Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

LÀM THẾ NÀO HỌC CÁCH ĐỂ HỌC


Lời người dịch: Cách đây không lâu trên FB Thiện mỗ có viết một bài "Sống để làm gì, dân IT ?" đại để là để giãi quyết các vấn đề, nhưng sử dụng máy vi tính. Bài dưới đây chỉ cho bạn học cách học để thu thập kiến thức giãi quyết vấn đề cũng như cho phép nhóm BIS đánh giá liên tục sự hữu ích của dự án trong việc giáo dục thu thập kiến thức giãi quyết vấn đề.



Nỗi ám ảnh của một số nhà khoa học âu mỹ hiện thời là : làm thế nào cải tiến giáo dục, làm thế nào biết cách học những gì phải học. (Nd: thế mà ở VN các nhà giàu đang "xin tị nạn giáo dục" cho con em họ, nghĩa là họ cho giáo dục VN bệ rạc không thích đáng cho con em họ).

"Ngày nay, ở Pháp, hệ thống giáo dục của chúng ta chọn lựa những phần tử học sinh ưu tú dựa trên khã năng nhớ thuộc lòng những bài học ở trường. Đây chư
a chắc là một phương pháp tốt, và tối ưu, vì rằng bất cứ máy điện toán nào cũng có ký ức nhiều và giỏi hơn chúng ta. . .", François Taddéi nhắc nhở như thế tại diễn đàn Entretiens du Nouveau Monde industriel. Trong các phòng thí nghiệm, mỗi ngày công nghệ đang thay đổi thế giới ngày một sâu sắc. NASA, cơ quan thám hiễm không gian Hoa Kỳ, trước đây đã lên mặt trăng với một máy điện toán sức mạnh nhỏ thua bất cứ điện thoại thông minh smartphone nào. Kể từ đây trở đi, sự thông minh nằm trong tay chúng ta, một ống kính đơn giản giá vào khoảng vài euro có thể biến đổi bất cứ caméra nào thành một kính hiển vi mạnh hơn những gì ta đang sử dụng. Nói cách khác, công nghệ (kỹ thuật số) đã thay đổi mọi thứ, mà hình như người ta trên thế giới chưa chuẫn bị đón nhận những thay đổi này. Khoa học không ngừng tiến triễn. Số tạp chí khoa học giờ đây cứ 15 năm là tăng xấp đôi, đến nỗi khó lòng trở thành một "vi chuyên gia" (microspecialist)... "Đây có nghĩa là, càng ngày ta càng cần đến sự hợp tác đa-liên-ngành. Chúng ta sẽ cần khắp nơi các cộng đồng ngày càng quan trọng để học hỏi, làm việc, khám phá, cải tiến, ..."
Tuy nhiên, phải nhìn nhận là, ngành sư phạm không tiến bộ nhanh như ngành khoa học. "Một lớp học ngày nay không khác chi mấy lớp học thời trung cổ. Cho dù ngày nay, 150.000 người có thể theo học trực tuyến, theo phương pháp MOOC (Mass Open Online Course), cùng một lúc, nhưng khoa sư phạm vẫn không thực sự thay đổi. Nếu những khã năng truy cập có rộng mở, thì sự trao đổi vẫn còn diễn ra một chiều. Làm thế nào thay đổi tình hình này ? Làm thế nào phát minh lại sự hiểu biết ? Làm thế nào cải tiến, đổi mới ? Bao nhiêu rào cản tinh thần sẽ bị gở bỏ ? Bao nhiêu rào cản tinh thần sẽ còn trước mắt ta ?"  Có người đã đề nghị là cho con người ta tự do học hỏi, tự do dạy học, và tự do nghiên cứu...Nhưng đây là điều không tìm thấy ngày nay trong đại học, một chuyên viên giáo dục đã thốt lên thế. (nd: ở VN còn thêm cái còng là Bộ GDDT, ngoài đại học). "Giáo sư, không nên chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà là người cố vấn (mentor) hướng dẫn theo dõi sinh viên trong những dự án cá nhân..."

3 cấp độ thông minh

Đối với François Taddéi, thì ta cần tạo ra những điều kiện phát triển mọi hình thức thông minh. Còn Geoff, cựu cố vấn cựu thủ tướng Anh, Tony Blair, thì cho rằng có 3 cấp (mức độ) thông minh :  cấp cá nhân, cấp tập thể và cấp tổng quát. Ông ta tóm lược điều này thông qua hình thái thách thức: học giãi quyết các vấn đề hiện hữu, học giãi quyết các vấn đề mới xuất hiện, và cuối cùng học định nghĩa và giãi quyết những vấn đề mới sẽ xuất hiện. Đại học chỉ biết giãi quyết những vấn đề hiện hữu (cấp 1). Muốn giãi quyết các vấn đề mới xuất hiện chưa có trước đây (cấp 2), thì ta phải có khã năng tạo ra những phòng ban mới liên ngành...Nhưng đại học thì không biết giãi quyết những vấn đề cấp 3. Trong thế giới các xí nghiệp, thì Mechanical Turk của Amazon, cũng là một công cụ cho phép giãi quyết vấn đề hiện hữu. Còn Innocentive hoặc 
La méthode scientifique pour les bébés illustrée par Tiffany ArdKaggle cho phép giãi thích những vấn đề cấp 2. Nhưng  lại một lần nữa, không ai biết giãi quyết các vấn đề cấp 3. Làm thế nào tạo ra những công cụ giúp ta định nghĩa và giãi quyết các vấn đề cấp 3 ? Câu hỏi vẫn hoàn toàn để mở, nhà nghiên cứu ước tính như thế. 
Tuy nhiên, ông Alison Gopnik đã phát biểu trong tập sách  Comment pensent les bébés ?. (Con nít nghĩ thế nào ?) là chúng ta đều là những nhà nghiên cứu sinh ra. Theo hình cạnh bên, con nít quan sát (hình 1), hình thành một giả thuyết (hình 2), thực hiện kinh nghiệm (hình 3), phân tích các dữ liệu (hình 4), báo cáo và mời các bé khác lập lại những kết quả của mình (hình 5 và 6). François Taddéi phát biểu một cách nhiệt tình: là ai trong chúng ta đểu có thể đóng góp cho kha học, bằng cách đưa ra một danh sách thí dụ rất dài : (1) Tim Gowers, huy chương toán học Fields một ngày nọ cho post lên blog của anh ta liên quan đến một vấn đề mà anh ta chưa tài nào giãi quyết được, và những đỏng góp của nhiều người đã đem lại cho anh ta nhiều ý kiến, cũng như cách nhìn vấn đề theo một góc độ khác, tất cả cho phép anh ta giãi quyết vấn đề (đã đưa đến dự án Polymath, Wikipédia); (2) Khi người ta cho sinh viên tự do, thì các sinh viên này có thể phát minh ra nhiều điều, như cho thấy iGEM, cuộc tranh tài quốc tế về  sinh học tổng hợp; (3) Sebastian Alegria, một thiếu niên Chili 15 tuổi, bị kẹt trong một vụ động đất, đã phát minh ra một máy phát hiện rung chuyển động đất phát đi những thông điệp 5 đến 30 giây, trước khi cãm nhận có động đất (xem The Next Web);  (4) Các bệnh nhân và người nhà cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu, như cho thấy sự đóng gỏp của nhúng bệnh nhân trên website PatientsLikeMe; (5) Bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu Stephen Friend đã giãi thích trong một chân dung của mình đăng trong tạp chí Science là phải mất nhiềuntrăm năm để tìm ra cách điều trị thích ứng với vài bệnh lý chẵng hạn tiểu đường hoặc ung thư đơn giản tìm ra những protéine và những gen có liên quan. Vì vậy bác sĩ Friend cho ra mạng lưới Sage Bionetworks để chia sẽ thông tin sinh lý về gen một cách mở; (6) Kể cả những vận động viên cũng có thể trở thành nhúng nhà khoa học như cho thấy trò chơi Foldit, trỏ chơi bẻ gập những protéine, được tạo ra bởi Trung tâm các trò chơi kha học của đại học Washington, theo đấy sự ganh đua sinh viên để tạo ra những trò chơi dành cho nghiên cứu và giáo dục iGam4er, hiện được diễn ra gần đây ở Paris (Pháp).

dog projectMột thí dụ khác với một trong những dự án mà theo đấy CRI hoạt động, như dự án dog project, một capteur  arduino được gắn liền với chiếc vòng cổ trên các súc vật nuôi trong nhà (chó mèo) để thu thập dữ liệu liên quan đến con vật, rồi đem chia sẻ với các nhà nghiên cứu thú y, hoặc cho phép trẽ con quan sát hành vi của những thú cưng của chúng một cách khoa học. 

Học cách để học : là đem lại những thách thức và sự tự do học

Việc mà những dự án cho thấy là điều quan trọng là cung cấp những cái khung làm việc vừa đem lại những thách thức và sự tự do. "Trong trò chơi, các cấp độ tiến lần theo từng nấc, đồng thời cho phép bạn học hỏi những sai lầm của bạn. Trong một hệ thống giáo dục, việc học tập nếu quá khó thì sẽ làm cho mất hứng thú, triệt tiêu động lực học tập, còn nếu quá dễ sinh ra nhàm chán. Người ta bảo hệ thống giáo dục Pháp là một trong những hệ thống bất công nhất (ở châu Âu). Mà người ta nhận thức là cũng có thể sữa đổi nếu các giáo viên, giáo sư có thể biến mình thành những nhà nghiên cứu khi gặp phải một học sinh/sinh viên gặp khó khăn thì thay vì loại bỏ nó, thì giáo viên/giáo sư nên tìm cách giúp đở học viên của mình, thử đứng vào hoàn cảnh của học viên tìm hiểu theo cách học viên để cải thiện tình hình."
Ngoài ra, François Taddéi nghĩ rằng ta phải phát triển những tầm nhìn thay thế (alternative), cỗ vũ tính đa chiều trong các ý tưởng. "Một quyển bách khoa toàn thư thành công như Wikipédia thúc đẩy sự đồng thuận (consensus) thay vì sự giàu có của sự bất đồng chính kiến (dissensus). Do đó, khi ta nhìn vào trang nói về hoàng đế Pháp, Napoléon, bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, thì không trang nào giống nhau. Chúng ta cần nhiều quan điểm khác nhau đối với một thực tại để hiểu nhiều hơn về tính đa dạng của một vấn đề. Wikipédia nên cho phép ý tưởng fork như theo cách mà GitHub đề nghị. Đây là một sàn diễn đổi mới phần mềm hợp tác cho phép hợp tác không phối hợp cho phép démultiplier các phiên bản của cùng một chương trình. Wikipédia nên cỗ vũ tính đa dạng, nhiều trang khác nhau trên cùng đề tài, như vậy cho phép tạo ra nhiều cấp độ truy cập khác nhau, cũng như đọc khác nhau, hoặc một phiên bản cho giới trẽ. Theo François Taddéi, chúng ta cần có những hệ thống sinh học kiến thức càng ngày càng phong phú để rút ra ý nghỉ nào đó. Chúng ta cần có những bản đồ kiến thức, tương tự như những bản đồ địa lý, cho biết ta đang ở đâu, ai ở xung quanh ta, làm thế nào tiếp cận những gì chưa lên bản đồ. . . 
Người ta cần thâm nhập vào kiến thức, nhưng cũng cần thâm nhập vào những ai nằm sau những kiến thức này, tương tự như Amazon hoặc Wikipédia đã cho phép ta tiếp cận các tác giả chứ không chỉ những sách của các tác giả này, cũng như họ có thể cho phép tạo một mạng xã hội của những ai cùng sở thích khám phá những kiển thức. 
Muốn học tốt hơn, chúng ta cần có những câu hỏi. Chỉ việc giãi thích vì sao nước làm cho ướt là không đơn giản tí nào. Giãi thích vì sao người ta đưa ra câu trã lời lại còn không đơn giản tí nào. .. "Chỉ cần vài tại sao là người ta đi đến biên giới của kiến thức". Trong lúc này, các tạp chí khoa học dành cho trẽ em là rất hiếm. Khi các tạp chí này hiện hữu, thì chúng trước tiên là trường hợp những con cái các nhà nghiên cứu, như ta thấy gần đây tạp chí của một thiếu niên 15 tuổi người Pháp đăng trong tạp chí Nature. Nhưng đây không phải bao giờ là trường hợp, như đã cho thấy dự án Savanturiers du CRI. "Gần đây thôi, người ta giao cho một lớp ZEP ở ngoại quan sát một ổ kiến... Thế là tụi nhỏ quan sát một điều gì đó mà các nhà nghiên cứu kiến không thấy trước đây..." như được mô tả trong blog Giáo dục trường ngày mai. "Không ai trong chúng ta là thông minh hơn là toàn bộ chúng ta." Nhà nghiên cứu François Taddéi nhắc lại. Chủ yếu là ta phải cởi mở. 

DƯƠNG QUANG THIỆN - 11/02/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét