Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014


SỐNG LÂU ĐANG GIẾT CHÚNG TA

George Ugueux - Le Monde (Pháp) - 18/01/2014
Dương Quang Thiện (dịch)

Có người chúc Thiện mỗ: sống lâu trăm tuổi. Không biết để làm gì? Nhân đọc được bài báo Pháp, khá thú vị
nên dịch cho bạn đọc để mà suy gẫm trong dịp đầu Xuân, khi đi chúc Tết bà con bạn bè.
Trong một buỗi diễn thuyết tại Columbia Business School, ông chủ tổ chức Blackrock, một tổ chức quỹ lớn nhất thế giới, nhân dịp này đã truyền đi một thông điệp. Trước đây, tại đại học New York, ông ta đã tuyên bố là "sự sống thọ của chúng ta đang giết chúng ta".

Trong khi ở Pháp, MEDEF, tổ chức chủ doanh nghiệp, đề nghị đóng băng các quỹ hưu trí, còn các nghiệp đoàn lao động thì từ chối chương trình hành động của chánh phủ, thì trong khi cã hai tổ chức gây chiến ở hậu phương, người ta nghe rõ mồn một tiếng kim đồng hồ điểm năm sẽ qua đi trước khi quả bom nỗ chậm mạnh nhất sẽ nổ tung.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, FMI, ước tính "quả bom" này lên đến 750 tỉ livre, chỉ với Anh Quốc. Viện Milken ở Anh quốc khẵng định là vài hệ thống hưu trí ở Anh quốc đã đến giờ nói lên sự thật (nd: nghĩa là hết tiền rồi trong quỹ hưu, bà con ơi).

Sự gia tăng dân số về hưu

Các nước châu Âu đang đứng trước một vấn đề mà họ gọi là một quả bom nổ chậm về mặt xã hội và tài chính. Và cũng có thể là vấn đề của châu Á trong tương lai không xa, trong ấy có VN.

Vấn đề là dân số toàn cầu đang thay đổi một cách triệt để. Người ta sống ngày càng già hơn, từ Âu qua Á nhờ những tiến bộ trong y khoa, những cải thiện trong vệ sinh, cũng như điều kiện sống tốt hơn sau thế chiến thứ 2, cho phép tuổi thọ tăng thêm 10 năm đối với đàn ông, và nhiều hơn nữa đối với đàn bà. Kể từ năm 2010, năm mà thế hệ được gọi là baby boom đã đến tuổi 65 về hưu, thì một đoàn quân hưu trí khỗng lồ ăn vào nguồn lực của quỹ hưu trí đủ loại. Hiện tượng này không chậm lại trước năm 2020, năm mà số sinh con trẽ sau thế chiến thứ 2 sẽ ngưng vượt quá số người chết. Nói cách ,khác, trong 10 năm tới, ở châu Âu, số người hưu trí sẽ tăng gấp đôi.

Số nhân dân lao động giảm đi.

Ngoài hiện tượng vừa kể trên, thì từ 25 năm nay, số lượng sinh con ngày càng giảm mạnh. Nếu bạn biết trước thế chiến thứ 2, trung bình gia đình châu Âu có 6 người con, thì bây giờ chỉ còn vào khoảng 1,5 con. VN ta cũng đang ở trong tình trạng như thế, theo chính sách kể hoạch hoá gia đình một con như ở TQ. Do đó, bên châu Âu, việc dân lao động trẻ giảm mạnh, nên việc đóng góp vào quỹ hưu trí cũng giảm theo. Tuy nhiên, trong nhiều nước ở châu Âu, việc giảm dân số lao động, đặc biệt trong phân khúc lao động chân tay không chuyên môn, thường phần lớn được bù trừ bởi chỉnh sách nhập cư từ Phi Châu qua. Việc này cho phép tăng số người đóng góp vào quỹ hưu trí. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một mối đe doạ đối với nhập cư cũng như đối với việc đóng góp vào quỹ hưu trí.

Về đề tài này, thì thí dụ Nhật Bản là đáng lo ngại: dân số Nhật Bản đã giảm từ 120 triệu người xuống còn 80 người. Trừ khi Nhật Bản phải thay đổi chính sách nhập cư (thí dụ NB đang tuyển dụng các nữ y tá VN sang Nhật làm việc), bằng không các xí nghiệp NB phải di dời các cơ sở sản xuất ra hãi ngoại, đặc biệt vào Thái Lan, Indonesia, TQ hoặc VN. Người Nhật đang dự tính sang VN thuê đất và lao động bản địa để làm nông nghiệp. Việc này NB đã làm cách đây 10 năm rồi. TQ, với chánh sách một con cũng đã tạo sự mất quân bình về mặt nhân lực đỏng góp vào quỹ hưu trí, nên chánh quyền TQ cũng đang điều chỉnh. Tuy nhiên, phần lớn ở nông thôn các người già ở TQ vẫn còn sống chung với con cháu (3 thế hệ cùng sống dưới một mái nhà, gọi là tam đại đồng đường) nên trực tiếp được con cháu săn sóc trong tuổi già.

Sự ích kỹ của nhiều thế hệ làm trầm trọng thêm tình hình.

Nếu cứ tiếp tục theo đuổi chính sách lợi ích ngắn hạn, chính quyền cũng như các đối tác xã hội tự mình đào mồ chôn mình. Việc thiếu tầm nhìn không phải do sự thiếu hiểu biết mà ra. Thật ra, các vấn đề 
đã được biết đến, đã được mỗ xẽ nên có thể nhìn thấy trước và không thể nào tránh né được. Các định chế quốc gia cũng như quốc tế đã tiến hành những nghiên cứu khẵng định tính chất chắc chắn và kích thước của cuộc bùng nỗ trong tương lai. Chính sách con đà điểu (vùi đầu dưới cát) thiết nghĩ kéo dài cũng đã quá lâu.

Chúng ta không thể cho phép những cuộc chiến hậu phương, không những làm chậm đi mà còn làm khó khăn đối với các giãi pháp cho vấn đề. Trong nhiều quốc gia, việc chống đối nới rộng tuổi về hưu hoặc huỹ bỏ những phúc lợi xã hội thuộc thời kỳ xa xôi nào đó. Người ta liên tưởng đến việc một cán bộ nghiệp đoàn giãi thích việc công nhân lái tàu hoả đòi hỏi phải về hưu ở tuổi 55 do công việc nặng nhọc của họ: đặc quyền này xuất phát từ thời các đầu máy xe lữa chạy bằng than, nên lái tàu phải hỉt thở không khí bụi than. Chính sự bảo thủ ích kỹ đã triệt tiêu ý tưởng giãi quyết vấn đề.

Chiều kích săn sóc sức khoẽ.

Sự sống lâu tạo thêm một áp lực lên hệ thống săn sóc sức khoẽ. Không những sống lâu đem lại gánh nặng đối với chi phí y tế thêm nhiều năm nữa, mà những người già thường đòi hỏi chăm sóc nhiều hơn cũng như chi phí thuốc men tốn kém hơn nhiều. Thí dụ, một người già mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer đòi hỏi thường xuyên phải có người cạnh bên chăm sóc.

Mỗi năm tỉ lệ tiền bồi hoàn chi phí săn sóc y tế cho người hưu trí ngày càng tăng, và chắc chắn là sẽ không giảm đi. Trong phạm trù này, nếu không quan tâm một cách nghiêm túc đến tuổi thọ ngày càng dài, thì nguy hiểm vỡ nợ đối với hệ thống hưu trí không còn là một giả thiết, mà là vấn đề thời gian.

Nếu vấn đề trước tiên thuộc lĩnh vực xã hội, nhưng giãi pháp cho vấn đề đòi hỏi những biện pháp manh tính tài chính ngay từ bây giờ. Từ ngày người ta bỏ đi hệ thống hưu trí thông qua tích luỹ tài sản, thì những kẽ được hưởng lợi chắt chắn là những ai gặp phải khó khăn trong việc hình thành quỹ hưu trí và quỹ tiết kiệm. Tuy nhiên, thu nhập (tiền hưu trí) của họ cũng sẽ bị đánh thế. Việc đánh thuế trên tiền hưu, đã hiện hữu tại Hoa Kỳ, càng ngày càng sẽ khó tránh khỏi ở Pháp. Cho dù là đang thời buổi khó khăn, cần thiết phải nói lên sự thật đối với những ai có công ăn việc làm hoặc có thu nhập.

Nếu không tăng tỉ lệ tiết kiệm, thì không có giãi pháp nào cả.

Nếu bây giờ ta không chịu khó tiết kiệm chuẩn bị cho tuổi già, thì trong tương lai, một phần lớn dân số sẽ không có đủ thu nhập, nếu không nói là thực sự đi vào nỗi tuyệt vọng. Xem ra vô ích khi nghĩ đến sự đoàn kết chung tay giúp đở giữa các thế hệ. Thế hệ chúng ta hiện nay đã hoang phí vô độ để có thể chờ đợi sự giúp sức của họ. 

Vì các chính sách kinh tế được tiến hành theo kiểu "tháp chứa lúa" (silo), không ai lên tiếng vấn nạn mà các chính sách dễ dãi tiền bạc sẽ đem lại cho những người hưu trí. Khi giãm tỉ suất lãi một cách vô tội vạ không đem lại lợi ích kinh tế gì, các ngân hàng trung ương Âu Mỹ không đem lại lợi ích gì cho các ngân hàng. Trong khi ấy, thì các tài sản mà các người hưu trí đã ký cóp trong nhiều thập kỹ qua đã giãm xuống một cách thãm hại, làm khó lòng tồn tại, hoặc buộc lòng các người hưu trí phải xà xẻo vào tiền dành dụm làm cho tương lai của họ ãm đạm thêm.

Đã đến lúc phải có những kế hoạch giãi cứu dài hạn trước mối nguy hại của những quả bom nổ chậm về mặt tài chính và xã hội cực kỳ mạnh của thời đại chúng ta.

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 4/01/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét