Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

PROXY WAR


15/10/2015: Sáng

PROXY WAR - CHIẾN TRANH UỸ NHIỆM LÀ GÌ THẾ?

DAG: con chào Ôn buổi sáng. Ôn mạnh giỏi chứ?

OGT: chào cu DAG, mạnh chứ không có giỏi. À, mà này cu DAG con có biết "chiến tranh ũy nhiệm" là chi không?

DAG: dạ con dốt quá nên không hiểu, nhưng con vừa đọc trên báo, thấy cái từ ấy nên cũng định hỏi ông.

OGT: rứa hả. Ừ, thì để ông giãi thích cho mà nghe. "Chiến tranh Uỹ nhiệm" tiếng Anh là "proxy war". Từ proxy này dân tin học quá quen. Mà dân tin học hiểu theo nghĩa khác, còn ta thì lại nghĩ theo hướng khác.

OGT: bây giờ, ông hỏi cu DAG có thấy trò chơi rối nước nỗi tiếng của VN không.?

DAG: dạ trên truyền hình thấy chiếu hoài. Dân VN tài thiệt. Cách hoạt động hay thiệt.

OGT: Rối nước hoạt động thế nào, có biết không?

DAG: theo con hiểu thì như thế này: giữa con rối và người điều khiển có một cái cần tre, trong ấy có chạy những giây nối điều khiển động tác giữa con rối và người điều khiển đứng sau hậu trường.

OGT: đúng thế. Cái cần tre ta có thể gọi là proxy, cái cần uỹ nhiệm. Thông qua cái cần ta điều khiển từ xa con rối theo ý muốn của ta. 

DAG: thế proxy war (chiến tranh uỹ nhiệm) có dính dáng chi với trò chơi rối nước của ta.

OGT: ông dùng chuyện con rối để làm biểu tượng giãi thích câu chuyện của ông: cuộc chiến ở Syrie.

DAG: té ra thế. Ôn thiệt vòng vo tam quốc.

OGT: thì ôn đã hỏi cu DAG hiểu thế nào là proxy war, cu DAG trã lời không biết, thì ông bắt buộc vòng vo tam quốc. Bây giờ như thế này. Từ 4 năm nay, cu DAG đã nghe nói chiến tranh lai rai tại Syrie, giữa quân chính quyền và quân nỗi loạn (đuợc gọi là phiến quân) rồi từ 1 năm nay lại thêm quân khũng bố IS. Rồi cách đây 2 tuần, Nga bắt đầu nhập cuộc ứng cứu chánh quyền Syrie, làm Mỹ chưng hững, vì từ 4 năm nay Mỹ là nước cầm trịch, muốn lật đổ TT Assad của Syrie.

DAG: dạ, tới đây con hiểu rồi. Thế proxy war nó dính dáng gì, hả ôn.

OGT: thì từ từ ôn sẽ giãi thích. Hồi xưa, khi 2 nước đánh lộn với nhau, thì nước nào cũng trực tiếp gởi binh lính, khí tài ra đánh nhau trên chiến trường cho đến khi một bên thua. TD chiến tranh VN. Mỹ và chư hầu (Hàn Quốc, Úc, Phi) gởi trên 1 triệu quân và B52 qua VN dần VC suốt 7 năm trời. Nhưng rốt cuộc thất trận Mỹ phãi ký hiệp định Paris năm 1973. Mỹ đã tóm lược chi phí của cuộc chiến ở VN: tiêu hết 700 tỹ đô. Nhưng một ông khoa học gia người Mỹ đã bảo là chi phí thực sự là 3.000 tỹ đô, khi phãi chi săn sóc các thương bệnh binh. Người ta nói có đến 30% quân nhân Mỹ khi giãi ngũ thì bị hội chứng VN, nghĩa là bệnh tâm thần phãi săn sóc cho đến chết. Nói tóm lại, các cuộc chiến tranh cổ điễn là chiến tranh trực tiếp, với tổn phí người và của rất cao. 

DAG: Mỹ họ biết tốn kém như thế, nhưng tại sao họ lại tiếp tục gây chiến ở Iraq, Afghanistan, ở Lybie, bây giờ lại Syrie. 

OGT: cái này thì cu DAG đi mà hỏi các ông TT Bush, Obama, chứ ôn chịu thua. Nói tóm lại, chiến tranh trực tiếp rất tốn kém, do đó cu Mỹ nhà ta mới nghĩ ra chiến tranh uỹ nhiệm và phương pháp nội soi (như ông đã giãi thích trước đây) để giảm đi chi phí về nhân mạng, và nhất là để tránh rắc rối với LHQ, vì muốn gây hấn với nước nào, phãi xin phép LHQ bằng cách đưa ra các bằng chứng.

DAG: à ra thế. Ôn có thể giãi thích thêm. 

OGT: ừ, nó như thế này. Ta lấy thí dụ Syrie, mà từ 2 tuần nay Mỹ và Nga đang làm rùm beng trước Hội Đồng LHQ. Cách đây 4 năm, Mỹ không thích TT Syrie Bachar Al Assad, muốn lật đổ ông này, được bầu hợp pháp tại một nước có chũ quyền. Lần này, Obama không muốn bắt chước Bush xâm nhập bất hợp pháp Iraq và Afghanistan qua mặt LHQ, nên Obama nghiễng ra một cuộc chiến gián tiếp, thay vì trực tiếp như trước đây, mà ta gọi là proxy war, chiến tranh uỹ nhiệm.

DAG: nó như thế nào Ôn, cái proxy war ấy mà?

OGT: cu DAG thấy trong trò chơi rối nước, cái cần nối với con rối ta gọi là một proxy. Người điều hành từ xa điều khiển con rối theo ý mình. Bây giờ, Mỹ nó tìm một nhóm dân sự ở Iraq, dùng tiền mua chuộc chúng để tổ chức những vụ nỗi loạn chống chánh quyền Assad. 

DAG: và như mọi chánh quyền, trước sự nỗi loạn của nhóm người đối lập này, thì chánh quyền ra tay đàn áp dã man không thương tiếc. Như trong vụ Thiên An Môn, bên TQ.

OGT: đúng thế. Thế là bộ máy tuyên truyền của phương Tây nhảy vô chĩ trích dữ dội  Assad là tên độc tài, đã đàn áp dã man dân nỗi loạn, đã thả bom giết trên 230.000 người, và làm cho 6 triệu người di cư qua châu Âu. Và người ta (mà đứng đàn sau là Mỹ đang xoa tay vui mừng) đòi LHQ cho phép lật đổ Assad, v.v.. Đó là màn dạo đầu, mà chánh phủ VN thường cảnh báo là màn "diễn biến hoà hình" của các nhóm phản động chống phá VN.

DAG: trước đây con nghe nói "diễn biến hoà bình" nhưng không hiểu, bây giờ mới hiểu. Cám ơn Ôn. Rồi sao nữa Ôn, sau màn dạo đầu này. 

OGT: màn tiếp theo là (1) Mỹ tuồn súng đạn tối tân cho dân nỗi loạn, (2) Mỹ bõ ra 500 triệu đô, tuyển chọn 5.000 phiến quân ưu tú gởi qua Thỗ Nhĩ Kỳ và Jordanie để đươc huấn luyện trong thời gian ngắn rồi được trang bị vũ khí tối tân sau đó gởi về lại chiến trường Syrie, (3) Mỹ ký hợp đồng tác chiến với những tỗ chức lính đánh thuê (giống như Right Sector ở Ukraine) gởi về trà trộn với phiến quân Syrie. Tất cả những đám phiến quân và lính đánh thuê, ta có thể coi như là cái cần con rối. Mỹ điều khiển đám quân này từ Iraq. Như vậy, bạn thấy là không có quân lực bộ binh, thũy quân lục chiến Mỹ trực tiếp tham gia trong kiểu chiến tranh uỹ quyền này, toàn là dân Syrie bản địa và lính đánh thuê. 

DAG: thế là con hiểu rồi. Kiểu ném đá dấu tay. Hèn chi LHQ há miệng ngồi ngó, chứ biết làm gì.

OGT: như vậy cu DAG đã hiểu thể nào là proxy war?

DAG: dạ con ngu đần nhưng nghe ông giãi thích kiểu vòng vo tam quốc, nay con ngộ ra rồi. Cám ơn Ôn lắm. Mà hình như ôn có nói chi về nội soi trong cuộc proxy war này phãi không Ôn.

OGT: ừ, Ôn bảo trong cuộc chiến Syrie, Mỹ sữ dụng chiến thuật nội soi, bằng cách sữ dụng những máy bay không người lái (BKL) tiếng Anh là drone. Nghĩa chiếc máy bay này đươc điều khiển từ xa, từ một trung tâm nào đó, không có phi công nằm trên chiếc BKL. Nếu có bị bắn hạ, thì không bị thiệt mạng phi công. BKL được trang bị một camera hồng ngoại lo chuyễn tín hiệu hiện trường về trung tâm xữ lý thông tin. Ngoài ra, BKL còn mang chất nổ và được trang súng ống đạn dược. Nhiệm vụ của drone là truy tìm và diệt địch theo lệnh từ trung tâm. Ở Iraq, Mỹ đã cho áp dụng kiểu chiến tranh này. Xem ra hữu hiệu, nhưng với điều kiện ở mặt đất phải cỏ những tay chĩ điễm (informant) cho BKL biết mục tiêu phãi huỹ diệt, nhưng phãi được lệnh của trung tâm khi trung tâm nhận được hình ảnh của mục tiêu. Khi trung tâm xữ lý hình ảnh được truyền về từ BKL, mới quyết định khữ mục tiêu hay không. BKL chờ đợi lệnh của trung tâm. 

DAG: đúng là tuyệt. Rất khoa học, nhất là trong thời đại kỹ thuật số này áp dụng triệt để tin học.

OGT: nỏi tóm lại, BKL với camera là cái cần nội soi, uỹ nhiệm. Trung tâm xữ lý là tay bác sĩ ra lệnh tìm và diệt. Như vậy, thiệt hại về nhân mạng ít hơn, tốn kém vì chiến tranh cũng được giảm thiểu. Nói tóm lại, Mỹ và Nga cả 2 cu cậu đều áp dụng chiến tranh uỹ quyền ở Syrie. 

DAG: nhưng con nghe nói Mỹ trong 1 năm trời, với 7.200 phi vụ trên lãnh thổ Syrie,  không quân Mỹ không cho ra kết quả ngon lành nào, IS trong thời gian ấy chiếm 3/4 lãnh thỗ Syrie, trong khi Nga thì chỉ 2 tuần là phá hũy khá nhiều cơ sở của IS. Sao vậy Ôn.

OGT: cu DAG cứ xem lại các bài bình luận thì sẽ biết vì sao. Ôn biết như thế này: khi Mỹ hoạt động kiểu proxy war, với phương pháp nội soi, thì ở mặt đất Syrie, Mỹ không cỏ tụi chỉ điểm cho BKL tìm và diệt, còn ở Iraq thì có. Ngược lại, ở Syrie thì Nga có chĩ diểm là quân đội chính quyền Syrie, nên Nga thành công hơn Mỹ. Hiểu chưa?

Coi như ông giãng xong bài học ngày hôm nay. Thôi chào cu DAG.

DAG: dạ con chào và cám ơn Ôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét