Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

XÍ NGHIỆP TỰ QUẢN


Xí nghiệp tự quản

Michel Lasserre, Pháp, 12/2011
Dương Quang Thiện (dịch) 8/2012

Bài tham luận này sẽ được xem như là phần kế tiếp của bài đi trước mang tựa đề: “Dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ toàn diện”. Chúng tôi muốn tiếp cận một kiểu xí nghiệp tự quản được xem như là ứng dụng những thực hành dân chủ đối với xí nghiệp và nói chung đối với kinh tế. Mặc dù những khiếm khuyết về mặt cấu trúc, xí nghiệp tư bản hiện đại là công cụ sản xuất tiến bộ nhất chưa từng có từ trước đến nay, nhưng cũng không nên xem xí nghiệp tự quản như là “đối nghịch” với xí nghiệp tư bản, mà là một xí nghiệp vượt lên trước khỏi xí nghiệp tư bản. Điểm xuất phát cho phép nắm vấn đề liên quan đến xí nghiệp tự quản ở đây chỉ có thể là xí nghiệp tư bản hiện đại chứ không phải những mưu toan khác nhau về xí nghiệp ít nhiều tự quản như đã được thử nghiệm trong các phạm trù lịch sử khác (xí nghiệp quốc doanh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tập quyền).
Mục tiêu của bản tranh luận này không phải để trình bày một mô hình xí nghiệp tự quản hoàn chỉnh khó lòng thực hiện được, nhưng là đem lại vài yếu tố đơn giản và cụ thể cho bàn dân thiên hạ ngày càng nhiều tự hỏi về một xí nghiệp tư bản thay thế có thể tin tưởng được và thích ứng hoàn toàn với phương thức sản xuất tư bản.
Ý tưởng tự quản
Ý tưởng tự quản đã được người dân Pháp cổ vũ vào những năm 1970, xuất xứ của nó cũng khá xưa. Nếu từ tự quản xuất hiện rất lâu về sau, thì ý tưởng tự thân đã hiện hữu vào thế kỷ thứ 19 trong trào lưu suy nghỉ xã hội chủ nghĩa (thời Các Mác). Ý tưởng này không tách rời khỏi những ý tưởng về “dân chủ kinh tế”. về “chủ nghĩa xã hội tự do”, và về “tín dụng xã hội” mà P.J. Proudhon (một triết gia kiêm chính trị gia người Pháp) đã triển khai. Thêm lại Proudhon thường được mệnh danh là “cha đẻ của tự quản”.
Tự quản khi đem ứng dụng vào xí nghiệp tương ứng với một hình thức quản lý dân chủ về tự quản bởi công nhân, nhưng ý tưởng tự quản có thể được nới rộng vào việc hoạt động toàn diện của hệ thống kinh tế xã hội: chế độ tự quản mở rộng (chủ nghĩa xã hội tự quản) cho phép tiến tới một nền dân chủ toàn diện. Chế độ tự quản là một phương thức tổ chức xí nghiệp có thể vừa thoát khỏi những bất cập về mặt xã hội, kinh tế và môi trường (do cơ chế tích lũy tài sản và đặc quyền kiếm lợi nhuận riêng tư đem lại) vừa thiết lập thực thụ những thực hành dân chủ trong xí nghiệp.
Một xí nghiệp tự quản là gì?
Một xí nghiệp tự quản trước tiên là một xí nghiệp được quản lý bởi các công nhân xí nghiệp; hình thức quản lý xí nghiệp đã hiện hữu từ lâu trong khuôn khổ “những hợp tác xã công nhân”. Ở Pháp, thí dụ được biết đến nhiều là xí nghiệp Mondragon Corporation Cooperativa, được thành lập từ năm 1943 bởi một linh mục xứ basque, miền nam nước Pháp, nay là một công ty đa quốc gia gồm 256 xí nghiệp với 90.000 nhân viên. Ở Pháp, 2000 “scops” (tắt chữ societe cooperative – xí nghiệp hợp tác xã) hiện hữu thì lại nhỏ hơn nhiều chỉ bao gồm 40.000 nhân viên. Mọi nhân viên-hợp tác sẽ tham gia vào việc quản lý dân chủ xí nghiệp, nhưng xí nghiệp có thể sử dụng những nhân viên thường không hưởng cùng quyền lợi như những nhân viên-hợp tác. Đặc biệt trường hợp Mondragon theo đấy các nhân viên-hợp tác chiếm phân nửa nhân viên toàn doanh nghiệp và sử dụng các nhân viên tạm thời với một khai thác tương tự như với những xí nghiệp tư bản. Nếu xí nghiệp hợp tác xã cho thấy một tiến bộ nhất định so với xí nghiệp tư bản, nhưng nó cũng giải quyết vấn đề bất bình đẳng liên quan đến quyền sở hữu, vì rằng muốn trở thành một nhân viên-hợp tác, thì nhân viên phải đóng góp phần tài sản của mình vào, thường là một năm lương đối với trường hợp Mondragon. Bản thân xí nghiệp scop cũng có thể kêu gọi đóng góp cổ phần từ bên ngoài, do đó không giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế do đặc quyền thu nhập do đồng tiền đóng góp đem lại. Do đó, xem ra những bước tiến dân chủ do các hợp tác xã đem lại chỉ là rất tương đối, và quy chế của hợp tác xã chưa đem lại sự hài lòng tương ứng với những tiêu chí thực chất của dân chủ kinh tế.
Như ta đã thấy trong bài tham luận về “Dân chủ chính trị, …” 2 cản trở chủ yếu đối với dân chủ kinh tế là quyền tư hữu của xí nghiệp và thu nhập cá nhân do đồng tiền đem lại dùng tài trợ xí nghiệp. Việc đặt lại vấn đề đối với 2 yếu tố đòi hỏi phải định nghĩa một qui chế mới đối với xí nghiệp cũng một phương thức tài trợ mới đối với xí nghiệp.
Qui chế của xí nghiệp tự quản
Điểm đầu tiên lẽ dĩ nhiên liên quan đến quyền tư hữu của xí nghiệp, nếu được giải phóng khỏi các cổ đông; lúc này tài sản của xí nghiệp sẽ thuộc về ai?
Về các nhân viên-hợp tác như trong trường hợp các xí nghiệp scops? Như vậy, đơn giản chỉ là một chuyển giao quyền tư hữu từ một cổ đông chờ tiền lãi hoạt động qua cổ đông-lao động, người sau này phải mua quyền tham gia xí nghiệp và sự bất bình đẵng kinh tế cố hữu đối với quyền tư hữu sẽ không biến mất.
Về Nhà Nước, như trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô (và Việt Nam)? Lịch sữ đã chứng minh đối với những ai thường nghi ngờ, thì việc tập trung vào tay Nhà Nước quyền hành chính trị và kinh tế rất là có hại đối với dân chủ nói chung, và rất ít hiệu quả về mặt kinh tế. (Phần lớn là các công ty quốc doanh là như thế)
Nếu thực sự người ta muốn xí nghiệp thuộc về ai đó, người ta sẽ có nguy cơ gặp phải những khó khăn là tìm thấy những khả năng khác xuất hiện, do đó ta nên đặt vấn đề khác đi. Nếu người ta muốn hạn chế quyền tư hữu xí nghiệp làm thế nào không thể mua bán xí nghiệp, cũng như không ai có thể kiếm lời từ quyền duy nhất này, thì chỉ còn quyền làm việc tại xí nghiệp mà người ta còn có thể xem như là quyền tư hữu? Như vậy, có nên cho xí nghiệp một qui chế pháp lý công nhận xí nghiệp ngoài mọi quyền tư hữu, tương tự như đối với phần lớn các tổ chức hợp tác.? Ngoài ra, nếu bản chất của xí nghiệp tự quản không còn là đối tượng kiếm lợi của các cổ đông/sở hữu, thì xí nghiệp có nên trở thành một sự hợp tác của các nhân viên có thể ngày nay tự mình quản lý xí nghiệp mà mình trực thuộc. Tại Pháp, hiện có nhiều “hội đoàn theo luật 1901” có thể sử dụng nhân viên để cho ra của cải vật chất và dịch vụ, không thuộc quyền sở hữu của ai cả, và không có thể bán đi được. Điều này cũng đúng với các cơ quan hành chính, các đoàn thể địa phương: một phường xã hoạt động như là một xí nghiệp lớn, quản lý một ngân sách lớn, bảo đảm một sản xuất dịch vụ kể cả vài của cải vật chất, nhưng không thể được bán hoặc mua. Tại sao không như thế đối với một xí nghiệp?. Vì chính quyền tư hữu xí nghiệp là điểm cản trở đầu tiên đối với dân chủ kinh tế, việc chấp thuận một qui tắc pháp lý mới của xí nghiệp phải cho phép xí nghiệp thoát khỏi bó buộc này. Như mọi hội đoàn, xí nghiệp tự quản có thể được quản lý một cách dân chủ bởi những thành viên của mình, mà khỏi sợ các thành viên nhận được bất cứ đặc quyền bất bình đẳng nào. Chỉ có công việc của các thành viên trong xí nghiệp là nguồn thu nhập, và không chủ sở hữu nào có thể cưỡng đoạt một phần thu nhập cũng như thay họ quyết định cách thức quản lý sự “hợp tác của các lao động”, nghĩa là hoàn toàn tương ứng với những giá trị tự do và bình đẵng được gắn liền với những thực hành dân chủ.
Việc cấp vốn cho xí nghiệp tự quản
Trong một xí nghiệp tư bản hoặc quốc doanh, thì một đằng một (Nhà Nước) hoặc những chủ sỡ hữu (cổ đông) đem lại cho xí nghiệp những vốn liếng cần thiết cho việc đầu tư, nhưng mặt khác xí nghiệp cũng có thể tự cấp vốn từ lợi nhuận của mình, hoặc chủ yếu từ tín dụng. Do đó, xí nghiệp tự quản, không có các chủ sở hữu và mục tiêu của xí nghiệp là không trích ra lợi nhuận và tích lũy tài sản mà là phân phối lại thành quả cho các thành viên xí nghiệp, nên lô gic mà nói chỉ có thể được tài trợ bởi một nguồn tín dụng nào đó.
Trong một xí nghiệp tư bản hiện thời, thì tín dụng hoặc đến tử nguồn tiết kiệm được cung cấp trực tiếp hoặc qua trung gian những cơ sở tài chính tư nhân, bởi những “hộ tư bản”, hoặc được cung cấp bởi việc tạo ra đồng tiền bởi những ngân hàng thương mại. Ta có thể tưởng tượng dễ dàng là những tác nhân kinh tế này, thường hoạt động như là một xí nghiệp tư bản theo một lô gic lợi nhuận tối đa, sẽ không tán thành loại xí nghiệp tự quản mới này. Xí nghiệp tự quản sẽ cạnh tranh với xí nghiệp tư bản và sẽ khó lòng tìm được những phương tiện cần thiết cho việc cấp vốn của mình. Dù muốn dù không, thì loại cấp vốn này kêu gọi đến vốn tài chính tư nhân, theo đấy thu nhập là nguồn gốc của những bất bình đẳng kinh tế, sẽ không tài trợ những xí nghiệp tự quản mà mục tiêu là có thể đạt đến dân chủ kinh tế càng rộng lớn càng tốt. Xí nghiệp tự quản đòi hỏi vốn tín dụng, trong những điều kiện bằng nhau đối với 2 phía đối tác, do đó phải có một cấu trúc cấp vốn đặc thù. Người ta nghĩ đến trước tiên là một ngân hàng công cộng, giống như mọi ngân hàng tư nhân, có thể cấp vốn cho những xí nghiệp tự quản dựa trên tiền tiết kiệm của các hộ gia đình và trên việc tạo ra tiền tệ.
Trong khung cảnh của xí nghiệp tư bản, tiền vốn được cấp cho xí nghiệp bởi những nhà đầu tư tư nhân, họ chỉ biết qui tắc duy nhất là lợi nhuận tối đa. Qui tắc này làm cho tùy thuộc đầu tư và kinh tế nói chung, những gì liên quan đến lợi ích cá nhân sẽ tùy thuộc vào thiện chí của những người giàu và không có gì là dân chủ cả. Trong hệ thống tư bản này, việc có được tiền không hề bình đẵng chút nào, một xí nghiệp nhỏ bản địa sẽ khó lòng tìm được tiền cần thiết để đầu tư vào phát triển của mình so với một công ty đa quốc gia cho di dời cơ sở sản xuất của mình.
Trong khuôn khổ của xí nghiệp tự quản được cấp vốn bởi tín dụng công, thì việc đầu tư không lệ thuộc vào luật lợi nhuận tối đa, mà vào bó buộc duy nhất là trả nợ đúng kỳ hạn. Ngân hàng công lo việc cấp phát tín dụng có thể xem xét hồ sơ cấp tín dụng tùy theo những chỉ tiêu được ấn định một cách dân chủ, và quyết định cấp vốn hay không không tùy thuộc vào đặc quyền duy nhất của người nhiều tiến lắm của, mà lệ thuộc vào những kết luận của một ủy ban xét duyệt được đề nghị một cách dân chủ.
Việc quản lý xí nghiệp tự quản
Nếu các vấn đề qui chế và cấp vốn cho xí nghiệp tự quản thường liên quan đến những câu hỏi mang tính kỹ thuật và có thể nhận được những câu trả lời tổng quát, nhưng thì lại khác đối với việc quản lý xí nghiệp. Ở đây, người ta đụng đến một lĩnh vực thuộc hành xử của con người, chế độ tự quản không được hình thành như là một hệ thống theo đấy con người phải thích nghi với các nhu cầu của xí nghiệp tương tự như trong xí nghiệp tư bản, nhưng ngược lại xí nghiệp phải là thành quả của những thực hành con người được tự do lựa chọn và như vậy không tránh khỏi khác biệt và tiến hóa.
Lẽ dĩ nhiên người ta có thể hình dung là quản lý này sẽ được thực hiện phù hợp với những giá trị thực hành dân chủ đã được biết đến, xí nghiệp sẽ được quản lý bởi một hội đồng quản trị được bầu ra bởi những người lao động trong xí nghiệp và kể cả những người nào đó có tiếng nói trong việc quản lý này (đại diện cho các đoàn thể địa phương, những cấu trúc tài chính, …), nhưng cũng không nên quên dân chủ cũng là sự đa dạng và tự do chọn lựa. Chính người lao động tự mình quyết định sẽ tổ chức thế nào hoạt động của hiệp hội trong khung pháp lý. Việc này là đúng đối với tổ chức công việc cũng như tổ chức quản lý xí nghiệp. Đứng theo quan điểm chung, muốn áp đặt “từ trên xuống” lên các thành viên của xí nghiệp một hệ thống định sẵn trước là không phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn được gắn liền với dân chủ và như vậy trái ngược với ý tưởng tự quản. Người ta có thể hoàn toàn tưởng tượng là các xí nghiệp tự quản hoạt động theo các thực hành sản xuất khác nhau (vị thế cố định, luân chuyển công tác), tùy theo cấp bậc thu nhập khác nhau, tùy theo các phương thức quản lý khác nhau. Các phương pháp hoạt động nội bộ thay đổi tùy theo các yếu tố chẳng hạn kích thước của xí nghiệp, loại hình sản xuất hoặc những đặc điểm văn hóa địa phương.
Các lợi điểm của xí nghiệp tự quản
Không thể chối cải là những ai làm giàu từ sự thiếu vắng dân chủ trong xí nghiệp sẽ tìm ra những bất lợi của một xí nghiệp tự quản, do đó trong khi chờ đợi tìm ra những tiêu cực đối với loại hình tiên tiến về mặt xã hội này, thì những lợi điểm sẽ rất nhiều, có thể kể ra:
trong xí nghiệp tư bản, lợi ích của các chủ sở hữu (cổ đông) nghĩa là của xí nghiệp, là đối nghịch đối với các công nhân ăn lương, trong khi ấy trong xí nghiệp tự quản, thì các lợi ích của xí nghiệp và của công nhân là một. Các nhân viên sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc xí nghiệp hoạt động tốt trong các điều kiện cạnh tranh khốc liệt và nguy cơ phá sản. Chính họ hoặc trực tiếp quản lý xí nghiệp, hoặc giao cho ai đó có tài năng được chọn lựa một cách dân chủ để tranh đấu cho những lợi ích chung của xí nghiệp.
nhà đầu tư tư bản, thường có thể cho di chuyển vốn liếng của mình một cách dễ dàng (do toàn cầu hóa) để có thể kiếm ra tối đa lợi nhuận, thường xuyên ưu tiên kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Các thành viên của xí nghiệp tự quản nếu muốn giữ gìn công cụ làm việc của mình thì ngược lại nên quan tâm đến việc quản lý một cách hợp lý công cụ làm việc của mình theo dài hạn, ở đây cũng không nên quên việc đầu tư cũng như việc di dời các cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
khác với xí nghiệp tư bản, tự cho là tự do nhưng thực sự bị khống chế bởi lợi ích duy nhất của các chủ sở hữu và luật duy nhất là kiếm lợi nhuận, còn xí nghiệp tự quản là hoàn toàn tự do, vì đã nói không với các cổ đông chỉ biết lợi ích duy nhất là lợi nhuận của họ; xí nghiệp tự quản không còn bị khống chế bởi bó buộc năng suất tối đa, mà chỉ là sự cân bằng tài chính.
việc đi tìm lợi ích do năng suất đem lại, không còn làm lợi cho dân có tiền mà chỉ cho dân lao động, bao giờ cũng sẽ giữ cùng vai trò thúc đẫy cải tiến kỹ thuật. Người lao động sẽ tự mình quyết định làm thế nào phân bổ những lợi ích kiếm được: chọn lựa giữa việc tăng thêm thu nhập hay là sự thong thả, giảm đi việc làm. Một vai trò của các nhà làm luật là tránh những lạm dụng và lấy những biện pháp hữu ích đi đến việc tối ưu hóa việc phân chia giữa công việc và thu nhập.
Việc cấp tín dụng dựa trên những chỉ tiêu được ấn định một cách dân chủ, chứ không theo chỉ tiêu lợi nhuận tối đa, như vậy cho phép các xí nghiệp vừa và nhỏ có thể được cấp tín dụng một cách dễ dàng.
Nhà tạo lập xí nghiệp ngày nay thường xuyên bị khống chế bởi những nhà đầu tư tư bản, những người này không do dự “cướp” mất sang kiến của mình nếu sang kiến này xem ra có thể đem lại lợi ích, có thể không những nhận được dễ dàng vốn mà còn không thể bị tống ra ngoài một tài sản không thể thương lượng được. Nhà tạo lập xí nghiệp là một tác nhân kinh tế rất hữu ích đối với cộng đồng, do đó cần được khuyến khích và nhận được một qui chế đặc biệt trong việc quản lý xí nghiệp.
Tính khả thi của xí nghiệp tự quản
Các phần trên đã cho thấy thoạt nhìn sẽ không có vấn đề gì về mặt kỹ thuật xảy ra, về mặt qui chế lẫn mặt tài trợ hoặc quản lý. Xí nghiệp tự quản không có chi là vô tưởng, hoàn toàn có thể sống được, cho thấy một số lợi điểm quan trọng so với xí nghiệp tư bản. Có thể nói xí nghiệp tự quản tự thân là một cuộc cách mạng vì được dựa trên một kiểu tiếp cận kinh tế xã hội hoàn toàn khác biệt so với tiếp cận tư bản, nhưng việc đưa xí nghiệp tự quản vào hoạt động trong thực tế không đòi hỏi nhất thiết phải có những thay đổi sâu rộng trong bản thân hệ thống tư bản. Xí nghiệp tự quản có thể được ghép lên hệ thống kinh tế xã hội tư bản hiện hành, không đòi hỏi phải triệt bỏ hoàn toàn quyền sở hựu xí nghiệp, quyền này tiếp tục tồn tại trong các xí nghiệp tư bản. Không ai là chủ sỡ hữu xí nghiệp tự quản, kể cả Nhà Nước. Sẽ là vô lý nếu các nhà tư tưởng tư bản tự do chỉ trích xí nghiệp tự quản nhân danh cạnh tranh tự do và xí nghiệp tự do, vì rằng trái ngược với các xí nghiệp tư bản bị khống chế bởi qui luật lợi nhuận, thì xí nghiệp tự quản là thật sự tự do và dân chủ.
Khác với các dự án xã hội chủ nghĩa trước đây đòi hỏi một sự thay đổi triệt để và ngay lập tức căn bản kinh tế tư bản, thì xí nghiệp tự quản có thể sống chung hòa bình với xí nghiệp tư bản, kể cả một căn bản cạnh tranh: xí nghiệp tự quản có lợi thế như là một thay thế ngay lập tức. Là một dự án được thích ứng với một phong trào xã hội khao khát dân chủ, và người ta sẽ không hiểu nổi một chính phủ sẽ đưa ra những lý lẻ gì để gạt bỏ một bước tiến về mặt kinh tế xã hội. Ngược lại, sẽ là lý thú đối với tất cả mọi người là nên cho thử nghiệm loại hình xí nghiệp tự quản này (hoạt động theo những thực hành dân chủ) để có thể so sánh với xí nghiệp tư bản (phục tùng qui luật lợi nhuận) trong điều kiện cạnh tranh
Vấn đề khả thi của một xí nghiệp tự quản không thuộc pham vi kỹ thuật mà là phạm vi chính trị. Người ta đang sống trong một hệ thống kinh tế xã hội tư bản phục tùng sự cần thiết tích lũy tài sản và sự tăng trưởng của tài sản tư nhân, thì loại hình xí nghiệp tự quản được xem như là lạ lẫm đối với hệ thống và có thể là đối thủ cạnh tranh đối với xí nghiệp tư bản. Trong tình hình khủng hoảng trầm trọng của chế độ tư bản như chúng ta hiện chứng kiến thì loại hình xí nghiệp tự quản bắt đầu cho thấy tính thích đáng của nó, và khủng hoảng càng tăng, thì tính thích đáng này cũng càng được tăng cường thêm. Nếu khủng hoảng ngày càng trầm trọng, người ta có thể hình dung là, đứng trước hằng loạt xí nghiệp tư bản phá sản, và dưới áp lực xã hội thông thường trước loại tình hình này, thì một chính quyền lo lắng phát triển lại kinh tế có thể thấy có lợi khi chịu chấp nhận biến đổi các xí nghiệp phá sản thành những xí nghiệp tự quản, cũng như sẽ có lợi khi thay thế những tín dụng tư bản bởi những tín dụng xã hội.
Xí nghiệp tự quản, bước đầu tiến tới tự quản tổng quát
Nếu xí nghiệp tự quản là một tiến bộ dân chủ quan trọng và nếu người ta có thể hình thành sự tồn tại của nó trong khuôn khổ của chế độ tư bản, xí nghiệp tự quản cũng có thể hình thành như là một yếu tố chính của một hệ thống xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 21. Sự phổ cập của xí nghiệp tự quản cho phép giải phóng kinh tế khỏi sự bó buộc của luật kiếm lợi với những hệ quả tiêu cực mà nó đem lại trong hệ thống kinh tế xã hội, cuối cùng sẽ đi đến việc loại bỏ xí nghiệp mang tính tư bản, cũng như triệt tiêu đặc quyền thu nhập do đồng tiền đem lại. Cuối cùng người ta sẽ biết được một hệ thống kinh tế xã hội:
Theo đấy việc đấu cơ tài chính sẽ khó lòng thực hiện được
Theo đấy đặc quyền của sự giàu có cho phép làm giàu nhờ những thu nhập do đồng tiền đem lại, sẽ bị triệt tiêu,
Việc khai thác một cách có hệ thống những người nghèo dựa trên đồng tiền và dựa trên những người giàu, sẽ trở thành một kỹ niệm,
Theo đấy, nền kinh tế được xây dựng không phải để phục vụ kẻ có nhiều tiền lắm của mà là phục vụ con người nói chung,
Theo đấy việc phát triển kinh tế sẽ không bị khống chế bởi một lô gic vô lý về tăng trưởng tuyệt đối, mà là một tăng trưởng có tính bền vững.
Theo đấy chính phủ không bị những áp lực và bó buộc của những cuộc vận động hành lang của những kẻ lắm tiền cũng như của thị trường tư bản, và chính phủ giờ đây quản lý đất nước trong chiều hướng công bằng kinh tế nhiều hơn và kính trọng hệ sinh thái, trong chiều hướng chia đồng đều sự sung túc cho tất cả mọi người.
*

1 nhận xét: