Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Bóc lột hay không bóc lột...


LAI RAI: BÓC LỘT LÀ GÌ, BÓC LỘT HAY KHÔNG BÓC LỘT..

LAI  RAI ... 1

Nè bà con BFB:

Suốt mấy chục năm này, bà con thường nghe NN cỗ vụ việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải không. Nghĩa là phát triền đất nước xứng danh con Rồng cháu Tiên, phải không bà con. 

Và người ta lấy cái thước đo TB được mệnh danh là GDP đề đo lường sự phát triển. Trung bình GDP của VN là 7%, có năm lên đến 13%.

Bây giờ người ta kêu gọi khởi nghiệp, rồi kiến tạo... Bà con biết chi không? Nếu không biết thì mời GS Gu Gồ chĩ cho. OGT chờ đợi nghiên cứu của các bạn.

Cố gắng lên bà con. 

LAI RAI... 2

Khi sáng Ôn hỏi bà con sao phải phát triển, sao phải dùng chỉ số GDP để đo lường mức độ phát triển của một đất nước. Cái kỳ lạ là một nước mang danh là XHCN mà lại lấy thước đo TB, là GDP để đo tăng trưởng của đất nước. Có hỏi, thì người ta chã trã lời cho bà con đâu.

Rồi người ta chê bai dè bĩu VN sao chậm phát triển thua Thái Lan 50 năm, thua Singapore 150 năm... rồi lại thua Lào Campuchia... Nghe như thiệt...

Rồi người ta bảo là các doanh nghiệp phãi tăng năng lực cạnh tranh, gạo VN bị  Campuchia qua mặt, sắp sửa bị Lào đè đầu... v..v...

Rồi người ta bảo bỏ ăn Tết đi, dẹp lễ hội chùa chiền đi, lo mà làm ăn đi...

Rồi...rồi...rồi.  Như tiếng trống thúc dục dân VN lo làm ăn. Sau Tết nhiều nhà máy lo công nhân không trở lại làm việc...

Sao bà con thấy đúng không?  Bây giờ bà con tự hỏi có nên phát triển hay không. Bà con tự hỏi: phát triển làm giàu, tiền lãi buôn bán sản xuất vào túi ai?  Có vào túi tui đâu! Tiền thưởng cuối năm vào túi nhân dân lao động được bao nhiêu?  Bao nhiêu là câu hỏi? Và Tết sắp đến...

Bây giờ té ra lòi ra một nguyên lý: tiền giá trị thặng dư do phát triển vào túi ai. Chắc chắn 100% là không rơi vào tay nhân dân lao động. Mà không nhân dân lao động thì lấy ma mà phát triển hả?  Phải không bà con.

Bây giờ bà con hỏi sao đây?

LAI RAI ...3

Trong Lai Rai 2 bạn đã biết có tiền giá trị thặng dư trong lao động phát triển. Bạn không biết số tiền rơi vào tay ai. Nhưng chắc chắn là phải rơi vào tay ai mới được chứ?

Theo cụ Các Mác, nếu vốn do chủ nhân TB bỏ ra, thì số tiền giá trị kể trên nếu rơi hết toàn bộ vào tay chũ nhân, thì ông cụ Các bảo là TB bóc lột. Do đó, cụ Các bảo là giờ đây phải giao cho NN CS thì số tiền giá trị thặng dư sẽ rơi vào tay NN, NN sẽ dùng tiền lo cho phúc lợi của nhân dân. Nghe hấp dẫn phải không bà con.

Tới đây, trước mắt bà con có 2 con đường : (1) con đường TB, thì cổ đông TB bỏ vốn ra, thì lợi nhuận sẽ rơi vào tay cổ đông TB. (2) con đường CS: thì NN CS bỏ vốn ra, thì lợi nhuận  sẽ rơi vào quỹ của NN, NN sẽ dùng lo phúc lợi cho nhân dân. Nếu trình bày như vậy, theo lý luận của cụ Các thì nhân dân lao động nhắm mắt theo cụ Các như điên.

Tình hình này, đúng là váo thời kỳ đầu của CNCS như thế? Thời ấy nhân dân lao động ở châu Âu theo Các Mác như điếu đổ.

LAI RAI ... 4

Như vậy về mặt lô gic ta có 2 đường TB và CS. 

Tụi TB thấy nhân dân theo CS quá trời, nó đành nhượng bộ trước các đòi hỏi của dân biểu tình đòi phúc lợi xã hội. Nó tăng lương, cho y tế miễn phí (ở châu Âu thôi nhé), giáo dục miễn phí, giảm giờ lao động, v..v.. Nhưng đồng thời, TB nó khôn hơn CS là nó cho cải tiến máy móc thay thế lần lần sức lao động của nhân công, thay đổi phương pháp làm việc (phương Pháp dây chuyền Taylor), tin học hóa CM 3.0 vân vân : cuối cùng TB cũng kiếm ra bộn tiền hơn trước, bóc lột công nhân viên một cách tinh vi hơn, .. Tại sao những tay như Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezos (Amazon), hoặc Marc Zuckenberg (Facebook) giàu sụ trong một thời gian rất ngắn chưa tới 20 năm. 

Còn bên CS thì sao: cán bộ CS là những CEO giống như bên TB. Nhân dân lao động làm việc cũng giống như bên TB chã có chi khác, nhưng kết quả lãi giá trị thặng dư không bằng như bên TB, vì sao?  Vì cán bộ CS chấm mút khá nhiều trên các công đoạn sản xuất. Một TD: ở khâu vật tư cán bộ thủ kho thường thông đồng với nhà cung cấp đội giá để ăn hoa hồng, và nhiều mánh khóe khác. Nói tóm lại thậm thụt, tham nhũng xãy ra trên mọi công đoạn sản xuất. Cuối cùng là gì: giá thành đội lên, lãi giảm đi. Nhưng các cán bộ thì giàu to. Hệ quả là những vụ Dương Chí Dũng, Đinh La Thăng. Trịnh xuân Thành, Phạm Công Danh, Hà Văn Thám. Ở TQ thì đa số GD nhà máy tập đoàn là những tay tham nhũng bị lôi ra tòa hoặc trốn ra ngoại quốc. Nếu nhìn kỹ thì nếu ta kiểm soát gắt công việc của các cán bộ thì ta sẽ cùng có kết quả như bên TB. Theo OGT đánh giá, cách làm của Pháp, theo XHCN trong nhiều năm, họ quản lý rất chặt các cán bộ trong các tập đoàn quốc doanh. Cũng như trong các chương trình phúc lợi xã hội: y tế, giáo dục, y tế, nhà cữa,v.v..

Thành thữ việc quản lý bên TB và bên CS cũng phãi như nhau. Nếu  biết quản lý chặt thì có thể bên CS sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân lao động. Và muốn cán bộ CS làm việc chặt chẽ thì chĩ có cách dùng tin học CM 3.0 rồi CM 4.0  chứ làm kiểu bằng tay như bây giờ không tài nào quản họ được.

LAI RAI ... 5

Tới đây, xem như ta có kết luận: việc quản lý sản xuất kinh doanh bên TB hay bên CS phãi như nhau và phải được tin học hóa mọi hoạt động kể trên tránh thất thoát, lãng phí tham ô, v..v.. Như vậy, nếu bên CS thực hiện được thì chã cần phải đòi hỏi thay đỗi chế độ, thể chế gì gì đó. Đa nguyên hay đa đãng cũng chả đi tới đâu vì vấn đề là ở chỗ cán bộ CS làm việc không đàng hoàng. Thế thôi.

Tới đây, có một vấn đề lòng thòng chưa giải quyết: là tính chất bóc lột của tiền lãi của giá trị thặng dư. Tiền ấy, bên TB thì họ chia cho cổ đông gọi là cổ tức, còn bên CS thì sung vào ngân sách lo phúc lợi cho toàn dấn. Vì số tiền này quá cao so với tiền công trả cho dân lao động nên cụ Các mới gọi là bóc lột. Hai bên cãi nhau về vấn đề này từ trên 100 năm qua mà chã đi đến đâu. Do đó, bên TB (đại diện là Mỹ) cố tìm cách đập tan bọn CS (mà đại diện là LX) để khỏi nói chuyện bóc lột hay không bóc lột. Chiến tranh lạnh sau TC2 là hệ quả của việc tranh cãi bóc lột hay không bóc lột. Và như vậy chế độ XHCN ra đời để giảm đi sự tranh cãi của TB và CS. XHCN chấp nhận một số nguyên tắc của TB (tư hữu, kinh doanh tư nhân) cũng như một số nguyên tắc của CS (phúc lợi miễn phí, tập đoàn quốc doanh trong tay NN..). Nghĩa là, NN XHCN phân biệt những ngành nghề nào liên quan đến đời sống của nhân dân, như điện nước, giao thông vận tãi, nhả cữa... thì nằm trong tay NN tránh tăng giá vô tội vạ, còn những chi mà người dân có thể tiêu thu hay không mà người dân không chết thì cho phép tư nhân kinh doanh.TD sản xuất nước hoa, son phấn thì NN không chen vào. Công ty Du lịch thì NN không nên chen vào... Do đó, theo đánh giá của OGT chế độ XHCN ở Pháp tử sau TC2 là một mô hình cai trị rất tốt. Nếu bạn đem so sánh với chế độ bên Mỹ và bên Pháp, thì bên Pháp không có nhiều tỹ phú đô (Pháp chĩ có 2, Mỹ có đến 600). Cho nên, tiền bóc lột nếu có ở Pháp thì nằm trong tay NN Pháp, còn ở Mỹ là trong tay tư nhân như Bill Gate, Jeff Bezos, Mark Zuckenberg... 

Nói tóm lại, cái lòng thòng <tính chất bóc lột của tiền lãi> của bên TB hay bên CS cũng như nhau: nó nằm chình ình ở đó. Thấy vậy, bên TB bảo rằng: ừ thì là tiền bóc lột đó. Ai cũng tự nguyện cho tui bóc lột thì sao nào. Thế là TB bỏ túi, chịu mang tiếng bóc lột, và họ nói có chĩa súng vào công nhân bắt đi làm cho họ đâu, nên chả có ân hận gì khi bị kêu là bóc lột. Còn NN CS thì cũng không công nhận là mình dã tâm bóc lột công nhân, vì tiền sẽ dùng vào những phúc lợi cho nhân dân. Nên NN CS cũng yên tâm là mình chã làm gì sai trái đối với nhân dân. Nên cả hai bên TB và CS bên nào cũng yên tâm trong công việc của mình: bóc lột sức lao động của nhân dân.

Kết quả: vấn đề xem ra nan giải: số tiền lãi của giá trị thăng dư trong thâm tâm TB/CS đều cho là bóc lột nhưng không dám nói ra, nhưng vì số tiền này nằm chình ình trước mặt anh TB cũng như anh CS, thôi thì đành cầm lấy mà giải quyết theo chế độ mà mình đang sống. Kết quả là bên TB thì chia cho cổ đông, bên CS thì sung công khố dùng làm quỷ gì đó.

Nhưng vấn đề vẫn còn bõ ngõ chưa ai chịu giải quyết.

Bây giờ, ta thử đi tìm một ngõ khác. TT đắc cữ Mỹ, ông D. Trump đã tuyên bố là ông ta phải tạo mới nhiều triệu việc làm cho dân chúng Mỹ trong những năm tới. NN VN thì hô hào nào là khởi nghiệp, nào là tăng năng suất lao động, nào là (ong tạo) kiến tạo, v..v.. Như vậy, trọng tâm của việc phát triển đất nước, của việc tăng GDP, của việc tăng lợi nhuận, quy ra là phải tăng việc làm cho nhân dân lao động. Nghĩa là, nếu không có việc làm cho nhân dân lao động thì không có tăng GDP, không có lợi nhuận rũng rĩnh trong túi ai đó, chứ không phải trong túi nhân dân lao động. 

Như vậy, khi muốn phát triển đất nước, hay khi muốn tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh thì người ta cho yếu tố quan trọng là con người. Nhưng khi đẽ ra lợi nhuận thì yếu tố công nhân viên không được tính vào (bảo rằng đã lương và những phúc lợi xã hội) trong việc chia lợi nhuận: khúc mắc câu chuyện bóc lột hay không là ở đây. Như vậy, bây giờ ta chia một ít cho công nhân theo một tỹ lệ nào đó, thì lúc ấy ta giãi quyết được vấn đề..Phải không bạn.

Bạn xem thấy thế nào?

LAI RAI...6

Trong phần trên,  Lai Rai 5, ta đi đến giã thuyết là :  bên TB cũng như CS chấp nhận chia một tỹ lệ nào đó lấy trên lợi nhuận sãn xuất kinh doanh cho công nhân viên. Tỹ lệ thế nào? OGT nghĩ như thế này: 

- tỗng giá thành sản phầm/dịch vụ gọi là : GTSP. Ta phải tính ra, và

- tổng thu nhập sau thuế, trừ đi quỹ bình ổn rũi ro, còn lại được chia là TNH.

- trong GTSP ta phãi tính ra tổng quỹ lương : TQL

- tính ra tỹ lệ cũa TQL trên GTSP : TQL/GTSP * 100 = X. Như vậy X là phần trăm chia cho nhân viên. Như vậy,

- số tiền lợi nhuận chia cho nhân viên sẽ là : TNH * X = Y. Từ số tiền
Y này ta sẽ chia cho nhân viên dựa trên thu nhập của mỗi nhân viên.

Như vậy, phía chủ nhân TB cũng như NN CS chỉ còn lại nhận TNH - Y. 

Hết.

Tới đây, OGT xin kết thúc câu chuyện bóc lột hay không bóc lột. Đọc xong, BFB cố gắng suy nghĩ xem lý thuyết này có lố bịch hay không hoặc khả thi hay không?

Dương Quang Thiện 14/1/2017.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét