Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG BAI THỨ 8


6/12/2015: Trưa
SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG - Bài thứ 9
DU HỌC NGOẠI QUỐC,THÀNH TÀI SAO KHÔNG VỀ: lý do thứ hai
Lý do thứ hai: (1) cuộc sống ở ngoại quốc (tại những nước tây âu, Mỹ, Úc, Canada) dễ thở hơn cho những ai thành tài. Gia đình sẽ sống thoải mái hơn và con cái họ sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn là ở VN; (2) điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn; (3) lương bổng khá cao, so với 4-5 triệu/tháng ở VN, nên không phải lo lắng đến việc phải chạy sô làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. 
Lý do thứ 2, với 3 nhánh phụ, thì ai ai ở VN cũng đều biết cả, biết từ khuya, kể cả ông NN giả bộ ngây thơ và đầy nhân ái: nghĩa là cha mẹ ở VN ai ai cũng muốn cho con ra ngoại quốc du học tự túc hoặc qua học bổng để có một cuộc sống sướng ở nuớc ngoài hơn là ở VN khi thành tài. Nhưng cái vô duyên ở đây của ta là: (1) đầu tư những trường chuyên lớp chọn, như trường Amsterdam ở HN, hoặc trường Lê Hồng Phong ở SG để chọn ra những đứa trẽ ưu tú để rồi chúng đi du học ở ngoại quốc tự túc hoặc qua học bổng, để rồi ngoại quốc đưa chúng vào lực lượng lao động của họ. (2) dùng ngân sách NN tổ chức đề án 922, hoặc 122 gởi người ra ngoại quốc để được đào tạo ThS, TS, để rồi 50% thành tài không chịu về, NN buộc lòng phải truy tố ra toà, rất khó chịu; (3) tổ chức thi lên đĩnh Olympia làm cái công tác đãi cát tìm vàng nhân tài cho ngoại quốc sữ dụng (ngoại quốc gọi là head hunt). Ba cái vô duyên vừa kể trên, các vị trách nhiệm ở cái đất nước này không hề thấy mình vô duyên sao?
Nói tóm lại, khi người ta làm hồ sơ xuất cảnh đi du học, thì trong tâm tưởng người ta đã quyết định trước là ở lại ngoại quốc sau khi thành tài. Và để biện minh cho hành động trong tương lai của mình, người ta đã chuẫn bị các lý do kế trên: (1) tôi muốn cống hiến tuổi xuân cho nghiên cứu, tôi muốn đóng góp tài trí của tôi cho nhân loại; (2) môi trường làm việc ở ngoại quốc tốt hơn là ở trong nước, tôi có cơ hội nẫy nở tài năng của tôi, nếu ở trong nước tài năng tôi sẽ bị thui chột; (3) lương bổng ở ngoại quốc sung mãn hơn, tôi không bận lo chuyện cơm áo gạo tiền, tôi có dịp giúp đở gia đình tôi, v.v...
Thế là có một ông nhà báo nào đó bị chê là thiển cận đã làm cái thống kê thế này: hằng năm NN cho phép 100.000 học sinh du học ngoại quốc, đã cho phép chuyễn ngoại tệ mỗi người bình quân 30.000$, vị chi 3 tỹ/năm. Người học thành tài về chi vào khoảng 5%, nghĩa là 100 người đi, thì 95 người không hẹn ngày về. Và ông thiển cận này tính ra là có vào khoảng 400.000 trí thức VN thành tài đang tha phương cầu thực trên thế giới, ở các nước tiên tiến: Mỹ, Úc, Anh, Canada, và Pháp, họ giống như ở trên đám mây điện toán (cloud computing) bay lơ lững trên thế giới đang tìm chỗ ngon lành đáp xuống.
Ông nhà báo thiển cận này, lại bị chê là không nhìn xa trông rộng, lại đặt tiếp câu hỏi: ông NN lấy đâu ra ngoại tệ 3 tỹ đô cho đám du học sinh đang vui vẽ hát bài ca "một đi là không trở về, hai đi là thề không lưu luyến". Thì một ông cà khịa khác lại trã lời: thì tiền nông dân bán lúa, bán cà phê, xuất khẩu hoa tươi, ngư dân đánh bắt nuôi trồng thũy sản bán cá ba sa, bán tôm đông lạnh..cũng xấp xĩ hằng năm 3 tỹ. Rồi được đà, ông ta hỏi tiếp: thế 3 tỹ nhập khẩu ô tô cho các siêu sao diễn viên, 2 tỹ đi SIN chữa bệnh, 3 tỹ đi du lịch, cho các lãnh đạo sắp về hưu đi học xỗ số, di học cá cược chuẫn bị mở casino, v.v.. Ngoại tệ lấy đâu ra thế?
Có một cha mẹ du học sinh phản bác: sao mà hỏi lắm thế. Chúng tôi có tiền, muốn cho con du học là quyền của chúng tôi (bảo đãm bởi hiến pháp), bổn phận NN là phải có ngoại tệ đổi cho con tôi đi ngoại quốc đi du học. 
Nghe cha mẹ du học sinh nói một cách oai con chích choè đậu cành tre, một ông nhà kinh tế lại bị cho là thiển cận không tế kinh chút nào lên tiếng bào chữa cho NN, ông ta bảo: các ông bà nhà giàu muốn cho con đi du học chắc cũng biết, là ta đã vào WTO, nghĩa là ta có quyền giao thương với những ai trong khối WTO, không bị cấm vận như Nga, Bắc Triều Tiên, Iran, nghĩa là những ai không xì pheng (friend) với Mỹ. Như vậy, theo nguyên tắc cân bằng thương mãi (balance commerciale, tiếng Pháp) tiền ngoại tệ xuất khẩu phải bằng tiền nhập hàng về để tiêu xài. Hiện ta thu ngoại tệ từ đâu: xuất thô nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, hoa cắt cành..), xuất hãi sản, xuất dầu thô, xuất khẩu lao động, xuất hàng dệt may, và hàng công nghiêp của các công ty FDI (như Intel, Samsung...). Như vậy bà con nhà giàu có con du học ngoại quốc không về không có tham gia vào việc mở mang các ngành công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho nước nhà. Mà ngược lại chỉ là dân bần cố nông trong nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp đem lại ngoại tệ cho các ông bà nhà giàu có con đi học ngoại quốc không về. 
Còn về vế xuất ngoại tệ để nhập về những trang thiết bị, dịch vụ thì sao. Năm nào NN cũng than là nhập siêu, nghĩa là ngoại tệ chi ra lớn hơn ngoại tệ thu vào, bình quân 15%. Ta tiêu cái chi mà đi đến gọi là nhập siêu: (1) du học, 3 tỹ; (2) đi chữa bệnh, 3 tỹ; (3) đi du lịch, cho dân sắp về hưu đi học tập, tham quan, 2 tỹ, (4) nhập xe ô tô cho các siêu sao showbiz, cho các cơ quan chính quyền, ..3 tỹ; (5) nhập thực phẫm như chân gà, lòng heo, móng lợn, bia Sapporo, Heineken cho dân nhậu, tỹ phú thời gian; (6) nhâp hàng thời trang Gucci, LVH, Vuitton,. Nói tóm lại những mục không dính dáng chi với việc phát triển công nghiệp nước nhà, toàn là đồ xa xí vớ vẫn phục vụ nhà giàu thừa tiền lắm bạc.
Cha mẹ học sinh du học nhột nhạt lại lên tiếng: thì những chuyện này ai cũng biết cã, đâu phãi lỗi tại chúng tôi. Thấy người ta cho con đi du học, thành tài có công ăn việc làm ngon lành ở ngoại quốc, ai mà không ham. Ông kinh tế bảo: thì biết thế, nhưng xuất khẩu được 100 đô, mà nhập siêu lên đến 115 đô, thì lấy đâu ra 15 đô nhập siêu để bù vào. Cha mẹ du học sinh đáp: dạ cái này thì hỏi ông kinh tế, tài chính, chứ dân giàu như tụi tôi chỉ biết làm giàu bằng đồng VN. Ông kinh tế tức mình phản biện: dân ngu khu đen nói không biết thì còn tha thứ được, chứ dân giàu có,có ăn học mà nói không biết là vô lý, vô duyên, vô... Đây nhé, ông kinh tế phán, số tiền ngoại tệ thiếu hụt, 15 dô, ông NN phải đi vay ở nước ngoài ở IMF, ở WB, ở ADB, ...và số tiền vay cho các con bà nhà giàu du học sẽ tích tụ trở thành NỢ CÔNG, mà người ta nhắc đi nhắc lại. Dân thành tài ở hết cả ở ngoại quốc,thì ai khởi nghiệp tạo công ăn việc làm, xuất khẩu sản phẫm thu vào ngoại tệ. Đơn giản phải không? Đâu có chi là rắc rối, khó hiểu đâu.
Thành ra, có người trẽ cho mình là hiểu biết chĩ trích NN sao thiển cận không cho du học sinh ra ngoài học để phục vụ nhân loại, (tiếc cho cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo, một ông VK ở Canada đã chĩ trích ông TS Olympia nào đó di du học về lại VN để dạy cho bọn mọi VN), một mặt chúng không về kệ cha chúng nó, nào là có thực mới vực được đạo, cây lành thì chim đậu, nhưng mặt kia thì lại chỉ trích NN làm ăn thế nào mà nợ công đầm đìa.
OGT xin kết thúc lý do thứ 2 về việc du học sinh thành tài không về. OGT chĩ xin nhận xét như sau: hồi thời OGT còn ở với mẹ ở Nha Trang, mẹ tôi hay dạy: là (1) đừng có cái tính: con nhà lính mà tính nhà quan; (2) liệu cơm mà gắp mắm; (3) thương người như thể thương thân. Và hình như dân VN bây giờ không biết những điều căn bản, đạo đức làm người này của người xưa,mà bây giờ họ gọi là cỗ lỗ xĩ không hợp với thời đại Kỹ thuật số.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét