Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Đại học Stanford ...




ĐẠI HỌC STANFORD SĒ ĐẦU TƯ VÀO 
NHỮNG CÔNG TY KHỞI NGHIỆP DO SINH VIÊN TRƯỜNG LẬP RA

Đại học nỗi tiếng của Mỹ, Stanford, từ nay sẽ có một quy đầu tư chuyên hỗ trợ những công ty khởi nghiệp (start-up) do sinh viên của trường (đang học hoặc mới vừa ra trường) thành lập. Stanford không cho biết số tiền tài trợ cho mỗi công ty khởi nghiệp sẽ là bao nhiêu. Theo lời người phát ngôn, trường không ấn định giới hạn số tiền đầu tư. Để giãm thiểu rũi ro trong việc đầu tư, nhà trường mong muốn mình không phãi là nhà đầu tư chính của các dự án mà chỉ là bổ sung cho những quy đầu tư mạo iễm truyền thống khác. Các quy mạo hiểm này tài trợ những xí nghiệp bằng cách nhận lại một tỉ lệ tham gia vào vốn khởi nghiệp.

Các lợi ich tài chính

Ngoài ra, đại học Stanford cũng đã tài trợ dự án incubateur StartX lên đến 3,6 triệu đô trong vòng 3 năm tới. Từ ngày khởi động dự án, năm 2009, chương trình đôc lập này đã giúp đở trên 300 xí nghiệp được thành lập mới bởi cộng đồng sinh viên đang học cũng như cựu sinh viên ra trường. Bằng cách tham gia trực tiếp vào sự thành công của những xí nghiệp khởi nghiệp được xây dựng từ ngay trên campus của mình, đại học Stanford mong muốn tăng cường hình ãnh là nơi ươm mầm khởi nghiệp của Silicon Valley của mình.
Google, Hewlett-Packard, Cisco, Yahoo hoặc mới gần đây nhất Instagram có ít nhất trong hàng ngũ những nhà sáng lập công ty là một người do đại học Stanford đào tạo ra. Chính danh tiếng này là chìa khoá thành công, cho phép nhà trường thu hút ngày càng nhiều những sinh viên ưu tú. 
Ngoài ra, quy đầu tư khởi nghiệp còn đem lại những lợi ích tài chính: giống như mọi nhà đầu tư khác, đại học Stanford cũng nhận được những giá trị thặng dư (plus-values) khi một vài công ty được đem ra bán hoặc được đưa lên sàn chứng khoán. Và cũng chính những sinh viên này sẽ trở thành những mạnh thường quân tiềm năng một khi vận may của họ được bảo đãm. Năm ngoái, đại học Stanford đã nhận được 1 tỉ đô tiền quyên góp, gần như 2 lần nhiều hơn so với các đại học khác.

Lẫn lộn vai trò
Những sáng kiến mới này của đại học Stanford cũng không tránh khõi bị chỉ trích là biến mình thành cái lòng ấp khỗng lồ những xí nghiệp công nghiệp. Người ta cho rằng đại học Stanford giờ đây ưu tiên kinh doanh bõ quên sứ mệnh thiêng liêng của minh là đào tạo và nghiên cứu. Người ta cũng tiếc cho bản chất những mối quan hệ giữa các sinh viên với các giáo sư của mình. Người ta không hiểu giáo sư đến Stanford để dạy học hay là để dò tìm những tiềm năng đầu tư. 
Điều này không có gì là mới. Vào năm 1998, một giáo sư ở Stanford đã ký một chi phiếu hỗ trợ 100.000 đô cho 2 sinh viên của mình, Larry Page và Sergey Brin, giúp họ hoàn thành dự án search engine trên Internet của mình. Mười lăm năm sau, dự án này được gọi là Google. Và vị giáo sư này giờ đây đã trở thành tỉ phú đô la (hay!!!).
Việc lẫn lộn vai trò (giáo sư, nhà đầu tư, ...) lại lần lên trên giới chóp bu của đại học: hiệu trưởng trường đại học giữ những liên lạc mật thiết với nhiều đại gia công nghiệp tại Silicon Valley, đặc biệt với Google, theo đấy ông ta giữ vai trò thành viên hội đồng quãn trị.

Lời bình của người dịch

Theo lý thuyết phát triển kinh tế, thì nước nào có nhiều công ty sản xuất sản phẫm, công ty phân phối và dịch vụ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giảm được tỷ lệ thất nghiệp, thì nước đó có thể trở thành giàu có. Do đó, ngày nay trong thế giới toàn cầu hoá, người ta đòi hỏi sinh viên ngay từ hồi còn mài đủn quần ở nhà trường phải có đầu óc lập nghiệp, chứ không phải chờ ra trường là xách bằng đi kiếm chỗ, hoặc nhờ cha mẹ dựa vào sự quen biết để kiếm chỗ ngon cho mình. 
Mấy năm gần đây, từ năm 1996 (ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với VN và bình thường hoá ngoại giao với VN) trở đi, thì VN đã có vô số công ty nhưng chỉ là những công  ty nhập khẩu hàng xa xỉ phẫm tiêu dùng cho giới nhà giàu, còn sản xuất là chỉ sản xuất nông sản, thuỹ sản, dầu khí, không có chi là nỗi trội. Nói tóm lại, người VN ta chưa có óc sáng tạo, chưa biết khởi nghiệp, do đó chưa tạo công ăn việc làm cho mình và cho người khác. 
Bài báo này hy vọng các bạn có cái nhìn khác đi, thay đổi thái độ, tìm một hướng đi tích cực hơn.

DƯƠNG QUANG THIỆN - 9/2/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét