Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

CHUYỆN 10 NĂM BÂY GIỜ MỚI KỂ


15/12/2015: Tối

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG  -  Bài thứ 12

CHUYỆN 10 NĂM BÂY GIỜ MỚI KỂ

Ôn với Bà (một cô giáo người Thuỵ Sĩ) không có con cái. Cách đây 10 năm, một cô sinh viên người Đà Lạt, qua giới thiệu của một ông linh mục, đến gặp ông bà xin một cái học bổng. Cô nhỏ học hoá ở DHBK. Ông và Bà đã đồng ý. Qua năm sau, cô ta đến nói cám ơn Ông Bà xin khỏi cho học bổng nữa vì cô ta đã vừa học vừa làm gia sư, nên đã kiếm đủ tiền sinh sống. Ông Bà rất phục sự tự lập của cô bé. Thỉnh thoảng từ đó cô nhỏ hay đến thăm ông bà. Ba năm sau ra trường, cô ta kiếm được việc làm tại nhà máy sản xuất da giày ở Bình Dương. Một lần đến thăm ông bà, hỏi qua tình hình công ăn việc làm ra sao, cô nhỏ bảo rằng ổn định, nhưng chán ngắt, vì ngày nào sáng đến tối chì làm cái công việc tẻ nhạt là làm keo dán cho từng lô hàng. Cô nhỏ định bỏ nghề, tìm một nghề gì giúp đở người nghèo. Vì là dân công giáo Bắc 54, nên lòng thương người nghèo là mục tiêu sống của cô nhỏ. Thế là ông bà gợi ý, nếu ưng đổi nghề, thì nên đi học nông nghiệp ở Hà Lan, rồi về lập hợp tác xả giúp người dân tộc.  Vì không biết làm nông nghiệp, nên người dân tộc suốt đời làm ruộng, đi vay tiền của người Kinh, rồi đến mùa bán lúa non, thì cuối cùng tay trắng. Theo gợi ý của ông bà, cô nhỏ đã 28 tuổi không còn nhỏ nữa, đã tìm ra một đại học Hà Lan dạy nông nghiệp bằng tiếng Anh. Thế là Bà đồng ý tài trợ 40.000 euro (1,2 tỹ VND) trong 2,5 năm cho cô nhó. Trong thời gian học ở Ha Lan ông yêu cầu cô Phúc, đây là tên cô ta, tìm hiểu hoạt động các hợp tác xả của Hà Lan, đồng thời cố gắng làm  quen với những tổ chức ONG có thể tài trơ những dự án về sau của mình nếu có. Sau 2,5 năm, Phúc về lại Đà Lạt, thì công ty hoa Hasfarm ở Đà Lạt, biết Phúc tốt nghiệp ở Hà Lan về nên đề nghị cô vào làm việc cho công ty. Phúc hỏi ý kiến ôn bà. Ôn Bà khuyên là nên làm bán thời gian, để lấy kinh nghiệm tổ chửc và vận hành một công ty. Thời gian còn lại thì tổ chức lần công ty nông nghiệp của Phúc. Sau 3 năm làm việc ở Halsfarm, Phúc thôi việc ở đó rồi dành trọn thời gian cho dự án của Phúc. Địa bàn hoạt động ngày càng lớn, Phúc phãi mua xe hơi để di chuyển và tuyển thêm người giúp việc cho cô ta và có vài ONG ngoại quốc tài trợ hoạt động. Gần đây, cô ta dự tính thành lập một trung tâm training về Nông Nghiệp cho con cái người dân tộc, do một ONG Đức tài trợ. Nói tóm lại, tư từ công việc phát triển theo chỉ định.

Các BFB sẽ tự hỏi sao ông đem câu chuyện của Phúc ra kể ở đây. Có lẽ Phúc cũng đang đọc bài này. Ông xin cho biết lý do: 

(1) số giờ sinh viên ở Hà Lan phải trãi qua là 2.000 giờ/năm. Coi như là sinh viên ở trường gần 10 giờ/ngày kể cả ăn uống. Trong khi ấy sinh viên VN mất bao nhiêu giờ học: xin thưa 700 G/năm. Trong 2,5 năm sinh viên HL học 5.000 giờ, còn sinh viên VN trong 4,5 năm chỉ học được 3.000 giờ. 2,5 năm VS 4,5 năm mà kiến thức 5.000 giờ VS 3.000 giờ, thì bạn thấy rõ là ta bỏ đi khá nhiều tuổi thanh xuân để có kiến thức bằng nữa người ngoại quốc. Do đó xí nghiệp VN không tuyển sinh viên ra trường ở VN, vì kiến thức thiếu thốn khá nghiêm trọng. Nếu buộc tuyển thì xí nghiệp VN ớn nhất là tái đào tạo kiến thức của sinh viên ra trường ở VN. 

(2) Ở đây, cô Phúc, cô ấy biết cô học gì, khi thành tài cô không đặt ra vấn đề ở hay về, mà biết cô phải về làm theo địa chĩ. Còn sinh viên ở VN hay sinh viên VN ở ngoại quốc lựa chọn ngành học không theo tiêu chỉ nào cả, ra trường không biết làm việc ở đâu. Nghĩa là làm việc một cách hồ đô, không mục tiêu/địa chỉ rõ ràng. Do đó thành tài ở ngoại quốc không về nước là phải, hoặc ra trường ở trong nước thất nghiệp là phải.

(3) Nói tóm lại, đối với OGT tội đồ trong vụ việc này là các giãng viên đai học. Đang lẽ họ cho ra một ổ bánh mì 5.000 gam bột nướng trong 2,5 phút, thì họ cho ra ra một ổ bánh mì 3.000 gam bột nướng trong 4,5 phút. Nghĩa là một ổ bánh mì dỗm.

Bộ GDDT nên xem lại chất lương giáo dục. OGT có cãm tưởng là hiện đội ngủ giãng viên không có chất lượng. Có thể phần lớn là dỗm, nhất là trong ngành tin học. Nên nhớ,  nếu có chất lượng tương đương với ngoại quốc, cung cấp kịp thời và và người thành tài được trả thù lao đúng chất lượng thì vấn đề du học sinh thành tài không về nước sẽ không được đặt ra. 

Không biết các ông lớn giáo dục có biết rõ vấn đề hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét