôm nay Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan vào Biển Đông để qua nó gây bất ổn chính trị cho Việt Nam nhằm phá thế cờ “thoát Trung”, cầm lại quyền chi phối VN, kềm chân Mỹ trong chiến lược Asean. Để từ đó thắng nước cờ chiến thuật quan trọng là kiểm soát kênh đào ĐNA. Đứng trước lợi ích to lớn của kênh đào và biển Đông mang lại, tình anh em hai đảng chỉ còn là một thứ “tình hữu nghị mơ hồ, viễn vông” mà tay cờ Ba Dũng vừa công khai kết luận.

BÀY BINH BỐ TRẬN CHO KÊNH ĐÀO

Hiệu quả chiến thuật từ dự án kênh đào mang lại cho Việt Nam nếu đi với Mỹ, sự góp mặt và tham gia vào thực thi kế hoạch đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lộ rõ với các hành động gần đây của ông ta.    

Giới quan sát chính trị Việt Nam cần chú ý đến tác động của dự án kênh đào ĐNA (Kra canal) mang lại cho sự cải cách chính trị của Việt Nam. Ít ai chú ý đến sự kiện diễn biến xung quanh nó. Tháng 3/2014, Ba Dũng đã thành công trong việc đưa con trai ông ta là Nguyễn Thanh Nghị về làm phó bí thư tỉnh ủy kiêm phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang và đặc trách chỉ đạo đặc khu Phú Quốc-Hà Tiên. Liền ngay sau đó là tháng 4/2014, Singapore ký với Việt Nam thỏa thuận đầu tư vào Phú Quốc, chuẩn bị cho dòng tiền của Mỹ và Singapore đổ vào khu vực này. Nên nhớ các nhà tư bản ngoại quốc và cha con Lý Quang Diệu-Lý Hiển Long là những tay có tầm cỡ khôn ngoan trong hoạch định chính sách. Nếu họ không tin là Việt Nam có bước ngoặc xích lại Mỹ và Ba Dũng sẽ “thoát Trung”, sau này Việt Nam cùng Mỹ khai thác kênh đào thì làm sao mà họ đổ tiền vào khu vực này. Những tay tư bản và cha con nhà họ Lý không dại gì trao tiền vào nơi mà Trung Quốc cầm quyền kiểm soát cả. Những nhà quan sát và quan tâm đến chính trị Việt Nam cần thấy đây là một thắng lợi then chốt của Nguyễn Tấn Dũng và Mỹ trong việc khởi động kênh đào ĐNA. Dĩ nhiên là có đi phải có lại, kèm theo sự đầu tư của Mỹ và Singapore, Nguyễn Tấn Dũng phải cam kết với Mỹ và đồng minh là Phú Quốc sẽ có quy chế chính trị-kinh tế như một Hồng Kông thứ 2 trên thế giới. Kế hoạch đã lộ rõ và đến hồi thực hiện. Trung Quốc không thể nằm im cho kẻ địch thành công. Giàn khoan phải xuất hiện.     

Song song với Kiên Giang, nơi quan trọng bậc nhất cho dự án kênh đào thì Sài Gòn cũng có vị trí quan trọng hàng đầu của nó trên bình diện cải cách chính trị sau này của đất nước. Trong một tương lai khi chiến lược “thoát Trung” thành công, Việt Nam sẽ phải cải cách chính trị để phù hợp với quốc tế. Sài Gòn với sự năng động vốn có, những nền tảng dân chủ mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa còn dư âm lại, và trình độ dân trí hiện nay hoàn toàn thích hợp làm ngọn cờ đầu. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rằng phải đặt ở đó một quân cờ chiến lược trung thành với ông ta và với đường lối “thoát Trung”, có xu hướng cải cách ổn định cũng như được quẩn chúng tin cậy. Trong một bối cảnh khó khăn chèn ép nhau từ phe thân Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua ngăn cản bước đầu, đưa về một “người kế vị”, cháu của Võ Văn Kiệt, người từ lâu nay lặng lẽ yểm trợ ngư dân Quãng Ngãi chống các âm mưu gây hấn của Trung Quốc, người được quần chúng Sài Gòn tin cậy, đó là Võ Văn Thưởng.     

Phải nhìn nhận đây là một bước đi khéo léo và tế nhị của tay cờ Ba Dũng. Đưa Thưởng về để chuẩn bị vào vị trí lãnh đạo một thành phố sẽ đi đầu trong cải cách thể chế, Ba Dũng đã làm phương tây và các cựu thần trong đảng ủng hộ đường lối Võ Văn Kiệt yên lòng. Bên cạnh đó, Ba Dũng cũng tỏ rõ một thiện chí cho quần chúng thấy là ông ta sẽ không đi theo con đường độc đoán gia đình trị. Sau khi ông ta thoái vị thì Võ Văn Thưởng sẽ bước ra chính trường và dẫn dắt Việt Nam, chứ không phải các con của ông ta, giảm thiểu sự nghi ngờ của quần chúng từ “độc tài đảng trị” chuyển sang “độc tài gia đình trị”. Đây cũng là cách hay nhất để tạo sự đồng thuận tương đối từ các phe này phái kia, điều mà Ba Dũng cần nhất lúc này. Mà biết đâu nhờ thế ông lại bước lên địa vị cao hơn bây giờ.  

Bấy lâu nay truyền thông khắp nước đã bàn luận và các chuyên gia trí thức đã góp ý về một mô hình đô thị dân chủ và năng động. Phải chăng Võ Văn Thưởng sẽ nương theo những bàn luận và góp ý đó, và với sự ủng hộ của khối chuyên gia trí thức, đưa thành phố Sài Gòn đi theo mô hình chính quyền tự trị kiểu tiểu bang của Mỹ, đặt nền móng cho chuyển hóa chính trị tại Việt Nam, đưa Việt Nam xích lại gần với các thể chế phương tây?        

KÊNH ĐÀO ĐNA VÀ PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM

Các nước cờ, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân thứ yếu và các yếu tố “thoát Trung”, đang ngày càng lộ rõ. Tại sao lại có bài báo về kênh đào Kra vào lúc này? Những người vận động chính trị cho nền dân chủ cần thấy rằng những nước cờ chiến lược, kênh đào, đặc khu Phú Quốc và thành phố Sài Gòn, sẽ là tiền đồn cho nền dân chủ tại Việt Nam trong tương lai. Để từ đó có ngay những bước đi chiến thuật phù hợp. Những nước cờ này của Ba Dũng đang tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế cho tiến trình dân chủ hóa. Những người dân chủ phải biết tận dụng khéo léo để phát huy nó. Vấn đề bây giờ cần thấy và đặt ra không phải là Việt Nam có “thoát Trung” hay không, mà là làm gì để phát huy hiệu quả từ những bước khởi đầu “đang thoát Trung” và những thành quả bước đầu mà nó đang mang lại. Lúc này cần thiết nhất là hãy chân thành vì lợi ích chung của đất nước, cùng ngồi lại với nhau, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và chiến lược dài hạn (mục tiêu nguyên tắc) là gì.        

Cũng cần nhận rõ rằng lúc này, tay cờ Ba Dũng tuy có ưu thế trên chiến lược nhưng vẫn còn thất thế ở các vị trí chiến thuật. Do đó, vấn đề đáng quan tâm là phối hợp vận động để góp phần vượt qua các trở ngại chiến thuật nhằm tổn thất ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Cái quan trọng thứ hai phải nhìn nhận là đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam bây giờ trở đi đã dần dần không thể còn là một nữa. Người đấu tranh dân chủ hướng về Mỹ và phương tây kêu gọi họ ủng hộ cho phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng đừng quên một châm ngôn của chính tư bản. Đó là: “không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”.     

Dĩ nhiên để đạt được thắng lợi sau cùng của chiến lược thoát Trung, Ba Dũng đã và đang thực hiện những bước đi chiến thuật. Theo dõi sâu xát tình hình chúng ta có thể nhận ra được những bước đi chiến thuật này, mà nếu thuận tiện, tôi sẽ trình bày trong những bài kế tiếp.

**************************************