Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

SUY NGHI LUNG TUNG LANG - Bài thứ 10


11/12/2015: Trưa
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 10
Lý do thứ ba: Vì chúng tôi là những nhân tài chuyên nghiên cứu, nên cần đến một môi trường học thuật nghiêm túc, minh bạch, không dính dáng đến quan hệ, thân thế. Ngoài ra, muốn chúng tôi toàn tâm toàn ý trong công việc, lương bổng phải thuộc loại cao cho phép chúng tôi không bị phân tâm bởi chuyện cơm áo gạo tiền. Với những yêu cầu đãi ngộ nhân tài như thế, thì chỉ ở ngoại quốc mới có khả năng đáp ứng, còn ở VN thì không thể nào. Do đó, chúng tôi chọn lựa ở nước ngoài nghiên cứu làm việc thay vì về VN phục vụ đất nước. Vã lại, nói cho cùng thì những thành tựu khoa học mà chúng tôi sẽ đem lại do nghiên cứu là sự cống hiến của chúng tôi cho nhân loại chứ không riêng gì cho VN. VN sẽ được tiếng thơm lây.
Sao, các bạn FB có thấy những lý lẽ vừa nêu trên là chính đáng, hợp lý, rõ ràng không chối cãi, phải không. Nếu bạn phản bác những lý lẽ kể trên, bạn sẽ mang tiếng là hẹp hòi, thiển cận, không thông thoáng, theo thuyết dân tộc chũ nghĩa, cực đoan, đầu óc CS.
Thế nhưng, cũng có một anh chàng VN bản địa, đã viết trên FB (OGT có chia sẽ trên FB của ông) là các du học sinh thành tài không về nước là những con người hoang tưởng. Và OGT thêm: họ xem họ như là cái rốn của vũ trụ.
Thôi, OGT muốn đi sâu vào nguồn gốc của vấn đề. Nó là như vầy.
Hồi OGT đi du học ở Pháp, OGT nghe người Pháp bàn về chuyện phát triển đất nước. Khẩu hiệu của Pháp là Tự Do, Công Bằng, và Huynh Đệ. Cái nỗi ám ảnh của người Pháp là lẽ công bằng, không chấp nhận phân biệt giàu nghèo: do đó họ đề xuất: giáo dục miễn phí, nghĩa là không vì nghèo mà không được đi học; không có đại học cao cấp trã tiền dành cho người giàu, bệnh viện miễn phí, bảo hiểm xã hội toàn dân, v.v.. Các tập đoàn công nghiệp liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân, phải do NN nắm quyền điều hành, do đó bạn thấy các công ty điện, ga, khi đốt (EDF/GDF), hoã xa (SNCF), hàng không (AIR FRANCE), ô tô buýt (SGTP)... đều thuộc NN. Đầu cơ đất đai tuyệt đối cấm, do đó ở Pháp không có đại gia BDS như ở ta, Hong Kong hoặc ở Mỹ. Nghĩa là, các dịch vụ cung cấp cho mọi người bình đẵng, và rẽ như nhau.
Bây giờ, OGT xin đề cập đến vấn đề giáo dục, mà việc cho ra nước ngoài học tập theo nguyên tắc là của NN, còn về hay không về là quyền của dân du học thành tài không về nước. Theo lý thuyết tư bản, ai ai cũng bảo NN phải đầu tư giáo dục nếu muốn đất nước phát triển. Người ta, trong quá khứ đã nguyền rũa chánh sách ngu dân trong giáo dục. Như vậy phải có một nền giáo dục toàn dân để đất nước phát triển và phá bỏ thành trì phân biệt giai cấp giàu nghèo trong dân chúng. Ở Thuỵ Sỉ có một đạo luật: (1) bỏ tù cha mẹ nào không cho con đi học cho tới lớp 12, (2) NN phải chu cấp miễn phí áo quần, dày dép, sách vở, bút mực cho học sinh đến lớp 12. Sở dĩ ở Thụy Sĩ có đạo luật bỏ tù cha mẹ là vì ở nông thôn, con cái là một lực lượng lao động hỗ trợ cha mẹ trong việc đồng áng, vụ mùa nên cha mẹ nhà nông thiển cận, không muốn mất những tay cày tay cấy vì phải đi học. Cũng ở Thuỵ Sĩ, NN phải tổ chức cả một hệ thống ô tô buýt chuyên chở học sinh đến trường và về nhà. Không có chuyện cha mẹ chở con đi học và đón con về. 
Nhưng nhìn chung, thì người dân quèn tự hỏi không biết đi học để làm gì? Mất thời giờ, tốn tiền, nếu nhà nghèo người ta nghĩ thế. Người VN, tự ngàn xưa thuộc loại dân tộc hiếu học, thì chỉ biết học là vì sau này, khi đổ đạt thành tài sẽ đi kiếm việc làm dễ dàng và có thể trở nên giàu có (TD: học làm bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ...). Đơn giản thế thôi. 
Nhưng có ai bảo cho bạn biết: giáo dục chẵng qua là "cho ra lò" những loại người nghề ngỗng khác nhau có nhiệm vụ phải giãi quyết các vấn đề khác nhau xãy ra đối với xã hội. Muốn chống chọi với đau ốm, bệnh tật, người ta đào tạo các bác sĩ, y tá, dược sĩ, v.v.. Muốn mở mang đường sá giao thông NN phãi cho mở trường cầu đường, trường xây dựng, trường giao thông vận tãi, v.v... Như vậy, khi mở trường dạy một môn gì đó, NN ban đầu phải chi một số tiền: xây dựng trường ốc, tuyển giáo viên, giáo sư, giãng viên và trả lương cho họ. Những số tiền NN chi ra cho việc giáo dục đào tạo này phải gọi là gì: là tiền đầu tư, mà người ta không muốn nói tới nhắc tới, sợ mang tiếng gì đó, hay là tiền cho không mà NN có trách nhiệm phải chi. Nhưng nói chi thì nói: đó là tiền NN đầu tư, trích từ tiền thuế của dân mà ra. Nhưng trong thực tế người ta không đế ý đến điều này: (1) tiền cha mẹ nuôi nấng con cái từ khi thụ thai, sinh ra cho đến khi chúng ra trường, cha mẹ không dám tính toán với con cái. Cha mẹ chỉ dám ca câu ca dao: "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chãy ra." mà thôi; (2) còn NN lấy thuế của dân chi cho giáo dục đào tạo, thì chả bao giờ tính kỹ tốn kém bao nhiêu, bao nhiêu người đi vào lực lượng lao động đem lại bao nhiêu % GDP, bao nhiêu đi "làm mọi" (xuất khẩu lao động) cho ngoại quốc, v.v...Nghĩa là, NN VN không hề xem tiền chi cho giáo dục đào tạo là tiền đầu tư, mà đã không xem là đầu tư nên không hề tính ra tỉ suất ROI (Return on Investment) đối với giáo dục đào tạo. Và cũng từ sự việc này, du học sinh thành tài không về nước không bao giờ ý thức là mình nợ NN VN một số tiền đầu tư cho họ trong quá khứ, để giờ đây họ ung dung thãn nhiên như chưa bao giờ biết để cho ngoại quốc xài họ, như một sản phẫm miễn phí. Không biết bạn du học sinh có cãm thấy nhột nhạt khi OGT đưa ra vấn đề này, vấn đề chưa hề tính đến, hoặc sợ không muốn tính đến.
Có người sẽ cho là OGT điên rồi. Ai đời lại bảo NN tính tiền khấu hao đầu tư giáo dục đào tạo, giống như trong một xí nghiệp công nghiệp. Không biết có điên hay không, bạn FB hãy thữ xem Bầu Đức, HAGL, đã làm gì với trường đá bóng Arsenal, với những vụ chuyễn nhượng cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh, v.v.. cho CLB Nhật Bản. Chắc là bạn bảo thế giới bóng đá, thế giới thời trang, thế giới showbiz, thật sự họ chuyễn nhượng "người" như thế, nhưng với thế giới giáo dục đào tạo ai lại đòi hỏi tính từng xu, từng cắt. 
Tuy nhiên, OGT phải nói ra điều mà chả ai dám nghĩ nói tới, không dám nói tới, ... Là như vầy:
Năm 1960, một năm trước khi tôi ra trường ở Bordeaux, Pháp, thì báo chí Pháp bàn ra nói vào về chuyện một số sinh viên Pháp học MBA ở Mỹ và ở lại Mỹ làm việc. Giống như ta bây giờ. Báo chí Pháp la lên là Pháp viện trợ chất xám của Pháp cho Mỹ, trong khi Mỹ là nước giàu nhất thế giới. Nhưng vì đang ở trong một thế giới tự do, dân chũ, Pháp chã làm chi được ngoài việc la làng. Pháp họ đành ngậm ngùi tính ra rằng: nuôi một du học sinh Pháp thành tài MBA không về nước  tốn cho nước Pháp 1 triệu đô trong suốt cuộc đời du học sinh, nghĩa là trên 24 năm. Nếu 10.000 người/năm không về, thì coi như Pháp viện trợ chất xám cho Mỹ mỗi năm 10 tỹ đô. 10 tỹ đô này sẽ đẻ ra bao nhiêu tỹ đô khác. Với máy tính hiện đại như bây giờ thì người ta có thể tính ra dễ dàng.
Vừa rồi tp Đà Nẵng đã lôi ra toà một nhóm trí thức được gởi ra ngoại quốc đào tạo TS theo chương trình 922, với chi phí lấy từ ngân sách, nghĩa là từ thuế của nhân dân. Sau khi thành tài đám trí thức này lấy đủ lý lẽ để không làm việc với NN, ra làm ngoài, hoặc ra ngoại quốc kiếm việc. Những người này đã vi phạm hợp đồng đã ký, nên NN có cơ sở lôi ra toà. Nhưng rốt cuộc NN cũng bị dư luận chê là bủn xỉn, thiển cận, nhỏ nhoi, và không biết trọng dụng nhân tài, v.v... Hay, hay ở chỗ là tưởng mình nhân đạo trọng dụng nhân tài, lấy tiền thuế nhân dân cho đì ăn học, để rồi bị chữi là không biết trọng dụng nhân tài, v.v.. Đến độ, một Việt kiều nào đó ở Canada, rung đùi chỉ trích một thầy giáo giỏi Olympia, học xong TS rồi về nước dạy bọn mọi con (lời của vị VK) là không giỏi tí nào, chỉ làm cho VN thụt lùi với thế giới (có ai hiểu cái corelation này không của ông VK, trí thức).
Bây giờ, nếu bạn đem áp dụng con số tính toán của Pháp, nghĩa là 1 triệu đô, thì trong trường hợp VN ta mất đi 100.000/năm sinh viên ra đi mà không ngày trở về, thì coi như ta viện trợ chất xám cho ngoại quốc (Mỹ, Anh, Úc, Canada, Đức, Pháp) trị giá 100.000 triệu đô, nghĩa là 100 tỹ đô. Nếu ta biết xuất khẩu VN mỗi năm là 120 tỹ đô, GDP vào khoảng 200 tỹ đô, thì bạn thấy là ta làm lợi cho ngoại quốc rất nhiều, trong khi VN thiếu người giỏi phát triển đất nước. Để rồi ở ngoại quốc, nhiều ông bà VK tự xem mình là thức thời, rung đùi phán rằng: các ông yêu nước trong nước (như OGT chẵng hạn) các ông lãnh đạo VN không biết làm cái con mẹ gì mà VN thua xa Thái Lan 50 năm, thua Hàn Quốc 70 năm, hoặc thua Singapore trên 100 năm, và...
Để nguỵ biện, người ta bảo với người trong nước: là nếu du học sinh thành tài không về nước, họ làm giàu cho ngoại quốc thì cũng như làm giàu cho VN. Dân (VN, trong nước hay ở nuớc ngoài) giàu là nước (VN) mạnh. Thôi các bạn FB yên giấc, đừng thắc mắc gì thêm.
Để ông kể thêm 3 câu chuyện để kết thúc vấn đề: 
(1) ông ra trường vào 7/1961, thì liền sau đó lấy vợ, một cô giáo người Thuỵ Sĩ (TS). Sau tháng trăng mật, về lại TS ông bắt đầu viết thư xin việc làm. Ông viết tay 100 lá thư xin việc. Một công ty đầu tiên chấp nhận interview. Sau một hồi phỏng vấn thì họ đồng ý nhận ông làm việc, trước khi ông chịu trã lời câu hỏi chót: anh có vợ người TS, anh định ở lại TS vĩnh viễn hay là anh sẽ về lại VN sau vài năm làm việc ở đây. Ông ngây thơ trã lời rằng: tôi có ý định ở lại TS 4-5 năm lấy kinh nghiệm, rồi sau đó sẽ về lại VN với bà vợ người TS. Cái cô phỏng vấn tôi cười cười bảo tôi rằng: như vậy, chúng tôi phải từ chối tiếp nhận ông vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ông nên biết 4-5 năm trong phòng nghiên cứu là thời gian bể chai bể lọ, bắt đầu có kinh nghiệm. Nếu ông rút lui sau 4-5 năm, thì coi như đầu tư của chúng tôi thành công cốc. Ông giật mình. Xem ra họ có lý.
Về nhà, kể lại câu chuyện cho bà vợ nghe, bà cười quá trời. Đi xin việc làm mà nói ngây thơ như thế thì chết cha rồi. Sau đó, qua cuộc interview thứ hai ông xin được vào làm ở Paillard & Bolex, công ty chuyên làm camera quay phim Bolex và máy đánh chữ nổi tiếng Paillard. 
Triết lý câu chuyện: là không ai vừa ra trường lại có gan gọi mình là nhân tài. Phải mất 10 năm mới biết người ấy là nhân tài hay không. Xem lại Einstein sau bao nhiêu năm mới được công nhận là nhân tài. Nếu trong CV của ai đó, nếu người ấy thay đổi xoành xoạch công việc, từ công ty này qua công ty kia, nhảy việc như cóc nhảy, thì không thể là một nhân tài, để mà hoang tưởng.
(2) Năm ngoái, nhân dân TS đã ký một quyết định trưng cầu dân ý, đại ý như sau: cho tới khi có thay đổi thì TS từ chối không chấp nhận dân nhập cư tìm việc làm. Thuỵ Sĩ bị bao quanh bởi Pháp, Đức, Áo, Ý, tiền lương ở TS cao hơn 20% so với các nước vùng ven. Tĩ lệ thất nghiệp ở TS bình quân bằng 3%. Pháp là 12%. Đức 8%, v.v.. Để tránh bị cướp công ăn việc làm, TS phải từ chối dân nhập cư trí thức cũng như lao động chân tay đến kiếm việc làm ở TS.
Triết lý của câu chuyện là người TS lý luận như vầy: một nước phải làm thế nào tạo ra những ngành nghề đáp ứng công ăn việc làm cho người trong nước, nghĩa là làm thế nào tỉ lệ thất nghiệp xuống gần bằng zero. Người TS rất ghét những người trẽ không có việc làm, mà ta đây bây giờ gọi là "tỹ phú thời gian". Do đó, ở TS, chánh quyền sở tại có quyền không cho xí nghiệp tuyển dụng người nước ngoài, nếu người trong nước đủ sức đáp ứng. 
Do đó, người trong nước VN nên biết, là sở dĩ các công ty ngoại quốc tuyển dụng học sinh VN thành tài không về nước là vì họ thiếu người ngành nào đó, chứ không phải họ trọng dụng nhân tài giỏi hơn ta đâu. Nếu ngành nào đó dư thừa, thì bao giờ ưu tiên cũng là dân của họ. 
(3) Câu chuyện thứ ba cũng là câu chuyện chót. Năm 1954, là năm đầu tiên của chính phủ Ngô Đình Diệm, Mỹ đem về cầm quyền. Miền Nam không có tiền chi tiêu cho chính quyền. Mỗi năm Mỹ cấp cho Miền Nam VN 700 triệu $US, để nuôi công chức và binh lính VNCH. Năm 1955, ông xin đi du học tự túc ở Pháp. Mà CP Diệm thì làm chi có ngoại tệ. Thế là ông Diệm xin Pháp viện trợ không hoàn lại một số ngoại tệ để gởi sinh viên qua Pháp. Ông là nhóm đầu tiên 100 người  được phép đi Pháp học. Có 2 hình thức: đi tự túc hoặc đi học bổng. Ông đi tự túc. Mà ông tự túc không lấy một xu của gia đình. Ông bố ông là một y tá quèn ở bệnh viện Nha Trang, với 7 đứa con đang tuổi ăn học, thì làm gì có tiền mà cho ông đi Tây với đi Tàu. Nhưng thời ấy, có một thị trường chợ đen ngoại tệ. Du học sinh được bộ QGGD cho phép du học thì sẽ được cấp một sổ hối đoái, hằng tháng được phép chuyễn ngân một số quan Pháp. Giá quan chợ đen cao gấp hai quan sổ hối đoái. Như vậy, khi vào đại học ở Bordeaux, ông chỉ cần tìm một cậu sinh viên VN có gia đình giàu có ở Saigon, đi với ông bố ông đến viện hối đoái , trả tiền chuyễn ngân đươc phép, thì ở Bordeaux, khi nhận tiền, thì ông đưa 1/2 cho cậu sinh viên con nhà giàu mà xài tiền như nước. Thế là với số nửa ngoại tệ còn lại, ông biết tiết kiệm là sống dư sức. Do đó, ông du học tự túc không tốn một xu cho gia đình.
Nhưng có một điều ít khi ai biết đến là : ông Diệm có ký với Pháp, là người ông Diệm gởi qua Pháp học, sau khi thành tài, Pháp phải tống cổ về lại VN. Ông Diệm cũng đã ký với Mỹ như thế với học bổng Fullbright và tự túc; ông Diệm cũng đã ký với Úc như thế với học bổng Colombo. Nhưng khi ông Diệm bị ám sát năm 1963, thì các hiệp định kể trên người ta lặng lẽ bỏ qua, nên du học sinh thành tài không về nước cũng không sai. 
Để tóm lược câu chuyện là: (1) NN quên tính số tiền mà người trẽ nợ NN và nợ gia đình, khi nuôi dưỡng họ từ khi thụ thai cho tới ngày họ bỏ nước ra đi tìm đường..."(gì nhỉ)"; (2) người trẽ không biết số tiền nợ đó (mà đôi khi người ta lãng mạn qui thành tình yêu nước mơ hồ khó đòi), một chuyện bất thành văn, nên ung dung vi phạm hợp đồng với tổ quốc (mà NN và cha mẹ là đại diện) không một chút cắn rứt lương tâm, mà cha mẹ xưa cỗ lỗ xĩ: gọi là đồ bất hiếu. 
Tới đây, ông xin chấm dứt câu chuyện về du học sinh thành tài không về nước. Có người đòi ông cho một dòng về quan điễm của ông về vấn đề này: ông trã lời rằng người ta không công bằng đối với đất nước, trong khi họ đòi hỏi NN phải công bằng đối với họ. Các bạn có nhớ câu nói nổi tiếng của Ông Võ Văn Kiệt không? Nếu không nhớ thì nhờ Quách Tuấn Khanh nhắc lại cho.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét