Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

PHẪU THUẬT NỘI SOI & TÁC NHÂN NỖI LOẠN


26/9/2015: Chiều

PHẪU THUẬT NỘI SOI VÀ TÁC NHÂN NỖI LOẠN

OGT: cu DAG có biết cách đây 7 năm ông đi mỗ ung thư đại tràng không?

DAG: dạ biết. Lúc ấy, cậu Dung, BS Nha bệnh viện Chợ Rẫy bảo Ôn nên mỗ gấp, vì đang ở "thời kỳ vàng" nên có hy vọng sống thêm 4 năm.

OGT: thế mà đã 7 năm rồi. Ông có bà chị họ, ở Mỹ, cùng tuổi ông, cũng mỗ ung thư đại tràng cách đây 15 năm. Do đó, ôn nghỉ là ông yên tâm trong 8 năm tới.

DAG: thôi ôn ơi, cơ địa mỗi người mỗi khác. Trời kêu ai nấy dạ. Nên với bệnh tình chã có chi là chắc ăn cả. À mà tại sao Ôn lại đem chuyện mỗ ung thư đại tràng ra nói chuyện ở đây?

OGT: câu chuyên là khi mỗ, BS đã "mỗ nội soi" cho Ôn. Cách đây 7 năm, thì ca của ông là những ca đi đầu trong cách mỗ mới này, ở VN, oai không?

DAG: mỗ nội soi là gì, khác với mỗ cỗ điễn ở chỗ nào.

OGT: theo ôn biết như thế này: (1) mỗ cỗ điễn, được gọi là mỗ hở nghĩa là BS thực hiện một vết mỗ dài ngay trên bộ phận muốn xữ lý. BS banh da thịt ra, với máu me tùm lum, rồi tìm đến bộ phận bệnh. Khi tìm thấy thì cho cắt khối u  rồi cho khâu vết mỗ lại. (2) còn mỗ nội soi, thì BS cho thực hiện 3 vết mỗ rất nhỏ đủ để luồn vào 3 cái cần: một cái cần chặn bộ phận mà BS muốn cắt, cái cần thứ hai có dao kéo cắt, và cái cần thứ 3 dùng lôi bộ phận bệnh đã bị cắt cho ra ngoài vất bỏ. Tất các động tác của 3 cái cần đều được theo dõi bởi camera. Tín hiệu camera sẽ truyền lên màn hỉnh máy vi tính. Và BS chỉ cần click lên phím mũi tên (lên, xuống, qua phải, qua trái) thì cái cần di chuyển theo vị trí nhắm tới. (3) như vậy, mỗ nội soi, không bị mất máu nhiều như mỗ mở, vết cắt nhỏ nên mau lành, không sợ bị nhiễm trùng, v.v..

DAG: đúng là khoa học ngày càng tiển bộ. Nhất là tin học, kết hợp với camera giúp xữ lý nhẹ nhàng, chính xác và tiết kiệm. Nhưng mà sao, con thấy bệnh viện dựa trên tiến bộ khoa học mà móc tiền bệnh nhân quá trời, hở Ôn.

OGT: cái này thì Ôn chịu thua. Cu DAG thử đi hỏi các BS ở bệnh viện xem, xem họ trả lời thế nào, hoặc lên FB của các BS nổi tiếng, như BS Võ Xuân Sơn, DH Y Dược TPHCM, mà hỏi. Họ biết, nhưng chắc không dám trã lời đâu. Vì trong ngành Y có một luật bất thành văn là: các BS cấm nói xấu nhau giữa thanh thiên bạch nhật, mà đóng cữa dạy nhau.

DAG: con cũng chịu thua. Mà này Ôn ơi, con hơi ngạc nhiên: không biết ôn có ý đồ chi đằng sau không, khi đưa vấn đề mỗ nội soi ra đây.?

OGT: ừ, thì có chút ý đồ, nó rất phức tạp như dây thần kinh trong bộ não. Nhưng cũng phải nói ra cho bà con BFB biết để học hỏi. Nó như vầy. Theo cu DAG, hồi thời Nã Phá Luân, khi 2 nước hoặc phe có xung đột, người ta tuyên chiến, khai chiến thế nào?

DAG: theo con biết, thì bên X gởi thư tuyên chiến cho Y, hẹn nhau đánh xáp lá cà. Thế thôi. Thời ấy, cuộc sống đơn giản, nên người ta giãi quyết chuyện đánh nhau cũng đơn giản. 

OGT: thế theo cu DAG, bắt đầu từ lúc nào, người ta bỏ cái lệ gởi thư tuyên chiến?

DAG: dạ con không biết. Ôn thử hỏi nhà sữ học Dương Trung Quốc, hoặc sữ gia Lê Văn Lang xem sao.

OGT: thôi khỏi hỏi, tự mình tìm hiểu lấy. Thế khi Mỹ can thiệp vào chiến sự ở miền Nam, tháng 7/1965 khi Mỹ đổ bộ Đà Nẵng, nói là để giúp Thiệu Kỳ diệt VC và Mặt Trận GPMN, và khi Mỹ thả bom miền Bắc, Mỹ có tuyên chiến với đối phương (CS hay VC) hay không?

DAG: hình như là không tuyên chiến gì ráo trọi. Mỹ bảo là Thiệu có viết thư yêu cầu Mỹ giúp trị bọn VC. Thế thôi. Và lúc ấy LHQ cũng chịu thua. 

OGT: nói tóm lại, là Mỹ muốn đánh ai, thì ngang nhiên xồng xộc vào nhà người ta rồi quậy phá tưng bừng. Thất trận ở VN năm 1972, 1975, thì quay qua tàn phá Afghanistan, năm 2001 suốt 13 năm trời, rồi tiếp theo là Irak, năm 2003, cũng trong 10 năm trời, kết cuộc phải rời Irak, Afghanistan trong danh dự, để lại viễn ãnh một cuộc nội chiến cho 2 nước này. 

DAG: thế Ôn muốn đi đến kết luận gì khi kễ lễ những cái tội của anh Cả Đỏ.

OGT: ôn muốn mô tả thế này: sau thế chiến 2, thì Mỹ tưởng mình là oai, có thể làm sen đầm quốc tế, nên tham gia vào các cuộc chiến: (1) chiến tranh Triều Tiên, ký kết Bản Môn Điếm; (2) chiến tranh VN, ký hiệp định Paris 1973; (3) chiến tranh Irak, rút lui trong danh dự sau 10 năm; (4) chiến tranh Afghanistan, rút lui trong danh dự sau 13 năm. Nói tóm lại, trong 4 cuộc chiến này, Mỹ phải cho tham gia trực tiếp quân đội với vũ khí tối tân nhưng không gặt hái chiến thắng như mong đợi. Tại sao?

DAG: dạ tại sao vậy Ôn?

OGT: ôn không biết, vì ôn không phải là nhà quân sự. Ôn chỉ nghe nói như trong chiến tranh VN, có người hỏi tướng Westmoreland, vì sao Mỹ thất trận ở VN, thì ông này trả lời ngon lành là: quân đội CH hèn nhát không chịu đánh VC. Không biết các cựu chiến binh CH có biết câu nói này hay không? Nểu biết, chắc là tức anh ách.

DAG: còn Ôn thì sao. 

OGT: nói ra dài dòng lắm, nên tạm thời ôn không nói chuyện này. Ôn nói chuyện Ôn muốn nhắm tới. Như đã nói: trong 4 cuộc chiến tranh kể trên, Mỹ đã chi không biểt bao nhiêu sinh mạng lính Mỹ, và tiền bạc vũ khí, nhưng không thắng trận nào. Ôn chắc là giới lãnh đạo quân sự Lầu Năm Góc cũng như CIA phãi suy nghỉ lung lắm. Họ đi đến kết luận gì, thì họ không bao giờ lộ bí mật cả. Do đó, ta chỉ có thể phóng đoán, hay đoán mò mà thôi.

DAG: thế Ôn đoán mò được không? Kể cho tụi con nghe xem Ôn.

OGT: ta có thế xem những cuộc chiến tranh trước đây của Mỹ theo phẫu thuật cổ điễn, nghĩa là phẫu thuật mở. Nhưng từ 1972, tin học bắt đầu phát triển. Internet, điện thoại di động phổ biến đến tận hang cùng ngỏ hẽm. Thế là Mỹ chớp thời cơ phát triển một loại chiến tranh dựa trên công nghệ IT, mà giờ đây người ta gọi là cyberwar. 

DAG: thế nào là cyberwar? Con không hiểu.

OGT: đây là một cuộc chiến, mà phương tiện truyền thông là Internet. Người ta sữ dụng những máy bay không người lái, thường được gọi là drone, đủ thứ kích cỡ. Trên drone, thường người ta gắn một camera hồng ngoại, các tín hiệu của camera được chuyễn về trung tâm xữ lý. Ngoài ra, drone còn đựng một khối chất nỗ hoặc một khẩu súng. Chất nổ hoặc khẩu súng sẽ đươc kích hoạt từ trung tâm xữ lý. Như vậy drone tương đương với cái cần được gắn dao kéo nội soi. Ở dưới đất có một tên chỉ điễm chuyên đi lùng mục tiêu theo yêu cầu của quân đội Mỹ. Tên chỉ điểm cũng có gắn camera. Khi tìm ra đúng mục tiêu thì tên chỉ điễm chuyễn tín hiệu về trung tâm XL. Như vậy tên chỉ điễm là cái cần thứ hai nội soi. Quân nhân tại trung tâm dựa trên tín hiệu của tên chỉ điễm, điều khiển drone về mục tiêu, rồi ra lệnh thủ tiêu. Ta thấy là rất chính xác, tuỳ theo tên chỉ điễm. Do vậy, Ôn gọi chiến tranh tin học bây giờ là một chiến tranh phẩm thuật nội soi. Hiểu chưa?

DAG: dạ hiểu rồi. Hèn chi lối sau này, có 3 tên lãnh đạo chóp bu IS bị thủ tiêu kiểu ấy. Thiệt là giỏi. Mỹ còn dùng kiểu chi nữa không Ôn

OGT: bây giờ, ôn tả kiểu thứ hai, cũng mới được sữ dụng gọi là Tác nhân hỗn loạn (Revolt Agent). Mỹ đang sữ dụng "tác nhân hỗn loạn" để tiến hành cuộc chiến phá hoại đa chiều chống Nga, Syrie, Iran, và TQ. Một nhà phân tích địa chính trị, mang tên Mahdi Darius Nazemroaya, cho biết là Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là một ví dụ điển hình cho “tác nhân hỗn loạn” đó. Thành phần chủ yếu của IS là nhóm hồi giáo man rợ khét tiếng gốc Sunni. Đây là “một nhóm lực lượng dân quân có mối liên kết lỏng lẻo” hoạt động trong và ngoài Trung Đông.

Trong bài xã luận đăng trên tạp chí Strategic Culture Foundation, ông Nezemroaya cho hay chiến dịch nhằm mục đích hủy diệt nhắm vào vây bọc khu vực Á Âu với đối tượng chính là Nga, Trung Quốc và Iran. Ban đầu Mỹ lên kế hoạch “xóa sổ” Tehran và Moscow, sau đó dự định sẽ “nhắm tới” Bắc Kinh.

“Nằm trong mạng lưới của tổ chức IS là các nhóm khủng bố đến từ Caucasus, đang chiến đấu ở Syria và Iraq” . Người ta cho biết số chiến binh IS hiện đang chiến đấu ở Ukraine và sẽ sử dụng tổ chức này làm “bàn đạp tiến vào châu Âu”.

Người ta phân tích cho thấy tác nhân hỗn loạn” này rất đa dạng, đó là “mối liên kết giữa bạo lực, phân biệt chủng tộc, bài ngoại với các lực lượng giáo phái” được “tung” ra để gây bất ổn cho khu vực Á Âu.

DAG: cái ông phân tích địa chính trị, nói chi mà nghe lộn xộn quá vậy ông.

OGT: đúng là lộn xộn. Hiện giờ, thì ai cũng biết là Mỹ và liên minh NATO đang chống IS, trên phần lãnh thỗ Irak và Syrie, bằng cách thả bom theo kiểu nội soi sữ dụng drone. Thả bom bằng drone trên lãnh thổ Irak thì không sao, nhưng Mỹ lấy cớ chống IS lại thả bom trên Syrie là một nước độc lập. Mà trong thực tể thì chính quân đội Syrie của Assad lại hứng bom của drone Mỹ, chứ không phải IS. IS là tác nhân hỗn loạn cho phép Mỹ đánh Assad gián tiếp.

DAG: à con hiểu ra rồi. Do đó Nga mới nhảy vào oánh IS cũng bằng drone, làm Mỹ khựng trò chơi.

OGT: đúng thế. Người ta nghi ngờ thiện chí của Mỹ chống IS. Trong vài tháng qua, người ta ghi nhận 3 sự kiện: (1) làm thế nào mà Mỹ cho tập trung 2.000 chiếc xe tăng tối tân ở Mosul ở Irak rồi để cho IS chiếm Mosul với 2.000 chiếc xe tăng ngon lành, và IS đang dùng số xe tăng này tàn phá Syrie. (2) Nga có chứng cứ là quân Mỹ cung cấp một số lớn vũ khí tối tân cho IS. Mỹ đã xác nhận là có giao lộn. Xin lỗi bà con. Thế là xong. (3) một lãnh tụ IS hiện là gốc Tchenia do CIA huấn luyện và đậu đầu xuất sắc. Gã này đã bị Nga đánh tơi bời trong chiến tranh Tchenia do Mỹ bảo trợ thời Yeltsin nhưng bị Putin dẹp loạn. 

DAG: Ôn kết luận thế nào?

OGT: con còn nhớ câu nói của Thiệu không?

DAG: dạ nhớ: đừng nghe những gì CS nói, mà xem những gì CS làm.

OGT: đúng thế. Còn bây giờ áp dụng cho anh Cả Đỏ thì nên sữa ra sao?

DAG: đừng xem những gì Mỹ làm, mà xem nội soi & tác nhân nỗi loạn do Mỹ hỗ trợnlàm ra sao.

OGT: giỏi cho tên đầu gối. Thôi chào cu DAG.

DAG: dạ con chào Ôn. Vui được tiếp chuyện với Ôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét