Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 20

31/3/2016: Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG, BÀI THỨ 20

Năm 1975, Mỹ thất trận ở VN, mặc dầu trước đó 1972 đã ký hiệp định đình chiến ở Paris ra đi trong danh dự, không bồi thường chiến tranh, nhưng ra tay cấm vận, cho VN chết cho bỏ ghét. Nghĩa là từ 1945, khi thế chiến 2 chấm dứt, Mỹ bắt đầu quậy châu Á với (1) chiến tranh Triều Tiên, (2) giúp Quốc Dân Đãng Trung Hoa chống CS TQ của Mao Trạch Đông; (3) giúp Pháp đánh Hồ Chí Minh, đòi độc lập, (4) thủ tiêu đãng CS Indonesia, (5) chiến tranh lạnh với LX, v.v.. Nghĩa là, từ 1945 đến 1975, trong 30 năm liền, nước nào theo CNCS đều bị Mỹ chơi sát ván. 1975, kết thúc màn quậy châu Á của Mỹ. Tính sổ lại, Mỹ chi 7.000 tỹ đô cho cuộc chiến VN, theo tính toán của các nhà khoa học xã hội Mỹ. Nếu vào những năm 1945, Mỹ viện trợ cho cụ Hồ nhà ta vài 30 tỹ đô, như theo chương trình Marshall đối với Đức Nhật, thì tốt biết mấy, làm gì có cuôc chiến 30 năm với 7.000 tỹ đô chi phí. Mỹ có những ĐH danh tiểng dạy MBA kinh tế rất giỏi, nhưng sao cho ra những 5 đời TT không biết làm kinh tế. Kỳ lạ.

Sau khi thất trận ở VN về, năm 1975, châu Á đươc bình yên phát triển, thì Mỹ ngứa tay bóp cò liền qua quậy trung đông, trung cận đông, với ông bạn nối khố Israel. v.v.. Bắt đầu là Iran với giáo chủ Khomenei, sau đó là xúi Irak của Saddam Hussein đánh Iran, gây ra chiến tranh "một răng một rắc" trong 8 năm trời bất phân thắng bại. Tiếp theo, là dùng Bin Laden (sau này là trùm khũng bố Al Quada) phối hợp với Talliban ở Afghanistan để lật đổ chế độ Najibulah do LX chống lưng, và làm cho LX rút lui khỏi Afghanistan. Năm 2001, bị khũng bố Al Quada phá toà tháp đôi ở NY Mỹ thành lập liên minh chống Afghanistan suốt 14 năm trời, rồi lật đổ giết Saddam Husein của Irak, phá tam bành Irak trong 13 năm trời, rồi tiến hành phá hoại Syrie, thủ tiêu TT Lybie, Ghadafi. Bin Laden vừa bị thủ tiêu xong thì tổ chức khũng bố IS lại nỗi lên không biết từ đâu đến. Rồi khũng hoảng di cư làm cho các nước EU lao đao với những vụ khũng bố ở Paris, Bruxelles, v.v.. Chưa kể Ukraine mà Mỹ đã lật đổ năm 2014. Cho đến lúc Nga nhảy vào can thiệp cách đây 6 tháng. Bây giờ, sau 40 năm quậy phá (1975-2015) có lẽ Mỹ sắp buôn tay để cho trung đông, Ukraina đi tới đâu thì đi. Israel bắt đầu chữi Mỹ. 

30 năm quậy phá châu Á, 45 năm quậy phá trung cận đông, bây giờ Mỹ chuẫn bị quậy châu Mỹ La Tinh, khởi đầu là việc gỡ bỏ cấm vận Cuba, sau 57 năm. Hugo Chavez, cựu TT Venezuela, đã qua đời, thế là các nước châu Mỹ La Tinh sân sau của Mỹ mất một thũ lính XHCN, cái gai của Mỹ biến mất, bây giờ, bỏ trung đông và Ukraina, Mỹ bắt đầu quay về các nước châu Mỹ La Tinh: Venezueka, Argentina, Brazil, Chilie, Cuba, v.v... Các nước vừa kể trên đang gặp phải vấn đề... thiếu tiền... Và thiếu lãnh đạo biết làm kinh tế...

Thôi hãy chờ xem, thời kỳ sắp tới: châu Mỹ La Tinh. Còn châu Âu thì có việc phải làm với trung đông, với Ukraine, với Nga, với di cư, với suy thoái kinh tế, với khũng bố IS, v.v.. Nghĩa là lo giãi quyết bãi kít Mỹ đã để lại... Vui phải không bà con. 

Còn bà con VN lo mà tận hưởng hoà bình...

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

FB tháng 3/2016

29/2/2016: Chiều tối

PHÁT HÀNH BỘ SÁCH ERP DƯỚI DẠNG EBOOK

Chào các BFB. 

Ngày hôm nay 29/20/2016, NXB Trẽ, YBook đã phát hành 3 tập đầu tiên trong 9 tập của bộ sách Phân tích & Thiết kế HTTT dưới dạng ebook. Bạn có thế đặt mua theo những link dưới đây:

Tập 1: Kế toán đại cương và các hệ thống thông tin quản trị xí nghiệp số 
    Phát hàng ngày: 2/2/2016    
    Link: http://ybook.vn/ebook/17836/ke-toan-dai-cuong-va-cac-he-thong-thong-tin-quan-tri-xi-nghiep-so

Tập 2: Tin học hoá Hệ thống Thông tin Kế toán
    Phát hàng ngày: 29/2/2016
    Link: http://ybook.vn/ebook/17871/tin-hoc-hoa-he-thong-thong-tin-ke-toan

Tập 3: Hoạch định Nguồn Lực Xí nghiệp (ERP)    
    Phát hàng ngày: 29/2/2016    
    Link: http://ybook.vn/ebook/17872/hoach-dinh-nguon-luc-xi-nghiep-erp

Trong cuối quý 2/2016 OGT sẽ lần lươt cho ra bộ sách ERP gồm 8 module. Module Order Entry & Sales sẽ ra mặt cuối tháng 6/2016. 

*****************

5/ 3/16: Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG   -   BÀI THỨ 19

Theo nguyên lý tư bản, thì cấu trúc một xã hội phát triển, thì thành phần (giai cấp) thượng lưu chiếm 10%, thành phần trung lưu chiếm 70%, và thành phần nghèo dưới đáy là 20%. Như vậy, đối với người Mỹ 80% người giàu ở trên và 20% người nghèo ở dưới là lý tưởng. Thường thường, cái chi người Mỹ cũng lấy cái thước 80/20 làm so sánh.

Cũng theo người Mỹ, chính giai cấp trung lưu là nơi làm ra của cải vật chất cho xã hội, là động cơ phát triển của xã hội. Chính giai cấp này tạo công ăn việc làm cho toàn xã hội, chứ không phải thành phần ngồi trên ăn trốc. Đó là đặc điểm xã hội Mỹ. Nhưng cũng chính giai cấp trung lưu là giai cấp tiêu thụ nhiều nhất để cho bộ máy sản xuất hoạt động, công ăn việc làm được tạo ra. 

Tờ báo Business Insider cho biết cách đây 30 năm, nghĩa là 1985, thì tỹ lệ 3 giai cấp là 9%, 71%, 20%. Nay, năm 2015, thì tỹ lệ như sau: 19%, 50%, 31%. Nghĩa giai cấp trung lưu mất đi 21 điểm, dân giàu tăng 10 điểm, dân nghèo tăng 11%, nghĩa là người giàu thêm, dân nghèo nghèo thêm. American Dream bắt đầu rơi lã tã.

Business Insider lại phân tích thêm: từ sau vụ khũng hoản BDS subprime ở Mỹ năm 2008, thì kinh tế Mỹ phục hồi một cách chậm chạp: việc sản xuất của đám trung lưu ì ạch, nên công ăm việc làm tạo ra không nhiều, do đỏ việc tiêu thụ hàng hoá cũng giảm đi nhiều, các siêu thị, các ngân hàng sẽ sa thãi 30% nhân viên và đóng 50% chi nhánh do doanh thu ngân hàng xuống dóc, sẽ đi đến lạm phát trong nay mai. Ngoài ra, hiệp định TPP khi được thực thi, lợi dung giá nhân công rẽ phía dưới và sự thông minh của lớp trên, các nhà máy của Mỹ sẽ dời qua VN để sản xuất giá thành thấp, giới thương nghiệp xuất nhập khẩu Mỹ sẽ giàu to, nhưng NN Mỹ lại mất thuế trong khi phải chi bảo hiểm xã hội, dân nghèo càng tăng, dân trung lưu càng teo tóp, v.v..

Theo ngân hàng HSBC, trong một báo cáo về VN, thì sau 20 năm phát triển (1995-2015) thì giới trung lưu chiếm tỹ lệ 40%, dân thượng lưu chưa tới 1%, còn lại 59% là dân nghèo. Bạn thữ kiểm tra có đúng không. Theo HSBC thì trong vòng 20 năm tới, giới trung lưu sẽ chiếm 70%, thượng lưu không nhúc nhích chi bao nhiêu, dân nghèo cỏn vào khoảng 28%. Xem như tốt tốt. Không biết có thiệt không? Đây là số của Ngân hàng HSBC, chứ không phải của NN VN đâu nhé, để nói là NN VN tô hồng.

***************

5/3/16:  Tối

CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC PARK CHUNG HEE START UP THẾ NÀO.

Người Việt ta thường xuyên ca ngợi sự phát triển kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc từ 1965 trở đi. Vào lúc 1965, Hàn Quốc và Miền Nam GDP hầu như giống nhau. Bây giờ, ta tự hỏi sao mà người HQ giỏi thế, và câu hỏi vẫn là câu hỏi, chưa có giãi thích. Bây giờ, năm 2016, các bọn trẽ trâu VN đang sôi sục với khởi nghiệp (start up) với mong muốn làm giàu nhanh. Mà muốn khởi nghiệp thì phải hội tụ 2 yếu tố: (1) đam mê với một ý tưởng khác người gì đó; (2) làm sao huy động nhanh chóng tiền bạc. Đây là những start up cá nhân, riêng rẽ và rời rạc. Nhưng vào năm 1965, ông TT Hàn Quốc thời đo tên là Park Chung Hee, bố của đương Kim nữ TT Park Geun Hye, có một mộng start up: đó là phát triển kinh tế Hàn quốc. Nhưng tiền đâu? Thế là vào lúc Mỹ can thiệp vào chiến tranh VN tháng 7/1965, thì Chung Hee xin Mỹ cho lính Hàn Quốc làm lính đánh thuê. Tiền đánh thuê Mỹ trả được tập trung vào phát triển kinh tế. Thái Lan, Phi luật Tân cũng bắt chước Hàn Quốc làm theo. Các dịch vụ chiến tranh VN đi theo giúp các đồng minh của Mỹ phát triển: đĩ điếm Thai Lan, sữa chữa tàu chiến Mỹ ở Hàn quốc. Nói tóm lại, Park Chung Hee đã kiếm ra tiền để khởi nghiệp việc phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc là xuất phát từ đó. Do đó,việc phân công lao động quân đội ROK ở mấy tĩnh miền Trung (Khánh Hoà, Bình Đinh, Quãng Ngãi) đế triệt tiêu VC là để đem lại "kiều hối" cho Park Chung Hee,cho công cuộc xây dựng đất nước mình với tiền xuong máu của dân VN. Mỹ Hàn bắt chước châm ngôn CS: cứu cánh biện minh cho phương tiện.

***************

6/3/2016:  Sáng

NỘI CHIẾN SYRIE: THỔ NHĨ KỲ VÀ KURD LÀ CÁI CHI CHI


Hôm nay, OGT cùng bàn luận một câu chuyện chính trị mà có lẽ BFB rất ghét. Ghét của nào, OGT trao của đấy.

Trong nội chiến tại Syrie do Mỹ gây ra cách đây 5 năm, chưa thấy hồi kết, nhưng tạm thời 2 ông lớn Mỹ Nga quyết định một cuộc ngừng bắn vô thời hạn. Trong cuộc chiến này, các bạn thường nghe nói đến Thỗ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Các bạn thấy họ lăng xăng lít xít đánh lộn nhau, ngoài việc họ đánh nhau với Bachar Al Assad, và IS.

Câu chuyện nó như thế này: hồi thời thực dân Anh/Pháp, có một đất nước mang tên Kurdistan, và dân nước được gọi là dân Kurd. Hồi thời ấy dân chúng sống theo kiểu du mục, và không ai hề biết dưới chân họ, những vùng sa mạc mênh mông có những mõ vàng ... đen. Dân du mục họ di chuyễn liên tục, chĩ dừng ở những chỗ có nước và cỏ. Vì dân du mục thay đổi liên tục chỗ ở, nên vấn đề biên giới là một vấn nạn. Do đó, thực dân Anh/Pháp khi chía biên giới thì trên bản đồ kéo cái rẹt từ trên xuống, từ phãi qua trái. Cũng vì thế có nhiều bộ tộc cùng huyết thống hay cùng tôn giáo bị chia làm hai hay ba nằm trên các quốc gia khác nhau. Cái dã tâm là bọn thực dân cắm sẵn những mầm móng bất hoà giữa các cựu thuộc địa. Một thí dụ điễn hình là Pakistan và Ấn độ. Với Kurdistan cũng thế: bị chia làm 4: Kurd ở Syrie, Kurd ở Irak, Kurd ở Thỗ Nhĩ Kỳ, và Kurd ở Kurdistan. 4 thành phần người Kurd này mong muốn thống nhất hợp lại một làm thành Kurdistan.

Phần đất Kurd trên Syrie và Irak không có vấn đề. Nhưng phần đất trên Thồ Nhĩ Kỳ thì có vấn đề. Từ lâu, dân Kurd trên đất Thỗ có một đãng mang tên PKK tranh đấu đòi độc lập gắn bó với Kurdistan. Thỗ Nhĩ Kỳ không chịu, đàn áp dã man dân tộc này trước sự làm ngơ của Mỹ và EU. Do đó, bạn thấy là TNK nã pháo vào Kurd ở Irak và ở Syrie để 2 nhóm này không liên lạc với PKK đòi độc lập. Nói tóm lại những xung đột bây giờ là do thực dân Anh cài lại và Mỹ lợi dụng để chia mà trị. Và chã có chi là rắc rối nếu chịu khó đi sâu vảo vấn đề.

****************

9/3/2016:  Chiều

NGƯỜI  MỸ :  NỢ NẦN ƠI LÀ NỢ NẦN...

Theo báo Business Insider, thì tính đến cuối năm 2015 vừa rồi : mỗi gia đình Mỹ nợ thẽ tín dụng (credit card như Visa, Master card...) lên đến 7.800 đô (=180 triệu VND), tổng cộng toàn nước Mỹ là 970 tỹ đô. Trong khi ấy, 30 triệu sinh viên Mỹ nợ ngân hàng 1.200 tỹ (VN vào khoảng 2 tỹ đô) để có tiền đi học đại học. Sinh viên Mỹ ra trường đang gặp khó khăn kiếm việc làm (giống VN y chang),nên chánh quyền Obama đang lo sốt vó số tiền sinh viên vay có khả năng trở thành bong bóng hay không?. Bây giờ, lại số tiền credit card 970 tỹ đô. 

******************

10/3/2016: Sáng

UBSLeaks: NGÂN HÀNG THUỴ SĨ UBS DÍNH CHẤU XÌ CĂNG ĐAN TRỐN THUẾ

Thuỵ Sĩ có một ngân hàng lớn nhất tên là UBS. Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ 2. UBS vừa mới dính đến một vụ xì căng đan mang tên UBSLeaks. 

Câu chuyện như thế này: một tay kỹ sư tin học người Thuỵ Sỹ làm việc tại UBS. Anh ta bán một tài liệu cho bộ tài chính Đức. Danh sách gồm các người giàu có châu Âu gỡi tiền bất hợp pháp tại Thuỵ Sĩ. Theo nguyên tắc các công dân châu Âu hằng năm phải khai tài sản (tiền mặt, đất đai nhà cữa, vàng bạc, ...) để được đóng thuế tài nguyên (patrimoine). Nếu có tiền ở ngoại quốc mà không khai, thì bị lôi ra toà về tội trốn thuế. Cách đây đúng 3 năm, tờ báo Canard enchaine (con vịt buộc) tố cáo ông bộ trưỡng ngân sách Pháp tên Cazuhac đã khai man khi nhậm chức không cho biết là ông ta có gỡi tiền 780.000 euro ở Thuỵ Sỹ. Thế là ông ta bị cách chức ngay lập tức và bị lôi ra toà. Hình như trong tháng này sẽ xữ ông ta. 

Trở về vụ UBS. Bộ Tài Chính Đức trích ra danh sách 3.000 người Pháp trốn thuế giao cho Sở Thuế Vụ Pháp. Thế là chính phũ Pháp ra lệnh: ai có tiền gởi ở ngoại quốc thì tự nguyện khai báo tại bộ Ngoại Giao, sẽ được miễn trừ tội, và phải chuyễn tiền về nước để bị đánh thuế tài nguyên như bình thường. Sau một thời hạn nào đó ngoan cố không khai báo nếu bị phát hiện thì sẽ bị truy tố. Năm 2015, năm bắt đầu chiến dịch đánh trốn thuế của 3.000 người theo danh sách thì trong năm 2015, NN Pháp đã bắt chuyển về 29 tỹ euro, và thu thuế tài nguyên vào khoàng 2,9 tỹ euro. 

Trong vụ trốn thuế, thì ngân hàng UBS là "tội phạm" chính. Vì từ năm 2008, UBS đã có chương trình săn lùng những người châu Âu giàu có thích trốn thuế. Chưa biết nước Pháp xữ trí thế nào về vụ UBSLeaks này.

*********************

10/3/2016: Trưa

NỘI CHIẾN SYRIE: ĐANG ĐI VỀ ĐÂU...

Từ 27/2 đến nay là đã 2 tuần lễ đình chiến tại Aleppo, Syrie tiếp tục không có vi phạm.

Nghĩ cũng tức cười. Aleppo là thành trì cuối cùng mà quân đội Syrie phãi chiếm lại, sau 2 năm rơi vào tay quân nỗi dậy FSA mà Mỹ hỗ trợ. Khi Aleppo sắp sữa rơi, thì Obama phãi gọi dây nóng cho Putin yêu cầu ngưng chiến, và lấy lý do là phãi để cho LHQ cứu trợ lương thực cho dân chúng bị bao vây. Theo nguyên tắc, trong một cuộc chiến bất phân thắng bại (như trong chiến tranh Triều Tiên) thì người ta mới kêu gọi đình chiến. Còn ở Aleppo, thì chỉ trong vài ngày là thất thủ. Nên Obama lại hạ mình gọi Putin cho ngưng chiến. Mà không hiểu sao, Putin lại ừ liền. Bây giờ, sau 2 tuần ngưng chiến, không nghe nói bên nào vi phạm hiệp định. Thì thình lình, ngoại trưởng Mỹ, John Kerry cho biết Mỹ sẽ thi hành kế hoạch B. Nói úp úp mỡ mỡ, chả hiểu kế hoạch B là gì ? Có người đoán là kế hoạch chia cắt Syrie làm 4. Hay ta! Một nước đang độc lập, xúi dân nỗi dậy, rồi bây giờ đòi chia làm 4. Chã hiểu nỗi me xừ cao bồi Mỹ.

Làm OGT nhớ lại chiến tranh VN. Sau 9 năm đánh nhau với oắc con Việt Minh bất phân thắng bại, quân đội Pháp tập trung mọi nỗ lực ở Điện Biên Phủ đế đánh knock out tướng Giáp. Đâu ngờ bị thất trận DBP. Theo nguyên tắc là Pháp phải trao trã độc lập cho Việt Nam, toàn vẹn lãnh thổ, vì Hồ Chí Minh năm 1945 đòi Pháp trao trã độc lập. Nếu ta nhìn lại lịch sữ, thì 8 năm sau 1954, De Gaulle, TT Pháp thấy là cuộc chiến giữa Pháp và tổ chức giãi phóng Algerie, FLN không đi đến đâu, có khả năng là một DBP thứ 2, nên năm 1962, De Gaulle (rất ghét Mỹ) buộc lòng tuyên bố cho Algerie độc lập. Trong khi ấy, sau thất trận DBP, đáng lẽ trao trả độc lập cho VN thì Mỹ xen vào yêu cầu các nước lớn như Anh, Mỹ, LX, Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiển VN, tổ chức hội nghị Genève quyết định vận mệnh VN. Người trong cuộc VN và Pháp, không được tự do quyết định vận mệnh của mình, mà lại do những nước chã ất giáp gì với cuộc chiến quyết định. Hay thiệt là hay. Thế là VN bị chia làm 2 miền giống như Triều Tiên. Hồ Chí Minh sau đó phãi mất 20 năm (1955-1975) mới thống nhất được đất nước, còn Triều Tiên thì tới giờ này vẫn ở trong tình trạng chia cắt, hằm hè với nhau. Nói tóm lại, nếu ta so sánh VN với Algerie, khởi đi giống nhau là đòi độc lập, nhưng số phận kết cục khác nhau, đó chẵng qua là vì ý chí của người cầm đầu của nước Pháp. Thời DBP 1955, thì TT Pháp Vincent Auriol, yếu xìu, bị TT Mỹ, Truman khống chế, do đó mới có hội nghị Gèneve, còn thời Algerie, thì TT De Gaulle là người đối đầu với Mỹ (Pháp rút khỏi Unesco, và NATO thời DeGaulle) nên tự De Gaulle quyết định lấy số phận của Algerie.

Chuyện nội chiến Syrie, tự nhiên bây giờ tuỳ theo Obama. Chưa biết ông ta suy nghĩ thế nào đây. Qua tháng 11 thì coi như ông ta bắt đầu về vườn trồng rau giúp bà Michelle.

Nói tóm lại, từ xưa đến nay, qua lịch sữ nhân loại hoặc quốc gia, vận mệnh đất nước tuỳ vào người đứng đầu, chứ không tuỳ theo triết lý duy vật hay duy tâm, hay TB hay CS. 
****************

14/3/2016:  Chiều

ERP CỦA OGT ĐANG ĐI VỀ ĐÂU...

OGT và anh Đàm Văn Chương, 2 chúng tôi đã viết xong module Order Entry & Sales (OE/S) của dự án ERP giúp quản lý doanh nghiệp. Đây là sách ứng dụng tin học cho quản lý. Bộ sách của chúng tôi gồm 8 tập, mỗi tập cho một công năng của doanh nghiệp, mà chúng tôi gọi là module. Module OE/S là module đầu tiên sẽ được phát hành dưới dạng ebook gồm 300 trang. Toàn bộ ERP sẽ gồm vào khoảng 2.000 trang. Ngôn ngữ lập trình mà chúng tôi sữ dụng là Microsoft Access 2013.

Mỗi tập sách chỉ gồm 4 chương: 

(1) chương 1 giãi thích công năng của module, mang tính kinh tế, đồng thời phân tích kỹ công năng này thành những lưu đồ hệ thống (system flowchart) cho biết thông tin nội bộ chạy thế nào. Cuối cùng trong chương 1 này, chúng tôi cho ra những cấu trúc của các tập tin (file) riêng của công năng, để từ đó hình thành một HTTT ERP thống nhất cho doanh nghiệp. Chương 1 này giúp anh kinh tế và anh tin học hiểu tường tận, lục phủ ngủ tạng các thông tin chạy trong module. Chương 1 này rất quan trọng để hiễu rõ đường đi nước bước để viết chương trình trong 3 chương đi sau.

(2) chương 2 lo xây dựng hạ tầng cơ sở, nghĩa là các tập tin của module hình thành HTTT quản trị của doanh nghiệp. Hạ tầng cở sở này giống như NN cho xây dựng đường sá, cầu cống, sân bay, bến cãng, kho tàng, để việc di chuyễn dễ dàng hơn v.v.. Chính dữ liệu trong các file phản ảnh giá trị của các thực thể (entity) trong mỗi module. Thí du: thực thể chính trong module OE/S là khách hàng (Customer). Như vậy module OE/S phải phản ành những thay đổi tình trạng của thực thể khách hàng thông qua hoá đơn trong Chương 3. Người ta phân biệt các tập tin thành (a) tập tin chính (master file) chứa dữ liệu chính, thường trực của một thực thế. Thí dụ trong OE/S ta có customer master file; (b) tập tin giao dịch ( transaction file) chứa dữ liệu giao dịch trong module. Thỉ dụ: dữ liệu của một đơn đặt hàng sẽ nằm trong transaction file. Nói tóm lại qua các transaction file người ta tạo ra những nhật ký (bán hàng, khai thuế VAT...), những số liệu thống kê, chuẫn bị cho chương 4. Ngoài ra, còn một số loại file ta phải hình thành... khá lĩnh kĩnh lãng cãng, chúng tôi tạm không kể ra. Cuối cùng, đối với master file, ta phải tạo ra những màn hình nhập liệu (data entry) thường được gọi là AddModDel dùng nhập liệu để thêm (ADD) một thực thể mới (thí dụ khách hàng mới), hoặc để thay đổi (modification) một dữ liệu nào đó, thí dụ thay đổi địa chỉ của một khách hàng, cuối cùng để xoá bỏ (delete) một mẫu tin lỗi thời, thí dụ xoá sổ một khách hàng phá sản. Khi các file được hình thành xong, bước cuối cùng là lập mối liên hệ (relation) giữa các file với nhau. Thí du: trong module OE/S ta có 4 file được liên kết với nhau: customer master, sales order, order details và Inventory. 

(3) chương 3: đây là một chương rất quan trọng, vì phần lớn nghiệp vụ chủ yếu của module xảy ra ở đây. Chúng tôi chỉ cho bạn cách viết một loạt chương trình hình thành nghiệp vụ của module. Thí dụ module OE/S gồm 3 công đoạn chính: (A) lập đơn đặt hàng; (B) tập kết các mặt hàng (Picking); (C): đóng gói giao hàng (Packing). Khi các chương trình thực hiện công việc của module, thì một số dữ liệu đi đi về về giữa các file của module, cũng như giữa các file của module khác. Chính các chương trình trong chương 3 này cập nhập dữ liệu tính toán cũng như thống kê đối với các file của module, cho phép chương 4 đi sau tạo ra những báo cáo Nhật ký, tổng hợp và thống kê. Trong các phần mềm bán sẵn như SAP, Oracle, hoặc Dynamics, thì chương trình đã viết sẵn, bạn tha hồ sữ dụng, nhưng bạn không biết họ viết thế nào. Cỏn trong module này, chúng tôi chỉ cách viết chương trình, và bạn biết bạn làm gì. Còn các phần mềm mua sẵn ở ngoài, khi có thay đổi gì đó, bạn phãi nhờ đến tư vấn, với cái hoá đơn dịch vụ khá mặn chát. Nói tóm lại, khi làm xong chương 3, thì mọi dữ liệu dành cho các báo cáo đã sẵn sàng cho chương 4.

(4) chương 4 chỉ cho bạn làm các báo cáo riêng của module. Dữ liệu đã xữ lý xongvà đã được ghi đầy đủ trong chuơng 3, nên chương 4 chì còn lấy ra mà in nhật ký, làm tổng hợp và thống kê.

Tập sách này sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 6/2016. 7 module khác ( gồm Billing Account Receivable, Purchaser Order & Account Payable, Inventory Controle, Payroll, Fixed assets, Accounting, và General) sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc từ đây đến giữa năm 2017, nếu sức khoẽ của OGT không có vấn đề. Khi bạn dùng tập sách này để tự mình hình thành một HTTT ERP,thì coi như bạn có bí quyết tự mình làm ra cái bánh theo gu của mình, với giá rất rẽ, nếu không nói là bèo. Tuy nhiên, ở đây không thể gọi của rẽ là của hôi. 

Thôi, hãy đợi đấy.
********************
16/3/2016:  Chiều

NỘI CHIẾN SYRIE: HOÀ BÌNH SẮP ĐẾN RỒI? 

Chắc các bạn đã biết : cách đây 2 ngày TT Putin đã ra lệnh rút quân Nga khỏi Syrie, xem như nhiệm vụ đã hoàn thành, trong khi TT Obama, 5 tháng trước đây cảnh báo Putin là khi can thiệp vào Syrie, ông ta sẽ sa lầy như LX đã sa lầy ở Afghanistan. Việc rút quân Nga đầy bất ngờ làm choáng váng Obama, và báo chí Mỹ có dịp chọc quê Obama là không cao tay bằng Putin. Có lần báo chí Mỹ so sánh Obama với Putin, Obama tức giận đã lên tiếng phân bua là đừng có xem ông ta là con vịt què (lame duck). Nhưng bây giờ trước quyết định rút quân bất ngờ của Putin, thì xem ra Obama đúng là con vịt què. 

Đọc báo mấy ngày qua, xem các học giả các viện đại học, các lãnh đạo chính trị các nước bình luận sự kiện, cứ đoán lên đoán xuống ý đồ đằng sau của việc rút quân của Putin, nhưng lại theo cái kiểu "suy bụng ta ra bụng người" làm OGT cười quá trời. Từ trước đến giờ, báo chí phương Tây luôn luôn nhào nặng đầu ỏc dân Âu Mỹ rằng Putin là một tay cựu sĩ quan KGB nham hiễm, tàn ác, độc tài, theo chũ nghĩa putinisme (OGT không biết cái chũ nghĩa này thực chất là gì, chĩ biết lấy ra từ chữ Putin), hay gọi trong các bài báo Putin là sa hoàng, nào là Putin mưu đồ phục hồi đế chế sa hoàng Đại đế Alexander 1er (nghe như thiệt), nào là tham nhũng, nào là cất dấu 40 tỹ đô tham nhũng đâu đó, ... Tóm lại là một kẽ xấu, cần phải triệt tiêu. Một thằng xấu xa, mà làm việc thiện, thì đáng nghi ngờ lắm, phải cảnh giác bà con ơi.

Thôi, nói chi thì nói, ngày hôm nay, phi công Nga về nước đươc chào đón như những anh hùng, khác với lính Mỹ thất trận ở VN về, năm 1972, bị xa lánh phải vào viện tâm thần hoặc trầm cãm. Nếu bây giờ thăm dò dư luận, thì dân Nga sẽ chấm phiếu Putin lên 90% mặc dầu kinh tế Nga đang còn trong khó khăn. 

OGT thữ làm bình luận viên nhà quê (và què) xem sao:

(1) chỉ trong 4,5 tháng oanh kích ở Syrie, Nga đã tung ra không biết bao nhiêu là vũ khí hiện đại hoạt động theo cơ chế điện tữ tin học làm thằng Mỹ khớp choáng váng, vì Mỹ cho rằng sau khi LX tan rã, bị Yeltsine làm phá sãn, và thất trận ở Afghanistan, Nga đâu cỏ tiền và tinh thần cải tiến hệ thống của LX. Thế mà Putin đã dùng chiến trường Syrie làm phòng triễn lãm thực địa cho thấy vũ khí tối tân của Nga. Thế là đơn đặt hàng vũ khí đến tới tấp. Hình như BQP Mỹ đang xin tăng 500-600 tỹ để cãi tiến vũ khí bắt kịp Nga, sau khi chứng kiến vụ trình bày mắt thấy tai nghe các vũ khí của Nga.

(2) trong cuộc chiến ở Syrie, theo OGT, điều mà người ta ít nói tới là chiến tranh điện toán vũ trụ, (giống như chiến tranh các vì sao của Hollywood, Mỹ) của Nga. Hình như năm ngoái Putin có khoe với các tuỳ viên quân sự nước ngoài: phòng tác chiến điện toán vũ trụ rất hoành tráng của Nga. Tất cá các hình ảnh từ các vệ tinh sẽ chuyển về từ vệ tinh,hiển thị lên màn hình. Từ những hình ảnh xem như là chiến trường sẽ được giới chuyên gia phân tích, đanh giá và quyết định. Các quyết định sẽ tự động gởi về cho đối tương là xe tăng, máy bay, tàu ngầm, những mục tiêu nào phải tiêu diệt. Nghĩa là, một cuộc chiến mà người ta tận dụng tin học và vũ trụ tối đa, điều mà quân đội Mỹ thử đi thữ lại ở Afghanistan nhiều lần mà không thấy nói kết quả, trong khi ở đây Nga đã thực hiện có hiệu quả mà ít khi nói đến. Nga vừa tuyên bố trong 4,5 tháng qua đã thực hiện 9.000 phi vụ chính xác 100%. Mỗi phi vụ đều có kèm theo hình ành trước khi thả bom và hình ảnh sau khi thả bom. Dùng đối chiếu về sau.

(3) từ điểm (1) và (2) ở trên, chắn chắn NATO, Mỹ và EU đã rút ra kết luận là: bao vây áp sát Nga, bằng cách sữ dụng Ukraina, hoặc các nước Đông Âu cũ của LX trước các vũ khí tối tân và cơ chế điều hành chiến tranh điện toán vũ trụ của Nga, thì bây giờ là vô nghĩa. Cứ xem tên lữa hành trình của Nga phóng đi từ biển Caspienne nã xuống chính xác lên Syrie, thì đủ biết Nga có thể phóng từ biển Baltic xuống châu Âu dễ dàng, thì dùng Ukraina làm bệ phóng chống Nga là vô nghĩa. Hình như NATO, Mỹ, và EU đã thấy rõ điều này, nên con bài Ukraina trở nên vô dụng, do đó từ 5 tháng nay, EU chả nói năng gì với Ukraina, và EU đang xem xét lại việc theo đuôi Mỹ cấm vận chống Nga là vô tác dụng hay không nói là vô duyên. 

(4) tháng 7/2015, làn sóng 1,5 triệu người di cư từ Syrie tràn xuống châu Âu, gây nên một cuộc khũng hoãng. Đúng lúc châu Âu suy thoái kinh tế. Đi theo làn sóng này là những tên khũng bố IS. Trong năm 2015, nước Pháp hứng chịu 2 vụ khũng bố khủng khiếp: 150 người chết, 350 người bị thương. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong một cơn phóng khoán, bà ta chấp nhận 1 triệu người nhập cư trên số 1,5 triệu, gây ra khó khăn hội nhập. Thế là làn sỏng bài hồi giáo nổi lên khắp châu Âu. Đãng cực hữu FN của Marine Le Pen nỗi lên trong phong trào bải ngoại có nguy cơ gây thất bại cho đãng Xã Hội CN của TT Hollande trong tranh cữ TT năm 2017. Châu Âu trước đây theo đuôi Mỹ quậy các nước trung đông gây ra cuộc di cư khũng khiếp, bây giờ thấy Putin, từ tháng 10/2015, sau 4,5 tháng tham gia vào cuộc nội chiến Syrie, đã đi đến một cuộc ngừng bắn, hy vọng một hoà bình trở lại ở Syrie, và làn sóng di cư quái ác chấm dứt. EU đang nghĩ đến viêc bỏ cấm vận đối với Nga vào cuối năm nay, nếu hoà bình trở lại Syrie. Và Ukraina đang ngũm củ tỏi, đi vào quên lãng. 

4 điểm bình luận chắc là đủ rồi, phải không các bạn. Xem có trùng với những bài bình luận khác không? 

***************

16/3/2016: Chiều tối

MẸ DẠY:

Hồi xưa mẹ dạy:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau

Thời nay, mẹ bận lo cơm áo gạo tiền, không có thời giờ dạy dỗ con cái. Nên con cái vào xem phim đấm đá tứ tung. Đá đấu anh chị hết trong nhà thì lại ra ngoài đường đấu đá với người ta. Một ngày nọ, đấu đá thế nào rơi xuống một cái Hồ chứa đầy lòng trắng và tròng đỏ trứng gà. Quen đấu đá, nên khi rơi vào thùng lòng trứng cũng quậy lung tung để thoát hiểm,nhưng thoát không đươc, quậy một hồi mệt lữ nằm chết thì thùng trứng biến thành một nồi xốt may yon ne (sauce mayonnaise). 

.************
18/3/2016:

CHUYỆN LÙM XÙM GIỮA OGT VÀ CÁC GIÃNG VIÊN TIN HỌC TRONG DỰ ÁN ERP

***  Cậu N C Vũ gởi cho OGT một thư như sau:

Thưa bác,

Cháu không ngờ bác viết về chúng cháu trong phần Giới thiệu của sách Phương pháp lập trình Warnier như sau:


"Tập sách được bắt đầu soạn thảo vào năm 1990, dùng làm giáo trình đào tạo thảo chương viên vi tính tại Văn phòng Dịch vụ Điện toán SAMIS của tác giả Dương Quang Thiện. Mục đích là giới thiệu một phương pháp thảo chương mới, tạm gọi là phương pháp Warnier, đem ứng dụng vào ngôn ngữ dBase/FoxBase, khá thịnh hành trong giới thảo chương trên máy vi tính ứng dụng vào quản lý kinh tế.
Cuối năm 2013, tác giả có mời 3 giảng viên đại học tin học giúp tác giả xây dựng dự án ERP (Enterprise Resources Planning) mà tác giả đã phân tích kỹ tới database. ERP này gồm 8 modules: Order-Processing/Sales (OP/S), Inventory Control (IC), Accounts Receivable (AR), Accounts Payable (AP), Purchase Order (PO), Payroll (PR), Fixed Assets (FA), Accounting (AC), và Cash & Bank (CB).
Tuy nhiên, sau 7 tháng làm việc các giảng viên này cũng không cho ra nỗi hệ thống Sales chạy theo Access 2013, đồng thời cũng không cho ra một tập sách giải thích thiết kế từng chương trình của module để có thể phát hành dưới dạng ebook cho người sử dụng tự thiết kế module theo chỉ dẫn của tập sách. Trong khoảng thời gian 7 tháng này, tác giả đã kiểm tra hoạt động của các giảng viên và đã 2 lần yêu cầu xóa bỏ làm lại. Cuối cùng, sau 7 tháng làm việc, kết quả không đạt yêu cầu, nên tác giả đành quyết định chấm dứt hợp tác với các giảng viên.
Sau đó, tác giả tự hỏi tại sao 3 giảng viên trong 7 tháng trời không lập trình nỗi một module mà tác giả đã bỏ công phân tích và thiết kế đến chi tiết. 3 người trong 7 tháng bán thời gian, có nghĩa là 21 tháng bán thời gian, hoặc 10,5 tháng toàn thời gian, nghĩa là 10,5 tháng/1 lập trình viên. Con số kinh khủng, vì hồi trước với ngôn ngữ FoxPro, module Sales, tác giả và nhóm cộng sự của mình chỉ mất 1 tháng lập trình là tối đa cho Công ty Rượu Bia SABECO. Còn ở đây thời gian lập trình lên đến hơn 10 tháng mà không kết quả. Đúng là vô lý.
Sau một thời gian suy ngẫm, tác giả đi đến một kết quả kinh khủng: 3 giảng viên này mặc dầu có nhều kinh nghiệm đi dạy lập trình trên 7 năm, nhưng lại KHÔNG BIẾT VIẾT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ. Sau đó, tác giả mới sực nhớ là khi mở công ty SAMIS dạy lập trình FoxPro, tác giả đã soạn ra tập sách dạy phương pháp Warnier theo FoxPro. Chính tập sách này, bị bỏ quên từ năm 1990, dạy cho lập trình viên viết các chương trình quản lý.
Trong lần tái bản này, nguyên gốc chỉ 200 trang, tác giả trình bày thêm việc chuyển theo các ngôn ngữ C#, Visual Basic, Access 2013, và Java, ngoài FoxPro. Như vậy phương pháp Warnier có thể áp dụng cho 5 ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra, tác giả cho bổ sung một số kiến thức lập trình quản lý, mà tác giả tin là ở đại học người ta không dạy. Cuối cùng sau lần bổ sung này, tập sách dày lên 500 trang."

Hành động trên của bác đã buộc cháu phải phá vỡ sự im lặng của cháu trong hai năm qua. Ngày 16/03/2016, cháu đã viết trên facebook của cháu như sau:

"Sự việc này làm tôi nhớ lại sự hợp tác của chúng tôi cách đây khoảng 2 năm với một người lớn tuổi được xem là đầu đàn của ngành CNTT tại miền Nam. Ông xuất bản rất nhiều sách nhưng tất cả các sách của ông mà tôi đang có đều không trích nguồn tài liệu ông đã dùng để dịch. Sự hợp tác "miệng" của chúng tôi về một dự án ERP là 2 năm nhưng sau 7 tháng thì ông đơn phương "nửa đường gãy gánh" và cho đến giờ chúng tôi vẫn bị nhắc đến là "ba giảng viên" (một tiến sĩ, một thạc sĩ, và một cử nhân) bất tài! Tôi viết ra đây không nhằm chỉ trích bất kỳ ai, chỉ muốn nhắc nhở bản thân và friends của tôi về bài học làm người trung thực."

Đoạn trên được viết kèm theo trích dẫn đến bài của cô Vũ Thị Phương Anh viết về "đạo dịch" của ông Nguyễn Văn Tuấn.


Cháu thưa với bác thế này: Cháu chưa có cơ hội tranh luận với bác trước công luận về chuyện bác đã viết về chúng cháu, nhưng chuyện "đạo dịch" của bác thì rõ ràng và trầm trọng hơn ông Nguyễn Văn Tuấn rất nhiều. Kể từ ngày 19/03/2016, cháu sẽ tập hợp lên blog những bằng chứng "đạo dịch" của bác. Nếu bác không viết tiếp về chúng cháu thì cháu sẽ không công khai trang blog đó.

Chúc bác mạnh khỏe và nhiều may mắn."

*** OGT liền trả lời như sau:

Cậu Vũ,

Ông có đọc cái thư của Vũ, tiếp theo sau thư của ông gởi cho ba cậu, giới thiệu cuốn sách Warnier.

Từ "đạo dịch" mà Vũ muốn gán cho ông, và doạ sẽ công bố cho bàn dân thiên hạ biết, thì trong Google không có. Trong Google, "đạo dịch" dùng để chĩ chất dịch từ âm đạo đàn bà tiết ra. Không đúng theo nghĩa Vũ muốn gán cho ông. Nên ông khuyên đi tìm từ khác đi. Trong tạm thời, ta cứ dùng cái từ ấy đi.

Theo ông biết thì: trong tiếng Việt có từ "đạo chích" để chĩ những tên ăn trộm, ăn cắp, cầm nhầm đồ thiên hạ làm của mình. Trong giới sản xuất ra của cải vật chất, máy móc thiết bị, để tránh người khác ăn cắp, nhà sáng chế bí quyết gì gì đó ở Âu Mỹ đều đem ra đăng ký sỡ hữu trí tuệ. Ai muốn sữ dụng bí quyết thì phải trả bản quyền, nhượng quyền (franchise). Tuy nhiên, cũng không cấm Nga qua gián điệp mạng, nghe lén ăn cắp sáng chế công nghiệp của Mỹ, hoặc ngược lại. TQ có đến 1 triệu binh sĩ ngồi trên máy tính chuyên ăn cắp công nghiệp cúa Mỹ, Anh, Nga, vân vân.. Microsoft đã có lần tố cáo là dân tin học VN ăn cắp phần mềm lên đến 90%. Samsung và Apple lôi nhau ra toà không biết bao nhiêu là vỉ những mẫu phần mềm (snippet) đã đươc đăng ký bản quyền, mà họ cố tình cầm nhầm.

Trong giới nghiên cứu khoa học, R&D thì chính trong các đề án nghiên cứu tiến sĩ, người ta đặt nặng ở tính cách đột phá của nghiên cứu. Người ta thường so sánh những tiến bộ khoa học như những dây thang nấc đi lên mãi mãi vô tận trên không trung. Mỗi đột phá trong kiến thức khoa học như là một nấc thang được thêm vào, do đó kết quả cuối cùng cúa một khám phá là một nấc thang, đi qua một số nấc thang ở dưới, cho nên các đốt thang ở dưới nếu dùng đến nó phãi được tham chiếu trong bản luận án. Nếu không qui chiếu thì đươc gọi là "đạo văn". Chính những mãnh bằng "tiến sĩ" giúp người ta leo thang trong chính quyền, trong ngôi thứ lãnh đạo, nên nếu phát hiện "đạo văn" thì chức tước được phong trước đó sẽ bị rút lui. Ở Đức và ở các nước Đông Âu người ta cũng đã nghe nói ông thủ tướng nọ bị mất chức vì cái bằng TS cách đây vài chục năm thuộc loại đạo văn. Còn vụ ông NV Tuấn, lần đầu tiên ông nghe nói, thì để thiên hạ xét, chã dính dáng chi đến ông.

Trong giới nghệ thuật, văn chương, thi hoạ, thiết kế thời trang thường là một tác phẩm duy nhất. Nếu có ăn cắp, đạo văn thì cũng phãi bị lên án công khai, và rút lui danh hiệu gì đó. Đó là lẽ đương nhiên.

Bây giờ, qua việc dịch sách hoặc biên soạn sách tin học, mà cậu Vũ gọi là "đạo dịch". Ở cái xứ khỉ ho cò gáy này, ai ai cũng biết sách, nhất là sách vi tính, toàn là sách dịch trong mục đích dạy sữ dụng phần cứng cũng như phần mềm máy vi tính, chứ có phải là sách nghiên cứu đâu. Vào những năm 1980, ông Trần Hà Nam cùng với ông Lê Bá Quang, Nguyễn Ngọc Trân mở ra trường đại học tự nhiên, thì cũng đi mua một vài quyển sách computer ở Mỹ, xé ra làm 4, làm 5, chia cho mỗi người dịch một mảng, cho nhanh để dạy, trong ấy có anh Nguyễn Lục. Người ta dịch đế có nội dung mà giãng dạy cho sinh viên thời ấy, chứ chã bao giờ nghĩ là mình là những tên "đạo dịch" kinh khủng trong mắt cậu Vũ. Sau đó, ông Lục và ông thành lập nhóm SAMIS để đào tạo lập trinh viên cho khối xí nghiệp, như Sabeco, Thuốc Lá, Công ty Hoá chất Miền Nam, Đại học Y dược, ..  v.v.. sữ dụng ngôn ngữ dBase/FoxPro. Thế là ông mua về một số sách về FoxPro, về soạn thảo văn bản, về Warnier để "đạo dịch" dạy cho đám lập trình viên SAMIS biết sữ dụng những máy vi tính mà công ty T & H, hoặc Scitec của ông Trần Hà Nam nhập về. Nói tóm lại, sách ở Mỹ mà ông và nhóm SAMIS của ông (các anh Võ v Thành, Đàm v Chương, Hoàng n Giao, Hoàng q Ơn, Nguyễn M Quang) dùng đế dịch chỉ là tìm ra cách sử dụng máy vi tính vế mặt phần mềm, mà người ta gọi là user manual, chứ không phải là những đề tài nghiên cứu tiến sĩ đế mà phãi qui chiếu. Và cũng khòng nên nói ở đây là trung thực hay không trung thực. Vì vào thời ấy, dân VN đâu biết tiếng Anh nhiều, nên có người dịch cho họ đọc được để làm được việc là họ mừng húm rồi, nghĩ chi đến chuyện đạo dịch hay không đạo địch.

Cậu Vũ có thể gọi điện thoại cho Bà Bùi Trần Phượng, hiệu trưỡng trường ĐH Hoa Sen, hỏi bà ta sao biết 4 quyển sách của serie Phân Tích & Thiểt kế về ERP (mà cậu Vũ định đưa lên blog tố là đạo dịch) của ông thuộc loại đạo dịch, mà lại còn xin phép ông sữ dụng chúng trong môn ERP của trường. Cô Dương Thiên Tâm, người đến kiểm nghiệm module OE/S của Hoàng, là KS tin học của DH Hoa Sen đã đọc qua 4 tập sách đạo dịch kể trên.

Cậu Vũ có thế gọi cho ông Đoàn Ai Nghiệp, PGD ICTI TT CNTT và Truyền Thông hói tại sao, ngày 25/12/2016, nghĩa mới đây 3 tháng, thành phố thiếu người hay sao mà lôi ông Thiện ra tặng giải thưởng tin học, nhóm cá nhân xuất sắc trong khi ông ta là một tên đạo dịch kinh khủng. Ông Nghiệp sẽ bảo cho cậu Vũ biết là do hai ông Nguyễn Trọng và Lê Trường Tùng (hiện là CT HĐ QT FPT) đề cữ. Mà cậu Vũ biết tình cãm giữa tôi và 2 ông này thế nào rồi.

Cuối cùng, cũng báo cho các cậu biết là: chuyện tôi viết trên phần giới thiệu tập sách Warnier là để giãi thích vì sao tôi tái bản tập sách này. Sau tập sách Warnier này, trong các tập sách ERP kế tiếp sẽ không dính dáng gì với các cậu, nên sẽ không đề cập đến các cậu. Còn các cậu muốn công bố trên blog tôi là tên đạo dịch kinh khủng, thì cứ tiếp tục không sao cả. Tôi có kể cho vài người nghe câu chuyện này. Họ bảo: hay ta, chuyện mấy chục năm sao bây giờ mới phanh phui. Chờ xem diễn tiến ra sao.

Thôi, chào các cậu nhiều sức khoẽ và may mắn.

**** Sau đó cậu Vũ phúc đáp như sau:

Thưa bác và các đồng nghiệp,

Bác đã nói bác không đề cập đến chúng cháu nữa nên cháu sẽ không tiếp tục dùng blog để bảo vệ chúng cháu.

Một khi bác ngưng công kích chúng cháu thì cháu xin nhận hết phần lỗi về mình. Cháu sẽ cố gắng tiếp tục sống tốt và làm được điều gì đó có ích cho đời.

Mong một ngày nào đó bác gọi cháu và hai đồng nghiệp của cháu đến chơi để vui cùng sản phẩm ERP của bác!

Nguyễn Công Vũ

*** câu chuyện kết thúc ở đây. Cậu Đàm Văn Chương, người hiện giúp OGT trong dự án ERP có thư gởi cho mấy cậu giãng viên như sau:

Tôi là Chương, người mà các bạn vừa mới lôi vào trong các tranh luận với chú Thiện.
Thực ra, các thông tin tranh luận của các bạn, chú Thiện đều gửi cho tôi và các anh chị trong SAMIS.

Chúng tôi xác định các tranh luận vừa qua là vô bổ, chẳng có lợi cho ai cả.
Ở vị trí của các bạn, chắc tôi cũng phản hồi với chú Thiện như các bạn đã làm, nhưng chỉ một lần và theo một thái độ khác.

Tôi biết các bạn muốn xem kết quả tôi làm như thế nào với dự án của chú Thiện để có dịp mà nói cho đã. Còn tôi thì không quan tâm đến thành công hay thất bại của tôi và chú Thiện đối với dự án này, vì đây chỉ là tâm huyết của chú Thiện đối với cộng đồng, không xuất phát từ yêu cầu của một ai cả trong cái thế giới này. Cái gì chú ấy muốn làm thì chú ấy làm mà không lệ thuộc ai cả. Thành công hay thất bại là chuyện bình thường.

Tôi rất trân trọng sự đóng góp của các bạn đối với dự án này. Còn nói rằng vừa qua các bạn có thành công hay thất bại với dự án đều là việc không nên làm. Chúng ta chỉ cần trân trọng những gì mình đã làm và cố gắng làm nhiều hơn những gì mình đã làm, thế thôi các bạn!

Tôi cũng chưa bao giờ có ý nghĩ xem qua những gì các bạn đã làm để có ý kiến, bởi lẽ: trong thế giới bao la của CNTT thì chẳng có ai hơn ai cả, mỗi người, mỗi công ty có một quan điểm riêng về thiết kế phần mềm, và chắc chắn ai đã đầu tư hết tâm sức vào một điều gì đó thì họ đều có quyền tự hào về nó, do vậy các bạn nên tự hào về những gì các bạn đã hợp tác với chú Thiện, hãy xem đó là những kỷ niệm đẹp (như các bạn đã viết)!

Các bạn đừng nghĩ chúng tôi hàm ơn chú Thiện nên có thể làm miễn phí cho chú, nói như vậy các bạn đã xúc phạm tôi và tất cả các anh chị đáng kính trong SAMIS. Chúng tôi thông cảm và bỏ qua suy nghĩ này của các bạn.

Tôi rất mong các bạn hãy kết thúc vấn đề này, để dành thời gian và công sức vào những công việc cần thiết và có ích khác.
Rất cảm ơn các bạn.

Trân trọng,

Đàm Văn Chương

**** Và anh Chương viết cho OGT:

 Chuyện mấy giảng viên bỏ qua đi chú, mình cứ làm những gì mình muốn, chẳng đụng đến ai là được, sách có bán được thì chú cũng gửi báo Tuổi Trẻ làm từ thiện, không bán được thì thôi, chú đâu có kiếm lợi nhuận từ việc đó, sách ai đọc thấy lợi thì làm theo, mình cũng chẳng cần ai khen ngợi. 

Mấy giảng viên cũng là dân trí thức nhưng hành xử thiếu nhân văn, đó là kết quả tất yếu của nền giáo dục hiện nay, chú cũng đừng bận tâm chi cho mệt, từ nay về sau theo cháu thì chú nên bỏ mấy giảng viên này ra khỏi bộ nhớ, kể cả khi họ có hỏi thăm hay viết lách gì về chú trên mạng, mệt và không cần thiết. 

Thể theo lời khuyên của các bạn BFB, ông đành ngưng chuyện tranh luận vô bổ như cậu Chương bảo,


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

NỘI CHIẾN SYRIE: HÒA BÌNH ĐANG TRỞ VỀ?

16/3/2016:  Chiều

NỘI CHIẾN SYRIE: HOÀ BÌNH SẮP ĐẾN RỒI? 

Chắc các bạn đã biết : cách đây 2 ngày TT Putin đã ra lệnh rút quân Nga khỏi Syrie, xem như nhiệm vụ đã hoàn thành, trong khi TT Obama, 5 tháng trước đây cảnh báo Putin là khi can thiệp vào Syrie, ông ta sẽ sa lầy như LX đã sa lầy ở Afghanistan. Việc rút quân Nga đầy bất ngờ làm choáng váng Obama, và báo chí Mỹ có dịp chọc quê Obama là không cao tay bằng Putin. Có lần báo chí Mỹ so sánh Obama với Putin, Obama tức giận đã lên tiếng phân bua là đừng có xem ông ta là con vịt què (lame duck). Nhưng bây giờ trước quyết định rút quân bất ngờ của Putin, thì xem ra Obama đúng là con vịt què. 

Đọc báo mấy ngày qua, xem các học giả các viện đại học, các lãnh đạo chính trị các nước bình luận sự kiện, cứ đoán lên đoán xuống ý đồ đằng sau của việc rút quân của Putin, nhưng lại theo cái kiểu "suy bụng ta ra bụng người" làm OGT cười quá trời. Từ trước đến giờ, báo chí phương Tây luôn luôn nhào nặng đầu ỏc dân Âu Mỹ rằng Putin là một tay cựu sĩ quan KGB nham hiễm, tàn ác, độc tài, theo chũ nghĩa putinisme (OGT không biết cái chũ nghĩa này thực chất là gì, chĩ biết lấy ra từ chữ Putin), hay gọi trong các bài báo Putin là sa hoàng, nào là Putin mưu đồ phục hồi đế chế sa hoàng Đại đế Alexander 1er (nghe như thiệt), nào là tham nhũng, nào là cất dấu 40 tỹ đô tham nhũng đâu đó, ... Tóm lại là một kẽ xấu, cần phải triệt tiêu. Một thằng xấu xa, mà làm việc thiện, thì đáng nghi ngờ lắm, phải cảnh giác bà con ơi.

Thôi, nói chi thì nói, ngày hôm nay, phi công Nga về nước đươc chào đón như những anh hùng, khác với lính Mỹ thất trận ở VN về, năm 1972, bị xa lánh phải vào viện tâm thần hoặc trầm cãm. Nếu bây giờ thăm dò dư luận, thì dân Nga sẽ chấm phiếu Putin lên 90% mặc dầu kinh tế Nga đang còn trong khó khăn. 

OGT thữ làm bình luận viên nhà quê (và què) xem sao:

(1) chỉ trong 4,5 tháng oanh kích ở Syrie, Nga đã tung ra không biết bao nhiêu là vũ khí hiện đại hoạt động theo cơ chế điện tữ tin học làm thằng Mỹ khớp choáng váng, vì Mỹ cho rằng sau khi LX tan rã, bị Yeltsine làm phá sãn, và thất trận ở Afghanistan, Nga đâu cỏ tiền và tinh thần cải tiến hệ thống của LX. Thế mà Putin đã dùng chiến trường Syrie làm phòng triễn lãm thực địa cho thấy vũ khí tối tân của Nga. Thế là đơn đặt hàng vũ khí đến tới tấp. Hình như BQP Mỹ đang xin tăng 500-600 tỹ để cãi tiến vũ khí bắt kịp Nga, sau khi chứng kiến vụ trình bày mắt thấy tai nghe các vũ khí của Nga.

(2) trong cuộc chiến ở Syrie, theo OGT, điều mà người ta ít nói tới là chiến tranh điện toán vũ trụ, (giống như chiến tranh các vì sao của Hollywood, Mỹ) của Nga. Hình như năm ngoái Putin có khoe với các tuỳ viên quân sự nước ngoài: phòng tác chiến điện toán vũ trụ rất hoành tráng của Nga. Tất cá các hình ảnh từ các vệ tinh sẽ chuyển về từ vệ tinh,hiển thị lên màn hình. Từ những hình ảnh xem như là chiến trường sẽ được giới chuyên gia phân tích, đanh giá và quyết định. Các quyết định sẽ tự động gởi về cho đối tương là xe tăng, máy bay, tàu ngầm, những mục tiêu nào phải tiêu diệt. Nghĩa là, một cuộc chiến mà người ta tận dụng tin học và vũ trụ tối đa, điều mà quân đội Mỹ thử đi thữ lại ở Afghanistan nhiều lần mà không thấy nói kết quả, trong khi ở đây Nga đã thực hiện có hiệu quả mà ít khi nói đến. Nga vừa tuyên bố trong 4,5 tháng qua đã thực hiện 9.000 phi vụ chính xác 100%. Mỗi phi vụ đều có kèm theo hình ành trước khi thả bom và hình ảnh sau khi thả bom. Dùng đối chiếu về sau.

(3) từ điểm (1) và (2) ở trên, chắn chắn NATO, Mỹ và EU đã rút ra kết luận là: bao vây áp sát Nga, bằng cách sữ dụng Ukraina, hoặc các nước Đông Âu cũ của LX trước các vũ khí tối tân và cơ chế điều hành chiến tranh điện toán vũ trụ của Nga, thì bây giờ là vô nghĩa. Cứ xem tên lữa hành trình của Nga phóng đi từ biển Caspienne nã xuống chính xác lên Syrie, thì đủ biết Nga có thể phóng từ biển Baltic xuống châu Âu dễ dàng, thì dùng Ukraina làm bệ phóng chống Nga là vô nghĩa. Hình như NATO, Mỹ, và EU đã thấy rõ điều này, nên con bài Ukraina trở nên vô dụng, do đó từ 5 tháng nay, EU chả nói năng gì với Ukraina, và EU đang xem xét lại việc theo đuôi Mỹ cấm vận chống Nga là vô tác dụng hay không nói là vô duyên. 

(4) tháng 7/2015, làn sóng 1,5 triệu người di cư từ Syrie tràn xuống châu Âu, gây nên một cuộc khũng hoãng. Đúng lúc châu Âu suy thoái kinh tế. Đi theo làn sóng này là những tên khũng bố IS. Trong năm 2015, nước Pháp hứng chịu 2 vụ khũng bố khủng khiếp: 150 người chết, 350 người bị thương. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong một cơn phóng khoán, bà ta chấp nhận 1 triệu người nhập cư trên số 1,5 triệu, gây ra khó khăn hội nhập. Thế là làn sỏng bài hồi giáo nổi lên khắp châu Âu. Đãng cực hữu FN của Marine Le Pen nỗi lên trong phong trào bải ngoại có nguy cơ gây thất bại cho đãng Xã Hội CN của TT Hollande trong tranh cữ TT năm 2017. Châu Âu trước đây theo đuôi Mỹ quậy các nước trung đông gây ra cuộc di cư khũng khiếp, bây giờ thấy Putin, từ tháng 10/2015, sau 4,5 tháng tham gia vào cuộc nội chiến Syrie, đã đi đến một cuộc ngừng bắn, hy vọng một hoà bình trở lại ở Syrie, và làn sóng di cư quái ác chấm dứt. EU đang nghĩ đến viêc bỏ cấm vận đối với Nga vào cuối năm nay, nếu hoà bình trở lại Syrie. Và Ukraina đang ngũm củ tỏi, đi vào quên lãng. 

4 điểm bình luận chắc là đủ rồi, phải không các bạn. Xem có trùng với những bài bình luận khác không? 

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

ERP của OGT đang đi về đâu


14/3/2016:  Chiều

ERP CỦA OGT ĐANG ĐI VỀ ĐÂU...

OGT và anh Đàm Văn Chương, 2 chúng tôi đã viết xong module Order Entry & Sales (OE/S) của dự án ERP giúp quản lý doanh nghiệp. Đây là sách ứng dụng tin học cho quản lý. Bộ sách của chúng tôi gồm 8 tập, mỗi tập cho một công năng của doanh nghiệp, mà chúng tôi gọi là module. Module OE/S là module đầu tiên sẽ được phát hành dưới dạng ebook gồm 300 trang. Toàn bộ ERP sẽ gồm vào khoảng 2.000 trang. Ngôn ngữ lập trình mà chúng tôi sữ dụng là Microsoft Access 2013.

Mỗi tập sách chỉ gồm 4 chương: 

(1) chương 1 giãi thích công năng của module, mang tính kinh tế, đồng thời phân tích kỹ công năng này thành những lưu đồ hệ thống (system flowchart) cho biết thông tin nội bộ chạy thế nào. Cuối cùng trong chương 1 này, chúng tôi cho ra những cấu trúc của các tập tin (file) riêng của công năng, để từ đó hình thành một HTTT ERP thống nhất cho doanh nghiệp. Chương 1 này giúp anh kinh tế và anh tin học hiểu tường tận, lục phủ ngủ tạng các thông tin chạy trong module. Chương 1 này rất quan trọng để hiễu rõ đường đi nước bước để viết chương trình trong 3 chương đi sau.

(2) chương 2 lo xây dựng hạ tầng cơ sở, nghĩa là các tập tin của module hình thành HTTT quản trị của doanh nghiệp. Hạ tầng cở sở này giống như NN cho xây dựng đường sá, cầu cống, sân bay, bến cãng, kho tàng, để việc di chuyễn dễ dàng hơn v.v.. Chính dữ liệu trong các file phản ảnh giá trị của các thực thể (entity) trong mỗi module. Thí du: thực thể chính trong module OE/S là khách hàng (Customer). Như vậy module OE/S phải phản ành những thay đổi tình trạng của thực thể khách hàng thông qua hoá đơn trong Chương 3. Người ta phân biệt các tập tin thành (a) tập tin chính (master file) chứa dữ liệu chính, thường trực của một thực thế. Thí dụ trong OE/S ta có customer master file; (b) tập tin giao dịch ( transaction file) chứa dữ liệu giao dịch trong module. Thỉ dụ: dữ liệu của một đơn đặt hàng sẽ nằm trong transaction file. Nói tóm lại qua các transaction file người ta tạo ra những nhật ký (bán hàng, khai thuế VAT...), những số liệu thống kê, chuẫn bị cho chương 4. Ngoài ra, còn một số loại file ta phải hình thành... khá lĩnh kĩnh lãng cãng, chúng tôi tạm không kể ra. Cuối cùng, đối với master file, ta phải tạo ra những màn hình nhập liệu (data entry) thường được gọi là AddModDel dùng nhập liệu để thêm (ADD) một thực thể mới (thí dụ khách hàng mới), hoặc để thay đổi (modification) một dữ liệu nào đó, thí dụ thay đổi địa chỉ của một khách hàng, cuối cùng để xoá bỏ (delete) một mẫu tin lỗi thời, thí dụ xoá sổ một khách hàng phá sản. Khi các file được hình thành xong, bước cuối cùng là lập mối liên hệ (relation) giữa các file với nhau. Thí du: trong module OE/S ta có 4 file được liên kết với nhau: customer master, sales order, order details và Inventory. 

(3) chương 3: đây là một chương rất quan trọng, vì phần lớn nghiệp vụ chủ yếu của module xảy ra ở đây. Chúng tôi chỉ cho bạn cách viết một loạt chương trình hình thành nghiệp vụ của module. Thí dụ module OE/S gồm 3 công đoạn chính: (A) lập đơn đặt hàng; (B) tập kết các mặt hàng (Picking); (C): đóng gói giao hàng (Packing). Khi các chương trình thực hiện công việc của module, thì một số dữ liệu đi đi về về giữa các file của module, cũng như giữa các file của module khác. Chính các chương trình trong chương 3 này cập nhập dữ liệu tính toán cũng như thống kê đối với các file của module, cho phép chương 4 đi sau tạo ra những báo cáo Nhật ký, tổng hợp và thống kê. Trong các phần mềm bán sẵn như SAP, Oracle, hoặc Dynamics, thì chương trình đã viết sẵn, bạn tha hồ sữ dụng, nhưng bạn không biết họ viết thế nào. Cỏn trong module này, chúng tôi chỉ cách viết chương trình, và bạn biết bạn làm gì. Còn các phần mềm mua sẵn ở ngoài, khi có thay đổi gì đó, bạn phãi nhờ đến tư vấn, với cái hoá đơn dịch vụ khá mặn chát. Nói tóm lại, khi làm xong chương 3, thì mọi dữ liệu dành cho các báo cáo đã sẵn sàng cho chương 4.

(4) chương 4 chỉ cho bạn làm các báo cáo riêng của module. Dữ liệu đã xữ lý xongvà đã được ghi đầy đủ trong chuơng 3, nên chương 4 chì còn lấy ra mà in nhật ký, làm tổng hợp và thống kê.

Tập sách này sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 6/2016.

Thôi, hãy đợi đấy.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

NỘI CHIẾN SYRIE ĐANG ĐI VỀ ĐÂU

10/3/2016: Trưa

NỘI CHIẾN SYRIE: ĐANG ĐI VỀ ĐÂU...

Từ 27/2 đến nay là đã 2 tuần lễ đình chiến tại Aleppo, Syrie tiếp tục không có vi phạm.

Nghĩ cũng tức cười. Aleppo là thành trì cuối cùng mà quân đội Syrie phãi chiếm lại, sau 2 năm rơi vào tay quân nỗi dậy FSA mà Mỹ hỗ trợ. Khi Aleppo sắp sữa rơi, thì Obama phãi gọi dây nóng cho Putin yêu cầu ngưng chiến, và lấy lý do là phãi để cho LHQ cứu trợ lương thực cho dân chúng bị bao vây. Theo nguyên tắc, trong một cuộc chiến bất phân thắng bại (như trong chiến tranh Triều Tiên) thì người ta mới kêu gọi đình chiến. Còn ở Aleppo, thì chỉ trong vài ngày là thất thủ. Nên Obama lại hạ mình gọi Putin cho ngưng chiến. Mà không hiểu sao, Putin lại ừ liền. Bây giờ, sau 2 tuần ngưng chiến, không nghe nói bên nào vi phạm hiệp định. Thì thình lình, ngoại trưởng Mỹ, John Kerry cho biết Mỹ sẽ thi hành kế hoạch B. Nói úp úp mỡ mỡ, chả hiểu kế hoạch B là gì ? Có người đoán là kế hoạch chia cắt Syrie làm 4. Hay ta! Một nước đang độc lập, xúi dân nỗi dậy, rồi bây giờ đòi chia làm 4. Chã hiểu nỗi me xừ cao bồi Mỹ.

Làm OGT nhớ lại chiến tranh VN. Sau 9 năm đánh nhau với oắc con Việt Minh bất phân thắng bại, quân đội Pháp tập trung mọi nỗ lực ở Điện Biên Phủ đế đánh knock out tướng Giáp. Đâu ngờ bị thất trận DBP. Theo nguyên tắc là Pháp phải trao trã độc lập cho Việt Nam, toàn vẹn lãnh thổ, vì Hồ Chí Minh năm 1945 đòi Pháp trao trã độc lập. Nếu ta nhìn lại lịch sữ, thì 8 năm sau 1954, De Gaulle, TT Pháp thấy là cuộc chiến giữa Pháp và tổ chức giãi phóng Algerie, FLN không đi đến đâu, có khả năng là một DBP thứ 2, nên năm 1962, De Gaulle (rất ghét Mỹ) buộc lòng tuyên bố cho Algerie độc lập. Trong khi ấy, sau thất trận DBP, đáng lẽ trao trả độc lập cho VN thì Mỹ xen vào yêu cầu các nước lớn như Anh, Mỹ, LX, Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiển VN, tổ chức hội nghị Genève quyết định vận mệnh VN. Người trong cuộc VN và Pháp, không được tự do quyết định vận mệnh của mình, mà lại do những nước chã ất giáp gì với cuộc chiến quyết định. Hay thiệt là hay. Thế là VN bị chia làm 2 miền giống như Triều Tiên. Hồ Chí Minh sau đó phãi mất 20 năm (1955-1975) mới thống nhất được đất nước, còn Triều Tiên thì tới giờ này vẫn ở trong tình trạng chia cắt, hằm hè với nhau. Nói tóm lại, nếu ta so sánh VN với Algerie, khởi đi giống nhau là đòi độc lập, nhưng số phận kết cục khác nhau, đó chẵng qua là vì ý chí của người cầm đầu của nước Pháp. Thời DBP 1955, thì TT Pháp Vincent Auriol, yếu xìu, bị TT Mỹ, Truman khống chế, do đó mới có hội nghị Gèneve, còn thời Algerie, thì TT De Gaulle là người đối đầu với Mỹ (Pháp rút khỏi Unesco, và NATO thời DeGaulle) nên tự De Gaulle quyết định lấy số phận của Algerie.

Chuyện nội chiến Syrie, tự nhiên bây giờ tuỳ theo Obama. Chưa biết ông ta suy nghĩ thế nào đây. Qua tháng 11 thì coi như ông ta bắt đầu về vườn trồng rau giúp bà Michelle.

Nói tóm lại, từ xưa đến nay, qua lịch sữ nhân loại hoặc quốc gia, vận mệnh đất nước tuỳ vào người đứng đầu, chứ không tuỳ theo triết lý duy vật hay duy tâm, hay TB hay CS.

UBSLeaks

10/3/2016: Sáng

UBSLeaks: NGÂN HÀNG THUỴ SĨ UBS DÍNH CHẤU XÌ CĂNG ĐAN TRỐN THUẾ

Thuỵ Sĩ có một ngân hàng lớn nhất tên là UBS. Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ 2. UBS vừa mới dính đến một vụ xì căng đan mang tên UBSLeaks. 

Câu chuyện như thế này: một tay kỹ sư tin học người Thuỵ Sỹ làm việc tại UBS. Anh ta bán một tài liệu cho bộ tài chính Đức. Danh sách gồm các người giàu có châu Âu gỡi tiền bất hợp pháp tại Thuỵ Sĩ. Theo nguyên tắc các công dân châu Âu hằng năm phải khai tài sản (tiền mặt, đất đai nhà cữa, vàng bạc, ...) để được đóng thuế tài nguyên (patrimoine). Nếu có tiền ở ngoại quốc mà không khai, thì bị lôi ra toà về tội trốn thuế. Cách đây đúng 3 năm, tờ báo Canard enchaine (con vịt buộc) tố cáo ông bộ trưỡng ngân sách Pháp tên Cazuhac đã khai man khi nhậm chức không cho biết là ông ta có gỡi tiền 780.000 euro ở Thuỵ Sỹ. Thế là ông ta bị cách chức ngay lập tức và bị lôi ra toà. Hình như trong tháng này sẽ xữ ông ta. 

Trở về vụ UBS. Bộ Tài Chính Đức trích ra danh sách 3.000 người Pháp trốn thuế giao cho Sở Thuế Vụ Pháp. Thế là chính phũ Pháp ra lệnh: ai có tiền gởi ở ngoại quốc thì tự nguyện khai báo tại bộ Ngoại Giao, sẽ được miễn trừ tội, và phải chuyễn tiền về nước để bị đánh thuế tài nguyên như bình thường. Sau một thời hạn nào đó ngoan cố không khai báo nếu bị phát hiện thì sẽ bị truy tố. Năm 2015, năm bắt đầu chiến dịch đánh trốn thuế của 3.000 người theo danh sách thì trong năm 2015, NN Pháp đã bắt chuyển về 29 tỹ euro, và thu thuế tài nguyên vào khoàng 2,9 tỹ euro. 

Trong vụ trốn thuế, thì ngân hàng UBS là "tội phạm" chính. Vì từ năm 2008, UBS đã có chương trình săn lùng những người châu Âu giàu có thích trốn thuế. Chưa biết nước Pháp xữ trí thế nào về vụ UBSLeaks này.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

NỘI CHIẾN SYRIE...

6/3//2016  :   Sáng


NỘI CHIẾN SYRIE: THỖ NHĨ KỲ  VÀ DÂN KURD

OGT cùng bàn luận một câu chuyện chính trị mà có lẽ BFB rất ghét. Ghét của nào, OGT trao của đấy.

Trong nội chiến tại Syrie do Mỹ gây ra cách đây 5 năm, chưa thấy hồi kết, nhưng tạm thời 2 ông lớn Mỹ Nga quyết định một cuộc ngừng bắn vô thời hạn. Trong cuộc chiến này, các bạn thường nghe nói đến Thỗ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Các bạn thấy họ lăng xăng lít xít đánh lộn nhau, ngoài việc đánh nhau với Bachar Al Assad, và IS.

Câu chuyện nó như thế này: hồi thời thực dân Anh/Pháp, có một đất nước mang tên Kurdistan, và dân được gọi là dân Kurd. Hồi thời ấy dân sống theo kiểu du mục, và không ai hề biết dưới chân họ, những vùng sa mạc mênh mông có những mõ vàng ... đen. Dân du mục họ di chuyễn liên tục, chĩ dừng ở những chỗ có nước và cỏ. Vì dân du mục thay đổi liên tục chỗ ở, nên vấn đề biên giới là một vấn nạn. Do đó, thực dân Anh/Pháp khi chía biên giới thì trên bản đồ kéo cái rẹt từ trên xuống, từ phãi qua trái. Cũng vì thế có nhiều bộ tộc cùng huyết thống hay cùng tôn giáo bị chia làm hai hay ba nằm trên các quốc gia khác nhau. Cái dã tâm là bọn thực dân cắm sẵn những mầm móng bất hoà giữa các cựu thuộc địa. Một thí dụ điễn hình là Pakistan và Ấn độ. Với Kurdistan cũng thế: bị chia làm 4: Kurd ở Syrie, Kurd ở Irak, Kurd ở Thỗ Nhĩ Kỳ, và Kurd ở Kurdistan. 4 thành phần này mong muốn hợp lại một làm thành Kurdistan.

Phần đất Kurd trên Syrie và Irak không có vấn đề. Nhưng phần đất trên Thồ Nhĩ Kỳ thì có vấn đề. Từ lâu, dân Kurd trên đất Thỗ có một đãng mang tên PKK tranh đấu đòi độc lập gắn bó với Kurdistan. Thỗ Nhĩ Kỳ không chịu, đàn áp dã man dân tộc này trước sự làm ngơ của Mỹ và EU. Do đó, bạn thấy là TNK nã pháo vào Kurd ở Irak và ở Syrie để 2 nhóm này không liên lạc với PKK đòi độc lập. Nói tóm lại những xung đột bây giờ là do thực dân Anh cài lại và Mỹ lợi dụng để chia mà trị. Và chã có chi là rắc rối nếu chịu khó đi sâu vảo vấn đề.

KHỞI NGHIỆP CỦA CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUÔC PARK CHUNG HEE

5/3/16:  Tối

CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC PARK CHUNG HEE START UP THẾ NÀO.

Người Việt ta thường xuyên ca ngợi sự phát triển kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc từ 1965 trở đi. Vào lúc 1965, Hàn Quốc và Miền Nam GDP hầu như giống nhau. Bây giờ, ta tự hỏi sao mà người HQ giỏi thế, và câu hỏi vẫn là câu hỏi, chưa có giãi thích. Bây giờ, năm 2016, các bọn trẽ trâu VN đang sôi sục với khởi nghiệp (start up) với mong muốn làm giàu nhanh. Mà muốn khởi nghiệp thì phải hội tụ 2 yếu tố: (1) đam mê với một ý tưởng khác người gì đó; (2) làm sao huy động nhanh chóng tiền bạc. Đây là những start up cá nhân, riêng rẽ và rời rạc. Nhưng vào năm 1965, ông TT Hàn Quốc thời đo tên là Park Chung Hee, bố của đương Kim nữ TT Park Geun Hye, có một mộng start up: đó là phát triển kinh tế Hàn quốc. Nhưng tiền đâu? Thế là vào lúc Mỹ can thiệp vào chiến tranh VN tháng 7/1965, thì Chung Hee xin Mỹ cho lính Hàn Quốc làm lính đánh thuê. Tiền đánh thuê Mỹ trả được tập trung vào phát triển kinh tế. Thái Lan, Phi luật Tân cũng bắt chước Hàn Quốc làm theo. Các dịch vụ chiến tranh VN đi theo giúp các đồng minh của Mỹ phát triển: đĩ điếm Thai Lan, sữa chữa tàu chiến Mỹ ở Hàn quốc. Nói tóm lại, Park Chung Hee đã kiếm ra tiền để khởi nghiệp việc phát triển thần kỳ kinh tế Hàn Quốc là xuất phát từ đó. Do đó,việc phân công lao động quân đội ROK ở mấy tĩnh miền Trung (Khánh Hoà, Bình Đinh, Quãng Ngãi) đế triệt tiêu VC là để đem lại "kiều hối" cho Park Chung Hee,cho công cuộc xây dựng đất nước mình với tiền xuong máu của dân VN. Mỹ Hàn bắt chước châm ngôn CS: cứu cánh biện minh cho phương tiện.