Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

CHUYỆN DU HỌC... CHUYỆN NHÂN TÀI

23/10/2016:  Trưa qua chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

CHUYÊN GIÁO DỤC... CHUYỆN NHÂN TÀI...

OGT: cu DAG (Cái đầu gối) ơi. Ra nói chuyện với ông một chút đi
DAG: dạ con đây. Cái chi mà Ôn kêu như giặc vậy!
OGT: giặc chưa thấy tới, mà nữa đêm ông Lạc bên Mỹ gọi về bảo ông ra ngân hàng rút tiền về hết đi, tụi Tàu khựa sắp đánh VN. Nghe như thiệt.
DAG: cái ông em của Ôn cũng tức cười thiệt. Ổng tưởng là bên Mỹ ổng có tin tức chính xác hơn ôn ở đây.
OGT: hôm nay Ôn muốn nhắm lai rai với cu DAG về chuyện các nhân tài VN đang du học, thành tài rồi "một đi là không trở về".',
DAG: cái chuyện này ông lai rai không biết bao nhiêu lần rồi, mà ôn chưa chán hả?
OGT: sao mà chán được. Ôn chưa bao vây con bệnh "du học thành tài không về nước", nói theo giọng điệu các bác sĩ với toa thuốc dài dằng dặc tên thuốc.
DAG: như vậy hôm nay, ôn định kê một tên thuốc phải không?
OGT:  (1) thứ nhất: mấy cái thằng tự xưng là "nhân tài" (hay ai đó gán cho là nhân tài) nói rằng về lại VN chúng không dược đối đãi tử tế về mặt lương bổng, nhà cữa xe cộ đi lai. Chúng bảo rằng ở VN chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế, chúng không được đào tạo chấp nhận tình hình như thế.
DAG: thì chúng nó nói đúng mà: ở VN thì chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế. Con vua thì được làm vua, con thầy chùa đi quét lá đa.
OGT: thì Ôn có nói không có đâu. Vậy ôn hỏi: tụi nó biết là "ở VN chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế." vậy sao chúng vẫn làm đơn xin đi du học, rồi khi chúng nó thành tài chúng không chịu về vì lý do "ở VN chỉ có nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế." Chúng nó tự mình là không lô gic chút nào, thế thôi. Chúng nó xem ra thực sự là loại ngụy biện. Một lớp tự cho là trí thức, nhưng thật sự ngụy biện. Chúng từ chối về VN vì ở ngoại quốc, phần lớn ở Mỹ, chúng được trọng dụng, sống trong một nền dân chủ, vân vân và vân vân. 
DAG: Ai cũng bảo ở Mỹ, thật sự có một nền dân chủ, nên người Mỹ đi khắp năm châu bốn bể phổ biến nên dân chủ made in USA, không kể bắng phương tiện truyền thông mà phần lớn bằng bom đạn.
OGT: hà hà! DAG cũng hùng biện dữ quá ta. Ai cũng  tưởng  Mỹ rất  dân chủ, nhưng đúng ra là "tài chủ", tài là tiền, nghĩa là tiền làm chủ. Bên Mỹ ai có tiền cũng là number One. Bạn thử xem trong quốc hội Mỹ, các nghị sĩ Mỹ, các thượng nghị sĩ Mỹ đều xuất thân từ con nhà giàu, ra trường từ những trường con nhà giàu như Yale, Harvard, ... Do đó, COCC, CCCC thường bị mĩa mai ở VN, thì ở Mỹ đã được áp dụng từ hơn 100 năm nay. Do đó, khi nhìn kỹ thì xã hội Mỹ thiên về tiền rất mạnh và nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế cũng được áp dụng một cách triệt để.
DAG: té ra rứa. Như vậy, đừng mắc công chờ đợi chất xám trở về quê nhà. Coi như là : một đi là không trở về. Buồn !
OGT: (2) bây giờ, ôn qua điểm 2. Điểm này, ít ai để ý đến. Bây giờ, OGT nói ra cho rõ để khỏi mộng tưởng. 
DAG: nó thế nào ông? Chắc là hấp dẫn phải không ôn.
OGT: bây giờ nếu cu DAG vẽ một đường tuyến tính, từ trái qua phải, từ dưới lên trên. Điểm xuất phát từ trái ở dưới đại diện cho mức độ phát triển của thời kỳ trước CM Pháp 1789. Còn điểm từ phải phía trên là đại diện cho mức độ phát triển hiện thời 2016. Con đường nối liền 2 điểm cho thấy sự phát triền khoa học kỹ thuật của thế giới. 
DAG: à, con hiểu ra rồi: Việt Nam ta ở điểm nào đó phía tay trái-dưới, còn Mỹ quốc ở điểm nào phía tay phải-trên, xa nhau khá nhiều. Phía trái-duới ta học làm đinh vít, phía trên-phải Mỹ biết làm phi thuyền không gian.
OGT: không ngờ cu DAG cũng giỏi đó: du học sinh ta, học xong lớp 12, đang ở điểm trái-dưới chưa học làm xong đinh vít, mà đi du học Mỹ đang ở điểm phải-trên nên, nếu là nhân tài, thì có khả năng làm ra phi thuyền, máy bay, tàu lặng.
DAG: như vậy, học thành tài, xuất sắc, kỹ sư Việt Nam có thể tham gia làm phi thuyền, nhưng khi Samsung ở Bắc Ninh yêu cầu cung cấp bù lon đinh vít thỉ KS VN du học Mỹ tịt.
OGT: đúng thế cu DAG. Ôn không bỏ công huấn luyện mày. 
DAG: ôn quá khen. Con còn dốt đặc, chờ ông dùi mài dài dài. 
OGT: nói tóm lại, cu DAG nhớ cho là du học sinh VN thành tài mà không về nước thì cũng chã nên tiếc nuối làm chi, vì cái học của chúng chã xài chi được ở VN. Nên cũng chã coi là chãy máu chất xám làm chi.
DAG: dạ ôn nói chí phải, chí phải.
OGT: cu DAG thấy không, mang danh là trí thức tương lai, nhân tài viễn ảnh mà không biết điều sơ đẵng: là học cái chi mà trong 4-5 năm tới, khi ta truờng, xã hội ta cần đến, thay vì học cái cao siêu mà chưa biết bao giờ ta sẽ ứng dụng. 
DAG: dạ, ông nói đúng: sờ sờ trước mắt mà không thấy, đúng là... (Gọi là gì Ôn?).
OGT: người ta gọi là mù. Hồi thời ông Ngô Đình Diệm, năm 1955, ôn xin đi du học tự túc ở Pháp. Hồ sơ ông xin đi học Nông Nghiệp ở Toulouse. Hồ sơ ôn bị loại, vì bộ QGGD thời ông Diệm, bảo rằng học cái gì VN không có, chứ trong nuớc đã có trường Nông Lâm Súc rồi. Thế là ông nộp hồ sơ xin đi học Điện tữ ở Bordeaux. Thế là êm. 
DAG: như vậy thời Ông Diệm, người ta ở Bộ QGGD khôn hơn bộ GDDT thời nay.
OGT: đúng thế. Vì thời đó làm chi có ngoại tệ phong phú cho phép đi du học dễ dàng. Hồi thời ông, Pháp dành cho VNCH một số tiền franc viện trợ cho du học rất hạn chế. 
DAG: con nghe nói hồi thời VNCH, CP ký với Pháp, Mỹ, và Úc thoã hiệp là du học sinh thành tài thì CP đối tác không được cho du học sinh thành tài ở lại. Phải không Ôn.
OGT: đúng thế. Nhưng qua thời kỳ Thiệu Kỳ, người ta bỏ lơ hiệp định này với Pháp. Nhưng ở Mỹ thì không. Sinh viên thành tài ở Mỹ, vừa dự lễ phát văn bằng xong, thì cãnh sát Mỹ hộ tống sinh viên VN thành tài lên máy bay về nước. Úc và New Zealand cũng thế. 
DAG: ôn còn chuyện chi nói thêm không. Con nghe mấy BFB nói là ông luôn luôn có nhiều điểm để nói mà báo chí ít khi đề cập đến.
OGT: (3) ôn thì ưu tư đủ thứ chuyện. Ôn còn một điểm chót phải thềm trong bài này
DAG: điểm gì thế ôn?
OGT: đó là việc trọng dụng các vị tự xưng là "nhân tài".  Nhân tài là output của giáo dục, nhưng lại là input của lực lượng lao động cho các xí nghiệp hoặc cơ quan công quyền. Nếu output bên này mà không khớp với xu hướng input của bên kia, thì ta gọi là thất nghiệp. Người ta nói hiện có 200.000 sinh viên VN ra trường đang thất nghiệp. Trong khi ấy du học sinh Việt Nam thành tài ở ngoại quốc cũng vào khoảng 100.000. 
DAG: nếu số 100.000 về nước thì số thất nghiệp sẽ lên 300.000 người. Kinh, thật là kinh.
OGT: đây là kết quả của hoạt động NN không có kế hoạch, không có qui hoạch.  Hồi xưa khi ở chế độ CS người ta coi trọng tổ chức có qui hoạch, có kế hoạch, mà người ta gọi là đào tạo "theo địa chỉ", nghĩa là từng năm người ta biết ra bao nhiêu người theo loại nào, và biết sẽ phân công về đâu theo địa chỉ. Bây giờ, ta bỏ CS theo XHCN, theo kinh tế thị trường (KTTT) bảo rằng KTTT sẽ tự dộng điều tiết. Nhưng người ta không biết KTTT giống như đất và trời. Trời mưa vừa phải thì đất có thể thấm lần, nhưng nếu mưa nhiều quá thì đất sẽ ũng nước không tiêu hết sinh ra ngập lụt. 
DAG: nói nôm na: trâu đi tìm cọc, cọc đi tìm trâu, chã hề gặp nhau.
OGT: như vậy, khi nghe báo chí la ó nào là NN không trọng dụng nhân tài, nào là để chảy máu chất xám, xem NN VN như là tội đồ trong việc này. Thật ra, trong việc du học sinh ra nước ngoài học, NN là người bị động, vì NN đâu có biết chúng nó học ngành gì, bao lâu chúng về, chúng về chúng định làm ở đâu, lương bổng nếu tuyển sẽ là bao nhiêu. Bạn thấy là những câu hỏi trên NN mù tịt.
DAG: đúng là NN mù tịt. Mà đã mù tịt thì tịt trả lời luôn.
OGT: vì không trả lời được, nên có cảm tưởng là NN bị mặc cãm.
DAG: bị mặc cãm thế nào ông?
OGT: bị chĩ trích nhiều quá: NN mới nghĩ ra một cách trọng dụng nhân tài rất thô thiễn: NN làm một cái bẫy chuột nhân tài, bằng cách cho vào bẫy a một cái villa, bẫy b một cái ghế giám đốc gì đó không hợp chuyên môn của chuột nhân tài, bẫy c một cộc tiền lương khủng làm buồn lòng mấy con chuột nội.  
DAG: nói tóm lại NN VN xem chuột nhân tài hãi ngoại là những tay tham vật chất, tiền tài, danh vọng, hơn là lý tưởng cống hiến tuổi trễ tài cao cho đất nước.
OGT: gần gần như thế. Đã có lần, OGT đã bảo ở Mỹ không có khái niệm nhân tài như bên ta. Họ có từ elit (tinh hoa) dành cho loại người này. Mỹ họ dựa trên bảng CV, hoặc aptitude test để tuyển người. Sau một thời gian làm việc họ đánh giá nhân viên này có đem lại lợi ích cho công ty hay không (theo từ ngữ tài chính, là chỉ số ROI (tắt chữ return on investment: hoàn vốn đầu tư) tốt hay xấu. Tốt thì tiếp tục, xấu thì xin kiếu. Thay vì cho nhà, cho xe, thì các công ty Mỹ cho những bonus, nghĩa lả một số phiếu cỗ phần ưu đãi của công ty xem như thể hiện tính cách trọng dụng người tài của người Mỹ. Nói tóm lại, sau một thời gian làm việc, công ty xem nhân viên có xài được hay không, công ty có khã năng vắt ra tiền nhân viên hay không (tư bản lả bóc lột mà, tự nguyện và êm ái), từ đó quyết định tiếp tục tuyển hoặc cho nghĩ việc.
DAG: té ra rứa...
OGT: chi cũng "té ra rứa", không có chữ nào khác hơn không
DAG: dạ, con sẽ nghĩ tới
OGT: cuối cùng, du học sinh hãi ngoại hay so sánh mức lương giữa Mỹ và Việt Nam. Ai cũng cho lương VN là bèo. Bên Mỹ dân IT lãnh trung bình 120.000$/năm. Nếu lãnh 70.000$ là coi như sống thoãi mái. OGT có cái thang (Scale) chuyễn đổi sức mua ở Mỹ so với sức mua ở VN. Thang là 1:8. Nếu ở ta là 1 thì ở Mỹ  là 8. Nếu 70.000 ở Mỹ là thoãi mái, thì ở VN là 70.000/8: 8.800$/năm, tính ra mỗi tháng 750$/tháng, nghia là gần 17 triệu VND/tháng. Do đó, nếu ở VN, một anh IT được trã 17 triệu/tháng thì không phãi là bèo nữa. Nếu trả được 30 triệu là coi như là super rồi. 
DAG: như con thấy trên FB: IT Jobs, thì người ta trả từ 750-1.200 $ là ngon rồi, còn than bèo gì nữa.
OGT: dân VN thì chi cũng than mà: nghèo cũng than, mả giàu vừa vừa cũng than, mà đại gia cũng than tuốt.
DAG: còn Ôn, con không thấy ôn than gì cả
OGT: làm sao mày biết. Tao than với Bà thì làm sao mày biết. Thôi chào, Ôn đi ngũ, 12 giờ khuya rồi. 
DAG: chúc Ông ngủ ngon, rồi than với bà trong giấc ngủ.

Duong Quang Thiện 22/10/2016





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét