Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014


CÔNG TY MIGROS

Hôm nay tôi kể một chuyện xưa, bạn có thể rút ra kết luận gì thì tuỳ ý bạn. Hy vọng là câu chuyện không đến nỗi vô duyên nhạt như nước ốc như của các diễn giã nổi tiếng hiện nay tại VN.

Năm 1961, tôi ra trường ở Bordeaux (Pháp), ngành điện tữ, rồi liền qua Thuỵ Sĩ lấy một cô giáo TS, làm việc 3 năm tại phòng thí nghiệp cho công ty Paillard Bolex, chuyên làm máy đánh chữ và camera phim. Sau 3 năm trong phòng thí nghiệm xem ra mình không có khiếu nghiên cứu, nên liền đầu quân vào IBM France, ở Paris. Sau 2 năm lấy được bằng System Enginneer của IBM, tôi xin chuyển về VN làm việc cho IBM World Trade, năm 1965, một tuần trước khi Mỹ can thiệp vào VN. Chỉ còn 2 năm nữa coi như tôi sống nữa thế kỹ tại VN, qua nhiều chính thể chính trị khác nhau. Nhưng câu chuyện tôi muốn kể là không phãi ở đây.

Chuyện kể rằng.

Khi tôi ở Thuỵ Sĩ, tôi rất ngưỡng mộ một công ty siêu thị tên là MIGROS với logo là chữ M to tổ bố. Người sáng lập tên là Duttweiler. Vào thời kỳ 1925, sau khi tốt nghiệp một trường thương mại, ông ta qua Brasil chuyên bán cà phê, (giống như Đoàn Lê Nguyên Vũ, cà phê Trung Nguyên của ta). Ông ta nhận xét giá cà phê từ Brasil qua đến tay người Thuỵ Sĩ tăng hơn 10 lần. Bên này người nông dân Brasil trồng cà phê và bên kia người tiêu thụ Thụy Sĩ cả hai bị mấy tay trung gian bốc lột thậm tệ. Bên ta, người ta gọi là đầu nậu, cò, v.v.. Do đỏ, ông ta quyết diệt lớp trung gian, do đó tên công ty của ông ta là MIGROS. MI là ở giữa, còn GROS tắt của từ grossiste nghĩa là bán sĩ, ám chĩ giá cã của công ty ông ta nằm giữa giá bán sĩ và giá bán lẻ.

Cái tôi thích thú nhất là cách làm ăn của ông ta khi khởi nghiệp. Không giống ai. Đối tượng ông ta nhắm tới là dân lao động, đi bán cà phê chĩ là phục vụ dân giàu. Dân lao động nhiều, dân giàu ít, lượm bạc cắt nhiều của dân lao động sẽ giàu hơn là lượm tiền đồng của dân giàu. Vào thời đó, ở Thuỵ Sĩ phần lớn dân nhập cư đa số là dân Ý nghèo từ các tỉnh phía bắc của Ý. Họ đến TS làm nghề xây dựng cầu cống, đường sá và nhà cữa. Thực phẩm giá rất mắc mõ qua những tiệm chạp phô gọi là alimentation générale (thực phẩm tổng hợp), nên ông Migros muốn bình ổn giá theo chiều đi xuống để dân lao động nhập cư có tiền dôi ra gởi về cho gia đình ở Ý. Các bạn có thấy những gì giống dân nhập cư miền trung tại các khu chế xuất, khu công nghiệp hay không?

Ông ta tiến hành những bước khởi nghiệp sau đây (để các bạn nhớ bắt chước): (1) ông làm thống kê xem những mặt hàng nào là cần thiết, căn bản đối với người lao động ông nhắm tới, và giá cả các mặt hàng thiết yếu này tai các tiệm chạp phô, và sức mua cùa dân. Ông chọn ra 10 mặt hàng thiết yếu. Nói theo bây giờ là đi làm marketing; (2) sau khi có danh sách 10 mặt hàng, ông Migros đi tìm các nhà cung cấp các mặt hàng này, thường là nhà nhập khẩu hoăc nhà sản xuất tại chỗ. Ông đặtvra các tiêu chí chọn lựa nhà cung cấp làm sao bảo đãm chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng. (3) khi chọn xong nhà cung cấp, ông ra 2 điều kiện: một là hàng đặt mua ông sẽ trã tiền trước, nhưng hàng được gởi nơi kho nhà cung cấp, như vậy ông khỏi phải thuê mặt bằng làm kho chứa hàng; hai là tuy loại hàng, hàng sẽ được đóng gói theo tiêu chuẩn của Migros. (4) ông phải biết giá bán ra theo mặt hàng theo kg hoặc theo lít là bao nhiêu, xong yêu cầu nhà cung cấp vào bao bì trọng lượng bao nhiêu để cho ra một số tiền đơn vị chẵn khỏi phãi thối tiền mất thời giờ khi bán, và số tiền vừa túi tiền dân lao động, và không thừa mứa bõ vào thùng rác. Như vậy, chi phí vô bao bì và chất lượng sản phẩm chuyển qua nhà cung cấp; (5) tiếp theo, ông migros nghiên cứu việc phân phối các mặt hàng rất khoa học vào thời kỳ, 1925. Ông thuê những chiếc, loại xe autobus, cho mở hai bên hông xe, khi giở xuống biến thành những kệ hàng. Ai muốn mua hàng thì lấy bao nhiêu gói thì trã bấy nhiêu tiền. Vì gói hàng được tính theo một số tiền chẵn, chẵng hạn 1 quan, 2 quan, 10 quan, v.v.. nên các bà nội trợ tính nhẫm dễ dang va rất nhanh. Chỉ có một tài xế lo lái xe, và bán hàng, thâu tiền, và kiểm kê hàng vào cuối chuyến hàng; (6) ông migros phãi tính trước lộ trình xe sẽ đi qua. Nơi xe dừng bán hàng đã được  tính toán trước giờ ngày chính xác như một đồng hồ thuỵ sĩ. Xe có một loại còi đặc biệt được đăng ký sử dụng cho phép nhận ra từ xa tiếng còi là xe của migros. (7) việc thống kê bán hàng, cũng như kiểm kê hàng hằng ngày diễn ra nhanh, chỉnh xác và không mất thời gian. Ngoài ra, bạn thấy là ông migros lúc ban đầu, không thuê mặt bằng phô trương tốn tiền vô ích. Chỉ khi nào các điểm bán hàng đáng có, có thể mở thành một siêu thị, thì cho mở siêu thị.

Nói tóm lại, cái kiểu khởi nghiệp không giống ai của ông Duttweiler, làm cho tôi luôn luôn ngưỡng mộ, cho nên tôi đã kể cho cô HMR nghe. Bạn thữ xem cô này làm thế nào, trên fb.

Tôi xin kể thêm một chuyện nhỏ để kết thúc: ông già vợ, ng Thuỵ sĩ, kế toán viên, lúc đầu rất ghét Migros, vì bảo rằng Migros phá giá làm mấy alimentation generale phá sản. Ông già cho hàng của Migros là của rẽ của hôi, cấm bà mẹ vợ mua hàng ở Migros. Nhưng bà mẹ vợ tôi là dân nội trợ, gặp thời buổi kinh tế khónkhăn, nên bà đành liều đi mua xúc xích (không phãi của Hoài Linh đâu nhé!) của Migros, nhưng khi ăn bà không nói năng gì hết, và ông già vợ cũng chã phê bình gì. Vào tuần sau, bà lại cho gia đình ăn xúc xích Migros. Lần này, bà hỏi chồng thấy xúc xích thế nào, có ngon không. Ông ta trã lời là thật ngon. Bà già liền bảo đó là xúc xích Migros. Ông già mắc quai, nên từ đó đành chấp nhận là giá cả của Migros thấp nhưng chất lượng không tồi.

Câu chuyện của Migros đã xưa gần 100 năm nhưng đối với tôi rất thời sự cũng như đối với VN. Tôi chĩ ước mong khi đọc bài này, bạn có thể khuyên ai đó khởi nghiệp như thế này. Muốn biết thêm chi tiết, bạn khõ lên Google: MIGROS.CH.

16/09/2013

Dương Quang Thiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét