Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

CUỘC CHIẾN CHỐNG NGHÈO ĐÓI : 50 NĂM SAU TẠI MỸ


Marc-Olivier Bherer - Le Monde
Dương Quang Thiện (dịch)

Cách đây 50 năm, tổng thống Hoa Kỳ thời ấy, Lyndon Johnson, đã tuyên chiến với sự nghèo đói tại nước Mỹ, một nước giàu có và hùng mạnh của thế giới. Từ đó đến nay, di sản của Lyndon Johnson đều đặn được nhắc lại, nhấn mạnh ở chỗ nước Mỹ khó lòng tiếp cận vấn đề xã hội này.

lbj_war_on_poverty_ap_imgNăm 1964, Lyndon Johnson đã phát biểu trong buỗi diễn văn về tình trạng liên bang và đã "tuyên chiến chống nghèo đói" (nd: cái nực cười là trong một nước giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, và đang chuẩn bị nện VC miền bắc VN). Còn Barack Obama thì ngày 29/1/2014 vừa qua cũng trên diễn đàn tình trạng liên bang đã đề cập đến tình trạng phân hoá giữa giàu nghèo ngày càng trầm trọng ở Mỹ (nd: ở tp New York, tỉ lệ phân hoá giàu nghèo đã lên 50%, ở Pháp 20%, ở tp HCM, 12%). 50 năm sau, vấn đề xã hội nhức nhối này trở lại nước Mỹ một cách mạnh mẽ. Người ta, nói đến giai cấp 99%, trong vụ xuống đường chiếm lấy phố Wall, nghĩa là 1% người giàu ở Mỹ đã chiếm hết 40% tài sản quốc gia và 60% thu nhập hằng năm. Còn lại là dành cho 99% dân số Mỹ. Cuộc chiến chống nghèo đói của Lyndon Johnson đã đem lại kết quả đắng cay như thế. Tất cả chính sách tái phân phối sẽ đụng phải bức tường cá nhân chủ nghĩa của giới nhà giàu đầy quyền lực. Tuy nhiên, vào thời đó, một sách thuộc loại bán chạy nhất, The other America. Poverty in the United States, (một nước Mỹ khác, sự nghèo đói tại Mỹ) được tham khảo bởi Nhà Trắng, đã lay động sâu sắc lòng người Mỹ. Tác giả Michael Harrington, một phóng viên đã điều tra số phận của 50 triệu người bị tách ra khỏi giấc mơ Mỹ. Họ là những lao động không chuyên môn, hoặc dân nhập cư bất hợp pháp, những người già cả, hoặc là thành phần dân tộc thiểu số. Trong cuộc vận động chống nghèo đói, lúc ban đầu là nhắm vào dân da đen, tổng thống Lyndon Johnson đã tìm ra một đề tài để tập hợp toàn dân Mỹ và phát động một phong trào cãi cách xã hội. Chính trong dịp này, nước Mỹ đã tạo ra những chương trình chăm sóc y tế đối với người nghèo, và người già.

50 năm sau, Lyndon Johnson và Michael Harrington cả hai người vẫn còn đè nặng lên lương tri người Mỹ, cho thấy dấu hiệu những khó khăn trong việc giãi quyết một vấn đề nhức nhối trong một xứ sở giàu nhất hành tinh.

Một phóng viên khác, Sasha Abramsky, chỉ trích một điểm mà phóng viên cho là một thất bại tinh thần. Trong sách của mình, The American way of poverty, how the other half still lives (Sự nghèo đói kiểu Mỹ, nửa phần kia dân chúng tồn tại thế nào), Sasha Abramsky đã đi thăm những nơi nghèo nhất nước, và đã nhận thấy là sự nghèo đói vẫn còn đó, chỉ khác là các phiếu lương thực, được thiết lập năm 1964, ngày nay hình thành cơ bản một nền kinh tế cứu tế (indigence). Trong chương trình cứu tế này có một chương trình gọi là SNAP (Supplementai Nutrition Assistance Program) theo đấy những gia đình 4 người nào có thu nhập dưới 2.348 đô/tháng thì sẽ nhận đươc phiếu lương thực trị giá 300 đô/tháng, mua thực phẫm tại các siêu thị. Cuối năm 2011, số người nhận phiếu lương thực tại Mỹ lên đến 46 triệu người, bằng 15% dân số. Số tiền cứu tế SNAP này hằng năm tiêu tốn tiền thuế của dân Mỹ lên đến vào khoảng 70 tỉ đô. Để tránh ngữa tay xin cứu tế, từ năm 2007 trở đì, người nghèo Mỹ được phép vay tiền tiêu thụ (để mua hàng thiết yếu cho cuộc sống, xăng dầu, v.v..) và số tiền nợ này đã lên đến 2.500 tĩ đô, chưa kể nợ tư nhân Mỹ đã lên đến 25.000 tĩ đô (bằng 1,5 GDP) 

harringtonMãi tới năm 1970, rõ ràng là tình trạng nghèo đói vẫn không giãm. Tiếp theo, tổng thống Ronald Reagan (một cựu diễn viên cao bồi Hollywood), người đã đưa ra khái niệm một người nghèo Mỹ không xứng đáng được cứu tế. Sự nghèo đói sẽ là dấu hiệu của một cuộc tham nhũng hoặc là của một thất bại, khiếm khuyết. Nền văn hoá hiện hành trong giới nhà nghèo ngày nay được trình bày như là một yếu tố giãi thích sư bần cùng tột đĩnh. Nhà sữ học Michael Katz, trong quyển sách tựa đề The Undeserving poor : America’s enduring confrontation with poverty (Người nghèo không xứng đáng, nước Mỹ đứng trước sự nghèo đói), đã phản ứng trước lý lẽ như thế (người nghèo không xứng đáng được nhận trợ cấp) được hợp pháp hoá.

Một nghiên cứu khác, với những giả thuyết gây tranh cãi cũng đã được đưa vào thảo luận. Đó là bản báo cáo tựa đề The negro family : the case for national action, (Gia đình người da đen: một trường hợp hành động quốc gia). Nghiên cứu này đi đến kết luận là số ly dị quá lớn trong cộng đồng người da đen đã gây cãn trở cho việc phát triển kinh tế. Người ta đã đánh mất đi vài việc học hỏi đạo đức. Mặc dầu bị chĩ trỉch mạnh mẽ, bản nghiên cứu này cũng còn ảnh hưởng một cách dai dẵng. Cuối cùng, cái lẫu thập cẫm lại được bổ sung thêm một lý lẽ tranh luận khác: đó là tánh cách di truyền. Người ta khẵng định là sự nghèo đói cãn trở sự biểu hiện của một vài gen được gắn liền vào sự thành công.

Việc nhập cư ồ ạt của những dân gốc Tây Ban Nha, phần lớn từ Mexico, từ những năm 1990 trở đi, làm cho cuộc tranh luận chống nghèo đói bị chuyển hướng. Chính quyền Washington chọn phớt lờ những dân nhập cư bất hợp pháp này (nd: mà sau này Obama buộc lòng hợp thức hoá quốc tịch cho gần 11 triệu người), vì cố tình người ta loại những người này khỏi các chương 
trình xã hội. 

Sự thành công trong cuộc chiến chống nghèo đói có lẽ là biết đối đầu cùng lúc vấn đề xã hội và vấn đề chũng tộc, hai nguồn áp lực ít khi đối đầu nhau. Việc chống nghèo đói không đơn giản chỉ là việc thi hành một biện pháp này hay là biện pháp kia, mà phải nhìn nhận là các chương trình được đề ra hoạt động như là một tổng thể khó lòng đánh giá những lợi ích đem lại. Điều này là không thể chối cãi.

Tuy nhiên, tổng thống Lyndon Johnson cũng đã tấn công vào những phân biệt đối xữ bằng cách khai chiến với nghèo đói. Trong một bài diễn văn liên quan đến tình trạng liên bang năm 1964, Lyndon Johnson đã khẵng định, "Cho phép tôi khẵng định một cách rõ ràng là một trong những nguyên tắc của chánh quyền này là: tất cã những cơ hội mới sẽ mở ra cho tất cã mọi người Mỹ không phân biệt màu da trong công ăn việc làm, trong giáo dục, trong nhà ở." Trong bài diễn văn vừa rồi của mình, tổng thống Obama cũng đã nói đến những cơ hội, nhưng tham vọng thì rất hạn chế trước một quốc hội không ưa gì tổng thống.  

Lời bình của người dịch: Trong bài này, người ta chưa nhắc đến những "bom nỗ chậm" như: (1) có đến 40% người Mỹ chưa có bão hiễm y tế. Obama muốn đưa 40 triệu người Mỹ (13%) vào chương trình healthcare trong năm 2013, nhưng bị thất bại; (2) số năm sống lâu của người Mỹ kéo dài thêm 10 năm, nghĩa là người già sống dai hơn trước thế chiến thứ 2, nên chi phí săn sóc y tế cho người già tăng lên, trong khi người trẽ đỏng góp vào quỹ hưu trí ít đi, rồi quỹ hưu trí đem đi đầu tư vào chứng khoán năm 2007 đã teo đi 40%, thế là chừng 10 năm tới sẽ không còn tiền trã cho người về hưu, một quả bom nỗ chậm khá to; (3) việc toàn cầu hoá làm cho các cơ sở sản xuất Mỹ di dời qua các nước châu Á, làm cho thất thu thuế, trong khi ấy phãi chi cho tất cả các chương trình bão hiểm xã hội, thế là nợ công Mỹ tăng đều đều, nguy cơ vở nợ như ngàn cân treo sợi tóc. 

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 4/2/2014

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét