Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

THEO ÔNG, ĐẠI HỌC ÔNG MUỐN MỞ SẼ THẾ NÀO


Thôi để ông viết ra những suy nghĩ của ông về giáo dục VN và cách giãi quyết của ông nếu ông còn sức lực.

(1). Theo nguyên tắc là không nên kinh doanh giáo dục. Tuy nhiên trong thực tế, các trường đại học Úc đã quãng cáo khá nhiều trên các báo VN về chất lựơng giáo dục của họ. Hình như mỗi năm vào dịp hè họ bõ ra 500.000 đô để quãnlg cáo cho các trường đại học của họ. Do đó, ta nên xem ngành giáo dục như là một ngành sản xuất kinh doanh có lợi nhuận. Như vậy phải xem sinh viên ra trường như là một sản phẩm hoàn tất (end product) phải đến tay người sử dụng, đáp ứng nhu cầu và mong mõi của người sử dụng. Nhu cầu và mong mõi của người sử dụng, nhất là trong thời buổi kỹ thuật số, không bao giờ bất biến nên thường xuyên phải tìm hiểu thị hiếu thị trường để khỏi bị lạc hậu lỗi thời. Cứ xem các thí dụ của Nokia, hoặc Kodak thì thấy rõ. Họ nằm trên sự chiến thắng trong lĩnh vực họ thống lĩnh (Nokia trong điện thoạidi động, còn Kodak trong phim ãnh) quên đi sự thay đổi của thị hiếu thị trường, để rồi phải ,chuẫn bị phá sản.pq

(2). Phải có một cuộc thăm dò thị hiểu thị trường về giáo dục hiện tại đ"ối với dân chúng, nhất là đối với những gia đình có con học ở nước ngoài (vì sao họ cho con du học ngoại quốc, giáo dục VN khiếm khuyết ở chỗ nào trong mắt họ). Chính kết quả của những thăm dò thống kê này cho phép biết rõ những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục của ta hiện tại. Và từ đó mới có thể phác hoạ một chương trình đào tạo khả thi cho tương lai. Phải làm marketing và PR một cách có ý thức. Sau này, khi sinh viên ra trường phải có một bộ phận theo dõi sự nghiệp của họ, để biết "sản phẩm" của mình có được dùng đúng công năng hay không. Phần lớn các đại học không muốn biết sinh viên ra trường đang làm gì, sống thế nào, có đúng ngành nghề được đào tạo hay không và cho biết ý kiến về cách đào tạo của trường thế nào.

(3). Lúc này, ta có thể lên chương trình các môn cần được đào tạo trãi dài theo thời gian. Tìm kiếm những giảng viên cho các môn này. Nên tính chuyện thuê chuyên viên, giảng viên ngoại quốc và các chuyên viên ở các cơ quan xí nghiệp (để sau này họ có thể giúp giới thiệu sinh viên ra trường vào các cơ quan họ đang làm việc), ngoài giãng viên cơ hữu. Phải tỉnh chuyện trã lương cao để giữ chân họ. Phải cân bằng thời gian giãng dạy và thời gian nghiên cứu theo xu hướng của thế giới để nâng trình độ của sinh viên.

(4). Nên giảm đi thời gian đào tạo (chừng 3 năm tối đa) nhưng tăng thời lượng học của sinh viên bằng cách tận dụng phương pháp dạy trực tuyến, Internet, cũng như thư viện trực tuyến. Các giãng viên phải rành việc soạn các giáo án điện tữ, chấm điểm bằng máy tính. Việc dạy phải qua trực tuyến. Việc quản lý sinh viên sẽ được thực hiện bằng tin học như vậy sẽ giảm chi phí hành chính nhưng vẫn bảo đãm sự chính xác trong số liệu của quản lý.

(5). Phải tính toán một cách chỉnh xác theo thời gian chi phí của từng bộ môn, làm thế nào phải tiết kiệm, nhưng vẫn bảo đãm thu nhập cao để thu hút và giữ chân giãng viên giỏi, nghĩa là chi phí gián tiếp phải giãm tối đa bằng cách sử dụng tin học trong quản lý hành chánh. Làm thế náo tạo một HTTT quản lý sinh viên và kế toán chỉ cần một nhân viên điều hành, chứ không cần đến một bộ máy cồng kềnh ngốn hết phần lớn ngân sách của nhà trường.

(6). Phải tìm ra một địa điểm lý tưởng cho việc học hành, thành lập đại học. Thí dụ, ở Canada, thành phố Montreal trở thành một thành phố đại học. Theo tôi, Nhatrang hoặc Đà Lạt là nơi lý tưởng để mỡ trường đại học, giá đất và chi phí sinh hoạt ở những nơi này rẽ hơn so với tp HCM hoặc Hà Nội, không khí lại trong lành, ít bị cám dỗ ăn chơi đối với sinh viên. Phải kiếm một miếng đất trên 20ha, giá mua hoặc giá thuê rẽ hoặc miễn phí càng tốt để có thể đào tạo ít nhất 15.000 sinh viên.

(7). Nếu có số mặt bằng kể trên, thì nên tạo một loại campus như ta thường thấy ở Ủc hoặc ở Mỹ. Ngoài cơ sở dạy học, thì phải có cư xá sinh viên, nhà ăn, tiệm bán thực phẩm, sách báo cho sinh viên, quán cà phê, làm thế nào chi phí sinh viên bõ ra phãi vào túi của nhà trường, không được cho tư nhân ăn theo. Làm thế nào, sinh viên, ăn ở học tập, 24/24g không ra ngoài khuông viên campus. Ngoài ra, phải có sân vận động, sân thể thao, và cơ sở thể dục. Các giãng viên cũng thế. Làm thế nào giảng viên luôn luôn ở cạnh trường, thông qua các biệt thự lưu trú dành cho giãng viên cơ hữu hoặc giãng viên thĩnh giãng. Nhân viên phục vụ các cơ sở tiện ích kể trên phải có thái độ lịch thiệp coi sinh viên như là khách du lịch học hỏi chứ không phải kẽ ăn xin để có thái độ mậu dịch quốc doanh ở miền bắc thời bao cấp.

(8). Phải thành lập một hội đồng lo vận động các gia đình giàu có, tha thiết với giáo dục quốc gia, cho nhà trường "mượn không trã lãi" một số tiền (tối thiểu 100 triệu, tối đa 300 triệu) trong một thời gian nhất định (từ 2 năm đến 4 năm), với cam kết đúng kỳ hạn nhà trường sẽ  hoàn trã lại đầy đủ số tiền đã mượn. Số tiền cho mượn  sẽ không có điều kiện kèm theo đối với nhà trường (trường phải ưu ái đối với con cái của phụ huynh đã cho mượn tiền, chẵng hạn). Ngoài ra, cũng nên vận động những mạnh thường quân thiết tha với giáo dục (như ông chẵng hạn) đóng góp vào quỹ này. Tiền thu được sẽ đem gởi ngân hàng theo định kỳ để lấy lãi. Số tiền gốc phải được bảo toàn, không được rút ra dùng đầu tư vào việc nào đó. Người Việt ta có cái tật lem nhem trong vấn đề đụng đến tiền bạc. Nhà trường chỉ sẽ lấy tiền lãi để chi vào chi phí hoạt đồng của nhà trường.

(9). Phải sử dụng tối đa tin học vào giãng dạy và quản lý của nhà trường. Các giãng viên ngoại cũng như nội phải biết soạn bài giãng điện tữ. Mỗi sinh viên phải được trang bị một laptop cho việc học trên mạng. Nội dung các tín chỉ sẽ được học bất cứ lúc nào, miễn bảo đãm thời lượng, và kết quả học hành sẽ hoàn toàn được quản lý bởi máy tính, chính xác, minh bạch, không cần đến nhân sự quản lý hành chính.

(10). Các môn học phải được dạy bằng tiếng Việt, vì khi ra trường là để phục vụ dân Việt chứ không phải dân Âu Mỹ. Đừng nên nại lý do là ta vào WTO nên công dân ta sẽ là công dân quốc tế, nên phải nói tiếng Anh như gió, còn tiếng Việt thì nói lọng cọng lơ lớ như là dân ngoại quốc. Lẽ dĩ nhiên là sinh viên phải  biết đọc, viết rành tiếng Anh chủ yếu là đọc hiểu các sách báo tài liệu tiếng Anh dùng trong bộ môn ngành nghề của mình. Hình như mình đang đánh mất tự ái dân tộc. Người ta đã thiết kế thời trang kiểu âu mỹ, đào tạo người mẫu theo kiểu mỹ, rồi bắt đầu ca hát tiếng anh, và cuối cùng nhãy đầm kiểu âu mỹ. Chắc là sắp tới bõ dùng tiền đồng qua dùng tiền đô. Chĩ những môn nào dùng giãng viên ngoại quốc, thì dùng tiếng anh, còn lại thì dạy tiếng Việt. Nên biết người Pháp rất dốt tiếng Anh, đến nỗi gần đây báo chí Anh than phiền là các nghị sĩ Pháp nói tiếng Anh dỡ ẹt (và ông cũng thế).

(11). Phải  đào tạo sinh viên có tinh thần khởi nghiệp (start up) ngay tử ngày đầu, phải tự mình tìm ra cách tạo một xí nghiệp chứ đừng chờ một công ăn việc làm của người khác ban cho.

(12). Phải trù liệu một bộ phận nghiên phát triển (R/D) để tăng cường chất lượng đào tạo của nhà trường, kết hợp với việc khởi nghiệp của sinh viên, làm thế nào đào tạo một lớp người trẽ có khả năng tạo những xí nghiệp mới tạo công ăn việc làm cho dân chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét