Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

SUY NGHĨ LTLT: NGƯỜI VIỆT CÓ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC KHÔNG? (PHẦN 2)

26/10/2016 :  Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG

NGƯỜI VIỆT CÓ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC KHÔNG?  (PHẦN 2)


OGT: như đã nói: muốn phát triển đất nước ta phải có 3 yếu tố: (1) rũng rĩnh tiền bạc, (2) có sẵn giới tinh hoa khoa học kỹ thuật và nhân lực thích ứng, và (3) tài nguyên: đất đai, khoáng sản, mõ vàng, mõ sắt... Thế mà VN khách quan mà nói đã mất đi 2 yếu tố quan trọng 1 & 2: khi tiếp thu miền Nam, ngân khố trống rỗng; chiến lợi phẩm không thấy đâu, chỉ thấy thằng cha Thiệu nợ tụi Mỹ 2,8 tỹ đô tiền súng đạn mua từ 1972-1975, và số nợ này VN XHCN phải trả cho Mỹ năm 1993 để có giấy chứng nhận bình thường hóa với Mỹ. Giới tinh miền Năm phần lớn di tản hết qua Mỹ và châu Âu, còn giới tinh hoa miền Bắc thì trốn hết qua Tây Đức hoặc ở lại Nga, như vậy không thể đổ lỗi là NN CS chịu trách nhiệm việc đất nước không thể phát triển. Đúng không cu DAG.

DAG: dạ đúng thế. Mà ôn cũng chã đi xa gì cả. Hình như bị bí OGT chạy vòng vo thì phải.

OGT: cái thằng này, ôn chưa chui vào vòng, sao lại bảo ôn chạy vòng vo. Nếu mình dựa trên 3 yếu tố kể trên, thì đúng là ta không thể phát triển, thì lúc này giới lãnh đạo CS cũng như giới "trí thức mì ăn liền" hiện nay ở VN sẽ có lý phân bua là họ mong muốn phát triển nhưng thời cuộc không cho phép có 3 yếu tố kể trên. Như vậy các nhà chĩ trích NNCS cũng đành câm miệng hến.

DAG: thế bây giờ làm sao ông?

OGT: lại nóng ruột rồi. Bây giờ như thế này: mình đi xem tại sao các nước châu Âu Mỹ, hồi sau cách mạng Pháp  năm 1789, có thể phát triển được, vì nếu so sánh, sau 1789 ở châu Âu Mỹ, thì họ cũng giống như VN sau 1975. Tại sao VN không phát triển được, mà họ phát triển được. Từ đó, ta có thể thấy sự khác biệt để ma suy ra xem ta có khả năng phát triển hay không.

DAG: à ông muốn suy bụng ta ra bụng người. Hay ngược lại.

OGT: bây giờ, ôn hơi dài dòng một chút...hơi dài: ôn phân tích tiến trình phát triển của châu Âu Mỹ từ CM Pháp 1789 rồi từ đó tìm ra có những yếu tố nào thềm ngoài 3 yếu tố kể trên, rồi đem so sánh với VN để đi đến kết luận VN có thể phát triển được hay không.

DAG: ông hay thiệt, ông đi vòng vo: suy bụng người ra sao, rồi đem so bụng ta, tự mình soi mình để biết mình có tài thiệt hay là tài chém gió. Bây giờ ông có thể bắt đầu. Con lót dép hóng diễn văn của ôn đây.

OGT: Chắc cu DAG đã biết cách mạng Pháp năm 1789 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thay thế bởi một chế độ dân chủ. Ở đây, OGT không nói đến dân chủ hay quân chủ. Chuyện của ông nó như thế này: Trong thời kỳ quân chủ ở châu Âu có một sắc tộc bị kỳ thị về mặt tôn giáo: đó là dân Do Thái (DT). Dân châu Âu phần lớn theo Thiên Chúa Giáo nên kỳ thị dân Do Thái vì cái tội giết Chúa Giê Su. Thời ấy, dân DT bị cấm hoạt động một số ngành nghề, ngoại trừ ngành buôn tiền thể hiện bởi việc cho vay nặng lãi. Nghề buôn tiền thời ấy bây giờ ta gọi là ngân hàng. Do đó, ngành ngân hàng ngày nay nằm trong tay người DT như Rothchild, Rockfeller. Thời ấy, một nghề khá thịnh hành mà người DT rất giỏi: đó là nghề cầm đồ. Người ta kể lại: thời nhỏ, Hitler ở Áo hay vay nặng lãi, cầm cố nơi người DT, do thế rất có ác cảm với dân DT. Chính vì vậy, khi lên cầm quyền, Hitler trả thù bằng cách tàn sát người DT. Thời quân chủ chuyên chế, các vua chúa, quí tộc châu Âu hay gây chiến nên khi nào thiếu tiền nuôi quân sĩ, thì họ đi vay tiền nơi người DT. Ngoài ra, người DT ở châu Âu họ có những đội tàu đi qua châu Á mua đũ thứ hàng hoá cung cấp cho giới vua chúa quí tộc châu Âu. Cuối cùng, người DT rất giỏi trong nhiều ngành nghề như: nghệ thuật hội hoạ âm nhạc giáo dục và khoa học kỹ thuật. Những nước nào không cấm những ngành nghề vừa kể trên, thì họ rất nổi trội.

DAG: ôn nói dài quá, nghe mà nóng cả ruột.

OGT; tụi bây đúng là loại "trí thức mì ăn liền", chi cũng đơn giản dễ hiểu dễ chém gió. OGT nói tiếp: Do đó, khi CM Pháp 1789 thành công, thì giới quí tộc trở nên nghèo khó (thật ra họ còn những lâu đài, đất đai, nhưng không có biết khai thác) nên không còn là những người tiêu thụ hàng của người DT, trong ấy có tiền. Người DT có trong tay quá nhiều tiền. Không thể để nằm không. Thế là người DT tự hỏi sao ta không sản xuất hàng hóa bán cho người bình dân, những người nông dân đã đẫy giới quí tộc xuống hố. Dân Pháp thời sau CM 1789 cũng thèm thuồng cuộc sống sang giàu của giới quý tộc. Do đó, có một nhà soạn kịch Pháp tên là Moliere có soạn một vỡ kịch châm biếm nỗi tiếng gọi là Bourgeois gentillhomme (Trưởng giả học làm sang), chê bai dân bần cố nông mà muốn học làm sang kiểu TB như VN ta bây giờ. 

DAG: như vậy, theo con đoán thì tụi DT có tiền, biết khoa học kỹ thuật nên cho lập nhà máy sản xuất hàng hóa cho giới bình dân. Bình dân người nhiếu, quí tộc ít người, nếu sản xuất hằng loạt thì giá rẽ đi đến tay bình dân được, mua nhiều thì thu nhập to. Đúng là dân Do Thái ranh ma quỹ  quyệt.

OGT: sao gọi người ta ranh ma quỹ quyệt. Tụi DT nó lý luận rất lô gic: sau CM 1789, điều quan trọng là lo cho dân nghèo sống hạnh phúc, nên sản xuất cái chi đem lại hạnh phúc cho dân chúng là tốt. Vừa làm cho người ta hạnh phúc vừa làm cho mình giàu thêm thì có chi gọi là ranh ma quỹ quyệt.

DAG: dạ con xin lỗi. Con lý luận kiểu ganh ty, bây giờ ta gọi là kiểu GATO (tắt chữ Ganh Ăn Tức Ở) như phần lớn dân trẽ trâu VN bây giờ. Dạ con đúng là trí thúc mì ăn liền, trí thức GATO. Dạ, con xin mời Ôn tiếp tục.

OGT: Do đó, sau CM 1789, dân châu Âu phát minh ra cuộc CM khoa học kỹ thuật lần thứ nhất (CM 1.0) là chế tạo ra máy hơi nước và điện. Ta gọi là CM 1.0 theo kiểu tin học. Trong thời kỳ này, ngưới ta dùng than đá, kim loại,  sắt thép làm nguyên liệu sản xuất. Còn những người nông dân trước CM 1789 thì trở thành những người công nhân trong các hằm mõ, trong các nhà máy sản xuất, các cô các bà thì vào những dây chuyền lắp ráp...Thế là cuộc đấu tranh giai cấp của CS bắt đầu xãy ra: một bên là giới chủ xưởng nhà máy, một bên là đam công nhân ít học (xuất phát từ nông dân) ....

DAG: dạ mấy chuyện này thì tụi con đã nghe lãi nhãi hoài rồi trong các trường đại học, môn Mac-Lê...

OGT: đúng thế. Dù cho có đấu tranh giai cấp, việc phát triển kinh tế KHKT vẫn tiếp tục đem lại những tiện nghi vật chất cho dân Âu Mỹ.  Người ta chế tạo ra xe hơi, xe lữa, máy bay, tàu thũy, làm cho giao thông ngày càng phát triền. Ta đi đến một cuộc cách mạng thứ 2, CM 2.0, khi chế tạo ra transistor và các công cụ điện tữ. Người ta chế ra những tiên nghi cho gia đình như TV, tủ lạnh, máy giặt. Trong sản xuất, người ta chế tạo những máy móc, thiết bị công cụ làm cho năng suất lao động tăng lên, và theo đó đời sống dân chúng kéo theo lên. 

DAG:  như vậy, ở Âu Mỹ thế là tốt rồi phải không ôn?

OGT: đúng là tốt rồi, ôn có nói sao đâu. Nhưng có một điểm mà người ta ít để ý đến, và không hề nhắc tới là: trong 2 cuộc CM 1.0 và 2.0 : là  sự phát triển  kinh tế KHKT tại các nước Âu Mỹ hướng tới sự hạnh phúc của người dân, nghĩa là người ta sáng chế ra những máy móc thiết bị phụ tùng đem lại những tiện nghi vật chất cho dân chúng. Và trước những đòi hỏi của CNCS, phe TB cũng phải chia bớt những lợi tức chia cho công nhân viên chức: nghĩa là luong bổng ngày càng cao, giờ làm việc ít hơn để dân có thời giờ nghĩ ngơi đi du lịch. 

DAG:  như vậy, ở Âu Mỹ thế là tốt rồi phải không ôn?

OGT: lại cái câu hỏi vô duyên. Lẽ dĩ nhiên dân Âu Mỹ rất bằng lòng với số phận, và mới có dịp khoe với dân khối CS là chĩ có theo TB mới có cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Bây giờ ông hỏi cu DAG:  từ lúc bắt đầu CM 1.0 và CM 2.0 ở Âu Mỹ cho đến 1975, thì VN ta có tham gia vào 2 cuộc CM 1.0 & 2.0 này không?

DAG: thì theo như con biết từ 1945 đến 1975, trong 30 năm, VN phải đánh lộn với Pháp rồi với Mỹ thì có thời giờ đâu mà tham gia CM 1.0 và 2.0. Rồi sau 1975, thằng Mỹ ngang xương cấm vận ta từ 1975-1995, 20 năm liền tù tì thì có cơ hội nào mà phát với triển. 50 năm tách biệt khỏi thế giới KHKT bên ngoàii, thì làm gì có kinh nghiệm phát triển. Như vậy, chưa biết CM 1.0 và 2.0 thì khi mở cữa năm 1996 ta gắp phải CM 3.0 là tin học là CNTT, mà môn này thế giới đã đi trước 20 năm rồi (1975-1995). 

OGT: cu DAG phân tích được đấy. Nghĩa là đến 1996, sau khi Mỹ tháo gỡ cái dây thòng lọng thắt cổ VN, nên VN bắt đầu thở được nên nghĩ đến việc phát triển, chưa nói đến chuyện song song phải hàn gắn vết thương chiến tranh. Như vậy, khi VN lỡ tàu 2 cuộc CM 1.0 và 2.0, còn CM 3.0 thì Âu Mỹ đã hoàn tất, mà VN thì bắt đấu học ABC về tin học, về CNTT, thì khi NN VN, DCSVN hô hào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước với cái bụng đói meo, thì bà con có thấy vô duyên không. 

DAG: dạ, đúng là vô duyên. Nhưng vì triết lý CS bảo là phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên mấy ông lãnh đạo cho copy cái câu ấy rồi past lên các bài diễn văn, không suy nghĩ xem có thể công nghiệp hóa,hiện đại hóa hay không.

OGT: thật ra, nguyên ủy Các Mác đề nghị điện khí hóa rồi công nghiệp hóa, chứ từ hiện đại hóa làm chi mà có. Cho nên, ông Võ Văn Kiệt ông ta bắt đầu cho điện khi hóa qua các thủy điện Sông Đà, Hòa Bình,  và khai  thac dầu khí. với sự giúp đở của LX vì vào lúc những nắm 1980, VN làm gì có kinh nghiệm về thũy điện và dầu khí. Nhưng khi bước vào công nghiệp hóa, kỹ nghệ hóa thì VN không biết gì cả. 

DAG: nói tóm lại tới giờ này, 20 năm sau bình thường hóa với Mỹ, ta chả có kinh nghiệm gì về công nghiệp hóa cả. Ta chỉ là kẻ tiêu thụ (consumer) những tiến bộ KHKT trong thời gian qua của thế giới. Thế giới đã đi quá xa về công nghiệp hóa, nên VN không thể công nghiệp hóa. Chấm hết. CM 3.0 trên thế giới đã chấm dứt, còn ở VN thì mới bắt đầu. 

OGT: Để kết luận, OGT tin chắc là VN không thể công nghiệp hóa được. Còn hiện đại hóa thì nói làm gì. Thấy chưa DAG: OGT đi vòng vo để chứng minh là VN không thể công nghiệp hóa được. Chắc sẽ có một số không bằng lòng.

DUONG QUANG THIEN 26/10//2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét