Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

MẸ TÔI. -- 31/12/2013

Tôi thường nghe ai đó bảo rằng sau sự thành đạt của người đàn ông, bao giờ cũng có bóng dáng của một người đàn bà. Trong trường hợp của tôi, không chỉ là một, bà đầm tôi, mà là hai người, mẹ tôi và bà đầm tôi.

Ngày thứ năm vừa qua là giổ mạ tôi. Có kỳ cục không, dân IT như tôi, số liệu nhớ răm rắp, nhưng ngày giỗ mạ thìì tôi chã nhớ chút gì cả. Chắc bạn sẽ rũa tôi là thằng con bất hiếu. Thật ra, hồi thời còn sống, mạ tôi đã miễn cho tôi cái việc cúng giỗ bà khi bà qua đời, lý do đơn giản là vì vợ tôi là người Thuỵ Sĩ công giáo nên không tin và không rành chuyện cúng giỗ. Vã lại bà cũng còn có đến 7 người con lo việc cúng kiến, không có tôi thì bà cũng chã bị ghẽ lạnh gì đâu. Do đó, đến ngày giỗ thì 3 đứa em ở Mỹ, 2 đứa em ở NhaTrang, ông anh cả CS ở Hà nội và chị tôi ở Sài Gòn đồng loạt làm giỗ mạ tôi, còn tôi thì không. Trước ngày giỗ, thì bà chị luôn thường bảo "ngày mai giỗ mạ, rãnh thì 10 giờ đến cúng mạ, còn không rãnh thì tao cho đem đồ cúng xuống cho ăn".

Bây giờ, có thời giờ nhìn lại, tôi nhận rằng suốt cuộc đời tôi, ảnh hưởng của mẹ tôi rất là sâu sắc và dai dẵng. Bà chị kế trên tôi cũng thế. Còn ông anh đi kháng chiến từ 1945, thì theo lời mấy đứa cháu con ổng kể lại, tánh tình ông ta cứng khô như ngói (một từ không thấy ở trong nam). Còn các đứa em khác, sống xa ba má tôi vì tình cãnh gia đình phãi gởi chúng qua học ở trường đạo ở Huế hoặc ở nhờ bên ông bác ruột giàu có ở Phan Thiết, nên tánh tình chúng hơi khác tôi và bà chị tôi khá nhiều.

Điều dạy căn bản của mẹ tôi là "con bao giờ cũng phãi tìm cách giúp đở những người nghèo". Tôi kể bạn nghe một chuyện nhỏ. Lúc ấy chúng tôi ở Nha Trang vào những năm 1950. Nhà nằm mặt tiền đường không buôn bán gì cã. Cữa luôn luôn mở toang. Nha Trang thời ấy không có ăn trộm, và thĩnh thoảng có vài hành khất đi qua. Một bữa trưa nọ, nhà đang ăn cơm trưa, thì nghe tiếng một người hành khất xin cơm. Mẹ tôi liền xúc một chén cơm, cho thêm một con cá nục, lấy đôi đũa rồi bảo tôi đem ra cho người ăn xin, và không quên dặn: " nhớ lễ phép mời người ta ăn cho đàng hoàng, chứ đừng thấy người ta nghèo mà vô lễ khinh người". Rồi bà má bồi thêm một câu: "người ta giờ đây nghèo khó, đi ăn xin nhưng chẵng qua là thất cơ lỡ vận, chứ không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời đâu con". Do đó, về sau khi gặp ai khó khăn cần giúp đỡ, thì tôi không tài nào quên lời dặn của mẹ tôi, để rồi nhiều khi nhận ra rằng người ta đã lợi dụng lòng tốt của mình mà mình không biết. Những điều bà dạy bao giờ bà cũng thực hiện để con cái noi theo, chứ không như bây giờ cha mẹ dạy con một đường mà mình lại thực hiện một nẽo. Năm bà 82 tuổi, ở chơi nhà bà chị tôi ở quán món ăn Huế Ngự Bình, dưới chân cầu Nguyễn Văn Trỗi, hình như linh tính mách bảo thế nào không biết, mà hai tháng trước khi bà mất, bà bảo tôi "Thiện, đưa cho mạ hết 5 cây vàng mạ gởi nơi con, đổi ra tiền mặt cho mạ". Tôi ngạc nhiên, hỏi bà định làm gì với số tiền 25 triệu (thời ấy 5 triệu/cây vàng) khá lớn. Bà tĩnh bơ bảo là "tao đi làm từ thiện". Biết cái tính thích chi là làm cho được, không ai can nổi, nên tôi đành để bà làm chi thì làm. Sau đó, trong suốt một tuần lễ, bà qua lại giữa hai bệnh viện ung bứu và chỉnh hình ở Gia Định tự mình đi đến từng giường người bệnh cho họ ít tiền. Bà tiêu hết số tiền 25 triệu trong một tuần lễ, và cũng ngay sau đó bà sinh đâm ra cãm lạnh và từ giã cõi đời sau 2 tháng điều trị. Thiệt là kỳ lạ. Không biết Bà lập trình thế nào mà tiền vừa hết sạch thì bà thanh thản qua đời không để lại cho con cái gia tài nào cả ngoài cái nhà từ đường ở Nha Trang. Mấy lượng vàng (loại gói giấy xi măng màu vàng nâu) của mẹ tôi, hiện tôi vẫn còn giữ như là một cái gì bà phù hộ gia đình vợ chồng tôi trong thời gian qua, một tí dị đoan của tôi (bạn có thể cười thoãi mái).

Bà thường dạy chúng tôi là phãi giữ chữ tín và phãi trung thực. Vì lúc ấy mình còn nhỏ chã hiểu chữ tín là gì, trung thực là gì, nên hỏi bà ý nghĩa của hai từ này là gì. Bà bảo giữ chữ tín là hứa làm cái gì thì phãi giữ lời, đừng tráo trở, lật lọng. Còn trung thực là đừng nói láo. Lúc ấy, có hiểu đúng ý hay không, thì mình chỉ biết nhớ nằm lòng lời dặn của bà, tự nhủ lớn lên sẽ hiểu. Về sau, biết bà là dân gốc Cữa Tùng, Quãng Trị, thường hay theo ngoại đi bán hàng ở chợ Do, nên xem trong buôn bán chữ tín trong tiền bạc là quan trọng, và phãi trung thực trong hàng hoá giá cả mình bán ra. Bây giờ, khi nhìn lại nền kinh tế nước nhà, không biết bao nhiêu hợp đồng giữa nông dân (đường mía chẵng hạn) và nhà máy sản xuất (đường chẵng hạn) bị vi phạm trắng trợn, chữ tín giữa hai phía không được tôn trọng. Hàng tấn thịt thối, ô nhiễm được đưa vào thành phố với sự thông đồng của nhân viên kiểm dịch. Tính trung thực của người dân hình như không có. Để hiểu chữ tín quan trọng thế nào đối với mẹ tôi, tôi xin kể một chuyện nhỏ của bà. Trước năm 1975, bà làm chủ 10 dây hụi. Phần lớn các dây hụi này, một số con đã hốt hụi chết. Sau 1975, thì số hốt hụi chết đã di tản qua Mỹ. Thế là mẹ tôi phãi cong lưng đứng ra thanh toán tiền của những người vắng mặt này. Mà trong nhà cũng chã còn xu nào. Theo nguyên tắc, Bà có thể dựa trên tình hình thời cuộc mà từ chối thanh toán thay thế những con hụi vắng mặt. Chữ tín không cho phép bà làm như thế. Bạn biết bà giãi quyết vấn đề thế nào hay không. Bà quen nhiều nhà thủng sản xuất nước mắm (thường được gọi là dân hàm hộ) ở Cầu Đá, NhaTrang. Bà bảo họ là nghe nói chánh phủ CM chuẩn bị tịch thu tài sản của những nhà giàu, nên phãi bán đi các thùng lều nước mắm, trước khi nhà nước tịch thu. Không biết bà học được những tin tức như thế này ở đâu. Nhưng kết quả là nhiều nhà hàm hộ giao nước mắm cho bà đi bán. Bà vào Chợ Lớn mua đầy xe thùng thiếc rỗng, chở về NhaTrang đổ đầy nước mắm rồi trở ngược vào SaiGon trong ngày bán lại cho những người tàu mà bà đã làm ăn trước đó. Bà thường đi theo xe hàng. Đi đi về về, như thế trong suốt một năm trời, tiền lời kiếm được bà thanh toán đầy đủ cho các con hụi, và giữ lại một số lãi dưới dạng vàng đem nhờ tôi giữ hộ. Sau đó bà ngưng các phi vụ, thì liền sau đó chính sách ngăn sông cấm chợ, và đánh tư sản mại bản của Lê Duẫn được thi hành. Tôi luôn luôn nể phục cái tài làm ăn nhạy bén của bà, một bà già trầu chưa hề kinh qua một khoá học kinh tế, tiếp thị, mà dám làm những chuyến buôn hàng rất lớn. Cái nhà từ đường ở NhaTrang là do tiền buôn chuyến của bà làm nên từ những năm 1950. 

Bà mẹ tôi dạy tôi chữ tín và tính trung thực, nhưng hình như bà quên dạy tôi làm thế nào để cãnh giác với những kẽ không giữ chữ tỉn và thiếu trung thực. Do đó, đời tôi là nạn nhân đầy rẫy của những vụ bội tín. Năm 1989, tôi quen một cặp vợ chồng kỹ sư nông nghiệp làm việc tại viện khoa học ở Mạc Đĩnh Chi. Cô vợ là một chuyên viên cấy mô phong lan đầu tiên ở VN. Biết được cô ta gặp rắc rối với ông viện trưởng, cô ta định bỏ ra làm ngoài, nên tôi đề nghị giúp đở cô ta. Tôi đưa vàng cho cô ta mua 4000 mét đất, nằm ở đường Lương Đinh Của, quận 2, và tiền xây cái nhà để ở và dùng làm phòng thí nghiệm cấy mô phong lan. Sau đó, tôi cho đổ đất nền, vì là đất ruộng, và cho làm tường rào. Tổng cộng tôi chi hết 40 cây vàng, 200 triệu. Khi đưa tiền mua đất, tôi đã thoã thuận bằng miệng là khi hợp thức hoá sổ đỏ, phần của tôi là 2.000 mét. Vì trong đầu tôi, tôi muốn xây một trường cao đẵng nghề. Hai vợ chồng kỹ sư nông nghiệp đồng ý. Nhưng 24 năm sau, cô vợ thẵng thừng trã lời là không có chuyện họ chia 2000m2 cho tôi, và cũng không có tiền trã lại 40 cây vàng tôi đã đầu tư cho miếng đất. Nếu bạn biết miếng đất trị giá bây giờ là 120 tỉ đồng (giá ban đầu là 200 triệu), thì bạn hiểu làm sao  mà lòng tham của con người không bị cám dỗ. Tất cả chẵng qua là tôi không ký một tờ giấy tay nào cả với hai vợ chồng kỹ sư này khi đưa vàng hoặc khi bỏ tiền đổ đất nền, v.v.. Mà chĩ tin vào chữ tín của những kẽ trí thức, có ăn học. Mẹ tôi chĩ dạy mỗi câu: "Dò sông, dò biển dễ dò / nào ai có thước mà đo lòng người", mà chưa chĩ cho tôi cách cãnh giác những loại người bội tín kể trên. Mà có lẽ bà cũng chã biết.

Thông thường, trong gia đình ông cha bao giờ cũng nghiêm khắc với con cái, còn mẹ thì bao giờ cũng dễ dãi, cưng chiều con cái quá mức, do đó mới có cái câu: "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà".  Trong gia đình tôi, thì ngược lại, mẹ tôi là người rất nghiêm khắc. Trong nhà bao giờ cũng có sẵn 1 cái roi, và 2 cái xơ cua, khi roi chính bị gãy. Hai cái tội mà mẹ tôi ghét nhất: là nhìn miệng người ta ăn, và làm biếng trong công việc. Hồi nhỏ, vào thời kỳ còn khó khăn, nếu bạn ở cạnh một nhà giàu, thấy con cái họ ăn những món ngon mà đâm ra thèm thuồn, thì con nít nghèo như chúng tôi làm gì tránh khỏi ngó miệng người ta ăn. Thế là những trận đòn thấu xương nếu bà biết được. Có một lần, bà mẹ đang ra roi dạy thằng em, thì một tên lính lê dương người Pháp đi tuần tiểu, đi ngang qua thấy cái cảnh mẹ tôi quất roi lia lịa lên mông thằng em, liền bước vào bảo bằng tiếng Pháp là mẹ tôi không được đánh con nít. Tôi dịch câu nói cho mẹ tôi nghe. Bà bảo tôi nói lại là chuyện của nhà bà, bà đang dạy con, đừng có xía vô. Nghe tôi dịch lại, thằng tây lên cò lách cách, doạ bà không ngưng thì nó bắn bà cho mà coi. Nghe vậy, bà bảo thằng em lui xuống bếp rồi khi nào thằng lính đi sẽ tiếp tục lại. Sau khi thằng lính tây bỏ đi, bà lại đóng cữa trước nhà rồi tiếp tục ra roi với thằng em, nhưng lần này mất hết hứng thú, bà cho ngửng. Thằng em mừng húm, khỏi bị đòn trong 15 phút. Mẹ tôi có cái tật là vừa đánh nhịp nhịp vừa giãng đạo đức làm người, nên cuộc đòn roi kéo dài không dưới hai mươi phút. Bà theo cái nguyên tắc cỗ truyền là "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào". Còn chuyện đạo đức làm người thì chúng tôi đã học thuộc lòng từ lâu qua những vụ đòn đi trước, nhưng bà vẫn nhắc đi nhắc lại như tụng kinh Phật. Tuy nhiên, bà dạy con theo kiểu roi vọt, nhưng bà cũng tìm cách hiểu vì sao con cái sinh ra hư hõng như thế. Thí dụ, chuyện con ngó miệng người ta ăn, thì lâu lâu bà lên Thành, cách Nha Trang khoảng 20 cây số, vào những vùng quê tìm mua khi thì khoai lang, khi thì bắp tươi, khi thì mít, khi thì mía cây. Bà mua từng bao tải đem về. Rồi những ngày sau đó, khoai thì bà nấu từng rỗ to, kêu con cái lại cho ăn và bảo "ăn cho đã đi, chứ đừng ngó miệng người ta ăn". Còn với bắp là những chầu nướng bắp trước nhà vào ban tối, mọi người đông đủ, ăn bắp nướng thoa mỡ hành, thì khỏi phãi nói là hạnh phúc biết bao. Bây giờ nhìn lại, nếu ngày nay mình trỡ thành những con người gọi là tữ tế thì cũng là kết quả của những vụ roi đòn của bà má. Cái kỳ lạ là mẹ tôi roi vọt con cái nhiều hơn cha tôi, nhưng con cái lại thương mẹ nhiều hơn bố.

Tôi là người khuyết tật duy nhất trong gia đình. Tôi bị bệnh teo cơ, polymyelite, vào lúc 3 tuổi. Mẹ tôi phãi đưa chạy điện ở bệnh viện Chợ Rẫy suốt một năm trời mà không lành. Bà phãi khấn Phật Trời bằng cách cạo trọc đầu mong cho con chóng lành. Sau một năm trời chạy chữa không lành, bà đành đem tôi về Ba Ngòi, Cam Ranh sống với ba tôi, lúc ấy là y tá coi trạm xá ở Đá Bạc. Biết con tật nguyền như thế, nhưng chã bao giờ bà có một lời ngọt ngào với con, như những bà mẹ khác thường làm. Bà xem như tôi không có bệnh tật gì cả. Và tôi, suốt cuộc đời, cũng chã hề để ý là mình có tật. Không hề một chút tự ti nào cã. Tôi được cái may mắn là qua các trường lớp ở Nha Trang, Huế, hoặc Đà Lạt tôi chã hề bị chọc ghẹo là què quặc. Những ai tõ vẽ thương hại về sự tật nguyền của tôi, thì mẹ tôi thường gạt phắt bảo rằng "không sao, nó có tật nhưng về sau sẽ có tài cho mà coi". Nói nghe bề ngoài cứng cựa như thế, nhưng tôi biết là bên trong bà cũng tự hỏi tương lai của tôi sẽ ra sao khi bà qua đời. Nhưng khi tôi đem về một bà vợ Thuỵ Sĩ hợp với tánh bà, thì bà mới yên lòng là con bà đã có người săn sóc trong tuổi già, bà có thể yên tâm ra đi.

Bà biết tôi không thể tham gia vào những trò chơi trẻ con trong xóm, và biết là "nhàn cư vi bất thiện", nên thường bà sai tôi làm những công việc nhẹ nhàng hợp với tánh tĩ mẫn của tôi. Đó là giúp bà nấu ăn, một anh phụ bếp không chính thức không công. Khi thì được giao bóc tỏi bóc hành, xắt nhỏ rồi giã nhỏ cho bà. Nếu bà định làm món gà xé phay, thì việc nhỗ lông gà  là việc của tôi, hoặc khi gà luộc chín, thì việc xé nhỏ thịt gà là việc của tôi. Nếu giao cho đứa em khác, thì chắc chắn nó vừa xé thịt vừa đút lén vào mồm, nên thường bà giao việc này cho tôi. Nhờ tham gia vào việc bếp núc, quan sát việc nấu nướng của bà, nên biết nấu ăn theo lý thuyết hồi nào không hay. Chỉ khi du học ở Pháp vào những năm 1955, ở ký túc xá sinh viên, vào những ngày thứ sáu hằng tuần, là ngày ăn chay đạo, căng tin cho ăn cá chiên hoặc cá hấp tanh kinh khủng, thì tôi liền rũ mấy thằng sinh viên VN về phòng tôi nấu ăn. Thế là tôi trở thành vua đầu bếp không chứng chỉ, mà toàn là món ăn miền trung. Về sau, khi lấy bà vợ người Thuỵ Sĩ, tôi trỗ nghề dạy vợ nấu ăn kiểu VN. Cũng may vớ phãi bà vợ là giáo viên nữ công gia chánh, chĩ sau một năm là bà biết nấu ăn kiểu miền trung, nên khi về VN, mẹ tôi có cãm tình luôn với bà con dâu ngoại biết nấu ăn kiểu miền trung như bà.

Bà có cái kiểu dạy con kỳ quái. Những buỗi trưa hè, ba tháng nghĩ học dài liên miên, bà thường bảo tôi dẫn 5 đứa em lên các làng quê xung quanh Nha Trang, ở chơi nhà những người quen, để biết cái không khí làng quê là gì, cách sống dân quê ra sao. Cũng nhờ vậy tình yêu quê hương thực sự ra sao chứ không phãi loại tình yêu đất nước kiểu tuyên truyền về sau này. Khi du học ở châu Âu, đi du lịch (kiểu ra xa lộ vẫy tay xin quá giang không trả tiền) qua nhiều nước tây Âu trong những dịp hè, tôi có dịp so sánh phong cãnh các nước này với Nha Trang và các vùng quê Khánh Hoà thì tôi thấy quê mình đẹp chã thua ai, đôi khi ăn đứt là khác. 

Những tháng hè, thường sau những buỗi nghĩ trưa dậy, thì thế nào cũng có những màn chè đủ loại, hoặc màn bánh tráng nướng nhúng nước cho mềm quấn ăn với mắm ruốc pha sệt sệt, hoặc ổi, bưởi chấm muối ớt. Tuyệt đối là không cho ăn vặt ở ngoài. Tôi nhớ không lầm là suốt thời niên thiếu của tôi ở Nha Trang, thì gia đình tôi không bao giờ kéo nhau ra ăn tiệm, hoặc ăn nhà hàng. Những món ăn đặc biệt của các tiệm ăn, nhà hàng mẹ tôi tự nấu lấy ở nhà cho chồng con ăn, bà kêu là cho rẽ và hợp vệ sinh. Vào những năm 1950 bà còn nói thế, chứ nếu bà biết tình hình ăn uống tại các tiệm ăn bây giờ thế nào thì chắc bà chết ngất luôn.

Sau những chầu ăn trưa ngũ dậy, thì bà không quên bảo tôi bắt chí, và nhổ tóc sâu. Trong nhà có bà chị và đứa em gái đã lớn, bà không sai làm chuyện dành cho đàn bà này, mà lại sai tôi làm. Tôi chã hiểu nổi. Nhưng tôi chỉ biết, là tôi làm rất tĩ mĩ. Có lẽ cái tính tĩ mĩ của tôi phù hợp với tính perfectionist của bà. Hết bắt chí, thì bà lại sai đọc truyện tàu cho bà nghe. Bà đã cho đi thuê những bộ sách tàu như Thuỹ hữ, Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng. Chắc là hồi xưa ông ngoại thường đọc cho bà nghe, nên giờ đây bà muốn nghe lại cho kỹ hơn. Điều mà tôi thường thắc mắc là các pho sách này thường thì cánh đàn ông người ta khoái đọc và bình luận say mê, không biết làm sao lại lọt vào một bà già trầu quê mùa như bà má tôi. Nghỉ cũng lạ, không giãi thích nổi. Chỉ có điều là khi nào tôi không hiểu một điều gì đó khi đọc một đoạn sách, hỏi bà thì bà giãi thích rành rẽ, đủ biết có lẽ ông ngoại đã đọc và giãi thích cho bà trước đây. Ông ngoại là một lương y vườn, biết tiếng Hán Nôm. Về sau, tôi không biết truyện  tàu ngấm vào tôi hồi nào không biết. Bây giờ, khi ngẫm nghĩ lại, tôi đi đến một kết luận có thể gây thắc mắc đối với nhiều người: các pho truyện tàu, như Hán Sở tranh hùng, . . là những đúc kết kinh nghiệm giãi quyết vấn đề theo những lô gic nào đó của nhân loại. Do đó, theo tôi, những ai học cái lô gic trong các pho truyện tàu sẽ là những người giỏi CNTT, chứ không phãi là học toán mới giỏi CNTT như ta lầm tưởng. Thường đọc các truyện tàu như thế, bà má thường chỉ rỏ là nên bắt chước những nhân vật nào, hoặc xa lánh ghét những nhân vật nào. Bà thường thích những người nhân nghĩa, ăn ở phãi đạo, có trước có sau, và ghét những tay lọc lừa, phản bạn, ăn cháo đá bát, bất trung bất nghĩa. Nghĩa là bà dạy con cách cư xữ ở đời, nhân tình thế thái ra sao, bằng cách bắt mình đọc đủ thứ truyện cho bà nghe. Những sách như Lục Vân Tiên, Phạm Công Cúc Hoa, Thập Nhị Tứ Hiếu đều được đọc cho bà nghe.

Ở cái thời trọng nam khinh nữ như hồi thời bà, thì mẹ tôi rất là độc lập, rất ghét tuỳ thuộc vào ông chồng. Ba tôi là một y tá bệnh viện Nha Trang. Hằng tháng lương lãnh về, ông có cái tật là gọi cã nhà ngồi vào bàn cho biết lương bao nhiêu, chia cho ăn uống bao nhiêu đưa cho bà má giữ, tiền sách vở bút mực bao nhiêu đưa cho tôi lo, còn lại là dành dụm để chuẫn bị xây nhà. Bây giờ, người ta gọi là minh bạch hoá chi tiêu. Với cách làm này, chúng tôi biết rõ tình cãnh tài chỉnh gia đình thế nào, nên chã bao giờ đòi hỏi vòi vĩnh chi thêm. Với 7 đứa con trên vai, với tiền ông bố đưa hằng tháng làm sao đủ tiêu, bà má và bà chị tôi phãi tự xoay xở lấy. Bà chị tôi phãi đổ bánh thuẩn, bánh kẹp bỏ mối ở chợ đầm, Nha Trang. Còn mẹ tôi, thì làm vài dây hụi để có vốn đi buôn. Cứ hai tháng một lần, bà bỏ nhà đi buôn chuyến theo đường xe lữa. Thời gian vắng nhà không dưới 6 tuần. Bà thường thuê trọn cã toa chở hàng xe lữa buôn lớn nước mắm từ Nha Trang vào Sài Gòn, rồi mua trái cây xoài về bỏ mối cho Chợ Đầm,Nha Trang. Đôi khi, bà ra tận Quãng Trị mua hàng như khoai lang, tiêu sọ, và mắm ruốc về Nha Trang bán, kết hợp thăm bà con ở Cữa Tùng. Nhờ những chuyến đi nhiều tuần, tiền lời đủ trang trãi cho cuộc sống vài tháng và nhất là đóng góp vào tiền xây cái nhà ao ước từ lâu. Trong gần 15 năm ở Nha trang, chúng tôi phãi thuê nhà ở, và phãi đỗi chỗ ở không dưới chục lần. Rốt cuộc thì ba má tôi cũng xây được nhà, mà phần lớn là do tiền lãi đi buôn chuyến của mạ tôi đóng góp vào. 

Những khi bà ở nhà, không đi buôn chuyến thì bà xoay đi buôn yến "chui". Chắc các bạn cũng biết tỉnh Khánh Hoà có một đặc sản gọi là yến sào. Từ thời Pháp thuộc, đặc sản này thuộc quyền quản lý của chính quyền. Bây giờ cũng vậy. Người ta tuyển dụng theo mùa những dân đi biển có thể chịu đựng mưa bảo để thu lượm các tổ yến trên các hòn đảo xa xôi hiễm trở. Thế mà bà già không biết làm cách nào bà móc nối được với những gia đình những người đi thu lượm tổ yến. Bà ứng tiền trước không lãi cho gia đình vợ con tiêu xài cho cuộc sống trên cạn, khi chồng về thì bà thu mua yến lận lưng qua mặt kiểm soát theo giá chợ đen. Thế là bà có vài ký yến để xữ lý trong vài tuần khi bà tạm nghĩ buôn chuyến. Chắc bạn không biết là những tổ yến nguyên thuỷ thường có vô số lông chim tơ. Hằng ngày bà lấy ra vài tổ yến cho ngâm một đêm cho mềm, rồi sáng ra ngồi lặt từng cọng yến nhỏ như những cọng bún. Việc này đòi hỏi tính tĩ mĩ cẩn thận và kiên trì. Thế là tôi bị sung công đầu tiên cho công việc kiên nhẫn và mõi gãy lưng này. Sau khi yến được làm sạch xong, bà dùng cân tiểu ly để cân cho chính xác từng tai yến một, trước khi đem phơi khô. Nếu bạn biết một ký yến bây giờ giá đến 70 triệu đồng, thì bạn biết bà già tôi lặng lẽ kiếm tiền bằng 5-6 tháng lương của bố tôi trong một tháng. Và hình như ở Nha Trang bà là người duy nhất làm nghề này. Bà cố gắng truyền nghe cho con em, nhưng hình như không thành công. Sau khi tập kết được vài ba ký yến sạch bà kết hợp đi buôn nước mắm vào Sai Gon bán cho ba tàu Chợ Lớn, những mối quen của bà. 

Thời nay, một phụ nữ hiện đại có một hoặc hai đứa con thì kêu là quá tãi, không thể tiếp tục sự nghiệp ngoài đời. Tôi không biết các cô này sẽ nghĩ thế nào khi bà má tôi có đến 7 đứa con (trong ấy có một đứa dòng riêng), không kể đứa con cả đi theo CS, và trong nhà không có bóng một ô sin nào cã. Mà trong nhà bao giờ cũng tươm tất, sạch sẽ, con cái ăn học đến nơi đến chốn. Trong nhà 7 đứa con, thì chĩ có bà chị tôi không được đi học, còn 4 vào đại học, một đứa nam đi sư phạm và một đứa nữ đi y tá. Nhìn lại, thi thấy cái kiểu quản lý 7 đứa con của bà rất đơn giản: kiểu nhà binh. Nguyên tắc của bà: là đứa lớn coi sóc, đôn đốc đứa nhỏ kế cận và chịu trách nhiệm đối với đứa này. Bà chị tôi cùng với mạ tôi chịu trách nhiệm đi chợ nấu ăn và mọi việc ở nhà bếp. Còn tôi, dù là khuyết tật, nhưng được xem là trai trưởng nên phãi coi sóc 5 đứa nhóc con theo kiểu nhà bình. Chuyện dọn dẹp mùng mền khi sáng dậy, được phân theo khu vực, cũng như lau chùi nhà cữa quét dọn bàn ghế hằng ngày đều do tôi chịu trách nhiệm và phân công cho từng đứa. Lâu lâu, bà mẹ đi kiểm tra, nếu thấy dơ dáy ở đâu đó thì tôi chỉ có nước nằm xuống ván mà hứng trận roi đòn. Việc học hành, ăn uống cũng diễn ra như kiểu nhà binh. Sáng 5 giờ đã bị bố gọi dậy học ôn bài trước khi đi học. Sau đó là màn dọn dẹp mùng mền, quét nhà, rồi kéo nhau bãi biển NhaTrang tắm sáng, về nhà ăn cơm sáng rồi đi bộ xuống trường. Học ngày hai buỗi. Buỗi chiều ra trường lại chạy xuống biễn tắm trước khi về nhà ăn cơm tối.  Sau khi ăn cơm tối xong, được một giờ ngồi chơi hóng mát, rồi phãi lên lầu học bài hoặc làm bài tập, trong một tiếng rưỡi, rồi đi ngủ. Chúng tôi giống như gà đi ngủ sớm, dậy sớm. Thĩnh thoảng, nếu ngoan, thì tôi thưởng cho một chầu đọc sách. Hồi nớ, tôi học tiếng Pháp cũng đã khá, nên thường mua sách văn chương Pháp về đọc. Do đó, tôi thường xách sách Pháp ra dịch đọc cho tụi nhóc vào những buỗi tối khi học bài vỡ xong. Hai quyển sách chúng thích nhất: quyển Les Misérables (những kẽ bần cùng) của Victor Hugo và quyển Comte de Monte Christo (bá tước Núi Chúa) của Alexandre Dumas. Chính cái kiểu dạy con như kiểu nhà binh của mẹ tôi, nên mẹ tôi đở nhọc nhằn rất nhiều, tụi tôi có tính tự lập rất cao. Ngoài ra, việc đứa lớn phãi chăm sóc đứa nhỏ trong việc học hành, ăn uống tắm rữa làm cho tình anh em đoàn kết yêu thương tăng lên, kể cả khi chúng đã có vợ có chồng cũng không thay đổi cách cư xữ với nhau như hồi còn trẽ. Bà mà tôi ghét nhất là tánh ích kỷ giữa anh chị em. Không biết bao nhiêu lần chúng tôi phãi hứng những trận roi đòn vì cái tánh ích kỷ của mình.

Năm 1954, tôi đậu xong tú tài 2. Bà má rất hãnh diện dẫn tôi vào thăm ông bác ruột ở Phan Thiết, muốn khoe với ông bác thằng què có tài của bà, vì ông bác tôi có 2 cậu con trai lớn hơn tôi 2-3 tuổi được cho du học tại Pháp nhiều năm trước mãi tới giờ này chưa xong tú tài 2. Bà già muốn trã thù ngọt ngào. Ông bác hỏi tôi định làm gì trong tương lai. Tôi bảo rằng tôi dự định đi tây thi vào ngành nông nghiệp ở Toulouse, Pháp. Ông bác bảo tôi: mày què quặc đi du học làm chi, thêm lại gia đình mày đâu có tiền mà bắt chước du học. Tốn kém lắm con ơi. Hai thằng con bác tốn không biết bao nhiêu tiền. Thôi ở lại đây, bác kiếm cho một con vợ gia đình hàm hộ (sản xuất nước mắm) giàu có khỏi đi đâu xa. Bà má nghe nói tức lộn gan lên đầu, nên nói với tôi trước mặt bác: "thôi đừng nghe bác làm chi. Chị Thắng mày (bà chị ruột tôi) vì nghe lời bác mà thất học, bây giờ khó lấy chồng. Nếu mày muốn đi tây, thì tao cho một vé máy bay đi, rồi qua bên ấy xoay xở kiếm tiền ăn học. Tao không dư dã như bác mày đâu (bà nói xỏc óc ông bác)". Thế là  năm 1955, tôi tự làm giấy tờ đi tây du học, ba má tôi không lo gì hết. Ngày lên máy bay, chỉ bà già ra phi trường tiển tôi đi xa. Bà chúc tôi thượng lộ bình an, nhưng không quên dặn là chớ đem về một mụ đầm thì tao tự tữ cho mà nghe.

Năm 1965, tôi về nước dắt theo một bà đầm người Thuỵ Sĩ (chứ không phãi người Pháp, như báo chí thường ghi). Trước ngày đem cô dâu ngoại ra mắt bà má tôi, tôi lo sốt vó, không biết việc bà doạ tự tữ cách đây 11 năm, bà già có thực hiện hay không. May qua, mọi việc diễn ra êm xuôi. Cũng may tôi vớ được một cô giáo dạy nữ công gia chính, thêu thùa vá may và biết nấu ăn đồ việt thì bà má ngạc nhiên hết sức. Thế là một màn xách con dâu ngoại đi khoe với mấy bà bạn, và đãi đằng. Có lần bà già xách bà đầm đi khoe với một sư cô trụ trì một am nhỏ ở Chợ Đầm, NhaTrang, và mời ở lại ăn cơm chay. Bà đầm là người theo đạo Công giáo. Vào thời 1965, bổn đạo công giáo bị cấm ăn đồ cúng của các đạo khác. Khi hỏi bà đầm có vấn đề gì không, thì bà trã lời là người ta có lòng tốt mời mình ăn, mà từ chối thì chẵng khác chưỡi cha người ta. Thế là bà nhận lời đi ăn, và cũng từ lúc ấy, bà má thương bà đầm tôi rất nhiều. Năm 1967, sau 2 năm về sống ở VN với cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ, bà má tôi cũng cãm thấy tội nghiệp cho bà đầm tôi. Một ngày nọ, bà già kêu bà đầm lên cho tiền mua vé máy bay đi-về thăm gia đình bên Thuỵ Sĩ, vì bà già biết bà đầm tôi phãi tiết kiệm để trã góp tiền vay xây nhà ở Tân Định, nên còn lâu mới có tiền về thăm gia đình. 

Tới đây tôi xin chấm dứt những câu chuyện về má tôi.

P.S: Bài này tôi viết đã lâu, không biết có nên post cho các bạn xem hay không. Nhưng ngày hôm nay, 31/12/2013, sắp kết thúc năm 2013, trên báo TT có bài "Trám lỗ thủng văn hoá đạo đức" có câu của Nguyễn Trãi bảo rằng: "Hoạ phúc có đầu mối, không phãi một ngày", theo tôi thì nên viết là: "Hoạ phúc có đầu mối, căn nguyên không phãi từ một ngày". Với tình hình đất nước ngày càng suy đồi về mặt đạo đức, luân lý, văn hoá thì tôi cho rằng là do các bà mẹ ngày nay không biết dạy con. Người ta đã phá bỏ một lối sống đạo đức mà người ta cho là phong kiến, nho giáo lạc hậu và tiểu tư sản, để các bà mẹ chọn lấy một lối sống tiên tiến hiện đại, lấy tiền làm kim bản vị khi đo lường giá trị con người để ngày nay đẽ ra nuôi nấng thành những con người mà ngày các bạn đáng ngán ngẫm chê bai.

Tôi viết bài này để cãm ơn mẹ tôi là đã dạy dỗ các anh chị em chúng tôi thành những con người tữ tế. Thế thôi.


DƯƠNG QUANG THIỆN
31/12/2013

4 nhận xét:

  1. Cháu rất xúc động khi đọc bài của chú. Câu chuyện mộc mạc nhưng có lẽ để lại ấn tượng không thể nào quên.

    Trả lờiXóa
  2. Đinh Vĩnh Tân commented on MẸ TÔI - TÁC GIẢ: DƯƠNG QUANG THIỆN

    chào chú Thiện,
    thật tuyệt vời khi chú có một người mẹ đáng tự hào như vậy. Chú viết văn hay quá, lời văn tự sự giản dị nhưng hàm chứa nhiều bài học về giá trị đạo đức đơn giản mà sâu sắc. Cháu đọc bài viết này mà thấy quí mến nghị lực vươn lên trong cuộc sống của chú, mẹ chú đúng là rất giỏi đào tạo nhân sự, biết đặt đúng người đúng việc, bằng chứng là luôn tạo cho chú những việc làm phù hợp với năng lực bản thân và quan trọng hơn nữa là luôn đối xử tôn trọng và bình đẳng ko bao giờ coi chú là người khuyết tật ( tư tưởng hiện đại không phân biệt đối xử với người thiệt thòi trong xa hội, cái này là bà có tầm nhìn thời đại vì bây giờ xa hội mới kêu gọi điều này )
    chúc chú và gia đình sức khỏe và mong được đọc thêm nhiều bài viết hay như vậy

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Huyền Lam: Cám ơn bác đã chia sẻ một bài viết rất ý nghĩa cho ngày cuối năm. Cháu vừa đọc xong và rất cảm động. Ba mạ cháu cũng có 6 người con và cả 6 người đều có sự nghiệp vững chắc dù cuộc sống trãi qua nhiều biến động...từ chiến tranh, bố học tập cải tạo, rồi gia đình bị đánh tư sản mại bản 1978, rồi kinh tế mới...rồi cuối cùng vượt biên. Sự hy sinh của bậc sinh thành thế hệ này và giá trị đạo đức truyền thống thật không thể nghĩ bàn. Cháu xin chúc bác 1 năm nhiều sức khỏe và an lành.

    Trả lờiXóa