Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014


Hiện tượng di dời cơ sở sản xuất
ra nước ngoài

Michel Lasserre (Pháp) 2007
Dương Quang Thiện (người dịch) 8/2012

1 Toàn cầu hóa sản xuất
Toàn cầu hóa là một hiện tượng liên quan đến kinh tế trong toàn thể của nó. Những người chủ xướng toàn cầu hóa thường nhấn mạnh đến việc toàn cầu hóa vốn liếng tài chính, là một chiều kích (dimension) cho thấy thật ra nhiều rũi ro đối với kinh tế toàn cầu, những khủng hoảng tiền tệ và thị trường chứng khoán, có thể đi đến một sự sụp đổ của hệ thống tài chính áp dụng cho toàn thể hành tinh. Nhưng khi tách rời riêng rẻ, thì vốn liếng tài chính chẳng qua chỉ là tờ giấy lộn, là những phiếu sở hữu các xí nghiệp (cổ phiếu), hoặc những giấy xác nhận nợ. Điều đem lại giá trị cho tờ giấy “lộn” này nằm ngoài hệ thống tài chính, nhưng lại trong xí nghiệp sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ hoặc trong sự hiện hữu của những thu nhập cho phép trả nợ. Do đó vốn liếng tài chính không tách rời khỏi xí nghiệp và sản xuất, do đó toàn cầu hóa nghiểm nhiên là toàn cầu hóa việc sản xuất.
Vốn liếng xuất xứ từ quốc gia A, sẽ được đem đầu tư qua một quốc gia B (chậm tiến) khác với mong mõi đem lại lợi nhuận, rồi sau đó có thể chuyển ngược lợi nhuận này về quốc gia A nguyên thủy. Quốc gia B như vậy phải có ngoại tệ cần thiết để trả lợi nhuận này, do đó phải sản xuất mặt hàng rồi cho xuất khẩu. Như vậy sự giải phóng tài sản tài chính (vốn liếng) không thể nào tránh được việc giải phóng sản xuất và sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước.
Việc trao đổi tự do mậu dịch ồ ạt được gắn liền với việc toàn cầu hóa không phải xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử của chế độ tư bản chủ nghĩa. Nó đã tiếp diễn sau những thời kỳ 1830-1870, rồi 1918-1929, cả hai kết thúc bởi một suy thoái kinh tế trầm trọng. Lần này tự do mậu dịch có một sự khác biệt do sự sâu rộng của nó, nhờ sự tiến bộ công nghệ trong vận chuyển hàng hóa cũng những phương thức sản xuất, và do mức độ tiêu thụ khối lượng lớn của cải vật chất do sản xuất công nghiệp làm ra. Vào cuối nửa thế kỷ 20, việc xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp là rất dễ dàng cũng như xuất khẩu hàng hóa làm ra khắp nơi trên thế giới. Các cánh cửa đã mở toang cho toàn cầu hóa về sản xuất và hằng loạt di chuyển các cơ sở sản xuất ra các nước chậm tiến được thực hiện, hiện tượng này được gọi là délocalisation theo tiếng Pháp, tạm dịch là di dời cơ sở sản xuất.
 Việc toàn cầu hóa sản xuất là một chuyển động khá mạnh mẽ, được bắt đầu cách đây hơn 3 thế kỷ, tập trung ban đầu những sản xuất kỹ nghệ mang tính “công nghệ thấp”, sau đó bây giờ lan ra việc sản xuất những của cải vật chất “hàm lượng cao về mặt công nghệ”, qua các dịch vụ và R&D (nghiên cứu và phát triển). ( Xem : Từ lĩnh vực công nghiệp qua lĩnh vực nghiên cứu và phát triển).
Việc di dời cơ sở sản xuất các xí nghiệp chỉ là phần thấy được của một hiện tượng sâu sắc hơn nhiều. Thực chất của việc di dời cơ sở sản xuất diễn ra một cách tế nhị hơn, qua trung gian của việc phân phối và việc gia công (xem: Các dạng di dời cơ sở sản xuất khác nhau).
Cho dù sự tuyên truyền của giới tân-tự-do (néolibérale) có khen ngợi những lợi ích của toàn cầu hóa mấy đi nữa cũng như tìm ra những khía cạnh tốt của di dời cơ sở sản xuất (xem: Những lý lẽ “pro-delocalisations”), thì tác động tiêu cực liên quan đến công ăn việc làm là không thể chối cãi được (xem: Các hậu quả liên quan đến công ăn việc làm).
Nếu việc toàn cầu hóa không giúp ích gì đối với các nước nghèo, thì ít nhất nó cho phép sự trỗi dậy của một con “khủng long kinh tế”, đó là Trung Quốc (xem: Trung Quốc trong kinh tế toàn cầu). Việc mất cân đối cán cân thương mại ngày càng lớn dần, việc giải công nghiệp hóa (déindustralisation) tại các nước giàu, kể cả những rũi ro liên quan đến công ăn việc làm của chúng ta, đòi hỏi những câu trả lời có thể tin được và cấp bách trước những câu hỏi về di dời cơ sở sản xuất, hoặc những câu trả lời như thế hiện thời chưa thấy đáp ứng. (xem: Những câu trả lời nào?)
2 Di dời cơ sở sản xuất từ lĩnh vực công nghiệp qua
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển R&D
Hiện tượng di dời cơ sở sản xuất xuất hiện rõ ràng vào những năm 1970, liên quan trước tiên đến các kỹ nghệ dệt may, được thực hiện ở Pháp bởi một loạt tái cấu trúc xí nghiệp và sa thải công nhân. Những xí nghiệp lớn cho chuyển một phần các cơ sở sản xuất ít nhiều quan trọng, trong khi ấy những doanh nghiệp nhỏ sa thải nhân công hoặc đóng của tiệm. Trong nhiều thí dụ điển hình, ta có thể kể nhà sản xuất tất vớ Kindy di chuyển ra nước ngoài một phần cơ sở sản xuất của mình vào năm 1975. Bidermann sản xuất những chiếc quần đầu tiên tại Hung ga ri vào đầu năm 1974, tiếp theo sau là tại Bồ Đào Nha. Vào cuối những năm 1970, 30% sản xuất được chuyển ra ngoài, và 10 năm sau là 70%. Theo lô gic đi tìm nơi nào có giá thành thấp nhất, Bidermann di chuyển cơ sở sản xuất qua Viêt Nam, qua Maroc rồi qua đảo Ile Maurice.
Vào những thập niên 1980 và 1990, việc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài ngày càng tăng một cách nghiêm trọng. Sau lĩnh vực dệt may, là đến phiên lĩnh vực giày dép, đồ gia dụng điện tử, kể cả những đồ chơi trẻ em và các mặt hàng thể thao.
Vào năm 1987, công ty Thomson, nhà sản xuất máy TV, đã sa thải 400 công nhân trên 800 tại nhà máy sản xuất bóng đèn TV Videocolor ở Lyon (Pháp). Các bóng đèn sẽ được sản xuất trong 2 năm tại Ý rồi sau đó được chuyển qua Bra xin (Nam Mỹ). Lần lượt, Thomson đã cho di dời cơ sở sản xuất radio báo thức, TV, hệ thống hi-fi, rồi cho đóng cửa nhiều nhà máy với việc sa thải hằng trăm công nhân. Trong lĩnh vực điện tử, việc di dời cơ sở sản xuất sẽ tiếp tục trong thập niên 1990, và cho đến ngày hôm nay, do đó từ 1993 trở đi, số công nhân trong ngành điện tử của Pháp đi từ 500.000 chỗ làm xuống còn 220.000.
Vào những thập niên 1980 và 1990, người ta thấy xuất hiện những di dời cơ sở sản xuất quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ của các nước Anh-Mỹ. Những trung tâm gọi điện thoại được chuyển qua Ái Nhĩ Lan, rồi sang châu Á (Ấn độ). Tiếp theo là bắt đầu lĩnh vực lập trình phần mềm được chuyển qua Ấn độ. Vào năm 1993, công ty Motorola (Mỹ) khai trương trung tâm R&D đầu tiên đặt trụ sở tại Trung Quốc. Microsoft cũng theo đuôi vào năm 1998.
Từ những năm 2000 trở đi, việc di dời cơ sở sản xuất tiếp tục một cách mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Đây liên quan đến những trung tâm các cuộc gọi sẽ được chuyển qua Maroc (Bắc Phi) với giá 40% rẻ hơn. Người ta chứng kiến một sự tăng trưởng rất mạnh trong việc di dời cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực gia công các dịch vụ đối với xí nghiệp: chẳng hạn làm kế toán, phát hành hóa đơn, tính và in lương và phát hành đơn đặt hàng. Vào năm 2004, theo một nghiên cứu của CNUCED, (Conference des Nations Unies pour le Commerce et le Developpement – Hội nghi Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát Triển) thì 39% các tập đoàn châu Âu đã cho di dời một phần lớn những hoạt động dịch vụ của họ, và 44% có ý định làm thế trong những năm sắp tới.
Thí dụ của hãng tin Reuters, khi hãng này di dời qua Ấn độ những hoạt động phân tích tài chính của mình, cho thấy là lĩnh vực dịch vụ tài chính, mãi tới đây là không hề hấn gì, thì nay là lĩnh vực lần hồi bị chạm tới. Trong một nghiên cứu phát hành vào tháng 4/2004, hãng phân tích tài chính DeLoitte Research ước tính là lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ di chuyển cơ sở trong 5 năm tới, với 2 triệu công ăn việc làm về phía các nước nằm dọc ấn độ dương như Malasia, Singapore, Ấn độ, và Trung Quốc. Việc di dời cơ sở này, năm 2008, đem lại một tiết kiệm 1,4 tỉ đô la đối với 100 doanh nghiệp đầu đàn trong ngành dịch vụ tài chính thế giới.
Tiến trình di dời các cơ sở sản xuất tiếp tục trong lĩnh vực công nghiệp chẳng hạn một phần ngành luyện kim, và ngành nhựa của các nước châu Âu qua các nước PECO (Pays d’Europe Central et Orientale – các nước tây âu và trung á). Việc giải phóng quota xuất khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc liên quan đến dệt may, vào năm 2005, làm cho bùng nổ ngay lập tức nhập khẩu tại các nước Âu. Vào đầu quý 1/2005, việc nhập khẩu áo may ô ngắn tay tăng 167%, quần đàn ông tăng 413%, áo thun tăng 534%. Tại Pháp, trong năm 2005, một vị có trách nhiệm tại MEDEF ước tính là giữa 15.000 và 20.000 công ăn việc làm đã mất đi do trào lưu di dời cơ sở sản xuất. Những mối nguy hiểm đang lần hồi rõ nét trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, theo đấy Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu. Nhà sản xuất xe hơi Chery đã thông báo là họ chuẩn bị bán ra xe hơi Trung Quốc sản xuất với giá hấp dẫn trên các thị trường Âu Mỹ từ năm 2007 trở đi. Công ty này đang tính chuyện xây dựng những nhà máy sản xuất linh kiện rời tại Nga, Roumanie và Ba Lan.
Trong lĩnh vực điện tữ, việc di dời cơ sơ sản xuất giờ đây tập trung vào Trung Quốc; quốc gia này trở thành nhà sản xuất hàng đầu về máy tính xách tay thay vì Đài Loan. Chả có gì ngạc nhiên khi ta biết là 45.000 kỹ sư tin học ra trường mỗi năm tại các đại học Trung Quốc, họ lãnh một khoản tiền lương chỉ bằng 1/4 lương trả tại Đài Loan. Chính tại “Delta des Perles” (Thung lũng Ngọc Trai) các nhà máy sản xuất đã cho ra 1/3 sản xuất toàn cầu các máy đọc đĩa CD, 60% các đầu đọc laser đối với DVD và 70% máy in photocopy. Xí nghiệp Galanz sản xuất đến 50% lò nướng vi ba bán trên thế giới.
Trong lĩnh vực phần mềm, Ấn độ giữ vai trò đầu tàu, và việc di dời cơ sở sản xuất chạy ro ro. Phải nói rằng Ấn độ, tương tự như Trung Quốc, tự trang bị cho mình đủ mọi phương tiện để cho ra lò nhiều kỹ sư tin học ở Bangalore (miền Nam Ấn độ) hơn là ở thung lũng Silicon Valley ở California (Mỹ).
Những năm 2000 cũng thấy việc leo thang trong việc di dời các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển R&D. Vào năm 2005, công ty sản xuất máy bay Airbus cho mở một trung tâm kỹ thuật tại Trung Quốc để nghiên cứu các máy bay thế hệ mới, và công ty STMicro cho mở ở Rabat, Maroc một trung tâm nghiên cứu các bộ vi xử lý và cho đặt những nhà máy mới ở châu Á và Intel ở Việt Nam.
Báo cáo hằng năm năm 2005 của CNUCED (Conference des Nations Unies pour le Commerce et le Developpement – Hội nghi Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát Triển) cho thấy sự quan trọng của việc di dời cơ sở sản xuất của những xí nghiệp đa quốc gia trong nghiên cứu và phát triển R&D. Vào cuối năm 2004, trên lãnh thổ Trung Quốc có đến 700 trung tâm R&D của các công ty đa quốc gia, và có đến 100 công ty đa quốc gia có đặt các trung tâm R&D tại Ấn Độ. Vào năm 2005, Microsoft đã cho mở trung tâm R&D tại Bangalore (Ấn độ). 6 trên 19 trung tâm R&D của Motorola (Mỹ) giờ đây đã được đặt tại các nước đang phát triển (Trung Quốc, Ân độ, Hàn quốc, Malaisia, Singapore và Bra xin). Các công ty dược phẩm đa quốc gia cho đặt các trung tâm R&D đặc biệt ở Ấn Độ (Pfizer, Astra-Zeneca, Sanofi-Adventis, Novartis, v.v..). Suốt thập niên sau cùng, có hơn 100 công ty đa quốc gia đã đưa các phòng thí nghiệm R&D về Singapore, trong ấy có Rolls-Royce, Motorola, Philips, General-Electric, Hewlett-Packard, Matsushita, Sony , 3M, et Daimler-Chrysler. Trên 1773 dự án đầu tư R&D ra ngoại quốc phát ra vào những năm 2002 đến 2004, thì có đến 1095 dự án được triển khai trong các nước đang phát triển, và đến một nửa (861) là tại vùng châu Á và châu Úc.
Qua việc trình bày lịch sử của việc di dời cơ sở sản xuất ta có thể thấy là ban đầu, việc di dời khởi đi từ những lĩnh vực công nghệ thấp (nghĩa là sử dụng nhiều lao động với một mức đầu tư tương đối thấp), sau đó lần lên các lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi nhiều phương tiện công nghệ (thí dụ điện tử gia dụng). Hiện tượng lan qua các lĩnh vực dịch vụ, rồi cuối cùng là những lĩnh vực mũi nhọn, nghiên cứu và phát triển R&D.
Bất kể là lĩnh vực nào đi nữa, thì những dự kiến đều cho thấy sự lớn mạnh trong việc di dời cơ sơ sản xuất. Người ta trù liệu là trong khoảng thời gian 2006-2010, việc di dời cơ sở sản xuất sẽ làm mất đi 202.000 công ăn việc làm chỉ trong lĩnh vực dịch vụ. Trong báo cáo thường niên của CNUCED người ta dự tính có những lý do cơ bản đối với việc quốc tế hóa nghiên cứu và phát triển R&D về các quốc gia đang phát triển để có thể tiếp tục”. Nếu ngày nay, gần một nửa các công ty đa quốc gia đã di dời một phần R&D qua Trung Quốc, Ấn độ và Singapore, thì tỉ lệ này sẽ tiếp tục nâng lên. Theo một điều tra của CNUCED tại các tấp đoàn đa quốc gia thì Trung Quốc từ đây đến 2009 sẽ là nơi mà họ đặt trụ sở cho những hoạt động nghiên cứu và phát triển

3 Những dạng khác nhau về di dời cơ sở
Các định nghĩa về khái niệm di dời cơ sở sản xuất thay đổi ít nhiều tùy theo tác giả. Vì sự phức tạp của vấn đề, cũng như những lợi ích của trò chơi, làm cho dễ bị cám dỗ là cho xóa vết tích để có thể giảm thiểu tác động tiêu cực đối với công ăn việc làm. Thí dụ bản báo cáo của Francis Grignon trước quốc hội Pháp chỉ cho rằng việc di dời cơ sở sản xuất “chỉ là những biến động của các xí nghiệp đưa đến việc thay thế cố tình một cuộc sản xuất nội địa bởi một sản xuất ở nước ngoài”. Việc sử dụng từ ngữ “cố tình” đưa vào một hạn chế mà ta không tài nào có thể biện minh. Rõ ràng là hiện hữu những “thay thế cố tình” nhưng cũng có những thay thế không cố tình. Trong lĩnh vực dệt may, đúng là có những công ty Pháp, chẳng hạn Biderman, cố tình di dời một phần sản xuất của họ ra ngoại quốc. Tuy nhiên, cũng có những xí nghiệp khác phải giảm đi sản xuất của họ hoặc ngưng hoạt động. Trước sự sản xuất nội đia, người ta thay thế một sản xuất ngoại quốc không có gì là cố tình, nhưng đúng ra là hình như không cố tình và không tự nhiên. Nếu chỉ quan tâm đến những “thay thế cố tình” thì lại thuộc một tiếp cận hạn chế, làm cho bí ẩn một phần lớn hiện tượng và không cho phép một cuộc phân tích sâu sắc. Đúng ra mục tiêu của bản báo cáo của Francis Grignon là để giải bí mật (demystifier) hiện tượng di dời cơ sở sản xuất, nghĩa là nói theo ngôn ngữ tự do là cố gắng giảm thiểu vấn đề do hiện tượng di dời đặt ra.
Sự di dời cơ sở sản xuất là một hiện tượng giao thoa với những yếu tố khác nhau và với những cơ chế mang tính kinh tế hoặc xã hội (ngoại thương, canh tranh quốc tế, tái cấu trúc các xí nghiệp, phân phối giá trị thăng dư, v.v..) với những hậu quả sắp tới có khả năng đem lại một tác động quan trọng đối với sự cân bằng kinh tế xã hội của chúng ta. Một nghiên cứu liên quan đến hiện tượng di dời cơ sở sản xuất không chỉ bằng lòng với một kiểu tiếp cận giảm thiểu như theo bản báo cáo của Francis Grignon, mà phải tiếp cận theo thực tế của hiện tượng càng bao la càng tốt.
Trong báo chí, thường xuyên người ta nói đến “di dời xí nghiệp”, và nhiều người tưởng tượng rằng di dời thực chất liên quan đến các xí nghiệp đóng cửa các đơn vị sản xuất trong nước để chuyển ra đặt ở ngoại quốc. Thật ra, từ này chỉ phản ảnh một phần nào sự thật, vì rằng không phải tự thân xí nghiệp di dời mà chỉ di dời tất cả hoặc một phần các cơ sở sản xuất. Do đó di dời không phải liên quan đến di dời xí nghiệp mà đúng ra là di dời một phần sản xuất của một sản phẩm nào đó mà thôi. Đây là những hàng hóa được sản xuất trong nước, bởi những công nhân nội địa của chúng ta, nay dời việc sản xuất ra nước ngoài bởi những công nhân bản địa. Khi nói đến di dời là trước tiên là di dời các cơ sở sản xuất.
Ở đây chúng tôi cố gắng đưa ra một định nghĩa đủ rộng để khoanh lại vấn đề theo tất cả các chiều kích: từ ngữ “di dời” liên quan đến việc sản xuất tại nước ngoài những hàng hóa dùng phân phối tại thị trường trong nước, những hàng hóa mà trước đây có thể được sản xuất trong nước. Từ định nghĩa này, bây giờ ta có thể đi sâu vào hiện tượng di dời. Người ta có thể phân biệt 3 loại di dời sản xuất: di dời trực tiếp, gián tiếp, và mặc nhiên.
Việc di dời trực tiếp có thể mục thị rõ ràng vì báo chí đưa tin khá nhiều, vì thường đi kèm theo việc sa thải công nhân, và thường gây ra những vụ biểu tình phản đối về mặt xã hội. Đây thường là trường hợp một xí nghiệp cố tình quyết định mở thêm hoặc nới rộng một đơn vị sản xuất tại ngoại quốc trong khi giới hạn hoặc nhất quyết cắt bỏ những đơn vị sản xuất trong nước. Những vụ di dời trực tiếp tương đối hạn chế theo số lượng nhưng được xem như là phần nỗi của tảng băng di dời sản xuất.
Còn việc di dời gián tiếp thì không “nỗi đình nỗi đám” nhưng chắc chắn là quan trọng nhất. Ở đây thực chất là việc di dời những nhà cung cấp và những nhà gia công, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế.
Trong một hệ thống kinh tế tự do, nghĩa là giá cả tự do không bị khống chế bởi một cơ quan hành chính nào cả, thì việc phân phối theo bản chất là một địa hạt xảy ra cạnh tranh khốc liệt. Siêu thị nào bán giá rẻ thì chắc chắn là có khách hàng nhiều hơn, như vậy có cơ may tăng doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh. Quảng cáo mà các công ty phân phối cho thấy là khá hùng hồn đối với vấn đề: người ta ở đây người ta “chặt giá xuống” ("casse les prix"), người ta “đè bẹp” ("écrase") giá, người ta khuyến mãi liên tục, đôi khi người ta đồng ý hoàn tiền 2 lần sai biệt nếu khách hàng tìm thấy nơi đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng bán giá rẻ hơn. Đối với nhà phân phối, nỗi lo bán giá rẻ nhất có thể được thường đi dôi với nỗi lo cung cấp hàng với giá tốt nhất, và chính đây là tiêu chí chọn lựa nhà cung cấp riêng cho mình tại các siêu thị. Nỗi lo này canh cánh bên lòng phía người bán hàng cũng như phía người mua hàng. Không cần biết hàng xuất xứ từ đâu, điều kiện sản xuất thế nào (người ta chỉ trích Samsung đã sử dụng trẻ con dưới 15 tuổi sản xuất các chiếc Galaxy), miễn là giá càng rẻ càng tốt. Từ lô gic này, các trung tâm mua sắm của các nhà phân phối tại các nước Âu Mỹ ngày càng di dời các nhà cung cấp của mình, nghĩa là thay vì mua hàng sản xuất trong nước thì đi mua hàng hoặc cho gia công hàng ở nước ngoài. (Bạn thấy là ở Việt Nam. vô hình chung, qua việc gia công cho các hãng Adidas chẳng hạn, người ta tham gia vào hiện tượng di dời này).
Vào đầu những năm 1970, ở Pháp, những nhà buôn đã tung ra bán hàng dệt may được sản xuất ở ngoại quốc, vô hình chung đã tạo áp lực lên giá thành sản xuất của các nhà sản xuất nội địa. Tiếp theo sau là đến phiên các mặt hàng điện tử gia dụng, các mặt hàng giải trí, nghĩa là nói chung phần lớn các mặt hàng công nghiệp dành cho tiêu thụ ở các hộ gia đình. Do đó, chính những lĩnh vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong việc di dời cơ sở sản xuất trực tiếp. Áp lực này do các nhà phân phối chủ xướng không thể chối cãi là một nhân tố làm trầm trọng thêm việc di dời trực tiếp các xí nghiệp.
Tuy nhiên, nếu khâu phân phối là nguyên nhân của cuộc di dời trực tiếp, thì vai trò của nó không chỉ giới hạn vào loại di dời mà hình như nó còn là một tiến trình gián tiếp khá lừa lọc. Bằng cách di dời những nhà cung cấp của mình, không chỉ một vài xí nghiệp di dời trực tiếp sản xuất của mình mà còn cả một lĩnh vực sản xuất nội địa bị “ngấm đòn”. Ta thử lấy thí dụ của một công ty quốc gia sản xuất chén bát, cho tiêu thụ toàn quốc qua trung gian một chuỗi các siêu thị. Tất cả mọi việc chạy tốt cho tới khi một nhà xuất đến từ một quốc gia có giá nhân công rẻ mạt đến đề nghị cung cấp hàng cho trung tâm mua sắm của các siêu thị. Như vậy nhà sản xuất nội địa sẽ bị một áp lực giảm giá rất lớn, và nếu không thỏa mãn đòi hỏi của bên phân phối, thì nhà phân phối không còn lựa chọn nào là nghỉ chơi với nhà sản xuất nội địa, và đi chơi với nhà sản xuất ngoại quốc. Thế là việc sa thải nhân công không thể tránh khỏi đối với nhà sản xuất nội địa. Ngoài ra, không may xí nghiệp này mang khá nhiều nợ cố gắng chống cự trước sự canh tranh đến từ bên ngoài, thì câu chuyện sẽ kết thúc bằng một cuộc phá sản của xí nghiệp nội địa, và tất cả các nhân viên công nhân sẽ ra đường, đi đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp. Trong tháng 7/2012, vừa qua, hãng sản xuất xe hơi nỗi tiếng của Pháp, PSA Peugeot Citroen, dự định đóng cửa nhà máy ở Aulnay-sous-Bois, cho 3.000 công nhân viên ra đường, và giảm đi 5.000 công ăn việc làm ở các nhà máy khác thuộc PSA Peugeot Citroen. Chính phủ Pháp đang cố ngăn cản việc này, nhưng đây là một công ty tư nhân, thì không biết chính phủ Pháp sẽ làm được gì?
 Trong thí dụ này, rõ ràng là không có di dời trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, là rõ ràng có những công ăn việc làm nội địa bị biến mất, như vậy đúng là việc sản xuất đã bị di dời. Những mặt hàng trước đây được sản xuất nội địa thì bây giờ được thay thế bởi những mặt hàng ngoại. Bằng cách “di dời” qua các nhà cung cấp ngoại, thì việc phân phối là nguồn gốc không những đối với việc di dời trực tiếp mà còn là đối với những di dời gián tiếp sản xuất.
Hiện tượng di dời gián tiếp sản xuất không những liên quan đến lĩnh vực phân phối mà còn liên quan đến sản xuất công nghiệp. Phần lớn thời gian, các xí nghiệp thường kêu gọi đến những nhà cung cấp hoặc gia công để mua hoặc đặt sản xuất những linh kiện phụ tùng không thuộc trực tiếp lĩnh vực sản xuất của họ và xí nghiệp thấy là có lợi khi đưa cho sản xuất bởi những xí nghiệp chuyên biệt hơn. Để tăng biên độ lãi hoặc để giảm giá bán, thường thì xí nghiệp đi tìm những nhà cung cấp hoặc gia công có giá càng rẻ càng tốt. Ở đây người ta lại ở trong tình cảnh tương tự như với nhà phân phối nội địa. Những nhà gia công nào không thể theo nỗi sự cạnh tranh về mặt giá cả của những nước nào có giá nhân công rẻ thì sẽ bị cho ra rìa. Ở đây không bắt buộc có di dời sản xuất trực tiếp, nhưng việc di dời gia công công nghiệp thật sự đưa đến những hậu quả là di dời gián tiếp sản xuất được gắn liền với sự mất mát công ăn việc làm.
Các xí nghiệp, thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như phân phối, cũng sử dụng những nhà gia công cung cấp cho họ những dịch vụ. Từ chuyên môn được gọi là outsourcing. Do đó, với tiến bộ trong ngành tin học, một vài dịch vụ có thể hoàn toàn được di dời về mặt kỹ thuật (lập trình & thiết kế phần mềm, làm kế toán, hoặc những hoạt động hành chính liên quan đến văn phòng, chẳng hạn trung tâm các cuộc gọi, v.v..). Công ty đa quốc gia (hoặc xuyên quốc gia) tư vấn và dịch vụ Accenture như vậy cho đặt văn phòng ở Prague (công hòa Séc) theo đấy họ đề nghị những dịch vụ kế toán và pháp lý. Dịch vụ mà Accenture cung cấp đã được sử dụng bởi vài chục xí nghiệp lớn, đáng kể là xí nghiệp Pháp Rhodia. Hiện thời, việc di dời này chỉ liên quan đến những xí nghiệp lớn, tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, vì người ta nghỉ rằng ngày càng nhiều những xí nghiệp ít quan trọng cũng theo đuôi di dời ra nước ngoài.
Những việc di dời mặc nhiên thì lại liên quan đến các mặt hàng mới, được sản xuất trực tiếp từ nước ngoài, nhưng cũng có thể được sản xuất tại Pháp. Loại di dời này thường xuyên bị bỏ quên bởi các cuộc nghiên cứu phân tích vấn đề (mà người ta có thể gọi là “phi-di-dời”). Các cuộc di dời này không kéo theo việc mất việc làm, nhưng lại là nguyên nhân của một việc “mất ăn” đối với công ăn việc làm. Để có thể hiểu vấn đề, ta thử lấy lĩnh vực điện tử của Pháp.
Từ năm 1993 trở đi, số việc làm trong lĩnh vực điện tử đi từ 500 000 xuống còn 220 000, và có thể xuống dưới 100.000 từ đây cho đến 2008. Đây là những mất mát có thể tính được nhưng chỉ cho thấy một bức tranh nhỏ trên sự tác động của việc di dời cơ sở sản xuất đối với công ăn việc làm. Thật thế, nếu ta suy nghỉ đào sâu một tí, người ta nhận ra rằng không những mất mát về công ăn việc làm, mà thực tế lại càng tồi tệ hơn. Khi lĩnh vực điện tữ bắt đầu bị cho di dời sản xuất vào đầu những năm 1970, thì là cả một động lực di dời được hình thành, liên quan đến không những sản phẩm điện tử hiện hữu vào thời kỳ cũng như những sản phẩm sẽ đến trong tương lai, nghĩa là chưa xuất hiện vào những năm 1970: chẳng hạn các máy tính cá nhân PC, các đầu đọc đĩa CD và DVD, các điện thoại di động, các máy hình và camera kỹ thuật số, và vô số các sản phẩm mà các hộ gia đình và xí nghiệp sẽ mua sắm (máy chiếu video, hàn thử biểu, đồng hồ báo thức, v.v..). Lẽ dĩ nhiên việc sản xuất các mặt hàng vừa kể trên không có ở nước Pháp, nhưng cũng có thể sản xuất tại Pháp, đem lại công ăn việc làm cho dân Pháp. Nói tóm lại, việc di dời sản xuất các sản phẩm điện tử ra nước ngoài đã cản trở việc tạo ra công ăn việc làm mới cho dân Pháp. Ngoài những công ăn việc làm đã bị cho biến mất phải kể thêm những công ăn việc làm đáng ra được tạo ra ngay trên đất Pháp thì nay được thay thế bởi công nhân nước ngoài. Nghĩa là, việc di dời công nghiệp điện tử không những là nguyên nhân trực tiếp của việc mất đi nghiêm trọng công ăn việc làm mà còn là nguyên nhân quan trọng của việc “mất ăn” không tạo ra được công ăn việc làm cho dân chúng Pháp.
4 Những lý lẽ tán thành di dời cơ sở sản xuất
Trước những lo lắng ngày càng tăng của dân chúng liên quan đến việc di dời cơ sở sản xuất, các nhà vận động hành lang tân tự do mậu dịch đưa ra những lý lẽ giúp trình bày việc di dời dưới những khía cạnh tốt đẹp nhất. Một bài báo với tựa đề “Démystifier les délocalisations” (vén màn lừa lọc của di dời cơ sở sản xuất) được xuất hiện trong tạp chí của Quỷ tiền tệ quốc tế IMF, và cũng là một trong những mục tiêu của bản báo cáo của Francis Grignon gởi cho quốc hội Pháp. Các lý lẻ đưa ra bàn đến những khía cạnh kỹ thuật và lý thuyết, cố tình giảm thiểu tác động của việc di dời cơ sở sản xuất đối với công ăn việc làm, hoặc biện minh cho việc di dời bằng cách cho thấy những khía cạnh tích cực đối với việc tăng trưởng kinh tế.
Việc bù trừ giữa những mất mát và tạo công ăn việc làm
 Đối với IMF, “nhìn chung thì việc di dời cơ sở sản xuất có vẽ không đưa đến việc mất mát rõ ràng công ăn việc làm, vì những công ăn việc làm bị đánh mất trong một lĩnh vực nào đó thường xuyên được bù trừ bởi việc tạo ra công ăn việc làm mới trong các lĩnh vực khác đang tăng trưởng”. Lý lẽ này dựa trên 2 việc quan sát: người ta nhận thấy là có một sụt giảm công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và trong lúc ấy có một nhu cầu tăng công ăn việc làm trong lĩnh vực dịch vụ.
Ở đây người ta làm như công ăn việc làm trong lĩnh vực đối ứng là được tạo ra nhờ việc di dời cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Người ta có thể cho rằng một vài công việc (một vài công việc được tạo ra do giá hàng đầu tư rẻ xuất xứ từ việc di dời, hoặc vài công việc khác trong phân phối), nhưng phần lớn các công ăn việc làm được tạo ra trong lĩnh vực dịch vụ cũng có thể được tạo ra như thế khi không có di dời các cơ sở sản xuất. Có lẽ ngược lại là không có giảm sút thu nhập do việc di dời người ta có thể lô gic nghĩ rằng nhu cầu nội địa về tiêu thụ đối ứng có thể là quan trọng, nghĩa là gây ra việc tạo công ăn việc làm nhiều hơn trong tất cả các lĩnh vực.
Ngoài ra, nếu đúng là nhiều công ăn việc làm đã được tạo ra trong lĩnh vực dịch vụ trong nhiều thập kỷ qua, thì trong tương lai sẽ ra sao? Các công ăn việc làm dịch vụ được tạo ra ở Pháp năm 2005 không đủ bù những công ăn việc làm đã bị mất đi trong công nghiệp, và những dự kiến cho thấy trong tương lai việc di dời các cơ sở sản xuất lại càng tăng trong lĩnh vực dịch vụ này.

Cân bằng cán cân thương mại ngoại thương

Chính qua trung gian thương mại thế giới mà sản xuất từ nước ngoài (xuất phát từ di dời) đã thâm nhập vào nước Pháp, và tác động của việc di dời cơ sở sản xuất xuất hiện không tránh khỏi trong thống kê.
Biểu đồ trang trước cho thấy đường biểu diễn xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp từ 1978 trở đi đối với nước Pháp, tính theo tỉ euro (Nguồn tin: Viện thống kê INSEE). Như theo biểu đồ, tính theo trị giá hàng hóa các đường biểu diển cho thấy hầu như giống nhau. Từ 1978 trở đi, nhìn chung cán cân thương mại ngoại thương của Pháp là khá cân bằng, và theo biện luận của phái tân tự do mậu dịch, thì sự cân bằng thường được sử dụng như là lý lẻ cho việc di dời cơ sở sản xuất. Các đường biểu diễn cho thấy là sự tăng trưởng của nhập khẩu, kể cả những mặt hàng đến từ việc di dời, sẽ được bù trừ bởi sự tăng trưởng của xuất khẩu, với ý nói là những công ăn việc làm bị mất đi do di dời cơ sở sản xuất sẽ được bù trừ bởi những công ăn việc làm được tạo ra bởi sản xuất cho xuất khấu.
Trước tiên, ta có thể thấy là biểu đồ trên chỉ cho thấy trị giá hàng hóa, chứ không cho biết số công ăn việc làm tương ứng với việc sản xuất ra số hàng hóa này (đúng thế!!!). Nếu nhập khẩu Pháp chỉ đến từ những nước mà giá cả công việc tương đương với giá cả tại Pháp, thì cán cân thương mại nhìn chung là gần cân bằng trong 30 năm qua, về mặt trị giá trao đổi cũng như số lượng công ăn việc làm dùng để sản xuất các mặt hàng được trao đổi này. Ngược lại, tình hình sẽ khác đi nếu hàng hóa được nhập từ các nước đang phát triển theo đấy giá tiền công là rất thấp.
Thật thế, giữa một tỉ euro hàng hóa được sản xuất tại Pháp, và một tỉ euro hàng hóa được sản xuất tại một nước có giá nhân công rẻ mạt, thì số lượng công ăn việc làm được tính đối với 2 loại sản xuất (nội địa và nước ngoài) sẽ không là giống nhau. Vì rằng có sự khác biệt khá lớn liên quan đến giá phí công việc, nên dựa trên một trị giá hàng hóa bằng nhau, thì một số lượng hàng hóa được nhập từ một nước đang phát triển (giá nhân công rẻ mạt) sẽ bao gồm nhiều thời gian hơn, nghĩa là công ăn việc làm, so với số lượng tương đương hàng hóa được sản xuất tại Pháp. Một khi mà ta bắt đầu làm ăn buôn bán với một nước đang phát triển, sự cân bằng về mặt trị giá hàng hóa trên cán cân thương mại tương ứng trong thực tế là một việc mất đi công ăn việc làm. Trong phạm trù hiện tại, và dựa trên quan điểm công ăn việc làm thì cân bằng cán cân thương mại ngoại thương không phải là một chỉ báo cân bằng, mà ngược lại là một chỉ dẫn cho thấy một mất cân bằng. Tình hình càng nguy hiểm hơn là khi các hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển ngày càng lớn hơn.
Trong thực tế, thương mại ngoại thương Pháp đã đánh dấu một thâm hụt thương mại đến 26,459 tỉ euro vào năm 2005, trong khi ấy vào năm 2004 chỉ là 8,284 tỉ euro, còn năm 2011 là 71,240 tỉ euro, nghĩa là năm sau cao hơn năm trước.

Tái cấu trúc và di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài
Việc tái cấu trúc là thật sự căn nguyên đầu tiên được biết đến của việc giảm bớt công ăn việc làm, và cũng là một lý lẽ đưa ra dễ dàng bởi các nhà kinh tế tự do để cố gắng giảm thiểu tác động của việc di dời các cơ sở sản xuất ra nước ngoài đối với việc mất việc làm. Như vậy câu hỏi được đặt ra giữa tái cấu trúc xí nghiệp và di dời hiện có một mối liên hệ hay không? Tại sao một xí nghiệp có nhu cầu phải tái cấu trúc?
Thông thường, người ta cho tái cấu trúc một xí nghiệp là để cải thiện hiệu suất lao động, để giảm giá thành sản xuất, nghĩa là tăng khả năng cạnh tranh. Tất cả là vì áp lực cạnh tranh, và cuối cùng cũng là muốn giữ hoặc tăng vị thế trên thị trường. Việc tái cấu trúc vừa là những nguyên nhân và vừa là hậu quả của việc tăng năng xuất sản xuất:
Là nguyên nhân, vì một xí nghiệp muốn tái cấu trúc nhắm vào một năng suất sản xuất tốt hơn.
Là hậu quả, vì xí nghiệp tái cấu trúc như vậy có thể cạnh tranh nỗi trước sự tăng hiệu suất sản xuất của đối thủ cạnh tranh.
Để cố gắng chống lại sự cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển, các xí nghiệp thuộc các quốc gia phát triển không còn lựa chọn nào khác. Vì sự hiện hữu của một nền sản xuất bị di dời ra nước ngoài làm áp lực lên các xí nghiệp Pháp, do đó đẫy các xí nghiệp vào việc phải tái cấu trúc. Do đó, hiện có một mối liên hệ nhân quả rất mạnh giữa tái cấu trúc và di dời cơ sở sản xuất. Việc mất nhiều công ăn việc làm do tái cấu trúc thật sự là do việc di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
Khi một xí nghiệp Pháp bỏ rơi một cơ sở gia công nội địa của mình để chọn lấy một cơ sở gia công Trung Quốc có giá gia công “rẻ thúi”, và cơ sở gia công nội địa buộc lòng phải tái cấu trúc và sa thải nhân công, thì căn nguyên chính của việc tái cấu trúc ở đây chính là việc di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài?. Và đây cũng chính là lý do khi nhà phân phối thay thế nhà cung cấp nội địa bởi những nhà cung cấp của các nước đang phát triển.
Hiện tượng tái cấu trúc và hiện tượng di dời cơ sở sản xuất như vậy phần lớn liên đới với nhau, và muốn đưa ra lý do tái cấu trúc chẳng qua là chủ yếu giảm thiểu tác động của những di dời cơ sở sản xuất, và đây là cách đánh lạc hướng dư luận hơn là một thực tế có thể định lượng được.

Việc di dời cơ sở sản xuất đã tạo công ăn việc làm cho các nước nghèo
Lý lẽ trên cho thấy 2 khía cạnh của vấn đề: một khía cạnh mang tính đạo đức, và khía cạnh kia mang tính kỹ thuật. Theo khía cạnh đạo đức, thì lý lẽ này muốn khơi dậy tình cảm tội lỗi. Các công ăn việc làm được tạo ra nhờ việc di dời cơ sở sản xuất đã đem lại lợi ích cho những nước nghèo hơn nước Pháp, như vậy sẽ giảm đi sự bất bình đẵng giàu nghèo trên thế giới, do đó chỉ những ai ích kỹ mới buồn lòng về việc di dời cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, nếu ta quan sát thực tế thì thấy đây là một lý lẽ rất đạo đức giả. Đúng là việc di dời cơ sở sản xuất của các nước giàu đã đem lại lợi tức cho dân các nước nghèo, nhưng trong điều kiện nào? Đây là những công ăn việc làm ít tốn kém nhất đối với xí nghiệp, giá tiền lương thường xuyên ở thấp nhất trong thang lương bản địa, và cũng như thế đối với điều kiện làm việc của công nhân. Năng suất lao động ở các nước phát triển bao giờ cũng cao hơn so với các nước chậm tiến, nhưng cũng chả sao vì thời gian làm việc sẽ dài hơn tại các nước kém phát triển này. Nền kinh tế gia công hoạt động dựa trên những điều kiện mất an toàn và vệ sinh tồi tệ trong công việc của công nhân, đây chưa nói đến những phế thải làm ô nhiểm môi trường đối với dân chúng sống xung quanh. Các yếu tố vừa kể trên cho thấy tính tương đối về những lợi ích mà việc di dời đem lại cho dân bản địa.
Khía cạnh kỹ thuật của lý lẽ trên dựa trên mối liên hệ giữa các công ăn việc làm được tạo ra trong các nước đang phát triển và những công ăn việc làm được tạo ra trong các xí nghiệp xuất khẩu của Pháp. Khía cạnh này khớp với lý lẽ trước đây liên quan đến sự cân bằng của cán cân ngoại thương. Đúng đấy, khi người ta đổi những chiếc máy bay để lấy áo sơ mi, thì người ta cũng tạo ra công ăn việc làm trong ngành kỹ nghệ hàng không. Việc di dời cơ sở sản xuất áo sơ mi như vậy về mặt tổng thể cho phép tạo ra công ăn việc làm. Ngược lại, vì rằng sự khác biệt về giá nhân công giữa các quốc gia giàu nghèo, thì quốc gia sản xuất máy bay sẽ tạo ít công ăn việc làm nội địa, trong khi mất đi khá nhiều công ăn việc làm khi di dời cơ sở sản xuất áo sơ mi. Nói tóm lại, việc tạo ra công ăn việc làm tại các nước đang phát triển nhìn tổng thể thường kéo theo việc mất đi công ăn việc làm tại các quốc gia giàu có, như Pháp.
Ngoài ra, khi hàng hóa nhập khẩu đến từ những nước đang phát triển, như Trung Quốc chẳng hạn, thì xảy ra một sự mất cân bằng các cân ngoại thương thiên về các nước này, do đó những công ăn việc làm được tạo tại các nước nghèo xuất khẩu sẽ tương ứng với những công ăn việc làm bị mất đi tại các giàu nhập khẩu. Việc di dời cơ sở sản xuất rốt cuộc chỉ là việc chuyển giao công việc giữa các nước giàu qua các nước nghèo, chứ chả tạo công ăn việc làm thêm bao nhiêu; người ta lột quần thằng Tèo đem bận cho thằng Mít, không đem lại cho anh sau này cùng loại áo quần cũng như cùng quyền hạn.

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (foreign direct investment)
Từ lâu, các lý lẽ của các nhà kinh tế tân tự do mậu dịch đưa ra thường dùng các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (tiếng Pháp là IDE – Investissement direct étranger) như là những người vô tội trong hiện tượng di dời cơ sở sản xuất, như là việc họ đưa vốn vào các nước chậm phát triển là để sản xuất cho thị trường bản địa. Tuy nhiên, thực tế chuyện Trung Quốc cho ta thấy rõ là không phải như thế. Nói vậy mà không phải là vậy. Trong báo cáo của “Dreyfus-Novelli”, thuộc Ũy ban tài chính Pháp, người ta giải thích: “Thật sự người ta không thể hiểu việc phát triển vượt bực nên ngoại thương Trung Quốc nếu không quan tâm đến vai trò trung tâm của các xí nghiệp ngoại quốc …Đầu tư ngoại quốc là phần quyết định đối với sự thành công trong tiến trình mở cửa (của Trung Quốc) ra thế giới bên ngoài khởi đi từ 1978. Các nhà đầu tư FDI đã xuất hiện một cách có ý nghĩa từ giữa những năm 1980, trước khi cất cánh từ 1993 trở đi, cuối cùng đứng đầu thế giới … Tỉ trọng vốn của các nhà đầu tư FDI ngoại quốc (phần lớn là châu Á) trong xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng lên từ 20% năm 1992, tương đương ngày nay vào khoảng 57%”.
Một phần lớn các nhà đầu tư FDI đều liên quan đến những sản xuất bị di dời, và khi phần của FDI tăng lên trên các quốc gia đang phát triển, thì việc sản xuất tại các nước giàu theo đó mà ra đi, và như vậy công ăn việc làm sẽ biến mất tại các nước giàu phát triển. Một lý lẽ biện minh cho FDI là bảo rằng FDI cũng tạo ra công ăn việc làm tại Pháp và cho phép duy trì các công ăn việc làm khác. Chỉ đúng một phần, nhưng cũng đúng là FDI cũng đã hũy hoại các công ăn việc làm. Ta thử lấy thí dụ xí nghiệp Nadella, đặc biệt nhà máy ở Vierzon (Pháp). Nhà máy này sản xuất vòng bi được mua lại bởi một công ty Hoa Kỳ Timken vào năm 2003. Việc mua bán này là một FDI không tạo ra hoặc duy trì một công ăn việc làm nào đối với nhà máy. Vào năm 2006, ban giám đốc cho rằng nhà máy không đủ khả năng cạnh tranh nên đã dẹp bỏ 160 công việc, gần một nửa số công nhân nhà máy. Nhiều công nhân cộng hòa Séc đến nhà máy, yêu cầu công nhân củ còn lại của nhà máy chỉ cho họ cách hoạt động của các máy móc, rồi cho tháo gỡ chuyển về nhà máy của họ cũng thuộc nhóm Timken. Như vậy FDI này không những không tạo ra công ăn việc làm mà còn đang phá bỏ nhà máy. Trò đùa của câu chuyện là chính thức đây là một sa thải kinh tế, minh chứng bởi một kết thúc hợp đồng sản xuất cho một nhà sản xuất xe hơi, và những công ăn việc làm bị mất đi không được xem như là kết quả của việc di dời cơ sở sản xuất.
Một thí dụ được biết đến rộng rãi là trường hợp xí nghiệp Daewoo (Hàn quốc), được đầu tư tại Pháp, lợi dụng sự trợ cấp của Pháp, rồi biến mất tăm. Trước khi đưa ra lý lẽ là những FDI tạo và duy trì công ăn việc làm ở Pháp, ta cũng phải để ý đến sự hiện hữu lâu năm của xí nghiệp, tính đến những công ăn việc làm bị cắt bỏ trong ngắn hạn, cộng theo những công ăn việc làm bị mất đi bởi các xí nghiệp quốc gia trong cùng ngành, Thế là người ta nhận ra rằng FDI có một tác đụng rất hạn chế trong việc tạo ra công ăn việc làm, không bù trừ chi cả những mất mát xảy ra tại các FDI trong các nước xuất khẩu đang phát triển.
Các lý lẽ lý thuyết
Loại biện luận này kêu gọi đến những lý thuyết kinh tế mà các nhà tư tưởng tân tự do thường xuyên dựa vào. Như bản báo cáo Grignon đã xác nhận: “việc di dời cơ sở sản xuất công nghiệp đã đến độ chín mùi, theo đấy sự cạnh tranh được biểu diễn thực chất theo giá cả là lẽ tự nhiên và hợp lý về mặt kinh tế”. Ở đây, người ta tìm thấy lại khái niệm về “lẽ tự nhiên”, không có tuyệt đối là hợp lý. Các nguyên tắc hoạt động của các hệ thống kinh tế thường dựa vào những chọn lựa chính trị, vào những luật lệ xã hội, chứ không dựa trên những luật lệ tự nhiên. Phương thức sản xuất tư bản còn ít tự nhiên hơn so với những phương thức sản xuất đi trước. Nó được dựa trên lợi nhuận của tiền bạc, và hiện tượng di dời cơ sở sản xuất là một hệ quả của nhu cầu kiếm lời này. Do đó, việc di dời các cơ sở sản xuất nằm đúng trong khuôn khổ lô gic của phương thức sản xuất tư bản, cho nên hiện tượng này thật lô gic trong hệ thống tư bản, cho nên không tự nhiên chút nào và chũ nghĩa tư bản cũng thế.
Cho rằng việc di dời cơ sở sản xuất là “hợp lý về mặt kinh tế” chẳng qua là một cái nhìn một chiều về kinh tế: là kinh tế nhìn theo ống nhòm của các cổ đông. Việc xác nhận là đây là “những mặt hàng công nghiệp đã đến độ chín mùi” cũng không thể thay đổi sự nhỏ nhoi của quan điểm này. Có gì là hợp lý khi phải tiêu hao năng lượng để chuyên chở hàng hóa mà ta có thể sản xuất tại chổ? Có gì là hợp lý khi cho hủy bỏ những đầu tư (nhà cửa, nhà máy, v..v) và cho hằng ngàn nhân công thất nghiệp ra đường, chỉ vì lý do duy nhất là làm vừa lòng một vài cổ đông nắm quyền chi phối tại xí nghiệp. Ở đây ta không còn trong một cuộc tranh luận hợp lý mà là một định đề tư tưởng.
Để biện minh cho việc di dời cơ sở sản xuất, các lý thuyết gia tự do dựa trên những cuộc trao đổi quốc tế của kinh tế gia David Ricardo (1772-1823). Theo lý thuyết này, thì những cuộc trao đổi là có lợi cho đôi bên (ta thường gọi là “hai bên đều có lợi”) , và như vậy là chuyện bình thường khi 2 quốc gia sẽ chuyên môn vào một lĩnh vực đặc biệt nào đó (mà mình có khả năng). Tuy nhiên, lần hồi khi hiện tượng di dời cơ sở sản xuất ngày càng bành trướng, đi từ lĩnh vực công nghiệp, qua dịch vụ rồi kết thúc vào R&D, thì hỗ trợ lý thuyết này ngày càng xa rời thực tế. Lý thuyết trao đổi giả định chuyên môn hóa giữa các đối tác vào những lĩnh vực sản xuất khác nhau. Lý thuyết có thể phần nào giữ được tính thích đáng nếu việc di dời cơ sở sản xuất chỉ liên quan đến sản xuất công nghệ thấp, so với những sản xuất công nghiệp đã đến độ chín mùi. Các nước phát triển có thể giữ lại hoặc tăng trưởng hoạt động của mình, nghĩa là tạo công ăn việc làm, trong những lĩnh vực sáng tạo về mặt công nghệ. Nhưng cuối cùng thì tính thích đáng biến mất khi việc di dời lan ra toàn bộ các lĩnh vực sản xuất kể cả R&D. Việc trao đổi giờ đây diễn ra một chiều và lý thuyết Ricardo đã mất hết ý nghĩa.

5 Các hậu quả đối với công ăn việc làm
Nếu việc di dời cơ sở sản xuất là một hiện tượng kéo theo chắc chắn những sa thải công nhân, thì việc kiểm số của những công ăn việc làm bị mất đi không phải là chuyện dễ dàng. Nếu liên quan đến những di dời trực tiếp, thì số liệu phần nào đã được kiểm kê và đánh giá. Một bản nghiên cứu của Patrick Aubert và Patrick Sillard ước tính là trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2001, số công ăn việc làm bị di dời chỉ trong lĩnh vực công nghiệp ở Pháp thì trung bình là 13.500/năm, nghĩa là 79.000 đối với thời kỳ được nghiên cứu. Bản nghiên cứu cho thấy rõ những khó khăn về phương pháp luận để kiểm số của việc mất mát công ăn việc làm nên chỉ đưa ra những ước tính xấp xĩ. Tuy nhiên, đây chỉ là những mất mát do việc di dời trực tiếp liên quan đến lĩnh vực công nghiệp. Còn đối với những công ăn việc làm bị mất đi do di dời gián tiếp và mặc nhiên thì sao?
Rõ ràng là con số này khó lòng ước tính, vì rằng di dời là một hiện tượng “thấp lè tè” (rampant), và trong nhiều trường hợp khó lòng biết được những vụ sa thải là hệ quả của những tái cấu trúc tiếp theo sau những tiến bộ kỹ thuật, hay là một vụ quản lý xí nghiệp tồi tệ, hay đơn giản là chuyển sản xuất về phía các quốc gia đang phát triển.
Việc di dời cơ sở sản xuất qua các quốc gia đang phát triển cho phép họ xuất khẩu, nghĩa là thu hồi ngoại tệ, đổi lại cho phép họ nhập khẩu những sản xuất từ các quốc gia giàu. Tuy nhiên, vì khác biệt về giá nhân công sẽ không có sự cân bằng trong số lượng công ăn việc làm mất đi trong các quốc gia phát triển vì lỳ do di dời so với số công ăn việc làm được tạo ra để xuất khẩu. Nhìn chung theo khía cạnh toàn thế giới, thì việc toàn cầu hóa sản xuất đã tạo ra công ăn việc làm: nhiều tại các quốc gia đang phát triển hơn là tại các quốc gia tiến triển, và số việc làm được tạo ra trong các quốc gia phát triển không bù được những công ăn việc làm đã bị mất đi do di dời cơ sở sản xuất. Cuối cùng thì cũng phải công nhận việc di dời là nguyên chính trong việc chuyển công ăn việc làm từ các quốc gia phát triển qua các quốc gia đang phát triển.
Nói tóm lại, nên chuyển việc kiểm số các công ăn việc làm bị mất đi qua việu nghiên cứu sâu rộng các mặt hàng được trao đổi với các quốc gia đang phát triển, quan tâm đến số lượng công việc được gắn liền với mỗi loại mặt hàng. Vì có khá nhiều mặt hàng nên sự phức tạp của việc nghiên cứu giãi thích vì sao không có một cuộc nghiên cứu nào như thế. Tuy nhiên, người ta có thể ước tính mà không thể nhầm lẫn là hằng trăm ngàn công ăn việc làm đã bị mất đi ở Pháp vì lỳ do di dời cơ sở sản xuất. Và ta không thể không lo ngại về việc mất đi công ăn việc làm trong tương lai khi việc chuyển giao sản xuất ngày càng tăng.

6) Trung Quốc trong kinh tế thế giới
Vào năm 1978, các xí nghiệp tại các nước phát triển chứng kiến việc mở cửa kinh tế của Trung Quốc là một cơ hội hội nhập rất lớn. Một thị trường một tỉ người được mở cho các xí nghiệp này, cho phép họ tìm thấy sự tăng trưởng và lợi nhuận ngày càng kém đi tại nội địa. Đầu tư ngoại quốc nhanh chóng ồ ạt đổ vào Trung Quốc ngày càng lớn từ tháng 12/1990 trở đi.
Tuy nhiên, để vào được Trung Quốc, các xí nghiệp Âu Mỹ phải thích nghi với những thủ tục hành chính nhiêu khê, làm giảm đi khả năng tăng trưởng đối với thị trường nội địa, các xí nghiệp âu mỹ buộc lòng phải liên doanh với các xí nghiệp bản địa, theo đấy họ phải nhượng quyền vào các công nghệ âu mỹ. Để bù lại, họ có thể hưởng lợi trên giá nhân rẻ và phí tổn đầu tư thấp, và làm tràn ngập thế giới với những hàng hóa được sản xuất giá rẻ. Phần xí nghiệp vốn ngoại quốc trong xuất khẩu tăng nhanh vào khoảng 60% vào năm 2006.
Những cuộc di dời cơ sở sản xuất về Trung Quốc liên quan đến việc sản xuất và những công nghệ sản xuất chín mùi. Nhanh chóng việc di dời lan qua các công nghệ mũi nhọn và những công nghệ tiên tiến mới nhất. Cuối năm 2004, đã có đến 700 trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D xuất xứ từ các công ty đa quốc gia.
Sự tăng trưởng Trung Quốc bước những bước tiến khổng lồ, đạt đến vào khoảng tỉ lệ 10% kể từ 2004, ít nhất theo chính thức vì các kinh tế gia nghi ngờ tính trung thực của các thống kê bản địa nên cho biết vào khoảng 16%. Phần xuất khẩu tượng trưng cho 23% GDP vào năm 2000, nay đã vượt quá 30% GDP. Số tiền đầu tư, ngoại quốc cũng như nội địa tăng mạnh, bị kích thích bởi thặng dư lớn của cán cân thương mại ngoại thương được biết đến với sự tăng trưởng gần 26% vào năm 2006. Trung quôc trải qua một động lực tăng trưởng nhanh trong sản xuất công nghiệp, theo đấy 3/4 là dành cho xuất khẩu. Loại sản xuất này ngày càng đi lên phía mũi nhọn hàm lượng công nghệ cao, được chính quyền cố tình nâng đở bằng cách gần đây giảm đi thuế trong lĩnh vực này.
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc được tăng cường trong mọi lĩnh vực. Dựa theo lý thuyết trao đổi tự do những lợi ích so sánh được, nếu các quốc gia muốn tìm lợi ích trong việc trao đổi mậu dịch, thì mỗi bên phải cố gắng chuyên môn hóa những lĩnh vực sản xuất nào có lợi nhất cho mình, thì Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình hầu như trong mọi ngành công nghiệp. Với đồng lương được duy trì bởi một chính sách cứng rắn, công nghệ sản xuất của Trung Quốc đã có một chất lượng tương đồng trong nhiều lĩnh vực với chất lượng của các nước tiên tiến, và khả năng chuyên mộn của các kỹ sư mà Trung Quốc đã đào tạo số lượng lớn, đã cho phép kỹ nghệ Trung Quốc không những có những lợi thế so sánh mà còn một lợi thế tuyệt đối. Người ta đã đi ra ngoài những chỉ tiêu thông thường của các lý thuyết trao đổi mậu dịch tự do, cũng như ngoài các mô hình phát triển thông thường, người ta đang ở trong một tình trạng chưa hề có một tương đương.
Những quốc gia không phát triển về mặt công nghệ từ trước đến nay thường bằng lòng trao đổi các nguyên liệu thô hoặc hàng nông sản với các quốc gia giàu. Và họ thường buộc trả tiền vay trước đó, do đó bị giới hạn trong khả năng đầu tư và như thế lệ thuộc rất nhiều vào các công ty đa quốc gia hoặc vào các định chế tài chính lớn. Việc này thì không đúng với trường hợp Trung Quốc. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cứ tăng lần theo xuất khẩu, và đã vượt quá 1000 tỉ USD vào năm 2006, còn năm 2010 là 2.400 tỉ USD chiếm 30% dự trữ thế giới. Phần lớn dự trữ này được giữ dưới dạng công khố phiếu Hoa Kỳ, do đó Trung Quốc tự do trong các lựa chọn kinh tế và tiền tệ. Hoa Kỳ đòi Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa được. Một phần khác dự trữ này được đem đi mua các xí nghiệp ngoại quốc, cho phép Trung Quốc có được sự thành thạo không mất công làm cho khả năng xuất khẩu ngày tăng cao. Chắc bạn còn nhớ vào năm 2004, hãng máy tính hàng đầu Lenovo của Trung Quốc đã mua lại bộ phận PC của IBM (Mỹ) với giá 1,25 tỉ USD. Vụ mua bán này cho phép Trung Quốc thực hiện được một doanh thu lên đến 10 tỉ USD
Các mặt hàng "made in China" tràn ngập ngày càng nhiều thị trường thế giới, và người ta không biết đến bao giờ thì cơn sóng này sẽ ngừng. (đến đây người dịch liên tưởng đến một lời cảnh báo của hoàng đế Pháp Napoleon vào đầu năm 1800: “châu Âu sẽ bị lũ chìm bởi dân da vàng này”. Dân tàu không thấy đâu, chứ hàng tàu thì đúng là một trận lũ quét tràn ngập chấu Âu.). Cán cân ngoại thương của các nước phương tây ngày càng xuống thấp, một vài nước đã đi vào vùng đỏ (nghĩa là nhập siêu), Hoa Kỳ vào giữa các năm 1990, Pháp từ 2004 trở đi. Sự mất cân bằng ngày càng trầm trọng không biện pháp giải cứu. Khi Trung Quốc mở cửa người ta tưởng rằng sẽ có lợi cho kinh tế các nước giàu, thì nay là một cơn ác mộng. Thế giới các nước Âu Mỹ đang tùy thuộc sâu vào sản xuất Trung Quốc.
Mô hình kinh tế Trung Quốc thường được cho là không chịu nỗi. Tỉ trọng tiết kiệm của Trung Quốc rất cao, đi từ 38% GDP đến 54% GDP giữa năm 2000 và 2006, nên kìm hãm lại việc tiêu thụ nội địa (thật ra, đây là đặc tính tiết kiệm của dân châu Á chứ đâu phải là một chính sách kìm hãm chi tiêu của chính phủ đối với dân chúng) để cho phép tiến quan Pháp có thể cất cánh trong sự phát triển nội địa. Tại Trung Quốc, sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội ngày càng sâu đậm, cho nên một số nhỏ người giàu càng giàu thêm trong khi phần lớn dân nghèo không được hưởng lợi của sự phát triển sản xuất (người dịch không tin mấy về điều này). Đầu tư quá mức sẽ nãy sinh rũi ro sản xuất thừa, cũng như mức độ ô nhiểm đã lên cao tột đĩnh. Những ai lạc quan tán thành chũ nghĩa trao đổi mậu dịch tự do bao giờ cũng khẳng định là các vấn đề này sẽ được giải quyết, với điều kiện là Trung Quốc phải chơi trò trao đổi mậu dịch tự do, nghĩa là phải mở cửa thị trường nội địa cho hàng ngoại, và điều chỉnh tỉ giá hối đoái của nhân dân tệ. Tuy nhiên, dựa trên vị trí thượng phong của mình trong kinh tế toàn cầu, thì không chắc gì có thay đổi. Trong diễn biến tốt người ta có thể hy vọng là trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng nhanh của những mất cân bằng này thì vấn đề phải được giải quyết trong trung hạn. Nếu mô hình kinh tế Trung Quốc là không chịu nỗi, thì nó càng ngày không chịu nỗi không những đối với Trung Quốc mà là cho toàn thể kinh tế toàn cầu và nhất là đối với các nước phát triển.

 7 Các câu trả lời là ở đâu ?
Câu hỏi về việc di dời cơ sở sản xuất ngày càng sẽ quan trọng, lớn lần hồi khi việc toàn cầu hóa tiếp tục. Câu hỏi này đã được đưa ra trong chiến dịch trưng cầu dân ý của Constitution Europeene (tổ chức châu Âu), là đề tài của một sự không hài lòng của dân chúng chất vấn các đãng chính trị, nghiệp đoàn, hội đoàn công dân, hiệp hội, v.v.. Các kiểu trả lời là lô gic khác nhau tùy thuộc vào lợi ích chính trị hoặc kinh tế của những đãng chính trị khác nhau.
Các câu trả lời của phe tự do mậu dịch dựa trên sự đồng thuận di dời cơ sở sản xuất, như là một hiện tượng không thể tránh khỏi và tích cực một cách tổng thể đối với kinh tế toàn cầu. Như vậy, không nên cản trở việc di dời, mà ngược lại phải thử lợi dụng tình hình mà kiếm lợi. Xin nhắc lại là, đối với phe tự do mậu dịch, những hàng hóa nhập khẩu từ những nước đang phát triển là đối ứng tự nhiên của những xuất khẩu qua các nước này, và những mất mát về công ăn việc làm chẳng qua chỉ là kết quả của việc ta không thích ứng với toàn cầu hóa. Để thoát khỏi rắc rối trong bối cảnh mới này, ta phải biết thích nghi để có thể cạnh tranh và có khả năng xuất khẩu dễ dàng.
Cạnh tranh cao có nghĩa là phải hạ giá bán của sản phẩm của ta, mục tiêu là phải sản xuất rẻ hơn đối thủ cạnh tranh (Trung Quốc trong trường hợp này). Đối với một xí nghiệp, việc hạ giá thành thực chất đòi hỏi giảm chi phí lương bổng, rồi tăng năng suất và giảm chi phí xã hội.
Tăng năng suất sản xuất đi đôi với việc tăng mức độ cơ giới hóa và năng suất của công nhân. Nó đi đôi với áp lực ngày càng tăng lên các điều kiện làm việc, và đòi hỏi xem lại việc làm 35 giờ/tuần ở Pháp, và các quyền lợi làm việc. Bản báo cáo Arthuis để nghị “gỡ bỏ những bảo vệ sai về quyền làm việc” vì đây là cái thắng trong việc tuyển dụng nhân công, mà ta phải gỡ bỏ từng cái một. Bản báo cáo đặt lại vấn đề liên quan đến những “cái ngưỡng dùng cấp những quyền mới và những bảo vệ mới đối với công nhân ăn lương” nhưng “thường là cản trỡ việc tuyển dụng nhân công”. Bản báo cáo đề nghị “khuyến khích ưu đãi tính lưu động về mặt địa lý của công nhân… một bất lợi kinh tế đối với những xí nghiệp trên lãnh thổ quốc nội và một yếu tố đặc biệt của việc di dời cơ sở sản xuất.”, và tiến hành “một uyển chuyển cần thiết những hợp đồng và giờ giấc làm việc.”
Liên quan đến việc giảm chi phí xã hội đối với các xí nghiệp (điều mà các nhà tuyển dụng gọi là những gánh nặng xã hội: thuế doanh nghiệp, phí đóng góp quỹ hưu trí, quỹ thất nghiệp, bảo hiễm xã hội), thì các chủ trương tự do đề nghị bải bỏ các chi phí hoặc là chuyển cho các hộ gia đình.
Tính cạnh tranh của các xí nghiệp quốc nội tùy thuộc vào khả năng đầu tư, và những đầu tư này phải là xuất xứ quốc nội. Trong chiều hướng này, các chính phủ theo thuyết tự do mậu dịch đưa ra những chính sách thuế có lợi cho giới cổ đông quốc nội. Việc cải tổ thuế thu nhập, có lợi cho những gia đình giàu có, cũng như giảm thuế của cải được xem như làm lợi cho xí nghiệp quốc nội thông qua cổ đông.
Các biện pháp tự do mậu dịch, không những không hiệu quả trong việc chống lại hiện tượng di dời cơ sở sản xuất, mà còn phát sinh ra cái mà người ta gọi là “phá già xã hội (dumping social)”. Nghĩa là “xếp hàng” theo về những chuẩn của những nước chậm tiến, như vậy đi đến một cuộc sụt hạng của các chuẩn mực kinh tế xã hội của chúng ta. Tính uyển chuyển, cuộc đua theo năng suất, việc sa thải dễ dàng nhân công đều là những sụt lùi chất lượng đối với nhân công quốc nội. Những miễn giảm thuế đối với các xí nghiệp và cổ đông có nghĩa là mất đi những hỗ trợ tài chính đối với việc tái phân bổ lợi tức xã hội. Nghĩa là ít tiền cho các quỹ hưu trí, quỹ thất nghiệp, cho y tế, giáo dục, cho bảo hiểm xã hội, cuối cùng là thêm những gánh nặng hoặc giảm thu nhập đối với tầng lớp người nghèo nhất. Các biện pháp của chính phủ Pháp bao gồm việc giảm những hoàn trả chi phí thuốc men, hoặc giảm tiền thất nghiệp, giảm các chức vụ giảng viên trung học và đại học, tăng học phí đại học, tư nhân hóa các cơ quan dịch vụ công cộng, trong bước đầu đã làm trầm trọng bất công xã hội. Các biện pháp này của chính phủ cộng thêm những biện pháp tự do mậu dịch khác đều đi về một hướng: đó là sự thoái hóa đời sống xã hội, sự trở về một khái niệm lạc hậu của xã hội theo đấy “phận ai nấy lo, Chúa lo cho mọi người” (chacun pour soi, Dieu pour tous) trên sự hưởng lợi toàn gói của những kẻ giàu sang.
Sự đáp trả của phe bảo hộ mậu dịch nhắm vào việc tiến hành những biện pháp chống lại việc di dời cơ sở sản xuất. Đây có thể là việc cấm di dời ra ngoài các cơ sở sản xuất, hoặc dựng lên những hàng rào thuế quan dưới nhiều hình thức: quota nhập khẩu, các qui định và tiêu chuẩn khắc khe hơn, hoặc những thuế khác nhau.
Trước tiên, ta để ý là việc cấm di dời cơ sở sản xuất chỉ liên quan đến việc di dời trực tiếp, và đây chỉ là một số nhỏ, vì thực chất là những di dời gián tiếp qua trung gian di dời gia công hoặc di dời phân phối. Do đó, cấm đoán này có rất ít hiệu lực đối với di dời cơ sở sản xuất. Ngoài ra, xí nghiệp nào cho di dời cơ sở sản xuất chẳng qua chỉ là để giảm giá thành sản xuất, tất cả trong một bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, và việc năm nay xí nghiệp có lãi khi di dời không có nghĩa là sang năm xí nghiệp có thể lãi to không có khó khăn trong những năm tới. Việc cấm di dời có thể là một thiệt thòi rất nặng đối với xí nghiệp này, có khả năng làm trầm trọng thêm những khó khăn đi đến nguy cơ phá sản. Cuối cùng có thể là mất mát công ăn việc làm lớn hơn là việc cấm đoán muốn tránh.
Các biện pháp đánh thêm thuế vào hàng nhập khẩu, hoặc biện pháp hỗ trợ với tiền ngân sách cho các xí nghiệp quốc nội bị đe dọa bởi cạnh tranh giá thành thấp, nhắm vào việc giảm đi khác biệt giữa giá bán các hàng sản xuất bởi các xí nghiệp quốc nội và giá bán của hàng nhập khẩu. Những quota nhập khẩu, những “kiểu làm khó hành chính” có thể đem lại một ít dưỡng khí cho vài lĩnh vực sản xuất đang gặp khó khăn. Người ta có thể nghĩ ra vài loại thuế môi trường, hoặc thuế xã hội đối với những mặt hàng đến từ những quốc gia theo đấy các chuẫn xã hội là rất thấp, và ta có thể chờ đợi sự tưởng tượng phong phú của những ai ủng hộ biện pháp thuế tài chính cho ra vài loại thuế khác.
Tuy nhiên, ta phải để ý đến việc toàn cầu hóa là một tiến trình đã đi quá sâu, và việc di dời cơ sở sản xuất đã đưa đến việc giải tán công nghiệp hóa (désindustrialisation) quá đậm. Nhiều mặt hàng tiêu thụ gia đình đã không còn sản xuất tại Pháp (trong lĩnh vực điện tử), còn những mặt hàng khác về mặt quốc nội cũng chỉ được sản xuất cầm chừng so với mức tiêu thụ (máy điện tử gia dụng, đồ trang trí nội thất, mặt hàng giải trí). Việc lệ thuộc ngày càng nhiều hàng nhập khẩu làm cho phức tạp thêm việc đặt ra những hàng rào thuế quan.
Ta cũng nên nhớ nước Pháp là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như tất cả các nước châu Âu và thế giới. Do đó, các biện pháp bảo hộ mậu dịch là đi sái luật của WTO. Các chính phủ Pháp, tả cũng như hữu đã ký những thỏa hiệp giúp trao đổi tự do mậu dịch hoạt động dễ dàng và loại bỏ những hàng rào thương mại. Hiện tượng di dời cơ sở sản xuất đã quá lớn để có thể chống trả lại bởi những phương pháp bảo hộ mậu dịch bằng cách tiến hành những biện pháp rất mạnh. Những sắc thuế bên lế chả có hiệu quả gì trước việc toàn cầu hóa sản xuất ngày không có gì là bên lề. Muốn thuế thật sự mang tính ngăn cản, thì mức độ thuế phải đủ lớn để loại bỏ sự khác biệt giá cả giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất nội địa, như vậy sẽ đưa ra thuế cao hơn là giá hàng nhập khẩu. Các biện pháp này sẽ bị WTO cũng như các định chế châu Âu trừng phạt, và sẽ dẫn đến những biện pháp trả đủa của các quốc gia bị thuế Pháp nhắm đến. Kết quả sẽ là sản xuất nội địa dành cho xuất khẩu sẽ gánh vác những tổn thất của một chính sách chính trị như thế. Cuối cùng thị phần của các lĩnh vực liên quan sẽ bị giảm xuống kéo theo việc tái cấu trúc với việc sa thải công nhân khó tránh khỏi. Việc này dẫn ta đến việc: hoặc trở lại thuyết tự do mậu dịch như hiện thời, hoặc lấy một quyết định quan trọng đầy rũi ro là đi vào “bế quan tỏa cảng” về mặt kinh tế và chính trị.
Muốn “tái định cư” (relocaliser), trước tiên phải xây dựng lại các cơ sở sản xuất, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Ta có đủ phương tiện tài trợ hay không? Liên quan đến điện tử, ta có đủ hiểu biết (savoir-faire) về mặt kỹ thuật hay không? Việc tái định cư các nhà máy sản xuất sẽ đưa đến việc tăng giá bán các mặt hàng liên đới. Một máy pha cà phê 8 euro có thể sẽ bị đội giá lên đến 2 hoặc 3 lần, trong ngành dệt may cũng thế. Như vậy người ta sẽ đi đến một lạm phát cao đối với nhiều loại mặt hàng tiêu thụ bình dân, gây thiệt hại nặng đối với sức mua của các hộ gia đình. Do đó, những biện pháp này sẽ rất thất nhân tâm, và đây là sức mạnh của toàn cầu hóa có thể dựa trên lợi ích ngay liền của người tiêu thụ. Trong bối cảnh hiện tại, xem ra khó lòng lựa chọn việc bảo hộ mậu dịch, và không chính phủ nào lại dám theo con đường này.
Còn việc bảo hộ mậu dịch ở cấp chấu Âu thì thế nào? Đúng là đánh giá thấp sự việc là các định chế châu Âu rõ ràng là theo thuyết mậu dịch tự do, và định hướng này khó lòng thay đổi so với chánh phủ Pháp. Có những mâu thuẩn vì lợi ích quốc gia làm chận đứng tất cả các diễn biến cố tình hạn chế tự do mậu dịch. Nước Đức là một nước xuất khẩu mạnh nên không thấy có lợi ích nào cản trở việc trao đổi mậu dịch quốc tế. Khắp nơi tại châu Âu, người tiêu thụ hưởng lợi nhờ những mặt hàng nhập khẩu giá rẻ đến từ các nước đang phát triển. Ở cấp châu Âu, người ta lại tìm thấy cũng những trở ngại đối với bảo hộ mậu dịch ở cấp nước Pháp, cộng thêm một số khó khăn phụ. Ta có thể tưởng tượng một bảo hộ mậu dịch cấp chấu Âu còn có khó khăn hơn so với cấp nước Pháp. Đây là một dự án chỉ có thể giải quyết dài hạn, trong khi việc toàn cầu hóa sản xuất tăng tôc và sự mất cân bằng trong các cân thương mại ngày đậm một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, người ta có thể bảo rằng tương lai của việc toàn cầu hóa là rất bất định, và bối cảnh hiện tại sẽ không kéo dài lâu. Không hợp lý nào khi nghĩ rằng tiến trình giải tán công nghiệp hóa được biết đến có thể chịu đựng nỗi bởi hệ thống kinh tế của chúng ta, cũng như không lý nào những mất cân bằng do toàn cầu hóa sản xuất có thể tăng vô tận không đi đến một ngưỡng gãy đổ. Ta có thể nghĩ rằng, trong ngắn hạn, việc lựa chon con đường bảo hộ mậu dịch không chỉ có thể xảy ra mà thật khó tránh khỏi. Tất cả các điều này đã xảy ra trong 2 lần (năm 1830-1870, rồi năm 1918-1929) đột phá tự do trước mà kinh tế tư bản đã biết đến.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét