Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014


BỆNH MẤT TRÍ NHỚ

Giới bác sĩ bảo rằng, khi bạn qua tuổi 50, là lúc bạn đang đi vào tiến trình lão hoá. Lần hồi bạn sẽ làm quen với những căn bệnh của tuổi già, chẵng hạn nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, cao huyết áp và nhất là bệnh mất trí nhớ (thường được gọi là bệnh Alzheimer) và bệnh rung tay (thường được gọi là bệnh Parkinson). 
Bài này chỉ đề cập đến bệnh mất trí nhớ ở người già. Tuổi già bình thường bao giờ cũng kéo theo việc giãm trí nhớ và những hành xử hiểu biết nhận diện (comportement cognitif) bất thường. Một số người sẽ cỏn minh mẫn hơn một số người khác khi về già. Muốn biết thế nào là mất trí nhớ, bạn chỉ cần nhận ra hai trường hợp phổ biến như sau: (1) khi bạn nói chuyện với một người già nào đó, trong một thời gian rất ngắn, người này lặp đi lặp lại bốn năm lần một câu chuyện xưa nào đó; (2) bà già của bạn vừa ăn cơm xong chuẩn bị đi ngủ trưa thì thình lình bà kêu lên là tới giờ ăn rồi sao chưa dọn cơm cho bà ăn. Nhìn chung thì việc giãm trí nhớ nơi người già là một gánh nặng đối với xã hội, do đó tìm hiểu việc giãm trí nhớ sẽ giúp bạn tìm ra một giải pháp giúp bạn sống một cuộc già "ngon lành" hơn, và không phải là một gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
Một vài con số thống kê ở Pháp với số dân là 65 triệu người : (1) Bệnh Alzheimer đứng thứ 3 trong danh sách các bệnh tuổi già; (2) Số người già trên 65 tuổi là 12 triệu người; (3) Số người bị mất trí nhớ vào khoảng 1,1 triệu người. Chúng tôi rất tiếc là không có số thống kê ở Việt Nam.
Tại Thuỵ Điển gần đây thôi, người ta đã tiến hành một nghiên cứu so sánh theo chức năng IRM (imagerie resonnance magnétique - hình cộng hưởng từ) bằng cách trắc nghiệm trí nhớ, việc hoạt động não bộ của hai nhóm người già ở tuổi 69. Trong nhóm thứ nhất, thì hai vùng não quan trọng đối với ký ức (hippocampe và cortex préfrontal) hoạt động tốt hơn (nghĩa là được cung cấp dưỡng khí tốt hơn) khi trắc nghiệm so với nhóm thứ hai, và có thể trí nhớ của nhóm thứ nhất được bảo toàn tốt hơn so với nhóm thứ hai. 
Trước đây ai cũng biết suốt cuộc đời con người, bao giờ cũng xuất hiện những neurone mới trong vùng não hippocampe, nhưng có vẽ hiện tượng này không tác dụng chi mấy, nằm ngoài lề. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới gần đây ở Thuỵ Điển cho thấy là những neurone này tái tạo, ngay tại nơi người già, nhiều hơn là ta tưởng, với nhịp độ 2 pt mỗi năm: đủ giữ một vai trò sinh lý như người ta nghỉ.
Trí nhớ (có người gọi là ký ức, có kẻ gọi là bộ nhớ) có 3 chức năng: (1) mã hoá một thông tin; (2) cho trữ thông tin vào đâu đó dễ dàng tìm đọc lại về sau; (3) tìm đọc lại thông tin một cách tự động (nghĩa là không suy nghĩ trước) hoặc có ý thức. Bạn thấy là ngành máy tính đã bắt chước cấu tạo trí nhớ của con người để chế ra máy vi tính. Trong thực tế, không chỉ có một bộ nhớ duy nhất trong bộ não của con người, mà có đến 5 bộ nhớ, mà chúng tôi sẽ giải thích kỹ kèm theo một so sánh với những gì liên quan đến máy tính.
(1) Bộ nhớ hoạt động (working memory  instant memory): đây là loại ký ức làm việc cho phép dữ liệu ra vào giữa não con người và môi trường bên ngoài. Bộ nhớ này còn mang tính giác quan, nghĩa là thông tin ra vào qua các giác quan, như mắt, tai, mũi, họng, tay chân, v.v.. liên lạc với bộ não sẽ đi qua bộ nhớ này. Bộ nhớ này cho phép giữ lại những thông tin không quan trọng lắm, một vài ký tự hoặc một vài con số trong một thời gian rất ngắn. Thí dụ làm một bài tính nhẫm, hoặc nhớ lại một câu nói sẽ qua bộ nhớ hoạt động này.Bộ nhớ này mang tính ngắn hạng, và dễ bị tổn thương khi về già. Khi bà má đã ăn cơm rồi mà còn đòi ăn cơm là do thông tin ăn cơm trong bộ nhớ hoạt động bị "bốc hơi". Nếu đem so sánh với máy tính, thì loại bộ nhớ hoạt động nằm trong các vùng working area của các thiết bị xuất nhập. Mỗi thiết bị I/O trên máy tính đều có một vùng ký ức  chứa thông tin theo tốc độ hoạt động của thiết bị. Dân máy tính thường gọi loại bộ nhớ này là buffer (ký ức đệm). Chính khi về già, bộ nhớ hoạt động này của bộ não sẽ bị tổn thương. Bộ nhớ hoạt động nằm ở vùng cortex préfontal phía trước trán.
2) Bộ nhớ loại 2 được gọi là ký ức ý nghĩa (mémoire sémantique), nghĩa là bộ nhớ lo chuyên chỡ lưu trữ những thông tin, những kiến thức được tiếp nhận từ trước đến nay, suốt cuộc sống của con người. Loại bộ nhớ này nằm ở vùng néo cortex, không bị ảnh hưởng bởi tuổi già. Vì các dữ liệu quá khứ nằm ở trong bộ nhớ sémantique này, và ký ức này không bị tổn thương khi về già, nên thường người già bị Alzheimer thường vẫn nhớ đến những kỹ niệm xa xưa, trong khi thì quên cha những biến cố vừa xảy ra trong vài phút trước đây. Nếu đem so sánh với máy tính, thì ký ức sémantique của bộ não người tương đương với ổ đĩa cứng của máy tính. Thông thường, khi ta còn trẽ, khi ta đi ngủ thì bộ não hoạt động sẽ tiến hành sắp xếp lựa chọn chuyễn thông tin từ bộ nhớ hoạt động qua ghi lên bộ nhớ sémantique.
(3) Bộ nhớ loại 3 được gọi là ký ức giai đoạn (mémoire épisodique) cho phép người ta nhớ lại những biến cố trãi qua. Bộ nhớ giai đoạn này nằm ờ vùng lphippocampe trên bộ não, và thường bị tổn thương khi về già.  Nếu đem so với máy tính, thì dân lập trình thường gọi vùng bộ nhớ này là stack hoặc heap, nằm trong ký ức chính lo trữ dữ kiện của một chu kỳ hoạt động của máy tính. Chính trong vùng ký ức này việc một người già quên mặt nhận diện ai đó cho thấy là ký ức bị tổn thương.
(4) Bộ nhớ loại 4 được gọi là ký ức bất suy tính (mémoire inconsciente) hoặc ký ức thủ tục (mémoire procédurale) nghĩa là ghi nhận những gì liên quan đến thân thể, điệu bộ của con người. Thí dụ những điệu bộ khi học lái xe đạp hoặc bay nhảy, v.v.. Bộ nhớ này giúp bạn thực hiện động tác tay chân đầu mình một cách tự động không cần suy nghĩ đến. Thí dụ bạn có thể cùng lúc đi dạo trên vệ đường, nói chuyện với bạn cạnh bên, tay bóc đậu phụng bỏ vào miệng, miệng nhai đậu, mắt quan sát xung quanh tránh ai đó va vào mình. Tất cả các động tác này được thực hiện một cách vô ý thức. Bộ ký ức này nằm trong vùng cervelet của bộ não và không bị tổn thương bởi tuổi già. Nếu đem so sánh với máy tính, thì vùng ký ức này thuộc hệ thống kiểm soát xuất nhập (gọi là IOCS - Input Output Control System) của máy tính. Khi con người sinh ra, thì thượng đế đã cung cấp miễn phí hệ thống IOCS, và nhà sản xuất máy tính cũng thế.
(5) Cuối cùng bộ nhớ loại 5 được gọi là ký ức hiểu ngầm (mémoire implicite), cho phép khởi động gia tăng tốc độ xữ lý của bộ não đối với những thông tin đã gặp. Bộ nhớ này tương tác với 4 bộ nhớ khác. Nó nằm trong vùng cortex của bộ não, và không bị tổn thương bởi tuổi già. Nếu đem so sánh với máy tính thì ký ức này tương đương với hệ điều hành (OS - Operating System) của máy tính, một nhạc trưởng trong mọi tình huống.
Như bạn có thể thấy hệ thống bộ nhớ máy tính là một bắt chước hoàn hảo bộ nhớ của bộ não con người. Bạn sẽ đặt câu hỏi: nếu ta sữa chữa được máy tính, thì tại sao không trị được bệnh mất trí nhớ của con người. Thật ra, người ta đang thay trời làm việc này. Năm 2008, cựu tổng thống Pháp, Nicholas Sarkosy, đã duyệt chi 2 tỉ đô (= 42.000 tỉ đồng VN) trong 5 năm cho một chương trình nghiên cứu chống bệnh Alzheimer, vì ở Pháp số người mắc bệnh mất trí nhớ đã lên 1,1 triệu người. Chưa nghe nói đến kết quả nghiên cứu này, vì năm 2013 này là năm chót của thời hạn dự án.
Hình dưới đây, cho thấy vị trí của các bộ nhớ trong bộ não con người.
 9b08ba2c-d2aa-11e2-8bcf-a1e78f0027bf-600x400.jpg
Năm bộ nhớ vừa kể trên không bị lão hoá giống nhau. Hoạt động của bộ nhớ làm việc (số 1) giãm đi với tuổi già, nhưng tác động của tuổi già rất mạnh đối với ký ức giai đoạn (số 3). Bộ nhớ ý nghĩa (số 2) và bộ nhớ hiểu ngầm (số 5) thì giữ nguyên không bị tổn thương bởi tuổi già. Còn đối với ký ức thủ tục (số 4) thì những kỹ năng được tiếp thu trước đây sẽ không thay đổi với tuổi già, nhưng việc    học những kỹ năng mới sẽ rất khó khăn với tuổi già.
Ngoài việc các bộ nhớ làm việc (số 1) và bộ nhớ giai đoạn (số 3) bị tổn thương bởi tuổi già, thì khả năng lý luận, cũng như các chức năng thi hành (lãnh đạo) lo kiểm soát toàn bộ tiến trình hiểu biết nhận diện (cognitif) và chức năng cho phép xữ lý những tình huống mới cũng bị tổn thương bởi tuổi già. Tiến trình lão hoá bộ nhớ bắt đầu tử năm 50 tuổi, và tăng tốc sau tuổi 75. Với tuổi tác, sẽ xuất hiện sự teo tóp của cortex frontal, nơi ngự trị các chức năng thi hành.
Thật ra, những khó khăn trong việc giãm trí nhớ do tuổi già rất khác biệt so với những khó khăn do bệnh Alzheimer gây ra. Trong bệnh Alzheimer, thông tin thường bị mã hoá sai từ lúc ban đầu, nên bị lưu trữ sai chỗ do đó về sau khó truy tìm đọc lại. Trong tuổi già bình thường, thì những chức năng thi hành giúp ký ức thường hoạt động kém hiệu quả (chậm chạp) tuy nhiên những dấu hiệu chĩ dẫn có thể giúp tìm lại những kỹ niệm. Muốn được lưu trữ một cách chính xác, một thông tin phải đươc tổ chức mang một ý nghĩa gì đó. Một mối quan tâm đối với thông tin là điều quan trọng. Do đó với tuổi già sự quan tâm đối với thông tin bị yếu đi. Cho nên, điểm quan trọng là giúp người già tập trung suy nghĩ, thì lúc này hiệu năng trí nhớ của người chã thua gì người trẻ. Nên khuyến khích người già đọc báo sách nhiều chừng nào tốt chừng nấy.
Nếu ta không bình đẵng trước sự lão hoá này, thì người ta vừa tìm ra căn bản của sự bất bình đẵng này là gen mang tên Apo4E (một biến thể của một gen chuyển tải cholesterol được gắn liền với bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường). Nhưng càng ngày người ta cho rằng khái niệm về dự trữ hiểu biết nhận diện (réserve cognitive) dính líu sâu vào sự bất bình đẵng trước hiện tượng lão hoá này. Đây là một dự trữ mà cá nhân con người hình thành suốt cuộc đời do những hoạt động trí thức, khó khăn bắt buộc và do sự sung mãn trong các tiếp xúc xã hội. Chính dự trữ này có tác dụng làm chậm lại tác dụng của lão hoá. Nói tóm lại là phải mở lòng với thế giới bên ngoài và với mọi người, thì sự mất trí nhớ sẽ bị giãm đi, và đây là một trong những bí mật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét