Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

BÀI VIẾT TRÊN FACEBOOK - 5/2014



BÀI VIẾT TRÊN FACEBOOK -- THÁNG 5/2014

NHÂN ĐỌC BÀI : "BẤT HẠNH VIỆT NAM", THIỆN MỖ CÓ VÀI COMMENT...

@Binh Phan Thanh: ta đang ở một đất nước rất tự do dân chủ. Chưa thấy báo chí quốc tế bảo VN là quốc gia cảnh sát trị. Chứ Mỹ vừa rồi đã bị gọi thế, vì phần lớn dân Mỹ đã bị nghe lén bởi SNA như Snowden đã tố cáo. Do đó, đừng nghi ngờ CA của ta. Bây giờ, qua chuyện vượt tuyến hay vượt biên, đây toàn là chuyện của lịch sử, nên ta có quyền bàn, vì người Việt phải biết sử Việt. Chuyện vượt tuyến vào những năm 1955-1957. Sau hiệp định Genève, hai miền Nam Bắc có quyền tự do di chuyển trong vòng 7 tháng. Người trong Nam ra Bắc dưới dạng quân đội VM đi tập kết. Không có dân sự. Còn người ngoài Bắc vào Nam thì được gọi là dân di cư miền Bắc vào khoảng 800.000 người, phần lớn là dân Công Giáo. Dân Công Giáo được kêu gọi di cư có tổ chức bởi CIA. CIA đã tuyên truyền là Đức Mẹ đã vào Nam, nên bổn đạo công giáo cũng ùn ùn chạy theo Đức Mẹ. Tôn giáo đúng là thuốc phiện, làm mê muội đầu óc con chiên. Ngoài dân Công giáo, thì những thành phần giàu có, công chức củ làm sở tây, những trí thức vọng ngoại đều được khuyến khích vô Nam. Đức Hồng y Spellman, người đở đầu Ngô Đình Diệm, là người tài trợ cho cuộc di cư công giáo miền Bắc cũng như viêc định cư các người công giáo ở Hố Nai, Đồng Nai, Xuân Lộc, v.v.. Sau khi viêc di cư trong trật tự đã hoàn thành không người chết hoặc bị cướp của như trong trường hợp vượt biên sau 1975, thì bộ máy tuyên truyền BBC hoặc VOA ra rả bảo rằng dân miền Bắc đã bỏ phiếu cho tự do bằng đôi chân. Hitler mà sống dậy chắc cũng nể phục cái kiểu tuyên truyền của Mỹ. Sau khi vĩ tuyến 17 bị đóng lại, thì những người đi trễ liền đóng bè trốn đi bằng đường biển hoặc vượt sông Bến Hải. Tuy nhiên số người vượt tuyến này không nhiều, so với người vượt tường Berlin giữa Tây Đức và Đông Đức. Cái nực cười là bộ đội tập kết từ Nam ra Bắc thì cứ tưởng đi 2 năm thì về, nên ông nào đã lấy vợ thì để vợ con ở lại miền Nam. Đâu có ngờ là sau 20 mới được trở về, với vợ thứ 2 ở miền Bắc gây không biết bao thảm cảnh oan trái. Còn vợ thứ nhất ở lại miền Nam thì bị Ngô Đình Diệm ép lấy sĩ quan VNCH. Còn dân miền Bắc di cư vào Nam, thì đã được cho báo trước là đi vĩnh viễn không ngày tái ngộ. CIA đã tính là muốn cho một nước kiệt quệ về kinh tế thì phải thực hiện hai điều: (1) phải xúi người giàu bỏ nước mà đi, như vậy VC không có chi mà đầu tư cho kinh tế, nguồn vốn đã đi xa; (2) phải xúi dân trí thức, nghĩa là chất xám bỏ đi, như vậy chả có ai cai quản đất nước. Như vậy còn lại dân dốt bần cố nông, dân nghèo không vốn liếng, thì làm được trò trống gì. Suy nghĩ rất thâm độc của CIA Mỹ. Hành động này cũng được lặp lại năm 1975 trở đi với những vượt biên trên 750.000 người, ở miền Nam. Hồi 1955, cuộc di cư được tổ chức đàng hoàng. Còn cuộc vượt biên 1975 là cố tình để cho hoảng loạn với nhiều ý đồ chính trị thâm hiểm của CIA, mà chả ai hề phân tích thấu đáo.

@Binh Phan Thanh: bây giờ Thiện mỗ bàn qua chuyện vượt biên năm 1975. Bạn cũng đã nghe nói, bàn khá nhiều đề tài này, mỗi người theo một định kiến, thành kiến riêng của mình. Thiện mỗ cũng thế, cũng có cho mình một thành kiến hoặc định kiến.

Sau 1975, Sài Gòn mất đi 750.000 trên 2.5 triệu dân trong cuộc di tản. Số này bằng số người di cư từ Bắc vào Nam năm 1955. Cuộc di cư 1955 được tổ chức bởi CIA trong trật tự, qua đường xe lữa, hoặc bằng đường biển qua cãng Hãi Phòng, vì lúc ấy có 7 tháng đình chiến. Còn di tản năm 1975 là trong hỗn loạn, vì không ngờ VC vào Sài Gòn quá sớm theo dự tính của CIA. Đại sứ Mỹ Martin vừa tháo chạy vừa xỏ quần trèo lên trực thăng trốn chạy. Hihi!!! Nói tóm lại hai cuộc tháo chạy, nói là đi tìm tự do, trốn hoạ CS. Cuộc trốn chạy 1955 được tổ chức, còn cuộc trốn chạy 1975 là vô tổ chức, do đó trong hỗn loạn. Cứ nhìn lại những hình ảnh ở bến cãng Sài Gòn hoặc ở Vũng Tàu vào thời ấy thì đủ biết sự hỗn loạn nó thế nào. Bãi biễn Vũng Tàu đầy rẫy xe hai bánh bỏ lại sau. Cái nực cười là những người di tản của 2 thời kỳ chưa hề sống một ngày nào với chế độ CS mà đã bỏ đi, do đó các đài BBC hoặc VOA rêu rao rằng người di tản đã bỏ phiếu cho tự do bằng đôi chân. Nghe cũng lạ tai !!!

****************

Cái ông Huỳnh Ngọc Chênh, người viết bài này, tưởng mình đọc Đông Chu Liệt Quốc hay Tam Quốc Chí là thức thời muốn gợi ý cho VN một bài học để khòi bất hạnh. Nhưng hình như ông ta không biết sữ VN. Thiện mỗ, hồi xưa học trường Nam Nha Trang vào thời ấy không cho học sinh học sử VN và địa dư VN. Thế là Thiện mỗ tự mua sách sữ của Trần Trọng Kim, đọc để tránh mất gốc, làm kẻ vong quốc trên đất nước mình. Do đó, trong lịch sữ VN không bao giờ bị khuất phục. Nếu có bị đô hộ, thì cũng vùng lên đánh đuổi quân Tàu. Do đó, mới có những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, và thời nay Điện Biên Phủ để mà tự hào. và cũng do đó, cái ý chí đánh đuỗi kẽ xâm lăng, thống nhất đất nước, nó trong máu thịt của người Việt rồi. Ông Hồ Chí Minh đã khởi xướng việc nỗi dậy đánh đuỗi giặc Pháp năm 1945 là rất hợp lòng dân, không có chi bàn cãi. Cho nên, ông Hồ khác với các lãnh tụ các nước khác là không chịu cảnh chia cắt, vì trong lịch sử VN không hề có từ chia cắt. Được ăn cả, ngã về không. Do đó, đừng đem sách tàu dạy khôn dân VN về chuyện chịu sự chia cắt để nhận những bố thí của Mỹ.
Sau 30/04/1975, VN tiếp tục lao đao lận đận vì cái cấm vận chó má của Mỹ suốt 20 trời, từ 1975 đến 1995, sau khi Mỹ bình thường hoá ngoại giao. Rồi người ta đưa con số 20 năm bị cấm vận này, chê bai VN sao bất tài thế?

**********************************

Thong Tri Nguyen: ông không có ý kiến gì, chỉ xin kể chuyện gia đình ông để từ đó suy luận ra dân VN có bất hạnh không. Hồi thời thực dân, bố ông làm y tá bệnh viện Nha Trang có nuôi một người con mồ côi cha mẹ. Lớn lên anh đi làm bồi cho một sĩ quan Pháp. Khi Pháp rút lui, anh ta về Cam Ranh lấy một cô gái lai tây, kết quả của một vụ tây hãm đàn bà Việt trong chiến tranh. Hai vợ chồng rất hiếu thảo, trong gia đình ai cũng thương anh chị. Sau đó, hai vợ chồng đẽ ra 11 đứa con, 9 trai 2 gái, sống nhăn răng cả 11 đứa. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng, ba má Thiện mỗ có đem 3 đứa con trai về nuôi cho đi ăn học, nhưng chúng không chịu học, bỏ về Cam Ranh phụ giúp việc gia đình. Cam Ranh thời Mỹ chiếm đóng là một ổ điếm với các quán bar. Ông anh nuôi cũng không khác các gia đình khác, có một cái chòi cất ló ra biển dùng làm quán bar và nhiều phòng trọ cho gái điếm thuê hành nghề.  Từ đầu đường quốc lộ 1 đi ngang qua Cam Ranh đều toàn quán bar và ổ điếm. Chủ nhân các cơ sở này là dân Sai Gòn cỏn gái điếm toàn là dân miền Tây. Không biết tác giả VIỆT NAM BẤT HẠNH cãm nghĩ thế nào về thời Thiệu Kỳ. Chắc là hãnh diện lắm, với cái cảng Cam Ranh là một ổ điếm khổng lồ cho Mỹ thuê.
Giãi phóng vô, cả gia đình ông anh nuôi, với 11 đứa con còn nhỏ dại, buộc phãi đi kinh tế mới ở Cam Lâm, một nơi rừng rú. Nhiều lần bà má, lò mò lên thăm anh chị, và tiếp tế tiền bạc và thực phẫm. Bà già lúc ấy cũng đã qua 75. Và suốt 35 năm qua, Thiện mỗ ở Sai Gon chĩ biết lo giúp đở những người xung quanh, bỏ quên anh chị nuôi và đàn con 10 đứa (một đứa vượt biên mất tích). Chỉ cách đây hơn 2 năm, 3 tháng trước khi bà đầm qua đời, Thiện mỗ sực nhớ là đã bỏ quên mấy đứa cháu con ông anh nuôi trong thời gian dài. Để chuộc cái lỗi lầm vô tâm ấy, Thiện mỗ mới mời 10 đứa vào Sai Gòn, tặng mỗi đứa 50 triệu đồng. 5 tháng sau khi bà đầm qua đời, Thiện mỗ làm một chuyến thăm viếng lại NhaTrang và mấy đứa cháu con ông anh nuôi ở Cam Ranh, Cam Lâm và Khánh Sơn (một tiểu Đà Lạt thứ 2 của Khánh Hoà rất đẹp và trù phú ít ai biết đến). Các bạn có biết không: mình cứ tưởng là tụi nó rất nghèo, số tiền 50 triệu mình cho sẽ giúp chúng rất nhiều.  Lầm to. Khi nhìn tận mắt, mình mới thấy 10 đứa đều có vợ có chồng, và nhất là chúng đều có nhà riêng rất khang trang với đầy đủ tiện nghi gia đình. Có 3 đứa vừa cất nhà mới với nội thất chả thua dân Sai Gon. Có hai đứa có xe hơi đi làm ăn. Nói tóm lại suốt 39 năm qua, chúng tự chòi đạp vươn lên, không cần ai giúp đở, nhất là không than van xin xỏ ai. Cái kỳ lạ thứ 2, là con cái mấy đứa cháu đều được đi học đàng hoàng, khác với cha mẹ chúng hồi thời Thiệu Kỳ. Có hai đứa đã ra đại học, có công ăn việc làm, một đứa vào kiến trúc. Trong nhà chúng, đều có laptop, cũng vào internet. Có đứa gái, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12 trường chuyên Nha Trang khoe rằng đã vào mạng đọc tất cả gì về Thiện mỗ, và đã chỉ cho cô giáo dạy tin học ông nội nó là trùm tin học.
Nói tóm lại, dân nghèo VN, không nghèo đâu mà các ông ở nước ngoài cám cảnh giùm. Ở Mỹ, 40% tài sản nằm trong tay 4% người giàu (phần lớn dân Do Thái), nhưng ở VN tài sản đươc chia đều cho 80% dân chúng. Các bạn đi dọc bờ biển từ mũi Cà Mau lên miền Bắc, bạn sẽ thấy vô số thuyền bè mà trước 1975 không có, thì đủ thấy ngư dân VN giàu kinh khủng, mà không có trợ giúp nào của Nhà Nước. Dân VN tự chòi đạp ngoi lên làm giàu. Do đó, xin đừng ra giọng dạy đời kêu là chúng tôi bất hạnh. New York có 8,3 triệu dân, mà hết 1,7 dân nhận phiếu thực phẩm 50đô/tuần. Trong khi ấy Sài Gòn, có đến 7,8 dân mà chỉ có một quán cơm 2.000 đồng của Nam Đồng, cựu phóng viên báo Tuổi Trẽ. Mỗi ngày cung cấp 500 suất ăn. 
Xin lỗi đã dài dòng với các bạn.

**********************************

GƯƠNG THÀNH CÔNG CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT TẠI ÚC.

Huy Phương

Từ một đứa trẻ mồ côi, nghèo khó phải đi chăn trâu, Hồ Văn Trung, một người tỵ nạn CS ở Úc đã phấn đấu để trở thành chủ tịch một tập đoàn thương mại mang tên Trang' Group, hiện có 5 nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền tại Úc, Việt Nam và Trung Quốc, cung cấp thực phẩm “fast food” cho toàn thế giới.
Sinh ra tại một làng nghèo miền Trung, thuộc huyện Hương Trà, Thừa Thiên, mẹ cậu là một người đi làm thuê, không có nỗi một nơi gọi là nhà, mà chỉ có một túp lều tranh che tạm. Ngày cậu bé ra đời cũng là ngày cha cậu qua đời, trong cảnh quê mùa, túng thiếu người mẹ cũng không nghĩ đến phải đặt cho con một cái tên, và cũng không ai chỉ dẫn, do vậy mãi đến 5 năm sau, cậu bé cũng không có được một cái giấy khai sinh. Ðến mùa khai giảng năm ấy, cậu bé hí hửng theo mẹ đến trường, nhưng không được vào lớp vì không có khai sinh. Cuối cùng nhờ có một vị trí thức hảo tâm trong làng đặt cho cậu bé một cái tên và ông thân hành đi lập tờ khai sinh cho cậu, và từ đó người ta gọi tên cậu là Hồ Văn Trung.

Gia đình Trung bữa đói bữa no, chủ yếu sống nhờ những bữa cơm rau từ món tiền làm thuê của mẹ, tuy vậy bà quyết tâm cho con, dù chân đất phải đến trường để kiếm chút vốn chữ nghĩa, hầu thoát ra cảnh nghèo đói triền miên. Lên trung học, mỗi ngày Trung phải đi bộ từ ngôi làng quê đến ngôi trường ở Huế và trở về trên đoạn đường 26 km, mãi về sau mới nhờ được bạn học cùng lớp chở cho đi trên một chiếc xe đạp, rồi trên một chiếc xe mobylette. Trung mang đầy mặc cảm vì cảnh nghèo khó của mình, mỗi ngày với nắm cơm vắt và muối mè để hoàn tất việc học vấn. Thỉnh thoảng phải nhờ đến những bữa cơm “tế bần” do Ty Xã hội Huế cung cấp. Trung theo học Ðại Học Khoa Học, Huế, rồi Saigon, nhiều lúc phải nhịn đói lả người không có hạt cơm, cuối cùng anh kiếm được một chân gia sư (precepteur) để có thể đeo đuổi xong chương trình đại học.

Trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, Trung hoạt động trong nhóm sinh viên tại đại học xá Minh Mạng, bị vào tù vì tội chống chính quyền, sau ngày Saigon thất thủ, Hồ Văn Trung bị vào tù “cải tạo” trong phong trào sinh viên, rồi tiếp đến ở tù lần thứ ba vì chuyện vượt biên.
Cuối cùng năm 1980, Hồ Văn Trung đến được Sydney, Úc Châu, vừa đi làm vừa vào đại học, trong khi vợ ông đi rửa chén trong nhà hàng. Hai năm sau. Hồ Văn Trung mở nhà hàng ăn ở Wollongon vừa có dự tính muốn làm kỹ nghệ chế biến thức ăn đóng hộp nhờ chịu khó và học hỏi kỹ thuật ở Mỹ và Âu Châu. Năm 1985. Trang Foods Company ra đời, và ba năm sau, thành công nổi tiếng với chiếc máy tự động làm chả giò từ khâu xay, trộn thịt, làm bánh tráng và cuốn bánh, với năng suất 45 cuốn trong một phút.
Hiện nay Trang's Group với các sản phẩm đóng hộp (ăn liền) như cơm chiên, cá hấp, chả giò, đùi gà bọc bột chiên... đã có mặt với đại diện công ty tại Úc, Mỹ, Anh Pháp, Trung Hoa và tận đến Phi Châu với 4 nhà máy ở Sydney (Úc,) Anh, Saigon, Tuy Hòa (Việt Nam) và Sing Tao (Trung Quốc).

Ðể trao lại cho giới trẻ kinh nghiệm của một người nghèo khó, cơm không có ăn, không có nỗi một chiếc xe đạp đi học, đã phấn đấu để trở thành một giám đốc tập đoàn thương mại có sản phẩm cung cấp cho toàn cầu, Hồ Văn Trung đã hoàn thành tập hồi ký “Gian Truân Chỉ Là Thử Thách” được phát hành rộng rãi trong các cộng đồng người Việt trên thế giới.

Ðể trả món nợ ân tình từ thuở ấu thời khốn khó, Hồ Văn Trung đã mở những quán cơm xã hội tại quê nhà ở Huế cho học sinh và sinh viên nghèo. Từ Sydney đến, trong buổi ra mắt sách được tổ chức đơn giản tại một nhà hàng tại Fountain Valley vào đầu Tháng Tư năm 2013, điều làm cho người tham dự cảm động nhất là có sự hiện diện của những người bạn thuở hàn vi, như người bạn nghèo đã chở ông đi học trên những đoạn đường dài, người anh cô cậu đã bảo bọc giúp đỡ ông, gia đình một người hảo tâm đã đem Hồ Văn Trung về làm gia sư, sau khi biết được người học trò nghèo này ba ngày đói xỉu vì không có một hột cơm bỏ bụng. 

Ðiều hiếm hoi ở đây không phải vì Hồ Văn Trung ngày nay đã có sự nghiệp, giàu có, mà đây là một người luôn luôn không quên dĩ vãng, không giấu giếm những bất hạnh, với cảnh gia đình nghèo khổ. Khi chúng tôi hỏi Hồ Văn Trung vì sao ông chọn ngành sản xuất thực phẩm, ông trả lời có thể vì cuộc đời, thuở nhỏ bị ám ảnh bởi cái đói và miếng ăn!
Ðơn giản trong cuộc sống, luôn luôn trọng tình nghĩa, mặc dầu ngày nay ông đã trao tất cả sự nghiệp thương mãi cho con, dành thời gian đi làm việc xã hội, giúp cho những người nghèo khó bất hạnh.

Theo lời phát biểu của một quan khách, cái “có” của ông Hồ Văn Trung không phải là sự thành công, giàu có hay quyền lực, mà ngày nay, sau nhiều biến cố thời gian, chiến tranh và ly tán, hôm nay ông còn có được một mẹ già tuổi đã cao để phụng dưỡng, có những ân nhân thời thơ ấu đã giúp ông từng bữa ăn để nói một lời cám ơn. Hồ Văn Trung là một người thành công nhưng biết quay nhìn lại con đường mình đã đi qua.

*****************************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét