Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

CÁC NGÀNH NGHỀ MỚI TRONG TIN HỌC


MẠI VÔ !  CÁC NGÀNH NGHỀ MỚI TRONG TIN HỌC: DATA CRUNCHER, EMARKETER, ...


Sophy Caulier - Báo Le Monde  -  9/1/2014

Dương Quang Thiện (dịch)


Trong khi mọi hoạt động của xã hội ta ngày càng đi sâu vào kỹ thuật số (kts), thì việc đòi hỏi những chuyên môn mới liên quan đến kts là chuyện đương nhiên. Ta có thể kể những chuyên ngành mới như: (1) triển khai một ứng dụng đối với điện thoại thông minh (smartphone), hoặc đối với một máy tinh bảng (ipad); (2) phân tích hành vi của một người mua sắm trên mạng để có thể cung cấp cho người này một vụ mua bán hoàn toàn phù hợp với tánh cách mà người này không thể tử chối; (3) thiết kế một trang web vừa hấp dẫn, tiện nghi, thân thiện với người dùng; (4) khơi động cuộc sống số của một cộng đồng dân chúng chỉ hiện hữu trên mạng. 

Khi thương mại điện tử trực tuyến lần lượt đi vào hoạt động trong cuộc sống tiêu thụ, khi mà các chiếc TV được nối về Internet, khi mà các văn phòng của chúng ta cũng như các tài liệu trở thành ảo, thì xã hội chúng ta đi vào công nghệ "kỹ thuật số" (digitalise), công nghệ mới này đòi hỏi những nhu cầu mới, muốn được thoã mạn thường đòi hỏi những ngành nghề mới. 

BIG DATA VÀ DI ĐỘNG
Từ giờ trở đi, ta có thể tự cho mình là những tay "data cruncher», «web designer», «geomatician» hoặc «emarketer". Theo định nghĩa, "data cruncher" là những ai có thể sử dụng CNTT để xữ lý một khối lượng dữ liệu của Big Data, kèm theo những giãi thuật toán học để tìm ra những dữ liệu có ích cho một việc gì đó, hoặc dùng vào mục đích an ninh tình báo (chẵng hạn vụ Snowden ở Mỹ). "Web designer" thiết kế các trang web thì bạn đã biết là gì. "emarketer" thì sử dụng CNTT phục vụ ngành tiếp thị thị trường để tìm ra những xu hướng mới trong tương lai của ngành sản xuất và thương mãi. Cuối cùng "geomatician", như bạn có thể đoán là chuyên viên sử dụng CNTT và đồ hoạ phục vụ ngành in bản đồ địa lý, và ngành địa dư.

Trong thực tế, các ngành nghề này xuất hiện dựa theo những khái niệm tin học thời thượng như "cloud computing" (điện toán đám mây: một kiểu dữ liệu trữ từ xa thay vì trữ tại cơ quan, xí nghiệp hoặc tại gia), hoặc "Big Data" (khối lượng lớn dữ liệu trên toàn thế giới từ nhiều nguồn khác nhau) và di động (bảng tính iPad và điện thoại di động). Các khái niệm vừa kể trên đã biến đổi những ngành nghề cỗ truyền và cấu trúc lại các kiến thức và những kỹ năng cần thiết. Yếu tố thứ nhất trong việc biến đổi này là Big Data. Nói cách khác, việc số hoá như ngựa chạy sản sinh ngày càng nhiều khối lượng lớn dữ liệu quan trọng cần được phân tích. Những hành vi của các khách mua hàng trực tuyến, những trao đổi thông tin qua điện thoại di động cũng như vị trí địa lý của các cuộc gọi, việc theo dõi bệnh lý hoặc dịch bệnh, sự hao mòn các xe cộ, việc theo dõi ngân sách của các cộng đồng địa lý khác nhau, việc đo lường chất lượng không khí, những thay đổi lưu lượng xe cộ đi ngang qua một trục lộ, vân vân..., tất cả những ứng dụng này phát sinh một khối lượng khỗng lồ dữ liệu, chỉ hữu ích nếu chúng ta biết chịu khó đặt câu hỏi và tìm ra lời giãi đáp.

Tuy nhiên, các công cụ CNTT giờ đây đã cho phép phân tích một cách chi tiết các dữ liệu. "Ngày nay người ta có thể nhận diện người vào Internet theo màu cờ quãng cáo nào, người ta biết làm ra quãng cáo có thể chấp nhận hàng chục ngàn viếng thăm mỗi ngày và theo thời gian thực, trong khi vẫn giữ bí mật người sử dụng. Như vậy, ta cỏ thể điều khiển chiến lược truyền thông của một xí nghiệp, thích ứng nhanh viêc tạo chiến lược truyền thông hoặc một thông điệp mới nếu những cái đi trước không chạy, v.v.."

MỘT MẶT HÀNG HIẾM
Muốn đạt đến kết quả này, bao giờ ta cũng phải có sẵn nhân viên có khã năng "móc nối" (tagged) mội website nào đó, thu hồi những dữ liệu từ các mạng xã hội khác nhau, những cú gọi dịch vụ khách hàng (yêu cầu giúp đở hoặc thông tin), những nhắn tin SMS..., rồi cho gắn liền vào dữ liệu căn bản của xí nghiệp và từ đấy tìm ra những thông tin có ý nghĩa. "Điều ta phải tìm thấy là những con người có khã năng làm cho dữ liệu nói lên điều gì đó, cũng như có khã năng phác hoạ những sử dụng cỏ thể được thực hiện từ các dữ liệu này", đây là phát biểu của ông Yannick Lejeune, giám đốc Internet  của nhóm Ionis, chuyên đào tạo chuyên viên cao cấp về CNTT mới.  "Các dữ liệu được thu thập từ những tụ điểm Vélib de Paris hoặc trên mạng xã hội Facebook sẽ là vô tích sự nếu bạn không quyết định sẽ làm gì với chúng"

Ngày nay, những ai có khã năng làm cho dữ liệu nói lên điều gì đó đều thuộc loại hàng hiếm. Họ được đặt cho những tên  "data scientists », « data analystes»  hoặc "data crunchers". Họ phải giỏi toán kèm theo chuyên môn về thống kê, một chút đam mê, một hiểu biết về guồng máy phức tạp của xí nghiệp, cũng như đã học qua các khoá về tiếp thị (marketing) hoặc xã hội học. Nói tóm lại, những kỹ năng hiếm. Tại Pháp (một dân số 60 triệu người) người ta đếm trên đầu ngón tay, vào khoảng 100 chuyên gia về Big Data. Văn phòng nghiên cứu thị trường, Garrtner, ước tính nhu cầu chuyên gia về Big Data trong tương lai vào khoảng 4,4 triệu người (kinh khủng) trên toàn thế giới vào năm 2015, và nhu cầu này chỉ được đáp ứng vào khoảng 40%.

CÁC LỰA CHỌN MỚI CHO NGÀNH NGHỀ TIN HỌC
Đây chính là vấn đề của những ngành nghề mới: từ khi xuất hiện nhu cầu những kỹ năng mới cho đến khi hình thành chương trình (cursus) đào tạo ngành nghề này, phải mất nhiều năm. Lẽ dĩ nhiên, ở Pháp, người ta đã đào tạo ra các phân tích viên hệ thống, nhưng những người muốn đi vào ngành tài chính vì lương bỗng cao hơn. Việc xuất hiện của Big Data giờ đây cho phép nhiều lựa chọn hơn như marketing, phân tích lưu lượng giao thông, khuyến mãi, đánh giá danh tiếng, v.v..

Ở Pháp, nhiều chương trình đào tạo đã được đưa vào hoạt động: (1) tại Grenoble, hai trường École de Management (EM - trường quản trị) và École Nationale Supérieure Informatique Mathématique Appliquée de Grenoble (ENSIMAG - Trường Quốc Gia Cao Đẵng Tin Toán Ứng dụng Grenoble) có một chương trình 6 năm đào tạo "data statège" (chiến lược gia dữ liệu) bao gồm kỹ năng kỹ thuật, kinh doanh và quãn lý; (2) tại Paris, trường Hautes Études Commerciales (HEC - trường quốc gia thương mãi) với sự giúp đở của IBM France đã cho ra một chương trình đào tạo Big Data & Business Analysis dành cho sinh viên MBA. (3) Trong khi ấy đại học Pierre-et-Marie-Curies và École Supérieure de Commerce (Sup de Co - trường cao đẵng thương mại) họ cũng đang suy nghĩ thành lập những trường chuyên dụng.

Mặc dù những ngành nghề mang những tên mới, nhưng thĩnh thoảng đằng sau cũng đã cỏ những ngành nghề đã hiện hữu. Giờ đây, ngành nghề cũ đã đi vào công nghệ kỹ thuật số để cãi thiện hiệu năng hoạt động ngành nghề cũ của họ. Thí dụ ngành "geomatician", sử dụng CNTT phục vụ ngành in ấn bản đồ địa dư, và ngành địa dư khảo sát địa chất. Thí dụ ERP đối với các ngành quản lý, v.v..

Và khi người ta đặt câu hỏi cho ông Yannick Lejeune, giám đốc Internet  của nhóm Ionis, chuyên đào tạo chuyên viên cao cấp về CNTT mới, là ai sẽ được đào tạo cho những ngành nghề mới này, một trường kỹ sư hay một khoa xã hội học, thì ông ta trã lời không do dự: "Cả hai! Giống như việc phãi dạy nền kinh tế cũ và những qui tắc của nền kinh tế mới (nd: nghĩa là đã được tin học hoá) để cho sinh viên biết qua những ngành nghề cũ hoạt động thế nào khi họ thưc hành, và các sinh viên này phải có khã năng sử dụng các công cụ CNTT trong những ngành nghề tương lai." (Nd: câu trã lời của ông Yannick Lejeune này giống ý tưởng đào tạo ERP + kinh tế - hai trong một - của nhóm BIS).

DƯƠNG QUANG THIỆN -- 5/02/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét