Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Suy nghĩ LTLT: TPP là gì thế bà con?

23/11/2016: Sáng

SUY NGHĨ LUNG TUNG LANG TANG: TPP LÀ GÌ THẾ BÀ CON.?

Người ta bàn đi bàn lại cái hiệp uớc TPP (Trans Pacific Partenership) mà VN định ký với Mỹ, mà TT mới đắc cữ, ông Trump thì tuyên bố là sẽ cho cái hiệp ước này vào xọt rác, ngày ông ta nhậm chức, một hiệp ước tâm huyết của ông Obama. Kết quả là quốc hội VN cũng tạm gác một bên việc phê chuẩn hiệp ước này. Và bên trời Tây, các nước EU cũng ngưng một hiệp ước tương đương mang tên là TTIP gì đó.

Bây giờ, hỏi các anh chị CNTT (IT) họ có biết chi về cái hiệp ước trao đỗi tự do thương mãi TPP này hay không? Thì chắc 100% là các anh chị IT này sẽ trã lời họ chỉ biết Web, SQL, NET, Java, PHP, IoT, AI, BI,... chớ TPP thì chịu thua. Cũng đúng thôi.

Ta nên bắt đầu từ nguyên uỷ. Sau Thế chiến 2 các quốc gia Âu Mỹ họ bắt đầu phát triển kỹ nghệ, của mỗi nước. Vào thời ấy, lấy thí dụ nước Pháp, thì kỹ nghệ Pháp kém xa Hoa Kỳ, nhất là các sản phầm tiêu thụ và giãi trí. Để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, nước Pháp đành dựng lên hàng rào thuế quan chống các hàng đến từ Mỹ. Nghia là thuế suất cao hơn đối với các hàng nhập khẩu để giúp đở hàng nội địa. Trong những trường hợp như thế đòi hỏi tinh thần yêu nước, hoặc hô khẩu hiệu "người Pháp dùng hàng Pháp" ít khi thành công. Cho nên chánh sách bảo hộ mậu dịch (protectionism) là hay nhất. Tuy nhiên, nước Pháp cũng yêu cầu các xí nghiệp của mình phãi sản xuất hàng hóa ngày càng tốt, giá ngày càng rẽ, tăng sức cạnh tranh chứ không được ỷ lại mãi mãi vào chính sách bảo hộ mậu dịch của NN, kiểu bế quan tỏa cảng.

Thế là theo thời gian, phát triển kỹ nghệ của châu Âu và của Nhật Bản ngày càng mạnh so với Mỹ, nên chế độ bảo hộ mậu dịch không còn tác dụng mà lại là một cản trở đối với thương mãi thế giới. Thế là vào năm 1944, 23 quốc gia tại Hội nghị Bretton Woods đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948.  Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương ITO này vì lo ngại hàng hoá của Mỹ sẽ bị cạnh tranh, nên Hội nghị chỉ giữ lại được Thoả thuận chung về Thuế quan và Mậu dịch GATT. (General Agreement On Tariffs And Trade - GATT)

Khi có GATT rồi, và theo thời gian TB Mỹ thấy là quá bó hẹp nên đi đến việc chủ trương toàn cầu hóa (globalisation) mọi thứ từ: sản xuất qua kinh doanh mang tính toàn cầu. Và kết quả là năm 1994, thoả thuận về tổ chức điều hành Thương Mại Quốc tế đã thành lập dưới tên WTO (World Trade Organization).Toàn cầu hoá là xu thế không thể đảo ngược. VN được Mỹ cho bình thường hóa 2 năm sau đó, 1996, nên cái háo hức vào WTO bạn cũng đã biết qua.

Cái chi cũng giống đồng tiền có 2 mặt : mặt trái và mặt phải. Đầu tiên, người ta hăm hở nhìn mặt phải của toàn cầu hóa, của WTO. Nhưng theo thời gian, mặt trái của toàn cầu hóa lộ nguyên hình. Mà điều này, chả ai cho bạn thấy. Trong blog của Ôn, (Dương Quang Thiện blog) Ôn có dịch một bài báo của một GS người Pháp: tựa đề bài báo: "Ngõ cụt của chế độ tư bản". Trong bài báo này có đề cập đến mặt trái của toàn cầu hóa mà OGT tạm tóm lược như sau: (1) các nhà máy được dời từ nước TB (Mỹ chẵng hạn) qua nước chậm phát triển (TQ chẵng hạn). như vậy được giá rẽ về nhân công, về thuê đất đai điện nước, về cấm thu thuế hai lần; (2) như vậy giá thành sản phẩm rẽ, có thể gời sản phẩm về lại quốc nội (Mỹ) với thuế nhập khẩu rẽ, và bán giá cao; kết quả là các tay TB lãi to; (3) NN phát triển (Mỹ) không thu được thuế thu nhập do công nhân bị thất nghiệp; NN phát triển còn phải trả tiền thất nghiệp. (4) công nhân bị sa thải, bao nhiêu phúc lợi xã hội (tiền BHXH, tiền hưu bổng) bị giảm, v..v..(5) NN phát triển không còn thuế thu nhập doanh nghiệp để thu, vì bao nhiêu tiền lãi xí nghiệp nó nằm trong các thiên đường né thuế như Panama, Bermude, ...Nếu bạn biết: có đến 30.000 tỹ đô của giới nhà giàu Mỹ đang lang thang trên các thiên đường trốn thuế. Thuế vụ Mỹ IRS đang tìm cách lôi số tiền này về Mỹ để đánh thuế, nhưng chưa thành công. 

Do những lý lẽ vừa kể trên, nên Trump, TT Mỹ vừa mới đắc cữ, muốn gỡ bỏ việc toàn cầu hóa, muốn lôi các nhà máy sản xuất trở về lại Mỹ. TD: Apple dự định đem các sản phẩm của mình được sản xuất tại FoxConn, TQ, về Mỹ trong năm tới. OGT đã trình bày điểm này 2 ngày trước khi tranh cử Mỹ diễn ra. Người ta gọi Trump là theo chũ nghĩa cô lập hóa (isolationism).

Chính Obama đã thấy những điểm bất lợi kể trên nên trong nhiều năm qua nên đã đàm phán TPP với các nước châu Á, và TTIP với các nước châu Âu. Ta có thể xem TPP/TTIP như là phiên bản nâng cấp của WTO trước đây. TPP là thoả thuận về toàn cầu hoá ở mức cao vì nó không chỉ liên quan đến thương mại mà còn thống nhất cả về lao động, thể chế... nên sẽ có tác dụng to lớn đến mọi khía cạnh của các nước thành viên, giúp những nước lớn (Mỹ, Nhật Bản) duy trì ảnh hưởng trong khối. Những người phản đối TPP/TTIP cho rằng nó sẽ hủy hoại các tiêu chuẩn của khối trong những lĩnh vực chủ chốt như chăm sóc sức khỏe, thị trường lao động, phúc lợi xã hội và môi trường.

Nói tóm lại, ở VN, hiệp ước TPP không được trình bày một cách minh bạch, mạch lạt bởi các nhà kinh tế, các nhà làm chính sách. Kẽ khen người chê khá nhiều khá nhộn nhịp làm cho dân làm ăn hoang man.  Ngay OGT, đã đọc khá nhiều bài, nhưng toàn là chung chung, không giãi thỉch rõ ràng. Do đó, nếu bạn đọc tới đây mà cũng chưa hiểu rõ, có nghĩa là hiểu biết của các bạn cũng bằng chừng OGT, không hơn không kém. Đành chờ dịp khác hầu bạn.

Dương Quang Thiện 23/11/2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét