Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

BỘ TRƯỞNG HỎI, DÂN QUÈN TRẢ LỜI...


14/12/2015:  Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG   -  BẢI THỨ 11


BỘ TRƯỠNG HỎI. DÂN QUÈN TRÃ LỜI.

Chiều 12/12, tại cuộc thảo luận với chủ đề Phát triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Quân, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ đã dành ba câu hỏi cho các tài năng khoa học trẻ:

(1) Một là, vì sao người Việt có trí tuệ, học tập không thua kém các dân tộc khác nhưng đất nước lại không phát triển nhanh như kỳ vọng? 

(2) Hai là, vì sao những người giỏi, đặc biệt là những người giỏi và trẻ lại không tham gia nhiều vào hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong khi nhà nước rất cần người tài để xây dựng cơ chế chính sách? 

(3) Câu cuối cùng, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ muốn biết vì sao nhiều người giỏi đi học ở nước ngoài lại không muốn về nước?

Sao, bạn có thấy ngớ ngẫn 3 điều trăn trỡ, xem như thật, của ông đứng đầu một Bộ. 

Theo OGT: (1) khi ta gọi có "đầu óc", nghĩa là cái óc nằm trên đầu con người có bổn phận nằm trên tất cả các bộ phận khác của con người để điều khiển hoạt động của con người. Từ đó người ta bảo nếu có đầu óc là phải biết tính toán, biết suy nghĩ thiệt hơn. Nếu không, thì dân ngu khu đen gọi là đầu ỏc bã đậu. (2) một người được đề bạt lên đứng đầu một bộ trong chính quyền, thì người này phải là người có đầu óc suy nghĩ đến nơi đến chốn và đến mọi vấn đề liên quan đến bộ môn của mình, chứ ai lại tổ chức một cuộc họp yêu cầu người họp trã lời tìm ra thắc mắc giùm mình. Thế ông đứng đầu bộ dùng để làm gì? Để tổ chức Hội Nghị Diên Hồng lấy ý kiến hả?

Câu hỏi thứ nhất có thể trã lời không cần đắn đo: người Việt học rất giỏi nhưng theo kiểu từ chương học vẹt, tệ hại nhất là không biết ứng dụng những điều mình đã học. Mà muốn phát triển đất nước, thì phải biết ứng dụng những kỹ thuật đã có đâu đó trên thế giới, tạo công ăn việc làm cho người dân. TD trong ngành CNTT sinh viên tin học ra trường rất nhiều, nhưng vào xí nghiệp thì lại không biết tí gì về ứng dụng tin học vào quản trị xí nghiệp kiểu ERP. Kết quả là chỉ biết làm out sourcing, theo yêu cầu của ngoại quốc đã phân tích thiết kế đi trước. Lâu lâu, được cái game flappy bird của N Hà Đông thì người ta làm rùm beng. NN chỉ biết chăm bẵm tính thuế trên doanh thu cũa Hà Đông.

Hồi thời chiến tranh lạnh, LX bị Mỹ cấm vận nghiệt ngã, người Nga đâu có nhiều tiền, và sinh viên đâu được phép qua học ở các nước tư bản tiên tiến, thế mà LX đã lên cung trăng trước Mỹ, cũng như các vũ khí của Nga chẵng thua gì của Mỹ. Tụi Mỹ rất ngạc nhiên là LX có bom nguyên tử sau Mỹ chỉ một năm. Tại sao LX vẫn phát triễn mạnh mẽ về kỹ thuật: (1) LX chú trọng về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng. Thời bị cấm vận, chánh phủ LX ra lệnh cho tất cả các toà đại sứ của mình ở các nuớc tư bản phải mua tất cả sách vỡ kỹ thuật khoa học ở các nước sở tại gởi về Nga theo đường ngoại giao (nghĩa là túi xách ngoại giao, không bị kiểm dich) rồi chính phủ chỉ đỉnh viện nghiên cứu nào học, ứng dụng và dạy cho sinh viên cái gì, để đuổi kịp bọn tư bản, Như vậy, LX khỏi tốn tiền cho sinh viên du học, các nhà nghiên cứu Nga phải tự mình tưởng tượng tạo ra những phòng thí nghiệm cho mình. Bây giờ, có Internet, và hacker, Nga đâu có thua gì Mỹ, dù bị Mỳ chèn ép, chơi đểu với Nga. 

Câu hỏi thứ hai chã có chi rắc rối để trã lời: (1) lương nhà nước bèo quá, phải làm thêm chân trong chân ngoài, mới đủ sống. Như vậy giỏi trẽ, ra ngoài làm ăn với tư nhân, hoặc tự mình mở xí nghiệp kinh doanh, khỏi lệ thuộc sếp gia trưởng nào. Nói thế, không phải ông trẻ nào cho mình giỏi hơn bố mình ra ngoài làm ăn, là thành công đâu. Họ cũng thất bại ê chề không dám nói ra mà thôi. Cứ xem ông Dương Chí Dũng, bằng cấp đầy mình, vào làm NN đó, rốt cuộc làm cho Vinashin-Vinalines sụp 96.000 tỹ VND giờ này ngóc đầu chưa nỗi; (2) NN cần người xây dựng cơ chế chính sách. Bọn trẽ cho nó qua Mỹ, Úc, Canada, Pháp, học khoa học kỹ thuật, chứ có học đâu về quản lý công đâu, mà có đi nữa thì cũng quản lý kiểu tư bản, chứ đâu kiểu XHCN. Các vị lãnh đạo, kể cả các vị như Trần Đình Thiện, ông Lê Thẩm Dương gì đó, nói thì giỏi, nhưng họ chưa chắc biết con đường XHCN nó chạy theo xa lộ 100 CS/G hay theo cái đường làng 5 CS/G. 

Cuối cùng câu hỏi thứ 3: du học sinh thành tài không chịu về, thì OGT đã phân tích kỹ trong 3 bài, thuộc nhóm Suy nghĩ lung tung lang tang của ông trên FB. Có thể trã lời ngắn gọn: du học sinh khi làm hồ sơ xin du học là trong lòng họ đã ý thức rõ ràng là sẽ không trở về. Trong đầu họ đã thầm ca: "một đi là không trở về, hai đi thề không lưu luyến". 
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi: vì sao đa số học sinh trường Lê Hồng Phong (Petrus Ký) sau khi thi xong lớp 12, thì nạp hồ sơ du học qua Úc? Và lẽ dĩ nhiên khi thành tài thì xin việc làm ở Úc, sau đó qua Mỹ.

Để kết thúc câu chuyện, OGT xin kể một câu chuyện xãy ra cách đây 54 năm khi ông đang du học ở Bordeaux, Pháp. Năm 1961, ông đang ở ký túc xá sinh viên, thì một ngày nọ xuất hiện cạnh phòng ông một cậu người Nhật. Ông hỏi liền, cậu qua đây học gì thế. Cậu ta bão: học tiếng Pháp. Ông bảo học tiếng Pháp thì lên Paris, học giọng chuẩn hơn là ở Bordeaux. Cậu ta trã lời, ở đây học tiếng Pháp cũng được, tôi định học trong 2 năm rồi qua các nước Phi Châu nói tiếng Pháp, mở đại lý bán hàng Nhật. Vã lại, ở Bordeaux, có nhiều sinh viên da đen học đại học, những người sau này về nước làm lớn, nên tôi kiểm cách làm quen tất cả, để về sau ở Phi Châu tôi sẽ làm ăn với họ. Ông thật tình phục cậu Nhật này. Đây là một chính sách có ý đồ rõ ràng của người Nhật. Ngoài ra, tôi đế ý, ông cậu ta có bộ đồ chụp hình rất tối tân. Khi hỏi, thì cậu ta được lệnh chụp tất cả những cái gì là lạ không có ở Nhật, mà có ở Pháp. Cậu ta bảo hằng tháng cậu ta về họp ở toà đại sứ Nhật Bản với tất cả những người Nhật khác. Họ phải báo cáo họ chụp hình gì, thấy gì, nghe gì để sau đó gởi về Nhật tổng hợp từ đó khuyến cáo sản xuất gì, nghiên cứu gì. Ôn nghe được như thế, nên thấy kinh người Nhật. Bà vợ của Ôn người Thuỵ Sĩ,  một ngày nọ, bà thốt một câu: các anh nên coi chừng người Nhật. Tới giờ này, ông vẫn chưa hiểu bà đầm ông đi từ những nhận xét nào mà đi tới việc phát biểu ý kiến trên, mà không chịu giãi thích ông rõ. Câu chuyện của cậu Nhật Bản kể trên đưa ông tới một sự kiện: vào những năm 1960-70 thì ở Pháp, người ta chế ra chiếc xe goi là velosolex, hoặc mobylette, xe hai bánh chạy bằng xăng. Xe bán phổ biến ở Pháp, ở các nước châu Phi thuộc Pháp và ở VN. Nhưng qua 1965, thì các xe Honda Nhật bắt đầu thâm nhập vào VN (do Âu Trường Thanh, bộ trưởng Bộ kinh tế cho nhập 300k chiếc, và vì thế ông ta bị mất chức) và vào thị trường châu Phi. Xe Mobylette của Pháp sạt nghiệp. Ông tin chắc là cậu Nhật kể trên cỏ thể là một trong những người đi làm gián điệp thương mãi (hay là xúc tiến thương mại) một cách thực địa.

Nói tóm lại, các nhà lãnh đạo NN VN ta không biết làm gì cả. Chỉ ngồi chờ sung rụng và trắc trở, than vãn cho vui mà thôi. Có phải vậy không các bạn FB.

Xin chào và Hãy đợi đấy. Chờ ta đi qua Canada học tập xổ số kiến thiết, máy hút nhân tài, v.v...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét