Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG



Tiền tệ và Tín dụng

Michel Lasserre (Pháp) 12/2008
Người dịch: Dương Quang Thiện, 8/2012

Tiền tệ là một yếu tố thiết yếu của nền kinh tế hiện thời; nó là nguồn máu lưu chuyển từ sản xuất qua tiêu thụ, từ các hộ gia đình qua các doanh nghiệp xuyên ngang qua các tổ chức hành chính. Nếu không được ứng trước một số tiền để mua vật tư thiết yếu, thì việc sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ tại các xí nghiệp sẽ khó lòng thực hiện được. Không có tiền thì một cá nhân khó có thể chu cấp cho mình những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày. Còn một chính quyền thì không thể thực hiện các chức năng cai trị của mình nếu không có tiền.
Tiền tệ và tín dụng sẽ được quản lý bởi một hệ thống ngân hàng và tài chính nằm ở trung tâm của nền kinh tế tiên tiến của chúng ta. Hệ thống này là kết quả của một cuộc tiến hóa dài của những hình thức tiền tệ và của những kinh nghiệm tiền tệ. Đồng tiên “phi vật chất” (dématérialisé, nghĩa là không phải đồng tiền kim loại hoặc đồng tiền giấy), chỉ mới xuất hiện vài thập kỷ nay, tượng trưng cho thực chất của đồng tiền hiện thời. Nó không dựa trên bất cứ kim loại bản vị nào hỗ trợ, mà chỉ là sự đối ứng của những tín dụng mà hệ thống ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Nếu loại tiền tệ phi-vật-chất này cho thấy lợi ích là có thể tạo ra hầu như theo ý muốn, người ta cũng có thể nhận ra rằng các cuộc khủng hoảng tài chính liên tiếp xảy ra và sự bất bình đẵng ngày càng gia tăng.
Việc vận hành tốt của hệ thống tiền tệ và tài chính hiện thời dựa trên một sự tăng trưởng liên tục của tín dụng. Hệ thống này thực sự là một cỗ máy dùng tạo ra tín dụng. Và như ta biết mọi tín dụng đều mang một đối ứng là một khoảng nợ nào đó, tạo ra ngày càng nhiều tín dụng có nghĩa là bao giờ cũng sản xuất ra thêm vô số nợ nầng mà ai đó phải gánh chịu. Khoảng nợ có thể chấp nhận đều có những giới hạn, cho nên về lâu về dài hệ thống tín dụng này không thể chịu nổi. Với cuộc khủng hoảng tín dụng “subprime” ở Mỹ vào năm 2007, xem ra giới hạn đã đạt đến…

 1) Lịch sử tiền tệ và tín dụng
 Đồng tiền kim loại
Đồng tiền là một của cải mang nhiều hình thức khác nhau suốt hành trình lịch sử dài của nó. Vào thời kỳ cổ đại ở địa trung hải (châu Âu), súc vật và ngủ cốc giữ vai trò đồng tiền giống như với kim loại (đồng, vàng, bạc). Vàng là một kim loại quý hiếm, có thể cán nhỏ và khó bị hao mòn được. Chính những đặc tính khác nhau này, vàng được dùng làm phương tiện trao đổi cũng như dự trữ giá trị được chấp nhận từ nhiều ngàn năm qua.
Những “đồng tiền được dập” đầu tiên đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Các đồng tiền này được tạc hình chứng thật một sự bảo đảm của một vị vua hoặc một cộng đồng nào đó. Đồng tiền được dập sẽ mang một trị giá rõ ràng, trị giá thường tương ứng với trọng lượng của kim loại (vàng, bạc, đồng) hình thành đồng tiền. Ta khỏi phải cần cân đồng tiền để biết giá trị của nó.
Từ hai ngàn năm nay, đồng tiền kim loại trở thành nguồn tiền tệ duy nhất được sử dụng.
Vào thời kỳ trung cổ, đồng tiền lưu hành rất ít ở châu Âu vì rằng phương thức sản xuất phong kiến vào thời đó không mấy thích ứng với việc sử dụng đồng tiền. Vào thời ấy, thuế má được thu bằng hiện vật, nghĩa là dưới dạng ngủ cốc, lúa mì, hoặc dưới dạng lao công, kể cả việc thanh toán trong các công việc liên quan đến ngành nghề thủ công. Các cộng đồng, phần lớn là nông thôn, hầu như sống trong mối tương quan tự cung tự cấp theo đấy sử dụng đồng tiền là thứ yếu.
Cho vay nặng lãi (cho vay trả lãi) được xem là đi ngược lại các giáo lý tôn giáo, bị cấm đoán ở Pháp từ năm 789 (dưới thời hoàng đế Charlemagne), do đó việc sử dụng đồng tiền rõ ràng không thích ứng. Các đồng tiền vàng hoặc bạc chủ yếu được sử dụng trong buôn bán hàng xa xỉ, được lưu hành trong các hội chợ hoặc trong buôn bán quốc tế.
Hoạt động ngân hàng, đã hiện diện vào thời trung cổ địa trung hải, lại xuất hiện trong giới thương nhân:
Vào thế kỷ thứ XIV, tiền giấy bắt đầu xuất hiện với thư hối đoái (lettre de change) cho phép tránh việc chuyên chở tiền kim loại nặng nề, cồng kềnh. Thư hối đoái này tạm thời thay thế tiền kim loại.
Chiết khấu (escompte) cho phép thanh toán ngay lập tức một thư hối đoái.
Nguyên tắc bù trừ (compensation) trên sổ tài khoản cho phép ngân hàng trao đổi lẫn nhau giấy nợ và nợ.
Điểm quan trọng là bạn phải hiểu thấu hai thủ tục tiền tệ kể trên (chiết khấu và bù trừ), vì chúng nằm ngay tại trung tâm của các hệ thống ngân hàng ngày hôm qua cũng như ngày nay.
Giấy hối đoái (lettre de change) : Một thương nhân mua một số hàng hóa nào đó. Thay vì thanh toán ngay lập tức sử dụng các đồng tiền mặt hẳn hoi, thương nhân này đưa ra một tài liệu theo đấy nhà cung cấp có thể được thanh toán bởi ngân hàng hoặc ai đó được chỉ định.
Thủ tục này cho phép một thương nhân Ý ở Venise, có thể lên thành phố Amsterdam (Hà Lan) hoặc vào một hội chợ để mua hàng, mà khỏi phải chở theo các đồng tiền kim loại nặng nề để thanh toán việc mua hàng của mình. Thương nhân này sẽ tạo ra một “giấy hối đoái” mà nhà cung cấp có thể đòi bù trừ bởi ngân hàng của mình.
Kỹ thuật tài chính này cho phép một kỳ hạn (delai) giữa lúc giao hàng và lúc thanh toán, kỳ hạn này được ghi rõ trên chứng từ “thanh toán ngày…”. Như vậy, kỳ hạn này tương ứng với một tín dụng.
 Tùy tình hình, nhà cung cấp có thể chuyển thư hối đoái cho một chủ nợ riêng của mình để thanh toán món nợ hoặc trao cho một nhà cung cấp khác để mua hàng; như vậy cái giấy hối đoái này có thể qua tay nhiều người trước khi cuối cùng được thanh toán.
 Ngày nay, tấm séc (hoặc ngân phiếu), cheque, là biến tướng của một phiếu hối đoái.


Chiết khấu (Escompte) : Một nhà sản xuất cung cấp các mặt hàng cho một nhà bán lẻ; người này thanh toán giao dịch này thông qua một thư hối đoái, có thể được thanh toán trong vòng 3 tháng. Nhà sản xuất đem thư hối đoái này cho ngân hàng của mình, ngân hàng cho thanh toán ngay lập tức (trừ đi tiền hoa hồng của mình, được gọi là chiết khấu). Ngân hàng sẽ thu hồi số tiền trên với nhà bán lẻ khi thư hối đoái đã đến kỳ hạn.
Bù trừ trên sổ tài khoản : Đây là kỹ thuật thanh toán giữa nhiều bên nợ và bên có phía này với phía kia, giới hạn việc sử dụng những phương tiện thanh toán dư nợ ròng đối với những tác nghiệp khác nhau.
 Ta thử lấy thí dụ của 2 ngân hàng, một ở Venise (Ý) và một ở Amsterdam (Hà Lan). Nhiều khách hàng của ngân hàng Venise nợ hoặc có đối với những khách hàng của ngân hàng Amsterdam, và ngân hàng này lại có những khách hàng nợ hoặc có cũng cùng ngân hàng tại Venise.
Hai ngân hàng này chả cần gởi cho nhau tổng số tiền cần thiết đối với những giao dịch này, mà chỉ cần gởi số dư thuần (solde net). Nếu một ngân hàng nợ ngân hàng kia tổng cộng 200.000 Florins, và ngân hàng kia lại nợ 190.000 Florins, thì không phải tổng cộng 390.000 Florins phải được chuyển đi, mà ngân hàng thứ nhất chỉ cần chuyển cho ngân hàng kia 10.000 Florins là đủ.
Ngày nay, ở Pháp, các ngân hàng thương mãi bù trừ hằng ngày với nhau số tiền họ có từ những tài khoản họ đăng ký ở Ngân Hàng Trung Ương.

Đồng tiền giấy
Vào năm 1609, ngân hàng Amsterdam (Hà Lan) nhận giữ những đồng tiền kim loại khác nhau mà các thương nhân đem đến, rồi cho lưu chuyển các đồng tiền bằng giấy.
Tổng số tiền phát hành của tiền giấy tương ứng với tổng trị giá kim loại được cất trữ tại ngân hàng; tiền giấy thay thế kim loại, chứ không phải một đồng tiền thật thêm vào đồng tiền kim loại. Các đồng tiền kim loại được cất trữ là đối ứng của các đồng tiền giấy, và các đồng tiền giấy này sẽ bị hủy khi người gữi tiền thu hồi lại tiền kim loại của mình.
Mọi việc lại thay đổi vào năm 1656, khi Ngân Hàng Thụy Điển chọn lấy một kỹ thuật mới: ngân hàng vẫn cho phát hành đồng tiền giấy đối ứng với trị giá của tiền kim loại quí mà ngân hàng cất giữ, nhưng ngân hàng bao giờ cũng phát hành bổ sung những đồng tiền giấy dùng đề chiết khấu các “thương phiếu tài chính” này.
 Thương phiếu tài chính (Effet de commerce) : Các phiếu nợ thay thế một thanh toán bằng tiền đồng. Phiếu nợ này sẽ được thanh toán ngay liền hoặc theo kỳ hạn. Các phiếu hối đoái (lettre de change), hối phiếu (traite), ký phiếu (billet à ordre), séc (chèque) tất cả đều là những thương phiếu tài chính.

Việc chiết khấu được sử dụng bởi các ngân hàng, nhưng vào thời kỳ đó, ngân hàng mua lại các thương phiếu đổi lấy tiền kim loại, chứ không phải đổi lấy một tờ giấy đơn giản. Các tiền giấy của Ngân Hàng Thụy Điển bao giờ cũng có thể được hoán đổi thành tiền kim loại tại ngân hàng này, nhưng đây là lần đầu tiên một ngân hàng chính thức phát hành tiền giấy nhiều hơn đối ứng với số kim loại được cất trữ.
Các đồng tiền giấy được phát hành không thay thế một-đổi-một với đồng tiền kim loại, mà lại cho thêm vào (tương ứng với tiền chiết khấu), và như vậy đồng tiền bổ sung được phát hành thêm. Đối ứng của đồng tiền giấy này không chỉ là kim loại quý, mà còn là phần nợ trên các thương phiếu này. Thủ tục này trở thành thông lệ vào thế kỷ thứ 18 và được phổ biến vào thế kỷ thứ 19.
Ngân hàng quốc gia Pháp (Banque de France) được thành lập vào năm 1800 bởi Hoàng đế Pháp, Napoléon. Đây là một ngân hàng tư nhân mà Napoleon là cổ đông. Lẽ dĩ nhiên ngân hàng này sử dụng các phương pháp của Ngân hàng Thụy điển, với lại việc cho vay có lãi đã trở nên hợp pháp sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Những phiếu được phát hành với số tiền lớn được cho phép lưu hành để thanh toán những khối tiền lớn. Các phiếu này được chuyển đổi thành vàng tại các quày tiền tại ngân hàng, nhưng lại không có “giá trị lưu hành hợp pháp” (nghĩa là không ai bị bắt buộc chấp nhận như là thể thức thanh toán).
Tại Pháp, trong cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội năm 1848, chính phủ tuyên bố “tỉ giá lưu hành hợp pháp” (ai cũng bị bắt buộc những phiếu thanh toán), và “tỉ giá bắt buộc” (nghĩa là ngân hàng không còn hoán đổi phiếu lấy vàng), và chấm dứt vào năm 1850. Vào năm 1870, tỉ giá hợp pháp và tỉ giá bắt buộc lại được tuyên bố chính thức. Việc hoán đổi được thiết lập lại vào năm 1878, nhưng tỉ giá hợp pháp được thiết lập lại hoàn toàn. Tỉ giá bắt buộc sẽ được thiết lập lại vào năm 1914, kéo dài cho tới 1928, theo đấy một hoán đổi từng phần (chỉ đổi được đối với các thỏi vàng 12 ký) sẽ được thiết lập cho tới năm 1936. Từ năm 1936, các tiến giấy của Banque de France có một tỉ giá hợp pháp và bắt buộc.
Trong nhiều năm, ở Pháp việc tăng tỉ giá tiền ngân hàng không cấm qui chiếu về vàng, người ta nhận ra rằng có một tăng trưởng đều đều giá trị của tiền ngân hàng theo tương ứng tiền tệ:
Tiền quan germinal năm 1803 tương đương với 322,58 mg vàng,
Tiền quan Poincaré năm 1928 tương đương với 65,50 mg vàng
Quan mới năm 1959, (nghĩa là 100 quan củ) tương đương với 180 mg vàng
Phá giá tiền quan Pháp năm 1969 làm cho đồng quan Pháp xuống 160 mg vàng
Từ 1969 trở đi, tiền quan Pháp không được xác định so với vàng, chính thức bị thả nổi từ năm 1976 theo hiệp ước Kingston. Tất cả mọi qui chiếu về vàng (nghĩa là dùng vàng làm kim bản vị) để tính tương đương cố định giá trị đồng tiền từ nay sẽ bị cấm. Nghĩa là đồng tiền sẽ bị thả nổi về mặt tỉ giá. Người ta có thể nhận ra rằng, nếu một vài ngân hàng trung ương đã bán đi một số dự trữ vàng của mình, tuy nhiên họ vẫn còn giữ một số khá lớn: vào khoảng 2.800 tấn đối với nước Pháp, và 32.000 tấn đối với toàn thể các ngân hàng trung ương toàn thế giới. Số lượng này rất quan trọng vì rằng người ta ước tính là chỉ 150.000 tấn được khai thác bởi con người, và ít nhất mất đi 10.000 tấn. Nếu về mặt chính thức vàng không được sử dụng làm kim bản vị, nhưng sự hiện hữu của khối lượng tồn kho này cho thấy ít nhất bao giờ cũng là một trị giá dự trữ về mặt tài chính.
Ngày này, nếu trị giá đồng tiền không trực tiếp gắn liền vào một trọng lượng của vàng nào đó, người ta bao giờ cũng có thể mua vàng, nhưng được xem như là dạng nguyên liệu, chứ không mang giá trị tiền tệ. Trị giá vàng của Banque de France tương ứng với 42,2 tỉ euros vào tháng 12/2006, trong khi ấy khối lượng tiền quan lưu hành mang một giá trị lên đến 122 tỉ euros, còn toàn bộ tiền tiết kiệm tại tất cả các ngân hàng ở Pháp vào khoảng 1249,6 tỉ euros. Do đó, vàng chỉ tượng trưng cho một số nhỏ tiền quan hiện hữu.
Đồng tiền phi vật chất (đồng tiền tín dụng)
Nửa chót thế kỷ 20 ta sẽ thấy xuất hiện những thủ tục tiền tệ khác; việc sử dụng chi phiếu séc, thẻ ngân hàng kéo theo việc phi-vật-chất hóa (dematerialisation) ngày càng lớn tiền tệ. Giờ đây, phần lớn tiền tệ phi-vật-chất nằm trên đĩa cứng máy tính.

2) Các dạng thức, bản chất và chức năng của tiền tệ
Các dạng thức và bản chất
Trong lịch sử của mình, tiền tệ mang nhiều dạng thức khác nhau mà ta có thể kể ra:
Tiền hàng hóa: súc vật, ngủ cốc, muối, thuốc lá, hạt ca cao, trà, …
Tiền kim loại: dưới dạng thỏi vàng hoặc đồng tiền vàng quí hiếm thay thế tiền hàng hóa. Phần lớn người ta dùng vàng làm kim bản vị (etalon).
Tiền giấy: có hoặc không qui đổi ra tiền kim loại.
Tiền phi-vật-chất: hoàn toàn không vững chắc.
Hình dáng của tiền tệ là một việc, còn bản chất của nó lại là một chuyện khác. Trong trường hợp tiền hàng hóa thì bản chất khớp với hình dáng, với các loại khác thì không giống nhau.
Đồng tiền vàng được làm từ một nguyên liệu tự thân mang một giá trị. Lẽ dĩ nhiên là một giá trị mang tính đầu cơ do sự khan hiếm của kim loại này, nhưng cũng có một giá trị tối thiểu tương ứng với chi phí cần thiết để khai thác kim loại.
Tiền giấy hoặc tiền phi-vật-chất thì thuộc một loại khác. Vàng mà người ta giữ ở nhà sẽ không bị mất giá trị trước các cuộc khủng hoảng, trong khi ấy tiền giấy của nhà nước thì thuộc bản chất nên sẽ bị mất giá trước một lạm phát phi mã, còn tiền phi-vật-chất sẽ biến mất sau cuộc phá sản ngân hàng dựa trên tài khoản mà tiền này được đăng ký.
Nếu bản chất của đồng tiền kim loại, hoặc tương đương với kim loại, là đủ rõ ràng, thì với đồng tiền giấy hoặc đồng tiền phi-vật-chất sẽ không như vậy. Giá trị đồng tiền giấy không tương ứng với giá trị miếng giấy in đồng tiền. Trong trường hợp đồng tiền tín dụng, là đồng tiền phi-vật-chất, bao gồm những dấu hiệu mã hóa, thì tính trừu tượng của đồng tiền là hoàn toàn.
Hệ thống tạo đồng tiền mà Ngân Hàng Thụy Điển chọn sử dụng vàogiữa thế kỷ 17, bao gồm việc phát hành những phiếu đổi lấy những chiết khấu của các hối phiếu, hoàn toàn không thay đổi từ thời ấy đến nay. Các ngân hàng sẽ cho ra tiền đổi lấy các phiếu nợ mà ngân hàng mua vào với đồng tiền được tạo ra vào dịp này. Ngoại trừ một phần nhỏ tương ứng với vàng mà Ngân Hàng Trung Ương nắm giữ, thì đồng tiền mà ta biết đến là đo đối ứng với những tín dụng gán cho nền kinh tế (khoảng nợ), và do đó người ta gọi là “đồng tiền tín dụng” (được xem là đồng tiền phi-vật-chất).
Người ta không bao giờ chấp nhận dễ dàng ý kiến trừu tượng: đồng tiền là đối ứng với việc thừa nhận một khoảng nợ. Một số người cố thử cụ thể hóa đồng tiền bằng cách làm rõ bản chất của các giấy nợ này, nghĩa là những khoảng nợ đối với “kinh tế”, nghĩa là đối với sản xuất hoặc tiêu thụ. Bản thân các khoảng nợ đối với sản xuất đều có đối ứng rõ ràng là hữu hình, tương ứng với việc sản xuất hàng hóa đang tiến hành hoặc đang chờ được bán ra. Các nhà kinh tế xem các đồng tiền tiên tiến (đồng tiền tín dụng) là sản phẩm của việc “tiền tệ hóa sản xuất “.
Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng, một phần các khoảng nợ hiện hành (nghĩa là ¼ GDP), tương ứng với các khoảng nợ gán cho các hộ gia đình (nghĩa là tín dụng dùng cho tiêu thụ hoặc cho mua sắm nhà cửa), và khoảng nợ này không tương ứng với bất cứ sản xuất nào, mà chỉ là những giấy chứng nhận nợ đối với một sản phẩm đã được sản xuất và đã được tiêu thụ.
Các chức năng của đồng tiền
Đồng tiền không hữu ích ngay liền gì đối với một cá nhân cô độc, tự thân đồng tiền không nghĩa ý gì cả. Đây là một của cải riêng tư, thuộc quyền sở hữu của những cá nhân muốn làm gì thì làm như họ muốn, nhưng đồng tiền chỉ hiện hữu dựa trên vai trò xã hội của nó. Vai trò này đi đôi với những chức năng khác nhau, trong ấy 3 vai trò thường được nêu ra là:
đơn vị tài khoản hoặc đơn vị giá trị: đây là đơn vị đo lường chung, kim bản vị cần thiết cho phép ấn định giá cả, xác định trị giá mặt hàng. Giá cả được thông báo theo số lượng đồng tiền, và sự giàu có cũng được đánh gia như thế.
trung gian trong việc trao đổi: tiền tệ cho phép trao đổi dễ dàng hơn là đổi chác vật chất (mậu dịch đổi hàng). Đây là chức năng phổ biến của tiền tệ, được phân phối qua trung gian thu nhập, và mỗi người có thể sử dụng tiền tệ để trao đổi lấy của cải vật chất hoặc dịch vụ.
dự trữ giá trị: tiền tệ cho phép sử dụng nó triễn hạn theo thời gian trị giá trao đổi của nó mà nó đại diện, vì ta không bị bắt buộc phải tiêu tiền ngay lập tức. Lẽ dĩ nhiên, chất lượng của chức năng dự trữ này tùy thuộc độ ổn định của tiền tệ (lạm phát).
Một chức năng thứ 4 thường xuyên bị bỏ qua bởi các nhà kinh tế đó là chức năng phương tiện làm giàu. Thật vậy, trong hệ thống kinh tế dựa trên quyền tư hữu các tích sản tài chính và kỹ nghệ, tiền tệ có sức mạnh đem lại tiền tệ khác. Nó cho phép người chủ sở hữu tiếp nhận một lợi tức duy nhất dựa trên sự giàu có của mình. Ta chỉ chuyển đổi đồng tiền có trong tay thành những tích sản tài chính, nghĩa là “đầu tư” tiền vào đâu đó, cho mượn tiền lấy lãi, hoặc đổi lấy những cổ phần của các xí nghiệp.
Vì lãi suất và lợi nhuận chả có chi là kỳ bí và chắc chắn được trích ra đâu đó từ công việc của người khác, bằng cách chuyển đổi thành vốn tái chính, đồng tiền cho phép người chủ sở hữu quyền năng chia sẻ bớt một phần sự giàu có người khác đem lại. Qua trung gian của lãi suất và lợi nhuận, đồng tiền giữ một vai trò công cụ thâu tóm và chuyển giao sự giàu có, và bảo đảm chức năng phương tiện làm giàu cá nhân.
3) Đồng tiền : tiền tệ và tích sản tài chính
Trong ngôn ngữ thường nhật thỉnh thoàng ta sử dụng từ ngữ “tiền”. “Tôi không đem tiền theo”, có nghĩa là trong túi, ta không có đồng tiền nào, tiền xu cũng như tiền giấy. Từ ngữ “tiền” ở đây có nghĩa là đồng tiền có sẵn, có thể sử dụng ngay liền. Từ này có cùng mang cùng ý nghĩa hay không khi bảo rằng: “Người này giàu lắm, anh ta có rất nhiều tiền, một “đại gia” mà!”?
Trong trường hợp này, người ta không chỉ nói là đồng tiền người này có trong túi hoặc trong tài khoản vãng lai của người này tại ngân hàng, mà người ta còn nói đến một hình thức của tiền bạc, không phải là đồng tiền không có sẵn ngay liền, mà là đồng tiền giữ vai trò dự trữ giá trị. Loại tiền bạc này có thể ở dưới dạng của cải hữu hình (bất động sản, nhà cửa, đồ trang sức quý, …) mà còn có thể là vô hình, nghĩa là những tích sản tài chính. Ở đây, chúng tôi bỏ qua khía cạnh hữu hình của tiền bạc, mà chỉ quan tâm đến những tích sản tài chính, một dạng thức vô hình của tiền tệ.
Tiền bạc mà ta giữ ở nhà, hoặc tại một tài khoản vãng lai ở ngân hàng, sẽ không đem lại gì về mặt lợi nhuận. Nếu muốn tiền đẻ ra tiền, thì phải “đầu tư” đâu đó, nghĩa là chuyển nó thành những tích sản tài chính (tài sản tài chính). Các tích sản tài chính, mà thường người ta gọi là “phiếu” (hối phiếu, thương phiếu, v..) và đây là những phiếu quyền tư hữu hoặc phiếu nợ.
Các phiếu quyền tư hữu thường là những phiếu tư hữu các xí nghiệp, còn thường được gọi là những cổ phiếu (mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở mục 7). Còn các phiếu nợ là tương ứng với một khoảng tín dụng. Người ta cho mượn tiền và đổi lại người ta nhận một phiếu nợ đem lại một khoảng lãi sau một kỳ hạn. Nghiệp vụ có thể được thực hiện trực tiếp tại thị trường tài chính, hoặc gián tiếp qua trung gian ngân hàng. Đơn giản là nếu ta muốn cho ngân hàng mượn tiền bằng cách bỏ tiền vào những tài khoản thuộc sổ tiết kiệm hoặc những kiểu đầu tư khác mà ngân hàng có thể đề nghị cho khách hàng. Ngân hàng sẽ lo việc đem số tiền trên cho vay, chuyển thành những phiếu nợ.
Các tích sản tài chính là những dự trữ giá trị, không phải những dự trữ không sinh lợi mà là những dự trữ đem lại lợi nhuận. Cho dù có thể bán dễ dàng những tích sản tài chính này, nghĩa là đổi lấy tiền mặt, những tích sản tài chính không thể đem dùng làm phương tiện thanh toán, và không thể bất cứ trường hợp nào được xem như là đồng tiền mặt.

4) Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng tiên tiến thường bao gồm một Ngân Hàng Trung Ương (NHTU) và nhiều ngân hàng thương mại (thường được gọi là ngân hàng thứ yếu, hoặc ngân hàng tư nhân bình thường, hoặc đơn giản một cách ngắn gọn là ngân hàng). Chúng ta sẽ xem sau hai loại ngân hàng kể trên sẽ giữ những vai trò đặc thù nào.
Ngân Hàng Trung Ương



Trung tâm của hệ thống ngân hàng là Ngân Hàng Trung Ương (ở Việt Nam gọi là Ngân Hàng Nhà Nước). Ở Pháp, ngân hàng trung ương Banque de France, được thành lập bởi Hoàng đế Napoleon vào năm 1800 như là một ngân hàng tư, nhưng bị quốc hữu hóa vào năm 1945, và trở nên độc lập từ năm 1993 trở đi. Khi tham gia vào đồng tiền chung euro vào năm 2000, ngân hàng trung ương Pháp phối hợp với ngân hàng BCE (Banque Centrale Européenne - ngân hàng trung ương châu âu), theo đấy Banque de France phải từ bỏ phần lớn quyền hành của mình.
 NHTU hoạt động trong khuôn khổ một sứ mệnh, đó là giữ gìn sự ổn định của đồng tiền, tín dụng và sự hoạt động tốt của hệ thống ngân hàng.
NHTU là một ngân hàng của nhiều ngân hàng, và tất cả các ngân hàng thương mại buộc phải có một tài khoản tại NHTU đầy tiền (dự trữ bắt buộc). Chính từ những tài khoản này hằng ngày các ngân hàng có thể bù trừ các chi phiếu và các thanh toán điện tử của những khách hàng của mình.
Nếu một ngân hàng thương mãi không đủ thanh khoản (liquidity - nghĩa là tiền mặt dùng ngay được) thì ngân hàng có thể đi vay trên thị trường tài chính, nghĩa là qua các định chế tài chính tư (liên ngân hàng), hoặc trực tiếp qua NHTU. Một vai trò quan trọng của NHTU là tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại, nghĩa là cung cấp thanh khoản (tiền phi-vật-chất) bằng cách “tiếp nhận an dưởng” những tích sản có trong tay các ngân hàng thương mại (công khố phiếu nhà nước, và tín dụng tư có chất lượng).
Những cuộc tái cấp vốn này thường rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài một hai ngày. Tiền được tạo ra như vậy sẽ biến mất khi trở lại NHTU sau cuộc “tiếp nhận an dưởng”.
Việc tái cấp vốn này thường không được miễn phí, mà phải trả một phí với tỉ suất lãi sẽ do NHTU ấn định. Tỉ suất này được tính dựa theo những rũi ro liên quan đến sự ổn định đồng tiền, cũng như nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Một nguy cơ lạm phát sẽ làm tăng tỉ suất này, trong khi một nhu cầu thanh khoản làm cho tỉ suất này hạ xuống.
Trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản (thiếu tiền trang trải) trên thị trường tiền tệ, thì NHTU phải tạo ra đồng tiền cần thiết cho hoạt động tốt của hệ thống ngân hàng. NHTU được xem như là nhà cho vay ứng cứu cuối cùng. Khủng hoảng tín dụng “subprime”, tại Mỹ vào năm 2007, buộc lòng các NHTU phải tái cấp vốn “khủng” cho các ngân hàng thương mại.
Nếu vào những thời kỳ khác, NHTU sẽ tạo ra tiền bù trừ trực tiếp các công khố phiếu, thì ngày nay không phải thế. Nhà Nước giờ đây tự cấp vốn trên các thị trường ngân hàng và tài chính.

Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại lo thu gom tiền gữi tiết kiệm của các hộ gia đình (tư nhân), của các xí nghiệp và của các cơ quan hành chính công cộng. Các tiền gữi này, tiền thu nhập của các hộ gia đình, cũng như tiền bán hàng của các xí nghiệp & tiệm quán, thường xuyên trực tiếp được chuyển vào các tài khoản vãng lai, hoặc được thanh toán qua trung gian những tấm séc hoặc phiếu thanh toán. Đây cũng có thể là tiền tiết kiệm của các hộ gia đình, gửi vào những tài khoản sổ tiết kiệm, hoặc là những hình thức đầu tư khác dành cho những xí nghiệp tạm thời dư thừa tiền mặt.
Khối lượng tiền được thu gom như thế sẽ không nằm chết ở kho bạc trong các ngân hàng, mà chắc chắn phải đem cho vay, cho các khách hàng thông thường của ngân hàng, hoặc được tung ra thị trường tiền tệ hoặc tài chính.

Phần lớn hoạt động của các ngân hàng là làm trung gian tài chính. Khi một xí nghiệp hoặc Nhà Nước muốn được tái cấp vốn, thì họ sẽ phát hành những phiếu (giấy chứng nhận – cổ phiếu hoặc công khố phiếu chẳng hạn) được bán rộng rải qua trung gian những ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các ngân hàng đề nghị bán cho khách hàng của mình những sản phẩm tài chính khác, chẳng hạn cổ phiếu các doanh nghiệp, trái phiếu xí nghiệp, công khố phiếu, v.., cũng như các dịch vụ quản lý các sản phẩm tài chính này.
Một vai trò khác của các ngân hàng thương mại, ít được biết đến so với các vai trò đi trước, là tạo ra tiền tệ phi-vật-chất.

5) Việc tạo ra tiền tệ
Nhiều người xem đồng tiền như là một tồn kho, nghĩa là hiện hữu một khối lượng tiền đang di chuyển trong tay dân chúng. Đồng tiền này là do NHTU tạo ra, và thường xuyên, người ta nghỉ rằng khối lượng tiền này được bảo đảm đối ứng bởi một khối vàng tồn kho mà NHTU cất giữ đâu đó. Nhưng trong thực tế là không phải như thế. Chỉ cần nhìn vào giá trị của khối lượng vàng dự trữ của NHTU thực sự thấp hơn nhiều so với giá trị của khối lượng tiền đang luân chuyển trong tay dân chúng.
Vào thời kỳ mà đồng tiền giấy hoặc kim loại của Banque de France tượng trưng phần lớn đồng tiền hiện hữu, thì khồi vàng tồn kho còn có ý nghĩa, nhưng với đồng tiền phi-vật-chất, thì mọi việc sẽ thật sự khác đi.

Ngân Hàng Trung Ương (NHTU) tạo ra đồng tiền thế nào
Ngày nay, NHTU tạo ra “đồng tiền trung ương”. Đồng tiền này nằm trên các tài khoản của các ngân hàng thương mại được giữ tại NHTU. Nó giữ vai trò dự trữ bắt buộc, với số tiền được ấn định bởi NHTU, và sẽ được dùng làm bù trừ thanh toán giữa các ngân hàng.
NHTU không có tồn kho đồng tiền trung ương, đồng tiền này được tạo ra đối ứng với các phiếu nợ (công khố phiếu, hoặc các phiếu nợ có chất lượng chẳng hạn ) mà các ngân hàng thương mại giao phó cho NHTU.
Nhịp độ các nghiệp vụ tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại bởi NHTU là những dịp tạo bổ sung tiền. Các vụ tái cấp vốn thường có một thời gian rất ngắn ngủi, do đó đồng tiền tạo ra cũng có một thời gian sống rất ngắn, và đồng tiền này sẽ biến mất khi thời gian này đi qua.

Các ngân hàng thương mại tạo ra đồng tiền thế nào ?
Theo cùng nguyên tắc mà các ngân hàng thế kỷ thứ 17 tạo ra đồng tiền giấy đối ứng với thương phiếu, các ngân hàng thương mại ngày nay cũng tạo ra tiền phi-vật-chất đối ứng với các giấy nợ.
Không những thế, các ngân hàng thương mại cho vay trọn số tiền mà người ta giao cho giữ, như vậy các quỷ tiết kiệm ban phát tín dụng, mà các ngân hàng thương mại còn cho vay tiền không có trong quỷ tiết kiệm, và như vậy là những tín dụng dùng làm quỷ tiết kiệm.
Đối với một người dân bình thường, thì khó lòng chấp nhận thực tế của việc tạo ra đồng tiền của các ngân hàng thương mại. Những ai nghi ngờ sẽ đặt câu hỏi nguồn gốc của đồng tiền phi-vật-chất, đồng tiền này từ đâu ra?
Khi tạo ra đồng tiền trung ương dành cho các ngân hàng thương mại sử dụng, thì NHTU giữ đúng vai trò là tạo ra đồng tiền, thì NHTU không phải là nguồn gốc của đồng tiền phi-vật-chất hiện hữu, số tiền mà người ta tìm thấy trong các tài khoản vãng lai của khách hàng. Đồng tiền phi-vật-chất như vậy thuộc một qui trình tạo ra riêng của các ngân hàng thương mại, và không có qui trình này, thì loại đống tiền này không hiện hữu.
Đối với một ngân hàng thương mại việc tạo ra đồng tiền rất dễ dàng, vì nghiệp vụ chẳng qua là một trò bút tích (kế toán) đơn giản. Trên sổ sách kế toán của một ngân hàng, thì có 2 phần: một tích sản (Có) và một tiêu sản (Nợ).
Phần tích sản là những gì người ta nợ ngân hàng, và đây là những “tích sản tài chính”, những phiếu nợ, tiền mà ngân hàng cho vay đem lại lãi cho ngân hàng.
Phần tiêu sản là những gì ngân hàng nợ người gởi tiền, là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi vào sổ tiết kiệm.
Việc gì xảy ra khi một ngân hàng cho ai đó vay 5000 euro?
Nghiệp vụ sẽ tạo ra một phiếu nợ 5000 euro, ghi vào Có trên sổ sách ngân hàng.
5000 euro này sẽ ghi lên tài khoản của người vay, ghi vào Nợ trên sổ sách ngân hàng.
Cuối cùng, người ta có thể thấy là ngân hàng cho ghi cùng số tiền lên phía Có và Nợ, và sổ sách của ngân hàng được cân bằng, ngoài việc trước đây ngân hàng không có số tiền 5000 euro nhưng lợi dụng nghiệp vụ để tạo ra số tiền này.
Việc tạo ra tiền thỉnh thoảng được gọi là “tạo kiểu ex nihilo”, nghĩa là tạo từ hư vô. Đặc tính này dựa trên sự việc là việc tiền cho ai đó vay không hiện hữu trước đây. Tuy nhiên, số tiền này không được tạo ra từ hư vô, nhưng từ một nghiệp vụ ngân hàng tạo ra số tiền với một đối ứng là một giấy nợ. Việc sử dụng từ ngữ “ex nihilo” (hư vô) có chiều hướng nghĩ rằng việc tạo ra tiền không đối ứng, và ngân hàng có thể tạo ra tiền “miễn phí”, và đây thật sự là không đúng thế.
Số tiền 5000 euro trong thí dụ này mang một thời gian hạn chế vào thời gian của phiếu nợ. Khi người vay thanh toán số tiền này thì nó biến mất. Do đó, sự hiện hữu của số tiền phi-vật-chất không dựa trên một số lượng tiền tồn kho hiện hữu, mà lại dựa trên dòng lưu chuyển thường trực của việc tạo ra tiền phi-vật-chất của các ngân hàng thương mại. Nếu vì những lý do gì đó, các ngân hàng thương mại ngưng cấp tín dụng tạo ra tiền, thì tiền phi-vật-chất cũng sẽ biến luôn.
Thí dụ vừa đưa ra ở trên chỉ là một thí dụ cho thấy làm thế nào các ngân hàng thương mại tạo ra tiền, nghiệp vụ này cũng có thể là một nghiệp vụ chiết khấu. Tiến trình tạo tiền này mang tính toàn cầu, và khó lòng biết được là một khoảng vay ngân hàng cấp cho được cấp vốn bởi đồng tiền hiện hữu trên các sổ tiết kiệm hay là tiền tạo ra trong dịp này.
Khả năng tạo ra tiền không phải là vô tận, nhưng lại bị giới hạn vào những dự trữ bắt buộc được giữ tại NHTU, cũng như vào tỉ suất được gọi là “ratio Cooke”, tỉ suất này cho tùy thuộc vào tổng số tiền cho vay được phép của ngân hàng trên vốn tự có của ngân hàng (tài sản). Nếu vốn tự có của ngân hàng là rất lớn, thì ngân hàng có thể cho phép cho vay nhiều hơn, và nghĩa là tạo ra tiền phi-vật-chất lớn hơn. Nếu ngân hàng làm ăn bết bát làm mất tiền, thì ngân hàng phải cấn vào tài sản tự có, như vậy ngân hàng sẽ mất khả năng cấp vốn mới cho khách hàng cũng như khả năng tạo tiền phi-vật-chất cần thiết.
 6) Những tổng gộp (agregate) tiền tệ
Định nghĩa
Tại Pháp, trong thống kê của mình, kế toán quốc gia INSEE sử dụng khái niệm tổng gộp tiền tệ (hoặc khối tiền tệ) để kế toán lại đồng tiền và khồi lượng tín dụng. Dựa trên những con số thống kê này, mà NHTU sẽ ấn định tỉ suất lãi.
Có 3 loại tổng gộp, mang tên M1, M2, và M3. M1 nằm trong lòng M2, còn M2 nằm trong lòng M3. Bây giờ ta thử xem các tổng gộp này tương ứng với cái gì:
Tổng gộp M1 bao gồm các đồng tiền giấy hoặc tiền kim loại hiện đang lưu hành và được giữ trong các sổ tiết kiệm (các tài khoản vãng lai). Đối với nước Pháp, khối M1 lên đến 593,9 tỉ euro vào tháng 12/2006 (theo đấy 122 tỉ euro dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại) và 3677 tỉ euro đối với khối đồng tiền châu Âu.
M2 bằng M1 cộng thêm “tín dụng ngắn hạn”. Tín dụng ngắn hạn chủ yếu liên quan đến các tài khoản trên các sổ tiết kiệm kỳ hạn dưới 2 năm. Đối với nước Pháp M2 này lên đến 1074,6 tỉ euros vào tháng 12/2006 và 6630 tỉ euro đối với khối đồng tiền châu Âu.
M3 bằng M2 cộng thêm những đầu tư tiền tệ khác, thực chất là những sổ tiết kiệm kỳ hạn trên 2 năm trở đi, và những OPCVM tiền tệ. Tổng gộp M3 là chỉ sổ lớn nhất liên quan đến tín dụng ngân hàng, chứ không phải toàn bộ tín dụng mà một phần chuyển trực tiếp qua bởi các thị trường tài chính. Đối với nước Pháp, M3 lên vào khoảng 1483,3 tỉ euro vào tháng 12/2006, còn khối khối đồng tiền châu Âu thì vào khoảng 7732 tỉ euro.
Người ta để ý là 2 thành phần của M1 (tiền giấy, tiền kim loại và tài khoản vảng lai) là “tiền tươi” có sẵn ngay liền như là phương tiên thanh toán. Ngược lại, các thành phần hình thành M2 và M3 là hoàn toàn tín dụng, là những tích sản tài chính dùng làm dự trữ giá trị, không có sẵn ngay liền như là phương tiện thanh toán.
Tuy nhiên, những tích sản này có thể được biến đổi dễ dàng thành tiền bởi những người gởi tiền. Chỉ cần một nghiệp vụ ngân hàng đơn giản để chuyển những tích sản này lên các tài khoản vãng lai của khách hàng, và như vậy trở thành “tiền tươi”. Vì lý do đó, người ta thường gọi là những tích sản “bán-thanh khoản” (semi-liquide).

Sự tiến hóa của những tổng gộp tiền tệ
Những con số thống kê liên quan đến một năm, như những dữ liệu kể trên, sẽ không giúp gì chúng ta trong việc hiểu biết về những tổng gộp tiền tệ. Nhưng khi quan sát đến những tiến triển theo thời gian của các con số này lại là một chuyện khác.
Là lô gic khi các số tiền này tiến triển theo sự tăng trưởng của GDP, vì rằng sản xuất tăng thì thu nhập cũng tăng theo cũng như sự tăng trưởng khó tránh khỏi của đồng tiền và tiết kiệm. Bảng dưới đây cho thấy sự tiến triển theo thời gian (từ năm 1997 đến năm 2006) của những tổng gộp tiền tệ khác nhau đối với euro zone, tính theo tỉ lệ GDP để bù trừ những biến thiên của nó.

Người ta nhận ra rằng trong 10 năm qua có một tăng trường rất mạnh của khối tiền tệ. Trị giá của M1 đi từ 26% lên 44% trên GDP, còn M2 đi từ 61% lên 80% và M# đi từ 71% lên 93%. Một tiến triển như thế không lạ gì đối với khối euro zone, mà có thể tìm thấy trong tất cả các nước phát triển.
 7) Vốn tài chính và thị trường tài chính
Nếu hệ thống ngân hàng có đặc quyền tạo ra tiền tệ, nhưng lại không có độc quyền về tín dụng mà nó phải chia sẻ với các tổ chức tài chính, với các xí nghiệp và với hộ gia đình. “Ngân hàng” trong nhiều thập kỷ qua giữ vai trò chính trong khối lượng tín dụng mà ngân hàng cho lưu hành, nhưng giờ đây ngân hàng thấy vai trò này đã giảm lần trong những thập niên gần đây. Ngày nay, phần lớn tín dụng xảy ra trực tiếp trên các thị trường tài chính, và các ngân hàng chỉ giữ vai trò đơn giản trung gian.
Các thị trường tài chính là nơi người ta thương lượng vốn tài chính. Cụ thể là các thị trường chứng khoán, nhưng chủ yếu là những thị trường ảo theo đấy các giao dịch sẽ diễn ra trên internet. Đồng tiền được cho thuê ở đây, cũng như được trao đổi lấy những phiếu có thể được thương lượng còn được gọi là những tích sản tài chính hoặc vốn tài chính.
Người ta phân biệt những thị trường khác nhau ít nhiều chuyên môn hóa, nơi mà những phiếu khác nhau được bán ra, mà những phiếu phổ biến là trái phiếu và cổ phiếu.
Các trái phiếu : đây là những thương phiếu được phát hành bởi các xí nghiệp hoặc bởi Nhà Nước. Mua một trái phiếu 100 Euros, được phát hành bởi một xí nghiệp, được xem như là cho xí nghiệp này vay 100 Euros.
Các trái phiếu sẽ được trả lãi theo một tỉ suất nào đó, và sẽ được thanh toán theo kỳ hạn được trù liệu. Có nhiều loại trái phiếu khác nhau: theo tỉ suất cố định hoặc theo tỉ suất thay đổi, được chỉ số hóa, hoặc có khả năng được chuyển đổi thành cổ phiếu, v.v..
Thông thường xí nghiệp phát hành trái phiếu sẽ không mua lại trái phiếu trước kỳ hạn, người năm giữ trái phiếu cũng có thể bán nó đi trên thị trường.

Các cổ phiếu : các cổ phiếu không phải là những phiếu nợ, nhưng là phiếu quyền sở hữu xí nghiệp, và mỗi người nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu một phần của xí nghiệp đã phát hành những cổ phiếu này. Dựa trên danh nghĩa này, người nắm giữ cổ phiếu sẽ nhận được một phần lợi nhuận vào cuối kỳ kế toán, được phân phối dưới hình thức những cổ tức.
Trị giá một cổ phiếu sẽ được ấn định bởi thị trường chứng khoán, tùy theo cung cầu. Trị giá này chắc chắn tùy thuộc cổ tức mà xí nghiệp trả cho, nhưng phần lớn tùy thuộc vào viễn ảnh lợi nhuận có được trong tương lai.
Khác với các trái phiếu có một kỳ hạn được ấn định trước, và số tiền trái phiếu sẽ được thanh toán đúng kỳ hạn, còn các cổ phiếu thì thời gian sống bị giới hạn vào thời gian “sống dai” của xí nghiệp.
Thấy rằng tiền tiết kiệm ngày càng tăng cần được đầu tư, nên các thị trường tài chính phát triển ồ ạt với sự toàn cầu hóa, các sản phẩm tài chính được đề nghị cho công chúng ngày càng nhiều. Do đó, ta có thể mua những phiếu nợ khác nhau, tương ứng với những khoảng cho vay đối với xí nghiệp, cơ quan hành chính công quyền hoặc hộ gia đình. Người ta có thể gom lại các phiếu nợ rồi cho bán ra dưới dạng trái phiếu, như trường hợp tín dụng tồi tệ khá nổi tiếng “subprimes” (dưới chuẩn) ở Mỹ vào năm 2007.
Từ những năm 1980 trở đi, người ta chứng kiến sự trổi dậy mạnh mẻ của những sản phẩm tài chính được gọi là “produits dérivés”, sản phẩm phái sinh, được xem như là phần lớn hoạt động của các thị trường tài chính.
Các sản phẩm phái sinh (produits dérivés)
Để đáp ứng nhu cầu của một công trường, xí nghiệp X đã trù liệu mua một số lượng lớn sắt thép trong 6 tháng tới, hoặc xí nghiệp sợ từ đây tới đó sẽ có một đợt tăng giá thép. Để tránh rũi ro này, xí nghiệp đi tìm trên những thị trường chuyên bán hàng theo kỳ hạn, một đối tác chịu bán trước cho xí nghiệp trong 6 tháng số thép cần thiết theo giá cố định. Xí nghiệp chịu ứng trước một phần nhỏ trên số tiền giao dịch, số tiền còn lại sẽ thanh toán 6 tháng sau.
Bản hợp đồng (sản phẩm tài chính) được ký kết và được gọi là “sản phẩm phái sinh” vì nó dựa trên trị giá của một sản phẩm khác.
Loại mua hàng “theo kỳ hạn” có thể gây ra một rũi ro, không phải đối với xí nghiệp mà đối với đối tác. Nếu giá thép tăng, thì phía đối tác sẽ bị lỗ, còn nếu giá thép hạ thì đối tác lời. Đối với xí nghiệp, nghiệp vụ trên là một bảo đảm giúp xí nghiệp tránh rũi ro, nhưng đối với đối tác nghiệp vụ này hoàn toàn mang tính đầu cơ.
Trong thí dụ kể trên, cố tình đơn giản, sản phẩm phái sinh dựa trên một mặt hàng, tuy nhiên trí tưởng tượng của những người tham gia rất phong phú, và người ta có thể mua bán theo kỳ hạn các cổ phiếu, ngoại tệ hoặc kể cả chỉ số thị trường chứng khoán. Các sản phẩm phái sinh thường liên quan đến các tỉ suất lãi hoặc tỉ suất hối đoái, và người ta gọi chúng là những “swaps”.
Những bên tham gia vào các thị trường tài chính thường là những “định chế tài chính”: đó là các quỷ đầu tư, các quỷ tín dụng, các hãng bảo hiểm và lẽ dĩ nhiên các ngân hàng. Các quỹ hưu bổng có nhiệm vụ quản lý tiền tiết kiệm hưu bổng của công nhân viên. Những quỷ được gọi là hedge-funds, thường chuyên vào đầu tư rũi ro. Một vài định chế, chẳng hạn những hedge-funds và quỷ đầu tư, thường dành cho những hộ giàu có có những khoảng tiền lớn cần đầu tư, hoặc những định chế tài chính bị thu hút vào hy vọng kiếm lời nhiều hơn trung bình.
Các bên tham gia này là những tay chuyên nghiệp bị ám ảnh lôi kéo bởi những mối lợi, bị kích thích bởi những tiền thưởng, quan tâm duy nhất là sinh lợi tối đa đối với vốn mà người ta gởi gắm.

8) Sự tăng trưởng của tín dụng
Như đã nói trước đây, tiền tệ và tín dụng là 2 yếu tố cần thiết cho mọi phát triển kinh tế. Trong một hệ thống tiền tệ kim loại dựa trên kim loại quý, thì khối lượng tiền tệ kim loại có sẵn sẽ tùy thuộc vào khối lượng kim loại (vàng chẳng hạn) được khai thác ra trong hiện tình. Việc tạo ra tiền tệ và việc tăng trưởng kinh tế được gắn kết với nhau tùy thuộc như vậy vào khả năng khai thác kim loại quý hiếm.
Vào năm 1971, tổng thống Mỹ Nixon tách rời trị giá đồng đô la khỏi giá trị vàng (được dùng làm kim bản vị từ trước tới thời điểm này), và tín dụng trở thành hỗ trợ duy nhất trong việc tạo ra tiền tệ. Việc tách rời này kéo theo một bùng nổ cung cấp tín dụng, và các ngân hàng cũng như thị trường tài chính tăng trưởng một cách chưa từng có đến nay. Việc này là nguyên nhân thực sự của một cuộc cãi cách tiền tệ và tài chính, đưa đến kết quả là hệ thống tiền tệ và tài chính được mô tả trong các phần trên.
Hệ thống này thực sự là cỗ máy tạo ra tín dụng :
một phần do việc tạo ra tiền tệ, ngày càng lớn.
và nhất là những tiện nghi được cung cấp cho tư nhân để đầu tư tiền tiết kiệm của mình, cho dù qua trung gian hệ thống ngân hàng hoặc qua trung gian những định chế tài chính hoạt động trực tiếp trên các thị trường.
Bạn nhớ lại là tiền tiết kiệm của các hộ gia đình, được đầu tư trong các ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính, hình thành thực chất vốn tài chính. Chính là những cá nhân là chủ sở hữu những tích sản tài chính, hoặc trực tiếp, hoặc qua trung gian những ngân hàng hoặc định chế tài chính khác. Kể cả vốn tự có của các ngân hàng cũng thuộc đầu tiên sở hữu của các cổ đông.
Hệ thống tiền tệ và tài chính được hình thành cho phép cấp tín dụng dễ dàng, và không có gì là bất bình thường hoặc kỳ lạ khi tín dụng tăng một cách vô tận, hình như không có giới hạn. Sự tăng trưởng nổi trội này còn được dễ dàng hóa bởi việc tiết kiệm của các hộ gia đình dựa trên một lô gic tích lũy tài sản.
Tích lũy tiết kiệm
 Ta thử lấy thí dụ của một hộ gia đính Pháp có một số tiền tiết kiệm là một triệu euros. Thí dụ cuối cùng cũng là quá thông thường vì rằng vào năm 2006, ở Pháp có đến 260 000 gia đình triệu phú euros (trên số dân 65 triệu). Lẽ dĩ nhiên là dựa trên số tiền lớn như thế, đây không phải đơn giản là một số tiền tiết kiệm “tích cốc phòng cơ”, mà là một tiết kiệm vốn liếng (épargne patrimoniale), nghĩa là tài sản tài chính sinh lợi.
Giả sử số tiền một triệu Euros được đầu tư thành tích sản đem lại 8% tiền lãi mỗi năm, vị chi là 80 000 Euros.
Gia đình này thuộc loại khá giả có những nguồn lợi tức khác, nên sẽ không đụng tới số tiền 80.000 euros này cộng dồn vào một triệu euro kia, hoặc gia đình cũng có thể trích ra một ít để chi tiêu, chẳng hạn 20.000 euros, để dành 60.000 euros.
Giả định gia đình tiêu bớt 20 000 Euros, và để dành 60 000.
Như vậy tiền để dành được cộng dồn với số tiền một triệu euros, trở thành 1.060 triệu euros. Như vậy tiết kiệm của hộ gia đình tăng 6%/năm. Với tốc độ này, chỉ trong vòng 12 năm thì số tiền 1 triệu sẽ tăng thành 2 triệu euro.

Chính cơ chế tích lũy tài sản này làm cho những gia đình nào giàu sẽ giàu thêm, và tài sản tài chính bị lệ thuộc vào một động lực tăng trưởng. Vì lãi suất tiết kiệm, nên bao giờ cũng có tiết kiệm nhiều hơn, và sự đầu tư của tiền tiết kiệm này kéo theo một sự tăng trưởng không tránh khỏi các tích sản tài chính, như vậy tín dụng cũng tăng theo.

Chỉ là, nếu tín dụng tương ứng với sự giàu có của một thiểu số hộ gia đình, nó lại cho thấy một mặt tăng trưởng song song khác, mà ta gọi là mắc nợ...
 9) Mắc nợ và những giới hạn của nó
 Ngân hàng Banque de France (Pháp) cung cấp một chỉ báo thống kê được gọi là "Endettement Intérieur Total" (EIT) (Tổng mắc nợ nội địa), gộp lại tất cả các tín dụng liên quan đến các xí nghiệp, cơ quan hành chính công và hộ gia đình. Khác với các tổng gộp ngân hàng được liệt kê trước đây (M1, M2, và M3) thì EIT gộp lại tất cả các dạng tín dụng đến từ hệ thống ngân hàng lẫn các thị trường tài chính.
Biểu đồ dưới đây cho thấy diễn tiến của EIT cũng như cũng 3 cấu thành chính (nợ xí nghiệp, nợ hành chính công và nợ hộ gia đình) (nguồn : BdF – ngân hàng Pháp, Insee – thống kê, Observatoire de l'endettement des ménages – viện quan sát mắc nợ hộ gia đình).

Trên 12 năm vừa qua (1994-2006) người ta nhận ra rằng, tổng khoảng nợ nội địa đi từ 142% lền 182% GDP. Chỉ trong một thời gian ngắn sự tăng trưởng khoảng nợ là rất lớn, nhưng cũng ngang bằng sự tăng trưởng tín dụng và tích sản tài chính là phần đối ứng. Dù cho sự tăng trưởng nợ có vẻ thấp so với các cường quốc khác (Mỹ, Nhật), nhưng thật sự là không có gì an toàn, mà ngược lại.
Trong 12 năm, khoảng nợ của các xí nghiệp (các công ty không thuộc nhóm tài chính) đi từ 60% lên 72% GDP, còn khoảng nợ công của Nhà Nước lại đi từ 48% lên 63% GDP, và khoảng nợ hộ gia đình thì lại từ 26% lên 40% GDP. Tăng tưởng nợ mạnh nhất lại liên quan đến các hộ gia đình, trên 50% trong 12 năm.
Các hộ gia đình không phải là một thực thể thuần nhất, và khi nói đến tiết kiệm hoặc mắc nợ của các hộ gia đình, thì rõ ràng là phải để ý đến 2 loại hộ gia đình. Một mặt là những hộ giàu có những di sản tài chính và mặt khác là những gia đình phải mắc nợ để tài trợ chi phí thuê nhà và tiêu thụ. Trong hệ thống này, phần hộ giàu thì giàu thêm nhờ tín dụng và tiền lãi trả cho họ bởi thành phần thứ 2.
Những giới hạn của hệ thống
Nếu chỉ quan sát hệ thống theo phía tín dụng và những người cho mượn tiền, thì khó lòng thấy được giới hạn của tăng trưởng của tín dụng. Hệ thống này dựa vào khả năng tăng trưởng vô tận của tín dụng nên có vẽ bền lâu, nhưng viễn ảnh lại khác đi nếu ta nhìn theo phía nợ nần và của những người đi mượn tiền để tiêu.
Muốn tạo tín dụng một cách vô tận thì chỉ có cách làm cho người ta mang nợ vô tận, nhưng không một ai trong 3 thành phần đi mượn nợ kể trên (xí nghiệp, nhà nước và hộ gia đình) sẽ không thể mang nợ một cách vô tận.
Lần hồi khi khoảng nợ tăng dần lên, thì trở nên ngày càng khó đối với một xí nghiệp tìm ra một nguồn tín dụng khác. Nếu một vài quốc gia có thể chấp nhận tỉ lệ nợ rất cao, chẳng hạn Nhật Bản với tỉ lệ gần 180% GDP, thì không ai lại cho tình hình này là an toàn và có thể kéo dài. Còn đối với các hộ gia đình, thì có những giới hạn không thể vượt qua nếu không phải đi hầu tòa.
Cuộc khủng hoảng tín dụng “subprimes” (dưới chuẩn) vào năm 2007 tại Hoa Kỳ là hậu quả cố hữu đối với hệ thống là bao giờ cũng phải tạo ra những khoảng nợ mới. Để có thể cho mượn tiền càng nhiều càng tốt, tại ngân hàng người ta cho vay tưới hột sen đối với những hộ gia đình (phần lớn ở Mỹ là những hộ gia đình nghèo người Mỹ đen là nạn nhân của cuộc khủng hoảng  subprime) mà người ta biết rõ là sẽ không trả nỗi nợ.
Hệ thống tiền tệ và tài chính hiện thời cho thấy những lợi ích to lớn so với hệ thống dựa trên tiền tệ kim loại, nhưng rất tiếc, là nếu thiết lập hiện thời hệ thống lại dựa trên một kỹ thuật không mạch lạc. Dựa trên lãi suất cho vay và sự tích lũy tài sản tài chính từ đấy ra, lô gic nội tại của hệ thống đòi hỏi một sự tăng trưởng nợ vô tận.
Lô gic nội tại này dẫn đến 2 sai lầm chính:
sai lầm chính mang tính đạo đức, quyền tư hữu đối với tiền lãi là cỗ máy tạo sự bất công ngày càng tăng trong hệ thống xã hội kinh tế. Đây là một đặc quyền dành cho người giàu cho phép làm giàu trên số phận của người nghèo.
Sai lầm thứ hai mang tính kỹ thuật làm cho hệ thống này không chịu nổi theo thời gian: Việc không có khả năng tăng trưởng của việc tăng trưởng vô tận của việc mang nợ sẽ làm cho sự tăng trưởng vô tận của tín dụng khó lòng xảy ra, như vậy sẽ dẫn đến một cắt đứt hệ thống, mà khủng hoảng tín dụng subprime chỉ là một yếu tố cảnh báo trước.
Quyền tư hữu cho vay tiền trả lãi không có gì là tự nhiên, nhưng xuất phát từ những qui ước xã hội và bởi những luật lệ do con người làm ra. Thể thức cho vay lấy lãi, đã bị tố cáo bởi Aristote thời kỳ Hy lạp cổ đại, đã bị cấm hằng ngàn năm ở Pháp.
Sự trường tồn của một hệ thống “tiền tệ tín dụng” đòi hỏi phải vất bỏ đặc quyền này.
Tiền tệ và tín dụng lúc này mới có thể trở thành “tài sản chung”, được quản lý bởi những định chế ngân hàng công công, không còn phục vụ lợi ích riêng cho người giàu nhưng là cho toàn thể xã hội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét