Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

DÂN LAO ĐỘNG MỸ BIẾN ĐI ĐÂU .


DÂN LAO ĐỘNG MỸ BIẾN ĐI ĐÂU ?

Một báo cáo của văn phòng tìm kiếm việc làm Express Employment Professional (ExpressPro), ở Mỹ, cho biết có đến 11 triệu người  Mỹ thất nghiệp (nghĩa là có đăng ký hưởng phụ cấp thất nghiệp), chiếm khoảng 9,2% dân số trong tuổi lao động, trong khi thực tế có đến 20 triệu người Mỹ trong tuổi lao động nhưng lại không có việc làm. Người ta gọi hiện tượng này là "job gap" (chênh lệch giữa số lượng công việc có sẵn trên thị trường và số lượng người xin việc làm). Nghĩa là, ngày nay chỉ có 58,70% người Mỹ trong tuổi lao động có công ăn việc làm. Trước khủng hoảng bất động sản (được gọi là subprime, năm 2007) ở Mỹ, con số này là 65%. Người ta tự hỏi: (1) việc phục hồi kinh tế Mỹ từ 2007 trở đi quá chậm chạp, không tạo đủ công ăn việc làm?; (2) người lao động Mỹ ngày càng không thích tìm việc làm, nghĩa là một nước Mỹ hăng say làm việc trước kia, nay trở thành nước Mỹ lười nhác. Chính trong điểm (2) này người ta đi tìm câu trã lời : phãi chăng không đi làm lại là có lợi hơn là đi làm?
Người ta nhận ra rằng có một chênh lệch rất lớn giữa những công việc được tạo ra và nguyện vọng nghề nghiệp (profil) của những người đi tìm viêc làm. Công việc được tạo ra thường đi từ thái cực này qua thái cực kia của chuổi năng lưc: hoặc là những công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) chất lượng cao, hoặc là những công việc quá thấp lương bèo. 
Chính một phần hiện tượng không thích ứng này làm cho tăng lên số người không muốn đi tìm việc làm, và không đươc tính vào số người thất nghiệp làm cho con số người thất nghiệp giãm xuống một cách giã tạo bất thường. 
Người ta tự hỏi: trong năm 2013  này, số người Mỹ trong tuổi lao động không chịu đi làm biến đi đâu và họ là ai? Hỏi tất phãi có trã lời:
(1) Những kẽ "chán nãn": những người này đã bỏ công đi tìm việc làm trên thị trường hợp pháp trong một thời gian, chán nãn rồi ngưng tìm việc. Loại người này bao giờ cũng hiện hữu, và tình hình suy thoái kinh tế làm cho trầm trọng thêm. Sự chán nãn do không tìm được việc làm sẽ tăng lên, khi sự tiến bộ kỹ thuật chạy nhanh hơn kiến thức nhận được từ nhà trường. Người đi xin việc cãm thấy lạc hậu trước những công việc khá lý thú được đề nghị.
(2) Những người trẽ tuổi.  Khủng hoảng kinh tế đã tiêu huỹ vô số công việc không được tạo lại. Người trẽ đành trở về ở nhà cha mẹ, ít nhất là tạm thời có chỗ ăn và ngũ trong khi chờ đợi sự may mắn tìm đươc viêc làm trong tương lai. Ngoài ra, lớp trẽ này đăng ký học đại học hoặc trường cao đẵng để trang bị thêm kiến thức đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. (Giống như ở tp HCM, không kiếm được việc làm, 10.000 người đã đăng ký học thạc sĩ kinh tế, làm như đại học kinh tế là lò bánh mì thạc sĩ không bằng)
(3) Những người khuyết tật, tàn phế hoặc không thích nghi với công việc : loại người này ngày càng nhiều do sự trầm trọng của bệnh béo phì và bệnh tiểu đường. Hiên giờ ở Mỹ, gần 10 triệu người Mỹ nhận phụ cấp khuyết tật. Đối với những người này, có lẽ lợi hơn ở lại nhà thay vì đi kiếm một công ăn việc làm phù hợp với nhu cầu của họ.
(4) Các phụ nữ, cũng như ngày càng nhiều đấng mày râu chọn việc ở nhà săn sóc con cái. Tiền lương đi làm hằng tháng không bù nổi việc thuê osin chăm sóc con cái hoặc gởi nhà trẽ (ở Mỹ người ta than phiền cơ chế gởi con ở nhà trẽ tập thể rất lạc hậu và nhiều tai tiếng) cộng thêm tiền son phấn áo quần lụa là xe cộ khi đi làm.

PS: Sáng nay thấy báo TT có trang tựa đề "Mạnh tay với các đại gia né thuế" . Sao mà trùng hợp đến thế!
DƯƠNG QUANG THIỆN - 2/09/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét