Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014


BẰNG SÁNG CHẾ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Người Mỹ có biệt tài là vắt đá thành tiền. Chắc bạn còn nhớ câu chuyện của anh chàng cụt tay cụt chân Nick gì đó mà VN đã bỏ ra 32 tỉ để mời anh ta lên "dây cót" cho đám trẽ VN mà người ta đang cho là mất phương hướng. Không biết cái công ty Mỹ tổ chức sự kiện kia đã nhào nặn anh chàng Nick thế nào, mà khán giả phãi mũi lòng trước những bất hạnh thân thể của chàng biến thành những hành động tự hứa vượt lên chính mình.

Và sau đây là một câu chuyện Mỹ, thật 100 phần trăm. Một americain way of life.

Bên Mỹ, một ai đó, có thể là một thiên tài, khi sáng chế ra một cái gì đó khác lạ so với thiên hạ đi trước, thì liền đi ngay đến sở bảo vệ sáng chế, xin cho được một cái bằng sáng chế đối với cái mà mình cho là phát minh. Đây là chuyện rất bình thường ở Mỹ. Nhưng cái bất bình thường là từ những năm 1980 trở đi, khi sở bảo vệ sáng chế Mỹ đồng ý cấp bằng sáng chế sở hữu trí tuệ cho những phần mềm IT thì số lượng bằng sáng chế đột nhiên tăng 60% trong khoảng thời gian sau đó. Mà cái vui trong việc này là bằng sáng chế phần mềm này chỉ gồm vài trang A4 chứa những mã lệnh (viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó) xữ lý một giãi thuật (algorithm) nào đó, hoặc tạo một ô control kỳ quái gì đó, nói chung là một mã nguồn (source code).

Thế là có vài anh chàng kỹ sư phần mềm bỏ Microsoft ra mở một công ty mang tên Intellectual Venture (IV) đóng đô ở Seattles, bang Washington. Công ty này chã sản xuất gì cả, mà chỉ chuyên môn đi tìm mua những mã nguồn của kỹ sư phần mềm tài năng nào đó, với giá rất bèo (vì chưa nỗi tiếng, nhưng có thể có tiềm năng), rồi cho lấy bằng sáng chế, rồi sau đó gạ bán cho những công ty khác muốn sử dụng các bằng sáng chế này. Công ty IV họ hãnh diện là có trong tay đến 40.000 cái bằng sáng chế sở hữu trí tuệ, trị giá lên đến 4 tỉ đô, và trong những năm qua họ kiếm được 3 tỉ đô. Thấy việc làm ăn của IV khá nhẹ nhàng lãi nhiều đến nỗi vô số công ty kiểu IV cũng bắt chước ăn theo, do đó các công ty này mang một cái tên Mỹ xấu xí là "patent troll" , nghĩa "trang trại bằng sáng chế".

Ở Mỹ thì chuyện mua bán ì xèo là chuyện cơm bữa, chã có chi là phãi bàn tới bàn lui. Nhưng ở đây là những công ty kiểu IV chơi trò bẩn là: gởi thư đe doạ kiện ra toà những công ty phần mềm khởi nghiệp (start up) bé tí hoặc vừa vừa nói rằng các công ty này sử dụng trái phép bằng sáng chế của công ty IV chẵng hạn. Nếu muốn yên thân, thì phãi trã tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, đi từ 10.000 đô cho đến vài trăm ngàn đô. Các công ty nạn nhân nào muốn đi kiện thì thường phãi thuê luật sư, chuyên gia phần mềm xem xét các đoạn mã nguồn để cho toà biết là có vi phạm hay không. Với những vụ kiện như thế, ở Mỹ có thể kéo dài nhiều năm, với chi phí rất cao. Kết quả là nếu công ty nạn nhân thắng kiện thì cũng phãi trã án phí cao hơn là số tiền mà công ty IV đòi trã bản quyền. Đây là chưa nói đến việc suốt nhiều năm trời, giám đốc các công ty nạn nhân phãi sống trong lo âu, lên cơn đột quỵ hồi nào không biết.

Biết được tâm lý ngán ngại ra toà, các công ty nạn nhân đành đi đến việc thương lượng với công ty diều hâu IV, chịu trã tiền bản quyền nhưng không tâm phục khẩu phục. Thừa thắng xông lên các công ty patent troll tiến hành vô số kiện tụng về vi phạm bản quyền, đến nỗi loại kiện tụng này chiếm đến 61%, và các công ty nạn nhân ở Mỹ phãi trả gần đến 29 tỉ đô các chi phí kiện tụng và chi phí xin bản quyền. Hai công ty xin bảo vệ phần mềm nhiều nhất ở Mỹ hiện là Apple và Google, và các đại học.

Việc đến nỗi tồi tệ, nên trong tuần tới tổng thống Mỹ, Barack Obama, sẽ phãi yêu cầu thượng viện ra luật hạn chế hoạt động của các patent troll. Một điều kiện mới, khi xữ các vụ án phần mềm, là chánh án có quyền bắt bên thua kiện (công ty IV chẵng hạn) phãi trã án phí. Như vậy các công ty diều hâu IV phãi dè dặt trước khi đâm đơn kiện ai đó.

Câu chuyện bản quyền phần mềm này làm tôi nhớ đến hai chuyện: chuyện thứ nhất là vào những năm 1980, việc bảo hộ phần mềm chưa có, nên IBM chịu thua không thể đi kiện Bill Gates (BG) khi ông này đã cuỗm đi (sao chép) tất cả các phần mềm nghiên cứu của IBM (trong thời gian hợp tác với IBM cho ra đời DOS) mà BG sẽ sử dụng sau này để cho ra đời Windows. Apple cũng thế, bị BG ăn cắp giao diện với các ô control. Câu chuyện thứ hai là chuyện VN bị kiện vụ cá ba sa tai Mỹ. Mỹ cho là chánh phủ VN có trợ cấp giá cho cá ba sa xuất qua Mỹ. Cơ quan DOC của Mỹ biết tỏng VN đâu có trợ cấp, nhưng vẫn bày trò kiện phá giá, chẵng qua là nuôi đám luật sư Mỹ. Ta thắng kiện nhưng phãi trã tiền phí thuê luật sư, cũng như tiền ký quỹ thuế trong thời gian kiện mất ăn tiền lãi.

DƯƠNG QUANG THIỆN  -- 14/11/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét