Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

SUY NGHĨ LTLT: LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI (PHẦN I)

22/10/2016:  Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG:

LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI...


​OGT: ​
Chắc 
​cu DAG ​
đã đọc cái tin: ông P
​hùng​
 X
​uân​
 Nhạ, BT 
​bộ ​
GDDT, và ông 
​TS ​
toán học N
​gô​
 B
​ảo​
 Châu  họp nhau bàn việc thu hút nhân tài
​ phải không?​. Mà đây là thu hút nhân tài đã thành tài ở ngoại quốc. 



​DAG: Dạ, con có đọc​
.
​ Chắc con cũng như Ôn, 

tự hỏi thu hút nhân tài để làm cái mẹ gì thế?  Mà theo bảng tường thuật là hai ông chỉ đá động đến nhân tài cho mãng giãng dạy và nghiên cứu cho các trường "học đại" mà thôi, chứ đâu phải cho xí nghiệp, ...

OGT: Cu DAG đúng là ngớ ngẫn. Thì thu hút nhân tài để cho người ta xài. Bộ GDDT xài.

DAG: thế mà con cứ tưởng là hai người này bàn chuyện thu hút nhân tài cho cả nước: cho các xí nghiệp tư doanh, cho các xí nghiệp FDI, cho các cơ quan NN, cho các tổ chức Đãng...
OGT: có thể nói theo như cu DAG nghĩ, thì nếu thu hút nhân tài cho Bộ GDĐT thì mấy ông đóng cứa bàn vói nhau, việc gì xách nhau lên VietNamNet mà bàn. Đúng là khó hiểu, mấy cha nội này.

DAG: thôi thì ông cháu ta tạm xem như hai ông này bàn giùm chuyện cho tất cả mọi người: 
cho cả nước: cho các xí nghiệp tư doanh, cho các xí nghiệp FDI, cho các cơ quan NN, cho tổ chức Đãng... 


OGT: nói như vậy cũng không được. Nhưng hai ông ấy lấy tư cách gì mà bàn chuyện của thiên hạ. Rồi ổng tính tiền tư vấn thế nào đây, nhất là cái ông Châu là người ăn lương của ĐH Mỹ. Bây giờ, ta tạm cho 2 ông này, không ai mời mà thày lay, tào lao bàn chuyện của thiên hạ
​: của phòng tổ chức nhân sự của các công ty, của bộ Nội Vụ, của phòng Tổ Chức Đãng, v.v..



DAG: thôi Ôn vào đề cho. Bạn đọc BFB đang sốt ruột muốn nghe ông bàn đây.



OGT: thì ta tiếp tục. Khi nói đến tuyển dụng, thì ở ngoại quốc khi nào cần tuyển, người ta chỉ cần đăng lên báo cho biết tuyển bao nhiêu vào chức vụ gì, lương bao nhiêu, bắng cấp gì... Người kiếm việc làm thì chỉ cần đọc báo hằng ngày để tìm ra nơi cần người. Khi xin việc ai cũng biết là bao giờ cũng thủ sẵn một hồ sơ goi là CV, tắt chữ curriculum vitae. Trong ấy nhà tuyển dụng tìm thấy những thông tìn của ứng viên về ngành nghề, tốt nghiệp đâu ra, đi làm gì chưa, giấy xác nhận của các công ty cũ, v.v..



DAG: như vậy ở xứ người ta không có công thức: nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế, phải không ông.



OGT: vì là tính cách rất dân chũ, công bằng và minh bạch của nước người ta, nên ở đó không có công thức chết tiệt kể trên. Do đó, mấy cái cậu du học sinh VN thành tài dựa vào cái công thức kể trên để mà từ chối về nước.



DAG: vậy bây giờ làm sao. Cái công thức này ăn sâu vào tiềm thức con người VN rồi, khó tẩy lắm. Khó khó lắm ông ơi?



OGT: người VN có cái hay: là chưa làm gì cả mà đã kêu ca là khó, rất khó, cho nên cách đây 20 năm khi TP HCM phát động phong trào cải cách hành chánh ở quận huyện bằng tin học, tới giờ này vẫn làm chưa xong, trừ ra ông khi làm cho huyện Bình Chánh chỉ trong một năm là xong. Khi ông Đinh Lang Thang vừa nhậm chức thì lại bảo TP HCM phải tin học hóa cải cách hành chính sau khi ông Lê Mạnh Hà, PCT cũ, đã thất bại, nhảy lên TW, ở đây ông Hà này lại kêu gào tin học hóa. Sau đó, OGT nghiệm ra rằng: một người BFB của ông, một ông giáo làng về hưu ở ngoài Bắc, dạy cho ông một câu: "Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn". Do đó, các bạn có thể kết luận, chuyện bạn xem ra là dễ, nhưng khi đi vào thực hiện với các cán bộ NN, thì rất là khó vì cái công thức vui tỉnh kề  trên... 



DAG: "
Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".
​ Hay, hay! Ôn có cái câu nhớ đời hay qua. Con sẽ thực hành ngay.

OGT: thôi thôi đừng có giỡn. Ở nước người ta, cần người thì đăng báo mà tuyển. Chứ chả ai bày trò bàn bạc, vô duyên trên báo chí truyền hình như các ông Nhạ Châu. Khi một tổ chức nào cần người thì người ta cho lên báo cho biết loại nhân viên nào, bằng cấp gì, lương bổng thỏa thuận bao nhiêu và những quyền lợi khác như BHYT, quỹ hưu bổng, số ngày nghỉ v.v... Trên FB của ôn, có một site tên là "IT Jobs" chuyên rao tuyển nhân viên tin học IT đủ loại. Ở Pháp, người ta ấn định một ngày nào đó để các công sở tuyển nhân viên. Hình như trong tháng 10 hằng năm thì phải. Yêu cầu người cũng như điều kiện xét tuyển đều công khai. Và người trúng tuyền sẽ biết mình sẽ đi làm ở đâu, chỉ số lương bao nhiêu, và người trực tiếp sếp mình là ai, công việc mình sẽ là gì. 

DAG: nếu làm như vậy thì có khó chi đâu. Đơn giản, dân chủ, công bằng. minh bạch và văn minh.

OGT: thì ông đã bảo VN hay ở chỗ: 
"
Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".

DAG: nếu thế thì con bó tay.

OGT: cái chi mà bó tay và không bó tay. Cái chi cũng có thể giãi quyết, không có chuyện bó tay. Để ông kề cho nghe một câu chuyện ông tuyển nhân viên thảo chương (bây giờ là lập trình viên) cho phòng điện toán IBM của bộ tổng tham mưu quân đội VNCH năm 1967. Hồi 1966, IBM ký được hợp đồng cho thuê máy IBM 360 tối tân nhất cho Quân đội VNCH để quản lý 1 triệu quân. Vấn đề là phải có một đội ngủ lập trinh viên và điều hành viên. Và phải tin học hoá xong trong 1 năm. Mà thời ấy, đại học ở Pháp cũng như ở VN đâu có biết chi về tin học mà đào tạo KS tin học, hoặc lập trình viên.

DAG: như vậy chuyện của ông đâu phãi là chuyện dễ để làm khó mà thật sự là chuyện khó. Ông có làm khó tụi quân đội vòi tiền không?

OGT: ngồi đó mà làm khó tụi quân đội. Thời ấy, IBM cho thuê máy trả tiền thuê hằng tháng. Từ khi đặt mua, cho tới khi nhận máy là 12 tháng. Trong thời gian này, phía IBM phải có phận sự đào tạo nhân viên, phân tich thiết kế hệ thống, viết rồi thữ chuong trình, máy về là tất cã các chương trình phải xong hết chạy liền. Không có lý do trễ nải. Nếu không xong thì tụi quân đội hoặc khách hàng trả máy lại, đòi bồi thường. Không cỏ chuyện thông cãm, lót tay cho qua đâu. 

DAG: căng thiệt phải không ôn. Ôn giải quyết thế nào. Chắc là ôn đau đầu lắm phải không? 

OGT: ở IBM họ quen đào tạo LTV, nên ôn phải học đào tạo LTV, mà bằng tiếng Việt. Trước khi đào tạo, IBM cho qua trắc nghiệm trong 2 tiếng. Thế là ông phải tự đào tạo LTV trong 3 tháng vào buỗi tối tại bộ tổng tham mưu quân đội VNCH.

DAG: thế ôn lấy người đâu mà trắc nghiệm rồi đào tạo.

OGT: rất đơn giản. Ôn lên quân trường Quang Trung, nơi đào tạo sĩ quan quân đội VNCH. Ông yêu cầu cho trắc nghiệm lớp sĩ quan sắp ra trường. Theo nguyên tắc, sĩ quan nào đậu khoá LTV thì sẽ khỏi đi tác chiến.

DAG: thế là ôn kẹt rồi. Nhiều người sẽ tìm ôn xin cho đậu.

OGT: đúng thế. Nhưng ông từ chối mọi tiếp xúc trước kỳ thi. Nhưng việc trớ trêu là ông không thể không gặp mạ ông và thằng em trai đang học trên Quang Trung.

DAG: thế là ôn kẹt với má ông rồi. Chắc là má ông xin điểm cho ông em, để được theo học, khỏi đi tác chiến.

OGT: sao cu DAG đoán giỏi thế. Mạ ôn bảo: nghe nó ngày mai mày chấm thi gì đó trên Quang Trung. Mày cho em mày đậu, cho nó khỏi đi tác chiến.

DAG: ôn trả lời sao?

OGT: thì trả lời sao nữa. Ôn bảo: nếu nó giỏi thì nó theo học IBM, nếu nó dốt thì đi tác chiến. Mạ ông mắng ôn: tổ cha mầy, mất công cho mầy đi tây, rồi bây giờ chi cũng nguyên tắc. Thế là giận lên, thằng em mới nói với bà má: dạ anh Thiện nói đúng đó mạ. Con dở thì con đi tác chiến, có chi đâu mà lo.

DAG: sau đó thì sao. 

OGT: thì bà má giận vài ngày rồi thôi. Cỏn ở Quang Trung, ông cho thi 500 người trong một lượt, ăn trưa tại chỗ, chờ ông chấm thi xong, lên danh sách rồi tuyên bố kết quả. Ông chỉ lấy 30 người. Ông làm 2 bảng. Ông giữ một bảng. Bãng kia ông đưa cho viên chĩ huy trưởng, và dặn ông ta trước mọi người: tôi tự thân đứng lớp theo danh sách này. Nếu ông mà tráo chỉ một người thì tôi cũng sẽ từ chối dạy và tin học hoá trung tâm.

DAG: ôn ghê thiệt. 

OGT: có chi mà ghê. Sau đó, mọi việc chạy suông sẽ. Việc tin học hoá trung tâm thành công, và cuối cùng quân đội tặng một huân chương. Cái vui là: khi quân đội CM tiếp thu trung tâm điện toán thì hồ sơ trung tâm đầy hình ảnh ông làm việc với đám LTV vả việc Ôn nhận huân chương. Cái kỳ cục nhất là quân đội CM họ tiếp thu một hệ thống điện toán tối tân nhất thế giới, mà họ không tìm cách sữ dụng, họ để cho tàn tạ. Không chịu đào tạo LTV để sử dụng máy. Chả hiểu họ muốn gì.

DAG: như vậy, qua câu chuyện của ôn, thì đào tạo cho đúng đắn công tâm thì trước sau gì cũng có kết quả, cần gì mà vọng ngoại.

OGT: đúng thế. Cứ xem tụi LX. Sau thế chiến 2, tụi Mỹ in trí là LX không theo kịp KHKT của Mỹ. Nhưng chỉ một năm sau vụ Mỹ thả bom Nagasaki, thì LX cũng có bom nguyên tữ trước sự ngở ngàng của Mỹ. Hồi thời chiến tranh lạnh, các toà đại sứ LX được lệnh là mua tất cả các tài liệu KHKT và kinh tế và chuyền về LX theo va li ngoại giao. Như vậy, các nhà nghiên cứu ở các viện đại học LX đều theo kịp các tiến bộ của Mỹ và châu Âu. 

DAG: nhưng sao LX thua Âu Mỹ về mặt kinh tế. 

OGT : đúng là họ thua về mặt kinh tế, nhưng đỏ là một lựa chọn lô gic của họ, mà bà má ông gọi là liệu cơm mà gắp mắm. Sau thế chiến 2, ai cũng biết Mỹ giàu đâu có tỗn thất chiến tranh, còn LX với tổn thất 27 triệu người, phải hàn gắn vết thương, và phải lo việc xây dựng nhà cữa, giao thông, y tế, giáo dục, tất cả miễn phí, thì lấy tiền đâu đầu tư những xa xỉ xã hội. Rồi Mỹ cấm vận suốt nhiều thập niên. VN đã nếm mùi cấm vận 20 năm của Mỹ thì cũng đã ngấm đòn biết thế nào rồi.

DAG: Ôn kết luận thế nào về việc thu hút nhân tài.

OGT: Làm sao biết người mình tuyển vào là nhân tài. Nói hơi to tác. Này, chắc là nghe nói ngành Marketing mà ta gọi là Tiếp thị. Cu DAG biết người ta làm gí ở Marketing không?

DAG: dạ không. Môn này liên quan đến kinh tế, đến xí nghiệp thì có dính dáng vì với giáo dục. Nên con chả tìm hiểu.

OGT: thế cu DAG có biết nguyên lý IPO (Input-Process-Output) bên tin học không? 

DAG: dạ cũng không. Môn tin học là tin học, dính dáng gì với giáo dục ta đang bàn.

OGT: Hay ta, cu DAG té ra cũng dốt giống lãnh đạo của ta.

DAG: dạ đúng là con dốt, còn lãnh đạo nhà ta sao ông lại gọi họ dốt.

OGT: bây giờ ông giãi thích: có biết nguyên lý IPO bên tin học không? theo nguyên lý này là nếu ta muốn ắn bánh xèo (bánh khoái), coi như là output, thì trước tiên ta phải biết nguyên liệu nào cần đến ở đầu vào, nghĩa là Input. Và khi có nguyên liệu thì ta phải biết bí quyết cho biết trình tự đổ bánh.Ta gọi bí quyết là Process. Như vậy anh lập trình viên tin học, khi muốn viết một chương trình thì phải biết qua các thành phần I, O, P hoạt động thế nào để cho ra O. Còn bên marketing thì người ta muốn sản xuất mặt hàng gì (O) thì bộ phận marketing phải nghiên cứu ở phòng thí nghiệm hoặc thực địa những thành phần I gì và P ra sao. I và P tùy thuộc vào O. Bây giờ cu DAG biết marketing, và IPO là gì chưa?

DAG: con ngu, nhưng không đến nỗi ngu quá sức mà không hiểu. 

OGT: như vậy lãnh đạo giáo dục giỏi hơn cu DAG  thì chắc là hiểu marketing và IPO là gì. Điểm quan trọng tiếp theo: là bộ GDĐT đừng có mặc cảm khi phải xem mình là một xí nghiệp theo nguyên lý IPO và tiếp thị. 

DAG: nghĩa là thế nào Ôn?

OGT: nghĩa là bộ GDĐT phải là một xí nghiệp làm ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà giáo dục không thích được xem lả những nhà sản xuất kinh doanh, nhưng thực chất, học sinh sinh viên khi vào học thì bộ nảo họ là nguyên liệu đầu vào, các sách và giáo trình cũng là nguyên liệu đầu vào, phần I. Khi họ thi xong thì coi như là sản phẩm hoàn tất, phần O. Cuối cùng giáo viên là thành phần P, họ nhào nặn đầu óc học sinh sinh viên theo một qui trình nào đó. P.
​ Nói cách khác, bộ Giáo Dục là công trường khổng lồ mà sản phẩm đầu ra là các "nhân tài" ta đang tìm kiềm.

DAG: hà hà bộ QGGD là tác nhân đào tạo "nhân tài" mà bây giờ họ lại đi "đãi cát tìm nhân tài". Thiệt là khó hiểu. ​

OGT: có chi mà khó hiểu. Theo nguyên tắc marketing, thì xí nghiệp phãi biết đầu ra O là  gì, nghĩa là biết nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của từng lớp nhà tiêu thụ, theo thời gian, theo thời vụ. Như vậy, nếu các đại học biết làm marketing (họ có dạy, nhưng họ lại không biết ứng dụng cho họ) theo nhu cầu của từng ngành nghề trong toàn xã hội theo thời gian, và họ đào tạo "nhân tài" khớp với nhu cầu, thì lúc ấy làm chi có thất nghiệp.

DAG: bộ GDĐT đời nào chịu coi mình là một xí nghiệp, tầm thường hoá quá vai trò của Bộ GDĐT. Từ trước đến giờ tự cho mình một nhiệm vụ rất cao cả, rất thiêng liêng, chứ không hèn mọn của một tay buôn bán.

OGT: đúng thế. Bộ không bao giờ muốn đứng ngang hàng với con buôn, sợ trước sau gì cũng dính tới tiền. Nhưng theo hiện tình, thì giáo giới dính tới tiền nặng quá rồi. Hồi xưa, miền Nam giáo giới rất hãnh diện là sống thanh bạch, là nghề nghèo nhưng ai cũng quí trọng. Còn bây giờ... thì ông cho đại học là một tên lừa đảo đại gia...

DAG: ôn nói...nói cái... chi thế? Lừa đảo đại gia... đại học? Ôn nói chi mà nặng thế.

OGT: cái chi mà nặng. Này, nghe cho rõ... nếu con là tay sản xuất ra hàng hoá đem ra bán thì con phải làm gì nào: (1) mua nguyên liệu; (2) có nhà xưởng; (3) phải thuê công nhân; (4) có công thức sản xuất; (5) có kho bãi, xe vận chuyễn; v.v.. như vậy, con phải có tiền trước bỏ ra mới có sản phẫm. Rồi phải có bộ phận phân phối hàng. Nói tóm lại, từ lúc sản xuất đến khi bán hàng con phải ứng tiền trước rồi mới bán hàng thu tiền lại. 

DAG: lẽ dĩ nhiên,bao giờ cũng ứng tiền trước thu tiền sau, với điều kiện hàng tốt bán chạy. Nếu hàng xấu, thì lỗ chổng vó. 

OGT: bây giờ, ta xem Bộ GDĐT thì sao: (1) sinh viên được cho vào học, trã tiền vào lúc nhập học, được xem như là sản phẩm chưa hoàn mà đã trã tiền "sản xuất" (đào tạo) rồi. Trái với nguyên tắc buôn bán : tiền trao cháo múc. Ở đây tiền trao mà cháo chưa nấu xong. (2) tiếp đến đào tạo, không biết các kiến thức đào tạo có phù hợp với nguyện vọng của người sữ dụng là xí nghiệp và các cơ quan. Nghĩa là chất lượng rất mơ hồ khó kiễm chứng; (3) đến khi ra trường, người thành tài không đáp ứng kiến thức cần thiết của xí nghiệp, nên xí nghiệp từ chối tuyển dụng, và là thất nghiệp. Nghe nói có đến 300.000 người ra trường hiện thất nghiệp, thế mà hai ông Nhạ Châu bàn chuyện chọn hiền tài từ nước ngoài về, chứng tỏ họ không sàn sẫy ra được người hiền từ đám thất nghiệp trong nước.

Để kết luận, đại học lấy tiền trước khi đào tạo, bây giờ họ cho ra một loại sản phẩm thiếu phẩm chất, không tiêu thụ được. Như vậy, không lừa đảo thì là chi vậy?

DAG: phân tích như ông, thì là đúng như vậy. Nhưng gán cho đại học là lừa đảo thì con thấy hơi nặng. Nhưng bây giờ, ông có giải pháp gì cho giáo dục hay không?

OGT: muốn tìm ra một giãi pháp thì cũng có, nhưng người ta có chịu nghe theo không?

DAG: chắc là không nghe đâu. 

OGT: thôi thì hẹn ngày khác nhé.

DAG: dạ, con chào ông. Hẹn ngày ông cho một giãi Pháp.

DUONG QUANG THIỆN  22/10/2016








22/10/2016:  Chiều

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG:

LÀM THẾ NÀO KIẾM RA HIỀN TÀI...


​OGT: ​
Chắc 
​cu DAG ​
đã đọc cái tin: ông P
​hùng​
 X
​uân​
 Nhạ, BT 
​bộ ​
GDDT, và ông 
​TS ​
toán học N
​gô​
 B
​ảo​
 Châu  họp nhau bàn việc thu hút nhân tài
​ phải không?​. Mà đây là thu hút nhân tài đã thành tài ở ngoại quốc. 



​DAG: Dạ, con có đọc​
.
​ Chắc con cũng như Ôn, 

tự hỏi thu hút nhân tài để làm cái mẹ gì thế?  Mà theo bảng tường thuật là hai ông chỉ đá động đến nhân tài cho mãng giãng dạy và nghiên cứu cho các trường "học đại" mà thôi, chứ đâu phải cho xí nghiệp, ...

OGT: Cu DAG đúng là ngớ ngẫn. Thì thu hút nhân tài để cho người ta xài. Bộ GDDT xài.

DAG: thế mà con cứ tưởng là hai người này bàn chuyện thu hút nhân tài cho cả nước: cho các xí nghiệp tư doanh, cho các xí nghiệp FDI, cho các cơ quan NN, cho các tổ chức Đãng...
OGT: có thể nói theo như cu DAG nghĩ, thì nếu thu hút nhân tài cho Bộ GDĐT thì mấy ông đóng cứa bàn vói nhau, việc gì xách nhau lên VietNamNet mà bàn. Đúng là khó hiểu, mấy cha nội này.

DAG: thôi thì ông cháu ta tạm xem như hai ông này bàn giùm chuyện cho tất cả mọi người: 
cho cả nước: cho các xí nghiệp tư doanh, cho các xí nghiệp FDI, cho các cơ quan NN, cho tổ chức Đãng... 


OGT: nói như vậy cũng không được. Nhưng hai ông ấy lấy tư cách gì mà bàn chuyện của thiên hạ. Rồi ổng tính tiền tư vấn thế nào đây, nhất là cái ông Châu là người ăn lương của ĐH Mỹ. Bây giờ, ta tạm cho 2 ông này, không ai mời mà thày lay, tào lao bàn chuyện của thiên hạ
​: của phòng tổ chức nhân sự của các công ty, của bộ Nội Vụ, của phòng Tổ Chức Đãng, v.v..



DAG: thôi Ôn vào đề cho. Bạn đọc BFB đang sốt ruột muốn nghe ông bàn đây.



OGT: thì ta tiếp tục. Khi nói đến tuyển dụng, thì ở ngoại quốc khi nào cần tuyển, người ta chỉ cần đăng lên báo cho biết tuyển bao nhiêu vào chức vụ gì, lương bao nhiêu, bắng cấp gì... Người kiếm việc làm thì chỉ cần đọc báo hằng ngày để tìm ra nơi cần người. Khi xin việc ai cũng biết là bao giờ cũng thủ sẵn một hồ sơ goi là CV, tắt chữ curriculum vitae. Trong ấy nhà tuyển dụng tìm thấy những thông tìn của ứng viên về ngành nghề, tốt nghiệp đâu ra, đi làm gì chưa, giấy xác nhận của các công ty cũ, v.v..



DAG: như vậy ở xứ người ta không có công thức: nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế, phải không ông.



OGT: vì là tính cách rất dân chũ, công bằng và minh bạch của nước người ta, nên ở đó không có công thức chết tiệt kể trên. Do đó, mấy cái cậu du học sinh VN thành tài dựa vào cái công thức kể trên để mà từ chối về nước.



DAG: vậy bây giờ làm sao. Cái công thức này ăn sâu vào tiềm thức con người VN rồi, khó tẩy lắm. Khó khó lắm ông ơi?



OGT: người VN có cái hay: là chưa làm gì cả mà đã kêu ca là khó, rất khó, cho nên cách đây 20 năm khi TP HCM phát động phong trào cải cách hành chánh ở quận huyện bằng tin học, tới giờ này vẫn làm chưa xong, trừ ra ông khi làm cho huyện Bình Chánh chỉ trong một năm là xong. Khi ông Đinh Lang Thang vừa nhậm chức thì lại bảo TP HCM phải tin học hóa cải cách hành chính sau khi ông Lê Mạnh Hà, PCT cũ, đã thất bại, nhảy lên TW, ở đây ông Hà này lại kêu gào tin học hóa. Sau đó, OGT nghiệm ra rằng: một người BFB của ông, một ông giáo làng về hưu ở ngoài Bắc, dạy cho ông một câu: "Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn". Do đó, các bạn có thể kết luận, chuyện bạn xem ra là dễ, nhưng khi đi vào thực hiện với các cán bộ NN, thì rất là khó vì cái công thức vui tỉnh kề  trên... 



DAG: "
Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".
​ Hay, hay! Ôn có cái câu nhớ đời hay qua. Con sẽ thực hành ngay.

OGT: thôi thôi đừng có giỡn. Ở nước người ta, cần người thì đăng báo mà tuyển. Chứ chả ai bày trò bàn bạc, vô duyên trên báo chí truyền hình như các ông Nhạ Châu. Khi một tổ chức nào cần người thì người ta cho lên báo cho biết loại nhân viên nào, bằng cấp gì, lương bổng thỏa thuận bao nhiêu và những quyền lợi khác như BHYT, quỹ hưu bổng, số ngày nghỉ v.v... Trên FB của ôn, có một site tên là "IT Jobs" chuyên rao tuyển nhân viên tin học IT đủ loại. Ở Pháp, người ta ấn định một ngày nào đó để các công sở tuyển nhân viên. Hình như trong tháng 10 hằng năm thì phải. Yêu cầu người cũng như điều kiện xét tuyển đều công khai. Và người trúng tuyền sẽ biết mình sẽ đi làm ở đâu, chỉ số lương bao nhiêu, và người trực tiếp sếp mình là ai, công việc mình sẽ là gì. 

DAG: nếu làm như vậy thì có khó chi đâu. Đơn giản, dân chủ, công bằng. minh bạch và văn minh.

OGT: thì ông đã bảo VN hay ở chỗ: 
"
Chuyện dễ không làm khó, lấy chó mà ăn".

DAG: nếu thế thì con bó tay.

OGT: cái chi mà bó tay và không bó tay. Cái chi cũng có thể giãi quyết, không có chuyện bó tay. Để ông kề cho nghe một câu chuyện ông tuyển nhân viên thảo chương (bây giờ là lập trình viên) cho phòng điện toán IBM của bộ tổng tham mưu quân đội VNCH năm 1967. Hồi 1966, IBM ký được hợp đồng cho thuê máy IBM 360 tối tân nhất cho Quân đội VNCH để quản lý 1 triệu quân. Vấn đề là phải có một đội ngủ lập trinh viên và điều hành viên. Và phải tin học hoá xong trong 1 năm. Mà thời ấy, đại học ở Pháp cũng như ở VN đâu có biết chi về tin học mà đào tạo KS tin học, hoặc lập trình viên.

DAG: như vậy chuyện của ông đâu phãi là chuyện dễ để làm khó mà thật sự là chuyện khó. Ông có làm khó tụi quân đội vòi tiền không?

OGT: ngồi đó mà làm khó tụi quân đội. Thời ấy, IBM cho thuê máy trả tiền thuê hằng tháng. Từ khi đặt mua, cho tới khi nhận máy là 12 tháng. Trong thời gian này, phía IBM phải có phận sự đào tạo nhân viên, phân tich thiết kế hệ thống, viết rồi thữ chuong trình, máy về là tất cã các chương trình phải xong hết chạy liền. Không có lý do trễ nải. Nếu không xong thì tụi quân đội hoặc khách hàng trả máy lại, đòi bồi thường. Không cỏ chuyện thông cãm, lót tay cho qua đâu. 

DAG: căng thiệt phải không ôn. Ôn giải quyết thế nào. Chắc là ôn đau đầu lắm phải không? 

OGT: ở IBM họ quen đào tạo LTV, nên ôn phải học đào tạo LTV, mà bằng tiếng Việt. Trước khi đào tạo, IBM cho qua trắc nghiệm trong 2 tiếng. Thế là ông phải tự đào tạo LTV trong 3 tháng vào buỗi tối tại bộ tổng tham mưu quân đội VNCH.

DAG: thế ôn lấy người đâu mà trắc nghiệm rồi đào tạo.

OGT: rất đơn giản. Ôn lên quân trường Quang Trung, nơi đào tạo sĩ quan quân đội VNCH. Ông yêu cầu cho trắc nghiệm lớp sĩ quan sắp ra trường. Theo nguyên tắc, sĩ quan nào đậu khoá LTV thì sẽ khỏi đi tác chiến.

DAG: thế là ôn kẹt rồi. Nhiều người sẽ tìm ôn xin cho đậu.

OGT: đúng thế. Nhưng ông từ chối mọi tiếp xúc trước kỳ thi. Nhưng việc trớ trêu là ông không thể không gặp mạ ông và thằng em trai đang học trên Quang Trung.

DAG: thế là ôn kẹt với má ông rồi. Chắc là má ông xin điểm cho ông em, để được theo học, khỏi đi tác chiến.

OGT: sao cu DAG đoán giỏi thế. Mạ ôn bảo: nghe nó ngày mai mày chấm thi gì đó trên Quang Trung. Mày cho em mày đậu, cho nó khỏi đi tác chiến.

DAG: ôn trả lời sao?

OGT: thì trả lời sao nữa. Ôn bảo: nếu nó giỏi thì nó theo học IBM, nếu nó dốt thì đi tác chiến. Mạ ông mắng ôn: tổ cha mầy, mất công cho mầy đi tây, rồi bây giờ chi cũng nguyên tắc. Thế là giận lên, thằng em mới nói với bà má: dạ anh Thiện nói đúng đó mạ. Con dở thì con đi tác chiến, có chi đâu mà lo.

DAG: sau đó thì sao. 

OGT: thì bà má giận vài ngày rồi thôi. Cỏn ở Quang Trung, ông cho thi 500 người trong một lượt, ăn trưa tại chỗ, chờ ông chấm thi xong, lên danh sách rồi tuyên bố kết quả. Ông chỉ lấy 30 người. Ông làm 2 bảng. Ông giữ một bảng. Bãng kia ông đưa cho viên chĩ huy trưởng, và dặn ông ta trước mọi người: tôi tự thân đứng lớp theo danh sách này. Nếu ông mà tráo chỉ một người thì tôi cũng sẽ từ chối dạy và tin học hoá trung tâm.

DAG: ôn ghê thiệt. 

OGT: có chi mà ghê. Sau đó, mọi việc chạy suông sẽ. Việc tin học hoá trung tâm thành công, và cuối cùng quân đội tặng một huân chương. Cái vui là: khi quân đội CM tiếp thu trung tâm điện toán thì hồ sơ trung tâm đầy hình ảnh ông làm việc với đám LTV vả việc Ôn nhận huân chương. Cái kỳ cục nhất là quân đội CM họ tiếp thu một hệ thống điện toán tối tân nhất thế giới, mà họ không tìm cách sữ dụng, họ để cho tàn tạ. Không chịu đào tạo LTV để sử dụng máy. Chả hiểu họ muốn gì.

DAG: như vậy, qua câu chuyện của ôn, thì đào tạo cho đúng đắn công tâm thì trước sau gì cũng có kết quả, cần gì mà vọng ngoại.

OGT: đúng thế. Cứ xem tụi LX. Sau thế chiến 2, tụi Mỹ in trí là LX không theo kịp KHKT của Mỹ. Nhưng chỉ một năm sau vụ Mỹ thả bom Nagasaki, thì LX cũng có bom nguyên tữ trước sự ngở ngàng của Mỹ. Hồi thời chiến tranh lạnh, các toà đại sứ LX được lệnh là mua tất cả các tài liệu KHKT và kinh tế và chuyền về LX theo va li ngoại giao. Như vậy, các nhà nghiên cứu ở các viện đại học LX đều theo kịp các tiến bộ của Mỹ và châu Âu. 

DAG: nhưng sao LX thua Âu Mỹ về mặt kinh tế. 

OGT : đúng là họ thua về mặt kinh tế, nhưng đỏ là một lựa chọn lô gic của họ, mà bà má ông gọi là liệu cơm mà gắp mắm. Sau thế chiến 2, ai cũng biết Mỹ giàu đâu có tỗn thất chiến tranh, còn LX với tổn thất 27 triệu người, phải hàn gắn vết thương, và phải lo việc xây dựng nhà cữa, giao thông, y tế, giáo dục, tất cả miễn phí, thì lấy tiền đâu đầu tư những xa xỉ xã hội. Rồi Mỹ cấm vận suốt nhiều thập niên. VN đã nếm mùi cấm vận 20 năm của Mỹ thì cũng đã ngấm đòn biết thế nào rồi.

DAG: Ôn kết luận thế nào về việc thu hút nhân tài.

OGT: Làm sao biết người mình tuyển vào là nhân tài. Nói hơi to tác. Này, chắc là nghe nói ngành Marketing mà ta gọi là Tiếp thị. Cu DAG biết người ta làm gí ở Marketing không?

DAG: dạ không. Môn này liên quan đến kinh tế, đến xí nghiệp thì có dính dáng vì với giáo dục. Nên con chả tìm hiểu.

OGT: thế cu DAG có biết nguyên lý IPO (Input-Process-Output) bên tin học không? 

DAG: dạ cũng không. Môn tin học là tin học, dính dáng gì với giáo dục ta đang bàn.

OGT: Hay ta, cu DAG té ra cũng dốt giống lãnh đạo của ta.

DAG: dạ đúng là con dốt, còn lãnh đạo nhà ta sao ông lại gọi họ dốt.

OGT: bây giờ ông giãi thích: có biết nguyên lý IPO bên tin học không? theo nguyên lý này là nếu ta muốn ắn bánh xèo (bánh khoái), coi như là output, thì trước tiên ta phải biết nguyên liệu nào cần đến ở đầu vào, nghĩa là Input. Và khi có nguyên liệu thì ta phải biết bí quyết cho biết trình tự đổ bánh.Ta gọi bí quyết là Process. Như vậy anh lập trình viên tin học, khi muốn viết một chương trình thì phải biết qua các thành phần I, O, P hoạt động thế nào để cho ra O. Còn bên marketing thì người ta muốn sản xuất mặt hàng gì (O) thì bộ phận marketing phải nghiên cứu ở phòng thí nghiệm hoặc thực địa những thành phần I gì và P ra sao. I và P tùy thuộc vào O. Bây giờ cu DAG biết marketing, và IPO là gì chưa?

DAG: con ngu, nhưng không đến nỗi ngu quá sức mà không hiểu. 

OGT: như vậy lãnh đạo giáo dục giỏi hơn cu DAG  thì chắc là hiểu marketing và IPO là gì. Điểm quan trọng tiếp theo: là bộ GDĐT đừng có mặc cảm khi phải xem mình là một xí nghiệp theo nguyên lý IPO và tiếp thị. 

DAG: nghĩa là thế nào Ôn?

OGT: nghĩa là bộ GDĐT phải là một xí nghiệp làm ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà giáo dục không thích được xem lả những nhà sản xuất kinh doanh, nhưng thực chất, học sinh sinh viên khi vào học thì bộ nảo họ là nguyên liệu đầu vào, các sách và giáo trình cũng là nguyên liệu đầu vào, phần I. Khi họ thi xong thì coi như là sản phẩm hoàn tất, phần O. Cuối cùng giáo viên là thành phần P, họ nhào nặn đầu óc học sinh sinh viên theo một qui trình nào đó. P.
​ Nói cách khác, bộ Giáo Dục là công trường khổng lồ mà sản phẩm đầu ra là các "nhân tài" ta đang tìm kiềm.

DAG: hà hà bộ QGGD là tác nhân đào tạo "nhân tài" mà bây giờ họ lại đi "đãi cát tìm nhân tài". Thiệt là khó hiểu. ​

OGT: có chi mà khó hiểu. Theo nguyên tắc marketing, thì xí nghiệp phãi biết đầu ra O là  gì, nghĩa là biết nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của từng lớp nhà tiêu thụ, theo thời gian, theo thời vụ. Như vậy, nếu các đại học biết làm marketing (họ có dạy, nhưng họ lại không biết ứng dụng cho họ) theo nhu cầu của từng ngành nghề trong toàn xã hội theo thời gian, và họ đào tạo "nhân tài" khớp với nhu cầu, thì lúc ấy làm chi có thất nghiệp.

DAG: bộ GDĐT đời nào chịu coi mình là một xí nghiệp, tầm thường hoá quá vai trò của Bộ GDĐT. Từ trước đến giờ tự cho mình một nhiệm vụ rất cao cả, rất thiêng liêng, chứ không hèn mọn của một tay buôn bán.

OGT: đúng thế. Bộ không bao giờ muốn đứng ngang hàng với con buôn, sợ trước sau gì cũng dính tới tiền. Nhưng theo hiện tình, thì giáo giới dính tới tiền nặng quá rồi. Hồi xưa, miền Nam giáo giới rất hãnh diện là sống thanh bạch, là nghề nghèo nhưng ai cũng quí trọng. Còn bây giờ... thì ông cho đại học là một tên lừa đảo đại gia...

DAG: ôn nói...nói cái... chi thế? Lừa đảo đại gia... đại học? Ôn nói chi mà nặng thế.

OGT: cái chi mà nặng. Này, nghe cho rõ... nếu con là tay sản xuất ra hàng hoá đem ra bán thì con phải làm gì nào: (1) mua nguyên liệu; (2) có nhà xưởng; (3) phải thuê công nhân; (4) có công thức sản xuất; (5) có kho bãi, xe vận chuyễn; v.v.. như vậy, con phải có tiền trước bỏ ra mới có sản phẫm. Rồi phải có bộ phận phân phối hàng. Nói tóm lại, từ lúc sản xuất đến khi bán hàng con phải ứng tiền trước rồi mới bán hàng thu tiền lại. 

DAG: lẽ dĩ nhiên,bao giờ cũng ứng tiền trước thu tiền sau, với điều kiện hàng tốt bán chạy. Nếu hàng xấu, thì lỗ chổng vó. 

OGT: bây giờ, ta xem Bộ GDĐT thì sao: (1) sinh viên được cho vào học, trã tiền vào lúc nhập học, được xem như là sản phẩm chưa hoàn mà đã trã tiền "sản xuất" (đào tạo) rồi. Trái với nguyên tắc buôn bán : tiền trao cháo múc. Ở đây tiền trao mà cháo chưa nấu xong. (2) tiếp đến đào tạo, không biết các kiến thức đào tạo có phù hợp với nguyện vọng của người sữ dụng là xí nghiệp và các cơ quan. Nghĩa là chất lượng rất mơ hồ khó kiễm chứng; (3) đến khi ra trường, người thành tài không đáp ứng kiến thức cần thiết của xí nghiệp, nên xí nghiệp từ chối tuyển dụng, và là thất nghiệp. Nghe nói có đến 300.000 người ra trường hiện thất nghiệp, thế mà hai ông Nhạ Châu bàn chuyện chọn hiền tài từ nước ngoài về, chứng tỏ họ không sàn sẫy ra được người hiền từ đám thất nghiệp trong nước.

Để kết luận, đại học lấy tiền trước khi đào tạo, bây giờ họ cho ra một loại sản phẩm thiếu phẩm chất, không tiêu thụ được. Như vậy, không lừa đảo thì là chi vậy?

DAG: phân tích như ông, thì là đúng như vậy. Nhưng gán cho đại học là lừa đảo thì con thấy hơi nặng. Nhưng bây giờ, ông có giải pháp gì cho giáo dục hay không?

OGT: muốn tìm ra một giãi pháp thì cũng có, nhưng người ta có chịu nghe theo không?

DAG: chắc là không nghe đâu. 

OGT: thôi thì hẹn ngày khác nhé.

DAG: dạ, con chào ông. Hẹn ngày ông cho một giãi Pháp.

DUONG QUANG THIỆN  22/10/2016




















​​

















​​






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét