Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Trã lời Lưu Manh Hoá Trí Thức - phần 2

   TRÃ LỜI BÀI BÁO: LƯU MANH HOÁ TRÍ THỨC (phần 2)

Bây giờ tôi đi tiếp trã lời ông TB về việc trí thức VN bị lưu manh hoá (bởi ai vậy, không thấy chỉ rõ).

Ông TB cho rằng trụ cột của sự phát triễn đất nước tuỳ thuộc vào dân trí thức. Rồi ông xỗ một câu chữ nho : "quổc gia hưng vong, thất phu hữu trách" để chỉ trọng trách phục hưng đất nước không chỉ tuỳ thuộc vào dân trí thức, mà còn là trách nhiệm của dân ngu khu đen (thất phu). Thế là thế nào?. Đúng là nói để mà nói.

Theo tôi tìm hiểu, thì muốn phát triển đất nước, ta phãi thoã mãn 4 yếu tố, trong ấy giáo dục không phãi là một yếu tố quyết định sự sống còn của đất nước. Tôi xin lần lượt giãi thích các yếu tố này, đồng thời xem xét tình trạng của mỗi yếu tố được nêu ra đối với VN. 

Yếu tố thứ nhất: nhà nước (NN) phãi đứng ra bõ tiền xây dựng hạ tầng cơ sở (đường sá, cầu cống, bến cãng, sân bay, viễn thông, vận tãi, ...) của đất nước, cũng như bõ tiền xây dựng những cơ sở phục vụ các tiện nghi đối với đời sống của nhân dân (điện nước, bệnh viện trạm y tế, trường học, v.v..). Các cơ sở này đòi hỏi vốn xây dựng ban đầu, cũng như chi phí điều hành bão trì rất cao. Công ty tư nhân không kham nỗi. Nhưng dù cho công ty tư nhân có đãm trách được, thì thế nào đầu óc độc quyền cũng sẽ đưa đẫy các công ty tư nhân này tăng giá vô tội vạ, bóc lột nhân dân. Do đó, NN thành lập những công ty quốc doanh (hoặc tập đoàn, nghe cho oai) lo việc điện, nước, ga, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, vận tãi hàng không, vận tãi đường sắt, xe buýt, vận tãi đường thũy, v.v.. để đem lại cho nhân dân những tiện nghi sinh hoạt giá rẽ bền vững, và ổn địng, ...

Mục đích chính của việc NN bõ ra một số tiền lớn như thế lúc ban đầu là để tạo công ăn việc làm cho dân chúng, ngoài việc tạo những tiện nghi vật chất cho đời sống nhân dân. Khi người lao động, công nhân viên chức rũng rĩnh có tiền thì họ có thể chi tiêu mua sắm lương thực thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày của họ, và như vậy gián tiếp sẽ thúc đẫy sản xuất, một dấu hiệu của sự phát triển. 

Để có tiền đầu tư vào những công việc phát triển hạ tầng cơ sở cũng như hình thành những công ty quốc doanh kể trên, NN phãi đi lấy vốn ở đâu? Lấy từ thuế của nhân dân, của doanh nghiệp, hoặc đi vay của nhân dân (qua công khố phiếu, trái phiếu) hoặc vay của ngoại quốc, hoặc vay từ các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, v.v.. Tiền đi vay là tiền phãi trã lãi và gốc, do đó phãi sử dụng cho đúng mục đích, và phãi có hiệu quả, nếu không sẽ là gánh nặng đối với các thế hệ đi sau. Chắc bạn biết câu: "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.".

Yếu tố vừa kể trên là điều người ta thường dạy trong các môn kinh tế chính trị tại các nước tư bản âu châu. Trong chủ thuyết CS cũng được đề cập đến, nhưng nhấn mạnh vai trò quan trọng nhất của NN. Bây giờ, bạn thử đem so sánh hiện tình của VN với yếu tố thứ nhất xem NN VN ta có làm như thế hay không. Theo tôi, NN ta đã làm đúng y bài bản, nhưng có điều là NN đã buông lõng không kiểm soát việc thi hành yếu tố này, có đến nơi đến chốn hay không. Thí dụ giao vốn cho các công ty quốc doanh (có vào khoảng 1.200 công ty NN đang được chờ cổ phần hoá, vì làm ăn kém hiệu quả), nhưng lại không kiểm soát việc sử dụng vốn cho có hiệu quả đưa đến việc nhiều công ty đi đến phá sản, như trường hợp Vinashin, Vinalines. Các công ty vận tãi biển, công ty nào cũng kêu lỗ, trong khi các công ty ngoại quốc làm ăn có lãi chiếm gần hết thị phần vận tải biển ở VN. Nhiều công ty quốc doanh đầu tư ngoài ngành, làm ăn trái ngành đâm ra lỗ. Như trường hợp điện lực EVN. Công ty cho thuê tài chính, bị vỡ lỡ khiến nhiều cán bộ cao cấp đi tù. và tình hình ngày càng tồi tệ, như chiếc xe đang mất thắng đang lao đầu xuống đèo. Như vậy, giới trí thức không dính dáng chi với yếu tố thứ nhất, và cũng chã có ảnh hưởng gì đến yếu tố này.

Yếu tố thứ hai: NN nên khuyến khỉch phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ sản xuất những mặt hàng tiêu dùng cũng như những công ty dịch vụ, tất cả đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Như vậy, NN có thể thu thuế VAT đối với các mặt hàng/dịch vụ do các xí nghiệp tư nhân làm ra, cũng như thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Thí dụ, ở Mỹ doanh thu smartphone của Apple đã đóng góp vào 0,5% GDP (= 75 tỉ đô, năm 2012) của Mỹ, chỉ một công ty mà như thế. Một bản báo cáo, năm 2009, của WB cho biết là các công ty vừa và nhỏ (small and middle enterprise - SME) từ 20 đến 250 công nhân có thể đóng góp 51,6% GDP tại các nươc giàu, hoặc 15,6% GDP tại các nước chậm tiến. Do đỏ, NN nên khuyến khích các ngân hàng nên đổ tiền đầu tư vào các xí nghiệp SME. Nói tóm lại các công ty SME sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân, và đóng góp đủ loại thuế cho NN. 

Một thời ấu trĩ, ở VN miền Bắc, người ta cho rằng giai cấp tiểu tư sản (nghĩa là tầng lớp giai cấp tư sản mại bản)  là nguồn gốc bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân, nên phãi triệt tiêu giai cấp này. Và từ đó NN phãi cáng đáng mọi việc từ việc quãn lý anh thợ hớt tóc cho đến hợp tác xã nuôi trồng đủ loại, đến các tập đoàn công nghiệp. Thế là cã một bộ máy cán bộ quãn lý quan liêu cồng kềnh được đẽ ra, ăn hết mọi nguồn sản xuất nhân dân làm ra. Sau giãi phóng năm 1975, Lê Duẫn đã cho đánh tơi bời tư sản mại bản miền Nam (phần lớn là dân gốc Hoa ở Chợ Lớn), để rồi mọi của cải miền Nam (đáng ra sẽ được dùng tái thiết quốc gia sau chiến tranh) đội nón ra đi vượt biên cho cướp biển, cho định cư ở nước ngoài. Qua 1986, Nguyễn Văn Linh, nhận ra vấn đề, kêu gọi "đỗi mới" cho phép có nhiều thành phần kinh tế trong nước, và sẽ không bị quy chụp tiểu tư sản. Sau đó, Đỗ Mười, nhân dịp Tết, chúc mừng toàn dân tha hồ làm giàu, vì ông cho rằng "dân giàu thì nước mạnh", nghĩa là dân kiếm được chút cơm, thì NN mới kiếm được chút cháo (thuế). Thế là, trong 17 năm thở được (sau khi Mỹ bình thường hoá với VN), ta có thêm một triệu doanh nghiệp tư nhân (trong ấy có các công ty FDI của các nước ngoài), đóng góp 60% GDP, còn các tập đoàn quốc doanh, lực lượng chủ đạo, chỉ đem lại 40% GDP. Như vậy, bạn thấy là ở VN, thành phần kinh tế tư nhân được chấp nhận, và sự hiện diện của thành phần này đã đem lại sự phát triển đất nước. Người dân làm giàu như điên theo kiểu người dân, mà cán bộ từ dưới lên trên cũng làm giàu như điên theo kiểu cán bộ (nếu không thì sao người ta lại la bài hãi nạn tham nhũng khắp nơi ở VN). 

Nhưng nhìn chung, trong yếu tố thứ hai này, cũng như với yếu tố thứ nhất, NN đã buông lõng sự kiểm soát đối với thành phần kinh tế tư nhân này. Nợ thuế, nợ bảo hiễm xã hội rất lớn, kiểm soát  hoạt động các cơ sở liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm là một lỗ hỏng rất lớn, không kiểm soát vận tải quá khổ làm hư hõng đường sá xuống cấp nhanh, v.v.. Nghĩa là bõ ngõ trong mọi lĩnh vực kể không hết nổi. Như vậy, việc xuống cấp trong yếu tố thứ 2 cũng không dính dáng chi đến giới trí thức.

Yếu tố thứ ba: NN phãi khuyến khích việc tạo một hạ tầng kiến trúc ngân hàng vững chắc có đạo đức nghề nghiệp để vận động tiền tiết kiệm của nhân dân cũng như vay tiền ở các định chế ngoại quốc để  đưa tiền vào đầu tư trong các xí nghiệp doanh nghiệp cũng như cho nhân dân vay tiền mua nhà cữa, sắm sữa các tiện nghi sinh hoạt (mua xe hơi, TV, tủ lạnh, v.v..). Như vậy, thông qua việc tiêu dùng, các công ăn việc làm sẽ được tạo ra, và NN có thu nhập là thuế thu được từ xí nghiệp và nhân dân.

Nhìn chung thì VN ngày nay có quá nhiều ngân hàng NN cũng như tư nhân, đến gần 50 cái với vô số chi nhánh. Hiện ngân hàng VN đang bị dính khá nhiều vào vụ bất động sản (đến 40% trên số vốn bất động sãn bị kẹt, nghĩa là vào khoảng 100.000 tỉ đồng) nên ngân hàng buộc lòng phãi lấy tiền lãi để bù vào nợ xấu bất động sản, nên năm nay lãi ngân hàng không hoành tráng như những năm trước. Ngoài ra, ngân hàng VN cũng theo xu hướng vô đạo đức của các ngân hàng Mỹ, là dựa trên thị trường chứng khoán để tìm vốn cho những phi vụ làm giàu nhanh với nhiều rũi ro khó lường. Do đó, trong ngân hàng còn vô số vấn đề cần giãi quyết.

Yếu tố thứ tư: NN phãi tạo ra một hệ thống giáo dục thực tiễn năng động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho việc phát triễn đất nước. Ngành giáo dục phãi biết dự phóng nhu cầu nhân lực trong tương lai chứ không phãi lo đánh trống tuyển sinh một ngành nào đó cho là hot, rồi để vài năm sau khi ra trường sinh viên không tìm được việc làm vì ngành đã bão hoà hoặc bị tàn lụi vì suy thoái kinh tế, v.v.. Trong vài năm gần đây, các nước âu mỹ khuyến khích thành lập trường đào tạo nhà doanh nghiệp, đồng thời lập những quỹ đầu tư mạo hiểm giúp sinh viên tạo những công ty khởi nghiệp (start up) khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Nghĩa là sinh viên ra trường phãi có óc sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp tạo những công ty mũi nhọn đem lại công  ăn việc làm, chứ không như bây giờ ra trường là chỉ lo làm đơn đi xin việc làm.

Tới đây, bạn thấy trí thức không có nhiều vị trí trong vai trò chấn hưng hoặc phát triển đất nước như ông TB chĩ trích và hô hào. Thời của những vị chí sĩ trí thức Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Cường Đễ, Hồ Chi Minh xuất ngoại tìm đường cứu nước đã qua rồi. Và theo tôi nghĩ, việc theo tư bản hay theo cộng sản cũng đã qua rồi, vì mỗi phe đều đã bộc lộ những hạn chế cũng như những bất cập đi trái với lòng mong muốn của nhân dân. Phãi suy nghỉ một cách khác, một lối đi khác.

Lối sau này, đề tài người ta thường nói nhiều bàn nhiều là vấn nạn tham nhũng và quốc sách giáo dục. Ở đây tôi chưa dám lạm bàn về tham nhũng (mặc dù là đề tài nghiên cứu ruột của tôi từ 45 năm nay), tôi chỉ đề cập đến giáo dục vì nó liên quan đến giới trí thức mà ông TB "mắng vốn" khéo. NN đang được đãng yêu cầu cãi tổ toàn diện, triệt để ngành giáo dục. NN bảo là lần này sẽ làm ra ngô ra khoai. Nhiều vị nổi tiếng từ trước đến nay như Hoàng Tuỵ, Văn Như Cương, Dương Trung Quốc, v.v.. đều được mời lên tiếng về giáo dục. Đọc lại các bài viết về trước của các vị ấy, rất tâm huyết đầy bức xúc, nhưng tôi có cãm tưởng chung là các vị ấy giống như những nhân vật trong câu chuyện xưa thường nghe kể: các thầy bói mù đi xem voi. Lần này tôi muốn viết ra những suy nghỉ của mình, và hy vọng tôi sẽ không trở thành một ông thầy bói mù thứ n đi xem voi. 

Theo tôi suy nghỉ, con người ta sinh ra trên cõi đời này không phãi sống để mà ăn, hoặc ăn để mà sống như ta thường hay đùa cợt bảo thế, nhưng chẵng qua sống là để giãi quyết các vấn đề xảy ra đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới. Mỗi người trên cương vị mình hiện ở sẽ lo giãi quyết những vấn đề xảy ra trong phạm vi mình phụ trách. Các vấn đề có thể là vô hình, mà cũng có thể là hữu hình, vật chất hoặc tinh thần, muôn hình vạn trạng. Ngoài ra, con người sống theo cộng đồng, nên giữa người này với người kia (dân IT gọi là đối tượng), giữa người dân quèn với các quan trên, thường có những mối liên hệ phãi được định nghĩa, và phãi được giãi quyết thế nào cho hợp tình hợp lý. Khi gặp phãi một vấn đề cần được giãi quyết (xữ lý) thì người ta sẽ phân biệt vấn đề là cũ hoặc mới. Nếu là cũ, thì người ta lục lọi trong ký ức cách giãi quyết thế nào. Còn nếu là một vấn đề mới, chưa hề có, thì người ta tìm cách giãi quyết cho xong. Sau đó, người ta ghi vào sổ hoặc vào ký ức cách giãi quyết. Cách giãi quyết vấn đề, các bà nội trợ gọi là bí quyết (recipe), dân IT gọi là pattern. Từ ngàn năm qua, TQ đã sưu tầm những bí quyết này, và Khỗng Tữ và các học trò đã bõ công biên soạn thành Tứ thư Ngũ kinh dùng làm nền tảng Nho giáo khuyến khích con người TQ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Các cụ nhà ta thời bắc thuộc cũng đã học theo Tứ thư Ngũ kinh, để cư xữ với dân thế nào cho phải đạo. Nói tóm lại, các sách bí quyết để giãi quyết vấn đề (người TQ có Tứ thư Ngũ kinh) lần được dạy qua các thầy đồ, thầy giáo, và nay là hệ thống giáo dục. 

Vì cộng đồng dân cư ngày càng lớn, nên phãi đáp ứng nhu cầu giãi quyết các vấn đề của xã hội ngày càng lớn và càng phức tạp. Theo sự phát triển ngày càng cao của xã hội, người ta nhận ra rằng, hệ thống giáo dục phãi đào 3 loại người: (1) một loại người lo vận hành bộ máy kỹ thuật kinh tế văn hoá của xã hội. Đây là những kỹ sư, công nhân kỹ thuật trong các nhà máy xí nghiệp, cơ sở buôn bán, quốc doanh cũng như tư doanh; (2) một loại người lo quản lý hoạt động của các cơ sở vừa kể trên, như kỹ sư kinh tế, tài chính, v.v.. (3) loại người thứ ba là những nhà nghiên cứu và triễn khai (R&D), mà phần lớn là những thạc sĩ, tiến sĩ theo đúng nghĩa của nó, giúp tìm ra những tiến bộ trong sản xuất và điều hành đất nước, tạo công ăn việc làm mới cho nhân dân. Do đó, giáo dục bao giờ cũng phãi sát cánh với lực lượng sản xuất và lực lượng điều hành đất nước, để có kế hoạch đào tạo phù hợp với hiện tình và tương lai. Hiện tại, giáo dục VN đào tạo chỉ là đào tạo, không cần biết sinh viên của mình ra trường rơi rụng vào đâu. Và vì bị nhiễm bệnh làm tiền bất cứ giá nào, nên giáo dục VN hiện chạy theo những ngành nghề nào gọi là "hot", hoặc liên doanh với những trường ngoại quốc cho là danh tiếng để thu hút sinh viên. Để rồi vài năm sau sinh viên ra trường không tìm được việc làm, vì suy thoái kinh tế. Chã ai chịu trách nhiệm cã. Người ta ca bài: "nắng mưa là chuyện của trời, việc làm được không là đời sinh viên". 

Để kết luận bài tranh luận này, theo chúng tôi, chúng tôi không cần biết NN ta đang theo đuổi chũ nghĩa CS hay TB, nếu NN làm đúng 4 yếu tố vừa nêu trên, kèm theo những kiểm soát triệt để và có một chánh sách nhất quán thực tiển trong việc phát triển đất nước thì chúng tôi cho là "đất lành chim đậu", có thể sống nỗi. Bằng không, thì... (NN tự biết lấy...)

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 15/12/2013

PS: So với bài phần 1 đi trước, vì bận việc với dự án tin học, nên nay sau hơn một tháng tôi mới xong phần 2 này. Mong bà con thông cảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét