Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - BÀI THỨ 15


1/1/2016: Trưa đầu năm mới
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG -  Bài thứ 15
MỘT TỔ CHỨC TÔN GIÁO Ở THUỴ SĨ TỪ CHỐI CẤP HỌC BỔNG CHO DU HỌC SINH VN
Cả tháng 12/2015 vừa qua, chắc các BFB nghe ra rã chuyện du học sinh VN thành tài ở ngoại quốc ca bài ca "một đi là không trở về...". Không biết các bạn đã chán ngấy chưa, còn OGT thì có cãm tưởng là người ta không biết xoay xở thế nào với vấn nạn này, nên chỉ mới khều khều ở bề mặt, chưa đào sâu vấn đề.
Hôm nay, OGT xin kể một câu chuyện liên quan đến vấn đề trên từ phía người ngoại quốc.
Hồi OGT đi du học Pháp năm 1955, thì số du học sinh VN rất ít, chưa tới 100 người. Cái vấn đề đối với du học sinh VN thời ấy là cái túi tiền lép kẹp trong 3 tháng hè. Vùng Bordeaux mà OGT theo học là vùng trồng nho sản xuất ra rượu vang. Sinh viên VN ở Bordeaux, trong những tháng hè họ chỉ cỏ 2 lựa chọn: là đi hái nho, và đi làm giám thị các trường tiểu học và trung học.  OGT què một chân, đi gậy nên chào thua với 2 công việc vừa kể trên. 
Cũng may, vào thời ấy, một linh mục người Việt giới thiệu cho OGT một tổ chức từ thiện ở Thuỵ Sĩ, gọi là Oeuvre Saint Justin (OSJ) ở Fribourg, TS. Đây là một dòng tu công giáo gốc Đức, nhưng họ có chi nhánh ở TS. Mục tiêu của họ là giúp đở các sinh viên các nước chậm phát triển qua học ở TS. Họ có những cư xá sinh viên ở Geneve, Fribourg, và Zurich, với cantine. Họ cho học bổng. Họ kiếm những gia đình TS có lòng bác ái chịu cho sinh viên ngoại quốc đến nhà họ nghĩ hè trong 3 tháng, cho ăn uống. Và OGT được nghĩ hè 3 tháng tại một gia đình TS như thế, tại Hồ Luzern, TS. Đây chính là nơi mà OGT làm quen với bà đầm lần đầu tiên.
Cái điều kiện tiên quyết để được nhận học bổng, những kỳ nghĩ hè miễn phí của tố chức OSJ là sau khi thành tài là sinh viên phải quay về phục vụ đất nước. Mục đích của OSJ là theo thời gian giúp các nước chậm tiến có một đội ngũ lãnh đạo có kiến thức để sau này khi về lại nước giúp phát triển đất nước. 
Từ 1955 đến 1985 số sinh viên VN nhận học bổng của OSJ khá nhiều. OGT nhận được học bổng một năm của tổ chức này. Tuy nhiên, dù không nhận học bổng nữa, nhưng mỗi lần về lại TS, hai ông bà bao giờ cũng lấy xe lữa về Fribourg thăm cha GĐ tên là Bernardin Wild, gốc Đức. 
Năm 1982, 7 năm sau ngày hoà bình lặp lại ở VN, OGT được phép đi tu nghiệp trong 3 tháng tại DH Geneve,TS, và nhận được học bổng 3 tháng của OSJ. Trước khi về lại VN, ông bà có đến thăm xã giao cha B Wild. Trong cuộc nói chuyện, giữa buỗi ăn trưa cha mời, thình lình cha bảo: tôi sắp về hưu, nên tôi vừa ký quyết định là kể từ 1982 trở đi OSJ sẽ không cấp học bổng cho sinh viên VN, do bất kỳ ai giới thiệu. Ông bà rất đỗi ngạc nhiên, và hỏi cha vì sao thế. Cha trã lời một cách ngắn gọn: khi sinh viên VN nhận học bổng của OSJ là họ có hứa bằng miệng là khi thành tài thì sẽ về lại VN để phục vụ đất nước VN. Bây giờ, theo thống kê của tổ chức thì, ngoại trừ anh ( OGT) về lại VN, còn lại đều ở lại châu Âu hoặc qua Mỹ, không ai chịu về VN, nại đủ thứ lý do. Vì qui định trong tổ chức OSJ như thế, mà tôi làm không đúng, nên tôi quyết định từ chối cho học bổng cho người VN. OGT cãm thấy xấu hổ. Còn bà đầm tôi thì lại cười. Cha B Wild hỏi bà đầm tôi vì sao bà cười. Bà trã lời: vì trước khi chấp thuận lấy ổng, thì con đã bảo ổng hứa là sau vài năm tập sự ở TS thì phải về lại VN. Cha Wild đáp lại: Ừ thì bà có cái vũ khí mãnh liệt, chứ cha chả có vũ khí nào (trước sự thất hứa của người Việt, - câu này OGT thêm). 
Bạn có thể tự mình suy nghĩ về triết lý của câu chuyện.

SUY NGHĨ LTLT. BÀI THỨ 14



31/12/2015: Chiều Cuối Năm
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - BÀI THỨ 14
MỘT GƯƠNG MẶT CỦ MỚI VÀO FACEBOOK CỦA OGT
Hôm qua, thình lình có người vào FB của OGT. Xem hình sao giống cậu bác sĩ bệnh viện Gia Định mả òng bà cho học bổng cách đây 30 năm. Đúng là anh chàng bác sĩ trán vồ, nhiều năm nội trú giãi phẩu ở bệnh viện Gia Định. Câu chuyện khó khăn của đất nước 10 năm sau khi hoà bình lập lại trên giãi đất chữ S lại hiện lên trong suy nghĩ lung tung lang tang của OGT.
Ông không nhớ ai đã giới thiệu cậu ta cho Ông Bà, nhưng khi biết là dân Phan Rí Cữa, thì Ôn đồng ý cho học bổng liền. Vì hồi xưa, hồi những năm 1953-55, ông bố Ôn làm y tá bệnh viện Nha Trang, lở  săn sóc chui thương phế binh Việt Minh, nên bị tĩnh trưởng tp Nha Trang đày vào nơi khĩ ho cò gáy Phan Rí Cữa. Nên nghe nói ở Phan Rí cữa thì ông đồng ý liền. Nhưng Bà thì cỏ đặt một câu hỏi thắc mắc: nếu ông bà cho học bổng và sau khi ra trường có chịu về lại Phan Rí phục vụ đồng bào mình không. Cậu ta bảo là dạ sẽ về ạ. Thế là ông bà đồng ý cấp cho một học bổng cho đến khi làm xong nội trú. Sau đó cứ mỗi quý thì cậu ta đến nhà nhận tiền với chiếc xe đạp cà tàng của sinh viên thời ấy. Vã lại thời ấy Mỹ cấm vận nghiệt ngả làm chi cỏ ngoại tệ để nhập xe tai ga như bây giờ. 
Mỗi lần đến nhận tiền, thì bà hay hỏi tình hình học hành ra sao. Cậu ta chuyên về giải phẩu, nên nói là thiếu tài liệu y khoa quá. Bà hỏi có biết tên tài liệu nào cần không, thì kê khai ra, rồi bà nhờ anh em bên Thuỵ Sĩ mua gởi về cho. Sau đó, Bà nhờ anh em mua một lô sách nặng ơi là nặng khi ra bưu điện Hai Bà Trưng lãnh về. Sách y khoa rất đắt và dày không dưới 2.000 trang. Khi ra bưu điện lãnh hàng, thiên hạ ai cũng nhìn OGT một cách thương hại. Thời ấy, ra bưu điện là đi lành hàng viện trợ của bà con thân nhân ở ngoại quốc gởi về vừa bán vừa xài: nào là thực phẩm, áo quần, thuốc men, xà bông, mỹ phẫm, v.v.. Chứ đâu ai lại sách y khoa, sách tin học, cái thứ thởi buỗi ai thèm học, thèm đọc. Người ta bảo, CSVN sẽ thi hành chánh sách ngu dân, nên mua sách học hỏi làm chi. Khi trao sách cho cậu bác sĩ tương lai, bà đầm bảo là phải chia cho anh em đồng nghiệp đọc sách chứ đừng cất một mình đọc. 
Thế rồi, theo thời gian cậu ta cũng ra trường xuất sắc, đến thăm ông bà báo tin vui và cũng cho biết là khỏi viện trợ tiền bạc. Nhân dịp này, bà hỏi: thế cậu có tính về Phan Rí Cữa phục vụ đồng bào không. OGT thì chẵng nhớ câu chuyện khá tế nhị này, mà Bà thì nhớ,nên mới hỏi một câu khó trã lời. Cậu Tân bác sĩ cũng thẵng thắn trả lời: chả con định làm việc ở bệnh viện Gia Định, còn về PRC thì rất khó vì cán bộ địa phương không nhận. Bà không nói gì, nhưng cậu bác sĩ biết là buồn và giận mình. Do đó, nhiều năm cậu bác sĩ không đến thăm hai ông bà già nữa. 
Bà đầm hay nói với OGT là sinh viên VN du học ở ngoại quốc, khi thành tài không chịu về, thì cũng giống như ở VN sinh viên các tỉnh nghèo vào Sai Gòn học, thành tài rồi ở luôn ở Sai Gòn, lấy con gái Sai Gòn đẹp hơn gái nhà quê, v.v.. Vì bà biết OGT hay viết nhiều bài báo liên quan đến du học sinh VN ở ngoại quốc thành tài không về nước. Bà nói đó là hiện tượng nước chảy chỗ trũng, tp giàu thì giàu thêm, nước giàu thì giàu thêm.
Câu chuyện kết thúc là 10 năm sau ông bác sĩ lò mò đến thăm ông bà trước sự ngạc nhiên của Bà. Ông cậu bảo rằng mắc cở xấu hổ không dám nhìn mặt bà biết bà giận không nói ra. Sau đó, bà hỏi qua tình hình thì được nghe là hành nghề giãi phẩu ở bệnh Gia Định và Y Dược TP và là giãng viên DH Y Dược. Và cậu ta cũng bẽn lẽn thưa rằng: con cũng bắt chước ông bà, nên cũng thường xuyên mỗ miễn phí đối với bệnh nhân nghèo. Bà nghe nói rất mừng, xem ra cậu này cũng giống như ông bác sĩ tim mạch làm ở bệnh viện y dược và giãng viên DH Y Dược, và cũng nhận học bổng của Ông Bà vào những lúc thành phố khỏ khăn, và bây giờ thành tài cũng có nhiều hành động tốt đối với bệnh nhân nghèo.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

FB THANG 12/2015


25/11/2015: Chiều
ONG: cu DAG nè
DAG: dạ, con đây. Ôn không ngủ Trưa hả? 
ONG: ông vừa chỉnh lại xong Chương 2 module Sales. Ôn vừa gởi cho NXB Trẽ các files của 3 tập đầu sách tin học C# để đưa lên ebook. Tổng cộng có 18 tập. Ông hy vọng NXB Trẽ sẽ đưa hết 2 serie lên ebook xong trước Tết. Tiền lãi Ôn dành cho học bổng VNMPT của báo TT. 
DAG: ôn không dành cho con một ít. 
ONG: cu DAG cần tiền mà làm chi.
DAG: dạ, muốn có một ít, để xem người ta nói "có tiền là Tiên là Phật" có đúng không?
ONG: ừ, để dịp khác, ôn sẽ để ý đến yêu cầu của cu DAG. Lần này đã hứa với TT như thế rồi, như đinh đong cột, tứ mã nan truy.
DAG:...
*****************
29/11/2015: Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG (Bài thứ 6)

ĐỖI MỚI...MỚI ĐỖI BÀ CON ƠI!!!

OGT: cu DAG này, con có biết ĐỔI MỚI (DM) là gì không?

DAG: dạ, là bỏ cái củ, thay vào đó, cái gì đó mà theo nhãn quan của ta, ta cho là mới. Hành động này, dân IT gọi là update, nhật tu hoặc cập nhật.

OGT: ừ, mầy định nghĩa cũng khá chính xác. Bây giờ ôn hỏi, theo định nghĩa của cu DAG, thì ngày hôm nay ôn quyết định đổi mới, bằng cách đưa cho bà ký giấy ly dị. Bà xấu quá, bà bèo nhèo quá. Ôn muốn rinh con Ngọc Trinh xinh mơn mỡn về. Cu DAG thấy Ôn đổi mới đúng cách không?

DAG: chết con rồi, Ôn ơi. Ôn thực hành định nghĩa đổi mới của con như thế, thì bà vặn cổ con là cái chắc. Con hiểu đòi hòi đổi mới như theo báo chí đưa tin như: đổi mới hệ thống giáo dục, đổi mới cơ chế làm kinh tế, đổi mới...

OGT: đổi mới tư duy lãnh đạo, đổi mới cách tiếp cận lý luận chính trị... Rồi cuối cùng đòi đổi mới lãnh đạo đãng đang cầm quyền ... Phải thế không?

DAG: dạ, đúng như thế. Ai ai cũng đòi DM. Nó giống như ở Tp HCM, chỗ nào người ta cũng đào đường chỗ này làm ống cống, đào đường chỗ kia ngầm hoá điện, điện thoại di động, Internet, v.v... Mà sao ôn tự nhiên hỏi đến DM hay không?

OGT: tự nhiên cái từ ấy, người ta lối sau này người ta nhắc đi nhắc lại, làm như có một luồng gió ngầm đang tràn qua VN, nên làm ôn suy nghĩ thế thôi.

DAG: thế Ôn nghĩ tới đâu rồi?

OGT: mới tới xa lộ Biên Hoà. Ôn hỏi cu DAG, từ DM bắt đầu từ đâu không?

DAG: dạ, con không biết.

OGT: từ DM đến từ perestroika của LX thời Gorbachev. Ông này muốn thay đổi không khí chính trị ở LX cho cởi mỡ hơn. Từ DM mà LX bị tan rã, đãng CSLX mất đi quyền lãnh đạo. Do đó, khi nỏi đến DM thì cán bộ CS bao giờ liên đới tới sự thay đổi chế độ CS thành chế độ TB. Nên họ rất sợ từ DM. 

DAG: mà theo con biết thì LX bị Yeltsin cho về vườn vào 1990, mà ở VN thì ông Nguyễn Văn Linh đã chũ trương DM vào năm 1986, 4 năm trước khi LX tan rã. 

OGT: cu DAG đúng một phần khi ông NVL khai trương DM năm 1986, nhưng lại không đúng khi thằng Mỹ cao bồi vẫn cấm vận VN mãi đến năm 1995 khi Mỹ bình thường hoá với VN thì giây thừng cao bồi siết họng VN mới được gở bỏ. Nghĩa là VN chĩ bắt đầu DM từ 1996. Tỉnh đến nay chỉ 20 năm.

DAG: còn LX thì sao. 

OGT: LX khởi xướng DM vào thời Gorbachev, nhưng chỉ khi Yeltsin lên nắm quyền thì DM mới bắt đầu thực hiện vào năm 1990. Và chính từ 1990 đến năm 2000 trước khi Putin nắm quyền, thì Yeltsin đã bị Mỹ lũng đoạn sự yếu kém và bệnh hoạn của Yeltsin để phá nát cơ cấu kinh tế công nghiệp của LX. Trước khi Yeltsin lên nắm quyền LX không có tỹ phú đô la. Nhưng 10 năm khi Putin lên nắm quyền thì có đến 110 tỹ phú đô là, hợp thành một lớp oligarchy mà Putin phãi đuỗi ra khỏi Nga. Nói tóm lại DM ở Nga chỉ bắt đầu tư năm 2000, sau VN 4 năm.

DAG: hình như ôn còn quên một nước.

OGT: làm sao mà quên cái ông khổng lồ TQ. Ông CSTQ, sau khi tống ông Trung Hoa Dân Quốc ra đão Đài Loan, năm 1949, thì CSTQ một mình một chợ theo đuổi chính sách phát triễn CNCS ở Trung Hoa Đại Lục, giống như Lenine ở LX sau 1907. Cái khổ đối với các nước theo chũ thuyết CS do Các Mác đề xướng, thì Các Mác chĩ đưa ra lý thuyết, nhưng ông ta không đưa ra một khuôn mẫu thực hiện. Cho nên mỗi ông thừa kế CNCS loay hoay với mô hình mình tự nghiễng ra. Do đó, Lenine cho ra đường lối Leninisme, Tito ở Nam Tư cho ra Titisme, Staline thì cho ra Stalinisme, Mao Tse Tung ở TQ cho ra Maoisme, v.v.. không mô hình giống mô hình nào. Cụ Hồ nhà ta cũng thế. Có thể nói Mao Trạch Đông cũng như các lãnh tụ các đãng cầm quyền CS khác họ loay hoay với việc thực hiện chũ thuyết CS trong thực tế. TQ từ 1949 cho đến 1979, nghĩa là sau 40 năm thữ nghiệm CNCS, nhân dân TQ vẫn đỏi meo.

DAG: như vậy, khi nào thì TQ mới bắt đầu DM?

OGT: Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, sau đó Giang Thanh nắm quyền. Vào 1980 thì TQ mới lục lại cái "thuyết con mèo" của Đặng Tiễu Bình để bắt đầu DM theo kiểu của mình gọi là CNXH theo màu sắc TQ. 

DAG: thuyết con mèo là cái gì thế ôn? 

OGT: Họ Đặng thường bảo: con mèo có mặt là để bắt chuột. Thì cần gì phải phân biệt mèo trắng hay mèo đen mới bắt được chuột. Ý ông ta nói là trong sản xuất thì làm ra của cải vật chất và quản lý, thì cần gì phải phân biệt là TB hay CS. Nếu thấy TB tốt thì bắt chước, thế thôi. Nói tóm lại TQ theo thuyết con mèo, chẵng qua là chọn DM.

DAG: bây giờ, con tóm lược: (1) LX : đề xướng DM: 1990, thực hiện 2000, 15 năm tính tới nay; (2) TQ: đề xướng DM: 1980, thực hiện 1985, 35 năm tính tới nay; (3) VN: khởi xướng 1986, thực hiện 1996, 20 năm tính đến nay. 

OGT: Nga 15 năm, VN 20 năm, TQ 35 năm. Do đó, TQ phát triển nhanh hơn, nhưng Nga lại phát triển nhanh hơn VN mặc dầu đi sau VN 5 năm.

DAG: VN bết bát phãi không Ôn? 

OGT: ừ, đúng là VN bết bát, nhưng bết bát trong dàng lãnh đạo đất nước, chứ dân bản địa VN không bết bát tí nào. Thôi cu DAG thông cãm cho họ. Theo OGT nghĩ thì :  (1) so với LX và TQ ta bị Mỹ và Pháp tàn phá VN trong 30 năm liên tiếp với bom mìn, bom napalm, dioxin, và B52, nên phải mất thời gian và tiền bạc để hàn gắn vết thương mà không nhận được bồi thường chiến tranh; (2) hoà bình lập lại, năm 1975, thì thế hệ cụ Hồ cũng đã đến tuỗi về hưu, thể hệ kế tiếp mệt mõi vì chiến tranh 30 năm, trong những năm tuổi thơ của họ, nên họ tìm cách dừng lại để thụ hưởng cái không khí hoà bình, sau 30 mới được hưởng, nên phát triển đất nước là cái gì "hãy đợi đấy"; (3) người VN không có cái gen làm kinh tế như dân TQ, và không có cái gen làm khoa học kỹ thuật như LX, do đó hô hào "hiện đại hoá, công nghiệp hoá" chĩ là hô hào suôn, không thể nào có thực chất. Vinaconex làm cái ống dẫn nước, mà để vở tới 16 lần mà NN chả có ai lên tiếng, các nhà KH im lặng, vân vân..

DAG: thế Ôn kết luận thế nào về DM?

OGT: ôn suy nghĩ lung tung lang tang do cái tuổi sắp 83 của Ôn. Nhưng theo Ôn, thì VN ta chĩ có óc làm quan trước đây, bây giờ thích làm cán bộ, công chức thôi. Nếu có làm trong các viên nghiên cứu KHKT thì cũng làm tà tà theo kiểu sáng vác ô đi, tối vác ô về, sắp đến tuổi về hưu thì bày trò qua Thuỵ Điễn, qua Canada đi chơi mang danh đi học hỏi...nếu có vài trẽ trâu chán nãn thì bỏ qua Mỹ, Sin, Nhật học đòi làm mọi cho ngoại quốc hơn là làm mọi cho cán bộ CS bất tài... Nói tóm lại, người ta hô hào Đổi Mới chẵng qua là có dịp làm "đề án mới đổi" để moi tiền NN. Nghe nói đến đề án này nọ trên 10 ngàn tỹ, thì ông nổi da gà, hết muốn nói. Còn cu DAG muốn tiếp tục đề tài DM thì cứ tiếp tục. Ôn mệt rồi, nên Ciao.

**************
30/11/2015:  Trưa...

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG (Bài thứ 7)

VÀO FACEBOOK ĐỂ LÀM GÌ TA?

Ai ai ở VN bây giờ đều vô Facebook (FB), thấy người ta vào thì mình cũng vào chơi cho nó vui. Thấy có nhiều người vô đã lâu, mà chỉ có tấm hình đại diện thế thôi, không có một bài nào trên status. Có người lên, thì trưng vô số tấm hình đi nhậu đâu đó với bạn bè đũ thứ đủ kiểu. Không lẽ họ sống bằng cách đi nhậu thâu đêm suốt sáng, hả. Có người thì chỉ đi chia sẽ những bài báo mà người viết không biết họ đang viết gì, ngoài việc có dịp chữi đỗng NN. Những người chia sẽ bài báo của người khác nhưng chả có ý kiến gì về nội dung bài báo, ngoài cái Like vô thưởng vô phạt. Có người vô FB với những câu ta thán, than thân trách phận, mà bạn đọc chã hiểu mô tê gì cả. Có người vô FB, cho thấy các món ăn mà ta có thế chế biến với mắm ruốc hoặc nước mắm mà người ta muốn cung cấp, nghĩa là quảng cáo qua FB rẽ hơn là thuê quãng cáo trên báo chí hoặc truyền hình. Và còn nhiều chuyện nữa kể không hết, nên đành kết thúc bằng 3 dấu chấm ... 

Đôi khi OGT tự hỏi FB đem lại cái gì cho dân VN, mà dân VN phãi bỏ mất tâm trí, thời giờ lao động, đáng ra làm ra của cãi vật chất, thì lại a vào những cái vô bỗ. Có người nghe thế thì sẽ bảo cái ông già OGT này vô duyên. Nếu FB không mang đển cái hữu ích gì đó cho người ta trên thế giới, thì tự nó sẽ bị đào thải biến mất. Đúng là OGT vô duyên hết sức. Nếu FB còn sống, có nghĩa là nó còn hữu ích. Thế thì OGT còn sống, nghĩa là OGT còn có ích. Đúng là lý luận kiểu con lăng quăn.

****************
4/12/2015: Trưa
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 8
DU HỌC NGOẠI QUỐC,THÀNH TÀI SAO KHÔNG VỀ: lý do thứ nhất
Là vì tôi thích nghiên cứu, mà ở VN thì không có tiện nghi nghiên cứu so với ngoại quốc, nên tôi đành chọn ở lại ngoại quốc.
Nếu OGT không lầm thì: (A) nhà nữ bác học Pháp gốc Ba Lan, Marie Curie và chồng đã nghiên cứu về phóng xạ trong nhà xe của 2 vợ chồng, trong điều kiện nghiên cứu rất nghèo nàn của nước Pháp vào thời ấy, và đã được 2 giãi Nobel về Hoá học và Vật lý. (B) ví dụ thứ 2 là Bill Gates đã nghiên cứu máy tính cùng đồng bạn cũng trong nhà xe, và bạn đã biết bây giờ ông ta giàu thế nào. Một câu hỏi khác: nếu cho những người ở lại đất nước này là những người cù lần, và những người du học là những "nhân tài" mai sau, và nếu họ không về thì làm sao dân cù lần nội địa biết được những tiện nghi nghiên cứu để xây dựng các phòng nghiên cứu tiên tiến đề nhân tài ở ngoài về múa võ.  Và cái nực cười là không làm nổi cái bù lon đinh vít cho Samsung.
*******************
6/12/2015: Trưa
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 9
DU HỌC NGOẠI QUỐC,THÀNH TÀI SAO KHÔNG VỀ: lý do thứ hai

Lý do thứ hai: (1) cuộc sống ở ngoại quốc (tại những nước tây âu, Mỹ, Úc, Canada) dễ thở hơn cho những ai thành tài. Gia đình sẽ sống thoải mái hơn và con cái họ sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn là ở VN; (2) điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn; (3) lương bổng khá cao, so với 4-5 triệu/tháng ở VN, nên không phải lo lắng đến việc phải chạy sô làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. 
Lý do thứ 2, với 3 nhánh phụ, thì ai ai ở VN cũng đều biết cả, biết từ khuya, kể cả ông NN giả bộ ngây thơ và đầy nhân ái: nghĩa là cha mẹ ở VN ai ai cũng muốn cho con ra ngoại quốc du học tự túc hoặc qua học bổng để có một cuộc sống sướng ở nuớc ngoài hơn là ở VN khi thành tài. Nhưng cái vô duyên ở đây của ta là: (1) đầu tư những trường chuyên lớp chọn, như trường Amsterdam ở HN, hoặc trường Lê Hồng Phong ở SG để chọn ra những đứa trẽ ưu tú để rồi chúng đi du học ở ngoại quốc tự túc hoặc qua học bổng, để rồi ngoại quốc đưa chúng vào lực lượng lao động của họ. (2) dùng ngân sách NN tổ chức đề án 922, hoặc 122 gởi người ra ngoại quốc để được đào tạo ThS, TS, để rồi 50% thành tài không chịu về, NN buộc lòng phải truy tố ra toà, rất khó chịu; (3) tổ chức thi lên đĩnh Olympia làm cái công tác đãi cát tìm vàng nhân tài cho ngoại quốc sữ dụng (ngoại quốc gọi là head hunt). Ba cái vô duyên vừa kể trên, các vị trách nhiệm ở cái đất nước này không hề thấy mình vô duyên sao?
Nói tóm lại, khi người ta làm hồ sơ xuất cảnh đi du học, thì trong tâm tưởng người ta đã quyết định trước là ở lại ngoại quốc sau khi thành tài. Và để biện minh cho hành động trong tương lai của mình, người ta đã chuẫn bị các lý do kế trên: (1) tôi muốn cống hiến tuổi xuân cho nghiên cứu, tôi muốn đóng góp tài trí của tôi cho nhân loại; (2) môi trường làm việc ở ngoại quốc tốt hơn là ở trong nước, tôi có cơ hội nẫy nở tài năng của tôi, nếu ở trong nước tài năng tôi sẽ bị thui chột; (3) lương bổng ở ngoại quốc sung mãn hơn, tôi không bận lo chuyện cơm áo gạo tiền, tôi có dịp giúp đở gia đình tôi, v.v...
Thế là có một ông nhà báo nào đó bị chê là thiển cận đã làm cái thống kê thế này: hằng năm NN cho phép 100.000 học sinh du học ngoại quốc, đã cho phép chuyễn ngoại tệ mỗi người bình quân 30.000$, vị chi 3 tỹ/năm. Người học thành tài về chi vào khoảng 5%, nghĩa là 100 người đi, thì 95 người không hẹn ngày về. Và ông thiển cận này tính ra là có vào khoảng 400.000 trí thức VN thành tài đang tha phương cầu thực trên thế giới, ở các nước tiên tiến: Mỹ, Úc, Anh, Canada, và Pháp, họ giống như ở trên đám mây điện toán (cloud computing) bay lơ lững trên thế giới đang tìm chỗ ngon lành đáp xuống.
Ông nhà báo thiển cận này, lại bị chê là không nhìn xa trông rộng, lại đặt tiếp câu hỏi: ông NN lấy đâu ra ngoại tệ 3 tỹ đô cho đám du học sinh đang vui vẽ hát bài ca "một đi là không trở về, hai đi là thề không lưu luyến". Thì một ông cà khịa khác lại trã lời: thì tiền nông dân bán lúa, bán cà phê, xuất khẩu hoa tươi, ngư dân đánh bắt nuôi trồng thũy sản bán cá ba sa, bán tôm đông lạnh..cũng xấp xĩ hằng năm 3 tỹ. Rồi được đà, ông ta hỏi tiếp: thế 3 tỹ nhập khẩu ô tô cho các siêu sao diễn viên, 2 tỹ đi SIN chữa bệnh, 3 tỹ đi du lịch, cho các lãnh đạo sắp về hưu đi học xỗ số, di học cá cược chuẫn bị mở casino, v.v.. Ngoại tệ lấy đâu ra thế?
Có một cha mẹ du học sinh phản bác: sao mà hỏi lắm thế. Chúng tôi có tiền, muốn cho con du học là quyền của chúng tôi (bảo đãm bởi hiến pháp), bổn phận NN là phải có ngoại tệ đổi cho con tôi đi ngoại quốc đi du học.
Nghe cha mẹ du học sinh nói một cách oai con chích choè đậu cành tre, một ông nhà kinh tế lại bị cho là thiển cận không tế kinh chút nào lên tiếng bào chữa cho NN, ông ta bảo: các ông bà nhà giàu muốn cho con đi du học chắc cũng biết, là ta đã vào WTO, nghĩa là ta có quyền giao thương với những ai trong khối WTO, không bị cấm vận như Nga, Bắc Triều Tiên, Iran, nghĩa là những ai không xì pheng (friend) với Mỹ. Như vậy, theo nguyên tắc cân bằng thương mãi (balance commerciale, tiếng Pháp) tiền ngoại tệ xuất khẩu phải bằng tiền nhập hàng về để tiêu xài. Hiện ta thu ngoại tệ từ đâu: xuất thô nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, hoa cắt cành..), xuất hãi sản, xuất dầu thô, xuất khẩu lao động, xuất hàng dệt may, và hàng công nghiêp của các công ty FDI (như Intel, Samsung...). Như vậy bà con nhà giàu có con du học ngoại quốc không về không có tham gia vào việc mở mang các ngành công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho nước nhà. Mà ngược lại chỉ là dân bần cố nông trong nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp đem lại ngoại tệ cho các ông bà nhà giàu có con đi học ngoại quốc không về.
Còn về vế xuất ngoại tệ để nhập về những trang thiết bị, dịch vụ thì sao. Năm nào NN cũng than là nhập siêu, nghĩa là ngoại tệ chi ra lớn hơn ngoại tệ thu vào, bình quân 15%. Ta tiêu cái chi mà đi đến gọi là nhập siêu: (1) du học, 3 tỹ; (2) đi chữa bệnh, 3 tỹ; (3) đi du lịch, cho dân sắp về hưu đi học tập, tham quan, 2 tỹ, (4) nhập xe ô tô cho các siêu sao showbiz, cho các cơ quan chính quyền, ..3 tỹ; (5) nhập thực phẫm như chân gà, lòng heo, móng lợn, bia Sapporo, Heineken cho dân nhậu, tỹ phú thời gian; (6) nhâp hàng thời trang Gucci, LVH, Vuitton,. Nói tóm lại những mục không dính dáng chi với việc phát triển công nghiệp nước nhà, toàn là đồ xa xí vớ vẫn phục vụ nhà giàu thừa tiền lắm bạc.
Cha mẹ học sinh du học nhột nhạt lại lên tiếng: thì những chuyện này ai cũng biết cã, đâu phãi lỗi tại chúng tôi. Thấy người ta cho con đi du học, thành tài có công ăn việc làm ngon lành ở ngoại quốc, ai mà không ham. Ông kinh tế bảo: thì biết thế, nhưng xuất khẩu được 100 đô, mà nhập siêu lên đến 115 đô, thì lấy đâu ra 15 đô nhập siêu để bù vào. Cha mẹ du học sinh đáp: dạ cái này thì hỏi ông kinh tế, tài chính, chứ dân giàu như tụi tôi chỉ biết làm giàu bằng đồng VN. Ông kinh tế tức mình phản biện: dân ngu khu đen nói không biết thì còn tha thứ được, chứ dân giàu có,có ăn học mà nói không biết là vô lý, vô duyên, vô... Đây nhé, ông kinh tế phán, số tiền ngoại tệ thiếu hụt, 15 dô, ông NN phải đi vay ở nước ngoài ở IMF, ở WB, ở ADB, ...và số tiền vay cho các con bà nhà giàu du học sẽ tích tụ trở thành NỢ CÔNG, mà người ta nhắc đi nhắc lại. Dân thành tài ở hết cả ở ngoại quốc,thì ai khởi nghiệp tạo công ăn việc làm, xuất khẩu sản phẫm thu vào ngoại tệ. Đơn giản phải không? Đâu có chi là rắc rối, khó hiểu đâu.
Thành ra, có người trẽ cho mình là hiểu biết chĩ trích NN sao thiển cận không cho du học sinh ra ngoài học để phục vụ nhân loại, (tiếc cho cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo, một ông VK ở Canada đã chĩ trích ông TS Olympia nào đó di du học về lại VN để dạy cho bọn mọi VN), một mặt chúng không về kệ cha chúng nó, nào là có thực mới vực được đạo, cây lành thì chim đậu, nhưng mặt kia thì lại chỉ trích NN làm ăn thế nào mà nợ công đầm đìa.
OGT xin kết thúc lý do thứ 2 về việc du học sinh thành tài không về. OGT chĩ xin nhận xét như sau: hồi thời OGT còn ở với mẹ ở Nha Trang, mẹ tôi hay dạy: là (1) đừng có cái tính: con nhà lính mà tính nhà quan; (2) liệu cơm mà gắp mắm; (3) thương người như thể thương thân. Và hình như dân VN bây giờ không biết những điều căn bản, đạo đức làm người này của người xưa,mà bây giờ họ gọi là cỗ lỗ xĩ không hợp với thời đại Kỹ thuật số.
*****************

6/12/2015: Tối thui thui
Đọc Business Insider mới biết rằng bên Mỹ:
(1) muốn có công ăn việc thì phải có một cái bằng đại học.
(2) bọn trẽ phãi vào đại học. Tiền học ở Mỹ rất cao, nên chĩ có 25% con nhà giàu mới có tiền đi học.
(3) 75% con nhà nghèo, muốn học đại học, phải vay tiền ngân hàng. Hiện số nợ sinh viên vay đi học đã lên 1.200 tỹ.
(4) khi ra trường, sinh viên nợ ngân hàng từ 100.000$ đến 300.000$, tuỳ theo ngành học, và trường đại học nào. Lãi xuất vào khoảng 7%/năm. Thời gian trã từ 10 năm đến 20 năm. Tiền trả ngân hàng chiếm vào khoảng 20% thu nhập.
(5) do đó, vì phải trã nợ vay đi học, sinh viên ra trường khó lòng mua nhà riêng. Nếu mua nhà thì phãi vay ngân hàng, và tiền trã góp chiếm từ 30-50% thu nhập. Tĩ lệ sinh viên ra trường có khả năng mua nhà là 7%.
(6) Tụi Mỹ bản địa rất ghen tị sinh viên VN và TQ, họ hỏi sao 2 loại sinh viên xuất thân nước CS sao mà có lắm tiền thế. Trả tiền học cash, rồi bây giờ mua nhà theo thẽ GB5 gì đó.
Vài con số, để bạn biết : biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Xem người mà ngẫm đến ta.
Thôi tối rồi 11 giờ khuya rồi, OGT đi ngủ đây
Chúc bà con một đêm không mộng mị.
******************

"Đã vào vòng xoáy bon chen
Dù mềm hay cứng cũng "lèn" thành khuôn"
(ca dao mới)

7/12/2015: Sáng
Tuần qua OGT đã đọc không biết bao nhiêu bài viết về du học sinh VN thành tài không chịu về nước. Họ nại lý do: môi trường làm việc không thích hợp cho tài năng của họ, hoặc ở ngoại quốc lương cao, sống sướng, nhất là họ thích nghiên cứu.
Nghe ra hợp lý, chính đáng.
Sáng nay, đọc báo thấy nói: nhờ người Nhật qua thuê đất làm nông nghiệp, mà nông dân Đàlat học được nhiều kỹ thuật nông nghiệp làm tăng cường giá trị nông sản VN.
Thế thì 400.000 trí thức VN đang lang thang cầu thực ở ngoại quốc họ nghiên cứu được cái gì mà nông dân VN phãi chờ đợi sự giúp đở của người Nhật.
Hình như trí thức VN không còn biết tự trọng, không còn biết xấu hổ.
******************
7/12/2015: Chiều
SÚNG VÀ CHẾT CHÓC
Người Nhật bảo rằng: ở nước họ, tuyệt đối cấm dùng súng, nên mỗi năm chỉ có vào khoãng hai xã súng bắng người, trong khi ở Mỹ, chánh phủ không thể nào cấm mỗi người mỗi nhà có một khẫu sung colt hay tiễu liên, do đó mỗi năm ở Mỹ có đến 397 vụ xã súng giết chết trên 4 người mỗi vụ.
Bây giờ, có thêm khũng bố IS, thì số vụ giết người càng tăng lên thêm, mà chi phí an ninh càng teo tóp.
*****************

8/12/2015: Sáng
Bạn biết không: năm 2014 vừa qua, nhà giàu TQ tham nhúng trốn qua Mỹ đã bỏ ra 28 tỹ đô mua những nhà từ 800.000 đô trở lên, còn  dân Mỹ quèn mua nhà dưới 300.000 (6 tỹ dvn). Bây giờ bắt đầu hình thành những China Town cao cấp ở Mỹ trước những cặp mắt ghen tị của người Mỹ bản địa. Và cành sát Mỹ sẽ ngày càng tham nhũng.
**************

11/12/2015: Trưa
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 10
Lý do thứ ba: Vì chúng tôi là những nhân tài chuyên nghiên cứu, nên cần đến một môi trường học thuật nghiêm túc, minh bạch, không dính dáng đến quan hệ, thân thế. Ngoài ra, muốn chúng tôi toàn tâm toàn ý trong công việc, lương bổng phải thuộc loại cao cho phép chúng tôi không bị phân tâm bởi chuyện cơm áo gạo tiền. Với những yêu cầu đãi ngộ nhân tài như thế, thì chỉ ở ngoại quốc mới có khả năng đáp ứng, còn ở VN thì không thể nào. Do đó, chúng tôi chọn lựa ở nước ngoài nghiên cứu làm việc thay vì về VN phục vụ đất nước. Vã lại, nói cho cùng thì những thành tựu khoa học mà chúng tôi sẽ đem lại do nghiên cứu là sự cống hiến của chúng tôi cho nhân loại chứ không riêng gì cho VN. VN sẽ được tiếng thơm lây.
Sao, các bạn FB có thấy những lý lẽ vừa nêu trên là chính đáng, hợp lý, rõ ràng không chối cãi, phải không. Nếu bạn phản bác những lý lẽ kể trên, bạn sẽ mang tiếng là hẹp hòi, thiển cận, không thông thoáng, theo thuyết dân tộc chũ nghĩa, cực đoan, đầu óc CS.
Thế nhưng, cũng có một anh chàng VN bản địa, đã viết trên FB (OGT có chia sẽ trên FB của ông) là các du học sinh thành tài không về nước là những con người hoang tưởng. Và OGT thêm: họ xem họ như là cái rốn của vũ trụ.
Thôi, OGT muốn đi sâu vào nguồn gốc của vấn đề. Nó là như vầy.
Hồi OGT đi du học ở Pháp, OGT nghe người Pháp bàn về chuyện phát triển đất nước. Khẩu hiệu của Pháp là Tự Do, Công Bằng, và Huynh Đệ. Cái nỗi ám ảnh của người Pháp là lẽ công bằng, không chấp nhận phân biệt giàu nghèo: do đó họ đề xuất: giáo dục miễn phí, nghĩa là không vì nghèo mà không được đi học; không có đại học cao cấp trã tiền dành cho người giàu, bệnh viện miễn phí, bảo hiểm xã hội toàn dân, v.v.. Các tập đoàn công nghiệp liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân, phải do NN nắm quyền điều hành, do đó bạn thấy các công ty điện, ga, khi đốt (EDF/GDF), hoã xa (SNCF), hàng không (AIR FRANCE), ô tô buýt (SGTP)... đều thuộc NN. Đầu cơ đất đai tuyệt đối cấm, do đó ở Pháp không có đại gia BDS như ở ta, Hong Kong hoặc ở Mỹ. Nghĩa là, các dịch vụ cung cấp cho mọi người bình đẵng, và rẽ như nhau.
Bây giờ, OGT xin đề cập đến vấn đề giáo dục, mà việc cho ra nước ngoài học tập theo nguyên tắc là của NN, còn về hay không về là quyền của dân du học thành tài không về nước. Theo lý thuyết tư bản, ai ai cũng bảo NN phải đầu tư giáo dục nếu muốn đất nước phát triển. Người ta, trong quá khứ đã nguyền rũa chánh sách ngu dân trong giáo dục. Như vậy phải có một nền giáo dục toàn dân để đất nước phát triển và phá bỏ thành trì phân biệt giai cấp giàu nghèo trong dân chúng. Ở Thuỵ Sỉ có một đạo luật: (1) bỏ tù cha mẹ nào không cho con đi học cho tới lớp 12, (2) NN phải chu cấp miễn phí áo quần, dày dép, sách vở, bút mực cho học sinh đến lớp 12. Sở dĩ ở Thụy Sĩ có đạo luật bỏ tù cha mẹ là vì ở nông thôn, con cái là một lực lượng lao động hỗ trợ cha mẹ trong việc đồng áng, vụ mùa nên cha mẹ nhà nông thiển cận, không muốn mất những tay cày tay cấy vì phải đi học. Cũng ở Thuỵ Sĩ, NN phải tổ chức cả một hệ thống ô tô buýt chuyên chở học sinh đến trường và về nhà. Không có chuyện cha mẹ chở con đi học và đón con về.
Nhưng nhìn chung, thì người dân quèn tự hỏi không biết đi học để làm gì? Mất thời giờ, tốn tiền, nếu nhà nghèo người ta nghĩ thế. Người VN, tự ngàn xưa thuộc loại dân tộc hiếu học, thì chỉ biết học là vì sau này, khi đổ đạt thành tài sẽ đi kiếm việc làm dễ dàng và có thể trở nên giàu có (TD: học làm bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ...). Đơn giản thế thôi.
Nhưng có ai bảo cho bạn biết: giáo dục chẵng qua là "cho ra lò" những loại người nghề ngỗng khác nhau có nhiệm vụ phải giãi quyết các vấn đề khác nhau xãy ra đối với xã hội. Muốn chống chọi với đau ốm, bệnh tật, người ta đào tạo các bác sĩ, y tá, dược sĩ, v.v.. Muốn mở mang đường sá giao thông NN phãi cho mở trường cầu đường, trường xây dựng, trường giao thông vận tãi, v.v... Như vậy, khi mở trường dạy một môn gì đó, NN ban đầu phải chi một số tiền: xây dựng trường ốc, tuyển giáo viên, giáo sư, giãng viên và trả lương cho họ. Những số tiền NN chi ra cho việc giáo dục đào tạo này phải gọi là gì: là tiền đầu tư, mà người ta không muốn nói tới nhắc tới, sợ mang tiếng gì đó, hay là tiền cho không mà NN có trách nhiệm phải chi. Nhưng nói chi thì nói: đó là tiền NN đầu tư, trích từ tiền thuế của dân mà ra. Nhưng trong thực tế người ta không đế ý đến điều này: (1) tiền cha mẹ nuôi nấng con cái từ khi thụ thai, sinh ra cho đến khi chúng ra trường, cha mẹ không dám tính toán với con cái. Cha mẹ chỉ dám ca câu ca dao: "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chãy ra." mà thôi; (2) còn NN lấy thuế của dân chi cho giáo dục đào tạo, thì chả bao giờ tính kỹ tốn kém bao nhiêu, bao nhiêu người đi vào lực lượng lao động đem lại bao nhiêu % GDP, bao nhiêu đi "làm mọi" (xuất khẩu lao động) cho ngoại quốc, v.v...Nghĩa là, NN VN không hề xem tiền chi cho giáo dục đào tạo là tiền đầu tư, mà đã không xem là đầu tư nên không hề tính ra tỉ suất ROI (Return on Investment) đối với giáo dục đào tạo. Và cũng từ sự việc này, du học sinh thành tài không về nước không bao giờ ý thức là mình nợ NN VN một số tiền đầu tư cho họ trong quá khứ, để giờ đây họ ung dung thãn nhiên như chưa bao giờ biết để cho ngoại quốc xài họ, như một sản phẫm miễn phí. Không biết bạn du học sinh có cãm thấy nhột nhạt khi OGT đưa ra vấn đề này, vấn đề chưa hề tính đến, hoặc sợ không muốn tính đến.
Có người sẽ cho là OGT điên rồi. Ai đời lại bảo NN tính tiền khấu hao đầu tư giáo dục đào tạo, giống như trong một xí nghiệp công nghiệp. Không biết có điên hay không, bạn FB hãy thữ xem Bầu Đức, HAGL, đã làm gì với trường đá bóng Arsenal, với những vụ chuyễn nhượng cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh, v.v.. cho CLB Nhật Bản. Chắc là bạn bảo thế giới bóng đá, thế giới thời trang, thế giới showbiz, thật sự họ chuyễn nhượng "người" như thế, nhưng với thế giới giáo dục đào tạo ai lại đòi hỏi tính từng xu, từng cắt.
Tuy nhiên, OGT phải nói ra điều mà chả ai dám nghĩ nói tới, không dám nói tới, ... Là như vầy:
Năm 1960, một năm trước khi tôi ra trường ở Bordeaux, Pháp, thì báo chí Pháp bàn ra nói vào về chuyện một số sinh viên Pháp học MBA ở Mỹ và ở lại Mỹ làm việc. Giống như ta bây giờ. Báo chí Pháp la lên là Pháp viện trợ chất xám của Pháp cho Mỹ, trong khi Mỹ là nước giàu nhất thế giới. Nhưng vì đang ở trong một thế giới tự do, dân chũ, Pháp chã làm chi được ngoài việc la làng. Pháp họ đành ngậm ngùi tính ra rằng: nuôi một du học sinh Pháp thành tài MBA không về nước  tốn cho nước Pháp 1 triệu đô trong suốt cuộc đời du học sinh, nghĩa là trên 24 năm. Nếu 10.000 người/năm không về, thì coi như Pháp viện trợ chất xám cho Mỹ mỗi năm 10 tỹ đô. 10 tỹ đô này sẽ đẻ ra bao nhiêu tỹ đô khác. Với máy tính hiện đại như bây giờ thì người ta có thể tính ra dễ dàng.
Vừa rồi tp Đà Nẵng đã lôi ra toà một nhóm trí thức được gởi ra ngoại quốc đào tạo TS theo chương trình 922, với chi phí lấy từ ngân sách, nghĩa là từ thuế của nhân dân. Sau khi thành tài đám trí thức này lấy đủ lý lẽ để không làm việc với NN, ra làm ngoài, hoặc ra ngoại quốc kiếm việc. Những người này đã vi phạm hợp đồng đã ký, nên NN có cơ sở lôi ra toà. Nhưng rốt cuộc NN cũng bị dư luận chê là bủn xỉn, thiển cận, nhỏ nhoi, và không biết trọng dụng nhân tài, v.v... Hay, hay ở chỗ là tưởng mình nhân đạo trọng dụng nhân tài, lấy tiền thuế nhân dân cho đì ăn học, để rồi bị chữi là không biết trọng dụng nhân tài, v.v.. Đến độ, một Việt kiều nào đó ở Canada, rung đùi chỉ trích một thầy giáo giỏi Olympia, học xong TS rồi về nước dạy bọn mọi con (lời của vị VK) là không giỏi tí nào, chỉ làm cho VN thụt lùi với thế giới (có ai hiểu cái corelation này không của ông VK, trí thức).
Bây giờ, nếu bạn đem áp dụng con số tính toán của Pháp, nghĩa là 1 triệu đô, thì trong trường hợp VN ta mất đi 100.000/năm sinh viên ra đi mà không ngày trở về, thì coi như ta viện trợ chất xám cho ngoại quốc (Mỹ, Anh, Úc, Canada, Đức, Pháp) trị giá 100.000 triệu đô, nghĩa là 100 tỹ đô. Nếu ta biết xuất khẩu VN mỗi năm là 120 tỹ đô, GDP vào khoảng 200 tỹ đô, thì bạn thấy là ta làm lợi cho ngoại quốc rất nhiều, trong khi VN thiếu người giỏi phát triển đất nước. Để rồi ở ngoại quốc, nhiều ông bà VK tự xem mình là thức thời, rung đùi phán rằng: các ông yêu nước trong nước (như OGT chẵng hạn) các ông lãnh đạo VN không biết làm cái con mẹ gì mà VN thua xa Thái Lan 50 năm, thua Hàn Quốc 70 năm, hoặc thua Singapore trên 100 năm, và...
Để nguỵ biện, người ta bảo với người trong nước: là nếu du học sinh thành tài không về nước, họ làm giàu cho ngoại quốc thì cũng như làm giàu cho VN. Dân (VN, trong nước hay ở nuớc ngoài) giàu là nước (VN) mạnh. Thôi các bạn FB yên giấc, đừng thắc mắc gì thêm.
Để ông kể thêm 3 câu chuyện để kết thúc vấn đề:
(1) ông ra trường vào 7/1961, thì liền sau đó lấy vợ, một cô giáo người Thuỵ Sĩ (TS). Sau tháng trăng mật, về lại TS ông bắt đầu viết thư xin việc làm. Ông viết tay 100 lá thư xin việc. Một công ty đầu tiên chấp nhận interview. Sau một hồi phỏng vấn thì họ đồng ý nhận ông làm việc, trước khi ông chịu trã lời câu hỏi chót: anh có vợ người TS, anh định ở lại TS vĩnh viễn hay là anh sẽ về lại VN sau vài năm làm việc ở đây. Ông ngây thơ trã lời rằng: tôi có ý định ở lại TS 4-5 năm lấy kinh nghiệm, rồi sau đó sẽ về lại VN với bà vợ người TS. Cái cô phỏng vấn tôi cười cười bảo tôi rằng: như vậy, chúng tôi phải từ chối tiếp nhận ông vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ông nên biết 4-5 năm trong phòng nghiên cứu là thời gian bể chai bể lọ, bắt đầu có kinh nghiệm. Nếu ông rút lui sau 4-5 năm, thì coi như đầu tư của chúng tôi thành công cốc. Ông giật mình. Xem ra họ có lý.
Về nhà, kể lại câu chuyện cho bà vợ nghe, bà cười quá trời. Đi xin việc làm mà nói ngây thơ như thế thì chết cha rồi. Sau đó, qua cuộc interview thứ hai ông xin được vào làm ở Paillard & Bolex, công ty chuyên làm camera quay phim Bolex và máy đánh chữ nổi tiếng Paillard.
Triết lý câu chuyện: là không ai vừa ra trường lại có gan gọi mình là nhân tài. Phải mất 10 năm mới biết người ấy là nhân tài hay không. Xem lại Einstein sau bao nhiêu năm mới được công nhận là nhân tài. Nếu trong CV của ai đó, nếu người ấy thay đổi xoành xoạch công việc, từ công ty này qua công ty kia, nhảy việc như cóc nhảy, thì không thể là một nhân tài, để mà hoang tưởng.
(2) Năm ngoái, nhân dân TS đã ký một quyết định trưng cầu dân ý, đại ý như sau: cho tới khi có thay đổi thì TS từ chối không chấp nhận dân nhập cư tìm việc làm. Thuỵ Sĩ bị bao quanh bởi Pháp, Đức, Áo, Ý, tiền lương ở TS cao hơn 20% so với các nước vùng ven. Tĩ lệ thất nghiệp ở TS bình quân bằng 3%. Pháp là 12%. Đức 8%, v.v.. Để tránh bị cướp công ăn việc làm, TS phải từ chối dân nhập cư trí thức cũng như lao động chân tay đến kiếm việc làm ở TS.
Triết lý của câu chuyện là người TS lý luận như vầy: một nước phải làm thế nào tạo ra những ngành nghề đáp ứng công ăn việc làm cho người trong nước, nghĩa là làm thế nào tỉ lệ thất nghiệp xuống gần bằng zero. Người TS rất ghét những người trẽ không có việc làm, mà ta đây bây giờ gọi là "tỹ phú thời gian". Do đó, ở TS, chánh quyền sở tại có quyền không cho xí nghiệp tuyển dụng người nước ngoài, nếu người trong nước đủ sức đáp ứng.
Do đó, người trong nước VN nên biết, là sở dĩ các công ty ngoại quốc tuyển dụng học sinh VN thành tài không về nước là vì họ thiếu người ngành nào đó, chứ không phải họ trọng dụng nhân tài giỏi hơn ta đâu. Nếu ngành nào đó dư thừa, thì bao giờ ưu tiên cũng là dân của họ.
(3) Câu chuyện thứ ba cũng là câu chuyện chót. Năm 1954, là năm đầu tiên của chính phủ Ngô Đình Diệm, Mỹ đem về cầm quyền. Miền Nam không có tiền chi tiêu cho chính quyền. Mỗi năm Mỹ cấp cho Miền Nam VN 700 triệu $US, để nuôi công chức và binh lính VNCH. Năm 1955, ông xin đi du học tự túc ở Pháp. Mà CP Diệm thì làm chi có ngoại tệ. Thế là ông Diệm xin Pháp viện trợ không hoàn lại một số ngoại tệ để gởi sinh viên qua Pháp. Ông là nhóm đầu tiên 100 người  được phép đi Pháp học. Có 2 hình thức: đi tự túc hoặc đi học bổng. Ông đi tự túc. Mà ông tự túc không lấy một xu của gia đình. Ông bố ông là một y tá quèn ở bệnh viện Nha Trang, với 7 đứa con đang tuổi ăn học, thì làm gì có tiền mà cho ông đi Tây với đi Tàu. Nhưng thời ấy, có một thị trường chợ đen ngoại tệ. Du học sinh được bộ QGGD cho phép du học thì sẽ được cấp một sổ hối đoái, hằng tháng được phép chuyễn ngân một số quan Pháp. Giá quan chợ đen cao gấp hai quan sổ hối đoái. Như vậy, khi vào đại học ở Bordeaux, ông chỉ cần tìm một cậu sinh viên VN có gia đình giàu có ở Saigon, đi với ông bố ông đến viện hối đoái , trả tiền chuyễn ngân đươc phép, thì ở Bordeaux, khi nhận tiền, thì ông đưa 1/2 cho cậu sinh viên con nhà giàu mà xài tiền như nước. Thế là với số nửa ngoại tệ còn lại, ông biết tiết kiệm là sống dư sức. Do đó, ông du học tự túc không tốn một xu cho gia đình.
Nhưng có một điều ít khi ai biết đến là : ông Diệm có ký với Pháp, là người ông Diệm gởi qua Pháp học, sau khi thành tài, Pháp phải tống cổ về lại VN. Ông Diệm cũng đã ký với Mỹ như thế với học bổng Fullbright và tự túc; ông Diệm cũng đã ký với Úc như thế với học bổng Colombo. Nhưng khi ông Diệm bị ám sát năm 1963, thì các hiệp định kể trên người ta lặng lẽ bỏ qua, nên du học sinh thành tài không về nước cũng không sai.
Để tóm lược câu chuyện là: (1) NN quên tính số tiền mà người trẽ nợ NN và nợ gia đình, khi nuôi dưỡng họ từ khi thụ thai cho tới ngày họ bỏ nước ra đi tìm đường..."(gì nhỉ)"; (2) người trẽ không biết số tiền nợ đó (mà đôi khi người ta lãng mạn qui thành tình yêu nước mơ hồ khó đòi), một chuyện bất thành văn, nên ung dung vi phạm hợp đồng với tổ quốc (mà NN và cha mẹ là đại diện) không một chút cắn rứt lương tâm, mà cha mẹ xưa cỗ lỗ xĩ: gọi là đồ bất hiếu.
Tới đây, ông xin chấm dứt câu chuyện về du học sinh thành tài không về nước. Có người đòi ông cho một dòng về quan điễm của ông về vấn đề này: ông trã lời rằng người ta không công bằng đối với đất nước, trong khi họ đòi hỏi NN phải công bằng đối với họ. Các bạn có nhớ câu nói nổi tiếng của Ông Võ Văn Kiệt không? Nếu không nhớ thì nhờ Quách Tuấn Khanh nhắc lại cho.
******************
12/12/2015: Trưa

DU HỌC SINH THÀNH TÀI KHÔNG VỀ NƯỚC

OGT vừa viết trên FB 3 bài tham luận về đề tài đang gây tranh cãi: "du học sinh thành tài không về nước". OGT cũng đã chia sẽ các bài tranh cãi lên FB của OGT để rộng đường theo dõi.

OGT cũng đã sao các bài này cho anh em SAMIS. Sau đây là một phản hồi:

Chú kính mến,

Chú viết rất hay và chính xác. Bà xã cháu có đứa cháu ở Biên Hòa học rất giỏi, hơn 1 năm trước mẹ của nó có hỏi ý kiến bà xã cháu để quyết định cho nó chọn lựa:

·        Hoặc đi du học bằng tiền của UBND TP. Biên Hòa, sau đó về phục vụ chính quyền   địa phương 5-10 năm gì đó.
·        Hoặc đi học Đại học Y Dược TP.HCM vì được tuyển thẳng.

Cháu chỉ góp ý với bà xã thế này: em nói nó cân nhắc nếu đi du học thì sau này phải giữ đúng lời hứa với người ta vì mình phải có lòng tự trọng; còn nhắm không muốn làm việc cho chính quyền địa phương thì đừng có đi du học.
Cuối cùng nó chọn học Đại học Y dược TP.HCM.

Ai cũng muốn bảo vệ cái tôi, vì thế họ luôn cho mình đúng. Cháu làm cho công ty nhà nước, có những cái không hài lòng, bất mãn, nhưng mình vẫn phải làm việc nghiêm chỉnh vì: lãnh lương hàng tháng của công ty! Đấy là lòng tự trọng!

Kính chúc chú sức khỏe

****************

14/12/2015:  Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG   -  BẢI THỨ 11


BỘ TRƯỠNG HỎI. DÂN QUÈN TRÃ LỜI.

Chiều 12/12, tại cuộc thảo luận với chủ đề Phát triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Quân, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ đã dành ba câu hỏi cho các tài năng khoa học trẻ:

(1) Một là, vì sao người Việt có trí tuệ, học tập không thua kém các dân tộc khác nhưng đất nước lại không phát triển nhanh như kỳ vọng? 

(2) Hai là, vì sao những người giỏi, đặc biệt là những người giỏi và trẻ lại không tham gia nhiều vào hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong khi nhà nước rất cần người tài để xây dựng cơ chế chính sách? 

(3) Câu cuối cùng, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ muốn biết vì sao nhiều người giỏi đi học ở nước ngoài lại không muốn về nước?

Sao, bạn có thấy ngớ ngẫn 3 điều trăn trỡ, xem như thật, của ông đứng đầu một Bộ. 

Theo OGT: (1) khi ta gọi có "đầu óc", nghĩa là cái óc nằm trên đầu con người có bổn phận nằm trên tất cả các bộ phận khác của con người để điều khiển hoạt động của con người. Từ đó người ta bảo nếu có đầu óc là phải biết tính toán, biết suy nghĩ thiệt hơn. Nếu không, thì dân ngu khu đen gọi là đầu ỏc bã đậu. (2) một người được đề bạt lên đứng đầu một bộ trong chính quyền, thì người này phải là người có đầu óc suy nghĩ đến nơi đến chốn và đến mọi vấn đề liên quan đến bộ môn của mình, chứ ai lại tổ chức một cuộc họp yêu cầu người họp trã lời tìm ra thắc mắc giùm mình. Thế ông đứng đầu bộ dùng để làm gì? Để tổ chức Hội Nghị Diên Hồng lấy ý kiến hả?

Câu hỏi thứ nhất có thể trã lời không cần đắn đo: người Việt học rất giỏi nhưng theo kiểu từ chương học vẹt, tệ hại nhất là không biết ứng dụng những điều mình đã học. Mà muốn phát triển đất nước, thì phải biết ứng dụng những kỹ thuật đã có đâu đó trên thế giới, tạo công ăn việc làm cho người dân. TD trong ngành CNTT sinh viên tin học ra trường rất nhiều, nhưng vào xí nghiệp thì lại không biết tí gì về ứng dụng tin học vào quản trị xí nghiệp kiểu ERP. Kết quả là chỉ biết làm out sourcing, theo yêu cầu của ngoại quốc đã phân tích thiết kế đi trước. Lâu lâu, được cái game flappy bird của N Hà Đông thì người ta làm rùm beng. NN chỉ biết chăm bẵm tính thuế trên doanh thu cũa Hà Đông.

Hồi thời chiến tranh lạnh, LX bị Mỹ cấm vận nghiệt ngã, người Nga đâu có nhiều tiền, và sinh viên đâu được phép qua học ở các nước tư bản tiên tiến, thế mà LX đã lên cung trăng trước Mỹ, cũng như các vũ khí của Nga chẵng thua gì của Mỹ. Tụi Mỹ rất ngạc nhiên là LX có bom nguyên tử sau Mỹ chỉ một năm. Tại sao LX vẫn phát triễn mạnh mẽ về kỹ thuật: (1) LX chú trọng về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng. Thời bị cấm vận, chánh phủ LX ra lệnh cho tất cả các toà đại sứ của mình ở các nuớc tư bản phải mua tất cả sách vỡ kỹ thuật khoa học ở các nước sở tại gởi về Nga theo đường ngoại giao (nghĩa là túi xách ngoại giao, không bị kiểm dich) rồi chính phủ chỉ đỉnh viện nghiên cứu nào học, ứng dụng và dạy cho sinh viên cái gì, để đuổi kịp bọn tư bản, Như vậy, LX khỏi tốn tiền cho sinh viên du học, các nhà nghiên cứu Nga phải tự mình tưởng tượng tạo ra những phòng thí nghiệm cho mình. Bây giờ, có Internet, và hacker, Nga đâu có thua gì Mỹ, dù bị Mỳ chèn ép, chơi đểu với Nga. 

Câu hỏi thứ hai chã có chi rắc rối để trã lời: (1) lương nhà nước bèo quá, phải làm thêm chân trong chân ngoài, mới đủ sống. Như vậy giỏi trẽ, ra ngoài làm ăn với tư nhân, hoặc tự mình mở xí nghiệp kinh doanh, khỏi lệ thuộc sếp gia trưởng nào. Nói thế, không phải ông trẻ nào cho mình giỏi hơn bố mình ra ngoài làm ăn, là thành công đâu. Họ cũng thất bại ê chề không dám nói ra mà thôi. Cứ xem ông Dương Chí Dũng, bằng cấp đầy mình, vào làm NN đó, rốt cuộc làm cho Vinashin-Vinalines sụp 96.000 tỹ VND giờ này ngóc đầu chưa nỗi; (2) NN cần người xây dựng cơ chế chính sách. Bọn trẽ cho nó qua Mỹ, Úc, Canada, Pháp, học khoa học kỹ thuật, chứ có học đâu về quản lý công đâu, mà có đi nữa thì cũng quản lý kiểu tư bản, chứ đâu kiểu XHCN. Các vị lãnh đạo, kể cả các vị như Trần Đình Thiện, ông Lê Thẩm Dương gì đó, nói thì giỏi, nhưng họ chưa chắc biết con đường XHCN nó chạy theo xa lộ 100 CS/G hay theo cái đường làng 5 CS/G. 

Cuối cùng câu hỏi thứ 3: du học sinh thành tài không chịu về, thì OGT đã phân tích kỹ trong 3 bài, thuộc nhóm Suy nghĩ lung tung lang tang của ông trên FB. Có thể trã lời ngắn gọn: du học sinh khi làm hồ sơ xin du học là trong lòng họ đã ý thức rõ ràng là sẽ không trở về. Trong đầu họ đã thầm ca: "một đi là không trở về, hai đi thề không lưu luyến". 

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi: vì sao đa số học sinh trường Lê Hồng Phong (Petrus Ký) sau khi thi xong lớp 12, thì nạp hồ sơ du học qua Úc? Và lẽ dĩ nhiên khi thành tài thì xin việc làm ở Úc, sau đó qua Mỹ.

Để kết thúc câu chuyện, OGT xin kể một câu chuyện xãy ra cách đây 54 năm khi ông đang du học ở Bordeaux, Pháp. Năm 1961, ông đang ở ký túc xá sinh viên, thì một ngày nọ xuất hiện cạnh phòng ông một cậu người Nhật. Ông hỏi liền, cậu qua đây học gì thế. Cậu ta bão: học tiếng Pháp. Ông bảo học tiếng Pháp thì lên Paris, học giọng chuẩn hơn là ở Bordeaux. Cậu ta trã lời, ở đây học tiếng Pháp cũng được, tôi định học trong 2 năm rồi qua các nước Phi Châu nói tiếng Pháp, mở đại lý bán hàng Nhật. Vã lại, ở Bordeaux, có nhiều sinh viên da đen học đại học, những người sau này về nước làm lớn, nên tôi kiểm cách làm quen tất cả, để về sau ở Phi Châu tôi sẽ làm ăn với họ. Ông thật tình phục cậu Nhật này. Đây là một chính sách có ý đồ rõ ràng của người Nhật. Ngoài ra, tôi đế ý, ông cậu ta có bộ đồ chụp hình rất tối tân. Khi hỏi, thì cậu ta được lệnh chụp tất cả những cái gì là lạ không có ở Nhật, mà có ở Pháp. Cậu ta bảo hằng tháng cậu ta về họp ở toà đại sứ Nhật Bản với tất cả những người Nhật khác. Họ phải báo cáo họ chụp hình gì, thấy gì, nghe gì để sau đó gởi về Nhật tổng hợp từ đó khuyến cáo sản xuất gì, nghiên cứu gì. Ôn nghe được như thế, nên thấy kinh người Nhật. Bà vợ của Ôn người Thuỵ Sĩ,  một ngày nọ, bà thốt một câu: các anh nên coi chừng người Nhật. Tới giờ này, ông vẫn chưa hiểu bà đầm ông đi từ những nhận xét nào mà đi tới việc phát biểu ý kiến trên, mà không chịu giãi thích ông rõ. Câu chuyện của cậu Nhật Bản kể trên đưa ông tới một sự kiện: vào những năm 1960-70 thì ở Pháp, người ta chế ra chiếc xe goi là velosolex, hoặc mobylette, xe hai bánh chạy bằng xăng. Xe bán phổ biến ở Pháp, ở các nước châu Phi thuộc Pháp và ở VN. Nhưng qua 1965, thì các xe Honda Nhật bắt đầu thâm nhập vào VN (do Âu Trường Thanh, bộ trưởng Bộ kinh tế cho nhập 300k chiếc, và vì thế ông ta bị mất chức) và vào thị trường châu Phi. Xe Mobylette của Pháp sạt nghiệp. Ông tin chắc là cậu Nhật kể trên cỏ thể là một trong những người đi làm gián điệp thương mãi (hay là xúc tiến thương mại) một cách thực địa.

Nói tóm lại, các nhà lãnh đạo NN VN ta không biết làm gì cả. Chỉ ngồi chờ sung rụng và trắc trở, than vãn cho vui mà thôi. Có phải vậy không các bạn FB.

Xin chào và Hãy đợi đấy. Chờ ta đi qua Canada học tập xổ số kiến thiết, máy hút nhân tài, v.v...
*****************

15/12/2015: Chiều

Bạn có bao giờ ngồi lại làm cái việc bao đồng như sau: ban thữ liệt kê xem những vật dụng trong nhà bạn đang dùng là đồ do dân VN, hoặc do một xí nghiệp VN sáng chế ra? Rồi tiếp theo bạn cũng cái việc bao đồng này đối với những đồ trong văn phòng làm việc, trong tất cả tỉnh thành trong nước. Chắc bạn có câu trã lời, không có gì cả ngoài những đồ ăn uống,đồ ẩm thực. Mà ẫm thực là do những bà già trầu quê mùa chế ra.

Như vậy, bạn có thể kết luận: người Việt ta không có óc sáng tạo, chỉ có óc bắt chước. Cho nên khi các du học sinh VN thành tài không chịu về, họ nói ở lại nước ngoài là muốn nghiên cứu, và họ muốn cống hiến những khám phá của họ cho nhân loại, thì đây là chĩ một biện minh sáo rỗng, xạo 100%.


*****************
15/12/2015: Trưa

Không biết mấy ông to đầu trăn trở vì sao du học sinh thành tài không về nước, có biết chuyện này không:

Một đứa con gái, con một anh bạn của OGT, hiện đang du học ở Mỹ sắp về nước, kể với ông bạn: là nhiều toán người từ Singapore qua Mỹ và Úc đi đến từng trường đại học tìm gặp những sinh viên VN, Ấn độ, và TQ, loại giỏi, tự túc khuyên chúng nên về Sin học, có học bổng và sau đó có sẵn công ăn việc làm. Việc làm của toán người này là săn đầu người. Người ở đây là tinh hoa của các nước khác.

Bạn cố mà tiêu thụ cái tin này đi. Còn các ông lớn thì đang mơ màng dưới cây sung chờ nhân tài...

********************
15/12/2015: Sáng

Do tiến bộ như vũ bảo của CNTT, trong ngân hàng người ta đang đối mặt với hiện tượng mà người Mỹ gọi là "Uber moment", nghĩa là số chi nhánh ngân hàng sẽ giảm đi 50%. Số dịch vụ ngân hàng sẽ chuyển từ ngân hàng qua Internet Banking, thông qua smartphone. Từ đầu năm đến nay ở Mỹ, 100.000 nhân viên các ngân hàng lớn HSBC, Barclay, Credit Suisse, .. đã bị cho về vườn đuổi gà cho vợ. 

Do đỏ, số sinh viên đi về MBA, Kinh tế cũng sẽ giảm mạnh. Số lập trinh viên cho mobile sẽ tăng nhanh.

******************
15/12/2015: Tối

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG  -  Bài thứ 12

CHUYỆN 10 NĂM BÂY GIỜ MỚI KỂ

Ôn với Bà (một cô giáo người Thuỵ Sĩ) không có con cái. Cách đây 10 năm, một cô sinh viên người Đà Lạt, qua giới thiệu của một ông linh mục, đến gặp ông bà xin một cái học bổng. Cô nhỏ học hoá ở DHBK. Ông và Bà đã đồng ý. Qua năm sau, cô ta đến nói cám ơn Ông Bà xin khỏi cho học bổng nữa vì cô ta đã vừa học vừa làm gia sư, nên đã kiếm đủ tiền sinh sống. Ông Bà rất phục sự tự lập của cô bé. Thỉnh thoảng từ đó cô nhỏ hay đến thăm ông bà. Ba năm sau ra trường, cô ta kiếm được việc làm tại nhà máy sản xuất da giày ở Bình Dương. Một lần đến thăm ông bà, hỏi qua tình hình công ăn việc làm ra sao, cô nhỏ bảo rằng ổn định, nhưng chán ngắt, vì ngày nào sáng đến tối chì làm cái công việc tẻ nhạt là làm keo dán cho từng lô hàng. Cô nhỏ định bỏ nghề, tìm một nghề gì giúp đở người nghèo. Vì là dân công giáo Bắc 54, nên lòng thương người nghèo là mục tiêu sống của cô nhỏ. Thế là ông bà gợi ý, nếu ưng đổi nghề, thì nên đi học nông nghiệp ở Hà Lan, rồi về lập hợp tác xả giúp người dân tộc.  Vì không biết làm nông nghiệp, nên người dân tộc suốt đời làm ruộng, đi vay tiền của người Kinh, rồi đến mùa bán lúa non, thì cuối cùng tay trắng. Theo gợi ý của ông bà, cô nhỏ đã 28 tuổi không còn nhỏ nữa, đã tìm ra một đại học Hà Lan dạy nông nghiệp bằng tiếng Anh. Thế là Bà đồng ý tài trợ 40.000 euro (1,2 tỹ VND) trong 2,5 năm cho cô nhó. Trong thời gian học ở Ha Lan ông yêu cầu cô Phúc, đây là tên cô ta, tìm hiểu hoạt động các hợp tác xả của Hà Lan, đồng thời cố gắng làm  quen với những tổ chức ONG có thể tài trơ những dự án về sau của mình nếu có. Sau 2,5 năm, Phúc về lại Đà Lạt, thì công ty hoa Hasfarm ở Đà Lạt, biết Phúc tốt nghiệp ở Hà Lan về nên đề nghị cô vào làm việc cho công ty. Phúc hỏi ý kiến ôn bà. Ôn Bà khuyên là nên làm bán thời gian, để lấy kinh nghiệm tổ chửc và vận hành một công ty. Thời gian còn lại thì tổ chức lần công ty nông nghiệp của Phúc. Sau 3 năm làm việc ở Halsfarm, Phúc thôi việc ở đó rồi dành trọn thời gian cho dự án của Phúc. Địa bàn hoạt động ngày càng lớn, Phúc phãi mua xe hơi để di chuyển và tuyển thêm người giúp việc cho cô ta và có vài ONG ngoại quốc tài trợ hoạt động. Gần đây, cô ta dự tính thành lập một trung tâm training về Nông Nghiệp cho con cái người dân tộc, do một ONG Đức tài trợ. Nói tóm lại, tư từ công việc phát triển theo chỉ định.

Các BFB sẽ tự hỏi sao ông đem câu chuyện của Phúc ra kể ở đây. Có lẽ Phúc cũng đang đọc bài này. Ông xin cho biết lý do: 

(1) số giờ sinh viên ở Hà Lan phải trãi qua là 2.000 giờ/năm. Coi như là sinh viên ở trường gần 10 giờ/ngày kể cả ăn uống. Trong khi ấy sinh viên VN mất bao nhiêu giờ học: xin thưa 700 G/năm. Trong 2,5 năm sinh viên HL học 5.000 giờ, còn sinh viên VN trong 4,5 năm chỉ học được 3.000 giờ. 2,5 năm VS 4,5 năm mà kiến thức 5.000 giờ VS 3.000 giờ, thì bạn thấy rõ là ta bỏ đi khá nhiều tuổi thanh xuân để có kiến thức bằng nữa người ngoại quốc. Do đó xí nghiệp VN không tuyển sinh viên ra trường ở VN, vì kiến thức thiếu thốn khá nghiêm trọng. Nếu buộc tuyển thì xí nghiệp VN ớn nhất là tái đào tạo kiến thức của sinh viên ra trường ở VN. 

(2) Ở đây, cô Phúc, cô ấy biết cô học gì, khi thành tài cô không đặt ra vấn đề ở hay về, mà biết cô phải về làm theo địa chĩ. Còn sinh viên ở VN hay sinh viên VN ở ngoại quốc lựa chọn ngành học không theo tiêu chỉ nào cả, ra trường không biết làm việc ở đâu. Nghĩa là làm việc một cách hồ đô, không mục tiêu/địa chỉ rõ ràng. Do đó thành tài ở ngoại quốc không về nước là phải, hoặc ra trường ở trong nước thất nghiệp là phải.

(3) Nói tóm lại, đối với OGT tội đồ trong vụ việc này là các giãng viên đai học. Đang lẽ họ cho ra một ổ bánh mì 5.000 gam bột nướng trong 2,5 phút, thì họ cho ra ra một ổ bánh mì 3.000 gam bột nướng trong 4,5 phút. Nghĩa là một ổ bánh mì dỗm.

Bộ GDDT nên xem lại chất lương giáo dục. OGT có cãm tưởng là hiện đội ngủ giãng viên không có chất lượng. Có thể phần lớn là dỗm, nhất là trong ngành tin học. Nên nhớ,  nếu có chất lượng tương đương với ngoại quốc, cung cấp kịp thời và và người thành tài được trả thù lao đúng chất lượng thì vấn đề du học sinh thành tài không về nước sẽ không được đặt ra. 

Không biết các ông lớn giáo dục có biết rõ vấn đề hay không?

*****************

18/12/2015: Tối, lên giường rồi

Bạn biết không: báo Le Monde bảo rằng: dân số Pháp hiện cỏ 60 triệu người (VN: 93 triệu), thì có đến 20% dân số , nghĩa là 12 triệu người, có vấn đề về nhà ở. Từ nhiều năm nay, Pháp bị khủng hoảng về nhà ở. Trong số 12 triệu kể trên thì có 3,8 triệu người có vấn đề nghiêm trọng: vô gia cư (nghĩa là ngủ ngoài đường dưới những tấm thùng giấy) hoặc có nhà ở không có tiện nghi. Bây giờ, khũng hoảng người nhập cư từ Syrie sang lảm cho vấn đề nhà ở trầm trọng hơn. Hoạ vô đơn chí.

Bạm xem lại tp HCM ta đang ở với 10 triệu người, trong ấy cỏ 2 triệu người dân nhập cư từ các tỉnh đến. Bạn tự điều tra xem ta có vấn đề gì không, trước khi chữi NN. 

************
18/12/2015: Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG, BÀI THỨ 13

TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG BẰNG ĐÔ KHÔNG ĐƯỢC TÍNH LÃI... TẠI SAO THẾ BỐ...?

Ngân Hàng TW VN thông báo, kể từ nay trở đi, tiền $US gởi ở tài khoản ngân hàng sẽ không được tính lãi. Tại sao thế? Không ai giãi thích. 

Thôi thì ta tự tìm hiểu lấy.

Theo nguyên tắc, công dân nước nào cũng phải dùng đồng bạc nội địa của nước đó. Không cho phép sữ dụng ngoại tệ. Muốn sữ dụng ngoại tệ phải qua hối đoái. Người ta chỉ sữ dụng ngoại tệ khi đi du lịch, hoặc mua hàng hoá ngoại bán lại trong nước. Đó là nguyên tắc.

Nhưng khi người ta vượt qua nguyên tắc thì sao. Thí dụ, một thời sau khi VN bình thường hoá với Mỹ, năm 1995, cấm vận Mỹ bị gỡ bỏ, thì người ta giao dịch bằng vàng, bằng $US. Loạn cả lên. Nhà đất, BDS tính theo vàng. Các tua du lịch, các cú mua dâm, các hàng hoá nhập khẩu đều tính bằng đô la một cách tỉnh bơ. Như vậy, khi mua một cái chi dính đến ngoại quốc là đều tính bằng đô hoặc bằng cây. Kết quả là khi bạn muốn mua một mặt hàng nào đó, qua 2 ngày sau mới đủ tiền mua, thì qua ngày đó tỉ giá hối đoái lên, thì số tiền dành dụm không đủ mua mặt hàng. Đồng tiền VN bị coi rẽ. Và nếu một thế lực ngoại ảnh hưởng lên tỹ giá hối đoái, thì coi như chủ quyền bị xâm phạm. 

Do đó, những năm về sau này, NN lần lượt đóng tất cả các sàn vàng, và các sàn đô la. Nhưng có vô lý vẫn còn cho hiện hữu những tài khoảng bằng đô trả lãi. Muốn trã lãi bằng đô, thì ngân hàng phãi có những dịch vụ cho vay bằng đô. Nếu cấm giao dịch bằng đô, thì lấy đâu ra đô mà trã lãi cho người gởi phải không?

Nếu bạn biết câu chuyện như sau, thì bạn sẽ hiểu động tác của NN VN. Chắc bạn biết ngân hàng Thuỵ Sĩ rất dễ dàng trong việc ký gởi tiền bạc. Mã số tài khoản khách hàng được giữ bí mật. Ngân hàng TS không hỏi nguồn gốc tiền gữi của khách hàng. Các chính quyền không có quyền biết. Do đó, ngân hàng TS là nơi chứa chấp tiền tham nhũng, tiền bán ma tuý, mại dâm, nghĩa là tiền đen. 

Khi Putin lên cầm quyền nuớc Nga đầu năm 2001, thì 100 tay tỹ phú Nga phãi trốn chạy khỏi Nga, đem qua gởi ở TS nghe nói đến 400 tỹ đô. Như vậy, các ngân hàng TS lấy tiền đâu mà trả lãi cho số tiền 400 tỹ kia. Đô la đổ vào thình lình như thế, chẵng khác nào bị lũ lụt, không kịp thấm vào nền kinh tế TS thì làm sao ngân hàng TS có thể đầu tư đâu đó dể có lãi trả cho người gởi tiền. Thế là chính phủ TS yêu cầu người gởi Nga phãi trả một chi phí giữ tiền cho ngân hàng, thay vì ngân hàng TS trả lãi tiền gởi cho người Nga. Lô gic phải không. 

Ở đây, OGT nghĩ rằng NN VN cũng theo cái lô gic của ngân hàng TS, may là chưa lấy phí, chỉ mới không trả lãi mà thôi.

OGT là một tay kỹ thuật, nhưng tìm hiểu các cơ chế vận hành một đất nước, thì từ trước đến giờ OGT bao giờ cũng tìm hiểu tĩ mĩ để biết các động tác của chính quyền với dân chúng ra sao.

*****************
19/12/2015: Sáng

Có một BFB viết cho OGT như vầy: " Chỉ cần sinh viên tỉnh lên thành phố học xong về giúp quê hương thôi là lý giải được tại sao du học sinh thành tài không về. "

OGT đã trả lời như sau: "Vấn đề du học sinh thành tài không chịu về nước, rất phức tạp hơn là chuyện sinh viên tĩnh lẻ lên SG hay HN, mặc dù cả hai vấn đề thuộc hiện tượng nước chảy chỗ trũng. Các nước châu Âu như Pháp, Ý hoặc Tậy Ban Nha, Hy Lạp ... đều cùng có hiện tượng nguời trẽ đổ xô về kinh đô sống, nhưng lại không có hiện tượng du học bõ nước di luôn như ở VN. Có thể VN là nước duy nhất. Ở Pháp, vùng miền trung như Massif Central thì có những làng xưa bây giờ chỉ còn những ông bà già sinh sau thế chiến 2 ở mà thôi. Vắng bóng con trẽ. Thì VN cũng vậy thôi. Nhưng ở các nước châu Âu không có ai dư tiền cho con di học ngoại quốc thành tài không về như ở VN. Mỗi năm ở VN coi như 100.000 người không chịu về. Ở Pháp, học phí đại học và sinh hoạt phí rất rẽ, 10.000 đô/năm, trình độ đại học rất cao, nhưng số bỏ đi ngoại quốc rất thấp (30.000 người năm 2014), như vậy tại sao. Nguyên do là giới trí thức và nhà giàu VN, học thì rất giỏi, nhưng lại không biết tạo công ăn việc làm cho người trong nước, mặc dầu NN VN là CS nhưng đã chủ trương cho doanh nghiệp tư nhân làm ăn. Chỉ biết nhập hàng về bán kiếm lời. Hoặc chỉ biết ép giá nông dân xuất khẩu lấy lời. Thế thôi. Và đi làm công chức. Nói tóm lại, trí thức VN không có đầu ỏc sáng tạo, khởi nghiệp, chỉ biết đi làm thuê, chỉ biết hưỡng thụ những tiện nghi ngoại quốc chế ra mà thôi. Nên số 400.000 người thành tài ở nước ngoài thì sáng tối cũng chỉ biết đi làm thuê mà thôi.

****************


22/12/2015: Chiều

OGT có cái thắc mắc, không biết ai có thể giãi thích giùm.

Từ ngày ông toán học Ngô Bảo Châu được nỗi tiếng nhờ giãi Field, thì 2 NN Mỹ và VN đã trọng dụng ổng. 

Gần hai năm rồi, không biết ông làm cái gì, xứng với sự trọng dụng của 2 NN, không thấy. Chỉ thấy nhiều lần ông được mời phát biểu, một lần với cái báo cáo tổ chức lại nền giáo dục tơi tả tả tơi của VN, và 2 lần nghe ổng và bạn bè đã dịch truyện và phát hành. Mà truyện có dính dáng gì với toán học không nhỉ. 

Rồi vừa rồi ông còn đề nghị ứng dụng toán vào tin học. Hiện thời bên Mỹ đang cao trào tìm cách xữ lý khối khổng lồ liên quan đến dữ liệu toàn thế giới được gọi là Big Data. Người ta đang cho lương rất cao đối với những phân tích viên tin học nào biết thêm về toán học, tham gia vào viêc xữ lý Big Data. Bạn cứ tưởng tượng Big Data như đóng bùn thu thập từ các ống cống của cả thế giới. Từ cái đám bùn khổng lồ, phải làm sao trích ra những dữ liệu quý như vàng, như kim cương, do toán mà ra. 

Nghĩa là Toán và Tin hai ta bắt tay cùng kiếm tiền, cho bà con Thế Giới biết Trí Tuệ VN là gì. Bà con nhớ ũng hộ nhà toán NBC.

***************

26/12/2015:  Chiều

SÁCH EBOOK MỚI RA CỦA OGT

Thông báo cùng bà con cô bác: ngày hôm qua, 25/12/201, NXB Trẽ đã cho phát hành dưới dạng ebook, tập sách PP Warnier, và 3 tập sách lập trinh ngôn ngữ C#. Dưới đây là những link, các bạn có thể đặt mua trực tuyến.




Chúc bà con vui vẽ cuối tuần

OGT